Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Kinh tế móng cái trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.68 KB, 134 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
1. Từ một địa phương trước năm 1990 kinh tế xã hội chậm phát
triển, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, lạc hậu, nông nghiệp chiếm tới
80% GDP ... Sau hơn 10 năm thực hiện quyết định 675/TTg và quyết
định 53/2001/QĐ - TTg nay là số 29/2008/NĐ - CP của Thủ tướng Chính
phủ về một số cơ chế chính sách ưu đãi phát triển đối với khu kinh tế cửa
khẩu, Móng Cái đã có bước phát triển nhanh. Đến nay cơ cấu kinh tế thay
đổi, trong đó các ngành thương mại - du lịch - dịch vụ phát triển mạnh,
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tới 70% trong GDP, ngành
nông, lâm, ngư nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; ngành
cơng nghiệp đang tranh thủ thời cơ trong việc khai thác thế mạnh, lợi thế
của một khu kinh tế cửa khẩu và là một khu vực chuyển tiếp giữa hai khối
kinh tế lớn là ASEAN - Trung Quốc để phát triển. Với kết quả đó, ngày
08.06.2007 Thị xã Móng Cái đã vinh dự được Bộ Xây dựng ra quyết định
cơng nhận Thị xã Móng Cái là đô thị loại 3. Đây là bước ngoặt quan
trọng để Thị xã Móng Cái lớn mạnh trở thành một Thành phố cửa khẩu
Quốc tế hiện đại, văn minh. Ngày 24.09.2008, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 03/NĐ - CP về thành lập Thành phố Móng Cái trực thuộc
Tỉnh Quảng Ninh.
2. Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành ngay
sau khi khu kinh tế cửa khẩu thành lập đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, nhưng so với yêu cầu và tiềm năng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong
thời kỳ đổi mới cũng đặt ra cho Móng Cái hàng loạt những vấn đề cần
quan tâm như việc lựa chọn các ngành, các lĩnh vực, khu vực để đầu tư,
tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, sự phân hóa trong phát
triển và mức sống giữa các địa phương trong thành phố, sự chuyển dịch
cơ cấu giữa các ngành kinh tế và nội bộ từng ngành,....

1



3. Việc phân tích, đánh giá những tiềm năng, thực trạng kinh tế - xã
hội một cách khách quan, khoa học có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở để xây
dựng những chính sách, kế hoạch, điều chỉnh phát triển kinh tế hợp lý.
4. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội và
phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, đề tài cịn góp phần giải
quyết một phần những tồn tại và yêu cầu mới của kinh tế Móng Cái trong
thời kỳ đổi mới.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Kinh tế Móng Cái trong thời kỳ
đổi mới ” có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triến kinh tế - xã hội của
địa phương cũng như bản thân tác giả.
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Dưới triều nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), Móng Cái thuộc phủ Hải
Ninh, tỉnh Quảng Yên. Khi thực dân Pháp xâm lược, cai trị năm 1891 phủ
Hải Ninh tách ra khỏi tỉnh Quảng Yên. Năm 1906, Pháp thành lập tỉnh
Hải Ninh gồm ba châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên. Ngày 02.08.1954
Móng Cái được hồn tồn giải phóng. Ngày 01.12.1955 Thị xã Móng Cái
thuộc tỉnh Hải Ninh được quyết định thành lập. Ngày 30.10.1963 hợp
nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Theo đó
ngày 01.07.1964 thị xã Móng Cái đổi thành thị trấn Móng Cái thuộc
huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Ngày 18.01.1979 huyện Móng Cái
đổi thành huyện Hải Ninh, thị trấn Móng Cái đổi thành thị trấn Hải Ninh.
Ngày 20.07.1998 Thị xã Móng Cái được thành lập trên cơ sở tồn bộ dân
số và diện tích của huyện Hải Ninh.
Sự phát triển kinh tế của Móng Cái chỉ thực sự diễn ra từ khi có
quyết định thành lập khu kinh tế cửa khẩu năm 1996 đến nay. Do đó vấn
đề nghiên cứu sự phát triển kinh tế Móng Cái đã được thực hiện nhưng
chỉ dừng lại ở các vấn đề, lĩnh vực chi tiết chưa có một cơng trình mang
tính chính thống, nghiên cứu một cách tổng hợp về kinh tế Móng Cái.


2


III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận địa lý kinh tế - xã hội và tổ chức lãnh thổ
nền kinh tế vào địa bàn Móng Cái để phân tích, đánh giá tiềm năng, thực
trạng phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, phát triển
kinh tế Móng Cái hợp lý, hiệu quả và bền vững.
2.2 Nhiệm vụ
- Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và kinh tế
cửa khẩu.
- Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế Móng Cái
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế Móng Cái theo khía cạnh
ngành và lãnh thổ.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế Móng Cái theo hướng
ổn định, hiệu quả và bền vững.
IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nội dung
Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và
lãnh thổ trên địa bàn thành phố Móng Cái.
4.2 Phạm vi lãnh thổ
Đề tài nghiên cứu trên tồn bộ thành phố Móng Cái.
4.3 Thời gian
Đề tài nghiên cứu kinh tế Móng Cái từ sau khi thành lập khu kinh
tế cửa khẩu năm 1996 đến năm 2007.
V. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm tổng hợp
Đây là một quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên

cứu Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Quan điểm này
xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu của Địa lí kinh tế - xã hội. Các
3


đối tượng nghiên cứu của Địa lí kinh tế - xã hội rất phong phú, đa dạng,
chịu sự tác động của nhiều nhân tố và có sự phân hóa trong khơng gian
nên có mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân chúng với nhau và với các
đối tượng khác. Do đó sự phát triển kinh tế của Móng Cái được nghiên
cứu dựa trên các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội được đặt trong sự
phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, của Việt Nam trong bối cảnh
quốc tế mới.
5.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh tế - xã hội là các thể tổng hợp
lãnh thổ sản xuất. Khi nghiên cứu kinh tế của Móng Cái cần đặt trong
lãnh thổ là Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh để thấy được các nguồn lực tác
động đến sự phát triển của kinh tế Móng Cái.
5.1.3 Quan điểm sinh thái
Sự phát triển kinh tế góp phần nâng cao mọi mặt trong đời sống
kinh tế, xã hội. Đồng thời sự phát triển đó cũng tác động khơng nhỏ đến
môi trường. Nên vấn đề nghiên cứu cũng đặt ra hướng phát triển kinh tế
một cách hợp lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chống ô nhiễm môi trường
để đảm bảo sự phát triển bền vững.
5.1.4 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Quan điểm này được vận dụng vào nghiên cứu đề tài thể hiện ở
việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế của Móng Cái trong một thời gian
dài từ khi mở cửa khẩu quốc tế giao thương với Trung Quốc đến nay. Từ
đó đánh giá thực trạng và triển vọng của sự phát triển kinh tế Móng Cái
trong tương lai.
5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần phải thỏa mãn yêu cầu về
khả năng tài nguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng
đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Vì vậy, khi tiến hành nghiên
cứu kinh tế Móng Cái cần phải xem xét tới các nguyên tắc phân bố sức
4


sản xuất, đặc điểm, điều kiện phân bố của từng ngành, từng lĩnh vực đồng
thời phải tính đến nhu cầu của thị trường.
Thỏa mãn yêu cầu về tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu của thị
trường, đó là sự thỏa mãn yếu tố khả năng và đáp ứng nhu cầu nhằm đem
lại lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường của tổng thể. Đó là hiệu quả kinh
tế - xã hội cao và sự bền vững của môi trường sinh thái.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thống kê tài liệu
Luận văn sử dụng nhiều số liệu thống kê từ nhiều nguồn tài liệu
khác nhau: từ niên giám thống kê, hoặc sử dụng các kết quả thống kê từ
các tài liệu có liên quan như các sách giáo trình, luận văn, luận án, các bài
báo, trích dẫn trên các tạp chí hoặc các trang thơng tin điện tử của cả
nước cũng như của Quảng Ninh, Móng Cái. Nhờ số liệu thống kê đa dạng
và phong phú, tác giả có điều kiện để phân tích, tổng hợp, khái qt hóa
sự phát triển kinh tế của Móng Cái.
5.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ, biểu đồ là những yếu tố không thể thiếu trong những
nghiên cứu Địa lý học cũng như các nghiên cứu liên quan đến lãnh thổ.
Sử dụng phương pháp này, những kết quả đạt được trở nên rõ ràng, gắn
bó với thực tiễn hơn.
Luận văn sử dụng phương pháp này để thành lập những bản đồ
hành chính, dân cư, dân tộc, hiện trạng phát triển kinh tế,... Các bản đồ
được thiết kế trên cơ sở những yếu tố địa lý có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Trong quá trình thiết lập bản đồ, tác giả trọng tâm chú ý đến các
mối quan hệ của đối tượng thể hiện trên bản đồ để bản đồ có thể nhìn
nhận, khai thác một cách thuận lợi nhất.
5.2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi thu thập tài liệu và số liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân
tích và so sánh tài liệu để phù hợp với mục đích nghiên cứu.
5


Phương pháp nghiên cứu này có tác dụng “làm sạch” tài liệu, biến
tài liệu “thô” thành tài liệu “tinh”, giảm độ “vênh” giữa các tài liệu do
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phân tích, tổng hợp tài liệu
sẽ cho thấy hiện trạng phát triển kinh tế của Móng Cái.
5.2.4 Phương pháp thực địa
Phương pháp này nhằm mục đích xác thực những thơng tin mà tác
giả đã thu thập, nhận định một cách chính xác về hiện trạng phát triển
kinh tế của địa phương.
5.2.5 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo dựa trên quá trình phát triển của các sự vật,
hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật và hiện tượng khác nhau
mang tính chất logic xã hội. Trên cơ sở hiện trạng phát triển kinh tế Móng
Cái trong thời gian qua, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những nhận định và
phân tích cũng như chọn lọc những dự báo, khả năng phát triển kinh tế
của địa phương.
5.2.6 Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu
Đây là phương pháp không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu Địa
lí mà cịn được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu các lĩnh vực khác.
Các phần mềm và công cụ hỗ trợ được sử dụng bao gồm: Microsoft
Office, Mapinfo Professional,... Trong đề tài, phương pháp này được sử
dụng nhằm:

- Thu thập tài liệu từ các websites.
- Xây dựng các biểu đồ biểu diễn tình hình và xu hướng phát triển.
- Thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ cho mục đích nghiên
cứu.
Đề tài được thực hiện theo những quan điểm và bằng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm và phương pháp
trên không tách rời mà được phối hợp với nhau, vận dụng một cách tổng

6


hợp trong trong các giai đoạn nghiên cứu của tác giả, mang lại bức tranh
toàn cảnh về kinh tế của Móng Cái.
VI. Đóng góp của đề tài
- Tổng quan và hệ thống các khái niệm, cơ sở lý luận về kinh tế,
phát triển kinh tế và phát triển khu kinh tế cửa khẩu của nước ta. Vận
dụng cơ sở lý luận đó vào nghiên cứu kinh tế Móng Cái.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế Móng Cái.
- Đề xuất các giải pháp và định hướng để góp phần giải quyết
những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế Móng Cái.
VII. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Phần
nội dung của đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và
phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
Chương II: Nguồn lực phát triển kinh tế Móng Cái
Chương III: Thực trạng phát triển kinh tế Móng Cái
Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế Móng
Cái đến năm 2020.


7


PHẦN NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Phát triển và tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà
xã hội đó coi là cơ bản, phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất,
trước hết là phúc lợi của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm
các đòi hỏi về chính trị. Hay phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, sự
tiến bộ về xã hội và sự bền vững về môi trường.
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng (tăng GNI/ người, GDP/ người)
cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tham gia của
các dân tộc, quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên, những
chuyển biến đáng kể về mức tiêu dùng, điều kiện y tế, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục và phúc lợi.
1.1.1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng thu nhập quốc gia
(GNI) hoặc tổng thu nhập trong nước (GDP) hoặc mức tăng của tổng thu
nhập quốc gia hay tổng sản phẩm trong nước tính theo đầu người
(GNI/người và GDP/người). Hay tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu
nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm). Bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng.
1.1.2 Khái niệm về khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu
1.1.2.1 Khái niệm
Theo nghị định số: 29/2008/NĐ - CP định nghĩa khu kinh tế và
khu kinh tế cửa khẩu như sau:

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi
trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có
8


ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ
tục quy định tại Nghị định này.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi
thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu giải trí, khu
du lịch, khu đơ thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng
khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới
đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo
các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Như vậy, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không gian kinh
tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia,
có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển
đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử dụng,
phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết
định thành lập.
1.1.2.2

Điều kiện thành lập nên khu kinh tế cửa khẩu

a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt.
b) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính quy định tại Nghị định
số 32/2005/NĐ - CP ngày 14.03.2005 của Chính phủ về Quy chế cửa
khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không
tách biệt về không gian.

c) Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia;
giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất
liền của nước bạn; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu
hạ tầng kỹ thuật.
d) Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế cửa khẩu bao
gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận
chuyển hàng hóa q cảnh, sản xuất cơng nghiệp, du lịch, dịch vụ; có
9


điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả
năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư.
đ) Gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật
tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới.
e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh
hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng
cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; có điều
kiện đảm bảo u cầu về mơi trường, mơi sinh và phát triển bền vững.
Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm tổng hợp các nhân tố về: yếu tố tự
nhiên, yếu tố lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các bên,
chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị.
1.1.2.3 Những đặc trưng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu
- Các khu kinh tế cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước.
- Dân cư tại các khu kinh tế cửa khẩu với dân cư địa phương lân
cận của các nước láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hố, truyền
thống, tín ngưỡng tơn giáo,...
- Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường
và chất lượng cuộc sống.
- Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu.

- Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi.
1.1.2.4 Vai trò của các khu kinh tế cửa khẩu
Các khu kinh tế cửa khẩu có những đóng góp rất lớn đối với nền kinh
tế Việt Nam, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói
chung và các tỉnh biên giới nói riêng. Khu kinh tế cửa khẩu có các vai trị
chủ yếu sau.
- Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương biên giới.
1
0


- Góp phần mở rộng giao lưu, bn bán.
- Xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực.
- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và
các khu vực lân cận.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa
phương.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
Sự phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó
vai trò và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố có khác nhau. Có yếu tố ảnh
hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít.
Nhìn một cách tổng qt, các yếu tố hình thành cơ cấu của nền kinh tế
được phân chia thành các nhóm theo các cách thức khác nhau:
- Theo nguồn gốc phát sinh: yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
- Theo giá trị của các yếu tố: yếu tố có vai trị quyết định và các yếu
tố có ảnh hưởng bình thường.
1.1.3.1 Vị trí địa lí
Vị trí địa lí gắn liền với khả năng giao lưu kinh tế, vì thế nó ảnh
hưởng quan trọng đến sự hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn

một lãnh thổ gần cảng biển rất thuận lợi cho việc phát triển những ngành
sản xuất có khối lượng lớn, hàng hóa cồng kềnh; một lãnh thổ gần đơ thị
lớn có điều kiện phát triển rau, thực phẩm,…
1.1.3.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, đất
đai, thảm thực vật, quần thể động vật ảnh hưởng lớn đến sự hình thành,
phát triển cơ cấu kinh tế, mà trước hết là ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Một lãnh thổ khơng
hoặc ít chịu ảnh hưởng của bão, hạn hán, lũ lụt sẽ có điều kiện thuận lợi
để hình thành, phát triển cơ cấu sản xuất nơng nghiệp đa dạng, ít bị rủi ro.
Một lãnh thổ ven biển có điều kiện phát triển ni trồng, đánh bắt hải sản.
1
1


Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn
nước, tiềm năng thuỷ điện, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên du lịch…
ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Quy mô, sự
giàu có, chất lượng, điều kiện khai thác cũng như cơng nghệ khai thác các
nguồn tài nguyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế. Lãnh thổ
nghèo tài nguyên thiên nhiên thì cơ cấu kinh tế khó đa dạng và phong
phú, thậm chí phải trả giá đắt mới có được cơ cấu kinh tế phát triển phong
phú.
Tài nguyên khí hậu có ý nghĩa quan trọng, nhất là khi quốc gia có
cơng nghệ khai thác chúng. Ánh nắng mặt trời, sức gió, thuỷ triều đều có
thể biến thành năng lượng để phục vụ mục đích cuộc sống của con người.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới là những yếu tố thuận lợi cho phát triển nền
nơng nghiệp có khả năng cho sinh khối lớn. Tuy nhiên ở vùng nhiệt đới
cũng có những hạn chế nhất định như mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh phá hoại
mùa màng phát triển mạnh và nhanh,…

Quỹ đất và gắn liền với nó là địa hình là điều kiện phát triển vô
cùng quan trọng. Quỹ đất càng nhiều, trong đó quỹ đất nơng nghiệp và
quỹ đất có thể dành cho xây dựng nhiều cũng như địa hình càng dễ dàng
là những điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn cơ cấu kinh tế có cơ cấu
cơng nghiệp và nơng nghiệp phát triển, có đơ thị phát triển. Điều kiện đất
đai càng màu mỡ, càng tốt, là điều kiện tiên quyết cho phát triển nơng
nghiệp hàng hố.
Nguồn nước (kể cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm) càng
phong phú càng có điều kiện để phát triển kinh tế. Nguồn năng lượng
(năng lượng điện, than, năng lượng sức gió, năng lượng thuỷ triều,…) có
vai trị quan trọng đối với hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Năng
lượng, nhất là nguồn điện năng càng dồi dào càng có điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nói riêng. Trong trường

1
2


hợp khan hiếm năng lượng cần tính tốn lựa chọn cơ cấu kinh tế tiêu tốn
ít năng lượng.
Nguồn khống sản lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình
thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Một lãnh thổ giàu nguồn khoáng sản
(cả khoáng sản kim loại và khống sản phi kim loại) chắc chắn sẽ có điều
kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu kinh tế phong phú và đa dạng mà
trong đó ngành cơng nghiệp khai khống và chế biến có cơ hội phát triển
mạnh. Nếu ở đâu có nguồn khống sản kim loại thì ở đó có điều kiện phát
triển cơng nghiệp khai thác và luyện kim; ở đâu có nguồn vật liệu xây
dựng thì ở đó có điều kiện phát triển cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng. Nơi nào có nguồn đá vơi làm xi măng thì nơi đó có khả năng phát
triển công nghiệp sản xuất xi măng,…

Thảm rừng, đồng cỏ ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp và chăn
nuôi. Việt Nam với khoảng 3/4 diện tích là đồi núi là điều kiện tốt cho phát
triển và kinh doanh lâm nghiệp. Nếu đất đồng cỏ có tiềm năng sẽ là điều
kiện để phát triển chăn ni gia súc, nhất là trâu, bị lấy thịt và lấy sữa,…
Nguồn lợi biển ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế biển.
Đối với Việt Nam một đất nước có hơn một triệu km2 vùng biển (thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế quốc gia) và trong khi diện tích đất nơng
nghiệp bình qn đầu người dân vào loại thấp nhất trong khu vực thì việc
ra biển để khai thác nguồn lợi biển đem lại giàu có cho đất nước có ý
nghĩa chiến lược.
1.1.3.3

Dân cư, nguồn lao động và các vấn đề xã hội

Quy mô, chất lượng dân số có ý nghĩa lớn đối với hình thành và
phát triển cơ cấu kinh tế. Dân số càng đơng, chất lượng dân số cao thì
càng có điều kiện tốt để hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, có
chất lượng với những ngành, lĩnh vực có khả năng bứt phá, đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cao hơn. Quy mơ dân số ít, chất lượng dân số thấp là
những yếu tố hạn chế lớn đến hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế. Kết
1
3


cấu các cộng đồng dân cư, tập quán sản xuất, tập quán tiêu dùng của dân
cư ảnh hưởng rất lớn đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Các giá
trị văn hoá, truyền thống cộng đồng, tâm lý dân cư (nhất là tâm lý tăng
trưởng, tâm lý sản xuất hàng hố, tâm lý cạnh tranh,...) có ảnh hưởng đến
cơ cấu kinh tế.
Quy mơ, chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến hình thành và

phát triển cơ cấu kinh tế. Chất lượng lao động cao càng có điều kiện để
phát triển các ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ, nhất là những ngành
cơng nghiệp và dịch vụ địi hỏi trình độ nghề nghiệp cao. Những ngành
cơng nghiệp, dịch vụ có cơng nghệ cao địi hỏi lao động được đào tạo có
chất lượng cao. Nơi nào có nhiều lao động nữ địi hỏi phát triển những
ngành cơng nghiệp nhẹ phù hợp với khả năng làm việc của phụ nữ.
Sự tốt đẹp của các vấn đề xã hội tạo điều kiện tốt cho cơ cấu kinh
tế phát triển với cơ hội đem lại hiệu quả cao hơn. Điều kiện trật tự, an
tồn xã hội và ổn định chính trị ảnh hưởng quan trọng đối với hình thành
và phát triển cơ cấu kinh tế.
1.1.3.4 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là động lực của sự phát triển kinh tế. Lực lượng
sản xuất phát triển sẽ tạo điều kiện cho sự thay đổi quy mô sản xuất, phá
vỡ cơ cấu cũ hình thành nên cơ cấu mới. Đồng thời lực lượng sản xuất
phát triển cũng tạo điều kiện để cơ cấu kinh tế thay đổi.
1.1.3.5 Đường lối chính sách và thể chế kinh tế
Đường lối chính sách và thể chế kinh tế là yếu tố quan trọng. Nhà
nước với luật pháp rõ ràng, minh bạch, đầy đủ, kịp thời có ý nghĩa tiền đề
cho sự phát triển kinh tế. Khi nhà nước có định hướng phát triển dài hạn
rõ ràng nhưng khuôn khổ luật pháp không đồng bộ không kịp thời, không
rõ ràng, lại không phù hợp với thơng lệ quốc tế trong bối cảnh tồn cầu
hố như hiện nay cũng khơng làm cho kinh tế phát triển được; có khi cịn
làm cho cơ cấu kinh tế phát triển méo mó, kém hiệu quả. Thể chế kinh tế
1
4


(với cả ba bộ phận cơ bản hợp thành là quy tắc, cơ chế thực tiễn và cơ cấu
tham gia thực hiện quy tắc) có ý nghĩa to lớn đối với hình thành và phát
triển cơ cấu kinh tế. Tính hoàn thiện của bộ máy nhà nước, luật pháp và

của thể chế kinh tế sẽ là điều kiện có tính quyết định đến sự phát triển cơ
cấu kinh tế có hiệu quả.
1.1.3.6 Hợp tác quốc tế và tồn cầu hóa
Những mặt tích cực và tiêu cực của tồn cầu hố và hợp tác quốc tế
cần được nghiên cứu, cân nhắc kĩ khi đưa ra quyết định về lựa chọn
hướng phát triển kinh tế của đất nước. Trong thời đại mà khoa học công
nghệ tiến bộ như vũ bão, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh trong điều
kiện toàn cấu hoá, khu vực hoá kinh tế của các quốc gia phụ thuộc tương
tác với nhau cùng phát triển trong mối quan hệ hợp tác mà người ta
thường quan niệm là phân công lao động quốc tế. Kinh tế của một nước
không thể tách rời nền kinh tế thế giới. Mỗi động thái của nền kinh tế thế
giới đều có tác động đến sự phát triển của mỗi quốc gia, tuy nhiên không
làm lu mờ lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia. Lợi thế cạnh tranh quốc
gia, chuỗi giá trị toàn cầu là những yếu tố quan trọng tạo nên cơ cấu kinh
tế có tính đặc thù của mỗi quốc gia, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới
càng phong phú, đa dạng. Trong điều kiện ngày nay và trong tương lai
các tập đoàn kinh tế lớn, sự di chuyển các dịng vốn, thành tựu về trí tuệ
và cơng nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển cơ
cấu kinh tế của mỗi nước.
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá sự phát triển của một nền
kinh tế.
1.1.4.1 GDP và tỷ trọng GDP ngành so với tổng GDP (cơ cấu kinh tế
theo ngành, cơ cấu lao động theo ngành). Chỉ tiêu này chỉ ra quy mơ,
trình độ phát triển của nền kinh tế.

1
5



1.1.4.2 Tốc độ tăng trưởng của GDP: Chỉ ra mức tăng quy mô và đặc
trưng của nền kinh tế.
1.1.4.3 GDP/người: chỉ ra chất lượng tăng trưởng và phát triển cũng như
sự hợp lý và hiệu quả của cơ cấu kinh tế.
1.1.4.4 Năng suất lao động (GDP/lao động): chỉ ra hiệu quả sử dụng lao
động, trình độ trang bị cơng nghệ và chất lượng nguồn lao động.
1.1.4.5 Giá trị xuất nhập khẩu/GDP (%): chỉ ra độ mở của nền kinh tế,
mức độ quan hệ với bên ngoài và xác định hướng phát triển của nền
kinh tế.
1.1.4.6 Tỷ trọng GDP của ngành sản xuất phi nông nghiệp so với tổng
GDP: thể hiện mức độ cơng nghiệp hóa của nền kinh tế.
1.1.4.7 Tỷ trọng của ngành dịch vụ so với ngành sản xuất vật chất: chỉ
tiêu này đánh giá mức độ hài hòa của sự phát triển kinh tế.
1.1.4.8 Suất đầu tư trên mỗi đơn vị GDP gia tăng hoặc tỷ trọng đầu tư
cho ngành sản xuất phi vật chất trong tổng đầu tư. Chỉ tiêu này đánh giá
mức độ đầu tư cho cơng nghiệp hóa, khả năng đầu tàu, lan tỏa và mức độ
ảnh hưởng của các ngành mũi nhọn, ưu tiên mang tính đột phá.
1.1.4.9 Tỷ suất tiêu hao năng lượng (chủ yếu là điện năng) cho mỗi đơn
vị GDP tạo ra trong năm (Kwh/ 1 đồng GDP). Chỉ tiêu này đánh giá mức
độ hiện đại hóa của nền kinh tế.
1.1.4.10 Tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hợp lý về sử
dụng nguồn lao động.
1.1.4.11 Tỷ lệ hộ đói nghèo. Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của
sự phát triển kinh tế.
Như vậy có rất nhiều các chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của
một nền kinh tế. Có thể nhận thấy trong một nền kinh tế các chỉ tiêu từ 1
đến 7 ở trên có trị số càng cao và chỉ tiêu từ 8 đến 11 có trị số càng nhỏ

1
6



thì nền kinh tế càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng hợp lý, kinh tế phát
triển càng có chất lượng và ngược lại.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Phát triển cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
Ngày 18.09.1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 675/
TTg áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái.
Trên cơ sở hình thành khu vực cửa khẩu Móng Cái, năm 1998, Chính phủ
tiến hành thí điểm ở quy mơ rộng rãi hơn với việc phê duyệt chính sách
ưu đãi cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu thương mại Lao Bảo.
Đây là lần đầu tiên, tên gọi Khu kinh tế cửa khẩu được sử dụng một cách
chính thức.
Bảng 1. Các cửa khẩu tuyến biên giới trên bộ đến năm 1998

1
7


Tỉnh
Quảng Ninh
Lạng Sơn

Quốc tế
Móng Cái
Hữu Nghị

Tên cửa khẩu đã mở
Quốc gia
Địa phương

Hồnh Mơ
Bắc Phóng Sinh
Chi Ma
Tân Thanh

Đồng Đăng

Bình Nghi
Tà Lùng

Cao Bằng

Cốc Nam
Trà Lĩnh
Sóc Giang
Pị Heo
Hạ Lang

Hà Giang

Thanh Thủy

Bí Hà
Xín Mần
Phó Bảng
Sam Pưn

Lào Cai

Lào Cai


Mường Khương

Xín Cái
Bát Sát
Bắc Hà

Lai Châu

Ma Lu Thàng
Tây Trang
Pa Háng

Sơn La
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Kon Tum
Gia Lai
Đắc Lắk
Bình Phước
Tây Ninh

Chiềng Khương

Pa Thơm
Na Mèo
Nậm Cắn

Cầu Treo
Cha Lo
La Lay
Bờ Y
Lệ Thanh
Bu Prăng
Hoa Lư
Xa Mát

Lao Bảo

Mộc Bài

Đắc Bơ
Hoàng Diệu
Phước Tân
Cà Tem
Bình Hiệp

Long An

Mĩ Q Tây
Đồng Tháp

Thường Phước

Hưng Điền
Thơng Bình
Sở Thượng


An Giang

Vĩnh Xương

Tịnh Biên

Dinh Bà
Đồng Đức
Khánh Bình
Bắc Đai
Vĩnh Hội Đơng

1
8


(Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, năm 2001)
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về chính sách đối
với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Đồng thời Bộ Tài chính ra Thơng tư
hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa
khẩu biên giới. Cuối tháng 12.2002, Chính phủ tổ chức hội nghị sơ kết
tình hình thực hiện chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Sau hội
nghị, Chính phủ đã khẳng định: "Về kinh tế đã có bước phát triển làm
sống động cuộc sống tại các Khu vực cửa khẩu: góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Tỉnh, có cửa khẩu của khu vực và cả nước; thúc đẩy một
số ngành sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng thu ngân sách; tạo
kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế cửa khẩu và các vùng liên quan. Về xã
hội đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; từng bước nâng
cao đời sống dân cư khu vực và tạo ra diện mạo mới cho vùng biên
cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trở thành vùng

sơi động; thúc đẩy q trình “đơ thị hố” ở đó."
Tháng 10.2005, Chính phủ chính thức cho phép thành lập khu bảo
thuế trong khu kinh tế cửa khẩu, cam kết sẽ hỗ trợ có mục tiêu cho ngân
sách địa phương trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng của khu kinh tế
cửa khẩu.
Ngày 25.04.2008 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
52/2008/QĐ - TTg đã phê duyệt "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế
cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020". Theo đó, đến năm 2020, Việt
Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu. Theo Đề án này thì từ nay đến năm
2015 cả nước sẽ hình thành thêm 4 khu kinh tế cửa khẩu là: Long An
(Long An), AĐớt (Thừa Thiên - Huế), Nậm Cắn - Thanh Thuỷ (Nghệ An)
và Na Mèo (Thanh Hoá), nâng số khu kinh tế cửa khẩu cả nước lên 27
khu, trong đó có các khu đi vào hoạt động đồng bộ về kết cấu hạ tầng,
mơ hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách là các khu kinh tế cửa khẩu

1
9


Móng Cái, Lào Cai, Đồng Đăng - Lạng Sơn, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y,
Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp.
Mục tiêu là xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực
biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp
Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước sẽ có 30 khu
kinh tế cửa khẩu, trong đó hình thành thêm 7 khu kinh tế cửa khẩu mới
trên các khu vực biên giới. Các khu kinh tế cửa khẩu hoạt động trong giai
đoạn này sẽ phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu
đạt 5,7 - 6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,7 - 8 tỷ USD.
Bảng 2. Danh sách các khu kinh tế cửa khẩu trong "Quy hoạch phát triển
các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020"

Tỉnh

Khu kinh tế cửa khẩu

Quảng Ninh

Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hồnh Mơ – Đồng
Văn

Lạng Sơn

Đồng Đăng – Lạng Sơn, Chi Ma

Cao Bằng

Tà Lùng, Trà Lĩnh, Trà Lĩnh Sóc Giang

Hà Giang

Thanh Thủy

Lào Cai

Lào Cai

Lai Châu

Ma Lu Thàng

Điện Biên


Tây Trang

Sơn La

Sơn La

Thanh Hóa

Na Mèo

Hà Tĩnh

Cầu Treo

Quảng Bình

Cha Lo

Quảng Trị

Lao Bảo, La Hay

Nghệ An

Nậm Cắn – Thanh Thuỷ

Thừa Thiên - Huế

A Đớt


Quảng Nam

Nam Giang

Kon Tum

Bờ Y

Gia Lai

Đường 19

Đắk Lắk

Đắk Ruê

Đắk Nông

Đắk Per

2
0



×