Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài 3 các cấu trúc dữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.18 KB, 15 trang )

BÀI 3.

CẤU TRÚC DỮ LIỆU

3.1. Dữ liệu dạng List (danh sách)
Dữ liệu dạng list trong Python là một trong những kiểu dữ liệu linh hoạt nhất cho phép lập trình
viên làm việc với nhiều phần tử cùng một lúc
3.1.1. Khởi tạo danh sách trong Python
Trong Python, một danh sách được tạo bằng cách đặt các phần tử bên trong cặp dấu ngoặc vuông
[ ] và được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy.

Một danh sách có thể có thể chứa các phần tử thuộc nhiều kiểu dữ liệu khác nhau (số nguyên, số
thực, chuỗi,…)

Một danh sách cũng có thể chứa một danh sách khác. Trường hợp này gọi là danh sách lồng nhau.

3.1.2. Truy cập phần tử trong danh sách
Có nhiều cách để truy cập các phần tử của một danh sách:
-

Chỉ số của danh sách:

Chúng ta có thể truy cập một phần tử trong một danh sách thông qua chỉ số của phần tử đó. Trong
Python, chỉ số của danh sách được bắt đầu từ 0. Vì vậy, một danh sách có 5 phần tử sẽ có chỉ số của
các phần từ từ 0 đến 4.
Việc thực hiện truy cập phần tử có chỉ số nằm ngồi chỉ số của danh sách sẽ gây ra lỗi IndexError.
Chỉ số phải là một số nguyên, nếu chỉ số không phải là số nguyên, chương trình sẽ trả ra lỗi TypeError.
Các phần tử của danh sách lồng nhau được truy cập bằng cách sử dụng chỉ số lồng nhau.


-



Chỉ số âm

Python cho phép lập chỉ số âm cho các phần tử trong danh sách. Chỉ số -1 lấy ra phần tử cuối cùng,
-2 lấy ra phần tử áp chót,…

-

Cắt danh sách

Chúng ta có thể liệu kê một loạt các phần tử liên tiếp trong danh sách bằng cách sử dụng toán tử
cắt.


Lưu ý: Khi sử dụng cắt danh sách, chỉ số bắt đầu bao gồm phần tử tại chỉ số đó, cịn chỉ số kết thúc
khơng bao gồm phần tử ứng với chỉ số kết thúc đó. Ví dụ: my_list[2:5] trả về danh sách bao gồm các
phần tử tại chỉ số 2, 3, 4 nhưng không bao gồm chỉ số 5.
3.1.3. Thêm/Xóa các phần tử
Chúng ta có thể sử đụng tốn tử gán để thay đổi giá trị của một phần tử hoặc một loạt các phần tử
liên tiếp.

Để thêm một phần tử, chúng ta có thể sử dụng phương thức 𝑎𝑝𝑝𝑒𝑛𝑑(), hoặc phương thức
𝑒𝑥𝑡𝑒𝑛𝑑() để thêm nhiều phần tử trong danh sách.


Để nối 2 danh sách, chúng ta có thể sử dụng toán tử +. Toán tử * nhân bản danh sách lên một số
lần nhất định.

Ngồi ra, chúng ta có thể chèn vào một vị trí bất kỳ trong danh sách bằng phương thức insert().
Hoặc chèn vào nhiều phần tử bằng cách gán giá trị vào phần trống của danh sách.

3.1.4. Xóa các phần tử trong danh sách
Để xóa một phần tử, nhiều phần tử hoặc toàn bộ danh sách, ta có thể sử dụng câu lệnh 𝑑𝑒𝑙 trong
Python.


Ngồi ra, chúng ta có thể sử dụng phương thức remove() để loại bỏ phần tử hoặc 𝑝𝑜𝑝() để lấy ra
phần tử tại một chỉ số nhất định.
Phương thức 𝑝𝑜𝑝() loại bỏ và trả về phần tử cuối cùng nếu chỉ số không được truyền vào. Phương
thức này khiến một danh sách có thể được sử dụng như một ngăn xếp (FIFO).
Nếu muốn làm trống toàn bộ danh sách, chúng ta có thể sử dụng phương thức 𝑐𝑙𝑒𝑎𝑟().
Cuối cùng, muốn xóa một hoặc nhiều phần tử liên tiếp trong danh sách, ta có thể gán chúng bằng
một danh sách rỗng.
3.1.5. Các phương thức danh sách trong Python
Phương thức

Chức năng

append()

Thêm một phần tử vào cuối mảng

extend()

Thêm vào cuối mảng các phần tử của một mảng khác

insert()

Thêm một phần tử vào chỉ số xác định

remove()


Xóa một phần tử khỏi mảng

pop()

Lấy ra phần tử cuối cùng hoặc phần tử có chỉ số truyền vào của mảng

clear()

Xóa tồn bộ phần tử trong mảng

index()

Trả về chỉ số của phần tử đầu tiên được tìm thấy

count()

Trả về số lượng phần tử bằng với đối số truyền vào

sort()

Sắp xếp mảng tăng dần

reverse()

Đảo ngược vị trí các phần tử của danh sách

copy()

Copy danh sách


3.2. Dữ liệu dạng Tuple
Tuple (bộ giá trị) trong Python tương tự như một danh sách. Sự khác biệt giữa 2 dạng dữ liệu này
là ta không thể thay đổi các phần tử của một tuple khi nó được gán, trong khi có thể thay đổi các phần
tử của một danh sách.
3.2.1. Khởi tạo Tuple
Một tuple được khởi tạo bằng cách đặt tất cả các phần tử bên trong cặp dấu ngoặc đơn, ngăn cách
nhau bởi dấu phẩy. Dấu ngoặc đơn có thể có hoặc khơng.
Một tuple có thể có nhiều phần tử và chúng có thể thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau (số nguyên,
float, danh sách, chuỗi,…)


Một bộ tuple cũng có thể được tạo ra mà không cần sử dụng dấu ngoặc đơn. Trường hợp này cịn
có thể gọi là đóng gói dữ liệu.

Để tạo ra một tuple chỉ chứa một giá trị phần tử, chúng ta cần thêm vào sau phần tử đó một dấu
phẩy.
3.2.2. Truy cập các phần tử của Tuple
Do tuple trong Python tương tự như danh sách, do đó nên cách truy cập các phần tử trong tuple
giống với cách truy cập phần tử trong danh sách.
-

Sử dụng chỉ số

Chúng ta có thể sử dụng toán tử [ ] để truy cập một phần tử trong bộ tuple, trong đó chỉ số được
bắt đầu từ 0.
Chỉ số phải là số nguyên, vì vậy nên không thể sử dụng kiểu dữ liệu khác để biểu diễn chỉ số của
tuple.
Tương tự như danh sách, các tuple lồng nhau được truy cập bằng cách sử dụng chỉ số lồng nhau.
-


Chỉ số âm

Python cho phép truy cập chỉ số âm trong tuple. Chỉ số -1 đề cập đến phần tử cuối cùng, -2 chỉ
phần tử áp chót,…
-

Cắt lát tuple

Chúng ta có thể truy cập một loạt các phần tử trong một tuple bằng cách sử dụng dấu hai chấm
của toán tử cắt.
3.2.3. Thay đổi tuple


Không giống như danh sách, tuple là bất biến. Điều này có nghĩa là các phần tử của một tuple
khơng thể thay đổi khi chúng đã được gán. Tuy nhiên, nếu phần tử là một kiểu dữ liệu có thể thay đổi
như danh sách, thì các phần tử lồng nhau của nó có thể được thay đổi.

Chúng ta có thể sử dụng toán tử + để kết hợp 2 tuple, hay còn gọi là nối tuple. Để lặp các phần tử
trong tuple, chúng ta sử dụng toán tử *. Khi sử dụng + hay *, đều sẽ tạo ra tuple mới.
3.2.4. Xóa tuple
Như đã nói ở trên, chúng ta khơng thể thay đổi các phần tử trong một tuple. Nghĩa là chúng ta
khơng thể xóa hoặc loại bỏ các phần tử khỏi một tuple.
Tuy nhiên, ta có thể xóa hồn tồn một tuple bằng cách sử dụng từ khóa del như trong việc xóa
danh sách.
3.2.5. Ưu điểm của tuple so với danh sách
Vì các tuple khá giống với danh sách, nên cả hai đều được sử dụng trong một số tình huống tương tự.
Tuy nhiên, có một số ưu điểm nhất định của việc sử dụng tuple hơn là sử dụng danh sách:
-


Chúng ta thường sử dụng tuple cho các kiểu dữ liệu không đồng nhất và sử dụng danh sách
cho các kiểu dữ liệu đồng nhất.

-

Vì tuple là bất biến nên việc lặp qua một bộ giá trị sẽ nhanh hơn so với danh sách. Do đó, hiệu
suất cơng việc sẽ hơn một chút so với việc sử dụng danh sách.

-

Các tuple chứa các phần tử không thay đổi có thể được dùng làm từ khóa cho từ điển. Với
danh sách thì điều này là khơng thể.

-

Nếu ta có dữ liệu khơng thay đổi, việc lưu nó dưới dạng tuple sẽ đảm bảo răng dữ liệu đó sẽ
được chống ghi đè.

3.3. Dữ liệu dạng Set
Set là một tập hợp các phần tử khơng có thứ tự. Mọi phần tử trong set là duy nhất và không thể bị
thay đổi. Tuy nhiên, bản thân các tập hợp có thể thay đổi, chúng ta có thể thêm hoặc xóa các phẩn tử


khỏi tập hợp.
Các tập hợp trong Python cũng có thể được sử dụng để thực hiện các phép toán tập hợp như phép
hợp, phép giao, lấy phần bù,…
3.3.1. Tạo tập hợp
Một tập hợp được khởi tạo bằng cách đặt tất cả các phần tử bên trong cặp dấu ngoặc nhọn {}, và
được phân tách bởi đấu phẩy; hoặc được khởi tạo bằng hàm set()
Trong một tập hợp, các phần tử có thể thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau (số nguyên, số thực, tuple,

chuỗi,…). Tuy nhiên, trong tập hợp không thể chứa các phần tử có thể thay đổi được như danh sách,
một tập hợp khác hay một dữ liệu kiểu từ điển.
Nếu tạo một tập hợp rỗng bằng cặp dấu {} thì sẽ định nghĩa một kiểu dữ liệu dạng từ điển. Do đó,
để tạo một tập hợp rỗng (khơng có phần tử nào), chúng ta phải sử dụng hàm set() mà không truyền
vào bất kỳ đối số nào.
# Các dạng khác nhau của tập hợp
# Tập hợp các số nguyên
my_set = {1, 2, 3}
# Tập hợp các dữ liệu hỗn hợp
my_set = {1.0, "Python", (1, 2, 3)}

3.3.2. Sử đổi tập hợp
Tập hợp có thể thay đổi. Tuy nhiên vì chúng khơng có thứ tự nên việc đánh chỉ số khơng có ý
nghĩa. Chúng ta khơng thể truy cập hoặc thay đổi một phần tử của tập hợp bằng cách sử dụng chỉ số
hoặc thực hiện cắt tập hợp như đối với danh sách hay tuple.
Chúng ta có thể thêm một phần tử duy nhất bằng phương thức add() và nhiều phần tử bằng phương
thức update(). Phương thức update() có thể truyền vào tuple, danh sách, chuỗi hoặc các tập hợp khác
để bổ sung vào tập hợp sử dụng phương thức. Toàn bộ các phần tử trùng nhau sẽ bị loại bỏ.
# Khởi tạo my_set
my_set = {1, 3}
#
#
#
#

my_set[0]
Thực hiện lệnh truy xuất phần tử của set bằng chỉ số
sẽ gây ra lỗi
TypeError: 'set' object does not support indexing


# Thêm một phần tử
my_set.add(2) # {1, 2, 3}
# Thêm nhiều phần tử
my_set.update([2, 3, 4]) # {1, 2, 3, 4}
# Thêm một danh sách vào tập hợp
my_set.update([4, 5], {1, 6, 8}) # {1, 2, 3, 4, 5, 6, 8}


3.3.3. Xóa phần tử khỏi một tập hợp
Có thể xóa một phần tử cụ thể trong tập hợp bằng cách sử dụng các phương thức discard() hoặc
remove().
Hai phương thức này khác nhau ở việc discard() không trả ra lỗi khi phần tử khơng có mặt trong
tập hợp, cịn remove() thì ngược lại, nếu phần tử bị xóa khơng nằm trong tập hợp thì sẽ gây ra lỗi.
# Sự khác nhau giữa discard() và remove()
# Khởi tạo tập hợp
my_set = {1, 3, 4, 5, 6}
# Sử dụng discard()
my_set.discard(4) # {1, 3, 5, 6}
# Sử dụng remove()
my_set.remove(6) # {1, 3, 5}
# Xóa phần tử khơng có trong tập hợp bằng discard()
my_set.discard(2) # {1, 3, 5}
# Xóa phần tử khơng có trong tập hợp bằng remove()
# sẽ gây ra lỗi
my_set.remove(2) # Output: KeyError

Ngoài ra, ta có thể xóa và trả lại một phần tử trong tập hợp bằng phương thức pop(). Do tập hợp
là kiểu dữ liệu khơng có thứ tự, khơng thể xác định phần tử nào sẽ được xóa, nên việc xóa và lấy ra
phần tử bằng pop() là hồn tồn ngẫu nhiên.
Ta cũng có thể xóa tất cả các mục khỏi tập hợp bằng phương thức clear().

3.3.4. Các thao tác trên tập hợp
Các tập hợp trong Python có thể thực hiện các phép toán giống với tập hợp trong toán học như
phép hợp, phép giao, phép trừ và lấy phần bù.
-

Phép hợp

Phép giao A và B trả ra kết quả là một tập hợp gồm các phần tử của cả 2 tập hợp.
Trong Python, ta có thể sử dụng tốn tử | hoặc phương thức union() để thực hiện phép giao giữa 2
tập hợp.
#
#
A
B

Phép giao tập hợp
Khởi tạo tập hợp A và B
= {1, 2, 3, 4, 5}
= {4, 5, 6, 7, 8}

# Sử dụng toán tử |


print(A | B) # {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}
# Sử dụng phương thức union()
A.union(B) # {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}
B.union(A) # {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}

-


Phép giao tập hợp
#
#
A
B

Phép giao tập hợp
Khởi tạo tập hợp A và B
= {1, 2, 3, 4, 5}
= {4, 5, 6, 7, 8}

# Sử dụng toán tử &
A & B # {4, 5}
# Sử dụng phương thức intersection()
A.intersection(B) # {4, 5}

-

Hiệu hai tập hợp
#
#
A
B

Hiệu 2 tập hợp
Khởi tạo tập hợp A và B
= {1, 2, 3, 4, 5}
= {4, 5, 6, 7, 8}

# Sử dụng toán tử print(A - B) # {1, 2, 3}

# Sử dụng phương thức difference
A.difference(B) # {1, 2, 3}

-

Các phép kiểm tra

Ta có thể sử dụng isdisjoint() để kiểm tra xem hai tập hợp có rời nhau hay khơng; issubset() kiểm
tra xem một tập hợp có là tập con của tập khác; hay issuperset() dùng để kiểm tra một tập hợp có là
tập mẹ của một tập khác hay không.

3.4. Dữ liệu dạng Dictionary
Dạng dữ liệu Dictionary (Từ điển) trong Python là một tập hợp các phần tử không theo thứ tự. Mỗi
phần tử của từ điển có một cặp key và value. Từ điển được tối ưu hóa để truy xuất các giá trị khi biết
khóa của nó.
3.4.1. Khởi tạo từ điển
Để tạo một dictionary trong Python, ta đặt các phần tử của từ điển bên trong cặp dấu ngoặc nhọn
{} và được phân cách nhau bởi dấu phẩy.
Một phần tử sẽ có một cặp key:value tương ứng với khóa và giá trị mà phần tử đó lưu trữ.
Dù cho các giá trị có thể là bất kỳ kiểu dữ liệu nào và có thể lặp lại, nhưng khóa thì phải thuộc


kiểu dữ liệu cố định (chuỗi, số, tuple với các phần tử cố đinh,…) và phải là duy nhất.
# Từ điển rỗng
my_dict = {}
# Từ điển với khóa là số nguyên
my_dict = {1: 'apple', 2: 'ball'}
# Từ điển với khóa hỗn hợp
my_dict = {'name': 'John', 1: [2, 4, 3]}
# Sử dụng dict() để khởi tạo từ điển

my_dict = dict({1:'apple', 2:'ball'})
# Có thể khai báo phần tử của từ điển là một tuple chứa cặp
key, value
my_dict = dict([(1,'apple'), (2,'ball')])

3.4.2. Truy cập các phần tử trong từ điển
Thay vì sử dụng chỉ số để truy cập vào các phần tử thì từ điển sử dụng key để truy cập đến giá trị
của các phần tử tương ứng. Các khóa có thể được đặt trong dấu [] hoặc sử dụng phương thức get() để
lấy giá trị tương ứng.
Nếu sử dụng [] thì trong trường hợp khơng tìm thấy khóa trong từ điển, chương trình sẽ trả ra lỗi.
Cịn phương thức get() sẽ trả ra giá trị None nếu khơng tìm được giá trị tương ứng với khóa truyền
vào.
my_dict = {'name': 'Nam', 'age': 26}
print(my_dict['name']) # Nam
print(my_dict.get('age')) # 26
print(my_dict.get('address')) # None
print(my_dict['address']) # KeyError

3.4.3. Thay đổi và bổ sung từ điển
Từ điển có thể thay đổi, ta có thể thêm các phần tử mới hoặc thay đổi giá trị của các phần tử hiện
tại bằng toán tử gán.
Nếu khóa đã có giá trị thì giá trị mới sẽ được cập nhật. Trong trường hợp khơng có khóa, một cặp
key:value mới sẽ được thêm vào từ điển.
my_dict = {'name': 'Jack', 'age': 26}
# Cập nhật giá trị


my_dict['age'] = 27 # {'age': 27, 'name': 'Jack'}
# Thêm phần tử
my_dict['address'] = 'Downtown'

# {'address': 'Downtown', 'age': 27, 'name': 'Jack'}

3.4.4. Xóa phần tử khỏi từ điển
Ta có thể xá một phần tử cụ thể trong từ điển bằng cách sử dụng pop(). Phương thức này loại bỏ
một phần tử với đối số truyền vào là key và trả lại giá trị value.
Phương thức popitem() có thể được sử dụng để loại bỏ và trả về một cặp key, value từ từ điển. Tất
cả các phần tử sẽ được xóa nếu ta sử dụng phương thức clear().
Ngồi ra, ta cũng có thể sử dụng del để xóa từng phần tử hoặc tồn bộ từ điển.
squares = {1: 1, 2: 4, 3: 9, 4: 16, 5: 25}
# Xóa một phần tử theo key, trả về giá trị
print(squares.pop(4)) # 16
print(squares) # {1: 1, 2: 4, 3: 9, 5: 25}
# Xóa một phần tử bất kỳ, trả ra cặp (key, value)
print(squares.popitem()) # (5, 25)
print(squares) # {1: 1, 2: 4, 3: 9}
# Xóa tồn bộ phần tử
squares.clear()
print(squares) # {}
# Xóa từ điển
del squares
print(squares) # Throws Error

3.4.5. Một số phương thức của từ điển trong Python
Phương thức

Chức năng

clear()

Xóa tất cả phần tử trong từ điển


copy()

Trả về một bản sao của từ điển

fromkeys(seq[, v])

Trả về một từ điển mới với các khóa được lấy từ seq và giá trị bằng
với v (mặc định là None)

get(key[,d])

Trả về giá trị của key truyền vào. Nếu tồn tại key trong từ điển, trả ra
d (mặc định là None)

items()

Trả về danh sách các phần tử trong từ điển dưới dạng (key, value)

keys()

Trả về danh sách các khóa trong từ điển


pop(key[,d])

Loại bỏ phần tử tương ứng với key truyền vào. Nếu khơng tìm thấy
key, chương trình sẽ trả ra lỗi

popitem()


Loại bỏ và trả về một phần tử bất kỳ trong từ điển. Trả ra lỗi nếu từ
điển trống

setdefault(key[,d]) Trả về giá trị tương ứng nếu key có trong từ điển. Nếu khơng, bổ sung
khóa mới với giá trị là d và trả lại d (mặc định là None)
update([other])

Cập nhật từ điển với các cặp giá trị key:value từ một từ điển khác, ghi
đè các khóa hiện có

values()

Trả về một danh sách các giá trị của từ điển

3.5. Dữ liệu dạng String
3.5.1. Khái niệm String trong Python
Một string (chuỗi) là một danh sách các ký tự. Trong Python, một chuỗi là một danh sách các ký
tự trong bảng mã Unicode. Bảng mã Unicode bao gồm mọi ký tự trong tất cả các ngôn ngữ và mang
lại sự đồng nhất trong bảng mã.
3.5.2. Khởi tạo chuỗi trong Python
Các chuỗi có thể được tạo ra bằng cách đặt các ký tự bên trong cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép.
# Các cách khởi tạo chuỗi sau đây là tương đương
my_string = 'Hello'
my_string = "Hello"
my_string = '''Hello'''
# Sử dụng 3 dấu nháy kép để kéo dài chuỗi thành nhiều dòng
my_string = """Hello, welcome to
the world of Python"""


3.5.3. Truy cập các ký tự trong một chuỗi
Ta có thể truy cập các ký tự riêng lẻ bằng cách sử dụng chỉ số hoặc nhiều ký tự bằng cách sử dụng
phương thức cắt trong danh sách. Chỉ số của chuỗi bắt đầu từ 0. Truy cập một ký tự với chỉ số nằm
ngoài độ dài của chuỗi sẽ trả ra lỗi. Chỉ số phải là một số nguyên, nếu truy cập phần tử với chỉ số
không phải số nguyên sẽ trả ra lỗi.
Tương tự như danh sách, ta có thể sử dụng chỉ số âm để truy cập đến các ký tự trong chuỗi.
3.5.4. Thay đổi hoặc xóa một chuỗi
Các phần tử trong chuỗi khơng thể thay đổi khi chúng đã được gán. Ta chỉ có thể gán lại chuỗi


khác vào biến chuỗi ban đầu.
Tương tự, ta không thể xóa hoặc loại bỏ ký tự ra khỏi chuỗi, nhưng có thể xóa hồn tồn chuỗi
bằng từ khóa del.

-

3.5.5. Thao tác trên chuỗi
Nối chuỗi
str1 = 'Hello'
str2 ='World!'

# Sử dụng +
print('str1 + str2 = ', str1 + str2)
# Sử dụng *
print('str1 * 3 =', str1 * 3)

-

Duyệt các ký tự trong chuỗi
count = 0


for letter in 'Hello World':
if (letter == 'l'):
count += 1
print(count) # 3

3.5.6. Định dạng chuỗi
Phương thức format() của đối tượng chuỗi là phương thức rất mạnh trong việc định dạng chuỗi.
# Thứ tự mặc định
default_order = "{}, {} và {}".format('Lan','Minh','Nam')
print(default_order) # Lan, Minh và Nam
# Format dựa vào thứ tự của đối số
positional = "{1}, {0} và {2}".format('Lan','Minh','Nam')
print(positional) # Minh, Lan và Nam
# Format dựa vào từ khóa
keyword = "{m}, {n} và {l}".format(l='Lan',m='Minh',n='Nam')
print(keyword) # Minh, Nam và Lan

Phương thức format() cho phép tùy chọn định dạng chuỗi. Các tùy chọn được phân tách với tên
của đối số hay từ khóa bằng dấu hai chấm. Ví dụ, ta có thể căn trái <, căn phải > hoặc căn giữa ^
trong chuỗi của một khoảng đã chọn.
Ngồi ra, ta có thể định dạng số nguyên dưới dạng nhị phân, cơ số 16,… và số thực có thể được
làm trịn hoặc hiển thị ở định dạng mũ.


>>> # Định dạng số nguyên
>>> "Hệ nhị phân của {0} được biểu diễn là {0:b}".format(12)
'Hệ nhị phân của 12 được biểu diễn là 1100'
>>> # Định dạng số thực
>>> "Biểu diễn dưới dạng số mũ: {0:e}".format(1566.345)

'Biểu diễn dưới dạng số mũ: 1.566345e+03'
>>> # Làm tròn số
>>> "Một phần ba: {0:.3f}".format(1/3)
'Một phần ba: 0.333'
>>> # Căn lề cho chuỗi
>>> "|{:<10}|{:^10}|{:>10}|".format('list','tuple','set')
'|list
| tuple
|
set|'

3.5.7. Một số phương thức xử lý chuỗi
Có nhiều phương thức được định nghĩa sẵn để xử lý chuỗi trong Python. Một số phương thức thường
được sử dụng như: lower(), upper(), join(), split(), find(), replace(),…
>>> "Python".lower()
'python'
>>> "Python".upper()
'PYTHON'
>>> "Tách chuỗi thành từ".split()
['Tách', 'chuỗi', 'thành', 'từ']
>>> ' '.join(['Ghép', 'từ', 'thành', 'chuỗi'])
'Ghép từ thành chuỗi'
>>> 'Happy New Year'.find('ew')
7
>>> 'Happy New Year'.replace('Happy','Hi')
'Hi New Year'




×