Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ BUỔI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.18 KB, 11 trang )

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Luật Hành chính – nhà nước
------------------------

Mơn học: Luật Sở Hữu Trí Tuệ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

Giảng viên phụ trách :
Lớp
:
Thành viên:

Nguyễn Trọng Luận
HC44A1

Catalog
Level1..........................................................................................................................................................1
Level1..........................................................................................................................................................2
Level1..........................................................................................................................................................3
Level1..........................................................................................................................................................4
Level1..........................................................................................................................................................5
Level1..........................................................................................................................................................6


A. Nội dung thảo luận tại lớp:
A.1. Lý thuyết:
1. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả.
Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu”.


Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định:
“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Quyền liên quan có mối liên hệ mật thiết với quyền tác giả: tác giả là người tạo ra
tác phẩm nhưng chủ thể có quyền liên quan là người đưa tác phẩm đến với công chúng.
Đại bộ phận tác phẩm chỉ có thể được phổ biến rộng rãi đến cơng chúng thơng qua đội
ngũ trung gian, đó là những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng….
Các tác phẩm chính là ngun liệu cho hoạt động lao động sáng tạo của các chủ
thể quyền liên quan. Vì vậy, quyền của chủ thể quyền liên quan có thể coi như là một loại
quyền phái sinh từ quyền tác giả. Hai loại quyền này luôn gắn bó chặt chẽ, khơng thể tách
rời.
2. Điểm b khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổ sung bởi
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022. Theo đó, chủ
sở hữu quyền tác giả khơng có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện
hành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao
tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc
phân phối”. Anh/chị hiểu như thế nào về quy định này.
Khác với Luật SHTT 2005 chỉ liệt kê 6 loại quyền tài sản, Luật SHTT 2022 mô tả
rõ hơn nội dung và phạm vi của 5/6 quyền tài sản. Cụ thể, chủ sở hữu quyền tác giả được
hưởng các quyền độc quyền sau do chính anh ta thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân
khác thực hiện:


• Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được thực hiện trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm
mà cơng chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời
gian và từng phần tác phẩm.
• Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng

bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ các trường hợp ngoại lệ.
• Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình
thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu
hình, trừ các trường hợp ngoại lệ
• Phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả
việc cung cấp tác phẩm đến cơng chúng theo cách mà cơng chúng có thể tiếp cận được tại
địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
• Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ
trường hợp chương trình máy tính đó khơng phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
A.2. Bài tập:
1. Khi được yêu cầu cho ví dụ về 1 trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả
không đồng thời là tác giả của tác phẩm, bạn Linh cho ví dụ như sau: A là một hoạ
sĩ nổi tiếng, A tự bỏ công sức, chi phí để vẽ một bức tranh và được nhiều người u
thích. Sau đó một người u tranh của A tên là B đã mua lại bức tranh đó của A và
mang về nhà treo. Trong trường hợp này, khi A chưa bán bức tranh đi thì A vừa là
tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh. Khi A đã bán bức tranh đó
cho B thì A vẫn là tác giả nhưng chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh lúc này là
B. Hãy tìm điểm sai trong ví dụ của bạn Linh.
Điểm sai là A vẫn chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh này. Vì A trực tiếp sáng
tạo bằng chính cơng sức và chi phí của mình thì A vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền
tác giả (Điều 37) và vừa có các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền
tác giả của bức tra sẽ không phải là A khi được B giao nhiệm vụ hoặc kết giao hợp đồng
B (Điều 39); hoặc là B là người thừa kế của A (Điều 40); hoặc B được A chuyển giao
quyền (Điều 41). Vì vậy ví dụ của bạn Linh là chưa đúng.


2. Phòng tập gym Mỹ Hòa in tờ rơi quảng cáo truyền thơng cho hình ảnh
phịng tập. Mặt trước tờ rơi in các bài viết về lợi ích của việc tập gym (được lấy từ
các trang báo điện tử) và có ghi nguồn cuối bài viết là “Theo Báo ...”, mặt sau in

thơng tin của phịng tập và chính sách khuyến mãi cho khách hàng. Hỏi phòng tập
làm như vậy có vi phạm quyền tác giả khơng?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền tác giả:
“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà khơng được phép của đồng tác giả
đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm
i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác
cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép
của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.


12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả
thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xóa, thay đổi thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết

bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả.”
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả
tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại Điều 25 LSHTT, bao gồm:
“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa
trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định
kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không
nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh
hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng
được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”


Như vậy, theo các quy định trên thì Phịng tập gym Mỹ Hịa in tờ rơi quảng cáo
truyền thơng cho hình ảnh phịng tập, sử dụng các tác phẩm báo chí đã được đăng trên
internet để đăng lại trên các tờ rơi với mục đích thương mại, tuy có dẫn nguồn nhưng
chưa được sự cho phép và chưa trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác
cho chủ sở hữu quyền tác giả thì phịng tập đã vi phạm Khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

3. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá các vấn
đề pháp lý sau (trên cơ sở các thông tin này): (giả sử áp dụng quy định của Luật
SHTT 2005 để giải quyết tranh chấp này)
a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền
tác giả khơng?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 LSHTT, tác phẩm chính là sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình
thức nào. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 LSHTT thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật
và khoa học được bảo hộ bao gồm:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể
hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi
chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;


k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, cơng trình khoa
học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”.
Tại khoản 1 Điều 6 LSHTT quy định về căn cứ xác lập quyền tác giả như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một
hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương

tiện, ngơn ngữ, đã cơng bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.” Từ quy
định trên, ta thấy có hai căn cứ để phát sinh quyền tác giả:
- Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo.
- Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Từ các quy định của Luật SHTT nêu trên, “Thần đồng đất Việt”, tác phẩm là hình
ảnh các nhân vật trong truyện (Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng), là cốt truyện (tác phẩm
viết) và truyện (tác phẩm truyện tranh được thể hiện dưới dạng chữ viết và hình ảnh)
được thể hiện bằng hình ảnh được vẽ ra và câu truyện được sáng tác bởi tác giả, khơng
phải hình ảnh hay câu truyện mới chỉ xuất hiện trong tưởng tượng, trong tâm trí tác giả
mà chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nào đó. Và truyện tranh Thần
đồng đất Việt được bảo hộ quyền tác giả theo quy định Luật SHTT.
b) Ai là chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?
Công ty Phan Thị là chủ sở hữu hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Theo pháp luật quy
định, để được công nhận là tác giả, người trực tiếp sáng tạo tác phẩm phải để tên thật.
Người hỗ trợ, góp ý kiến khơng được cơng nhận là tác giả. Ở đây, nguyên đơn (Lê Linh)
trực tiếp thể hiện hình tượng nhân vật Tý, Sửu, Dần, Mẹo dưới dạng vật chất nhất định
phù hợp với quy định của pháp luật, bị đơn (Công ty Phan Thị) nói nhân vật hình thành
trong trí óc của bà là khơng có cơ sở. giữ ngun bản án sơ thẩm công nhận Lê Linh là
tác giả duy nhất bộ truyện tranh.


Về quyền được làm tác phẩm phái sinh, TAND TP HCM căn cứ hợp đồng lao
động thể hiện ông Linh là nhân viên Công ty Phan Thị với công việc là vẽ tranh minh
họa. Do đó, ơng Linh là tác giả của 4 hình tượng nhân vật cịn Cơng ty Phan Thị là chủ sở
hữu của tác phẩm, được quyền làm tác phẩm phái sinh. Nhưng việc sử dụng các hình
tượng này khơng được sửa chữa, cắt xén, làm sai lệch hình tượng gốc gây phương hại đến
danh dự, uy tín của tác giả Lê Linh.1
c) Ai là tác giả của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo,

Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?
Dựa trên thông tin từ trang VNEXPRESS 2, Lê Linh (Lê Phong Linh) chính là tác
giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo
trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, bởi vì trên tịa, phía bị đơn (Công ty Phan
Thị) đã thừa nhận ông Linh là người trực tiếp thể hiện hình thức của 04 nhân vật trên
dưới dạng vật chất nhất định phù hợp với quy định của pháp luật, phía bị đơn chỉ giữ vai
trị hỗ trợ, đóng góp ý kiến nên khơng được công nhận là tác giả.
d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất
Việt?
Do ông Lê Linh là nhân viên của Công ty Phan Thị và được nhiệm vụ vẽ bộ truyện
tranh Thần Đồng Đất Việt nên Công ty Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác
giả, và theo quy định của luật SHTT 2005 (khoản 1 và 2 Điều 20), chủ sở hữu quyền tác
giả có quyền tạo ra các tác phẩm phái sinh dự trên tác phẩm gốc, Phan Thị có quyền sao
chép và làm tác phẩm phái sinh, đồng nghĩa với việc có thể tiếp tục phát hành các tập
truyện tranh “Thần đồng đất Việt” từ tập 78 trở về trước và sử dụng nguyên mẫu 4 hình
tượng Tí, Sửu, Dần, Mẹo để sáng tạo nội dung cho những tập tiếp theo, tuy nhiên việc
làm ra các tác phẩm phái sinh này không được làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm
của tác giả.
e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp
với quy định pháp luật không?

1

/>
2

/>

Trường hợp khơng có sự đồng ý của tác giả của các nhật trong truyện thì việc cơng
ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi sẽ không phù hợp với quy định pháp

luật. Nếu họa sĩ Lê Linh chứng minh được mình là tác giả, thì người vẽ tiếp những tập
sau phải xin phép, phải có sự đồng ý của họa sĩ Lê Linh, Phan Thị chỉ có quyền sở hữu
đối với 78 tập đầu tiên và có tồn quyền khai thác mà khơng cần sự đồng ý của họa sĩ Lê
Linh, nhưng vẫn phải bảo đảm quyền nhân thân cho họa sĩ Lê Linh. Từ tập 79 trở đi,
Phan Thị muốn khai thác tiếp nhưng chưa có sự đồng ý của họa sĩ Lê Linh, sẽ vi phạm
quyền tác giả vì chỉ có tác giả mới được đụng vào tác phẩm của mình.
CSPL: khoản 4 Điều 19 Luật SHTT 2005 sđ, bs 2009, 2019, 2022.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHƠNG thảo luận trên lớp:
Tóm tắt bản án số 213/2014/DS-ST của TAND quận Bình Tân ngày 14/8/2014.
Ơng Nguyễn Văn Lộc là tác giả của tác phầm “Hình thức thể hiện tranh tết dân
gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng
nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng
ký bản quyền, nội dung tác phẩm là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có nguồn
gốc từ dân gian (hình ảnh ơng thầy đồ, múa lân, ông địa...) được sắp xếp lại để thể hiện
khơng khí ngày tết của Việt Nam.
Vào dịp trước Tết quý tỵ (2013), ông phát hiện tại địa điểm “Showroom Honda ơ
tơ Cộng Hịa” trực thuộc chi nhánh Cơng ty CP xuất nhập khẩu & dịch vụ ô tô mặt trời
mọc đã sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ơng để trang trí tết và khơng được sự đồng ý
của ông. Ngày 03/4/2013 ông đã gởi văn bản đến Ban giám đốc Công ty ô tô Mặt Trời
Mọc nêu rõ vấn đế sai phạm của công ty, yêu cầu cơng ty có văn bản trả lời và liên hệ với
ơng để giải quyết vấn đề nhưng phía cơng ty không thực hiện.
Công ty Mặt Trời Mọc không đồng ý vì các lẽ sau:
Căn cứ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm
về phần hình ảnh và thiết kế cho việc trang trí tại shovvroom của cơng ty nên nếu có vi
phạm quyền tác giả của ơng Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường và xin lỗi là của
công ty Đăng Viễn. Mặt khác, căn cứ theo tác phẩm do ơng Lộc xuất trình tại Tịa án so
sánh với phần trang trí của Cơng ty Đăng Viễn tại shovvxoom của Công ty Mặt Trời Mọc



thì nội dung, bố cục, hình thức thể hiện là khơng giống nhau nên cơng ty cho rằng khơng
có việc vi phạm quyền tác giả ở đây.
Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tịa án nhân dân quận Tân Bình
ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm
này có được bảo hộ quyền tác giả khơng? Vì sao?
- Tác giả của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” là ông Nguyễn Văn
Lộc (nguyên đơn).
- Căn cứ Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tác phẩm “Hình thức thể hiện
tranh tết dân gian” khơng là nhóm đối tượng khơng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả,
nên tác phẩm này được bảo hộ quyền tác giả;
Căn cứ vào dữ kiện của bản án, ông Nguyễn Văn Lộc là tác giả của tác phầm
“Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm đã được
Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày
07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền, nội dung tác phẩm là tập hợp
những hình ảnh của các nhân vật có nguồn gốc từ dân gian (hình ảnh ơng thầy đồ, múa
lân, ơng địa...) được sắp xếp lại để thể hiện khơng khí ngày tết của Việt Nam.
b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân
gian” có được bảo hộ quyền tác giả khơng? Vì sao?
Theo em “cụm hình ảnh” trong tác phẩm của ông L không được bảo hộ quyền tác
giả. Vì hình ảnh đó do ơng lấy từ nguồn gốc đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ
lâu và chỉ thay đổi một vài đường nét, sắp xếp bố cục và hình thức thể hiện nên rất khó để
xác định được tác giả của nguyên bản. Đồng thời các “cụm hình ảnh” của ơng L chưa
được xác lập quyền tác giả để có thể được bảo hộ quyền tác giả vì ơng L chỉ đăng ký
quyền tác giả gơm chung cả 5 cụm hình mà chưa xác lập quyền tác giả đối với từng “cụm
hình ảnh”. Cách sắp xếp khác nhau của từng cụm hình cũng có thể thành một tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng khác, truyền tải được nội dung khác nhau tùy theo bố cục chính thể do
đó nếu từng cụm hình khơng được đăng ký quyền tác giả thì sẽ khơng được bảo hộ quyền
tác giả.



c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ngun đơn
khơng? Nêu cơ sở pháp lý.
Hành vi của bị đơn không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ngun đơn. Vì biểu
tượng thuộc về văn hóa dân gian được lưu truyền lâu đời, thì mỗi người có sự hình dung
và thể hiện riêng của mình nhưng bản thân mỗi một biểu tượng riêng rẽ không thể tự thân
tạo nên một tác phẩm để thể hiện khơng khí tết dân gian mà các biểu tượng này phải được
sắp xếp, thay đổi thì mới hình thành nên tác phẩm mang thông điệp và nội dung cụ thể.
Nên việc công ty Đăng Viễn cho rằng không sử dụng tác phẩm và không vi phạm quyền
tác giả của ơng Nguyễn V L là hợp lý. Ngồi ra bị đơn có ký hợp đồng dịch vụ th cơng
ty dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công lắp đặt, trang trí tại cửa hàng trưng bày tại 18
Cộng Hồ, phường 4, Tân Bình, cơng ty đã hồn thành và hai bên đã nhiệm thu thanh lý
trước ngày ông lộc được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Đồng thời những hành
vi vủa bị đơn không thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 28 về Hành vi xâm
phạm quyền tác giả. Do đó, bị đơn khơng xâm phạm quyền tác giả của nguyên đơn.
CSPL: Điều 28 Luật SHTT 2005 sđ, bs 2009, 2019, 2022.
d) Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những điểm khác
biệt nào so với các loại hình tác phẩm khác?
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền
thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện
tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền
bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác khó xác định ai là tác giả của loại tác phẩm
này nên khó bảo vệ sự tồn vẹn như quy định của tác phẩm thông thường tại khoản 4
Điều 19. Tại khoản 2 Điều 23 quy định tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn
giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Vì khơng xác định được tác giả nên các quyền nhân thân không được đề cập đến
các quy định bảo hộ tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian. Vì tồn tại chủ yếu bởi hình
thức truyền miệng, có nhiều dị bản nên việc bảo hộ phải đảm bảo tính ngun gốc khó
thực hiện.

- Có nhiều dị bản và chúng khác nhau một số chi tiết nên tất cả các dị bản đó tự
động bảo hộ mà khơng cần đảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm.



×