Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mùa xuân nho nhỏ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.05 KB, 12 trang )

MÙA XUÂN NHO NHỎ
-Thanh Hải1.Phân tích chi tiết
MB
TB
1.1.Khái quát
Cái đẹp của mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca.Nhưng đến với bài thơ’’Mùa
xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ta thấy nó có vẻ khác so với những thi phẩm cùng đề tài.Khác lạ ở
chỗ nhà thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp đơn thuần của mua xn mà cịn bộc lộ hết tâm tình nỗi
niềm,gửi gắm những triết lý sống của mình vào trong đó.Với thể thơ năm chữ,ngơn ngữ trong
sáng bình dị.Bài thơ đi từ cái riêng đến cái chung,cái cá nhân đến cái cộng đồng.Chỉ vỏn vẹn sáu
khổ thơ song đã chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa xuyên suốt bài thơ:thiên nhiên-đất nươc-trong
lòng người.
1.2.Phân tích
*Phân tích chi tiết
1.2.1Mùa xuân thiên nhiên
Bàn về tính nhạc trong thơ,tác giả Trần Thiện Khanh quan niệm rằng:’’Thi nhân phổ nhạc cho
thơ,tiếng thơ vang ngân trong không gian,tạo thành các’’bước sóng’’gõ cửa tâm hồn độc giả”.Và
ở đây tính nhạc ấy hiện lên thật trong trẻo và vui tươi.Phải chăng đó là những cảm xúc chân
thật,là những rung động tinh tế từ sâu thẳm trái tim người cầm bút?Đúng vậy đó là những gì mà
nhà thơ đã ghi lại và phác vẽ lên bức tranh mùa xuân giữa đất trời xứ Huế:
Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Mở đầu khổ thơ tác giả đã tinh tế bắt gặp những hình ảnh tươi mát.Làm nổi bật câu thơ để sống
dậy những hình ảnh đó tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ đưa từ’’mọc’’ lên trước.Tại sao


khơng phải là ‘’Một bơng hoa tím biếc mọc giữa dịng sơng xanh’’mà lại như vậy.Chắc hẳn rằng
như vậy sẽ nhấn mạnh được sự chú ý trước sự xuất hiện của bơng hoa.Làm cho bơng hoa nảy nở
trong khí trời mùa xuân,từ đó ta nhận thấy rằng sự nảy nở ấy là minh chứng khởi đầu cho một sự


sống mãnh liệt.Cũng có thể là sự sống của bơng hoa,mùa xn,hay cũng có thể là sự sống của
một con người,đất nước.Và cái lẽ thường tình như’’mọc’’cũng rất đỗi bình thường song như vậy
ý thơ đã nói lên rằng đó là tín hiệu để báo một mùa xuân đang tràn về.
Vậy tràn về từ đâu?Từ chính dịng sơng xanh.Tại sao màu nước sơng lại xanh,mà khơng là’’dịng
sơng trong mát’’(Vàm cỏ đơng-Hồi Vũ),khơng là’’dịng sơng đỏ nặng phù sa’’(Đất nướcNguyễn Đình Thi)?.Có phải đấy là màu áo của của Hương giang hay đơn thuần màu’’Xanh’’ấy
cũng là màu của sự sống,màu của thiên nhiên và hơn cái gì hết màu xanh ấy cũng là màu của
một mùa xuân non trẻ.Mùa xuân đã về,len lỏi vào những bụi cây,vào trong những khu rừng rụng
lá.Và mùa xn đang nằm trải dài trên dịng sơng dịu mát.
Vốn là mùa xuân mà mùa xuân là phải có hoa,có trái. Bởi mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở.
Đúng vậy!Đó là đặc trưng của mùa xuân cho nên tác giả đã ghi lại hình ảnh ‘’Bơng hoa tím
biếc’’.Chính vì xn về mang theo sự sống mà cái bơng hoa ấy mới sống theo xuân.Màu tím ấy
hiện lên rất gợi cảm rất riêng.Mộng mơ và rất Huế.Màu tím ấy có thể là mùa tím của ‘’hoa lục
bình trơi’’,cũng có thể là hoa súng,hoa sen.Cái tím ấy hịa mình vào giữa cái xanh của dịng sơng
đã tạo nên một màu tim tím xanh xanh.Một sự kết hợp hài hịa đem lại cho người đọc một cảm
nhận rất thân quen.Cái màu rất chi thân quen,thơ mộng của đất trời xứ Huế.Qua đó ta thấy rằng
phải là một người rất yêu Huế,hiểu Huế thì mới viết vẽ lên những hình ảnh thơ sống động,giàu
chất thi ca như vậy.Bơng hoa hay dịng sơng đó điều là những hình ảnh đã hịa quyện vào nhau
tạo nên bức họa xứ Huế tuyệt đẹp.Từ bức tranh ấy mới cho ra đời những vầng thơ trữ tình làm
con người ta say mê.Huế qua thơ Thanh Hải ta thấy được đó là vẻ đẹp mà chẳng nơi nào sở hữu
được,bởi chỉ có nơi đây mới chứa đựng những sự tươi mát,dịu dàng pha lẫn một chút trầm
tư.Bức tranh thiên nhiên đã hiện lên từ cái nhìn(thị giác) của tác giả dưới khơng gian đất trời tươi
đẹp,thống đạt.
Khơng chỉ thế người nghệ sĩ ngôn từ đã không ngừng thổi hồn vào thơ của mình.Để nó từ một
tranh tĩnh lặngg mà trở thành một bức tranh giàu âm thanh sinh động.Tiếng hót được điểm thêm
như góp phần tơ vẽ cho bức tranh mùa xn càng thêm lung linh.Đó là’’Ơi!Con chim chiền
chiện/ hót chi mà vang trời’’.Hiện ra trước mắt người đọc đó là tiếng của một lồi chim hết sức
gần gũi,quen thuộc.Tiếng chim chiền chiện lảnh lót ngân vang bên tai của tác giả làm ông say
sưa ngây ngất.Hai câu thơ miêu tả tiếng chim chiền chiện và cũng có thể là lời mời gọi mùa xuân
về.Tiếng chim ấy như mở ra những giọt lòng của tác giả.Trong thơ ca ta cũng bắt gặp rất
nhiềuhình ảnh về chú chim chiền chiện được thể hiện một cách vui tươi,đầy sinh động .Đó là

tiếng chim ngân nga trên những cánh đồng lúa:
Ơi tiếng hát vui say con chim chiền chiện
Trên cánh đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng


(Bài ca xuân 1961-Tố Hữu)
Song tất cả nhà thơ đều có một điểm chung là điều bộc tả được cảm xúc của mình qua tiếng chim
chiền chiện ấy.Thanh Hải ở mùa xn nho nhỏ cũng có cho mình một cảm xúc như vậy!Để rồi
quá say sưa,quá ngây ngất nhà thơ đã thốt lên từ trong tâm trí’’Ơi,hót chi mà;;.Phải chăng tiếng
chim có sức cảm hóa,có sức lan tỏa đến độ làm con người ta mê man đến lạ thường.Đó cũng như
một câu hỏi rằng chim chiền chiện hót quá nhiều đến nỗi ngưới làm thơ cũng muốn hòa vào
niềm vui của mùa xuân.Nhả thơ đang hỏi các chú chim hay đang tự hỏi lịng mình.Một mùa xn
với bao đường nét,âm thanh quá đỗi tuyệt vời.Để rồi vẽ lên một bức tranh giàu sức gợi tả.Từ
bơng hoa trên dịng sơng đến tiếng chim trên bầu trời.Tất cả những màu sắc ấy đơn giản đều là
những màu sắc tự nhiên bình thường của một mùa xuân vốn có,của đất trời xứ Huế.Hay chăng
những màu sắc ấy chính là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ.Là những niềm vui của sự
sống.Để rồi khiến tác giả như dâng òa lên trong cảm xúc cảu thiên nhiên đất trời,tác giả như
muốn một cái gì đó từ tận đáy lịng,một cái muốn rất chân thực.Cái muốn ấy là niềm vui đón
nhận của con người trước mùa xuân:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Bức tranh mùa xuân hiện lên tươi đẹp và trong trẻo.Thi sĩ như đang hịa mình vào một mùa xn
mà chính người đã cảm nhậnc.Xuân đến gieo lên sự sống cho mn lồi.Trước sự sống mãnh liệt
mà nên thơ ấy nhà thơ thực đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài tình của ngịi bút,sự thăng hoa
của tâm hồn .Nghệ thuật dựng hình,ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Thanh Hải tài tình biến cái tiếng
hót lảnh lót của chim chiền chiện.Chính nhà thơ cứ đang ngỡ rằng những âm thanh ấy như một
hình khối có đường nét màu sắc rõ ràng,giọt âm thanh tinh túy ấy đã được cảm nhận bằng thính
giác nhạy bén của chính nhà thơ qua đó cho ta thấy Thanh Hải là người có tâm hồn bay bổng là
người am hiểu quê hương xứ Huế.Dưới gió trời xn sang tiếng hót trong trẻo qua cái nhìn nghệ
thuật của người cầm bút đã ngưng động thành’’từng giọt long lanh rơi’’.Nhẹ nhàng,thơ mộng,đó

có thể là giọt sương trắng đọng lại trên những chiếc lá,cũng có thể đó là giọt mưa đầu mùa khởi
đầu cho một mùa xuân tươi mát.Mở đầu cho một mùa hạnh phúc ấm no của cuộc đời mà nhà thơ
có thể cảm thấu được bằng cửa sổ tâm hồn.Phải chăng đó là những gì cịn sót lại,cịn đọng lại ở
mùa đơng để rồi chuyển mình qua mùa xuân nó trở thành những tinh hoa tinh túy của cuộc
đời.Giọt long lanh ấy rơi từ những chiếc lá trên cành xuống mặt đất,tinh túy ấy đang thả mình
hịa vào ‘’dịng sơng xanh’’ tơ điểm thêm cho bức tranh mùa xuân thắm tươi.Bởi đã gọi là tinh
túy của cuộc đời để rồi khi ‘’rơi’’ xuống cho nên nhà thơ đã đưa bàn tay của mình ra đón
nhận”hứng’’.Cái đón nhận ấy thể hiện sự nâng niu,trân trọng giọt xuân như một báu vật.Nhà thơ
sợ rằng sẽ mất đi cái giọt xuân ấy trong tích tắc,đưa tay ra vừa hừng nhưng trong tâm khảm cũng
đang rung động một tâm hồn xao xuyến.Xao xuyến trước giọt xuân,trước mùa xuân thiên nhiên
và từ đó mở ra những mùa xuân tươi đẹp hơn,mở ra những ước nguyện chân thành như mùa
xuân mà tác giả đã thầm hướng tới.Qua đó ta thấy được con người ấy luôn trân trọng từng phút


giây của cuộc sống.Bằng sự tài tình nghệ thuật và thăng hoa tâm hồn của mình,người viết cho
đời những trang hoa thơm thảo đã bộc lộ được tất cả cảm xúc say sưa ngây ngất trong khung
cảnh cả đất trời xứ Huế vào xuân.Nói đi cũng phải nói lại,khổ thơ đã vẽ ra một bức tranh mang
tên mùa xuân tuyệt đẹp với màu sắc hài hịa,khơng gian trải dài vơ tận,âm thanh sống động và
đặc biệt là cảm xúc của tác giả.Tất cả đã thể hiện một Thanh Hải và tình yêu thiên nhiên mãnh
liệt ,tâm hồn lạc quan .
*2.Mùa xn của đất nước,dân tộc
Đó là những tín hiệu cho một mùa xuân về.Khép lại bức tranh về mùa xuân thiên nhiên mộng mơ
mà trầm tư của đất trời xứ Huế.Tác giả từ từ mở ra những cảm nhận mới mẻ.Những cảm nhận ấy
hiện lên một cách rõ ràng chứ khơng phải mất cơng tìm kiếm như bức tranh mùa xn.Như nhà
thơ M.Gorki đã từng nói rằng”Thơ chính là tâm hồn’’.Từ tâm hồn chân thành của người làm
thơ.Thanh Hải đã một lần nữa mở lòng cho những cảm xúc tiếp theo.Đó khơng cịn là bức tranh
tươi đẹp và sinh động của mùa xuân thiên nhiên.Mà đã trở thành khúc ca xuân về con người,dân
tộc và đất nước.Tất cả đã được nhà thơ ngân lên từ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Hơn ai hết chính nhà thơ mới cảm nhận được một khúc ca vang vọng từ nơi chiến trường hay
trên những cánh đồng trải dài mùi lúa chín ấy.Khơng chỉ có thiên nhiên mới được mang trong
mình mùa xn.Mà chính đất nước cũng đang tràn ngập mùa xuân trước cái nhìn,cái nghĩ của
Thanh Hải.Mùa xn khơng chỉ là mùa cho hoa,cho trái.Mùa xuân còn là mùa của những ước
mơ,là mùa của những hi vọng.Và mùa xuân đất nước của Thanh Hải là một trong số mùa xuân
ấy.Hai chữ’’Mùa xuân’’ hiện lên hai câu thơ 1 và 3 bằng biện pháp điệp ngữ.Với việc nhắc lại
hai lần nhà thơ như muốn khẳng định rằng sức xuân không phải chỉ đẹp ở thiên nhiên đất trời.Mà
còn đẹp ngay trong những con người lao động,chiến đấu,ngày đêm ra sức bảo vệ và giữ gìn đất
nước .Bởi mới nói một mùa xn tươi thắm là một mùa xuân tràn đầy hơi thở của con
người.Như Bác Hồ kính u của chúng ta đã từng nói rằng:”Mùa xuân là tết trồng cây.Làm cho
đất nước càng ngày càng xuân”.Trồng cây cũng có thể hiểu là trồng lên những hi vọng,niềm
tin.Trồng lên những thành quả tốt đẹp,vững bền.Từ việc con người ra sức trồng cây mới có một
đất nước tràn ngập mùa xn.Nói như vậy cũng rất trí lý! Đi kèm với điệp ngữ “mùa xuân” là
điệp ngữ “lộc”.Ở đoạn này có hai hình ảnh đẹp:Lộc của người cầm súng là vịng lá ngụy trang
của người chiến sĩ,đó là chồi non lộc biếc,một hiện tượng vốn có của mùa xuân.Tuy nhiên chữ
“lộc’’ ở đây được hiểu là “sức xuân”.Sức sống của mùa xuân được gieo trên mình những con
người cầm súng.Và phải chăng đó cũng là gieo lên những mầm non hi vọng về một ngày mai hịa
bình.Lộc của người ra đồng đó là những kết quả,những mùa bội thu của người nông dân lao động


trên cánh đồng lúa vàng thơm bát ngát.Đó là hạt ngọc của trời,hạt ngọc con người ngày đêm tạo
hóa.Và cũng chăng đó chính là sức xn mà con người đã tự mình tạo ra.Suy cho cùng,lộc là sự
sống,là sức xuân,là những tinh túy mà mùa xuân con người đã đem lại.Vậy con người ấy là ai mà
có khả năng tạo ra mùa xuân như vậy?Đó là những con người ngày đêm ra sức chiến đấu trên
những chiến trường.Đó là những con người “một nắng hai sương’’,”chân lấm tay bùn’’,là những
người nơng dân lao động chân chất.Chính những con người đó đã góp phần tạo nên mùa xn
của đất nươc.Bằng hình ảnh hoán dụ chỉ người’’Người cầm súng’’,’’Người ra đồng’’ là hai hình
ảnh hốn dụ tượng trưng cho hai con người,hai lực lượng nồng cốt chủ yếu.Mang trong mình là

hai sứ mệnh cao cả sản xuất và chiến đấu.Tuy có phần khác nhau về nhiệm vụ song họ là những
con người nhiệt huyết,có cho mình một tinh thần u nước mãnh liệt.Người cầm súng ra trận
mang theo mình mùa xuân trên lưng,mùa xuân của họ đâm chồi nảy lộc như bông hoa mọc giữa
dịng sơng.Phải chăng những con người ấy đã đem mùa xuân ra tận nơi biên cương của tổ quốc
hay các anh là người tự gieo cho mình một mùa xn với hy vọng một mai hịa bình.Vì hịa bình
các anh quyết hi sinh đánh đổi thanh xuân của mình và cảm tưởng rằng những chiến sĩ ấy đang
vững tay súng ngày đêm bảo vệ mùa xuân của dân tộc,đất nước.Bằng chứng là hiện thực của
chiến tranh đã để lại biết bao nhiêu mất mát,hi sinh.Song đó chẳng là gì đối với những con người
vì lý tưởng mang trong mình hai chữ “mùa xuân”.Và người ra đồng với “nương mạ non”.là
Những cánh đồng trải dài,bao la.Là những con người chất phác,thật thà.Hình ảnh thơ được tác
giả vẽ lên thật đẹp,gợi lên một con người tràn đầy sức sống:nương mạ xanh non,mơn mởn đi đến
tận chân trời.Bằng những gì có thể làm được, những con người lao động ấy quyết tâm làm tất cả
để có được mùa xuân.Để rồi những công sức bỏ ra đều sẽ được đền đáp thật xứng đáng.Một vụ
mùa bội thu,cuộc sống ấm no hạnh phúc đang về với quê hương,dân tộc.Như vậy những người
nông dân sản xuất và người chiến sĩ vững tay súng chiến đấu đều có chung lý tưởng và nhiệm
vụ.Một người làm nên mùa xuân và một người ra sức bảo vệ mùa xn ấy,thành quả ấy.Họ hịa
quyện nhưng khơng hịa tan,mỗi người một tính chất riêng góp phần làm cho “đất nước ngày
ngày càng xuân”.Khép lại những con người vì mùa xuân ấy.Những con người hết mình vì đất
nước dân tộc.Từ hình ảnh người áo nâu ra đồng,người quân phục ra trận nhà thơ đã tô điểm thêm
cho khổ thơ một khơng khí sơi động,nhịp sống khẩn trương.Đó là tiếng nói từ tận trái tim của
nhà thơ mang trong mình một hơi thở của cuộc sống,một niềm tin vào cuộc đời vạn biến:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Nếu như ta lược bỏ hai câu thơ này ra khỏi khổ thơ thì chắc chắn rằng sẽ khơng bao giờ nói lên
được sự tràn đầy của mùa xuân đất nước,dân tộc.Mùa xuân do những con người tạo ra sản xuất
và chiến đấu.Từ chính những con người ấy ,họ mang cho mình sứ mệnh đi tìm”mùa xuân”.Và
hành trình ấy sẽ diễn ra nhanh hơn nếu như họ có cho mình một tinh thần háo hức và một nhịp
sống khẩn trương.Nói như”Một con én chẳng làm nên mùa xuân”.Phải là tất cả,tất cả chúng ta thì
mới có thể thực hiện được và phải thật khẩn trương thì mới có thể sống trọn nghĩa là một mùa
xuân.Mỗi người mang trong mình một chút xuân,góp gió thành bão.Một người xuân xanh hai

người xuân xanh dần dần tạo nên một đất nước xanh xuân.Với điệp ngữ”Tất cả” được nhắc lại


đến hai lần nhầm nhấn mạnh một cuộc sống tràn đầy của những con người lao động đang ra sức
làm nên mùa xuân.Nhịp thơ trở nên nhanh hơn,gấp hơn khi tác giả đã kết hợp với biện pháp so
sánh cùng với từ láy”xôn xao”,”hối hả”.Gợi lên trong ta một nhịp điệu hối hả,khẩn trương tràn
ngập sức sống của những con người mang tên ‘mùa xuân’ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước.Tất cả như đang thúc đẩy họ một cách nhanh chóng,để chính họ đi tìm mùa xn của
riêng mình.Chính những con người đã biến mùa xn của mình thành mùa xuân của dân tộc,đất
nước.Họ đáng để chúng ta ngưỡng mộ.Hay chính tác giả đang tự nói ra những tiếng lịng của
mình từ trong sâu thẳm tâm hồn.Nơi lưu giữ những thước phim của cuộc sống.Và cuộc sống ấy
sôi động như mùa hè,trong trẻo như mùa xuân...
Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng đều hướng đến những cái đẹp vĩnh hằng.Thơ ca
chân chính là thơ ca biết tôn vinh cái đẹp,và lấy cái đẹp để làm điểm tựa trong cuộc sống.Mùa
xuân nho nhỏ của Thanh Hải cũng là một trong số đó.Bởi nó cũng đang làm nhiệm vụ cuả một
thơ ca chân chính và người nghệ sĩ đang đảm nhiệm thiên chức của một nhà thơ .Dưới góc nhìn
của mùa xn đất nước,mùa xn con người mà chính tác giả nhìn nhận được.Tiếp tục khơng
dừng lại,nhà thơ lại đi đến những cảm xúc của chính bản thân từ hiện thực , trước những suy
ngẫm trước mùa xuân của dân tộc và đất nước:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Đến phút giây này,nhịp thơ khơng cịn gấp rút,nhanh mà trở nên chậm rãi hơn,sâu lắng hơn.Nhịp
thơ như gõ cửa trái tim tác giả hay cũng chỉ là tiếng lòng thốt lên ngân nga làm cho con người ta
phải sống chậm lại và suy ngẫm nhiều hơn.Khổ thơ như khúc ca về một đất nước vĩ đại,là khúc
ca được cất lên trong lòng mỗi người dân Việt Nam.Đất nước ấy hiện lên một cách hùng
vĩ.,tráng lệ.Hình ảnh đất nươc luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca nhạc họa.Song mỗi
người mang cho mình một điểm phá riêng.Đó có thể là hình ảnh một đất nước giàu đẹp,hiền hòa
với lịch sử dân tộc đau thương,mất mác:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)


Qua hình tượng “đất nước” của hai bài thơ ta nhận ra rằng điểm chung của các nhà thơ đều nói
lên được sự chân thật của hình tượng ấy.Mỗi thi nhân điều có một chút gì đó riêng nhưng đến với
Thanh Hải ta có:”Đất nước bốn nghìn năm”.Đất nước là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố:đất và
nước.Qua đó nhà thơ khẳng định được bề dày lịch sử của dân tộc.Từ thời mẹ Âu Cơ và Lạc Long
Quân trải qua quá trình dựng nước của các thời đại Đinh,Lý,Lê,Nguyễn,....Đất nước không đơn
thuần là hai yếu tố nước và đât nữa mà đó chính là q trình “4000 năm”.Một con số rất dài mà
có nghĩ cũng khơng dám nghĩ tới.Đất nước gịng mình trải qua những thời kì dựng nước và giữ
nước là 4000 năm văn hiến.Một bề dày rất đáng trân trọng,chiều dài lịch sử với biết bao gian
truân.Với hệ thống tính từ”vất vả’’,’’gian lao”.Đã giúp tác giả đúc kết lại chặng đường đầy thăng
trầm,thử thách.Đó là một lời nói thấu tình đạt lý.Bởi lẽ đất nước ta từ xa xưa đã phải trải qua bao
phen chống trả xâm lược của kẻ thù.Hết Tàu rồi lại đến Tây.Ngay thời điểm bài thơ ra đời đất
nước cũng chưa có một bình yên trọn vẹn.Hết chiến tranh biên giới ở phía Bắc ở Tây Nam đó là
sự xâm lược của khơ-me đỏ.Và đến tận hơm nay ngay trong thời bình chúng ta vừa chống trả với
cơn đại dịch covid-19,rồi nào là suy thối kinh tế,khủng hoảng chính trị.Ấy mới hiểu được rằng
những gì đất nước đã đi qua điều để lại dấu chân của sự vất vả,gian lao.Là những khó nhọc mà
dân tộc phải gánh chịu.Qua đó ta thấy ý thơ của Thanh Hải hoàn toàn đúng đắn và đã khẳng định
rằng đất nước của chúng ta rất vĩ đại,rất cao cả.Và những gì đã đi qua dẫu để lại đau thương hay
mất mát đều buộc chúng ta phải học cách chấp nhận.Tuy nhiên với một niềm tin sắc đá mà nhà
thơ dành trọn vào tác phẩm của mình.Đất nước ấy dẫu có gian lao,khó nhọc đi chăng nữa nhưng
với lịng tin của nhà thơ chân chính,ơng đã tự mình biến những gian khó ấy thành một niềm tin
bền vững theo năm tháng.Đất nước đã trải qua những năm khó nhọc song với những con người
làm nên tất cả thì ta tin chắc rằng cái khó nhọc ấy sẽ trở nên tốt đẹp trong tương lai.Quá khứ có
thể như thế nhưng bắt buộc trong tương lai ta không được như thế.Ấy mới thấy rằng cái niềm tin

“đất nước như vì sao’’của tác giả thật đúng đắn làm sao.Với lối so sánh giàu tượng trưng giữa
đất nước và vì sao đã khiến câu thơ trở nên sinh động hơn bao giờ hết,làm ý thơ như trải dài ra
vũ trụ ngân hà.Cái ngơi sao ấy là gì mà khiến hồn thơ lấy ra so sánh?Ngơi sao ấy có thể tóa sáng
trên bầu trời man mác bao trùm giữa cái đen mù mịt.Ngôi sao ấy là niềm tin,là biểu trưng của sự
hi vọng vào một tương lai gần mà chính tác giả gửi gắm.Tương lai của đất nước sẽ càng tiến xa
hơn,cao hơn và tỏa sáng hơn thế nữa.Những vì sao xa xơi song khơng vì thế mà nó tự làm mất đi
ánh sáng của mình.Việc so sánh giàu tính tượng trưng ấy cũng đủ cho thấy nhà thơ là một người
yêu quê hương đất nước dân tộc.Nhưng chỉ có vì sao khơng thì chưa đủ.Vì sao ấy phải’’Cứ đi
lên phía trước” thì mới vươn xa hơn mới mãi mãi trường tồn trong vũ trụ rộng lớn bao la.Cứ đi
lên phía trước là minh chứng cho một đất nước vất vả gian lao nhưng không e ngại thử thách.Mà
ta lấy cái thử thách ấy làm bước tiến để đi lên,đi về tương lai rạng rỡ.Cứ khơng ngừng dừng lại
những ước mơ của mình.Hãy là vì sao ở trên cao và hãy là vì sao sáng nhất!Qua khúc ca huy
hoàng được tác giả ngân lên từ những bước chân mùa xuân của đất nước,dân tộc.Bằng nhiều
hình ảnh thơ giàu tính tượng trưng nhà thơ đã thả hồn mình vào khúc ca ấy làm cho nó trở nên
sinh động nhưng cũng giàu cảm xúc.Tóm lại,bằng chất thơ bình dị mà trữ tình hai khổ thơ đã viết
lên một khúc xuân được cất lên từ chính lòng thơ của tác giả.


*3.Mùa xuân trong lòng người và những ước nguyện như mùa xuân
Sau khi ghi lại những cảm xúc ngây ngô,mà tinh tế trước bức tranh thiên nhiên và khúc ca người
lao động.Nhà thơ tiếp tục cuộc hành trình mang tên thi ca,tiếp tục cơng cuộc đi tìm mùa xn của
riêng mình.Nếu như ở khổ thơ thứ nhất,nhì và ba nhà thơ tập trung miêu tả bức tranh mùa xuân
thiên nhiên,đất nước.Thì sang đến những khổ thơ cuối cùng nhà thơ chủ yếu bộc tả những cảm
xúc của mình,mùa xuân trong lòng người.Đồng thời thể hiện những ước nguyện chân thành như
mây mùa xuân.Đó cũng là ý nghĩa mà tác giả đã gửi gắm vào nhan đề bài thơ-sự thống nhất giữa
cái chung và cái riêng,giữa cá thể và cộng đồng.Những ước nguyện được ký thác qua vài dòng
thơ..:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hịa ca

Một nốt trầm xao xuyến
Điệu thơ ngân lên từng dòng,từng dòng chứa đựng những tâm tình và cũng là ước nguyện xuất
phát từ trái tim của nhà thơ.Đó có thể gọi là những ước nguyện như mùa xn vì nó q đẹp,quá
đỗi để người ta khâm phục.Nếu như trước vẻ đẹp mê man của thiên nhiên tác giả lấy cái”tơi”của
mình ra đón nhận thì đến đây tác giả như được hịa mình vào khung cảnh thiên nhiên,khơng cịn
dùng “tơi” nữa mà thay vào đó là “ta”.Việc thay đổi cách xưng hơ ấy khơng phải ngẫu nhiên mà
đó là một dụng ý nghệ thuật đầy sáng tạo.Nếu tôi ở khổ một chỉ nói lên được tiếng lịng của
Thanh Hải,niềm vui,sự say sưa trước mùa xuân thiên nhiên thì ta mang ý nghĩa chung hơn.Đó
như lời nói về sự khát khao cống hiến sống đẹp,nói hộ ước nguyện được dâng hiên của chính tác
giả cũng như tất cả mọi người.Đến đây có lẽ nhà thơ không cầm bút nữa,mà đang ôm đàn,gõ
phách hát vang khúc ca mùa xuân,bài ca về cuộc sống.Cuộc sống của tất cả chúng ta hay cũng
chính là cuộc sống của nhà thơ.Nhà thơ muốn được làm mùa xuân,được làm những gì nhỏ bé
nhất để góp mình vào mùa xn của thiên nhiên,đất nước,dân tộc.Bài thơ có cấu tứ”lộ thiên”
theo chiều không gian rộng mở đi từ thiên nhiên-đât nước-con người-thi sĩ-xứ Huế.Và ở đây chủ
yếu là mùa xuân của thi sĩ,của nhà thơ mà hơn ai hết chính ơng là người muốn truyền đến chúng
ta một mùa xuân.”Ta làm” điệp ngữ được nhắc lại đến hai lần và lần thứ ba là nối với”ta nhập”
nhầm nhấn mạnh sự quyết tâm cống hiến cho cuộc đời,những gì là đẹp nhất sống trong năm
mươi năm cõi đời.Nhịp thơ đi nhanh càng thể hiện được ước nguyện cống hiến của nhà thơ như
dâng trào như thác lửa.Thế nhưng ông đã để lại cho đời biết bao nhiêu điều,từ những việc nhỏ
đến lớn,biết bao công sức cống hiến,không ngại đem cả thanh xuân của mình để đi theo tiếng gọi
của tổ quốc.Là những năm chống Pháp kịch liệt,một thời chống Mĩ vang dội cho đến khi đất
nước được thống nhất trở lại với hịa bình.Con người ta trở về với cuộc sống bình thường,được
nghỉ ngơi,thư giản sau những năm gian khổ,khó nhọc cịn Thanh Hải thì khơng như thế! Ơng
khơng như người ta ông tiếp tục làm đẹp cho đời bằng thơ ca.Đó là “Mồ anh hoa nở”(1967),là
“Bây giờ ngày mai”(1975),và đó cũng chính là mùa xn nho nhỏ.Ơng làm bằng những gì mình


có,làm đến hơi thở cuối cùng.Song đi vào trang thơ Thanh Hải ,những gì là chiến trường,những
gì là thơ ca của ơng.Lúc này ơng khơng cần làm những gì lớn lao mà chỉ là những điều bình
dị,nhỏ bé đến bất ngờ mà ta dễ dàng bắt gặp được.Những hình ảnh từ từ hiện lên một cách trong

trẻo trên từng vần thơ.Những gì ơng làm chính là “con chim hót”,”một cành hoa”.Đó là con chim
với giọng hót lãnh lót,nhà thơ muốn lấy cái giọng hót ấy hịa vào bản hịa ca mùa xuân góp phần
làm cho đời tràn ngập mùa xuân.Đó là nhành hoa với hương thơm rực rỡ,nhà thơ muốn mình là
một nhành hoa để tự mình đem lại cho đời những sắc hương tươi thắm góp phần vẽ nên một
cuộc sống tươi đẹp.Tất cả những hình ảnh ấy nếu để ý người đọc sẽ nhận ra rằng những hình ảnh
này được lấy lại ở khổ thơ thứ nhất.Đó là dụng ý của nhà thơ nhầm tạo cho câu thơ có sự đối
xứng,hài hịa.Đó là những câu thơ chứa đựng ý nghĩa sâu sắc,là ước nguyện chân thành của nhà
làm thơ chân chính.Nếu như những hình ảnh ở khổ thơ thứ nhất là những họa tiết cơ bản tự nhiên
để vẽ lên bức tranh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế thì ở đây tác giả muốn hóa thân vào
những sự vật ấy để bức tranh càng sống động hơn,tươi đẹp hơn.Để rồi từ đó mới nhận ra nỗi khát
khao cháy bỏng được cống hiến của tác giả,những gì là đẹp nhất cho đời.Một lẽ tự nhiên chính
nhà thơ hay ai khác đều muốn cho mình được cống hiến,một lẽ sống đẹp.Lẽ sống ấy ta đã được
nghe ở những bài hát của Trịnh Công Sơn,hay nhà thơ Tố Hữu với bài thơ khúc ca xuân được
nhạc sĩ Trương Hoàng Khánh phổ thành nhạc:
Nếu là chim tơi sẽ làm lồi bồ câu trắng
Nếu là hoa tơi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người tơi sẽ chết cho q hương.
Có thể thấy các tác giả sống đều có ước nguyện trong cuộc đời,điều đó được thể hiện rõ qua các
tác phẩm thi ca nhạc họa. Lời ca,lời thơ đi vào tâm trí mỗi người nhất là những tâm hồn với ước
nguyện lớn lao.Những ước nguyện được Tố Hữu đưa vào thơ của mình cũng như Thanh Hải.Hai
người với hai phong cách khác nhau song vẫn có cho mình những điểm giống nhau đó là:những
ước nguyện chân thành từ chính nhà thơ.Đó là vẻ đẹp đích thực mà văn chương từ lâu đã hướng
tới.Hay đặc sắc nhất bài thơ là hình ảnh ẩn dụ “một nốt trầm xao xuyến”.Một nốt trầm trong
muôn vàn nốt nhạc để bản hịa ca mn điệu.Ở đây nhà thơ khéo léo ví dân tộc như một bản hịa
ca cịn mình chính là một nốt ca trong bản hịa ca ấy.Ai mà chẳng biết nốt trầm là nốt thấp nhất
trong bài hát thường dùng làm nền cho các nốt cao,bay bổng.Cả cuộc đời của Thanh Hải gắn liền
với hai chữ hiến dâng nhưng đối với ơng đó chỉ là một nốt trầm,nốt trầm xao xuyến tâm hồn tác
giả rung động đến trái tim độc giả.Từ thiên nhiên cây cỏ(con chim,cành hoa) đến nốt trầm trong
bản hòa ca.Tất cả đã thể hiện được những ước nguyện khiêm nhường,cống hiến cho đời,cho đất

nước là một lẽ sống đẹp mà Thanh Hải luôn theo đuổi.
Từ những ước nguyện sống cao quý,tác giả đã nâng lên thành một lí tưởng sống cao cả.Những
ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ,từ đó thu nhặt để xây dựng cho mình một triết lí sống cho chính
ơng.Và đó cũng chính là thơng điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc:
Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Ai cũng có cho mình một mùa xn riêng.Có người dùng thanh xn của mình để đổi lấy những
ước mơ hồi bão tốt đẹp và to lớn,có người thì khơng.Mỗi người mỗi lẽ sống,mỗi cuộc đời khác
nhau khơng ai giống ai.Nhà thơ cũng như chúng ta,cũng có cho mình một thanh xuân như bao
người.Và hơn ai hết nhà thơ đã lấy thanh xuân của mình để đổi lấy một mùa xuân tràn đầy.Chính
tmùa xuân nhỏ của nhà thơ đã góp phần làm đẹp cho mùa xuân lớn của dân tộc.Như ai cũng
được biết “xuân” là một mùa trong năm,là chỉ về thời gian vơ hình nhưng qua bàn tay của Thanh
Hải đã biến cái vơ hình thành hữu hình giàu sức gợi “Một mùa xuân nho nhỏ”.Nếu như Nguyễn
Trãi có”Xn đã muộn”,Nguyễn Bính có”xn xanh” thì Thanh Hải có “xuân nho nhỏ”.Câu thơ
có cấu trúc khá đặc biệt bao gồm danh từ “mùa xuân”,là hình ảnh trừu tượng nhưng lại có số
đếm ở phía trước “một”,lại là số đếm nhỏ nhất đi kèm phía sau là từ láy “nho nhỏ” để cho ta thấy
mỗi người phải biết sống đẹp,sống có ích,biết đem tinh hoa của mình cống hiến cho đời,ấy mới
là một mùa xuân nho nhỏ mà chính tác giả khao khát.”Nho nhỏ” nhưng không đồng nghĩa là nhỏ
bé,đó là sự khiêm nhường như mùa xuân của tác giả.Tuy nhỏ trong cách nói nhưng phải lớn
trong cách hành động,hành động phải lớn thì cái nhỏ ấy mới được nâng lên một tầm cao
mới.Chính từ bức tranh mùa xuân tác giả đã vẽ nên, đến giờ phút này bức tranh ấy lại sống lại
một cách có hồn người hơn đồng thời đó cũng là một phần nhan đề bài thơ mà tác giả gửi gắm
gắm.Bởi một giọt nước chẳng làm nên đại dương,một hạt cát chẳng làm nên sa mạc và một con
người thì chẳng làm nên mùa xuân.Từ đó ta mới nhận ra rằng mối quan hệ sâu sắc,bền vững giũa
mối quan hệ chung và riêng,cá nhân và tập thể.Và trên cuộc hành trình đi tìm mùa xuân,con
người ta cần phải có sự góp sức,đồng lịng.Từ xưa đến nay,từ văn học đến thực tế ta đều bắt gặp

xung quanh là những người có cho mình một lẽ sống đẹp tràn ngập mùa xuân.Đó là anh thanh
niên trong “lặng lẽ sapa’’,đúng như cái tên của truyện. Hay đó là những gương anh hùng trẻ tuổi
như Chị Võ Thị Sáu,Kim Đồng,Lê Văn Tám ngã xuống hi sinh vì màu cờ tổ quốc,...đến nay lẽ
sống đẹp vẫn trường tồn theo thời gian,đó là những y bác sĩ,những tình nguyện viên với những
cử chỉ cao đẹp trong đại dịch covid-19.Song tuy là nhỏ hay lớn hay có ra sao chăng nữa,nếu biết
cách sống đúng đắn,giúp ích cho cuộc đời thì theo nhà thơ ta xứng đáng được làm mùa xuân.Tuy
vậy không phải lấy mình làm ra mà đi kiêu hãnh,ngạo mạn và phơ trương mà phải làm cho mùa
xn của mình trở nên khiêm nhường.Mà phải “lặng lẽ dâng cho đời”.Đúng vậy phải là như thế
thì ta mới xứng đáng được hịa mình vào thiên nhiên đất nước.Bao trùm tất cả,nhà thơ muốn làm
một mùa xuân nho nhỏ nhưng phải thật lặng lẽ.Tác giả sử từ láy tượng hình “lặng lẽ“ đã cho thấy
một tâm hồn,một lối sống và một nhân cách đẹp.Đồng thời kết hợp với động từ “dâng” đã cho
thấy sự tự nguyện hiến dâng những gì là tinh túy nhất cho cuộc đời.Mùa xuân của Thanh Hải
không ồn ào,khoa trương,náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng đến lạ thường,không đòi hỏi đến sự đền
đáp.Lặng lẽ hiến dâng cho đời ở đây cũng như nhà thơ Chế Lan Viên đã tưng viết :”Vạt áo cảu
triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi,hãy nhặt chữ đời mà góp nên trang”.Từ hiện
thực của cuộc sống,người làm thơ ngày đêm đi tìm kiếm “chữ đời” cho riêng mình.Đó cũng như
Thanh Hải người đã cho đời biết bao nhiêu điều tốt đẹp để rồi của chính người cầm bút đã tự
gieo vần lên các trang thơ,người chăm sóc cho vườn cây trái của mình nảy nở tốt tươi.Để rồi
chính họ là những người được hưởng những hoa thơm quả ngọt ấy và cũng là người nếm đủ mùi
vị chua ngọt đắng cay của cuộc đời.Lặng lẽ dâng cho đời những tinh hoa làm cho cuộc sống
muôn màu muôn vẻ.Từ câu thơ ta cũng thấy rõ được quan nhân sinh của tác giả:Đó là hãy cống


hiến hết mình khi cịn trẻ,cịn thanh xn,cịn mùa xn cho riêng mình đừng để khi đã sang
đơng mới ngoảnh mặt lại nuối tiếc những gì mình cịn dang dở.Để rồi cũng chính tác giả là người
thấu hiểu được cái quan niệm sống ấy :”Dù là tuổi hai mươi.Dù là khi tóc bạc”.Bằng một cái gì
đó thật mãnh liệt,một niềm tin sắt đá”dù là”,nhắc lại hai lần nhầm khẳng định sự tồn tại bền
vững,khát vọng sống hi sinh mãi trường tồn với thời gian gắn liền với không gian.Dù là ai,là ai
đi chăng nữa,phải biết sống sao cho có ích,để đừng đánh mất những ước mơ khát khao của
mình,đồng thời cũng thể hiện quan niệm sống của nhà thơ.Dù là”Tuổi hai mươi” một cái tuổi

thật đẹp,là lối nói hốn dụ về những con người còn trẻ,những con người vừa chập chững bước từ
cái tuổi xuân xanh sang tuổi nắng hạ.Hơn ai hết họ chính là tầng lớp làm nên mùa xn của dân
tộc,là chồi xanh của đât nước.Cũng chính vì vậy chính họ phải là người ra sức chiến đấu bảo vệ
mùa xuân,nhiệt huyết và vững chải đối mặt với những khó khăn chơng gai.Khi ta cịn trẻ ta hay
muốn thời gian trơi qua thật nhanh,nhưng ta đâu có ngờ đó là một sự sai lầm.Tuổi hai một cái
tuổi như hoa cúc dại,hồn nhiên nhưng cũng không kém phần gan góc.Có ai đó đã nói mùa xn
đi cịn trở lại,tuổi xuân đi là mãi mãi.Thế mới thấy rằng cũng chính tác giả đang tự nuối tiếc về
cái tuổi 20 của mình,khi đó ta mới nhận rõ ra việc sống đúng.Từ việc nếm trải những hương vị
của cuộc sống,đúc kết lại chặng đường đầy rẫy thử thách,gian truân cũng chính là lúc họ phải nói
lời từ biệt cuộc đời”dù là khi tóc bạc’’.Và trùng hợp hơn,bài thơ được viết trong lúc tác giả đang
nằm trêm giường bệnh sắp từ giã cõi đời nhưng với một niềm tin vào một lẽ sống đẹp.Nhà thơ
vẫn trút những giọt mực cuối cùng của mình ngắm nhìn ra khung cửa sổ,nơi bơng hoa nảy
nở,cánh chim chao liệng.Họ nhìn cuộc đời bằng con mắt dịu hiền,cười tươi trước khi nhắm
mắt.Đó là nụ cười của sự mãn nguyện của con người với lí tưởng cống hiến cho đời.Khi ta sống
ta nhiệt huyết,khi ta chết ta cũng phải nhiệt huyết bởi”sống là cho.chết cũng là cho”(tạm biệt-tố
hữu)..Hay viết về mùa xuân và lẽ sống đẹp Xuân Diệu cũng viết:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Khơng cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
(Vội vàng_Xuân Diệu)
Bắt gặp khát vọng sống,lí tưởng sống đẹp qua hai nhà thơ.Đó như lời tổng kết về cuộc đời của
Thanh Hải,một cuộc đời thật đẹp xứng đáng để ta ngưỡng mộ và học tập noi theo.Xn có thể
tuần hồn song tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại.Qua những cảm xúc tinh tế chạm khắc đến tâm
hồn người đọc,hai khổ thơ là quan niệm nhân sinh,là lí tưởng sống thật đẹp thật đáng khâm phục
của nhà thơ
*4.Khúc ca xứ Huế

(...)

3.Đánh giá nghệ thuật
-Thể thơ 5 chữ,cách gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo ra sự liền mạch của cảm xúc


-Ngơn ngữ,hình ảnh thơ giản dị,trong sáng và giàu sức gợi
-Cảm xúc rất đỗi chân thành,tha thiết,cho nên bài thơ trở thành tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải
với đất nước,với cuộc đời.
KB



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×