Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.24 KB, 213 trang )

CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong thời gian dài,
bản thân tác giả đã cố gắng nỗ lực hết mình, tuy nhiên sẽ khơng thể hồn thiện nếu
khơng có sự tư vấn, động viên, giúp đỡ từ các nhà khoa học, nhà trường và gia đình.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Đinh Văn Nhã, người
đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu. Cám ơn các thầy cô
Khoa sau đại học, Khoa Tài chính cơng Học viện Tài chính đã nhiệt tình chỉ dẫn,
tạo điều kiện cho tơi hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, động viên tác giả trong thời gian nghiên cứu.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

ii


MỤC LỤC



LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án.....................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án..............................................................................5
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án...................................................6
7. Kết cấu luận án...................................................................................................................7
8. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án............................................8
8.1. Các nghiên cứu nước ngoài

8

8.2. Các nghiên cứu trong nước

13

8.3. Những kết quả đã đạt được và khoảng trống trong nghiên cứu về cơ chế quản lý chi
NSNN cho hoạt động KH&CN
28
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ CƠ CHẾ
QUẢN LÝ CHI NSNN CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ..............31
1.1. Khoa học, công nghệ và hoạt động khoa học và công nghệ.......................................31
1.1.1. Khái niệm khoa học, công nghệ và hoạt động KH&CN
1.1.1.1. Khoa học

31


1.1.1.2. Công nghệ

32

1.1.1.3. Hoạt động KH&CN

31

33

1.1.2. Đặc điểm hoạt đợng KH&CN

35

1.1.3. Vai trị của KH&CN trong nền kinh tế

38

1.2. Chi NSNN cho hoạt động KH&CN..............................................................................39
1.2.1. NSNN và chi NSNN cho hoạt động KH&CN

39

1.2.2. Nội dung chi NSNN cho hoạt động KH&CN

40

1.2.2.1. Chi đầu tư phát triển KH&CN 40
1.2.2.2. Chi thường xuyên cho KH&CN 41

1.2.3. Đặc điểm chi NSNN cho hoạt đợng KH&CN

42

1.2.4. Vai trị chi NSNN cho hoạt động KH&CN 43
1.3. Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN....................................................44

iii


1.3.1. Cơ chế quản lý tài chính và cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN
44
1.3.1.1. Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính 44
1.3.1.2. Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

46

1.3.2. Đặc điểm cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

48

1.3.3. Nội dung cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

54

1.3.3.1. Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN theo chu trình ngân sách
54
1.3.3.2. Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN phân theo phương thức chi
57
1.3.3.3. Cơ chế Quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN theo mơ hình Quỹ 60

1.3.3.4. Cơ chế kiểm tra giám sát tài chính trong hoạt động KH&CN 61
1.3.4. Nguyên tắc quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

63

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho hoạt động KH&CN.................................65
1.4.1. Các yếu tố khách quan

65

1.4.2. Các yếu tố chủ quan 67
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN............69
1.5.1. Cơ chế quản lý chi NSNN cho các tổ chức nghiên cứu cơng lập ở các nước OECD
69
1.5.2. Cơ chế tài chính cho các tổ chức nghiên cứu công lập ở Hàn Quốc

74

1.5.3. Cơ chế tài chính cho các tổ chức nghiên cứu công lập ở Trung Quốc

76

1.5.4. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm xây dựng cơ chế quản lý chi NSNN
cho hoạt động KH&CN ở một số nước
78
Tiểu kết Chương 1................................................................................................................79
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM................................................................80
2.1. Hoạt động KH&CN và chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam..................80
2.1.1. Tổ chức và phân cấp hoạt động KH&CN ở Việt Nam


80

2.1.1.1 Tổ chức KH&CN80
2.1.1.2. Phân cấp thực hiện nhiệm vụ KH&CN 80
2.1.2. Kết quả hoạt động KH&CN ở Việt Nam

82

2.1.3. Chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam thời gian qua

85

2.1.4. Nhận xét chung về chi NSNN cho hoạt động KH&CN thời gian qua

88

2.2. Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam................................89
2.2.1. Cơ sở pháp lý về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN
iv

89


2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý chung về chi NSNN cho hoạt động KH&CN 91
2.2.2.1. Cơ chế lập và giao dự toán chi 91
2.2.2.2. Cơ chế thực hiện nhiệm vụ KH&CN và thanh tốn kinh phí cho các tổ chức,
cá nhân. 93
2.2.2.3. Cơ chế quyết tốn kinh phí nhiệm vụ KH&CN 94
2.2.3. Cơ chế quản lý chi NSNN cho nhiệm vụ KH&CN các cấp 95

2.2.3.1. Cơ chế quản lý chi NSNN cho nhiệm vụ KH&CN (cấp) đặc biệt

95

2.2.3.2. Cơ chế quản lý chi NSNN đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
96
2.2.3.3. Cơ chế quản lý chi NSNN đối với nhiệm vụ KH&CN cấp bộ và cấp tỉnh
106
2.2.3.4. Cơ chế quản lý chi NSNN đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở

107

2.2.4. Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt đợng KH&CN theo phương thức khốn chi
108
2.2.4.1. Phương thức khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN 108
2.2.4.2. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự tốn kinh phí thực hiện nhiệm vụ 110
2.2.4.3. Thanh tốn và quyết tốn kinh phí khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN
111
2.2.5. Cơ chế Quỹ trong quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN
2.2.5.1. Tổng quan về các Quỹ KH&CN ở Việt Nam

113

113

2.2.5.2. Cơ chế quản lý chi NSNN cho các Quỹ KH&CN quốc gia

114

2.2.5.3. Cơ chế quản lý chi NSNN cho các Quỹ phát triển KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh

123
2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi NSNN cho hoạt động
KH&CN 124
2.2.6.1. Nội dung kiểm tra, giám sát
2.2.6.2. Về công tác thanh tra

125

2.2.6.3. Hoạt động giám sát

127

125

2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN................128
2.3.1. Những kết quả đạt được

128

2.3.1.1. Cơ chế lập dự toán nhiệm vụ KH&CN được đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát
triển KH&CN 128
2.3.1.2. Cơ chế linh hoạt trong việc phân bổ dự toán cho các nhiệm vụ cấp nhà nước.
129
2.3.1.3. Tăng cường cơ chế khốn sử dụng kinh phí và giảm các thủ tục kiểm soát chi
qua Kho bạc nhà nước 130

v


2.3.1.4. Cơ chế tự động chuyển nguồn đối với số dư dự tốn, số dư tạm ứng kinh phí

thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
131
2.3.1.5. Cơ chế thơng thống trong tạm ứng và thanh tốn tạm ứng kinh phí 131
2.3.1.6. Linh hoạt trong cơ chế quyết tốn kinh phí thực hiện đề tài

132

2.3.2. Một số hạn chế của cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

132

2.3.2.1. Hạn chế về nguồn lực 132
2.3.2.2. Hạn chế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN 134
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động KH&CN cịn thấp
137
2.3.2.4. Hạn chế của cơng tác thanh tra, kiểm tra

138

2.3.2.5. Những hạn chế của cơ chế Quỹ 139
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

142

Tiểu kết chương 2...............................................................................................................144
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM....................................145
3.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN............145
3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển hoạt đợng KH&CN 145
3.1.2. Các quan điểm hồn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

147
3.2. Mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN................149
3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hoạt động KH&CN đến năm 2030 149
3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.............150
3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN..............155
3.3.1. Nhận thức rõ chủ trương của Đảng và Nhà để có sự quan tâm đầu tư và hồn thiện
cơ chế quản lý tài chính, NSNN cho KH&CN
155
3.3.2. Đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN. 155
3.3.3. Thực hiện cam kết chi, đảm bảo khả năng cân đối NSNN đáp ứng yêu cầu của
nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt, tăng cường hiệu quả quản lý chi NSNN cho hoạt
động KH&CN
156
3.3.4. Tách bạch giữa chi NSNN cho hoạt động quản lý và chi NSNN cho thực hiện
nhiệm vụ KH&CN. 158
3.3.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục sự chồng chéo trong quản lý KH&CN
159
3.3.6. Hồn thiện quy trình quản lý chi NSNN cho hoạt đợng KH&CN 162
3.3.5.1. Hồn thiện cơ chế lập dự toán, phân bổ dự toán NSNN thực hiện nhiệm vụ
KH&CN. 162

vi


3.3.5.2. Hoàn thiện cơ chế giải ngân và quản lý chi NSNN thực hiện nhiệm vụ
KH&CN 166
3.3.5.3. Hoàn thiện cơ chế quyết toán, cơ chế thanh tra, kiểm tra và thực hiện cơ chế
hậu kiểm đối với kinh phí NSNN thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
168
3.3.7. Hoàn thiện cơ chế Quỹ trong quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN 170

3.3.7.1. Làm rõ các quy định về Quỹ trong Luật NSNN và các Luật trong lĩnh vực
KH&CN. 170
3.3.7.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN đối với các Quỹ KH&CN
3.3.7.3. Bổ sung loại hình Quỹ KH&CN của các tổ chức KH&CN

173

177

3.4. Một số kiến nghị...........................................................................................................178
Tiểu kết chương 3...............................................................................................................180
KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................................................181
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ...............183
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................184
PHỤ LỤC............................................................................................................................193
Phụ lục 1: CHI NSNN CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI
ĐOẠN...................................................................................................................................193
Phụ lục 2: CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA
QUA CÁC THỜI KỲ.........................................................................................................198

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APCTT

Trung tâm chuyển giao cơng nghệ Châu Á- Thái Bình Dương

ĐTPT


Đầu tư phát triển

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nợi

GRI

Các viện nghiên cứu do chính phủ tài trợ

GII

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

GERD

Tổng chi tiêu dành cho nghiên cứu và phát triển

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KH&CN&MT

Khoa học, Công nghệ và Môi trường


Nafosted

Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia

Natif

Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSLĐ

Năng suất lao động

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP

Hợp tác cơng tư

UBKHNN

Uỷ ban Khoa học Nhà nước

UNESCO

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc

R&D

Nghiên cứu và phát triển

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tổng chi cho hoạt động KH&CN ở một số nước trên thế giới

43

Bảng 1.2

Tóm tắt cơ chế tài trợ cho NCKH ở một số nước

72

Bảng 2.1

Chi NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2016-2020

87

Bảng 2.2

Chi NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2021-2022

88

Bảng 2.3
Bảng 2.4


Kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia giai đoạn
2016-2022
Phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
của các Bộ, cơ quan trung ương giai đoạn 2016-2022

102
105

Bảng 2.5

Vốn điều lệ NSNN đã cấp cho các Quỹ giai đoạn 2014-2022

121

Bảng 2.6

Tình hình sử dụng kinh phí của Quỹ Natif

123

Bảng 2.7

Tình hình sử dụng kinh phí của Quỹ Nafosted

124

Bảng 3.1

Quy trình phê duyệt nhiệm vụ KH&CN


166

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu
Biểu 2.1
Biểu 2.2

Tên bảng
Chi thường xuyên NSNN cho hoạt động KH&CN 20162022
Xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của
Việt Nam qua các năm

x

Trang
89
91


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN ÁN

Hình
Hình 1.1
Hình 1.2


Tên hình
Các mối liên hệ trong hoạt đợng KH&CN
Mơ hình vận đợng nguồn tài chính hai nhân tố

Trang
49
53

Hình 1.3

Mơ hình vận đợng nguồn tài chính ba nhân tố

53

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển KH&CN là vấn đề đặc biệt quan trọng, từ lâu đã được coi là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế- xã hội.
Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII năm 1996 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã thông qua Nghị quyết về “Định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và nhiệm vụ đến năm 2000”. Tiếp đó, Tại Đại
hợi đại biểu tồn quốc lần thứ X, lần đầu tiên Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm
quan trọng về phát triển kinh tế tri thức với tư cách là một yếu tố cấu thành đường
lối công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Đến Đại hợi XI, Văn kiện Đại hội đã nêu rõ “đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Tiếp tục cụ thể hoá đường
lối phát triển trên, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (2012),

Trung ương tiếp tục khẳng định quan điểm “phát triển và ứng dụng KH&CN là
quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Sang Đại hội XII, lần đầu tiên, khoa học công nghệ
được Văn kiện Đại hội đưa vào một mục riêng (mục VI - Phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ), không gộp vào với các vấn đề khác như trong các Văn kiện
Đại hội trước. Việc này cho thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ và nhận
thức mới của Đảng ta về phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn phát triển
mới của đất nước. Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Khoa
học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện
đại”.
Tại Đại hội XIII, trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước tiếp tục nâng tầm
vai trò của KH&CN. Văn kiện Đại hội coi KH&CN là một trong các đột phá chiến
lược quan trọng nhất tiến tới phát triển nhanh, bền vững. Nghị quyết Đại hội đã
khẳng định: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương KH&CN là quốc sách hàng
đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,”. Đây là tư duy

1


mới, quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng đối với vai trị của KH&CN
trong tiến trình phát triển đất nước.
Về mặt lập pháp, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc Hợi khố XIII (2013), Quốc hợi
đã thơng qua Luật KH&CN. Đây là lần đầu tiên chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực KH&CN được thể chê hoá bằng văn bản pháp luật cao
nhất của Nhà nước. Triển khai Luật KH&CN, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
các Bợ, cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, như Nghị định,
Quyết định, Thông tư để Luật KH&CN sớm đi vào c̣c sống.
Những thay đổi về cơ chế chính sách trong lĩnh vực KH&CN thời gian qua
đã thể hiện tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, cơ bản, toàn diện và đồng bộ về cơ chế quản
lý, cơ chế hoạt động, cơ chế tổ chức KH&CN. Tuy nhiên, những thay đổi đó mới

chỉ dừng lại ở mức độ “tháo gỡ” cho KH&CN ở giai đoạn chuyển đổi, mà chưa đủ
sức “thúc đẩy” hoạt đợng KH&CN. Chính vì vậy, bên cạnh những kết quả đạt được,
hoạt động KH&CN ở nước ta thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong bối cảnh
tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với sự phát triển
của thế giới trong thời kỳ mới - thời kỳ của Cánh mạng công nghiệp 4.0 với vai trò
quan trọng của nền kinh tế tri thức.
Trong hệ thống cơ chế quản lý đối với hoạt động KH&CN, cơ chế quản lý tài
chính đóng vai trị quan trọng. Tài chính vừa là nguồn lực, vừa là đợng lực để phát
triển KH&CN. Việc nguồn lực tài chính được bố trí thỏa đáng và được phân bổ hợp
lý chỉ là mợt mặt của vấn đề, mặt cịn lại là phải có cơ chế quản lý tài chính phù
hợp, được xây dựng và thực hiện dựa trên đặc điểm của hoạt động KH&CN. Thời
gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nguồn tài chính đầu tư cho
hoạt động KH&CN đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là nguồn NSNN. Cơ chế quản lý
tài chính nói chung, cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng, cho hoạt đợng KH&CN
cũng đã từng bước được đổi mới, tháo gỡ dần những khó khăn vướng mắc trong
q trình triển khai các hoạt động KH&CN. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế- xã hợi, sự hồn thiện của cơ chế quản lý kinh tế và yêu cầu ngày càng cao

2


đối với sự đóng góp của nhân tố KH&CN cho nền kinh tế, cơ chế quản lý tài chính
nói chung, cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng, cho hoạt động KH&CN cũng đã bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đặt ra yêu cầu cần
được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN cho hoạt động
KH&CN. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ chế quản lý
chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam” để
nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp có tính khoa học và thực tiễn, từ đó giải quyết
các vấn đề về hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt đợng khoa học và cơng

nghệ.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm góp phẩn hồn thiện cơ chế qn lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở
Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mợt là, hệ thống hóa lý luận về hoạt đợng KH&CN; về cơ chế quản lý tài
chính, cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt
động KH&CN ở Việt Nam. Trong đó đi sâu vào phân tích, đánh giá giá thực trạng
cơ chế quản lý chi NSNN theo chu quy trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, đến
khâu phân bổ, thực hiện, quyêt toán và kiểm tra giám sát), theo từng loại hình, từng
cấp hoạt đợng KH&CN (cấp đặc biệt, cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở);
theo từng phương thức (phương thức khoán chi, phương thức quản lý theo cơ chế
quỹ). Từ đó xác định rõ kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong cơ chế
quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
Ba là, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển KH&CN, dựa
trên những đánh giá thực trạng tình hình thực hiện quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN, tham khảo kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này, luận án đề xuất
mục tiêu, quản điểm, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý
chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
3


Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các vấn
đề sau:
- Đặc điểm, vai trị của hoạt đợng KH&CN trong nền kinh tế - xã hợi là gì?
Thực trạng chi NSNN cho hoạt đợng KH&CN ở Việt Nam thời gian qua như thế
nào?
- Thế nào là cơ chế quản lý chi NSNN nói chung và cơ chế quản lý chi

NSNN cho hoạt động KH&CN? Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN
ở Việt Nam thời gian qua như thế nào? Những kết quả đạt được là gì? Những hạn
chế cịn tồn tại là gì? Nguyên nhân do đâu?
- Giải pháp nào để hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoạt động
KH&CN; cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề cơ chế quản lý chi
NSNN cho hoạt động KH&CN, bao gồm cơ chế quản lý chi NSNN theo chu trình
ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp, cơ chế khoán chi và cơ chế
Quỹ trong hoạt động KH&CN. Trong cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN, luận án tập trung phân tích, đánh giá giá thực trạng cơ chế quản lý chi
theo chu quy trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, đến khâu phân bổ, thực hiện,
quyêt toán và kiểm tra giám sát), theo từng loại hình, từng cấp hoạt động KH&CN
(cấp đặc biệt, cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở); theo từng phương thức
(phương thức khoán chi, phương thức quản lý theo cơ chế quỹ).
Về thời gian, luận án chủ yếu sử dụng số liệu chi NSNN cho hoạt động
KH&CN từ năm 2017 đến 2022, một số nợi dung để đảm bảo tính liên tục theo thời
kỳ tác giả thu thập từ năm 2016 và để cập nhật, tác giả đưa thêm số liệu đến năm
2023. Trong mợt số trường hợp, để có cái nhìn tổng qt về cả q trình, đề tài có
sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian qua các giai đoạn, trong đó, để tránh dài dịng,
4


số liệu chi tiết của các giai đoạn được thể hiện trong phần Phụ lục của Luận án. Về
giải pháp đề xuất, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN
cho hoạt động KH&CN phù hợp với giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển KTXH 2021-2030 và kế hoạch 2021-2025.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến chung,
đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phương pháp
nghiên cứu thực tiễn.
(1) Các phương pháp nghiên cứu chung
- Phương pháp luận được sử dụng để hệ thống hóa các lý luận làm cơ sở, nền
tảng cho những luận điểm trong quá trình nghiên cứu luận án.
- Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng để tìm kiếm và tổng hợp thông
tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng
minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm. Trong việc sử dụng phương pháp nghiên
cứu khoa học này tác giả cũng chú ý trích dẫn nguồn và tài liệu tham khảo trong
phần phụ lục của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để định dạng, tổng kết các
kết quả nghiên cứu không được đo lường bằng các chỉ số, đơn vị cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để tổng kết các kết quả
nghiên cứu cụ thể bằng những con số, số liệu, kết quả chính xác được rút ra từ quá
trình điều tra, khảo sát, ….
(2) Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để tiến hành phân tích
các kết quả, luận cứ đã thu được trong quá trình nghiên cứu và sau đó tổng hợp lại
và đưa ra luận điểm chính.
- Phương pháp quy nạp và diễn giải được sử dụng để tổng hợp lại các kết
quả, thông tin thu được trong q trình NCKH, từ đó rút ra đặc điểm, bản chất của
vấn đề nghiên cứu, hướng đến mục đích nghiên cứu của luận án.

5


- Phương pháp phân loại và hệ thống được sử dụng để tiến hành phân loại
các thông tin thu thập được dựa theo các tiêu chí nhất định, từ đó hệ thống lại chúng
và đưa ra kết luận.

- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của
đối tượng nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó. Thơng
qua q trình biến hóa của sự vật sẽ giúp bản chất của đối tượng nghiên cứu dễ
nhận biết hơn.
(3) Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng để thu thập kết
quả từ những nghiên cứu khoa học trước, từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu
của luận án.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để nhận định, đánh giá thực trạng,
phân tích nguyên nhân và đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý
chi NSNN chohoatj động KH&CN.
Thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp là số liệu của Bợ Tài chính, Bợ
Khoa học, cơng nghệ và mơi trường. Ngồi ra, luận án có sử dụng số liệu từ các
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Đóng góp mới của luận án
(1) Đóng góp chung
Luận án là cơng trình đầu tiên thực hiện việc phân loại cơ chế quản lý chi
NSNN cho KH&CN theo các tiêu chí về quy trình ngân sách và các tiêu chí về
phương thức quản lý chi ngân sách cho hoạt động KH&CN; đồng thời cũng triển
khai việc nghiên cứu cơ chế quản lý chi NSNN cho các hoạt đợng KH&CN theo cả
hai hướng, vừa theo quy trình ngân sách (cơ sở pháp lý; lập, phân bổ dự toán; thực
hiện dự toán; quyết toán; kiểm tra thanh tra), vừa theo phương thức quản (quản lý
chi NSNN cho thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản lý chi NSNN theo phương thức
khoán chi và quản lý chi NSNN theo cơ chế Quỹ KH&CN).
(2) Về lý luận:
6


Luận án đã trình bày mợt số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý, cơ chế quản lý

tài chính và cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt đợng KH&CN, trong đó đã làm rõ
sự khác biệt về mặt học thuật giữa cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính.
Đồng thời, Luận án đưa ra khái niệm riêng và chỉ ra đặc điểm, nguyên tắc, nội dung
của cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
(3) Về thực trạng:
Luận án đã đánh giá về thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt đợng
KH&CN ở Việt Nam theo chu trình ngân sách và theo ba phương thức: Cơ chế
quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN các cấp; Cơ chế khoán chi thực hiện
nhiệm vụ KH&CN; Cơ chế quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN thông
qua các Quỹ KH&CN.
(4) Về giải pháp:
Căn cứ những phân tích thực trạng và định hướng của Đảng và Nhà nước,
luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi
NSNN cho hoạt đợng KH&CN. Trong đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế
quản lý chi NSNN đối với các nhiệm vụ KH&CN các cấp và hoàn thiện cơ chế
quản lý đối với các Quỹ KH&CN ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với những kết quả trên, luận án đã hệ thống hóa và góp phần hồn thiện
thêm mợt số vấn đề lý luận về cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính; qua phần
phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp, đã đóng góp vào việc hồn thiện cơ chế
quản lý tài chính, NSNN cho KH&CN. Ngồi ra, luận án còn là tài liệu tham khảo
cho các nhà quản lý, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình đã cơng bố của tác
giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động KH&CN và cơ chế quản lý chi NSNN
cho hoạt động KH&CN
7



Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN ở Việt Nam
8. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
8.1. Các nghiên cứu nước ngoài
(1) Về nguồn kinh phí cho KH&CN
Nghiên cứu của nhóm tác giả Walter W. Powell, Jason Owen-Smith and
Jeannette A. Colyvas (2007) [98], Đổi mới và mơ hình mơ phỏng: bài học từ việc
các trường đại học ở Mỹ bán quyền tư trở thành kiến thức chung. Ở Mỹ, các trường
đại học đã bắt tay vào những cách thức thương mại, trong khi đó ở Đại Tây Dương,
Hợi đồng châu Âu đã khuyến khích các trường đại học liên kết với cơng nghiệp.
Theo Đạo luật châu Âu năm 1987, trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng về nền
công nghiệp dựa chủ yếu vào KH&CN, rất nhiều chương trình đã được phát triển để
khuyến khích mối liên hệ về mặt sản xuất giữa các trường đại học và các cơng ty.
Trong vịng 10 năm trở lại đây, các trường đại học ở châu Âu đã được cho phép đa
dạng hóa nguồn tài chính của họ. Rất nhiều những sáng kiến đang được tiến hành ở
châu Âu và Mỹ để tăng cường phát triển kinh tế và tăng doanh thu, bao gồm những
khu công viên công nghệ, những nguồn vốn dự án, những tổ chức trung gian hỗ trợ
chuyển giao công nghệ, những công ty mới, những cải cách về mặt pháp lý. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy, việc xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp giữa các đơn
vị nghiên cứu và đơn vị ứng dụng sẽ có sự hỗ trợ và tác động lẫn nhau trong hoạt
động nghiên cứu KH&CN.
Nghiên cứu của tác giả Alfred Le Peng Cheng (2012) [84], Cơ chế quản lý
tài chính đối với KH&CN: Nghiên cứu tình huống tại Đài Loan. Trong nghiên cứu
của mình tác giả tiến hành nghiên cứu cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ
được minh họa thực tiễn tại Đài Loan theo cấu trúc đi từ nguồn tài chính cho hoạt
động KH&CN. Tác giả cho rằng cũng giống như tất cả các nước trên thế giới, có 3
nguồn đầu tư cho KH&CN là: NSNN, khu vực tư nhân (các doanh nghiệp và cá


8



×