LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý Thầy
Cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Văn học dân gian khóa 23 –
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức chuyên ngành quý báu về Văn hóa dân gian, văn học dân gian , làm
cơ sở nền tảng cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Vũ Anh Tuấn,
người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình – chỗ dựa vững
chắc luôn tạo điều kiện nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn. Tôi xin cảm ơn những anh chị học viên, những người bạn đã ủng
hộ, động viên tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và làm đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý Thầy giáo, Cô giáo chỉ dạy
thêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi vào thực tiễn
giảng dạy và nghiên cứu sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Thùy
BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- ĐTMC
:
Đỗ Thị Minh Chính
- NND
:
Nguyễn Nghĩa Dân
- ĐDHĐ
:
Đồng dao hiện đại
- ĐDTT
:
Đồng dao truyền thống
- NTTT
:
Nguyễn Thị Thu Trang
- ST
:
Sưu tầm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................................2
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu......................................................................................7
4. Mục đích – Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn...................................................................................................10
7. Cấu trúc luận văn...........................................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................11
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...........................................................................11
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................................11
1.1.1.Một số vấn đề chung về đồng dao truyền thống..........................................................................11
1.1.2. Một số vấn đề chung về đồng dao hiện đại.................................................................................15
1.1.3. Thi pháp văn học dân gian và thi pháp đồng dao........................................................................18
1.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài.............................................................................................19
1.2.1.Đồng dao trong xã hội cổ truyền...................................................................................................19
1.2.2.Đồng dao trong xã hội hiện đại.....................................................................................................20
1.3.Bức tranh toàn cảnh đồng dao từ truyền thống đến hiện đại.........................................23
1.3.1.Khảo sát, phân loại các đề tài trong đồng dao truyền thống........................................................23
1.3.2.Khảo sát, phân loại các đề tài trong đồng dao hiện đại................................................................24
1.3.3. Nhận xét.......................................................................................................................................25
1.4. Tiểu kết chương 1.......................................................................................................26
CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG ....................................................................................27
GIỮA ĐỒNG DAO TRUYỀN THỐNG VỚI ĐỒNG DAO HIỆN ĐẠI.......................................27
2.1. Sự tương đồng giữa đồng giao truyền thống với đồng dao hiện đại về đặc trưng thể loại
.......................................................................................................................................... 27
2.1.1. Tính truyền miệng và tính tập thể................................................................................................27
2.1.2. Tính dị bản....................................................................................................................................30
2.2. Sự tương đồng giữa đồng giao truyền thống với đồng dao hiện đại về nghệ thuật ........31
2.2.1. Sự tương đồng trong thể thơ, vần, nhịp......................................................................................31
2.2.2. Sự tương đồng trong kết cấu.......................................................................................................38
2.2.3. Sự tương đồng trong ngôn ngữ...................................................................................................43
2.3. Tiểu kết chương 2.......................................................................................................53
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MỚI CỦA ĐỒNG DAO HIỆN ĐẠI TRONG MỐI QUAN HỆ
SO SÁNH VỚI ĐỒNG DAO TRUYỀN THỐNG...................................................................55
3.1. Đổi mới về hình thức diễn xướng................................................................................55
3.1.1. Đổi mới trong môi trường diễn xướng.........................................................................................55
3.1.3. Đổi mới trong hình thức tồn tại...................................................................................................70
3.2. Đổi mới về thi pháp.....................................................................................................71
3.2.1. Khảo sát sự biến đổi các thể thơ trong đồng dao từ truyền thống đến hiện đại ........................71
3.2.2. Đổi mới về đặc trưng thể loại.......................................................................................................72
3.3. Tiểu kết chương 3.......................................................................................................78
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................85
PHỤ LỤC 3: TÀI LIỆU ĐỒNG DAO TRONG.....................................................................107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA ĐỖ THỊ MINH CHÍNH.................................................................107
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
1.1.1. Đồng dao là một tiểu loại thuộc ca dao – dân ca của văn học dân
gian Việt Nam, là những lời hát ân tình gắn liền với kí ức hoạt động của trẻ
nhỏ. Bước vào thế giới đồng dao, mỗi người như được trở về với tuổi ấu thơ
hồn nhiên và trong sáng, với những vui đùa trong trẻo, với những lời ca vang
vọng xóm làng, ngõ phố. Đồng dao mang đến cho những cô bé, cậu bé cả
một thế giới tươi vui, sống động, đam mê. Thời gian trôi đi nhưng hành trang
ấu thơ với những câu hát, lời ru, sự trong trẻo của những khúc hát đồng dao
còn in dấu, theo mãi trong tâm hồn của mỗi con người, giúp họ lạc quan,
thêm tình yêu cuộc sống.
1.1.2. Đồng dao là loại hình văn hóa dân gian mang đặc trưng lứa tuổi.
Nó là một tiểu loại mang những đặc trưng loại biệt của “văn nghệ” trẻ thơ.
Mặt khác, sự tồn tại của đồng dao là bằng chứng về sự bảo tồn và phát triển
nền văn hóa dân gian trong xu thế hội nhập hiện nay.
Các nhà nghiên cứu đương đại đã khẳng định sự tồn tại của văn học
dân gian hiện đại, và văn học dân gian hiện đại là sự tiếp nối của văn học dân
gian truyền thống, việc nghiên cứu nó vẫn đang được tiếp tục. Một trong
những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm hiện nay là tiểu loại đồng
dao trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Đây là vấn đề vẫn đang
đặt ra tính thời sự để khảo sát, tìm hiểu . Chính những điều này đã thôi thúc
chúng tôi đến với đề tài “Mối quan hệ giữa đồng dao truyền thống với đồng
dao hiện đại trong văn học dân gian người Việt”.
1.2. Lý do cá nhân
Là một giảng viên trẻ giảng dạy Văn học tại khoa Giáo dục Mầm non,
trực tiếp đứng lớp dạy phần Văn học Dân gian Việt Nam, được thường xuyên
1
tiếp xúc với đội ngũ sinh viên Sư phạm trẻ ham học hỏi; lại được tiếp xúc với
trẻ nhỏ thông qua các giờ dạy minh họa phương pháp; tham gia các hoạt động
“chơi” với trẻ qua các bài hát đồng dao, qua các trò chơi dân gian nhằm rèn
luyện ngôn ngữ, khả năng hoạt động, sự phát triển toàn diện… cho trẻ nên
bản thân càng thêm yêu mến tiểu loại ca dao này. Mặt khác, xuất phát từ
chính những yêu cầu của công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của một
giảng viên Đại học đã lôi cuốn chúng tôi đi đến với tiểu loại đồng dao để tìm
hiểu và nghiên cứu về nó. Thực hiện đề tài không chỉ giúp tôi hiểu sâu hơn về
thế giới đồng dao mà còn giúp tôi nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học
cũng như khả năng làm việc độc lập.
2. Lịch sử vấn đề
Theo phân kì lịch sử văn học, có thể tạm chia đồng dao Việt thành 2
giai đoạn: Đồng dao truyền thống và đồng dao hiện đại. Thực tế cho thấy, ở
Việt Nam, lịch sử nghiên cứu đồng dao có thể chia làm hai giai đoạn, trước
và sau năm 1945.
2.1. Nghiên cứu đồng dao truyền thống
Trước 1945, do những đặc điểm về hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh
tế… nên vấn đề tập hợp và sưu tầm các thể loại văn học dân gian nói chung
còn bị hạn chế. Đồng dao khi đó còn ẩn sâu mình dưới cái bóng của ca dao,
và thuật ngữ đồng dao chưa thực sự phổ biến. Sau Cách mạng, các nhà
nghiên cứu bắt đầu dày công sưu tập lại, nhưng nó chỉ thực sự được chú trọng
vào những năm cuối của thế kỷ XX.
2.1.1. Trước hết, phải kể đến công trình “Đồng dao và trò chơi trẻ em
người Việt” [23] do Viện Văn hóa dân gian tổ chức sưu tầm, biên soạn năm
1997. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu về đồng dao một cách tỉ
mỉ, công phu. Với 799 trang, nhóm tác giả đã tập hợp được số lượng lớn các
bài đồng dao đã được công bố và những bài đồng dao ghi nhận được từ công
2
tác điền dã. Đặc biệt, các bài hát đồng dao trong công trình này được chú
thích, ghi rõ xuất xứ nguồn nguồn tài liệu. Việc làm này rất thuận tiện cho
công tác nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu phân chia cuốn sách làm 3 phần và việc đưa thêm
phần hai và phần ba vào cuốn sách là việc làm có ý nghĩa. Về vấn đề này, nhà
nghiên cứu Nguyễn Phương Châm có ý kiến nhận xét: Phần hai cho phép các
nhà nghiên cứu có cái nhìn động đối với đồng dao, thấy được sự phát triển và
biến đổi của thể loại này theo thời gian và cũng là sự gợi mở một hướng
nghiên cứu đang được chú ý hiện nay là sự ảnh hưởng qua lại giữa những
sáng tác dân gian và văn chương bác học. Phần ba cho độc giả một cái nhìn
hệ thống trong việc nghiên cứu đánh giá về đồng dao từ đầu thế kỷ đến nay
và điều mà người đọc nhận thức được qua phần này là giới nghiên cứu còn ít
quan tâm đến đồng dao, chưa thực sự nghiên cứu nó công phu như đã làm với
một số thể loại khác gần nó như ca dao, dân ca… Điều này là một gợi ý đối
với đề tài mà chúng tôi đang theo đuổi.
2.1.2. Trần Gia Linh trong cuốn “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [21]
đã thống kê được 279 bài, chia làm 6 chủ đề lớn. Cuốn sách đã cung cấp cho
người đọc một cái nhìn hệ thống về các bài hát đồng dao truyền thống từ xưa
đến nay. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tuyển tập, sưu tầm và phân
loại theo nội dung của tác phẩm mà chưa cho người đọc thấy được một trong
những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là chức năng diễn xướng. Các
bài đồng dao gắn với các trò chơi của trẻ cũng chưa diễn giải được hết mà
mới chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả đơn giản một số bài quen thuộc như: Mèo
săn chuột, Rồng rắn… Mặt khác, việc phân loại như tác giả còn có sự trùng
lặp, chưa thực sự rõ nét.
2.1.3. Cuốn sách “Đồng dao Việt Nam” [4] của Nguyễn Nghĩa Dân đã
mang đến một cái nhìn tổng hợp về hệ thống đồng dao Việt Nam nói chung.
3
Đây là một công trình dày dặn và công phu. Cấu trúc cuốn sách này được tác
giả phân chia làm hai phần rõ rệt: Phần 1 là nghiên cứu và phần 2 là sưu tầm,
biên soạn. Ở phần 1, tác giả cho chúng ta cái nhìn khái quát về đặc điểm nội
dung, thi pháp của đồng dao và phân loại hệ thống đồng dao thành các bộ
phận. Phần 2, ngoài việc sưu tầm, biên soạn theo nội dung chủ đề, tác giả
còn đưa ra được nhiều dị bản ở các địa phương khác nhau giúp người đọc
đối chiếu, so sánh. Đặc biệt, điề u đá ng ghi nhậ n trong cuốn sách này là
tác giả còn đưa được vào một số bài đồng dao của các dân tộc thiểu số,
tuy số lượng còn ít nhưng đây là một việc làm đáng hoan nghênh.
2.1.4. Năm 2004, Chu Thị Hà Thanh đã bảo vệ thành công luận án
Tiến sĩ Ngữ văn với đề tài “Thi pháp đồng dao và mối quan hệ với thơ thiếu
nhi” [32]. Thông qua công trình của mình, tác giả luận án nêu một số vấn đề
lý luận chung về thi pháp và thi pháp văn học dân gian, đi sâu nghiên cứu thi
pháp đồng dao: về thể thơ, kết cấu và ngôn ngữ đồng dao dưới ánh sáng thi
pháp học. Chu Thị Hà Thanh đã thành công trong việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa thi pháp đồng dao và thơ thiếu nhi; những hình thức biểu hiện của
đồng dao trong thơ thiếu nhi: thể thơ, vần, nhịp, kết cấu, ngôn ngữ và một số
hình ảnh nghệ thuật; đồng thời khẳng định về mặt lý thuyết mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết. Mặt khác, công trình còn giúp người đọc
tiếp xúc với cái hay cái đẹp của một mảng văn hóa truyền thống và văn hoá
hiện đại của người Việt.
2.1.5. Luận án tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị Minh Chính (2012)
“Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi – đồng dao người Việt cho trẻ lứa tuổi mầm
non và tiểu học” [2] đã đạt được thành tựu đáng kể khi chỉ ra được tầm quan
trọng của đồng dao đối với các hoạt động và sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài
ra, trong luận án của mình, Nguyễn Thị Minh Chính đã tiến hành biên soạn
và phổ nhạc được một số bài đồng dao theo lời đồng dao truyền thống hoặc
viết lời mới, nhạc mới cho các bài đồng dao dành cho lứa tuổi mầm non và
4
tiểu học. Đây là một trong những đóng góp lớn của luận án vào nền văn học
dân gian hiện đại.
2.1.6. Năm 2013, Đồng dao Việt Nam – Câu đố và trò chơi Việt Nam
[44] ra đời được chia làm năm phần rõ ràng. Điều đặc biệt của cuốn sách này
là ngay ở phần một tác giả đã có một cái nhìn tổng quan về hệ thống đồng
dao, tập hợp được bộ phận đồng dao của các dân tộc thiểu số (phần 2), phân
loại được các bộ phận của hát đồng dao (phần 4) và miêu tả kĩ một số trò chơi
đồng dao ở phần 5. Tác giả của cuốn sách còn chú trọng đặt tên cho từng bài
đồng dao để dễ theo dõi.
2.1.6. Những năm gần đây, văn học dân gian các dân tộc thiểu số ngày
càng được giới nghiên cứu quan tâm. Với đề tài “Đồng dao dân tộc Tày ở
Việt Nam”[13], Nông Thị Huế đã khái quát tương đối đầy đủ những thuộc
tính bản chất của tiểu loại này trong hệ thống văn học dân gian dân tộc Tày.
Tác giả luận văn đã phần nào cho người đọc thấy được những nét đặc sắc về
nội dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao dân tộc Tày. Trên cơ sở
những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao, tác giả khẳng định giá
trị và vai trò to lớn của tiểu loại này trong hệ thống thể loại của nền văn học
dân gian nước nhà. Đồng thời, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị dân
gian và bản sắc văn hóa dân tộc Tày.
2.1.7. Năm 2014 với đề tài “Đồng dao dân tộc Thái ở Tây Bắc” [3],
tác giả Đỗ Viết Cường đã tập hợp một cách hệ thống 144 bài đồng dao dân
tộc Thái Tây Bắc, bổ sung vào nguồn tư liệu văn học dân gian nói chung và
văn học dân gian Thái nói riêng. Đồng thời trong công trình của mình, tác giả
luận văn đã chỉ ra những phương hướng và cách thức bảo tồn và phát huy giá
trị tinh thần của đồng dao Thái ở Tây Bắc.
2.2. Nghiên cứu đồng dao hiện đại
5
2.2.1. Năm 2002, tác giả Trần Lan Vinh sáng tác tập thơ thuộc thể loại
đồng dao, lấy tên là “Gọi mưa” [42]. Tác phẩm tập hợp 51 bài đồng dao mới
do tác giả sáng tác với nhiều chủ đề khác nhau nhằm hướng đến những câu
chuyện ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ. Đây là một đóng góp mới
mẻ, quý giá đối với việc bảo tồn, kế thừa và phát huy văn học dân gian nói
chung và đồng dao nói riêng.
2.2.2. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang đã có bài: “Sưu tầm và
viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non”
[52]. Đây là một trong những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao bởi tác
giả đã ứng dụng được những kiến thức cùng kĩ năng nghề nghiệp vào công tác
giảng dạy giáo dục trẻ. Trong công trình của mình, Nguyễn Thị Thu Trang đã
sưu tập, đồng thời viết lời mới cho 8 bài đồng dao truyền thống, song song với
đó là hướng dẫn cách cho trẻ chơi cùng những bài hát đó. Việc làm này thật sự
có ý nghĩa và cần khuyến khích trong việc sáng tạo giáo dục trẻ nhỏ.
2.2.3. Như trên đã nói, chúng ta không thể bỏ qua những bài đồng dao
hiện đại trong luận án của Nguyễn Thị Minh Chính. Với 16 bài đồng dao
mới, tác giả đã xây dựng cho trẻ mầm non và tiểu học những bài hát, trò chơi
phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với môi trường xã hội hiện nay.
Qua việc điểm lại tình hình sưu tầm và nghiên cứu đồng dao của người
Việt ở trên, chúng tôi nhận thấy: Theo thời gian, đồng dao của người Việt ngày
càng được chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu,
những bài viết hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc sưu tập, biên soạn, đánh giá,
nghiên cứu về đồng dao của người Việt trên một số bình diện. Qua quá trình
tổng hợp, thống kê, chúng tôi thấy, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề
cập đến mối quan hệ giữa đồng dao truyền thống với đồng dao hiện đại từ góc
độ văn học dân gian. Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này để
tham gia vào việc tiếp cận, khám phá, lí giải vấn đề một cách hệ thống, đầy đủ
và khoa học.
6
Đề tài mà chúng tôi hướng tới là “Mối quan hệ giữa đồng dao truyền
thống với đồng dao hiện đại trong văn học dân gian người Việt” với mong
muốn được góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu tiểu loại văn học này
trong văn học dân gian Việt Nam.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm đồng
dao của người Việt qua một số phương diện về nội dung, nghệ thuật, gắn với
một số trò chơi dân gian tiêu biểu có liên quan đến các bài đồng dao đã được
trích dẫn. Điều đó cho chúng tôi có cách nhìn khái quát và tổng quan hơn về
bước chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện đại của tiểu loại này.
Đồng dao khảo sát trong luận văn được chúng tôi thu thập và tổng hợp
từ các nguồn tài liệu sau:
• Tài liệu điền dã:
- Các bài hát đồng dao được chúng tôi ghi chép lại qua những lần đi
thực tế ở các trường mầm non, do các bé chơi và hát.
- Các bài đồng dao do người viết ghi lại qua trí nhớ của bản thân
trong quá trình tham gia diễn xướng thời thơ ấu.
• Tài liệu văn bản
- Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [23]
- Kho tàng đồng dao Việt Nam [21]
- Đồng dao Việt Nam [4]
- Gọi mưa [42]
• Tài liệu internet
- Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác
giáo dục trẻ mầm non [52]
4. Mục đích – Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn là một hướng nghiên cứu mới nhằm phát hiện, đánh giá
những giá trị của tiểu loại đồng dao đồng thời khẳng định sự tương quan giữa
văn học dân gian truyền thống và văn học dân gian hiện đại.
7
- Luận văn hướng tới việc phân tích hệ thống, kỹ lưỡng đầy đủ về giá
trị nội dung, nghệ thuật đồng dao người Việt trong quá trình phát triển từ
truyền thống đến hiện đại.
- Mô tả, dựng lại, chú thích, sưu tầm về môi trường diễn xướng trong
trò chơi của các bài đồng dao.
- Góp phần phục dựng, bảo tồn và nhân rộng trò chơi đồng dao - một
loại hình văn hóa dân gian truyền thống trong xã hội hiện nay.
- Nghiên cứu ứng dụng trò chơi đồng dao trong đời sống tinh thần trẻ
thơ từ truyền thống đến hiện đại.
Trên cơ sở này, luận văn đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học
về đồng dao hiện đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc kế thừa các thành tựu nghiên cứu đồng dao truyền thống,
chúng tôi tiến hành:
- Xác định vai trò của đồng dao truyền thống trong xã hội hiện đại và
đồng dao hiện đại sáng tác trong xã hội hiện đại.
- Thống kê, phân loại một cách hệ thống các bài đồng dao mới.
- Phác họa được diện mạo, đặc điểm của đồng dao mới.
- Chỉ ra được sự kế thừa và đổi mới của tiểu loại đồng dao hiện đại
trong tương quan với tiểu loại đồng dao truyền thống.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Xuất phát từ quan niệm mỗi bài đồng dao là sự tập hợp các yếu tố có
mối quan hệ chặt chẽ, chịu sự chi phối lẫn nhau và chịu sự tác động của hoạt
động diễn xướng, chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi coi đồng
8
dao từ truyền thống đến hiện đại là một chỉnh thể hệ thống để tiếp cận nghiên
cứu, không tách từng yếu tố, từng bộ phận ra để nghiên cứu.
5.2. Phương pháp tổng hợp tư liệu, thống kê, phân tích
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi sử dụng phương pháp
này để tiến hành thống kê và tổng hợp các tác phẩm đồng dao, phân loại các
chủ đề của tiểu loại... Việc thống kê, phân loại sẽ giúp chúng tôi có những
căn cứ xác đáng để tìm hiểu, nhận xét, kết luận mang tính khoa học về những
đặc điểm của đồng dao.
Dựa vào kết quả của thống kê, phân loại chúng tôi tiến hành phân tích
văn bản đồng dao để thấy được giá trị nội dung và ý nghĩa nhân sinh gắn với
hoạt động diễn xướng, từ đó tổng hợp lại để rút ra những nhận xét và đánh
giá. Mặt khác, qua quá trình phân tích, chứng minh, chúng tôi có thể nhìn
nhận sâu sắc hơn nhiều vấn đề trong các tác phẩm đồng dao ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về nội
dung các tác phẩm đồng dao truyền thống và đồng dao hiện đại. Việc so sánh
văn học sẽ có tác dụng làm nổi bật lên những nét riêng và sự kế thừa của đồng
dao hiện đại trong tương quan với đồng dao truyền thống.
Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng tôi phát hiện
nét mới có tính chuyển đổi của tiểu loại này – quá trình dân gian hóa các sáng
tác có tác giả trong văn học viết.
5.4. Phương pháp điền dã
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát, phỏng vấn và ghi
chép, mô tả lại hình thức diễn xướng của những bài đồng dao vẫn được biết
đến hoặc thực hành trong đời sống của trẻ em; đồng thời chụp ảnh, ghi hình
các trò chơi gắn với những bài đồng dao mà trẻ em tham gia, những trò chơi
9
dân gian gắn với hát đồng dao trong đời sống lao động và sinh hoạt tinh thần
của các em.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn thống kê, phân loại một cách có hệ thống các bài đồng dao
hiện đại đã được sưu tập.
- Vận dụng những thành tựu nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành
vào việc tìm hiểu mối tương quan giữa đồng dao truyền thống với đồng dao
hiện đại.
- Khẳng định vai trò và giá trị của đồng dao người Việt trong đời sống
văn hóa xã hội xưa và nay.
- Luận văn là nguồn tư liệu để bạn đọc tham khảo khi tìm hiểu về văn
học dân gian; đặc biệt khi tìm hiểu về văn học dân gian hiện đại, luận văn góp
một phần tiếng nói trong tiểu loại đồng dao.
7. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Sự tương đồ ng giữ a đồ ng dao truyề n thố ng vớ i đồ ng
dao hiệ n đạ i
Chương 3: Nhữ ng đặ c điể m mớ i củ a đồ ng dao hiệ n đạ i trong mố i
quan hệ so sá nh vớ i đồ ng dao truyề n thố ng
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số vấn đề chung về đồng dao truyền thống
1.1.1.1. Khái niệm đồng dao truyền thống
Đồng dao là một dạng thức văn hóa dân gian dành cho trẻ em, xuất
hiện từ khá sớm và được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề khái niệm
đồng dao trong khoa học văn học dân gian vẫn còn những ý kiến khác nhau.
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam [40], tác giả Hoàng Tiến Tựu
trong khi nghiên cứu về ca dao đã dành một phần giới thiệu về đồng dao. Tác
giả đưa ra định nghĩa vắn tắt “đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ
em” [40, tr.143]. Chúng bao gồm cả những bài vè (vè kể chim, kể quả…), bài
ca gọi trâu, gọi nghé và một số lời sấm truyền, sấm ký. Như vậy, tuy coi đồng
dao là một bộ phận của ca dao, song trong quá trình phân tích, phân loại, tác
giả lại mở rộng sang cả một số thể loại văn học dân gian như vè.
Đồng tình với ý kiến của Hoàng Tiến Tựu, tác giả Trần Đức Ngôn
trong cuốn Văn học thiếu nhi Việt Nam [27] cũng cho rằng đồng dao không
thể được xác định như một thể loại văn học dân gian riêng biệt được. Tuy
nhiên, ông cho rằng đây là khái niệm tập hợp những tác phẩm từ vài thể loại
khác nhau. Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, những bài
ca vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi [27, tr.41].
Nhà nghiên cứu Phạm Thu Yến trong cuốn Giáo trình văn học dân
gian [39] cũng có phần thống nhất với Hoàng Tiến Tựu khi phân loại đồng
dao vào phần ca dao, mục “Những bài hát cho trẻ em”. Theo tác giả, “Đồng
dao là những câu hát dân gian truyền miệng, thường do trẻ em hát lúc vui
chơi, sinh hoạt”, “lời ca gắn bó một cách hài hòa, chặt chẽ với nhạc điệu, với
trò chơi, với tâm sinh lý của trẻ nhỏ” [39, tr.200]. Ở phần nghiên cứu của
11
mình, nhà nghiên cứu Phạm Thu Yến đã có phần thống nhất và cụ thể khi xác
định nội hàm của khái niệm này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Đồng dao là những câu hát dân
gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, thường do trẻ em hát lúc
vui chơi”, cuốn từ điển cũng khẳng định, đồng dao “chỉ dành cho trẻ em hát”
và “có chức năng gắn với vui chơi và trò chơi” [10, tr.108-109].
Theo Từ điển tiếng Việt: “Đồng dao là lời hát của trẻ em lan trong
dân gian, thường kèm theo một số trò chơi nhất định” [29]
Trong công trình của mình, nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu văn
hóa đưa ra cách hiểu: “Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa
tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tác giả,
về sau từ vần điệu của loại hình này, một số sáng tác, những bài thơ cho trẻ
em hát có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao” [23,
tr.5].
Bên cạnh đó có những công trình nghiên cứu có tầm bao quát lớn
nhưng không bàn đến đồng dao. Cuốn Văn học dân gian do Đinh Gia Khánh
chủ biên [16] không có phần nào nhắc đến đồng dao. Tương tự như vậy, tác
giả Lê Chí Quế trong công trình Văn học dân gian Việt Nam [30] cũng không
bàn đến đồng dao.
Là một người nghiên cứu, bước đầu không tránh khỏi những trăn trở.
Trong luận văn này, chúng tôi kế thừa quan niệm của người đi trước, xem
đồng dao là một tiểu loại của ca dao theo cách hiểu của nhà nghiên cứu
Hoàng Tiến Tựu. Chúng tôi quan niệm: đồng dao truyền thống là những bài
hát dân gian do người lớn hoặc trẻ em sáng tác nhằm phục vụ cho trẻ em,
được trẻ em truyền miệng trong quá trình chơi, có nội dung và hình thức nghệ
thuật phù hợp với thế giới quan, tâm sinh lý và trình độ nhận thức của trẻ.
12
Mặt khác, Dan Ben-Amots cho rằng văn hóa dân gian là "Sự truyền
thông tin một cách nghệ thuật trong các nhóm nhỏ" [35, tr389]. Ông xem
folklore như một quá trình giao tiếp. Theo Dan Ben-Amots, folklore là hành
động diễn ra lúc đó, là hành động nghệ thuật. Nó bao gồm sự sáng tạo và đáp
ứng thẩm mĩ, cả hai đều hội tụ về hình thức nghệ thuật. Định nghĩa khẳng
định, folklore là một quá trình hiện thực, nếu tách ra ngoài giao tiếp thì không
mang tính nghệ thuật và folklore là một hành động giao tiếp chưa hoàn tất.
Như vậy, đồng dao truyền thống ra đời trong xã hội cổ truyền, lưu
truyền trong dân gian bằng hình thức giao tiếp – tức là truyền miệng. Trong
quá trình đó, nó biến đổi để thích nghi, không giữ nguyên “bản thảo” ban đầu
(tính dị bản). Sáng tạo và lưu truyền đồng dao phải luôn đi kèm yếu tố diễn
xướng, đây là một quá trình nghệ thuật có mối liên kết không thể tách rời.
1.1.1.2. Phân loại tiểu loại đồng dao truyền thống
Việc phân loại nhằm mục đích chia tách đối tượng để việc nghiên cứu,
phân tích được dễ dàng và chính xác. Với đồng dao, ngay trong nội hàm ý
nghĩa của nó còn nhiều tranh cãi nên việc phân loại cũng chưa có sự thống
nhất rõ ràng. Có nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề phân loại đồng dao.
Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam [41] phân
loại đồng dao thành các bộ phận tương đối rõ ràng:
- Đồng dao gắn với công việc trẻ em phải đảm nhiệm hàng ngày, như
việc chăn trâu bò, việc giữ em.
- Đồng dao gắn với các trò chơi trẻ em.
- Đồng dao gắn với các nhu cầu hiểu biết, học hỏi mở mang trí tuệ.
- Sấm truyền, sấm ký do trẻ em hát. [41, tr.144]
Đồng quan điểm với Hoàng Tiến Tựu, Phạm Thu Yến trong giáo trình
Văn học dân gian [39] đã chia đồng dao thành bốn bộ phận:
+ Đồng dao gắn với sinh hoạt và vui chơi của trẻ em.
13
+ Đồng dao gắn với lao động trẻ em, chủ yếu là trẻ em nông thôn.
+ Đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết, phát triển trí tuệ, tâm hồn của trẻ.
+ Các bài “sấm kí”. [39, tr.200-201]
Nhóm tác giả cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [23] đã
biên soạn, sắp xếp đồng dao thành ba mục lớn:
A. Đồng dao (sắp xếp theo chủ đề)
+ Về thế giới quanh ta và cuộc sống
+ Quan hệ gia đình và xã hội
+ Lao động và nghề nghiệp
+ Châm biếm và hài hước
B. Đồng dao – Chị ru em
C. Đồng dao – Hát vui chơi. [23, tr.6]
Cách phân loại này thuận tiện cho công việc biên soạn hơn là nghiên cứu.
Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, Chu Thị Hà Thanh
trong luận án tiến sĩ của mình đã tiến hành phân chia đồng dao thành các bộ
phận như sau.
A. Căn cứ vào chức năng diễn xướng
+ Bộ phận đồng dao gắn với trò chơi
+ Bộ phận đồng dao không gắn với trò chơi
B. Căn cứ vào nội dung phản ánh
+ Những bài hát vui chơi
+ Những bài hát có tính học hỏi hiểu biết, mở mang trí tuệ
+ Những bài hát gắn với công việc của trẻ như hát ru, bài ca gọi trâu,
gọi nghé. [32, tr.24-25]
Theo quan điểm của chúng tôi, cách phân loại của Chu Thị Hà Thanh
tương đối hợp lí, khoa học và chúng tôi kế thừa cách phân loại này để tiến
hành khảo sát, thống kê trong công trình của mình.
14
1.1.2. Một số vấn đề chung về đồng dao hiện đại
1.1.2.1. Thực tế tồn tại của đồng dao hiện đại
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều khẳng định sự
tồn tại của văn học dân gian hiện đại trong đời sống xã hội hiện đại. Mặt
khác, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thảo cũng khẳng định sự tồn tại của ca
dao hiện đại “như một thể loại điển hình” [33, tr.49]. Như trên chúng tôi đã
quan niệm, đồng dao là một biệt loại của ca dao, tồn tại ca dao hiện đại tức là
không thể phủ nhận sự tồn tại của tiểu loại này. Đây là một tiểu loại khá tiêu
biểu và có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nói chung, đời sống trẻ em
nói riêng. Nó không những không mất đi trong lòng xã hội hiện đại mà ngược
lại, nó tồn tại, phát triển và đi vào cuộc sống tâm hồn trẻ thơ một cách sâu sắc.
Với ưu thế ngắn gọn, dễ thuộc, vần điệu dễ nhớ nên đồng dao tạo được
sức hấp dẫn đối với cộng đồng nói chung và bộ phận trẻ em nói riêng. Người
lớn mượn đồng dao để dạy trẻ, dỗ trẻ, tạo sự chú ý cho trẻ. Trẻ coi đồng dao
là một bộ phận trò chơi không thể thiếu trong cuộc vui của mình. Ngoài ra,
chúng tôi nhận thấy rằng, đồng dao hiện đại tồn tại được là do nhu cầu và khả
năng sáng tạo của trẻ thơ. Đây có lẽ là yếu tố tiên quyết quyết định cho sự tồn
tại của đồng dao hiện đại.
Với những lý do trên, đồng dao hiện đại có cơ sở để tồn tại và phát
triển trong xã hội ngày nay.
Như đã nói ở phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề, đồng dao hiện đại không
chỉ lưu truyền theo phương thức truyền thống (là truyền miệng) mà đã và
đang lưu truyền rộng rãi trên văn bản. Đây là một trong những điểm mới của
tiểu loại này trong xã hội hiện đại.
1.2.2.2. Nhận diện đồng dao hiện đại
Theo Roger Abrahams: "Folklore là tất cả những thể loại mang tính
biểu đạt theo lối cổ truyền tồn tại trong diễn xướng và trong sự thừa nhận
15
thành công của người diễn xướng trong một nhóm xã hội có giới hạn" [35].
Theo đó, chúng ta hiểu rằng folklore là một hình thức hùng biện nhằm kết
hợp những phân tích hình thức và chức năng, Richard Bauman sử dụng “diễn
xướng” để miêu tả cách mà một đơn vị folklore “bước ra cuộc sống”. Ông
còn nhấn mạnh cách tiếp cận mang tính thẩm mỹ tốt nhất đối với folklore là
từ các khía cạnh của diễn xướng mang tính nghệ thuật: diễn xướng, thể loại
và thưởng thức. Cùng quan điểm nghiên cứu, Richard Bauman lý giải thêm về
bản chất của diễn xướng: "Diễn xướng là một phương thức giao tiếp bằng
ngôn từ" [35]. Sự diễn xướng tức là tình huống trong đó người diễn xướng
đảm đương một số trách nhiệm đối với khán giả của mình. Theo Richard
Bauman thì phân tích folklore không phải là phân tích văn bản mà là phân
tích sự diễn xướng (văn bản trong tình huống thực tế là một quá trình có tính
chất giao tiếp), ở đây ông nhấn mạnh tính quá trình của một tác phẩm
folklore.
Từ nhữ ng ý kiế n trên, chú ng tôi xin nêu ra mộ t số suy nghĩ về đồ ng
dao hiệ n đạ i:
Một là: Đồng dao hiện đại là những tác phẩm mang đặc điểm nghệ
thuật dân gian truyền thống, phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiện
thực cuộc sống trong xã hội hiện đại. Ở đây có hai vấn đề cần làm rõ:
- Truyền thống nghệ thuật dân gian phù hợp với quan niệm nghệ thuật
mới và hiện thực cuộc sống trong xã hội hiện đại gồm những truyền thống
nghệ thuật trong đồng dao cổ truyền (đồng dao truyền thống) được cải biên và
những truyền thống nghệ thuật mới được xây dựng trên cơ sở tiếp thu truyền
thống nghệ thuật cổ truyền.
- Truyền thống nghệ thuật dân gian bao gồm cả nội dung và hình thức
nghệ thuật, song sự thể hiện rõ nét nhất ở hình thức nghệ thuật là ngôn ngữ,
thể thơ, công thức mở đầu và kết thúc trong mỗi bài đồng dao… Như vậy, chủ
16
yếu ở đây nhận diện theo tiêu chí hình thức – mặt tác động trực tiếp vào giác
quan người tiếp nhận.
Hai là: Đồng dao hiện đại ra đời và tồn tại trong môi trường diễn
xướng, được công nhận trong xã hội hiện đại. Tức là nhấn mạnh vai trò của
diễn xướng đối với sự tồn tại của đồng dao hiện đại.
Ba là: Đồng dao hiện đại có thể ra đời từ nhiều nguồn: từ những sáng
tác mô phỏng đồng dao truyền thống, từ những sáng tạo của các nhà văn hiện
đại trên con đường tìm về nguồn cội trong tiến trình hiện đại hóa văn học, từ
trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Điều quan trọng là, những tác phẩm đồng
dao hiện đại phải được dân gian hóa, lưu truyền rộng rãi trong dân gian bằng
hình thức truyền miệng, phù hợp với nghệ thuật diễn xướng dân gian.
Để đưa ra những tiêu chí nhận diện cho một thể loại văn học trong xã
hội mới không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, không phải thể loại văn học nào
cũng ra đời, tồn tại và phát triển giống nhau và tại một thời điểm. Việc lý giải
một cách thuyết phục tiêu chí nhận diện đồng dao hiện đại hiện nay còn là
một công việc khó. Chúng tôi chỉ hi vọng những phân tích trên sẽ góp phần
định hướng tiêu chí nhận diện và bản chất đồng dao hiện đại.
1.1.2.3. Khái niệm và phân loại đồng dao hiện đại
Đồng dao hiện đại ra đời và tồn tại trong giai đoạn lịch sử mới, bởi vậy
hoàn cảnh sáng tác, lực lượng sáng tác cùng những phương thức và phương
tiện sáng tác lưu truyền phổ biến có nhiều nét khác biệt. Ở đồng dao truyền
thống, phương thức sáng tác tập thể và phương thức lưu truyền bằng miệng
chiếm ưu thế. Trong khi đó đồng dao hiện đại không chỉ được sáng tác và phổ
biến bằng hình thức truyền miệng mà còn được lưu truyền bằng văn tự,
phương thức sáng tác tập thể không còn giữ vị trí độc tôn mà bắt đầu xuất
hiện phương thức sáng tác cá nhân. Điểm khác biệt này giữa đồng dao truyền
thống và đồng dao hiện đại chứng tỏ ở tiểu loại này đã có sự vận động, biến
17
đổi trong tiến trình lịch sử. Điều đó kéo theo việc phải có những điều chỉnh
nhất định trong khái niệm đồng dao hiện đại.
Như vậy, đồng dao hiện đại là khái niệm chỉ những lời thơ kèm theo
yếu tố nhạc điệu, mang hơi hướng truyền thống nghệ thuật dân gian, ra đời và
tồn tại trong thời kỳ hiện đại, được sáng tác nhằm phục vụ cho trẻ em.
Kế thừa thành tựu nghiên cứu từ đồng dao truyền thống, chúng tôi tiến
hành sưu tập, khảo sát đánh giá đồng dao hiện đại. Qua quá trình thực hiện,
chúng tôi tiến hành phân loại đồng dao hiện đại như sau:
A. Căn cứ vào chức năng diễn xướng
+ Bộ phận đồng dao gắn với trò chơi
+ Bộ phận đồng dao không gắn với trò chơi
B. Căn cứ vào nội dung phản ánh
+ Những bài hát vui chơi
+ Những bài hát có tính học hỏi hiểu biết, mở mang trí tuệ
Như vậy, trên cơ sở phân loại đồng dao truyền thống của Chu Thị Hà
Thanh chúng tôi tiến hành phân loại đồng dao hiện đại cùng tiêu chí như vậy
để thuận tiện cho quá trình khảo sát và so sánh.
1.1.3. Thi pháp văn học dân gian và thi pháp đồng dao
Kế thừa những thành tựu trong ngành thi pháp học, chúng tôi tiến hành
vận dụng lý thuyết thi pháp vào nghiên cứu vấn đề văn học. Cụ thể trong đề
tài của mình, chúng tôi tiến hành so sánh một số vấn đề của thi pháp giữa
đồng dao truyền thống với đồng dao hiện đại nhằm thấy được sự kế thừa và
đổi mới trong quá trình vận động của tiểu loại này.
Ở đây, ta mặc nhiên thừa nhận văn học dân gian như một loại của nghệ
thuật ngôn từ. Xét trên phương diện này sẽ thấy rằng, trong văn học dân gian
chỉ có sự khác biệt về thi pháp thể loại. Sở dĩ như vậy vì đặc thù của văn học
dân gian là phương thức sáng tác tập thể - truyền miệng, các sáng tác không
18
mang cá tính sáng tạo, không mang tính cá nhân nên không có thi pháp tác
gia; các tác phẩm không có tác giả cụ thể gắn liền với mỗi thời đại nên sẽ
không có phong cách thời đại, không có thi pháp thời kì văn học. Ở mỗi thể
loại sẽ thấy được tính điển hình về phương pháp lịch sử bởi nó được sáng tạo
theo nguyên tắc có tính lặp lại. Trong văn học dân gian, những yếu tố trùng lặp
chiếm một tỉ lệ lớn và có một vai trò quan trọng. Nó gắn liền với đặc điểm tư
tưởng nghệ thuật của sáng tác dân gian; nó trực tiếp liên hệ với tài năng văn
nghệ của nhân dân, với kinh nghiệm sống và thế giới quan của nhân dân.
Đồng dao là một hiện tượng văn học đặc biệt, bản thân nó chứa đựng
những đặc điểm nghệ thuật mang tính đặc thù làm nên nét riêng biệt. Chu Thị
Hà Thanh đã chứng minh rằng, trong đồng dao, nghệ thuật nhân hóa đóng vai
trò là phương tiện tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu, điển hình và khái quát [32, tr.16].
Tương tự với thể thơ, tác giả cũng chứng minh rằng thể thơ tiêu biểu của tiểu
loại đồng dao là thể thơ bốn chữ, không phải lục bát như ca dao. Trong công
trình này chúng tôi tập trung tiến hành so sánh thi pháp đồng dao truyền thống
với hiện đại vì vậy chúng tôi kế thừa những thành tựu về thi pháp đồng dao đã
được nghiên cứu trước đó để thực hiện công trình của mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Đồng dao trong xã hội cổ truyền
Việt Nam là đất nước tiêu biểu của văn hóa nông nghiệp, con người
Việt từ ngàn đời xưa gắn liền với gốc lúa, bờ tre… tập tục sinh hoạt cộng
đồng cũng từ nền văn hóa này mà ra. Con người Việt Nam chân chất, hiền
lành, đôn hậu, cuộc sống quanh năm trong khuôn khổ xóm làng, sinh hoạt tập
thể đùm bọc, thương yêu, quây quần chẳng biết hình thành từ bao giờ mà tồn
tại đến ngày nay. Những đứa trẻ từ thuở lọt lòng đã quen với củ khoai, củ
sắn, quen với nếp nghĩ, nếp làm; quen với tình làng nghĩa xóm. Môi trường
19
trong lành, gần gũi đã nảy sinh nền văn hóa, văn nghệ dân gian và đồng dao
là một trong số đó.
Khác với ngày nay, trẻ con xưa kia chỉ biết vui chơi dưới bóng mát bờ
tre, chơi ngoài đồng ruộng, chơi quanh giếng nước… trẻ không có các đồ
chơi công nghệ hiện đại mà trẻ thường tự chơi cùng nhau, tự sáng tạo trò chơi
cho riêng mình. Chính điều này đã thúc đẩy khả năng tư duy của các em, các
em tự nghĩ ra những trò chơi phục vụ bản thân, tự nghĩ ra trò chơi nhằm giải
trí, mua vui hay học hỏi. Trong quá trình đó, kèm với những trò chơi là những
bài hát đồng dao gắn liền nhằm tăng sự hứng thú, hào hứng; đồng thời giải trí
mang tính văn nghệ dân gian. Mặt khác, xưa kia người lớn không có nhiều thời
gian để đùa vui cùng con trẻ, người lớn đưa con trẻ cùng ra đồng làm việc,
trong quá trình đó họ cất lên những bài ca để con trẻ chơi một mình và dạy trẻ
tự chơi, đó cũng có thể là một trong những lý do mà đồng dao ra đời.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, trẻ con nông thôn sẽ
có những trò chơi đồng dao đa dạng và phong phú hơn trẻ thành thị, có lẽ do
môi trường tự nhiên tác động đến điều này.
Văn học gắn liền với lịch sử, qua từng giai đoạn văn học sẽ có những
bước chuyển mình khác nhau. Trong đồng dao có thể yếu tố lịch sử không
sắc nét nhưng có lẽ ít nhiều cũng phản ánh tiến trình phát triển của đất nước.
Là Chồng lộng, chồng cà, ê hê… từ thời xa xưa; là Cầu thằng Bô đi tô đi tát,
đi hát nhà vong… có thể liên quan đến giai đoạn xã hội mà đạo giáo có ảnh
hưởng đến dân chúng hay trò chơi Đánh ô với lời bài hát Hết quan, toàn dân
kéo về… ít nhiều gắn với thời kì phong kiến (Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh [17]).
1.2.2. Đồng dao trong xã hội hiện đại
Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế thay đổi
từng giờ, kéo theo nó là sự thay đổi của mọi vấn đề trong cuộc sống. Ở nước
ta, những cánh đồng dần nhường chỗ cho những nhà máy, xí nghiệp; những
20
bờ lũy tre thành được thay thế bằng tường bê tông… cây xanh dần bị thu hẹp,
không gian thiên nhiên thay vì đầy nắng gió đã được thay thế bằng những
không gian nhân tạo cũng nhờ khoa học kĩ thuật mà ra. Chúng ta không phủ
nhận mặt tích cực mà công nghệ đem lại nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng
cần nhìn nhận trực tiếp và thẳng thắn về mặt hạn chế của nó. Không chỉ riêng
trẻ em thành thị thiếu không gian vui chơi mà ngay cả trẻ em nông thôn hiện
nay cũng “khát” khoảng không. Nếu như trước đây các em được nô đùa trên
những bãi đất trống, được vui chơi tập thể thì nay các em bị bó hẹp trong
không gian lớp học, thậm chí có trường ở thành thị còn không có nổi khoảng
sân cho các em học bộ môn thể dục. Những tập truyện văn học, truyện cổ tích
được thay thế bằng các tập truyện tranh ít chữ, nhiều hình, mang nặng tính
thông báo, mệnh lệnh. Thay vì giải trí bằng các trò chơi dân gian như nhảy
dây, đánh đáo, đánh chuyền… thì nay trẻ giải trí bằng máy tính, điện thoại...
Có thể việc tiếp thu với công nghệ tạo cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, hoạt bát,
nhưng bên cạnh đó cũng làm trẻ trở nên lạnh lùng, lười giao tiếp, lười bộc lộ
cảm xúc. Trẻ con không còn nét ngây thơ, hồn nhiên, trong trẻo mà có phần
“già” hơn so với độ tuổi. Những lời hát ru con trẻ, những khúc đồng dao vui
tươi dường như vắng bóng bởi lẽ, ngay cả những thế hệ người lớn hiện nay
cũng không còn nhiều người thuộc những câu hát ru, những bài đồng dao.
Chính vì điều này, trẻ có rất ít cơ hội để cùng nhau vui chơi, để lắng nghe
những khúc hát ân tình của bà, của mẹ. Sự gắn kết tinh thần từ những êm ái
của ngôn ngữ dân tộc bị hạn chế một phần cũng do nguyên nhân từ đây.
Đô thị hóa không những lấy đi không gian học tập, vui chơi của con
người mà còn lấy đi cả tâm tình với truyền thống dân tộc. Cũng vì lẽ đó, các bài
hát dân ca nói chung và đặc biệt là những khúc đồng dao, trò chơi – đồng dao
cho trẻ nói riêng cũng ít xuất hiện. Sự biến đổi của môi trường xã hội như đã nói
ở trên đã làm thay đổi dần nhận thức của con người. Việc phổ biến và lưu truyền
21