Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Shtt buổi thứ 4 nhóm 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.65 KB, 12 trang )

KHOA LUẬT DÂN SỰ
LỚP LUẬT DÂN SỰ 44B1


BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ
Bộ mơn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Giảng viên: Đặng Nguyễn Phương Uyên
Nhóm: 5
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên
Nguyễn Trường Thịnh
Nguyễn Song Bảo Toàn
Trần Thị Loan Thảo
Nguyễn Thị Anh Thư
Phạm Trương Anh Thép
Nguyễn Mạnh Thắng
Trần Văn Thanh
Phạm Đức Thiện
Thi Thanh Thiện

MSSV


1953801012262
1953801012284
1953801012254
1953801012269
1953801012256
1953801012242
1953801012244
1953801012260
1953801012261

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 05 THÁNG 04 NĂM 2022


A1. Lý Thuyết
1. Nhận định ĐÚNG, SAI, nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn:
a) Khi thiết kế nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp phải thiết kế kết hợp
dấu hiệu chữ và hình ảnh.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT và khoản 1 Điều 72 Luật SHTT
“Nhãn hiệu" được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ (dấu hiệu
chữ), có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu
tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Do đó, khi thiết kế nhãn hiệu cho hàng
hóa, dịch vụ, các doanh nghiệp không nhất thiết phải thiết kế kết hợp dấu hiệu chữ và
hình ảnh.
b) Tổ chức nước ngoài nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Điều 89 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
Tổ chức nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngồi có cơ sở sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc

thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Tổ chức nước ngồi khơng có cơ sở sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông
qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
c) Doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu có quyền khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhận định Sai. => Hết thời hiệu khiếu nại?
Trường hợp doanh nghiệp nhận được Quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu thì sau đó doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục khiếu nại quyết định này đến
cục SHTT. Thời hiệu khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Khiếu
nại lần đầu được thực hiện trong vịng chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định từ chối cấp
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được ban hành. Khiếu nại lần thứ hai được thực hiện
trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu
nại đó khơng được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc
biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
d) Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ chấm dứt khi chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
khơng cịn hoạt động kinh doanh.


Nhận định sai. Vì theo quy định của khoản 1 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa
đổi bổ sung năm 2009 thì hầu hết các nước đều yêu cầu tính mới tuyệt đối và chưa bộc lộ
ở bất cứ đâu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các quốc gia đặt ra
tiêu chuẩn cho tính mới thì tính mới đó được tính trong một khoảng thời gian, không gian
và lãnh thổ nhất định. Nên tính mới của kiểu dáng cơng nghiệp khơng được xem là tính
mới tuyệt đối.
CSPL: Điểm c khoản 1 Điều 95
2. Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp rất phổ biến
ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhãn hiệu đóng vai trị quan trọng trong sản xuất
kinh doanh đó là giúp cho khách hàng, người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ
của tổ chức, cá nhân này so với hàng hóa, dịch của tổ chức, cá nhân kia. Để nhãn hiệu

được bảo hộ, phải thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được; thứ hai,
là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
Đối với điều kiện thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
(Sửa đổi bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009 và 2019, sau đây gọi tắt là Luật SHTT) thì
dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó với nhau, được thể hiện bằng một hoặc là nhiều màu
sắc. Như vậy, để nhãn hiệu được bảo hộ, thì nhãn hiệu đó phải hữu hình, có khả năng
nhìn thấy bằng mắt thường được thể hiện dưới nhiều yếu tố màu sắc, hình ảnh, chữ
viết...Và quan trọng hơn hết, các dấu hiệu đó phải khơng thuộc các trường hợp tại Điều
73 Luật SHTT nếu muốn được bảo hộ.
Điều kiện thứ hai được quy định tại khoản 2 Điều này rằng nhãn hiệu đó phải có khả
năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu
khác. Như vậy, điều Luật nhằm nhắm tới khả năng phân biệt nhãn hiệu của chủ sở hữu
này với nhãn hiệu của chủ sở hữu khác được gắn trên sản phẩm, dịch vụ để người sử
dụng, tiêu dùng có thể phân biệt được bằng mắt thường như điều kiện thứ nhất. Khả năng
phân biệt còn được quy định tại Điều 74 Luật SHTT, theo đó nếu nhãn hiệu được tạo


thành từ một từ hoặc một yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành
một tổng thể dễ dàng nhận biết, dễ ghi nhớ và khơng thuộc các trường hợp bị coi là
khơng có khả năng phân biệt thì nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt.
Kết luận, để một nhãn hiệu được bảo hộ thì cần phải thõa mãn các điều kiện vừa nêu
trên.
Không thuộc các trường hợp tại Điều 73!
3. Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật Sở hữu trí tuệ là gì. So sánh với quy định pháp luật
nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng.
Theo Luật SHTT Việt Nam
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt nam định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng là
nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ
Việt Nam (khoản 20 Điều 4 Luật SHTT). Tại Điều 75 LSHTT quy định về

các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua
việc mua bán, sử dụng hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng
qua quảng cáo;
Điều đầu tiên khi nhắc đến một nhãn hiệu nổi tiếng chúng ta sẽ nghĩ
ngay đến nhãn hiệu được nhiều người biết đến, biết đến ở đây là biết
đến về đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm được gắn
nhãn hiệu hàng hóa, nhà sản xuất của sản phẩm đó và đồng thời nhãn
hiệu này phải có danh tiếng trong một bộ phận công chúng nhất định.
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu
hành;
Đây chính là tiêu chí xác định yếu tố khơng gian của nhãn hiệu hàng
hóa. Nhãn hiệu hàng hóa khơng chỉ được sử dụng tại nước đăng ký lần
đầu tiên mà còn được sử dụng rộng rãi ở khu vực và trên toàn thế giới.
Yếu tố phạm vi sử dụng rộng rãi và sự tồn tại phát triển lâu dài của
nhãn hiệu hàng hóa tạo nên uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu hàng
hóa.
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn
hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được
cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
Các nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có thời hạn sử dụng liên tục lên đến
nhiều năm được nhiều người tiêu dùng biết đến.
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;


Điều này được thể hiện thơng qua các tiêu chí như chất lượng, mùi vị,
giá thành,…Nhiều khách hàng tin hưởng và sử dụng không chỉ là khách
hàng trong nước mà còn là khách hàng phạm vi khu vực thế giới
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn
đầu tư của nhãn hiệu.
Theo pháp luật Hoa Kỳ.
Theo quy định tại Điều 43 Đạo Luật Nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ, Nhãn
hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được nhận biết một cách rộng rãi bởi công
chúng tiêu thụ chung của Hoa Kỳ như là một chỉ định/chỉ dẫn về nguồn
gốc, xuất xứ của hàng hóa/dịch vụ dưới tên chủ sở hữu nhãn hiệu.
Cơ quan SHTT Hoa Kỳ áp dụng quy định tại Điều 6 Công ước Paris về
nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể là Cơ quan SHTT Hoa Kỳ có bảo hộ Nhãn
hiệu nổi tiếng đã đăng ký hoặc chưa đăng ký, có nguồn gốc trong nước
hoặc nước ngoài.
Luật liên bang Hoa Kỳ bảo hộ một nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên các tiêu
chí nhưng khơng giới hạn bởi sự giống nhau/tương tự với các nhãn hiệu
khác, sự tương tự/liên quan của các hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu,
khả năng nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu bao gồm cả
mức độ nhận biết thương mại, các kênh tiếp thị sử dụng, khả năng mở
rộng trong sản phẩm dây chuyền… Bên cạnh đó, luật Liên bang Hoa Kỳ
bảo hộ nhãn hiệu chống lại việc xâm phạm quyền nhãn hiệu nổi tiếng
mặc dù nhãn hiệu xâm phạm được sử dụng/đăng ký cho những sản
phẩm/dịch vụ không tương tự/không liên quan đến các sản phẩm/dịch
vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng.
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Hoa Kỳ:
Theo quy định tại Điều §43 Đạo Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ, để xác định
một nhãn hiệu được coi là được nhận biết một cách rộng rãi/nổi tiếng,
tòa án có thể xem xét tất cả các yếu tố có liên quan, bao gồm:
1. Thời hạn, phạm vi và tầm địa lý của quảng cáo và công bố nhãn
hiệu, không kể đến các yếu tố này được thực hiện bởi chủ sở hữu
hoặc các bên thứ ba;
2. Số lượng, khối lượng, và phạm vi địa lý của hàng hóa/dịch vụ

mang nhãn hiệu được cung cấp;
3. Mức độ được công nhận thực tế của nhãn hiệu.
4. Không kể đến việc nhãn hiệu đã được đăng ký theo Luật của ngày
03 Tháng Ba năm 1881, hay Đạo luật 20 Tháng 2 năm 1905, hoặc
trên sổ đăng ký chính.
Theo pháp luật Trung Quốc.
Nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc được nhận biết sau khi Trung Quốc
ký hiệp định TRIPS, được hưởng phạm vi bảo hộ rộng hơn và mạnh hơn


so với các nhãn hiệu được đăng ký một cách thông thường. Trung Quốc
áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, tức là quyền ưu tiên dành cho
người nộp đơn trước, khơng phải sử dụng trước. Tuy nhiên, vẫn có một
số quy tắc đặc biệt áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng mà không được
đăng ký và phạm vi bảo hộ cho các nhãn hiệu này không hẹp hơn các
nhãn hiệu đã được đăng ký khác. Cụ thể là phạm vi bảo hộ của các
nhãn hiệu đã đăng ký chỉ giới hạn cho các sản phẩm/dịch vụ đăng ký
trong khi phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ giới
hạn ở phạm vi các sản phẩm/dịch vụ uy tín mà cịn bao trùm cả các
sản phẩm/dịch vụ khơng liên quan khác.
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc:
Tại Trung Quốc, có thể dựa trên 05 yếu tố để xem xét ghi nhận một
nhãn hiệu là nổi tiếng, cụ thể là:
1. Mức độ nhận biết của công chúng trong lĩnh vực kinh doanh cho
nhãn hiệu;
2. Khoảng thời gian nhãn hiệu được sử dụng;
3. Thời hạn và phạm vi quảng cáo của nhãn hiệu, và khu vực địa lý
mà quảng cáo được thực hiện;
4. Các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đã được công nhận là nhãn
hiệu nổi tiếng;

Các yếu tố khác tạo nên tính nổi tiếng của nhãn hiệu.
Nhận xét: có điểm chung là doanh số, thị phần làm căn cứ xem xét đánh giá nhãn hiệu
nổi tiếng!
A2. Bài Tập
1. Đọc, nghiên cứu Bản án số 15 “Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhã
hiệu” (gồm cả phần tình huống và phần bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở Hữu
trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng
nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty Marvel không?
Nêu cơ sở pháp lý.
Việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men là không có xâm phạm
quyền SHTT của cơng ty Marvel. Trong bản án có nói là cơng ty Marvel đã khơng xác
lập được quyền sở hữu đối với nhãn hiệu X-Men, khi xuất trình bằng chứng thì cục
SHTT đã cấp chứng nhận bảo hộ cho công ty Hàng gia dụng. Và công ty Marvel khơng
có sản phẩm cùng loại là mỹ phẩm đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam.
Việc công ty Marvel cho công ty Hàng gia dụng sử dụng hình ảnh để quảng cáo cũng
khơng có bằng chứng. Đồng thời, không đủ chứng cứ để để chứng minh công ty Hàng gia
dụng quốc tế không trung thực và lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu X-Men. Những
hành vi của công ty Hàng gia dụng quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 129 Luật SHTT 2005 nên sẽ không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn
hiệu.


Căn cứ vào 4 căn cứ xác định vi phạm:
1. Đối tượng có được và trong thời gian bảo hộ không và chủ sở hữu là ai? => được
cấp văn bằng bảo hộ và cịn thời gian, khơng phải là nhãn hiệu nổi tiếng
2. Chủ thể thực hiện hành vi là ai? Có thuộc là chủ thể sử dụng quyền hay được
quyền sử dụng trước không? (xem là tác giả, chủ sở hữu hay người được hưởng
ngoại lệ): Công ty hàng gia dụng quốc tế, được sử dụng vì là chủ sở hữu
3. Yếu tố hành vi xem xét, (có thuộc hành vi xem xét xâm phạm tại Điều 126) khoản

5 Điều 124 => Dán nhãn hiệu lên sp mình có quyền sử dụng (khơng xâm phạm)
4. Phạm vi, phải xảy ra ở Việt Nam (Nếu trên internet thì phải hướng đến người tiêu
dùng VN)
b) Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng
hay sai? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Trong bản án số 15, Tòa án xác định Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu
hàng hóa X-MEN và hình cho cơng ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng pháp luật, bởi nhãn
hiệu X-MEN của công ty Hàng gia dụng quốc tế đã thỏa mãn là dấu hiệu thuộc phạm vi
bảo hộ nhãn hiệu:
-Thứ nhất, xét về mặt từ ngữ thì từ X-MEN của cơng ty Hàng gia dụng quốc tế và công
ty Marvel là giống nhau về cách phát âm, nhưng từ X-MEN của công ty Marvel khơng
phải là tên gọi nhân vật hay hình ảnh nhân vật trong tác phẩm. Cịn hình tượng đặc trưng
các tác phẩm của công ty Marvel và thông điệp mà nhãn hiệu X-MEN của công ty Hàng
gia dụng quốc tế truyền tải cũng không trùng hay tương tự nhau.
-Thứ hai, yêu cầu tên gọi, hình ảnh nhân vật, hoặc hình tượng đặc trưng của tác phẩm
được biết đến một các rộng rãi. Dựa trên quy định của pháp luật về quyền tác giả thì tên
gọi trong tác phẩm, hình tượng tác phẩm khơng phải hình tượng được bảo hộ quyền tác
giả, nhưng trong trường hợp tên gọi nhân vật, hình tượng đặc trưng của tác phẩm được
biết đến một cách rộng rãi thì chủ sở hữu của tác phẩm vẫn cần được bảo vệ, nếu có chủ
thể khác lợi dụng kinh doanh để lừa dối hay làm cho người tiêu dùng hiểu sai về hàng
hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong vụ việc được bình luận, tịa án chưa làm rõ vấn đề này và
bản thân công ty Marvel cũng chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục, chứng minh
khái niệm X-MEN của mình được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam hay không .
-Thứ ba , nhãn hiệu X-MEN gắn trên mỹ phẩm công ty Hàng gia dụng quốc tế phải làm
cho người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là hàng mỹ phẩm do công ty Marvel sản xuất,
thực hiện. Trên thực tế việc nhầm lẫn này là rất khó xảy ra, vì có thể khái niệm của XMEN của công ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện, tuy nhiên trong lĩnh
vực sản xuất mỹ phẩm dành chon nam giới thì cơng ty Marvel chưa từng có bất kì sản
phẩm hay thơng tin nào cho thấy điều đó tại Việt Nam. Vì vậy , người tiêu dùng khi mua
sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN của công ty Hàng gia dụng quốc tế khơng thể nhẫm

lẫn đó là sản phẩm của công ty Marvel.
Không phải là nhãn hiệu nổi tiếng => không tự động bảo hộ, phải đi đăng ký!
c) Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu X-Men của
cơng ty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc hàng hóa khơng? Vì sao?


Theo quan điểm của tác giả bình luận, nhãn hiệu X-Men của công ty Hàng gia dụng quốc
tế không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hiểu sai đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Vì:
Thứ nhất, về mặt từ ngữ, từ “X-Men” có cách phát âm giống nhau nhưng từ “X-Men”
của Công ty Marvel dùng cho các nhân vật trong truyện tranh, phim, trò chơi (thuộc lĩnh
vực quyền tác giả) và không phải tên của một nhân vật cụ thể trong tác phẩm, cịn từ “ XMen” của Cơng ty hàng gia dụng quốc tế dùng cho sản phẩm mỹ phẩm dành cho người
(thuộc lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là nhãn hiệu). Hai đối tượng này thuộc
hai lĩnh vực khác nhau, theo BLDS 1995 và Nghị định 63/1996 là “ không cùng loại”,
nên không thể xem xét sự nhầm lẫn về xuất xứ khi sản phẩm được đầu tư, kinh doanh
thuộc lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, công ty Marvel chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục để chứng minh
khái niệm X-Men của mình có được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam hay không.
Tài liệu mà công ty Marvel cung cấp về doanh thu chưa được cơ quan có chức năng xác
định. Hơn nữa doanh thu về sản phẩm cũng chưa phải chứng cứ đầy đủ và thuyết phục
cho thấy khái niệm X-Men của Công ty Marvel được biết đến rộng rãi. Cơng ty Marvel
có cung cấp thơng tin về việc sử dụng hình ảnh diễn viên điện ảnh Brad Pitt cũng như
biểu tượng kèm theo dòng chữ Hollywood để quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu XMen nhưng cũng không cung cấp được tài liệu là hồ sơ quảng cáo, đĩa hình quảng cáo.
Thứ ba, nhãn hiệu X-Men gắn trên mỹ phẩm của Công ty Hàng gia dụng quốc tế phải
làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là mỹ phẩm do Công ty Marvel sản xuất,
thực hiện. Trên thực tế việc nhầm lẫn này rất khó xảy ra, vì có khái niệm X-Men của
Cơng ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện tuy nhiên trong lĩnh vực sản
xuất mỹ phẩm cho nam giới thì Cơng ty Marvel chưa có bất kỳ sản phẩm hay thơng tin
nào cho thấy điều đó tại Việt Nam.

Như vậy, người tiêu dùng khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu X-Men của Công ty Hàng
gia dụng quốc tế khơng thể nhầm lẫn đó là sản phẩm của Công ty Marvel.
d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có
phù hợp khơng? Giải thích vì sao.
Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này là hợp lý. Vì một nhãn
hiệu bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy được, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các chủ thể khác nhau thì được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, ngồi hai điều
kiện để được bảo hộ thì cịn phải xem xét dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có thuộc đối
tượng khơng được bảo hộ hay khơng. Và Tịa án đã xem xét, chứng minh dấu hiệu XMen của Công ty Hàng gia dụng quốc tế thuộc đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu. Bên
cạnh đó, Tịa đã cho thấy nhãn hiệu X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế không
làm cho người tiêu dùng hiểu sai hay nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hóa mang nhãn hiệu
X-Men (mỹ phẩm dành cho người nhóm 3).

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và khơng thảo luận trên lớp:


Đọc, nghiên cứu bản án số 1388/2012/KDTM-ST ngày 13/09/2012 của TAND
TP.HCM) (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong sách tình huống Luật sở hữu trí
tuệ Việt nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
1) Phân tích điều kiện để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu "INTERBRAND" có phải là nhãn hiệu nổi tiếng theo luật SHTT khơng?
Vì sao?
Điều kiện để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng
- Theo khoản 20 Điều 4 LSHTT thì nhãn hiệu nổi tiếng “là nhãn hiệu được người tiêu
dùng biết đến rộng rãi trên tồn lãnh thổ Việt Nam" nên có thể hiểu là một nhãn hiệu
được xem là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng tại Việt Nam
biết đến, nếu họ khơng biết thì dù cho nhãn hiệu đó có nổi tiếng trên khắp thế giới đi nữa
cũng không được xem là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tại Điều 75 của Luật này đã đưa ra 8 tiêu chỉ để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng như
sau:

+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thơng qua việc mua bán, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo
+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
+ Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng
hàng hóa đã được bản ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
+ Thời gian sử dụng liên tục nhân hiệu;
+ Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu:
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu
+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
+ Giả chuyển nhượng, giả chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn
hiệu
Như vậy ta có thể thấy rằng để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng thì các tổ
chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để
yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá.
Tuy nhiên, ở tiêu chí thứ hai, sau và bảy trong tám tiêu chí để cơng nhận một nhãn hiệu
nổi tiếng lại có sự mâu thuẫn với định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật quy định.
Cụ thể, theo như định nghĩa thì một nhãn hiệu nổi tiếng là nhân hiệu được người tiêu
dùng Việt Nam biết đến rộng rãi, trong khi đó ở tiêu chí thứ 2, thứ 6 và thứ 7 lại yêu cầu
về phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; số lượng
quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, vậy trong


trường hợp một nhãn hiệu đã đạt được đủ số lượng người trong toàn lãnh thổ quốc gia
biết đến nhưng lại khơng đạt về tiêu chí số lượng quốc gia cơng nhận và bảo hộ thì liệu
nhãn hiệu đó có phải nhãn hiệu nổi tiếng khơng? Do đó, khơng nhất thiết phải đáp ứng dù
các tiêu chí để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu mà tùy từng trường hợp cụ thể mà ta
sẽ đánh giá và xem xét.
Nhãn hiệu “INTERBRAND" có phải là nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT
khơng? Vì sao?
- Nhãn hiệu INTERBRAND được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng vì trong bản án Tịa đã

xác định: “...3/ Kết luận: do nhãn hiệu Interbrand của Cơng ty Interbrand có số lượng
người tiêu dùng và người sử dụng biết đến rộng rãi thông qua việc sử dụng dịch vụ và
phương tiện quảng cáo liên tục từ năm 1974 tại nhiều quốc gia trên thế giới, doanh số đạt
được từ dịch vụ mang nhãn hiệu cũng như tổng số giá trị của các thương hiệu được Công
ty Interbrand định giá rất lớn, dịch vụ mang nhãn hiệu đã đạt được uy tín rộng rãi, đồng
thời nhãn hiệu đã được sử dụng và được biết đến tại Việt Nam thông qua các phương tiện
truyền thông. Căn cứ các quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 20 Điều 4, Điều 75
Luật SHTT và khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN, Cục
SHTT xác nhận nhãn hiệu Interbrand của Công ty Interbrand là nhãn hiệu nổi tiếng trong
lĩnh vực định giả và từ vấn xây dựng thương hiệu tại thời điểm ngày 21/03/2006.
Xét căn cứ khoản 20 Điều 4 Luật SHTT, sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định: "Nhãn
hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt
Nam" Điều 75 Luật SHTT - tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng; thì nhãn hiệu
"Interbrand" của Interbrand Group được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực
định giá và tư vấn xây dựng thương hiệu". Tóm lại, nhãn hiệu "INTERBRAND" được
xác định là nhãn hiệu nổi tiếng vì
+ Đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
+ Đã sử dụng và được biết đến ở Việt Nam
+ Doanh số đạt được từ dịch vụ mang nhãn hiệu cũng như tổng số giá trị của các thương
hiệu được định giá rất lớn;
+ Đạt được uy tin rộng rãi....
2) Trình bày căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Thời hạn bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng được xác định như thế nào?
Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị
định 103/2006/NĐ-CP, cụ thể là: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng
được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75
của Luật Sở hữu trí tuệ mà khơng cần thực hiện thủ tục đăng ký.”



Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được xác định:
Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tự động bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký. Chủ
sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có các tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình đối
với nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng thì
sẽ được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ ngay.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy
nhiên, nếu khơng đáp ứng được các tiêu chí nêu trên thì sẽ khơng cịn được coi là nhãn
hiệu nổi tiếng. Theo đó, chúng ta có thể hiểu, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng là
không xác định thời hạn. Chỉ khi nó khơng cịn là nhãn hiệu nổi tiếng nữa thì nó sẽ khơng
được bảo hộ như một nhãn hiệu nổi tiếng.
3) Giả sử bạn là luật sư bảo vệ quyền lợi của công ty INTERBRAND JSC, hãy đưa
ra lời tư vấn thích hợp.
Giả sử là luật sư bảo vệ quyền lợi của công ty INTERBRAND JSC, em xin đưa ra lời tư
vấn sau:
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 và Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ. Để được xem là nhãn hiệu
nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, như thế nào là biết
đến rộng rãi thì Điều 75 có đưa ra hàng loạt tiêu chí xác định như: “số lượng người tiêu
dùng liên quan biết đến nhãn hiệu”, “doanh thu” hay số lượng hàng hóa dịch vụ đã cung
cấp…Trong bản án trên, cục SHTT căn cứ vào các tiêu chí: “Đã được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi trên thế giới, đã sử dụng và được biết đến tại Việt Nam, có số lượng người
tiêu dùng và người sử dụng biết đến rộng rãi, định giá lớn, đã đạt được uy tín rộng rãi,
…”. Từ đó, kết luận cơng ty của nguyên đơn là nhãn hiệu nổi tiếng, kết luận này thật sự
cịn rất nhiều thiếu sót gây bất lợi cho phía cơng ty bị đơn. Tịa án cần phải xem xét lại
tiêu chí người tiêu dùng ở Việt Nam, người tiêu dùng rất đa dạng và tồn tại ở nhiều vùng,
miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, chúng ta cần
phải đánh giá người tiêu dùng trong một phạm vi nhất định (thu hẹp phạm vi người tiêu
dùng với loại hàng hóa đang được nhắc đến trong bản án), khơng nên xác định người tiêu
dùng theo nghĩa rộng để làm căn cứ đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.
Về vấn đề tên thương mại của công ty bị đơn cho rằng trùng với nhãn hiệu nổi tiếng của
cơng ty ngun đơn thì căn cứ vào khoản 3 Điều 78 và điểm d khoản 1 Điều 129 Luật

SHTT. Phía cơng ty bị đơn có hành vi xâm phạm và Tịa án lập luận có cơ sở nên phía bị
đơn sẽ phải tiến hành “chấm dứt sử dụng tên thương mại” trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và đổi tên viết tắt thành một tên khác không chứa “Interbrand” hoặc dấu hiệu
khác tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng “Interbrand”.
Về vấn đề tên miền (www.interbrandvn.com), Đây là tên miền tương tự với nhãn hiệu
của nguyên đơn. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 130 xác định hành vi của phía bị đơn
xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh đồng thời phía bị đơn chấm dứt hoặc sửa đổi
tên miền khơng được chứa các dấu hiệu “Interbrand” hay các dấu hiệu khác tương tự.


4) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tịa án trong tranh chấp này có
phù hợp khơng? Giải thích vì sao. Theo quan điểm của nhóm em, hướng giải quyết
của Tòa án trong tranh chấp này chưa phù hợp.
+Tịa án xác định Cơng ty INTERBRAND JSC xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi
tiếng khi xác định INTERBRAND của INTERBRAND GROUP là nhãn hiệu nổi tiếng
thông qua cơ sở dữ liệu của Cục SHTT. Việc Tòa án coi ý kiến chuyên môn của Cục
SHTT làm căn cứ để ra phán quyết theo quan điểm của chúng tôi là khơng đúng vì “ý
kiến chun mơn” (văn bản số 5467/SHTT-TTKN) không phải là một trong các nguồn
chứng cứ (CSPL: Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự.)
+Tòa án chưa đưa đủ cơ sở để kết luận nhãn hiệu của nguyên đơn là nhãn hiệu nổi tiếng.
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Luật SHTT thì “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, theo điểm a khoản 3 Điều
6 Luật SHTT 2005 thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc
vào thủ tục đăng ký, đồng thời phải thỏa mãn tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại
Điều 75 Luật SHTT 2005. Do đó, các căn cứ của Tịa án đưa ra cịn thiếu thuyết phục và
khơng đầy đủ theo luật định.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×