Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chuyên môn mầm non quang trung 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.33 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất tinh
thần của chúng ta ngày càng được cải thiện, tuy nhiên đối lập với đó là tình
trạng ơ nhiễm mơi trường có những diễn biến phức tạp. Giáo dục trẻ bảo vệ mơi
trường chính là điều cấp thiết, hướng đến một mơi trường “Xanh- sạch- đẹp- an
tồn” cho chính các em. Trái đất đang nóng lên từng ngày, biến đổi khí hậu,
thiên tai liên miên, tình trạng ơ nhiễm ở mức báo động đỏ. Vấn đề bảo vệ môi
trường khơng cịn là vấn đề riêng của một quốc gia mà cịn là vấn đề cấp bách
của tồn nhân loại.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về mơi
trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mang tính cần thiết, cấp bách, có
tính chiến lược tồn cầu. Các nhà khoa học đều cho rằng giáo dục bảo vệ môi
trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì lứa tuổi này
dễ dàng hình thành nề nếp thói quen, mang lại hiệu quả cao, tạo cơ sở cho việc
hình thành nhân cách con người.
Mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng
nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn
tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ
môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều
kiện cho công tác giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng
như: “Hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường
sống của bản thân nói riêng và con người nói chung. Biết giữ gìn sức khỏe bản
thân, có hành vi ứng sử phù hợp để bảo vệ môi trường sống thân thiện với môi
trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.” [1]
Giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm
tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ với môi trường xung quanh. Việc khám phá


quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ mơi trường có thể bắt đầu từ lứa
tuổi mầm non.
Để đảm bảo cho con người được sống trong một mơi trường lành mạnh
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường được hình thành và rèn luyện từ rất
sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi
trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ
đó biết cách sống tích cực với mơi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Tuy nhiên, khơng phải ai cũng hiểu về tầm quan trọng của giáo dục bảo
vệ môi trường trong trường mầm non. Phụ huynh họ cho rằng trẻ đến trường học
thơ, kể chuyện, học chữ, học số... Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là của
học sinh phổ thơng cịn trẻ mầm non biết gì mà giáo dục. Chính vì vậy, là giáo
viên đứng lớp nhiều năm tôi thấy rằng việc giáo dục ý thức cho trẻ ngay từ khi
trẻ còn học mầm non là việc làm hết sức quan trọng. Bởi giáo dục từ nhỏ hình


2

thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề về
môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua ý thức, thái độ, kĩ năng, hành
vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở lớp tôi phụ trách đã được chú
trọng song kết quả chưa cao: Phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ nên sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ cịn
khó khăn. Một số trẻ ở lớp tơi phụ trách ý thức bảo vệ mơi trường của trẻ cịn
kém, chỉ làm khi người lớn u cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về ý
thức của trẻ về môi trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với trẻ
mầm non và làm thế nào để nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đem
lại kết quả tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài. “Một số giái pháp giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi lớp B2 trường mầm
non Quang Trung, Bỉm Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường
mầm non Quang Trung. Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc
giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt
trong việc bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi lớp B2 tại trường mầm non Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập, phân
tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4-5 tuổi
lớp B2 qua các tài liệu, sách báo.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát
tình hình thực tế trên trẻ, các giải pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được,
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Lựa chọn các giải pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. thống kê, thực
nghiệm trên trẻ, đánh giá kết quả đạt được, so sánh kết quả trước và sau khi áp
dụng giải pháp từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.


3

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về vật chất lẫn tinh thần
nhưng cũng chính con người trong q trình tồn tại và phát triển đã khai thác

cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân làm suy thối
mơi trường là do ý thức, nhận thức hạn chế của con người.
Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng và làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người. Mặc dù đã có nhiều hoạt động
kêu gọi vì mơi trường nhưng tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn ở mức báo
động. Chính vì vậy cần phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ tuổi
mầm non.
Tuy nhiên để ý thức bảo vệ môi trường của trẻ được hình thành tốt, muốn
vậy giáo dục bảo vệ môi trường bao gồm nhiều mặt và cần có sự phối hợp đồng
bộ mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, việc tạo khơng gian sống
thân thiện gần gũi với thiên nhiên cóp ý nghĩa quan trọng nhất. Môi trường sống
tác động đến cảm xúc, nhận thức hành vi của trẻ.
Chính vì vậy cần phải giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường ngay từ tuổi
mầm non. Đây cũng chính là lứa tuổi sẽ đặt nền tảng vững chắc cho sự phát
triển nhân cách sau này của trẻ. Từ đây thế hệ tương lai sẽ dần ý thức được tầm
quan trọng cũng như trách nhiệm của mình với mơi trường cùng chung tay xây
dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định
rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức
hoạt động này tại lớp tơi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của phòng GD&ĐT, của Ban giám hiệu nhà
trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho
cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Mơi trường lớp học khuôn viên trường lớp xanh, sạch, đẹp.
Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong

cơng việc.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì tơi cũng gặp nhiều khó khăn trong
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ cụ thể như:
Việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa phong phú.
Kinh nghiệm dạy học chưa nhiều các nội dung lồng ghép còn cứng nhắc chưa
mềm dẻo.
Việc giáo dục và tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ như: Trồng cây
xanh, dọn vệ sinh và các hoạt động bảo vệ mơi trường khác ít được chú trọng
Ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường và tại cộng đồng của các bậc


4

phụ huynh và trẻ còn nhiều hạn chế.
2.3. Kết quả thực trạng:
Từ nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả như sau:
Biểu 1: Tổng số trẻ được khảo sát: 27 trẻ.
Đạt
Chưa
đạt
Số
Khá
TB
Tốt
Nội dung đánh giá
trẻ
Tỷ
Tỷ
Tỷ Số Tỷ

KS Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ trẻ lệ
trẻ
trẻ
trẻ
%
%
%
%
Biết tận dụng các nguyên
vật liệu phế tải để làm đồ 27
5
19 12 44
8
30
2
7
dung đồ chơi.
Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh
cơng cộng, vệ sinh trường 27
4
15 10 37 12 44
1
4
lớp.
Biết cất dọn đồ dùng, đồ

27
5
19 12 44
30
7
chơi đúng nơi quy định.
8
2
Tự giác gom rác vào thùng,
nhắc nhở mọi người không
xả rác bừa bãi.
Phân biệt được những hành
vi đúng, hành vi sai với môi
trường.
Biết tiết kiệm điện, nước
khi sử dụng và tắt khi không
sử dụng.
Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động bảo vệ môi
trường.

27

3

11

11

41


12

44

1

4

27

4

15

10

37

11

41

2

7

27

3


11

11

41

12

44

1

4

27

5

19

12

44

8

30

2


7

Từ những kết quả khảo sát như trên chúng ta thấy rằng trẻ đã biết tận
dụng các nguyên liệu phế tải để làm đồ dùng, đồ chơi. Cũng như biết một số
việc như bỏ rác đúng nơi quy định cất nhấc đồ dùng ngăn nắp... Tuy nhiên, tỷ lệ
trẻ biết những việc trên vẫn chưa nhiều hầu hết trẻ đang còn cần sự nhắc nhở
của cơ và người lớn. Chính vì vậy tơi ln suy nghĩ và trăn trở bản thân phải làm
gì để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở
cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy là những tấm
gương sáng để trẻ noi theo.
3. Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo 4-5 lớp B2 tuổi trong trường mầm non Quang Trung
3.1. Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ trong các chủ đề.
Trong chương trình giáo dục mầm non nội dung giáo dục bảo vệ môi trường


5

không phải là một môn học cụ thể. Tuy nhiên, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ ngay từ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng của người
giáo viên mầm non. Với mỗi nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tôi đã lựa
chọn sao cho lồng ghép phù hợp với từng chủ đề. Việc lồng ghép các nội dung
theo chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống phải đảm bảo từ dể đến khó, từ ít nội
dung đến nhiều nội dung và chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, điều kiện
thực tế của trẻ tại địa phương. Bản thân tôi đã lập kế hoạch lồng ghép nội dung
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của lớp mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 như sau:
Ghi
TT

Chủ đề
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
chú
Trường
- Cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi của lớp.
1
mầm non
- Biết cất nhấc đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
của bé
- Vệ sinh trường lớp.
- Vệ sinh cá nhân.
- Ăn uống lịch sự, không làm rơi vãi cơm ra bàn.
- Bỏ rác đúng nơi quy định. Biết ký hiệu nhà vệ
2
Bản thân
sinh.
- Hành vi văn minh.
- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh nhà cửa.
- Bỏ rác tại gia đình đúng nơi quy định.
3
Gia đình
- Tận dụng phế thải của gia đình làm đồ dùng đồ
chơi.
- Trẻ biết có nhiều nghề trong xã hội, trong đó có
những người làm cơng tác vệ sinh môi trường, bảo
4 Nghề nghệp vệ môi trường.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường,
tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường.
- Chất thải từ động vật.

Thế giới
5
- Cách chăm sóc và bảo vật ni.
động vật
- Ích lợi của con vật.
- Lợi ích của cây xanh. Cách chăm sóc và bảo vệ
Thế giới
cây.
6 thực vật -Tết
- Thực hành gieo hạt...
và mùa xuân
- Làm đồ dùng đồ chơi từ lá cây, cành cây....
Phương tiện - Khói bụi của xe gây ơ nhiễm mơi trường.
7
và một số - Cách phịng tránh khói bụi.
quy định GT
- Nước sạch - nước bẩn.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách
Nước và các
bảo vệ nguồn nước.
8
hiện tượng
- Tác dụng của nước và cách sử dụng nước tiết
tự nhiên
kiệm.


6

9


Q hương
đất nướcBác Hồ

Trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ những di tích lịch sử
tại địa phương.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung khi được đi thăm
các địa danh lịch sử: trẻ biết bảo vệ môi trường sạch
đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa,
không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi
ở những nơi công cộng.

Trên cơ sở kế hoạch khung của cả năm học của từng chủ đề tôi đã đưa ra mục
tiêu cụ thể và xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động cho nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường. Đồng thời thông qua kế hoạch ngày tôi đã tích hợp những nội
dung này vào một số mơn học, các thời điểm trong ngày cụ thể như sau:
* Chủ đề “Trường mầm non”: Ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ về
chủ đề, thì tơi cịn giáo dục cho trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ mơi trường như vệ
sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành xung quanh lớp. Biết cất đồ chơi
đúng nơi quy định. Cô lần lượt giới thiệu và hướng dẫn trẻ để mỗi buổi trẻ đến
trường biết cất đồ dùng cá nhân vào lớp đúng nơi quy định. Đồng thời thông qua
hoạt động chơi tôi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “Chọn những hành vi đúng sai”. Tơi chuẩn bị những hình ảnh về việc giữ gìn bảo vệ mơi trường và các
hàng vi khơng giữ gìn và bảo vệ môi trường như: Bé vứt rác vào thùng rác, bé
quét nhà, bé nhổ cỏ cho hoa, bé tưới hoa, bé cất đồ chơi, bé vứt rác bừa bãi, bé
bẻ cành cây, bé dành đồ chơi…và tôi chuẩn bị những khn mặt cười và mặt
nếu. Sau đó tơi chia trẻ là hai đội, nhiệm vụ của mỗi đội là trong vòng một bản
nhạc hai đội phải bật qua các vòng và lên chọn khuôn mặt cười gắn vào hành vi
đúng và khuôn mặt mếu gắn vào hành vi sai. Kết thúc bản nhạc đội nào gắn
được nhiều hành vi đúng theo u cầu đội đó dành chiến thắng.
Qua trị chơi tơi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vị trị chơi và có ý thức

hơn trong việc bảo vệ mơi trường như: Cùng cô xếp đồ chơi gọn gàng, lau chùi
bàn ghế cùng cô và tưới hoa hàng ngày ở góc thiên nhiên.
* Chủ đề “Bản thân”: Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn
vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe của con người. Trẻ có
hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn, không ăn q vặt ngồi
đường…Nhận biết ký hiệu thơng thường: Nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng
rác…Và biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: Dao, kéo, ổ cắm
điện, ao, hồ, …
Ví dụ 3: Chủ đề “Gia đình’’. Cơ chuẩn bị hình ảnh về ngơi nhà:
Ngơi nhà 1: Ngơi nhà sạch đẹp có nhiều cây xanh, đồ dùng trong nhà
được sắp xếp gọn ngàng ngăn nắp.
Ngôi nhà 2: Ngôi nhà xây 2 tầng nhưng đồ dùng sắp xếp chưa gọn gàng.
Cô yêu cầu trẻ nhận xét về hai ngôi nhà. Cô mời rất nhiều trẻ lên nhận
xét. Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của bé, nhận biết
được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Sau đó cơ hỏi trẻ muốn
cho ngơi nhà ln sạch đẹp, thống mát và có nhiều cây xanh thì mọi người
trong gia đình phải làm gì? Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ


7

rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường… Đối với đồ cá nhân của trẻ
hướng dẫn trẻ cách sắp xếp trước hết đồ dùng cá nhân của mình như: Quần áo,
giầy dép... Để đúng nơi quy định trong nhà; Cùng với gia đình thường xuyên
dọn dẹp nhà cửa như: Dọn nhà, lau nhà... Ngồi ra cơ hướng dẫn trẻ biết tận
dụng các vật liệu, phế thải trong gia đình để làm đồ chơi ở lớp như: Lọ nước rửa
bát làm cái phích đồ chơi, lọ sữa chua làm cái chén, hộp dầu gội và hộp thạch
làm bộ bàn ghế…
Ví dụ 4: Chủ đề “Nghề nghiệp” Trong giờ khám phá xã hội: Trị chuyện về
bác lao cơng. Cơ có thể đặt các câu hỏi: Bác lao công làm những cơng việc gì?

Các con phải làm gì để tỏ lịng biết ơn tới bác lao cơng?
Qua giờ hoạt động ngồi trời tôi cho trẻ nhặt rác bỏ vào thùng, biết cách
phân loại rác thải, nhặt riêng các loại rác thải có thể tái chế sử dụng được để làm
đồ chơ trong lớp như: Hộp sữa chua, vỏ hộp sữa, vỏ hộp kẹo bằng nhựa…Các
loại rác không sử dụng bỏ vào thùng rác. Ngồi ra trẻ cịn được hướng dẫn bảo
vệ nguồn nước, tiết kiệm nước khi trẻ rửa tay sau khi tham gia các hoạt động
chơi như: Xả nước vừa đủ để rửa tay, rửa xong đóng vịi nước lại… Những hoạt
động này có tác dụng rất lớn vì trẻ được tự học và trải nghiệm thực tế. Thông
qua những việc là đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp. Từ đó hình thành ý
thức bảo vệ mơi trường cho trẻ.
Ví dụ 5: Chủ đề “Thế giới động vật” ngồi việc cung cấp kiến thức về đặc
điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người. Tơi
cịn giáo dục trẻ u quý các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành
động tốt để chăm sóc và bảo vệ những con vật gần gũi. Như trong nhánh: Những
con vật sống dưới nước, tôi cho trẻ cùng qua sát hai chậu thả cá giống nhau,
chậu A được thay nước hằng ngày, chậu B không được thay nước trong khoảng
1 tuần. Cho trẻ quan sát nhận xét về nước và cá ở hai chậu:
+ Con thấy cá và nước ở chậu A như thế nào so với cá và nước ớ chậu B?
+ Vì sao ở chậu A vẫn bơi khỏe, cá ở chậu B lại khơng bơi nữa?
- Từ đó trẻ nhận biết ảnh hưởng của môi trường nước đến sức khỏe của cá
cũng như các lồi vật khác.
- Cơ giáo dục trẻ biết tầm quan trọng của nước sạch và giữ gìn nguồn
nước sạch. Qua thí nghiệm trẻ đã biết yêu quý các loaị động vật, biết chăm sóc
và bảo về các loại động vật.
Ví dụ 6: Chủ đề “Thế giới thực vật - tết và mùa xuân”
Qua giờ khám phá khoa học “Cây xanh và môi trường sống” Cô giáo có thể đàm
thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào?


8


Hình ảnh : Nhổ cỏ, bắt sâu, tười nước cho cây, cho hoa
Qua lợi ích của cây xanh, cơ giáo giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, mà
phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích.
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường như:
Trẻ biết cây cần sự chăm sóc của con người.
Trẻ cùng cơ chăm sóc góc thiên nhiên của lớp như: Nhổ cỏ, tưới cây ....
Trẻ biết cây ích lợi của việc trồng cây cảnh, cây bóng mát, cây có tác
dụng điều hịa và làm sạch khơng khí, cây cịn giữ cho đất khỏi trơi khi mùa
mưa bão.
Cây còn là nơi ở của động vật.
Cây cối cịn làm giảm ơ nhiễm mơi trường: Giảm bụi, tiếng ồn, chất độc
hại, giảm nhiệt độ ngày hè…
Trẻ biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật
khơng có nơi ở, khơng có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị diệt chủng, lũ lụt
xảy ra thường xun, khơng cịn những cây thuốc q…
Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh.
Ví dụ 7: Chủ đề “Phương tiện và một số quy định giao thơng” Đối với chủ
đề này cơ có thể cho trẻ hát bài: “Hãy tránh xa khói bụi
Vì nó làm đau mắt bé
Vì nó làm đau mũi bé
Vì nó làm bẩn tóc bé
Hãy tránh xa khói bụi”
Hàng ngày chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi. Vậy làm thế
nào để chúng đỡ bay bụi vào mắt, mũi, miệng, đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe của
chúng mình?
Cơ đặt các câu hỏi như sau: Khói bụi có từ đâu? Vì sao phải tránh xa khói
bụi? Cơ cho trẻ xem hình ảnh về phịng chống khói bụi trên máy chiếu.



9

Hình ảnh: Phụ huynh và học sinh đưa con đi học đeo khẩu trang an tồn.
Ví dụ 8: Chủ đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” với chủ đề này cô
giúp trẻ biết được các hiện tượng tự nhiên như: Gió, mây, mưa, sấm, chớp, lũ
lụt, núi lửa. Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước sạc, nước bẩn, biết tiết
kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm bệnh tật tác hại
của một số hiện tượng tự nhiên mang lại. Tôi cho trẻ tham gia hoạt động mang
tính trải nghiệm, khám phá những vấn đề về môi trường như: “Sự chuyển màu
của nước”. Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bão”
Cô cho trẻ xem các hình ảnh hoặc video về hậu quả của lũ lụt và hậu quả
sạt lỡ đất sau đó cho trẻ đưa ra những nhận xét của mình khi xem các hình ảnh.
Dạy trẻ biết đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, khơng ở ngồi
trời lâu, trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát, đi dưới trời mưa phải che đủ, đội
mũ nón hoặc mặc áo mưa, khơng chơi đùa dưới trời mưa, để bảo vệ sức khỏe.
Khi trời mưa to sấm sét khơng được đứng dưới góc cây to, không cầm những vật
bằng sắt.
Dạy trẻ biết trời nắng q lâu ngày khơng có mưa sẽ dẫn đến hạn hán.
Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu
nước sẽ khô héo cằn cồi.
Như vậy, xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào từng chủ đề
ngay từ đầu năm học giúp giáo viên có những nội dung giáo dục cơ bản về môi
trường. Thông qua các hoạt động cụ thể tại trường lớp bản thân giáo viên khơng
cịn lúng túng lựa chọn mà căn cứ vào kế hoạch để lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ thông qua các chủ đề khác như ở chủ đề: Bản thân, gia đình,
thế giới động vật, giao thơng... Quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết
tích hợp lồng ghép để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc cho bản
thân, về mơi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ
dùng ln sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp… Biết sống vì mơi trường, có thái độ

đúng với mơi trường một cách tích cực và hiệu quả.
3.2. Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua
các hoạt động trong trường mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học cụ thể. Tuy nhiên
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hơn lúc nào hết được xem là một trong
những nội dung lồng ghép vào chương trình học của trẻ mầm non hết sức quan
trọng. Chính vì vậy mà nó được lồng ghép vào các thời điểm trong ngày để giáo
dục trẻ:
- Hoạt động học:
Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động
một cách nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn không gượng ép và thật gần gũi với trẻ,
đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với độ tuổi. Nội dung lồng ghép được thông qua
một số môn học cụ thể như sau:
+ Đối với hoạt động tạo hình:
Tập cho trẻ thói quen tận dụng các nguyên vật liệu phế thải: Vỏ hộp sữa,
tạp chí, họa báo, lõi giấy vệ sinh, chai lọ, lá cây…. Để tạo ra các đồ dùng đồ
chơi khác nhau:


10

Ví dụ: Làm những con cá bằng các con ốc đã rửa sạch, ô tô, tàu hỏa bằng
những vỏ hộp sữa, chai nước rửa chén làm những bông hoa, làm bộ ấm chén,
chiếc đĩa đựng giấy hoặc chiếc làn đi chợ. Những chiếc lá cho trẻ làm thành con
trâu, giấy họa báo cũ gấp máy bay, thuyền…. Qua đó giáo viên đã giúp trẻ khiếu
thẩm mĩ, khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ nhận thấy sự cần thiết phải có ý
thức giữ gìn mơi trường xung quanh.

Hình ảnh: Đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu, phế thải.
+ Đối với hoạt động làm quen với văn học:

Trẻ được nghe nhiều câu chuyện về môi trường, sưu tầm những bài thơ,
bài ca dao, đồng giao ca ngợi về thiên nhiên tươi đẹp hay nói về quan hệ giữa
con người với thiên nhiên hay thiên nhiên có tác động đến cuộc sống của con
người. Đồng thời cho trẻ thấy được những việc làm có lợi, có hại tới mơi trường,
tác hại của mơi trường ơ nhiễm đến sức khỏe con ngườì như bài thơ: Bão,
chuyện: Chú đỗ con, chuyện của đất và cây, hạt đỗ sót… Giáo viên tổ chức cho
trẻ trò chuyện và đàm thoại nội dung câu chuyện, bài thơ.
Đồng thời, lựa chọn những phương pháp biện pháp phù hợp để nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên giúp trẻ
hiểu thêm về các đặc điểm của các con
vật, cây cối, hiện tượng tự nhiên. Từ đó trẻ biết tác dụng của cây cối con
vật của tự nhiên đến con người và môi trường ngày càng yêu quý thiên nhiên,
biết chăm sóc và bảo vệ con vật, cây cối. Bên cạnh đó biết một số kỹ năng đơn
giản để bảo vệ mình trước hiện tượng tự nhiên bất thường.


11

+ Đối với hoạt động khám phá khoa học:
Tổ chức cho trẻ quan sát sự phát triển của cây. Cây cần gì để lớn lên?
(đất, nước, khơng khí, ánh sáng) hiểu sự cần thiết của chúng đối với con vật và
thực vật. Cho trẻ xem tranh ảnh về ô nhiễm nguồn nước.
Từ đó giúp trẻ hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và sự ô
nhiễm đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người, của các loại động vật sống dưới
nước.
Ví dụ: Làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của nước lên cây
xanh:
Cơ cho trẻ trực tiếp làm thí nghiệm:
+ Lấy hai chậu cây giống nhau, đặt cạnh nhau, chậu A được tưới nước
hằng ngày, chậu B không được tưới nước, sau hơn một tuần cho trẻ quan sát

nhận xét về sự phát triển của hai chậu cây.
+ Cây trong chậu A và chậu B khác nhau như thế nào?
+ Vì sao lại có sự khác nhau như thế? Nước có tác dụng gì đến cây xanh?
Từ đó trẻ sẽ biết được lợi ích của nước đối với cây xanh
+ Đối với hoạt động âm nhạc: Viêc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ được thực hiện một cách nhẹ nhàng bằng cách lựa chọn các bài hát có
nội dung về mơi trường, những cảnh đẹp của quê hương đất nước, những hành
động đẹp về bảo vệ môi trường như: Em yêu cây xanh, quê hương tươi đẹp, lá
xanh, Yêu Hà Nội…
- Chơi, hoạt động ở các góc: Đây là hoạt động khơng thể thiếu được trong
hoạt động một ngày của trẻ mẫu giáo. Thông qua hoạt động này trẻ được “học
mà chơi, chơi mà học”. Qua giờ vui chơi trẻ được thực hành và trải nghiệm với
nhiều vai chơi khác nhau. Trẻ bắt chước những hoạt động của người lớn, đồng
thời phản ánh sinh động những điều mà trẻ đã tiếp nhận được từ hoạt động bên
ngồi, cũng từ đó giáo viên kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa khi trẻ có biểu hiện chưa
chuẩn mực.
Ví dụ: Thơng qua trị chơi phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện các cơng
việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, thu
gom rác, xử lý rác thải. Trong các trị chơi “Bé tập làm nội trợ” cơ dạy trẻ có ý
thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi
chơi.
Hoạt động ở góc tạo hình cơ chuẩn bị nhiều đồ dùng hoặc tranh vẽ để trẻ
diễn tả những hành động đúng sai về bảo vệ môi trường. Trẻ chọn những tranh
miêu tả đúng bỏ vào túi có màu xanh, những hành vi sai bỏ vào túi màu vàng.
Từ đó trẻ sẽ phân biệt được những hành động nào nên và không nên về bảo vệ
môi trường. Hoặc cô hướng dẫn cho trẻ làm sách tranh về bảo vệ môi trường
hướng dẫn trẻ tìm tịi sách báo những hình ảnh về bảo vệ mơi trường hoặc
những hình ảnh làm ảnh hưởng đến mơi trường. Từ đó trẻ sẽ nhận thấy hình ảnh
khác biệt giữa hai quyển sách trên. Bên cạnh đó mỗi khi kết thúc một giờ chơi
tôi thường xuyên hướng dẫn trẻ biết thu gom đồ dùng đồ chơi và cất đồ chơi

đúng nơi quy định.
+ Thơng qua trị chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong mơi


12

trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi
trường, phân biệt mơi trường sạch, mơi trường bẩn và tìm ra ngun nhân của
nó. Từ đó trẻ có những hành động đúng về mơi trường.
+ Thơng qua trị chơi vận động: Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường
hoặc làm hại môi trường, động tác quốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu… Là
hành vi có lợi cho mơi trường. Còn chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, săn bắt
thú rừng, chim…là động tác gây tổn hại đến môi trường.
Ví dụ: Cơ tổ chức cho trẻ chơi: Phân loại rác thải
Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 3 đội: Đội bơng xanh sẻ chọn hình ảnh rác
có thể tái chế. Bơng trắng chọn hình ảnh rác dể phân hủy và đội bơng vàng chọn
hình ảnh khơng thể tái chế.
Thời gian trong vòng một bản nhạc các đội lần lượt lên chọn tranh và đưa
vào rổ đúng nơi quy định. Kết thúc đội nào chọn được nhiều và đúng thì sẽ dành
chiến thắng.
- Chơi ngồi trời: Thơng qua hoạt động này giáo viên cung cấp kiến thức kỹ
năng và hình thành cơ sở ban đầu trong việc giáo dục bảo vệ mơi trường. Trong
khi dạo chơi ngồi trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, đất, cát, nước. Trẻ được
trải nghiệm các hoạt động điều đó đã tạo ra được tình huống giáo dục trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ chơi ngồi trời cô hướng dẫn cho trẻ chơi xong tự biết nhặt
rác ở sân trường lá cây rụng khi chưa có người lớn quét dọn, biết bỏ rác vào
thùng đúng nơi quy định. Ngồi ra cơ hướng dẫn trẻ cách bảo vệ nguồn nước
cách sử dụng nước tiết kiệm. Những hoạt động này có tác dụng lớn bởi trẻ được
hoạt động được trải nghiệm qua thực tiễn. Thông qua những hoạt động thực tiễn,
trẻ được làm được chơi một cách tự nhiên, qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ mơi

trường, lớp học. Từ đó hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Cũng
như trong tổ chức hoạt động ngồi trời, có thể tạo cho trẻ có những bộ sưu tập từ
các nguyên liệu thiên nhiên mang về lớp.
Là giáo viên đứng lớp lâu năm với kinh nghiệm giáo dục trẻ tôi thường
thấy nếu cô không thường xuyên nhắc nhở trẻ thì trẻ mang tất cả những gì trẻ
thích về lớp. Tuy nhiên cơ giáo phải giải thích cho trẻ cái gì cần lựa chọn sao
cho phù hợp. Đồng thời nhắc nhở trẻ khi chơi hoặc chăm sóc vườn cây, vườn
rau, vườn hoa của trường, lớp các con không được bẻ cành ngắt lá hoặc ngắt
những bông hoa về lớp mà trẻ thích.
- Hoạt động lao động:
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4- 5 tuổi lớp B2 nói riêng ở trường
mầm non hoạt động lao động khơng phải là hoạt động chính. Tuy nhiên, cô giáo
phải thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn các cháu bước đầu biết tham gia lao
động tập thể để góp sức mình vào hoạt động lao động. Từ đó giáo dục các cháu
biết tuy tuổi cịn nhỏ chúng mình cũng cần lao động để góp phần làm cho mơi
trường lớp học thêm sạch đẹp.
Ví dụ: Vào các buổi chiều thứ 3 và thứ 6 trong tuần tôi chia lớp thành 2 tổ
cho trẻ lao động như: Tổ 1 thì nhặt lá rụng, nhổ cỏ chăm sóc vười rau, chậu cảnh
của lớp. Thu gom rác xung quanh trường lớp. Tổ 2 quét dọn lớp, lau đồ dùng đồ
chơi các giá, xếp bàn ghế, sắp xếp đồ chơi đúng quy định.


13

Hình ảnh: Trẻ nhặt lá rụng
Hình ảnh: Trẻ lau đồ dùng, đồ chơi
Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét về quanh cảnh của trường trước
và sau khi lao động. Để cho trẻ cảm nhận được niềm vui khi lao động và sau khi
hồn thành cơng việc trẻ nhìn thấy thành quả lao động của mình là mơi trường
sạch đẹp.

- Hoạt động ngày lễ, ngày hội:
Việc tổ chức ngày hội ngày lễ ở trường mầm non là một trong những nội
dung của chương trình giáo dục mầm non. Thơng qua việc tổ chức lễ hội hình
thành các kỹ năng, thái độ và các hành vi tích về các địa danh và mơi trường,
biết bảo vệ, giữ gìn mơi trường và địa danh nơi diễn ra lễ hội. Có tác dụng quan
trọng trong việc giáo dục phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách trẻ.
Thơng qua hoạt động lễ hội, ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, ngày
20/11, ngày 8/3, tết nguyên đán… nhà trường kết hợp với giáo viên tổ chức hoạt
động văn nghệ kết hợp các trò chơi dân gian để chào mừng. Việc này có tác
dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình u q hương đất nước,
lịng biết ơn yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ. Trẻ tự hào về một
số điệu múa, bài hát, truyện cổ tích, món ăn truyền thống của từng vùng ở từng
ngày lễ.
+ Giáo dục trẻ biết sống chung với người khác, biết bảo vệ giữ gìn mơi
trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ và
duy trì các nghề truyền thống ở địa phương.
+ Trẻ biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hóa
đối với mơi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
Hàng năm nhà trường tổ chức cho trẻ thăm chùa Khánh Quang. Từ đó
hình thành ở trẻ ý thức bảo tồn những danh lam thắng cảnh của địa phương.
Như vậy, giáo dục bảo vệ môi trường không phải là môn học cụ thể,
nhưng giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các môn học
trong tuần, trong ngày và thông qua các hoạt động ngày lễ ngày hội, hoạt động
lao động và thăm quan chùa của địa phương lại đem lại hiệu quả rất lớn đối với
trẻ. Thông qua các hoạt động này trẻ hiểu biết được ý nghĩa của việc bảo vệ mơi
trường và có một mơi trường sạch đẹp an tồn. Đồng thời rèn cho trẻ những kĩ
năng cần thiết trong cuộc sống giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều.
3.3. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện.
Bản thân tơi ngồi việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi lớp



14

học giáo viên, phụ huynh và học sinh cần tạo cho mình ý thức và thói quen giữ
gìn vệ sinh chung và bảo vệ mơi trường. Việc tận dụng góc thiên nhiên của lớp
như thế nào để trẻ có cách ứng xử đơn giản và hiệu quả nhất. Hướng dẫn trẻ
tham gia hoạt động bảo vệ môi trường cần tổ chức một cách khoa học, hiệu quả
khơng hình thức. Đồng thời hình thành cho trẻ những kĩ năng cơ bản để ứng xử
thân thiện với môi trường.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường huy
động nguồn lực để mua sắm, sửa chữa cải tạo bồn hoa cây cảnh trồng cây xanh
những nơi đất trống còn lại ở vườn trường.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ và hưởng ứng tết trồng cây ngay đầu những
ngày đầu của mùa xuân mỗi gia đình phụ huynh trồng một cây, khơng trồng cây
thì trồng hoa hoặc chậu cây cảnh, sân trường có thêm bồn hoa, vườn trường có
nhiều cây xanh. Từ đó để cây cối và hoa thêm tươi tốt cơ và trẻ cùng nhau chăm
sóc. Ngồi chăm sóc cây xanh để vườn trường xanh mát, có nhiều hoa và cây
cảnh môi trường của lớp học thêm đẹp. Tuy nhiên muốn cho lớp ln sạch thì
khơng thể thiếu được những cơng trình vệ sinh vừa thuận tiện cho các cháu đi vệ
sinh. Đồng thời để cơng trình vệ sinh phù hợp và lắp đặt phù hợp với trẻ tôi đã
tham mưu với ban giám hiệu tư vấn với nhà thầu để lắp đặt các thiết bị phù hợp
với trẻ để trẻ dể ràng khi thực hiện các hoạt động vệ sinh. Bên cạnh việc lắp đặt
các thiết bị vệ sinh việc bổ sung các thùng đựng rác để ở nhiều vị trí ngồi góc
của sân trường các thùng rác đều có nắp đậy với dịng chữ gây sự chú ý với trẻ
và phụ huynh như: Thỏ con xin rác, Mèo tôi xin rác... để hấp dẫn thuận tiện cho
trẻ bỏ rác vào thùng
Để môi trường lớp học đảm bảo ba tiêu chí xanh- sạch - đẹp thì tiêu chí
đẹp là rất quan trọng. Bởi trường mầm non khơng chỉ đảm bảo các tiêu chí trên
mà việc làm cho trường lớp đẹp là việc làm không thể thiếu đối với các cô giáo
mầm non. Tận dụng các loại chậu cảnh làm từ phế liệu như: Chậu từ can nước

rửa bát, can đựng dầu ăn, can đựng nước giặt, lốp xe ô tô, lốp xe máy để trồng
các loại hoa như: Hoa Ngọc thảo, hoa dâm bụt, hoa sen cạn, cây mẫu tử, hoa
phỏng, hoa mười giờ... và thay đổi các loại hoa theo mùa.

Hình ảnh: Các cơ tận dụng phế liệu làm chậu hoa
Hàng ngày, cho trẻ làm quen và hình thành khả năng quan sát và tìm hiểu
về cỏ cây hoa lá. Từ đó dạy trẻ cách chăm sóc cỏ cây hoa lá, thường xuyên tưới
nước cho cây.


15

Muốn có một mơi trường lớp học ln sạch đẹp và an tồn khơng thể
mình giáo viên làm được mà bằng sự khéo léo trong công tác giáo dục trẻ và vận
động phụ huynh cùng tham gia giúp đỡ cô giáo chỉ sau một thời gian ngắn môi
trường lớp học đã thay đổi rõ rệt, các cháu được tham gia nhiều hoạt động trong
việc giữ gìn lớp làm cho lớp ln sạch, đẹp, thân thiện và an tồn đối với trẻ và
cô. Đồng thời qua biện pháp này đã giáo dục các cháu biết chăm sóc cây cối,
biết bỏ rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh và sử dụng các thiết bị vệ sinh đúng
cách và hiệu quả. Ngoài ra trẻ còn biết tận dụng các nguyên vật liệu phế thải từ
gia đình để làm những bình hoa để trang trí ở góc thiên nhiên làm cho mơi
trường góc thêm đẹp đóng góp vào tiêu chí chung của lớp, trường.
3.4. Phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh.
Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm vơ cùng
quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với từng nhóm lớp. Phối kết hợp
giữa gia đình và nhóm lớp tạo nên sự liên kết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ,
nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong q trình chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và giáo
dục bảo vệ mơi trường nói riêng.
Trường tơi tổ chức họp phụ huynh học sinh đúng định kỳ 2 lần/năm học.
Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, giáo viên phổ biến rõ nề nếp và những quy

định chung của trường về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên trao đổi với phụ
huynh về những hành vi của trẻ, những nội dung trẻ được học trong lớp để phụ
huynh quan tâm đến việc học của con em mình. Từ đó thống nhất những nội
dung giáo dục giữa nhà trường và gia đình cho trẻ. Ngồi ra cơ giáo trao đổi với
phụ huynh vào giờ đón trả trẻ và phụ huynh nhiệt tình hổ trợ cùng cơ giáo chăm
sóc vườn cây trong trường, lao động chăm sóc vườn rau....
Trong q trình trao đổi với phụ huynh tôi thường xuyên nhắc nhở phụ
huynh trong việc giáo dục trẻ ở nhà để trẻ khơng chỉ có ý thức trong việc bảo vệ
mơi trường của lớp mà trẻ cịn biết những công việc ở nhà như: Đồ dùng cá
nhân quần áo sách vở phải được cất nhấc gọn gàng. Cùng với các thành viên
trong gia đình dọn dẹp vệ sinh, biết phân loại rác thải để những loại rác nào có
thể phân hủy hoặc loại rác nào có thể chơn lấp. Từ đó hình thành ý thức thói
quen vệ sinh của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình. Bên cạnh đó giáo
dục các cháu biết tận dụng các nguyên liệu phế từ gia đình để làm đồ chơi của
lớp, làm bình hoa, trồng cây cảnh. Từ đó phụ huynh biết cách dạy trẻ ở nhà và
cùng với trẻ thực hiện những việc mà ở lớp cô giáo thường xuyên nhắc nhở.
Bên cạnh việc trao đổi với phụ huynh hàng ngày qua các giờ đưa đón trẻ thì
việc trao đổi với phụ huynh qua những lần họp giúp cô trẻ và phụ huynh hiểu
hơn về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh mơi trường lớp học nói cung và
vê sinh mơi trường tại gia đình và cộng đồng nói riêng. Phụ huynh trong khi họp
trao đổi kinh nghiệp dạy trẻ với cô giáo và cùng với phụ huynh của lớp. Từ đó
kinh nghiệm cũng như kỹ năng ngày được hình thành một cách tốt hơn.
Như vậy trường mầm non và gia đình trẻ cần phải phối hợp chặt chẽ với
nhau hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau về mục đích, nội dung, hình
thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong mọi hoạt động, thể hiện
tốt vai trò liên kết giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau nâng cao chất lượng


16


giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục bảo
vệ môi trường đã tăng lên rõ rệt. Sau đây là kết quả nghiên cứu và áp dụng biện
pháp mới như sau:
* Đối với cô:
Qua nghiên cứu, bản thân giáo viên đã rèn luyện được ý thức tốt trong việc
bảo vệ mơi trường, biến các hành động đó trở thành thói quen tốt, là tấm gương
sáng cho trẻ noi theo trong hoạt động. Từ đó đã giúp tơi có nhiều phương pháp,
hình thức phong phú để tạo hứng thú, sự hấp dẫn đối với trẻ tạo cho trẻ sự tích
cực sáng tạo có hiệu quả mà khơng làm trẻ nhàm chán.
Tạo môi trường lớp học phong phú hơn, đồ dùng đồ chơi nhiều hơn trang
thiết bị tương đối đầy đủ. Mơi trường bên ngồi nhóm lớp xanh- sạch - đẹp hơn,
có nhiều chậu hoa cây cảnh cây xanh làm cho khuôn viên trường lớp ngày càng
đẹp hơn.
* Đối với trẻ:
Biểu 2: Kết quả khảo sát lần 2.
Đạt
Chưa
đạt
Số
Khá
TB
Tốt
Nội dung đánh giá
trẻ
Tỷ
Tỷ
Tỷ Số Tỷ
KS Số

Số
Số
lệ
lệ
lệ trẻ lệ
trẻ
trẻ
trẻ
%
%
%
%
Biết tận dụng các nguyên
vật liệu phế tải để làm đồ
dung đồ chơi.
27 10 37 14 52
3
11
0
0
Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh
cơng cộng, vệ sinh trường
lớp.
27 8
30 17 63 2
7
0
0
Biết cất dọn đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy định.

3
27 10 37 14 52
11 0
0
Tự giác gom rác vào thùng,
nhắc nhở mọi người không
xả rác bừa bãi.
27 11 41 14 52
2
7
0
0
Phân biệt được những hành
3
9
33 15 56
11 0
0
vi đúng, hành vi sai với MT 27
Biết tiết kiệm điện, nước
khi sử dụng và tắt khi không
sử dụng.
27 8
30 17 63 2
7
0
0
Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động bảo vệ môi
trường.

27 10 37 14 52
3
11 0
0
Trẻ biết được kiến thức ban đầu về môi trường sống của con người, và vì
sao phải tham gia bảo vệ mơi trường.


17

Trẻ đã có thói quen về hành vi tham gia bảo vệ mơi trường, có thái độ rõ
ràng đối với những hành vi tốt, xấu đối với môi trường.
Hứng thú tham gia học tập, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên, sân trường và
hứng thú tham gia hoạt động .
Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng
nơi quy định. Biết sắp xếp cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Biết tiết kiệm thức ăn, không làm rơi vãi thức ăn xuống sàn nhà.
Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa cưon người với thiên nhiên và xã hội.
Đặc biệt trẻ còn là một tuyên truyền viên tốt nhất đối với cha mẹ trẻ trong
công tác bảo vệ môi trường.
*Đối với phụ huynh:
Phụ huynh phấn khởi tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường cùng
với cô và trẻ. Phụ huynh nhận thức vai trị trách nhiệm của mình về việc giáo
dục trẻ cách bảo vệ môi trường. Thu thập các vật liệu phế thải có thể tái chế ủng
hộ cơ và trẻ làm đồ dùng dạy học.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa
tuổi mầm non. Vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được tiếp xúc với thế giới tự nhiên.
Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù

hợp giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, ln có ý thức hướng dẫn
cho trẻ kiên trì rèn luyện.
Mặt khác giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi
trường từ đó để phụ huyn quan tâm hơn đến việc giáo dục trẻ biết bảo vệ môi
trường. Đây cũng là tạo cho trẻ những thói quen, hành vi, thái độ bảo vệ mơi
trường ngay từ tuổi ấu thơ.
2. Bài học kinh nghiệm.
Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai
trị và tầm quan trọng của cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Nâng cao nhận thức của phụ huynh thông qua công tác tun truyền và vận
động.
Trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục bảo vệ mơi
trường nói riêng bản thân đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau:
Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ
đề trong năm học một cách phù hợp.
Tận dụng mọi thời điểm khác nhau để tổ chức tốt hoạt động giáo dục bảo
vệ mơi trường.
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, đặc biệt là sự chia
sẽ, tham gia trực tiếp của các bậc phụ huynh.
Nắm chắc nội dung giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường, tích cực năng nổ
trao đổi kinh nghiệm, tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường một cách linh hoạt
khơng máy móc.


18

Các nội dung giáo dục phải được thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại
trong các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi để tạo cho trẻ thói quen, hành vi, thái
độ, bảo vệ môi trường ngay từ bé.
Cơ giáo ln ln tìm tịi học hỏi, ln có biện pháp sáng tạo mới trong

giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có
biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa sai kịp thời cho trẻ
nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
Phối hợp cùng các bậc phụ huynh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ
năng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tại cộng đồng.
Tận dụng nhiều hoạt động để tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực tế.
Nghiên cứu tài liệu và xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện cũng như
xây dựng kế hoạch một cách khoa học, có hệ thống.
Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phụ vụ trẻ
trong việc giảng dạy.
Trên đây là đề tài “Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 trong trường mầm non Quang Trung năm
học 2022- 2023” mà tôi đã rút ra được từ trong quá trình giảng dạy. Những gì
đạt được cịn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất
mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học trường mầm non
Quang Trung, Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Thị xã Bỉm Sơn để bản thân
tơi có được những kinh nghiệm q báu cho bản thân, và áp dụng được thực tiễn
giảng dạy nhiều hơn./.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bỉm Sơn, ngày tháng
năm 2023
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết



19

MỤC LỤC
MỤC
I
1
2
3
4
II
1
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1
3.2
3.3
3.4
4
III
1
2

NỘI DUNG

TRANG
1

1- 2

Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng một số biện pháp
để giáo dục trẻ 5-6 tuổi bảo vệ môi trường trong
trường mầm non Sông Âm năm học 2021-2022.
Thuận lợi:
Khó khăn:
Kết quả thực trạng:t quả thực trạng: thực trạng:c trạng:ng:
Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
Sông Âm.
Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ trong các chủ đề.
Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ thông qua các hoạt động trong trường mầm non.
Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân
thiện.
Phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh
Kết quả đạt được
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

2
2

2
3
3

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.

3
4
4
4
5 – 16
5 – 10
10 – 14
14 – 15
15 – 16
17 – 18
19 – 20
19
19– 20


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ký
ngày 31/1/2005.
[2]Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết, chương 9: bài 8: Đặc điểm phát triển tâm lý
tuổi mẫu giáo lớn, Tâm lý học trẻ em. Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.




×