Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Quan Hệ Nam Nữ Trong Văn Hóa Dân Gian Người Việt.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 352 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN VĂN HÓA HỌC
___________

VÕ SÔNG HƯƠNG

QUAN HỆ NAM NỮ
TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã sớ: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:
GS.VS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM

THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH - 2006


Lời cảm ơn
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm, cũng
như học được từ Thầy phương pháp làm việc khoa học. Kính
gởi đến Thầy lời cảm ơn chân thành nhất.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin cảm ơn phịng Đào tạo Sau
đại học, cảm ơn Quý Thầy Cô bộ môn Văn hóa học đã ln
quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, cũng không thể quên sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè và người thân trong gia đình.
Một lần nữa, kính gởi đến Q Thầy cơ, bạn bè và


người thân lời tri ân sâu sắc.
TP HCM, ngày 28 tháng 9 năm 2006
Võ Sông Hương

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
DẪN NHẬP ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4
2. Đối tượng và nhiệm vụ ................................................................................... 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 6
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu ................................................................ 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 9
6. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 10
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................ 11
1.1 Quan hệ nam nữ nhìn từ văn hóa tình dục ................................................. 12
1.2. Quan hệ nam nữ trong truyền thống của một số nền văn hóa tiêu biểu.... 14
1.3. Quan hệ nam nữ trong truyền thống văn hóa Việt Nam ........................... 26
Chương 2: QUAN HỆ NAM NỮ TRONG CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT............................................................ 37
2.1. Thành ngữ.................................................................................................. 39
2.2. Tục ngữ...................................................................................................... 47
2.3. Ca dao........................................................................................................ 50
2.4. Câu đố........................................................................................................ 61
2.5. Truyện cổ................................................................................................... 66
2.6. Truyện cười ............................................................................................... 71
2.7. Sân khấu dân gian ..................................................................................... 72
Chương 3: QUAN HỆ NAM NỮ TRONG VH DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT

TRONG LIÊN HỆ VỚI MỢT SỚ BÌNH DIỆN VĂN HĨA ..... 78
3.1. Quan hệ nam nữ và tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa dân gian Việt .. 79
3.2. Quan hệ nam nữ và sự xung đột giữa văn hó́a dân gian và văn hó́a chính
thống............................................................................................................. 93
3.3. Quan hệ nam nữ và tiếng cười trong văn hóa dân gian Việt..................... 98
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 113
PHỤ LỤC (có mục lục riêng) ........................................................................ 125

3


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Có nhà khoa học đã bảo rằng "không thể hiểu sâu sắc một nền văn
hóa nào đó nếu ta bỏ qua lĩnh vực tình dục" [Starowicz Z.L. 1994: 1]. Luận
văn này cũng đồng tình với quan điểm đó. Vì sao vậy? Vì văn hóa bắt đầu
từ con người mà con người bắt đầu từ tự nhiên. Một trong những cái rất tự
nhiên đó là tình dục. Đó là một trong những nhu cầu sinh lý tự nhiên, cơ
bản nhất của con người. Thế mà, do chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng
Khổng giáo, hơn ngàn năm qua người Việt phải sống ép mình trong những
khn khổ đạo đức về tình dục, về hơn nhân, gia đình, mà phụ nữ là những
người chịu nhiều hệ lụy nhất. Với một sự đồng cảm sâu sắc, luận văn muốn
góp phần xóa bỏ những hủ tục phong kiến, nhất là trong đời sống tình dục
để mọi người được hưởng thụ một cuộc sống đúng nghĩa.
Là một đề tài tḥc chun ngành văn hóa học, luận văn tiếp cận vấn
đề tình dục từ góc đợ văn học dân gian (hay cịn gọi là ngữ văn dân gian)
để từ đó thấy được nhiều điều từ nền văn hóa của dân tộc. Văn hóa dân
gian là một bộ phận sống động và quan trọng nhất của văn hóa. Và trong

các thành tố của văn hóa dân gian, văn học dân gian lại là một thành tố
thiết yếu để cấu tạo văn hóa vì nó là một phức hợp giá trị văn hố, văn học,
lịch sử, triết học, ngơn ngữ, tơn giáo, đạo đức ...của mỗi dân tộc. Văn học
dân gian có được vai trị quan trọng đặc biệt như vậy vì nó gắn liền với
ngơn ngữ. Ngơn ngữ có một hệ thống tín hiệu gồm vài chục ngàn đơn vị
nên có khả năng biểu đạt rất phong phú và linh hoạt trong việc diễn tả thế
giới hiện thực và thể hiện tâm tư của con người. Vì vậy, thơng qua ngơn


Dẫn nhập

ngữ để tìm hiểu về văn hóa là điều vô cùng hợp lý.
Với những lý do trên, luận văn đã chọn đề tài "Quan hệ nam nữ
trong văn học dân gian người Việt".

2. Đối tượng và nhiệm vụ
Nói về tình dục, trong tiếng Việt có rất nhiều từ để diễn tả (chẳng
hạn như: ăn nằm, ăn ở, luyến ái, gái trai v..v..) nhưng chúng tôi chọn cách
gọi quan hệ nam nữ để nghe cho "mềm mại" hơn. Theo Từ điển tiếng Việt
[Viện ngôn ngữ học 1997: 771] từ quan hệ có nghĩa là "Sự gắn liền về mặt
nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi,
thay đổi thì có thể tác động tới sự vật kia".
Cụm từ “quan hệ nam nữ” ở đây được chúng tôi dùng như một cách
nói rút gọn của cụm từ “quan hệ tình dục giữa nam và nữ”. Do vậy, trước
khi giới định khái niệm “quan hệ nam nữ” thì cần làm rõ sự khác nhau giữa
tình dục và tính dục. Hai khái niệm này, hiện được hiểu và giải thích theo
nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, tính dục là "xung lực nội tại của
con người muốn có khóai cảm, muốn thỏa mãn những nhu cầu sinh lý".
Cịn tình dục là "sự phát triển tự nhiên và tất yếu của tính dục khi con
người bước vào tuổi dậy thì". Đây là giai đọan các tuyến và cơ quan sinh

dục của con người đã có sự trưởng thành nhất định, các ham muốn khóai
cảm tập trung vào một đối tượng khác giới cùng với những tình cảm tốt đẹp
làm nảy nở tình yêu [Đào Xuân Dũng, Đỗ Tất Hùng 1996: 10]. Như vậy,
tình dục khác với tính dục ở chỗ nó tuy cũng là những nhu cầu thuộc về
bản năng nhưng nó gắn liền với những cảm xúc trong tình yêu của con
người. Trong khi tính dục là một nhu cầu thuần sinh lý thì tình dục là một
nhu cầu sinh lý đã văn hoá hoá. Và luận văn sử dụng khái niệm "quan hệ
nam nữ" với nghĩa "quan hệ tình dục" chứ khơng phải chỉ đơn thuần là
chuyện giới tính như "quan hệ tính dục".

5


Dẫn nhập

Trong tiếng Việt, cụm từ “quan hệ nam nữ” theo nghĩa rợng thường
được hiểu là quan hệ tình cảm giữa hai người nam và nữ, trong đó bao gồm
cả tình u và tình dục. Tình dục ln gắn liền với tình yêu. Tuy nhiên,
luận văn chỉ dùng khái niệm “quan hệ nam nữ” theo nghĩa hẹp để chỉ
QUAN HỆ TÌNH DỤC mà thơi.
Ḷn văn sẽ đi tìm sự hiện diện của quan hệ nam nữ trong các thể
loại của VĂN HỌC DÂN GIAN, cụ thể gồm: Thành ngữ, Tục ngữ, Ca dao,
Câu đố, Truyện cổ, Truyện cười, Sân khấu dân gian.
Quan hệ nam nữ cũng là một đề tài lý thú trong văn học và văn hóa
dân gian các dân tộc ít người Việt Nam, nhưng vì thời gian và khả năng
không cho phép, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi văn học dân gian và
văn hóa dân gian NGƯỜI VIỆT.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về đề tài quan hệ nam nữ, đặc biệt là về tình dục dưới góc độ

sinh học hoặc hướng dẫn, giải thích những vấn đề tâm sinh lý liên quan đến
tình dục, thì sách cũng như bài viết trên các báo và tạp chí có rất nhiều. Có
thể kể như các ćn: Hình thành và phát triển giới tính của Trần Bồng Sơn
(NXB Trẻ, 2001) ; Giáo dục giới tính của Đào Xuân Dũng và Đỗ Tất Hùng
(NXB Thanh Niên), 1996; Tình yêu, Tình dục và Gia đình của Morton S.
Fine, Ivan Kusinitz (NXB TP HCM, 1989) ; Khoa học tình dục và Sức
khoẻ, của Nguyễn Ngọc Toản (NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1991) ; Đời sống
tình dục vợ chồng, của Hạ Hùng Phi (NXB Mũi Cà Mau, 2003) ; v.v. và
v.v.
Viết về quan hệ nam nữ nói chung dưới góc độ văn hóa, chúng tơi
tìm được ba quyển là:
Quan hệ tình ái trong các cộng đồng - các tơn giáo - các nền văn
hóa của Z.L. Starowicz do Nguyễn Tiến Tài, Nguyễn Văn Văn dịch (NXB
6


Dẫn nhập

Lao động, Hà Nội, 1994). Sách dài 438 trang, gồm 5 chương víêt về Văn
hóa và tình dục, Tình dục trong các nền văn hóa khác nhau, Các loại hình
văn hóa tình dục, Một số hiện tượng văn hóa tình dục kỳ lạ, Bệnh lý học
tình dục và cách chữa trị. Tác phẩm đã xem tình dục là một trong những
nội dung họat động văn hóa của nhân loại, giới thiệu đến người đọc tổng
quát bức tranh tình dục của các nền văn hoá thế giới. Sách vừa được tái bản
lần thứ I, năm 2006 với tên là Quan hệ giới tính trong các nền văn hóa.
Chuyện ấy… của Hồ Ngọc Đại (NXB Hà Nội, 1991) là cuốn sách
dày 292 trang, gồm các 12 mục viết về Văn hóa tính dục, Bản lĩnh tính dục,
Cá nhân - Gia đình - Cộng đồng, Freud - Tôi và bạn, Orgasme (Tột đỉnh
khối cảm), Hơn nhân, Tình u trong lịch sử, trong cá nhân, trong phòng
ngủ, Cư xử theo khái niệm, Ngoại tình và Ý thức vợ chồng. Quyển sách là

một cơng trình nghiên cứu khoa học về tình yêu và tình dục được tác giả
trình bày rất dí dỏm vừa dưới góc độ sinh học vừa dưới cái nhìn văn hố.
Tính dục nhìn theo phương Đơng của Hồnh Sơn (Nhà in Hạnh
Phúc, Sài Gịn, 1975) là ćn sách dày 125 trang, gồm 9 chương, viết về
Bản tính và nguồn gốc tính dục, Thể xác với linh hồn - Con người với vũ
trụ, Tính dục trong đời sống con người toàn diện, Tính dục trong tình u,
Hơn nhân và gia đình, Tính dục với văn hóa, Tính dục với đời sống tu
hành, Hôn nhân với tu sỹ Kitô giáo, Hôn nhân với Tỳ khưu Ấn Giáo và
Phật giáo, phần kết luận là Giáo dục tính dục thế nào. Quyển sách cũng
mang cho người đọc một cái nhìn rất rộng về tình dục trong nhiều mối liên
hệ với các đề tài khác nhau.
Ba tác phẩm kể trên đều viết về mối liên hệ giữa quan hệ tình dục
với văn hóa và đề cao vai trị của tình dục trong đời sống của con người.
Tuy nhiên, các tác phẩm này không đi vào văn hóa tình dục của người Việt
Nam, càng khơng phân tích gì về quan hệ nam nữ trong văn học dân gian
Việt.
7


Dẫn nhập

Liên quan đến đề tài này, chúng tơi tìm được Luận án PTS Khoa học
Lịch sử của Đỗ Lai Thúy nhan đề Lý giải cái dâm, cái tục trong thơ Hồ
Xn Hương từ góc độ tín ngưỡng phồn thực (Bộ Văn hóa Thơng tin, Viện
Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 1995). Về sau, nội dung luận án được tác
giả đưa vào quyển Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực (NXB Văn hóa
Thơng tin, 1999). Quyển sách gồm năm chương: Chương đầu: Lỏng then
tạo hóa, chương I: Dính dáng tự ngàn xưa, Chương II: Cọ tình vào đá,
chương III: Mặt trời trong hang, Chương cuối: Khép cánh càn khôn. Nội
dung các chương viết về tín ngưỡng phồn thực, về văn hóa phồn thực Việt

Nam, lý giải vì sao thơ Hồ Xuân Hương lại liên quan nhiều đến quan hệ
nam nữ và các biểu tượng tình dục trong thơ Hồ Xuân Hương được thể
hiện như thế nào. Quyển sách đã giúp cho chúng tơi có nhiều tư liệu về tín
ngưỡng phồn thực và cho thấy ảnh hưởng to lớn của tín ngưỡng phồn thực
trong thơ Hồ Xuân Hương, gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng khi thực
hiện luận văn này. Tuy vậy, đó cũng chỉ mới là một mảng nhỏ trong luận
văn. Viết trực tiếp về vấn đề tình dục trong văn học dân gian Việt Nam thì
chúng tơi chưa tìm thấy một tài liệu nào.

4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn đã sử dụng phương pháp văn hóa
học kết hợp với phương pháp cấu trúc - hệ thống; phương pháp sưu tầm và
nghiên cứu tư liệu kết hợp với phương pháp thống kê vả phương pháp so
sánh - đối chiếu; phương pháp diễn dịch và qui nạp kết hợp với phương
pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp văn hóa học là một phương pháp nghiên cứu khoa học
liên ngành. Phương pháp này luôn đặt sự vật hiện tượng cần nghiên cứu
dưới góc nhìn của văn hóa học. Phương pháp cấu trúc - hệ thống là phương
pháp được sử dụng xuyên suốt trong tồn bộ đề tài để tiếp cận văn hóa tình
dục như một tiểu hệ thống trong hệ thống văn hoá Việt Nam nói chung.

8


Dẫn nhập

Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu được dùng để thu thập tư liệu từ
các nguồn ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ, truyện cười, câu đố,
tuồng, chèo… và các tranh ảnh có liên quan. phương pháp thớng kê và
phương pháp so sánh - đối chiếu được sử dụng nhằm phát hiện những nét

tương đồng và dị biệt giữa các hiện tượng và các nhóm hiện tượng.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp sử dụng để xử lý, phân loại các hiện
tượng ngữ văn cụ thể liên quan đến văn hoá tình dục. Phương pháp phân
tích và tổng hợp sử dụng thao tác suy luận để từ các hiện tượng ngữ văn cụ
thể đi tìm những nét đặc trưng mang tính quy luật trong văn hóa tình dục
của người Việt nói chung.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt lý luận, đề tài hy vọng mang đến một góc nhìn tương đối mới
về văn học dân gian Việt Nam, từ đó góp phần khám phá nhiều đặc điểm
thú vị trong văn hóa dân gian, càng chứng minh kho tàng văn hóa dân gian
của ta là vơ cùng đa dạng và phong phú.
Xét về tính thực tiễn, quan hệ nam nữ là một đề tài rất gần gũi, đi sâu
vào đời sống tâm sinh lý của con người. Nhất là với người Việt, đề tài này
ít khi được bàn luận công khai, trên các phương tiện thông tin đại chúng
nếu có được đề cập đến thì cũng thường với một thái đợ rất e dè và thận
trọng.1 Vì vậy, luận văn hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về truyền
thống tình dục của người Việt nhằm hướng đến một đời sống tình dục cởi
mở hơn mà vẫn gìn giữ được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc.
1

Trong lời "Vào chuyện" của quyển Chuyện ấy…, Hồ Ngọc Đại [1991:6] cũng đã viết:
"Riêng CHUYỆN ẤY người đời càng ham làm hơn ham nói. Thậm chí người ta cịn
cố tình giấu kỹ, lờ tịt, khơng nói. Hoặc có ai đó nói thì nói lí nhí, nói nhát gừng, nói
lúng búng, thậm thà thậm thụt như nói vụng. Sao thế nhỉ?- Chỉ vì khơng đâu bằng
trong chuyện ấy có q nhiều định kiến….CHUYỆN ẤY sẽ được trình bày như nó
cần phải được trình bày, bất chấp mọi định kiến (vâng, trong đời sống tinh thần, tơi
biết khơng gì tàn bạo hơn định kiến) ".


9


Dẫn nhập

6. Bố cục của luận văn
Ngoài dẫn luận và kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1 “Những tiền đề lý luận và thực tiễn” viết về quan hệ nam
nữ nhìn từ văn hóa tình dục, quan hệ nam nữ trong truyền thống của một số
nền văn hóa tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ và Phương Tây. Riêng phần
quan hệ nam nữ trong truyền thống Việt Nam được chia thành hai ý: Quan
hệ nam nữ trong truyền thống văn hóa dân gian và tín ngưỡng phồn thực;
Quan hệ nam nữ trong truyền thống văn hóa người Việt dưới ảnh hưởng
của Nho giáo.
Chương 2 “Quan hệ nam nữ trong các thể loại của văn học dân gian
người Việt” sử dụng phương pháp thống kê và phân loại để trình bày quan
hệ nam nữ trong các thể loại: thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ,
truyện cười và sân khấu dân gian.
Từ nội dung quan hệ nam nữ trong văn học dân gian, chương 3
“Quan hệ nam nữ trong văn học dân gian người Việt trong liên hệ với một
số bình diện văn hố” rút ra được ba đặc điểm văn hóa thể hiện qua ba phần
là: Quan hệ nam nữ và tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa dân gian Việt,
Quan hệ nam nữ và sự xung đột giữa văn hóa dân gian và văn hóa chính
thống, Quan hệ nam nữ và tiếng cười trong văn hóa dân gian Việt.
Ngoài ra, luận văn cịn có phần phụ lục với các bảng thống kê, cùng
trích dẫn các tác phẩm văn học dân gian người Việt liên quan đến đề tài
quan hệ nam nữ.

10



Chương 1:
NHỮNG TIỀN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Adam và Eva (Nguồn: www.kubiss.de)


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

1.1 Quan hệ nam nữ nhìn từ văn hóa tình dục
Vấn đề quan hệ giữa hai giới đã có từ hàng triệu năm nay, kể từ khi
xuất hiện sự phân chia đực - cái trong tiến trình phát triển của động vật.
Nhưng chỉ có ở con người, hoạt động ấy mới mang đủ ba yếu tố sinh học,
tâm lý và tâm linh. Chỉ có ở con người, hoạt động ấy mới có “chất văn hóa”
và trở thành một hoạt động thiêng liêng.
Với “phần con” trong con-người, con người vẫn có những hoạt động
theo bản năng - điều đó hợp với lẽ thường tình của việc giao hòa giữa âm
và dương trong vạn vật. Tuy nhiên, việc quan hệ tính giao ở động vật chỉ là
quan hệ đực cái, cịn ở người, đó là một vấn đề của tâm lý và cảm xúc mà
con người có thể chế ngự được bằng sức mạnh tinh thần. Con người có thể
biến đổi những yếu tố mang tính sinh học trong chuyện quan hệ tình dục
thành những yếu tố tâm lý và văn hóa, chẳng hạn như gắn liền chức năng
sinh đẻ với các yếu tố xã hội, lịch sử (sinh nhiều hay sinh ít, con gái hay
con trai, các quan niệm, tập tục, quy định về sinh đẻ…), chiêm ngưỡng vẻ
đẹp cơ thể của nhau khi quan hệ, có những kỹ năng trong ân ái, những kiến
thức về đời sống tình dục…và đặc biệt là biết quan hệ tình dục để tìm kiếm
khối cảm chứ khơng phải chỉ để thực hiện chức năng duy trì nịi giống.
Khối cảm tình dục là kết quả tổng hợp của các giác quan nhục thể sẵn có
trên cơ thể con người cộng với sự phối hợp nhịp nhàng giữa cảm giác, lý trí

và tình cảm. Các nhà nghiên cứu cịn gọi khối cảm nhục dục là một “cảm
giác văn hóa” [Hồ Ngọc Đại 1991: 27], thái độ và mức độ hưởng thụ khối
cảm là thước đo văn hóa của mỗi người. Ý thức văn hóa giúp con người
thắng được bản năng và vượt qua sự thấp kém trong việc hưởng thụ khoái
cảm. Sử thi Ấn Độ Ramayana [Hồ Đắc Duy 2000: 11] có câu chuyện về
thần Indra, vốn là vị thần cao cả nhất trong các thần, vì khơng kiềm chế
được nỗi đam mê nhục dục nên phải chịu lời nguyền nhục nhã của đạo sĩ
Gotama, bị “hàng nghìn dấu vết của giống cái phủ lên người”. Sau đó, nhờ
12


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

có sự can thiệp của Đức Brama, lời nguyền được đổi thành “hàng nghìn thứ
cộng thêm vào dáng dấp của Indra đều trở thành mắt cả”, (thần Indra trở
thành vị thần nghìn mắt). Lời nguyền của đạo sĩ Gotama chứa đựng một
triết lý về bản chất rằng trong con người, ln có sự đan xen giữa nỗi đam
mê nhục dục và sự khôn ngoan sáng tạo. Vấn đề là con người có kiềm chế
được cái bản năng nhục dục đó hay khơng, điều đó tùy thuộc vào bản lĩnh
văn hóa của mỗi con người.
Con người cịn biết đưa “chất văn hóa” vào những yếu tố thuần sinh
học trong hoạt động sống của mình bằng cách đặt chuyện sinh hoạt tình
dục trong mối liên hệ mật thiết với tình yêu hay nâng cao lên nữa thành
quan hệ vợ chồng với ý nghĩa xã hội lớn lao và sắc thái tình cảm sâu sắc.
Quan hệ tình dục dựa trên nền tảng tình u thì đích thực là quan hệ tình
dục của con người. Ở con người, tình yêu là một nhu cầu bẩm sinh và nó là
sự tổng hợp của tất cả các yếu tố gắn liền với đời sống tình dục. “…Vẻ đẹp
và thân thể, tình thân mật, những khuynh hướng giống nhau, v.v..., bao giờ
cũng làm nảy sinh trong lòng người ta sự thèm muốn có quan hệ tính giao
với nhau…” [Hồ Ngọc Đại 1991: 133]. Tình dục có thể là sự kết tinh của

tình u nhưng chắc chắn nó khơng phải là giới hạn cuối cùng của tình yêu,
bởi vì biểu hiện tâm lý học đặc trưng của tình yêu là “cho” và “nhận”,
khơng chỉ trong đời sống sống tình dục mà còn trong nhiều lĩnh vực khác
của đời sống tinh thần. Với tình yêu, tuân theo quy luật “lựa chọn cá thể” một quy luật chỉ có ở những “động vật” cấp cao, và phát triển tỉ lệ thuận
với sự phát triển của đời sống tinh thần và văn hóa – con người chỉ chọn
những “đối tác tình dục” thật phù hợp với mình và cả hai giao phối với
nhau một cách tự nguyện, hợp tình, hợp ý. Vì vậy, quan hệ tình dục khơng
dựa trên tình u (như những trường hợp cưỡng dâm, mua dâm, bán dâm,
thậm chí bạo dâm trong đời sống vợ chồng) không phải là quan hệ tình dục
đúng nghĩa con người.

13


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

Như vậy, quan hệ tình dục của con người từ một hành động thỏa mãn
nhu cầu loài với những cảm giác tự nhiên, hoang dã của thời kỳ mông
muội, nay đã được nâng lên thành một hành động mang tính văn hóa cao,
mang những cảm giác thuần túy người. Nhắc đến tính văn hóa trong
chuyện quan hệ nam nữ là nhắc đến việc quan hệ tình dục được nằm trong
tầm kiểm sốt của ý thức, gắn liền với tình yêu, và hơn nữa nó cịn là một
hành động linh thiêng trong đời sống tâm linh của con người. Từ những
nghi thức kỳ lạ của tín ngưỡng phồn thực (có ở cả phương Đơng lẫn
phương Tây), những lời thề nguyện trong buổi lễ thành hôn của Kitô giáo
đến những Kamasūtra của Ấn Độ, những Tố Nữ Kinh, Hồng đế nội kinh,
Phịng trung thuật…của Trung Quốc cùng rất nhiều quan niệm khác nhau
về tình dục trong các nền văn hóa lớn trên thế giới,… tất cả đều minh
chứng rằng quan hệ tình dục của con người có mối liên hệ vơ cùng mật
thiết với thế giới tâm linh. Vì vậy, nhìn về chuyện quan hệ tình dục, cần có

cái nhìn bao qt ở cả ba khía cạnh: sinh học, tâm lý và tâm linh thì mới
đúng là cái nhìn của văn hóa.

1.2. Quan hệ nam nữ trong truyền thống của một số
nền văn hóa tiêu biểu
Để duy trì nịi giống và cũng để thưởng thức cuộc sống, con người đặt
vấn đề quan hệ nam nữ ở một vị trí quan trọng nhất định. Vì thế, vấn đề
quan hệ nam nữ luôn xuất hiện trong tất cả các nền văn hóa trên thế giới.
Tùy theo hồn cảnh và quan điểm tư duy của từng cộng đồng người mà
người ta xây dựng những nét văn hóa khác nhau về lĩnh vực này.
1.2.1. Trung Quốc

Theo GS. Trần Ngọc Thêm, những yếu tố sơ khai của triết lý âm dương
đã hình thành từ rất sớm trong nền văn hoá nông nghiệp lúa nước Đông
Nam Á. Từ đây, nó đã thâm nhập vào vùng sông Hoàng Hà, và được tổ tiên
14


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

người Hán tiếp nhận và hoàn thiện [Trần Ngọc Thêm 2004: 99-121].
Nguyên lý này đã được đề cập đến trong bộ Kinh dịch. Ký hiệu biểu thị cho
dương (–) và âm (– –) trong Kinh Dịch đã là biểu tượng của sinh thực khí
nam và nữ. Trong chữ giáp cốt thời Ân, cách đây hơn 3000 năm, chữ chỉ
người đàn bà là một hình một người đang quỳ có hai vú to. Điều đó chứng
tỏ từ xưa, tở tiên người Trung Hoa đã quan niệm sinh đẻ, ni con để duy
trì dịng giống là chức năng của người phụ nữ. Không chỉ vậy, phụ nữ cịn
được xem là người hỗ trợ, ni dưỡng sinh khí cho chồng khi giao hợp,
làm cho âm dương hài hịa, giữ được sự thăng bằng của sinh khí. Vai trị
của người phụ nữ được coi trọng khơng những trong xã hội nơng nghiệp

mẫu hệ mà cịn kéo dài sang cả giai đoạn phụ hệ sau này, trong lĩnh vực
quan hệ tình dục. Nữ thần Vu Sơn là người dạy vua làm cuộc "mây mưa".
Trong sách Tố nữ kinh, người huớng dẫn cho vua các cách thức giao hợp là
một người phụ nữ...
Theo Trần Phò [2000: 62- 68], ba trường phái điển hình trong lĩnh vực
quan hệ nam nữ của người Trung Hoa là tư tưởng Vô dục luận, Tiết dục
luận và Túng dục luận.
Vô dục luận xuất phát từ triết học Đạo giáo. Các nhà tư tưởng của nền
triết học này cho rằng, chính dục vọng làm cho xã hội thác loạn, việc chạy
theo nhu cầu của dục vọng chỉ làm cho con người thêm khổ bởi lẽ con
người không bao giờ thỏa mãn được dục vọng này. Chạy theo các đòi hỏi
của bản năng chỉ làm cho con người ngày càng suy bại cả về danh dự lẫn
cơ thể. Từ quan niệm đó, họ chủ trương “bất khả kiến dục” và theo họ thì
sự khối lạc chân chính nhất là sự thanh tĩnh vơ vi, khơng đặt mục đích tìm
kiếm khối lạc thơng qua chuyện quan hệ nam nữ. Tư tưởng này, như vậy,
không đặt nặng việc giải thích và đề ra cho xã hội những quy định về việc
quan hệ nam nữ.

15


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

Nguồn: http: //www.androphile.org/

Đại biểu của tư tưởng Tiết dục luận là Nho giáo. Ban đầu, Nho giáo
có cái nhìn rất thiết thực về quan hệ nam nữ và thừa nhận đó là nhu cầu bức
thiết của con người. Tuy nhiên, về sau, để giữ vững các giềng mối trong xã
hội, tránh sự thác loạn, Nho giáo cho rằng con người cần biết tiết chế dục
vọng, nhu cầu dục vọng phải hợp lý và thích đáng và mục đích là để duy trì

nịi giống chứ khơng phải để thỏa mãn nhu cầu mang tính bản năng. Theo
Khổng Tử, có hai điều tối kỵ trong cuộc sống “là tình giao khơng biết tiết
chế và trên bàn ăn không biết đủ no”. Sau này, Tuân Tử đã chấp nhận nhu
cầu tính dục và chủ trương giải quyết nhu cầu này trong phạm vi đạo đức
xã hội cho phép, tức dục vọng của con người phải được tiết chế thông qua
các quy phạm đạo đức của xã hội.

16


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

Nguồn: http: //218.244.48.60/jsw/bowuguan/
Khi chọn Nho giáo làm tư tưởng chính để cai trị đất nước, các nhà
lãnh đạo đã xây dựng những thiết chế để gìn giữ trật tự trong quan hệ nam
nữ và kêu gọi mọi người tuân thủ để giữ gìn gia phong, xây dựng xã hội ổn
định. Các nhà Nho trong lịch sử Trung Hoa luôn tán dương những con
người biết tiết dục để làm gương. Từ đó, quan điểm của Nho giáo về quan
hệ nam nữ được xã hội Trung Hoa thừa nhận rộng rãi và có ưu thế rõ rệt
trong lịch sử văn hóa của họ.
Trái ngược với tư tưởng của Nho giáo về việc quan hệ tình dục là tư
tưởng Túng dục luận xuất phát từ Dương Chu, một Đạo gia thời kỳ đầu
Chiến Quốc. Trên cơ sở vị ngã, Dương Chu chủ trương tận hưởng khoái
lạc. Ông cho rằng, đó là nhu cầu tự nhiên mà con người cần được hưởng
thụ. Quan điểm này phổ biến rất rộng rãi trong giới vua quan cầm quyền

17


Những tiền đề lý luận và thực tiễn


nhưng lại bị cấm đốn trong dân chúng.
Ng̀n ảnh trái: http:
//218.244.48.60/jsw/
Ba tư tưởng trên có
ảnh hưởng rất mạnh trong
đời sống văn hóa của
người Trung Hoa. Mỗi
một trường phái chiếm
một vị trí nhất định trong
đời sống tình dục của các
tầng lớp dân cư. Mỗi tư
tưởng có sự vượt trội khác
nhau tùy theo từng giai
đoạn và từng giai cấp xã
hội. Chúng hỗ tương cho
nhau và cũng mâu thuẩn
nhau trong suốt chiều dài
lịch sử văn hóa Trung
Hoa, cùng với sự thăng
trầm của nhiều triều đại
Trung Quốc. Đơn cử một số ví dụ như: thời kỳ đầu phong kiến Trung
Quốc, nhà Hán còn lưu lại một số phong tục tình dục thời nguyên thủy "tân
khách tương ngộ, dĩ phụ đãi túc" (có khách tới gặp, đem vợ bồi khách ngủ
lại) hay "cộng thê cộng phụ" (chung vợ chung chồng) [Bạc Bích 2000: 30].
Triều đại này có cơng phát triển Phịng trung thuật, một tác phẩm về tình
dục hồn chỉnh.... Đời Đường (618-907 SCN) là triều đại có quan niệm về
tình dục tự do vào bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Phụ nữ mặc áo phô
một phần ngực là chuyện thịnh hành, li hôn cải giá cũng tự do. Trong văn


18


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

học thời kỳ này có nhiều bài thơ diễm tình mơ tả tình u trai gái, tình
phịng kh... Từ đời Tống, Trung Quốc bắt đầu bước vào tám chín trăm
năm kiềm chế tình dục. "Tồn thiên lý, diệt nhân dục" (Duy trì mặt trật tự
của thiên nhiên, tiêu diệt những ham muốn của con người), "Nhân vi bất
thiện, dục dụ chi dã" (Một khi con người làm điều bất thiện là do bị sự ham
muốn tình dục cám dỗ), "Nga tử sự tiểu, thất tiết sự đại" (Chết đói là
chuyện nhỏ, thất tiết mới là chuyện lớn), v.v. [Bạc Bích 2000: 27]. Rõ ràng,
những quan niệm về chuyện quan hệ nam nữ có nhiều thay đổi và biến hóa
theo thời gian. Điều này khơng chỉ diễn ra ở Trung Quốc mà cịn ở nhiều
nền văn hóa khác trên thế giới .
1.2.2. Ấn Độ

Bích họa trong hang Ajanta, Ấn Độ [http: //en.wikipedia.org]
Ấn Độ là đất nước tập hợp nhiều dân tộc với nhiều nền văn hóa khác

19


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

nhau, vì vậy cũng có nhiều tập qn tình dục khác nhau. Tuy nhiên, nhìn
nhận về vấn đề quan hệ nam nữ, từ rất xưa văn hóa Ấn Độ đã thể hiện một
sự thơng thống nhất định so với các nền văn hóa khác trên thế giới.
Nổi bật nhất trong các tư tưởng tôn giáo truyền thống của xứ Ấn về
lĩnh vực quan hệ nam nữ là tư tưởng của Hindu giáo, một tôn giáo đã thấm

sâu vào đời sống của họ. Hindu giáo ca ngợi tình yêu của con người, mang
sắc thái thần thánh vào tình yêu và tình dục, xem kiến thức về lĩnh vực này
là những tài liệu do Pradjapati - Thượng đế - tạo dựng nên. Điểm nổi bật
của đạo Hindu so với các tôn giáo khác là việc xem khối lạc dục tình như
"một thứ lợi ích báu vật", tình dục là ngọn nguồn của sự sống mới, là một
nghi lễ dẫn tới siêu linh, gắn liền với năng lượng và sức mạnh của thế giới
siêu linh đó. Hindu giáo cũng cho rằng sự giao hòa giữa hai tâm hồn nam
và nữ, sự hoà hợp giữa hai trái tim yêu thương, nâng tình cảm lên mức độ
đồng điệu sẽ làm cho con người cảm nhận được hoan lạc một cách mãnh
liệt, sâu sắc, từ đó cuộc sống con người được thăng hoa.
Trong nghệ thuật tạo hình nổi tiếng của Ấn Độ, khoái cảm nhục dục
được thể hiện rõ nét qua những bức phù điêu tả cảnh nam nữ giao hoan với
nhiều tư thế khác nhau, tượng thần Shiva, thần Krisna và Radha trong tư
thế giao hợp, nhiều cảnh phụ nữ lõa thể và sự cường điệu các bộ phận sinh
sản. Người Ấn say sưa thể hiện niềm đam mê đời sống ái ân và cái nhìn
thần thánh hóa hoạt động tình dục bằng cách tạc tượng, điêu khắc, vẽ
tranh... ngay trong các đền thờ. Còn trong văn chương, họ chú trọng nhiều
đến việc mô tả cái đẹp của cơ thể, của tâm hồn. Cách mô tả cũng rất đặc
trưng kiểu Ấn. Sử thi Ramayana miêu tả nàng Xita “hông đầy đặn”, “ngực
nở nang với đôi vú đầy và nhọn”, “đùi núng nính trịn trĩnh như vịi voi...”;
Rama thì “chân tay chàng cân đối”, “bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”,
“rốn sâu, bụng và ngực phủ những vệt lông tơ” [dẫn theo Phạm Phương Chi
2004: 76]... Không chỉ miêu tả vẻ đẹp nhục dục ở con người, trong

20


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

Ramayana, người Ấn còn miêu tả thế giới động thực vật ở thời điểm dậy

tình (dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực), miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên cũng
chìm ngập trong trạng thái giao hoan, uyển chuyển như những đường cong,
những tư thế của cơ thể người phụ nữ trong cơn hành lạc qua cái nhìn của
nhân vật Rama....

Bìa của mợt trong những ấn phẩm Kamasutra bằng tiếng Anh

Người Ấn chủ trương coi nét đẹp trong quan hệ nam nữ phải là sự gắn
liền giữa cái đẹp của nhục dục với cái đẹp của tình yêu. Người Ấn chấp
nhận màu sắc của nhục dục trong tình yêu nam nữ, nhưng cũng nhấn mạnh
tình u khơng phải chỉ có nhục dục. Người Ấn cũng quan niệm nhục dục
cần được sống trong một tâm hồn thánh thiện, trong sáng cùng với lòng
chung thủy và sự hy sinh. Nếu chỉ tận hưởng nhục dục đơn thuần thì đó là
21


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

sự dâm loạn, đàng điếm. Tiêu chí về lịng chung thủy, đức trung trinh đã
được đưa vào luật của Ấn Độ. Để gìn giữ sự an bình và trong sáng của thế
giới, người Ấn ln đề cao sự hài hịa giữa những địi hỏi trần tục với sự
thánh thiện trong tâm hồn của mỗi con người...

Ng̀n: www.asianart.com/patan-museum/e16.html
Nhìn tổng qt, hầu hết các tơn giáo xuất hiện trên đất Ấn đều dành
nhiều sự quan tâm cho đề tài quan hệ tình dục, kể cả những tôn giáo không
tán dương đời sống vợ chồng như Phật giáo. Người Ấn sùng bái tính dục và
phát triển nghệ thuật tình ái lên đến đỉnh cao như vậy là vì văn hóa Ấn Độ
là sản phẩm của văn hóa trồng trọt bản địa và văn hóa du mục do người
Arian mang đến. Vì vậy mà tín ngưỡng đề cao nòi giống khi đi vào Ấn Độ

được nâng lên thành vũ trụ luận, Kamasutra hướng dẫn kỹ thuật quan hệ
22


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

tình dục vừa để đạt đến sự cực khoái, trạng thái xuất thần vừa để đi đến
chốn cực lạc (Niết bàn, Tịnh độ, Cõi giác). Khắp nơi trên đất Ấn (và cả
những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn), nơi nào cũng thấy linga, yoni và
những tác phẩm điêu khắc đầy tính nhục dục, tràn đầy sức sống... Chạm
đến đề tài tình dục trong văn hóa Ấn Độ là chạm tới một vườn hoa rực rỡ,
đầy sắc và cũng ngạt ngào hương.
1.2.3. Phương Tây
Văn hóa phương Tây được hình thành dựa trên nhiều nền văn hóa của
nhiều dân tộc khác nhau, điển hình là các nền văn hóa của vùng Trung
Đông, Ai Cập và Hy Lạp. Nét nổi bật của đời sống văn hóa Phương Tây, kể
cả trong đời sống tình dục, là chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Ki-tô
giáo và sau đó là một cuộc cách mạng nhằm thoát khỏi sự phong tỏa của
đạo Ki-tô.
Từ thời tiền sử, người phương Tây đã quan tâm đến đời sớng tình dục.
Tình dục là một thành tố của tơn giáo, đó là “tơn giáo sáng tạo”, đề cao
nhục dục và vai trị của người phụ nữ. Vì vậy mà người ta tơn thờ pho
tượng Venus Von Willendon với vóc dáng khỏe khoắn, thô kệch và các bộ
phận sinh dục được cường điệu hoá; sùng bái các nữ thần như sùng bái bộ
phận Tử cung của người mẹ - “cái uyên nguyên sâu thẳm diệu huyền đã
sáng tạo thế gian này” [Karin Haglund 1991: 33]. Theo quan niệm của thời
bấy giờ, tình yêu không quan trọng và thiết yếu bằng hành vi quan hệ giới
tính. Và hoạt động tình dục được diễn ra với màu sắc ma thuật, huyền bí…
sẽ chế ngự các điều ác và tạo điều kiện thuận lợi cho mùa màng tớt tươi.
Với quan niệm đó, thời kỳ cổ đại, suốt khu vực từ vùng Babylon đến

Ba Tư, người xưa thường tổ chức các buổi cúng bái đầy phóng khống, các
vị nữ đại tư tế giao hợp với các vị nam thần cho mọi người chiêm ngưỡng
rồi từng cặp thiện nam tín nữ bắt chước làm theo [Karin Haglund 1991:

23


Những tiền đề lý luận và thực tiễn

34]. Các dân tộc sống trong khu vực sơng Lưỡng Hà thì có nhiều phong tục
để hiến dâng tình dục cho thần thánh. Họ có tục lệ người phụ nữ ít nhất một
lần trong đời trao thân cho người đàn ông trong các đền thờ như một nghĩa
vụ thiêng liêng; các cô dâu để cho khách dự lễ cưới “phát lạc”, đi “tiếp
khách” để đem tiền và vật phẩm về cho nhà thờ. Trong các lễ hội cúng bái
nữ thần ở Hy Lạp, có nhiều thiện nam cịn tự nguyện cắt dương vật để cúng
dường, bày tỏ sự tơn kính với đấng Đại Từ Mẫu, hay trong lễ cúng thần
Dionysos, các nữ tín đồ sau khi giao hoan với một người đàn ông sẽ xé xác,
phanh thây người đàn ơng đó... [Karin Haglund 1991: 34].

Nguồn: cgfa.sunsite.dk
Trước khi bước vào thời kỳ Ki-tô giáo chi phối tồn bộ đời sống tình
dục phương Tây, lướt qua một số nền văn hóa ở khu vực này ta thấy: Nền
văn hóa Ai Cập rất phóng khoáng trong chuyện ân ái nam nữ. Theo truyền
thuyết của họ, hoạt động giao phối giữa các vị thần là nguồn gốc của sự

24


Những tiền đề lý luận và thực tiễn


sống và sự tồn tại của thế giới. Thậm chí, người Ai Cập cũng không cấm
đoán hiện tượng quan hệ tình ái cùng tộc, loạn dâm, tình dục gián tiếp. Họ
có tác phẩm Vườn hương có thể sánh ngang với Kamasutra của Ấn Độ hay
Tố nữ kinh của Trung Hoa. Nền văn hóa của người Do Thái thì tán dương
đời sớng tính dục tự do. Họ quan niệm tình dục không chỉ để phục vụ cho
mục đích duy trì nòi giống mà còn để thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tận
hưởng lạc thú. Văn hóa Hy Lạp thì ca ngợi đời sớng tình dục trong sự hài
hòa giữa thể xác và tinh thần. Dương vật tượng trưng cho sự sáng tạo sinh
thành, vì thế, chúng được dùng để
trang trí nơi công cộng, trên các vật
dụng. Người Hy lạp còn chấp nhận
quan hệ đờng tính lún ái, mãi
dâm. Trong lúc đó, ở La Mã, tuy
chưa xuất hiện tư tưởng cấm đoán
tình dục, nhưng người ta lên án
hiện tượng đồng tính luyến ái. Nền
văn hóa La Mã là sự pha trộn, đan
quyện vào nhau giữa các tập tục,
khuynh hướng diệt dục và sự luyến
ái phóng túng. Giới thượng lưu tỏ
ra thoải mái trong đời sớng tình
dục, tầng lớp bình dân thì chủ
trương đời sớng tình dục có mức
độ. Họ tôn thờ triết lý khắc kỷ.
Ng̀n: http: //img.search.com/

Triết lý này chính là tiền đề cho

trào lưu diệt dục mà sau này Ky-tô giáo đã thừa hưởng để khai thác.
[Starowiccz Z. L. 1994: 138].

Khi Ki-tô giáo xuất hiện và lớn mạnh, cuộc xung đột giữa tư tưởng

25


×