Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.68 KB, 10 trang )
Thế nào là giao tiếp tích cực giữa giáo viên mầm non và trẻ? Để xây dựng
mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa giáo viên mầm non với trẻ cần đảm
bảo những yếu tố nào?
Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ là quá trình chủ động
tiếp xúc tâm lý thông qua phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cô và trẻ
trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, ảnh hưởng qua lại với nhau nhằm
thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và hướng tới sự đồng thuận mà cô và trẻ mong
muốn để thực hiện những mục đích nhất định.
* Để xây dựng mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa giáo viên mầm non
với trẻ cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Sự đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ
Khi giao tiếp với trẻ Giáo viên mầm non luôn thể hiện sự quan tâm, gần
gũi, biết nắm bắt nhu cầu giao tiếp của trẻ và cảm nhận được cảm xúc tích
cực và tiêu cực của trẻ đang trải qua, biết lý giải tỏa những cảm xúc tiêu cực
của mình và của trẻ, biết cách làm lây lan những cảm xúc tích cực tới trẻ (vui
vẻ, hào hứng, phấn khởi), biết tự chủ cảm xúc của mình (kiềm chế sự tức
giận), thể hiện sự hài hước đúng lúc, đúng chỗ, giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo
trước những tình huống căng thẳng bất lợi, chủ động kiểm sốt tốc độ nói, âm
lượng, ngữ điệu, giọng nói khi giao tiếp với trẻ.
- Tính chủ động của giáo viên mầm non trong giao tiếp
Luôn chủ động giao tiếp với thái độ ân cần, niềm nở, biết cách lắng
nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp để mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu
thương và được đối xử công bằng, tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần
gũi với giáo viên và trẻ.
Luôn tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, ý kiến
và quan điểm cá nhân (năng lực, đặc điểm cá nhân trong hành vi giao tiếp,
ngoin ngữ). Chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận trẻ học bằng cách thử - sai cho
phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng, không can thiệp quá nhiều và q
trình trẻ chơi nếu khơng cần thiết (thiên về quan sát, khơi gợi, giải quyết xung