Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Mùa xuân nho nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.37 KB, 18 trang )


Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
I, Tìm hiểu về tác giả và tác
phẩm
1. Tác giả
-
Thanh Hải (1930 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn,
quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt
động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương
hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng
nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

- Những năm tháng tham gia cách mạng, Thanh hải tham gia hết
sức nhiệt tình. Những bài thơ của ông như Mồ anh hoa nở, Cháu
nhớ Bác Hồ đã cùng với những tiếng thơ khác của văn học cách
mạng miền Nam vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, khẳng
định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng và nhân dân. Sau
ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế,
sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời.

2. Tác phẩm
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào cuối năm
1980, không bao lâu trước khi ông qua đời.
- Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm
tha thiết của nhà thơ để lại cho đời. Sau này bài thơ đã đư
ợc phổ nhạc và trở thành bài hát phổ biến được yêu thích,
đặc biệt là mỗi dịp xuân về.
- Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất
nước và ước nguyện của tác giả.



II, Đọc - Hiểu văn bản
- Cuộc sống là một cuộc hành trình không ngừng nghỉ, con người cứ mải
miết đi và kiếm tìm, chinh phục những đỉnh cao mà mình đặt ra. Thế rồi,
đến một ngày nào đó chúng ta sẽ già, sẽ chững lại những khát khao và
nhiệt huyết. Đời người là hữu hạn, đó là quy luật của sự sống, chúng ta
cần nghỉ ngơi sau một chặng đường vất vả để chiêm nghiệm và cảm nhận
một cách đầy đủ hơn ý nghĩa và giá trị của tất cả những gì đã qua. Đến
lúc đó chúng ta càng cảm thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Vậy thì
còn phân vân gì nữa, ngay hôm nay chúng ta hãy sống cho trọn vẹn để
đến một lúc nào đó chúng ta không phải hối tiếc vì những điều đã qua.
Không chỉ vậy, hãy là một mùa xuân nho nhỏ hòa cùng mùa xuân lớn
của cả dân tộc mình!

Bố cục

Khổ đầu ( 6 dòng đầu): cảm xúc trước mùa xuân thiên
nhiên, đất nước.

Hai khổ tiếp theo (10 dòng tiếp theo): cảm xúc về mùa
xuân đất nước.

Hai khổ tiếp theo (8 dòng tiếp theo): suy nghĩ và ước
nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

Khổ cuối ( 5 dòng cuối): lời ngợi ca quê hương đất nư
ớc qua điệu dân ca xứ Huế.

Em hiểu gì về nhan đề của tác phẩm?
Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo

độc đáo của nhà thơ. Người ta dùng
nhiều định ngữ gắn với mùa xuân
như: mùa xuân chín, mùa xuân xanh,
xuân ý, xuân lòng Mùa xuân nho
nhỏ mang ý nghĩa khiêm nhường,
thể hiện ước nguyện chân thành của
nhà thơ - được làm một mùa xuân
nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nư
ớc, của cuộc đời chung.

1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua
cảm xúc của nhà thơ
a, Mùa xuân của thiên nhiên,
đất nước
Hình ảnh mùa xuân của
thiên nhiên được khắc
họa như thế nào? Cảm
xúc của nhà thơ trước
cảnh đất trời vào xuân?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×