Tải bản đầy đủ (.doc) (339 trang)

Lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 339 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ QUỲNH ANH

LẠM DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ QUỲNH ANH

LẠM DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tâm Lý Học
Mã số: 9 31 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan

HÀ NỘI – 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
dữ liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa
được cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Võ Quỳnh Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LẠM DỤNG
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC..........................10
1.1. Các nghiên cứu về triệu chứng và mức độ lạm dụng điện thoại thông

minh ở sinh viên đại học...................................................................................10
1.2. Các nghiên cứu sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thơng minh

qua các biến số giới tính, lứa tuổi, học lực, ngành học......................................15
1.3. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lạm dụng điện thoại thông

minh ở sinh viên đại học...................................................................................21
Tiểu kết chương 1..............................................................................34
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ LẠM DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC...................................................................35
2.1. Điện thoại thông minh..............................................................................35
2.2. Sinh viên đại học và đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên đại học...............41
2.3. Lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học................................45
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại

học……............................................................................................................66
Tiểu kết chương 2..........................................................................................70
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .…….72
3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu..............................................72
3.2. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................74
3.3. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................77
Tiểu kết chương 3..............................................................................91
Chương 4: THỰC TRẠNG LẠM DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............93
4.1. Thực trạng mức độ biểu hiện lạm dụng điện thoại thơng minh ở sinh

viên đại học thành phố Hồ Chí Minh................................................................93


4.2. Thực trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học thành phố

Hồ Chí Minh so sánh qua các biến số.............................................................106
4.3. Các yếu tố liên quan tới lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại

học thành phố Hồ Chí Minh...........................................................................119
4.4. Nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình..................................................126

Tiểu kết chương 4............................................................................135
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ............144
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................145
PHỤ LỤC......................................................................................................165


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đề xuất cho lạm dụng điện thoại thông minh..................56
Bảng 3.1.Đặc điểm nhân khẩu về khách thể nghiên cứu (N = 518)..................................72
Bảng 3.2: Độ tin cậy của các thang đo..........................................................................83
Bảng 4.1: Tỷ lệ sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh lạm dụng điện thoại thơng minh
........................................................................................................................94
Bảng 4.2: Lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học qua mặt biểu hiện khó kiểm
sốt việc sử dụng điện thoại thông minh...............................................................96
Bảng 4.3: Lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học qua mặt biểu hiện mức độ
bận tâm với việc sử dụng điện thoại thông minh...................................................98
Bảng 4.4: Lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học qua mặt biểu hiện tính hệ quả
của việc sử dụng điện thoại thông minh.............................................................102
Bảng 4.5: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông minh theo 3 mặt biểu hiện so
sánh theo biến số giới tính................................................................................107
Bảng 4.6: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông minh theo 3 mặt biểu hiện so
sánh theo biến số hồn cảnh gia đình.................................................................108
Bảng 4.7: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông minh theo 3 mặt biểu hiện so
sánh theo biến số năm học................................................................................109
Bảng 4.8: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông minh theo 3 mặt biểu hiện so
sánh theo biến số học lực..................................................................................110
Bảng 4.9: Sự khác biệt về các biểu hiện tâm lý, xã hội của sinh viên so sánh theo biến số cấp
độ nguy cơ của việc lạm dụng điện thoại............................................................111
Bảng 4.10: Sự khác biệt về các biểu hiện tâm lý, xã hội của sinh viên so sánh theo giới tính
......................................................................................................................113
Bảng 4.11: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại và các biểu hiện tâm lý, xã hội của
sinh viên so sánh theo biến số hồn cảnh gia đình...............................................114
Bảng 4.12: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông minh và các biểu hiện tâm lý,
xã hội của sinh viên so sánh theo biến số năm học...............................................115


Bảng 4.13: Sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông minh và các biểu hiện tâm lý,

xã hội của sinh viên so sánh theo biến số học lực................................................118
Bảng 4.14: Các thơng số thống kê của lịng tự trọng.....................................................120
Bảng 4.15: Các thông số thống kê của mức độ cô đơn.................................................120
Bảng 4.16: Các thông số thống kê của mức độ hài lòng trong cuộc sống........................121
Bảng 4.22: Khả năng dự báo của các yếu tố liên quan đến các khía cạnh của việc lạm dụng
điện thoại thông minh ở sinh viên......................................................................124
Bảng 4.23: Thực trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên Th..........................126
Bảng 4.24: Thực trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên Th..........................130

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Phân bố điểm tình trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên............93
Biểu đồ 4.1: Phân bố điểm của lòng tự trọng...............................................................120
Biểu đồ 4.2: Phân bố điểm của mức độ cô đơn............................................................120
Biểu đồ 4.3: Phân bố điểm của mức độ hài lòng trọng cuộc sống..................................121


MỞ ĐẦU
1.

Tính tất yếu của vấn đề nghiên cứu
Thế kỷ 21 đã chứng kiến những tiến bộ công nghệ ngày càng gia tăng để lại

dấu ấn trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Một trong những tiến bộ này là điện thoại
thơng minh và nhiều ứng dụng của nó cung cấp khả năng truy cập nhanh vào Internet
và phương tiện truyền thông xã hội thông qua các ứng dụng khác nhau như
WhatsApp, Facebook, Twitter và Skype. Điện thoại thông minh cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc truyền tin nhắn SMS và fax cũng như điều hướng Internet.
Hơn nữa, điện thoại thông minh bao gồm những dịch vụ giải trí như trị chơi, Cam,
video, Bluetooth, đa phương tiện, radio, youtube, phim, GPS và các ứng dụng khác
(Abo-Jedi, 2008) [1]. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của điện thoại thông

minh là khả năng truy cập không dây dễ dàng vào thư điện tử, tin nhắn nhanh và đa
phương tiện cũng như khả năng sử dụng ứng dụng Office sau khi tải xuống các ứng
dụng bổ sung từ trang web của nhà sản xuất điện thoại thông minh hoặc từ Play
Store. Nó cũng có một bàn phím hồn chỉnh cho phép người dùng viết e-mail dễ
dàng. Đối với một số người, điện thoại thông minh đã trở thành vật thay thế cho máy
tính. Đối với những người khác, nó đã trở thành phương tiện giải trí, vui chơi và tiêu
khiển hiệu quả nhất. Việc sử dụng điện thoại thông minh đã trở thành một chỉ báo về
tình trạng kinh tế và việc sở hữu điện thoại thơng minh có liên quan đến một số vấn
đề tâm lý và xã hội, chẳng hạn như sự nổi tiếng ngụ ý bằng cách đạt được một số
lượng lớn bạn bè hoặc người theo dõi. Do vậy, trên toàn thế giới, điện thoại thông
minh được sử dụng bởi 1,85 tỷ người vào năm 2014. Con số này dự kiến sẽ là 2,32 tỷ
vào năm 2017 và 2,87 tỷ vào năm 2020 (Statista, 2017) [147]. Tại Việt Nam, báo cáo
mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Mỹ cho thấy, Việt Nam đứng thứ 25
trong danh sách, với khoảng 53% số người sở hữu smartphone. 81% người dùng điện
thoại thông minh luôn bật điện thoại ngay cả khi họ đang ở trên giường

1


hoặc trong phòng tắm [119]. Thật vậy, người dùng điện thoại thơng minh đang gia
tăng trên tồn thế giới. Do vậy, Shambare và cộng sự đã khẳng định rằng điện thoại
thông minh đã trở thành biểu tương của thế kỷ 21 (Shambare R, Rugimbana R,
Zhowa T., 2012) [142]
Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích này, ngày càng có nhiều tài liệu gợi ý về
những hậu quả tiêu cực và những mối nguy hiểm có thể xảy ra liên quan đến điện
thoại thông minh [81]. Chúng bao gồm sử dụng quá mức [81], các hành vi ngày càng
mất kiểm soát như liên tục kiểm tra thông báo trên các ứng dụng của điện thoại thông
minh [155], các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng [127] và các
vấn đề về thể chất [104]. Người ta lập luận rằng việc lạm dụng điện thoại thơng minh
có thể được xem như một dạng nghiện hành vi giống như nghiện chơi game hoặc

nghiện Internet [104]
Lạm dụng và nghiện điện thoại thông minh là một hiện tượng liên quan đến
việc khơng kiểm sốt được việc sử dụng điện thoại thơng minh. Lạm dụng và nghiện
điện thoại thông minh ảnh hưởng đến cơng việc và cuộc sống gia đình [58], ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, thể chất và các mối quan hệ xã hội của một
người (Yen et al, 2009; Chun, 2018; Samaha & Hawi , 2016) [164]. Lạm dụng và
nghiện điện thoại thơng minh thậm chí có thể trở thành nguyên nhân gây ra một tai
nạn và hủy hoại cuộc sống cá nhân hoặc xã hội của chúng ta. Lạm dụng điện thoại
thơng minh sẽ có thể làm giảm năng suất lao động và hiệu quả học tập và cũng có thể
làm giảm hạnh phúc của họ [161].
Sinh viên ngày nay rất dễ tiếp thu các hình thức truyền thơng mới như điện
thoại thơng minh [143] vì họ là thế hệ đầu tiên lớn lên với nhiều hình thức truyền
thơng cơng nghệ cao khác nhau [144], họ giao tiếp qua điện thoại là chủ yếu, và đây
cũng là hình thức chính và là hình thức quan trọng để sinh viên duy trì các mối quan
hệ xã hội của mình. Điện thoại thơng minh chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống
của sinh viên đến mức một số sinh viên cho biết họ cảm thấy lo lắng tột độ khi điện
thoại của họ không phải lúc nào cũng

2


bật điều này cũng đồng nghĩa với việc sinh viên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bất
lợi của điện thoại thơng minh hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn [143]. Do đó, sinh
viên là một trong những người sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất và cũng là
nhóm người có tỷ lệ lạm dụng điện thoại thông minh nhiều nhất (Shambare R,
Rugimbana R, Zhowa T., 2012) [142].
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị đặc biệt; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa,
giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; đầu
tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng. Do vậy, mức sống của người
dân nói chung và sinh viên nói riêng cao hơn so với các tỉnh thành phố lớn khác của

nước ta. Tỷ lệ sinh viên có điện thoại sử dụng điện thoại thông minh, sử dụng các
dịch vụ có trên ứng dụng điện thoại thơng minh rất cao. Đây là một trong những điều
kiện tốt giúp sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, giải trí,… tuy nhiên với một tỷ lệ
lớn sinh viên sử dụng điện thoại thông minh như hiện nay cũng đồng nghĩa với việc
có xu hướng tỷ lệ sinh viên lạm dụng điện thoại cũng cao. Do đó, việc tiến hành
nghiên cứu bài bản chuyên sâu từ góc độ khoa học tâm lý về lạm dụng điện thoại
thông minh ở sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh là cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các bộ ban ngành, các trường đại học
lập kế hoạch phòng ngừa, can thiệp tâm lý và khắc phục hậu quả lạm dụng điện thoại
thông minh ở sinh viên. Với ý nghĩa như vậy, nghiên cứu “Lạm dụng điện thoại
thông minh ở sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở
sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp
phịng ngừa, can thiệp tâm lý và khắc phục hậu quả lạm dụng điện thoại thông minh
cho sinh viên các trường đại học thành phố Hồ

3


Chí Minh góp phần giảm thiểu tỷ lệ sinh viên lạm dụng điện thoại thông minh, học
tập và phát triển nhân cách tốt hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan các nghiên cứu về lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên
đại học.
2) Xây dựng cơ sở lý luận về lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại
học.

3) Khảo sát, phân tích và chỉ ra thực trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở
sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan tới thực trạng này.
4) Đề xuất một số khuyến nghị giúp phòng ngừa, can thiệp tâm lý và khắc
phục hậu quả lạm dụng điện thoại thông minh cho sinh viên các trường đại học thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học thành phố
Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về phạm vi về nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, dựa trên cơ sở khoa học của tiêu chuẩn chẩn đốn lạm
dụng điện thoại thơng minh của Trung tâm Nghỉ ngơi thông minh Hàn Quốc (Trang
chủ: www.iacp.or.kr, Trung tâm Nghỉ ngơi thông minh: 1599-0075) để xác định và
nghiên cứu các dấu hiệu triệu chứng lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại
học. Trong đó gồm 3 tiêu chí sau: (1) Khó kiểm sốt việc sử dụng điện thoại thông
minh; (2) Mức độ bận tâm đối với việc sử dụng điện thoại thơng minh; (3) Tính hệ
quả của việc sử dụng điện thoại thông minh. Các nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra có
nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học.
Tuy nhiên,

4


nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố: Lo âu,
căng thẳng, trầm cảm; Lòng tự trọng; Sự hài lòng cuộc sống; Sự cơ đơn; Hồn cảnh
gia đình; Các vấn đề cá nhân tới lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học.
Đây là các yếu tố được nhiều nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ chặt và ảnh hưởng
nhiều tới lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học.

3.2.2. Giới hạn về phạm vi khách thể và địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên 518 sinh viên thuộc 5 trường đại học thành
phố Hồ Chí Minh gồm: Trường Đại học Y Dược; Trường Đại học Sư phạm; Trường
Đại học KHXH&NV; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Đại học HUTECH.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cơ sở xem xét và vận dụng một số phương
pháp tiếp cận cơ bản sau:
- Nguyên tắc hoạt động: Lạm dụng điện thoại thông minh cần được xem như
một hoạt động. Chính qua hoạt động lạm dụng điện thoại thơng minh này mà nó thể
hiện các đặc điểm tâm lý của sinh viên lạm dụng điện thoại thơng minh như khó
kiểm sốt việc sử dụng điện thoại thông minh; mức độ bận tâm đối với việc sử dụng
điện thoại thơng minh; tính hệ quả của việc sử dụng điện thoại thơng minh và chính
những đặc điểm tâm lý này lại tác động trở lại hoạt động lạm dụng điện thoại thông
minh ở sinh viên. Mức độ biểu hiện của các đặc điểm tâm lý tác động đến mức độ
lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên. Do đó, việc nghiên cứu các biểu hiện
mức độ lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh
thơng qua việc xem xét mức độ sử dụng điện thoại thông minh trong thực tế của sinh
viên về thời gian sử dụng, tần suất sửa dụng, sự lệ thuộc vào điện thoại thông minh
của sinh viên ở mức độ như nào.

5


- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con người là một thực thể xã hội, hành vi của
cá nhân phải được xem là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố
chủ quan, yếu tố khách quan. Do đó, cần phải nghiên cứu hành vi lạm dụng điện
thoại thông minh của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ tương
hỗ của nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, điều kiện hoàn cảnh

kinh tế, xã hội, trình độ, kinh nghiệm sống,…
-Nguyên tắc tiếp cận tâm lý học lứa tuổi: Sinh viên là một giai đoạn lứa tuổi đặc
biệt – Giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành về mặt nhân cách. Trong giai đoạn này các
yếu tố tâm lý như tư duy, cảm xúc, thái độ và hành vi đã được phát triển khá đầy đủ.
Sinh viên rất dễ tiếp thu các hình thức truyền thơng mới như điện thoại thông minh,
dễ tiếp thu các yếu tố công nghệ mới. Điện thoại thông minh là một yếu tố công nghệ
rất hấp dẫn đối với lứa tuổi sinh viên, nhiều sinh viên coi điện thoại thông minh như
cái tơi thứ hai của mình. Ngun tắc tiếp cận tâm lý học lứa tuổi cho phép nghiên cứu
này đánh giá lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên thông qua những đặc điểm
tâm lý đặc trưng của lứa tuổi. Chính sự tiếp cận này giúp hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn
về hành vi lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên.
- Tiếp cận liên ngành: Nghiên cứu lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên
đại học cần có tiếp cận liên ngành. Đó là kết hợp giữa Tâm lý học xã hội, Tâm lý học
lâm sàng, Y học và Giáo dục học. Bởi vì, việc xác định biểu hiện và mức độ lạm
dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học cũng như các yếu tố liên quan lạm
dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học cần được đánh giá và nhìn nhận đa
chiều từ các khoa học khác nhau và các phương pháp khác nhau. Cũng như vậy, việc
đề xuất các biện pháp tâm lý giáo dục phòng ngừa lạm dụng điện thoại thông minh ở
sinh viên đại học cũng cần được xem xét tính tồn diện và đa chiều từ các góc độ
khoa học khác nhau để đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp và hiệu quả.

6


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp và sử dụng đồng bộ các phương pháp định lượng và định tính
sau:
-Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu;
-Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
-Phương pháp phỏng vấn sâu;

-Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
-Phương pháp thống kê tốn học.
Các phương pháp này được trình bày cụ thể ở chương 3 của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa của luận án

5.1. Về lý luận
Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về lạm dụng điện thoại thông minh
ở sinh viên đại học. Trong đó đã xác định được các khái niệm công cụ: Điện thoại
thông minh; Lạm dụng điện thoại thông minh; Sinh viên đại học; Lạm dụng điện
thoại thông minh ở sinh viên đại học. Xác định được các dấu hiệu biểu hiện lạm dụng
điện thoại thơng minh ở sinh viên đại học gồm: Khó kiểm sốt việc sử dụng điện
thoại thơng minh; Mức độ bận tâm đối với việc sử dụng điện thoại thông minh; Tính
hệ quả của việc sử dụng điện thoại thơng minh và các các yếu tố liên quan tới lạm
dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học.
5.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, có tỷ lệ đáng kể sinh viên trong mẫu
nghiên cứu có nguy cơ lạm dụng điện thoại thông minh ở mức độ cao và có nguy cơ
tiềm ẩn lạm dụng điện thoại thơng minh. Sinh viên có nguy cơ lạm dụng điện thoại
thông minh ở mức độ cao xuất hiện cả 3 nhóm triệu chứng biểu hiện, đó là: Khó
kiểm sốt việc sử dụng điện thoại thông minh; Mức độ bận tâm đối với việc sử dụng
điện thoại thơng minh; Tính hệ quả của

7


việc sử dụng điện thoại thơng minh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ
lạm dụng điện thoại thơng minh theo mặt biểu hiện “Tính nổi bật của việc sử dụng
điện thoại thông minh” khi so sánh theo biến số học lực. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về mức độ lịng tự trọng, cơ đơn, hài lịng trong cuộc sống, trầm cảm, lo âu,
căng thẳng, hồn cảnh gia đình, và vấn đề cá nhân với cấp độ nguy cơ của việc lạm

dụng điện thoại thông minh ở sinh viên. Tất cả các yếu tố như lịng tự trọng, sự cơ
đơn, sự hài lịng cuộc sống, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, hoàn cảnh gia đình, vấn đề
cá nhân đều có mối quan hệ nhất định, làm gia tăng mức độ lạm dụng điện thoại
thông minh ở sinh viên đại học trong mẫu nghiên cứu này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần làm phong phú thêm lý
luận về lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học và các yếu tố liên quan
tới lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học. Các nội dung lí luận này góp
phần làm phong phú và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận về Tâm lý học lâm
sàng hiện nay, qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn định nghĩa, khái niệm lạm dụng
hành vi nói chung cũng như lạm dụng điện thoại thơng minh và biểu hiện lạm dụng
điện thoại thông minh. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng góp thêm một khẳng định
về tiêu chuẩn chẩn đốn lạm dụng điện thoại thơng minh trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài sẽ cung cấp những thông tin quan
trọng để các trường đại học triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với việc phòng ngừa và can thiệp lạm dụng điện thoại cho sinh viên phù
hợp hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trường
đại học trong mẫu nghiên cứu này lập kế hoạch phòng ngừa, can thiệp tâm lý và khắc
phục hậu quả nhằm tăng cường cho sinh

8


viên những kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh hợp lý và tích cực. Kết quả
nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo giúp sinh viên đại học tự nâng cao nhận thức
về lạm dụng điện thoại thông minh cũng như vấn đề phịng ngừa và ứng phó với lạm

dụng điện thoại thông minh. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo bổ ích cho
các nhà khoa học có cùng hướng nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên
đại học.
Chương 2: Cơ sở lí luận về lạm dụng điện thoại thơng minh ở sinh viên đại học
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về lạm dụng điện thoại thông minh trên sinh
viên đại học thành phố Hồ Chí Minh.

9


Chương

1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LẠM DỤNG ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Trên thế giới, các nghiên cứu về lạm dụng điện thoại thông
minh ở sinh viên đang gia tăng đáng kể. Các nghiên cứu về vấn
đề này đã nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trên
toàn thế giới (46 quốc gia khác nhau đại diện cho tất cả các nước
trên thế giới). Các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Trung
Quốc là những người tích cực nhất trong dịng nghiên cứu này.
Các tài liệu công bố các nghiên cứu về lạm dụng điện thoại thông
minh ở sinh viên được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2020 đã

cho thấy các nghiên cứu về lạm dụng điện thoại thông minh ở
giai đoạn này được tập trung vào các vấn đề như: làm rõ các triệu
chứng và mức độ lạm dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại
học; Xác định công cụ đánh giá lạm dụng điện thoại thông minh;
Thảo luận sự khác biệt về mức độ lạm dụng điện thoại thông
minh theo giới tính, ngành học, trình độ học vấn, mức thu nhập
của gia đình; Thảo luận về các yếu tố dẫn tới lạm dụng điện thoại
thông minh ở sinh viên; Thảo luận về các biện pháp tham vấn, trị
liệu lạm dụng điện thoại thông minh (Hafidha Suleiman AlBarashdi, Abdelmajid Bouazza and Naeema H. Jabur) [86]. Dưới
đây, luận án cũng sẽ tập trung tổng quan các nghiên cứu trên thế
giới và Việt Nam theo các hướng nghiên cứu này.
1.1. Các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ lạm dụng

điện thoại thông minh ở sinh viên đại học
1.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới, các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ lạm
10


dụng điện thoại thông minh ở sinh viên đại học khá đa dạng và
phong phú, điều này càng khẳng định thêm tầm quan trọng và sự
cấp thiết của vấn đề nghiên cứu này trong giai đoạn hiện nay.

11


Trong một nghiên cứu về biểu hiện và mức độ lạm dụng
điện thoại thông minh ở sinh viên đại học, Bianchi và Phillips đã
lập luận rằng, vấn đề lạm dụng điện thoại thơng minh có thể là

một biểu hiện của sự thiếu hụt kiểm soát xung lực hoặc trầm
cảm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cũng tiết lộ rằng
những người trẻ tuổi, trong đó có sinh viên dường như dễ bị sử
dụng nhiều và lạm dụng điện thoại thông minh [52].
James và Drennan đã thực hiện nghiên cứu về việc sử dụng
điện thoại thông minh của sinh viên Úc và phát hiện ra sinh viên
trong mẫu nghiên cứu của họ sử dụng điện thoại thông minh từ
1,5 đến 5 giờ mỗi ngày. Phát hiện của họ về biểu hiện lạm dụng
điện thoại thông minh ở sinh viên bao gồm một loạt các đặc điểm
liên quan đến biểu hiện của người sử dụng chất gây nghiện như:
bốc đồng, căng thẳng gia tăng trước khi sử dụng điện thoại thơng
minh, thất bại trong những chiến lược kiểm sốt việc sử dụng
điện thoại thông minh (James và Drennan, 2005) [99].
Trong một nghiên cứu của Perry và Lee cho thấy: từ 6% đến
11% sinh viên lạm dụng điện thoại thông minh có các biểu hiện
như: khả năng chịu đựng, khả năng rút lui, trong khi học tập và
làm việc khơng có khả năng giảm việc sử dụng điện thoại thông
minh. Số lượng tin nhắn gửi đi và kỹ năng nhận thức khi sử dụng
các tính năng và ứng dụng trên điện thoại thông minh là những
yếu tố dự báo đáng kể về mức độ lạm dụng điện thoại thông
minh ở sinh viên. Những sinh viên trong mẫu nghiên cứu được xác
định là lạm dụng dụng thoại thông minh cho thấy việc gửi tin
nhắn ở họ tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với tỷ lệ được tìm thấy ở
những sinh viên khác cùng mẫu nghiên cứu (Perry và Lee, 2007)
[130].
12


Walsh và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu định tính để
kiểm tra các hoạt động của sinh viên đại học liên quan đến việc

sử dụng điện thoại thông minh. Nghiên cứu đã sử dụng các tiêu
chí chẩn đốn nghiện hành vi để xác định các biểu hiện lạm dụng
điện thoại thông minh trên sinh viên thuộc

13



×