Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và kết quả điều trị nội nha các răng cửa vĩnh viễn bằng dụng cụ protaper tay tại trường đại học y dược cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LÊ QUAN LIÊU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ NỘI NHA CÁC RĂNG CỬA VĨNH VIỄN BẰNG DỤNG CỤ
PROTAPER TAY TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

CẦN THƠ – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LÊ QUAN LIÊU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ NỘI NHA CÁC RĂNG CỬA VĨNH VIỄN BẰNG DỤNG CỤ
PROTAPER TAY TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
THS.BS. PHẠM HẢI ĐĂNG

CẦN THƠ – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện nghiêm túc tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được cơng bố trên bất kì một nghiên
cứu nào khác. Nếu có gì gian dối tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

LÊ QUAN LIÊU


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... iii
Danh mục các hình ........................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và mô học của tủy răng.................................... 3
1.2. Phân loại bệnh lý của tủy răng và vùng quanh chóp răng ............... 6

1.3. Phƣơng pháp điều trị nội nha ........................................................... 7
1.4. Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị của trâm tay Protaper ...... 13
Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 15
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 15
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................. 24
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ ................................................................................. 25
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu....................................................... 25
3.2. Đặc điểm lâm sàng và X quang .................................................... 27
3.3. Kết quả điều trị .............................................................................. 30
Chƣơng 4 – BÀN LUẬN ............................................................................... 35
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ....................................................... 35
4.2. Đặc điểm lâm sàng và X quang ..................................................... 36
4.3. Kết quả điều trị .............................................................................. 39


KẾT LUẬN .................................................................................................... 45
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Bệnh án điều trị tủy
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Một số hình ảnh trong nghiên cứu


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RCGHT


Răng cửa giữa hàm trên

RCBHT

Răng cửa bên hàm trên

RCGHD

Răng cửa giữa hàm dƣới

RCBHD

Răng cửa bên hàm dƣới

THT

Tủy hoại tử

VQC

Viêm quanh chóp

VTKHP

Viêm tủy khơng hồi phục


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán..................................................................... 20
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá X quang ngay sau trám bít ống tủy ................... 23
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả lâm sàng sau trám bít ống tủy 1 tuần .... 23
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng ............................... 24
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi .............................................. 25
Bảng 3.2. Phân bố lý do đến khám theo giới tính .......................................... 26
Bảng 3.3. Phân bố bệnh lý răng theo tiền sử đau ........................................... 27
Bảng 3.4. Vị trí sâu răng ................................................................................. 28
Bảng 3.5. Số lƣợng ống tủy của từng loại răng nghiên cứu ........................... 29
Bảng 3.6. Chiều dài làm việc trung bình của răng nghiên cứu ...................... 30
Bảng 3.7. Thời gian sửa soạn ống tủy trung bình của răng nghiên cứu ......... 31
Bảng 3.8. Kết quả sau trám bít ống tủy trên phim X quang ........................... 31
Bảng 3.9. Kết quả lâm sàng sau trám bít ống tủy 1 tuần ................................ 32
Bảng 3.10. Kết quả điều trị sau 3 tháng.......................................................... 33
Bảng 3.11. Kết quả điều trị sau 3 tháng theo giới .......................................... 33
Bảng 3.12. Kết quả điều trị sau 3 tháng theo bệnh lý..................................... 34


iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của các đối tƣợng nghiên cứu ........................ 25
Biểu đồ 3.2. Số lƣợng từng loại răng nghiên cứu ........................................... 26
Biểu đồ 3.3. Tình trạng bệnh lý của răng nghiên cứu .................................... 27
Biểu đồ 3.4. Tình trạng thân răng trƣớc điều trị ............................................. 28
Biểu đồ 3.5. Tình trạng ống tủy của răng nghiên cứu .................................... 29
Biểu đồ 3.6. Tình trạng vùng quanh chóp răng trên phim X quang trƣớc điều

trị ..................................................................................................................... 30
Biểu đồ 3.7. Kết quả lâm sàng sau trám bít ống tủy 1 tuần theo bệnh lý ....... 32


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Giải phẫu hệ thống ống tủy .............................................................. 3
Hình 1.2. Các dạng ống tủy theo Weine........................................................... 4
Hình 1.3. Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng cửa giữa hàm trên ......... 5
Hình 1.4. Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng cửa bên hàm trên .......... 5
Hình 1.5. Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng cửa giữa hàm dƣới ........ 5
Hình 1.6. Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng cửa bên hàm dƣới ......... 5
Hình 1.7. Bộ trâm tay Protaper......................................................................... 9
Hình 1.8. Trâm tay Protaper với kích thƣớc đầu tác dụng và độ thn khác
nhau ................................................................................................................. 10
Hình 1.9. Thiết kế của trâm Protaper ............................................................. 11
Hình 2.1. Máy chụp X quang quanh chóp và phim X quang quanh chóp ..... 16
Hình 2.2. Máy đo chiều dài ống tủy Propex Pixi ........................................... 17
Hình 2.3. Dụng cụ giữ phim chụp song song ................................................. 17
Hình 2.4. Trâm tay Protaper ........................................................................... 17
Hình 2.5. Cơn gutta percha Protaper .............................................................. 18
Hình 2.6. Xi măng trám bít AH Plus .............................................................. 18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ răng có vai trị to lớn đối với con ngƣời. Khơng những góp phần vào

chức năng ăn nhai, phát âm, các răng, đặc biệt là răng cửa, cịn ảnh hƣởng đến
sự tự tin, vẻ bề ngồi của mỗi cá nhân. Chính vì thế, việc bảo tồn răng, đặc
biệt là các răng cửa có ý nghĩa rất to lớn.
Công việc điều trị nội nha đƣợc các bác sĩ răng hàm mặt thực hiện nhằm
bảo tồn các răng bệnh lý, giữ các răng này lại trên cung hàm để thực hiện đầy
đủ các chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ [8]. Trong q trình nội nha,
vai trị của việc sửa soạn ống tủy nhằm làm sạch và tạo hình ống tủy là vơ
cùng quan trọng. Ống tủy đƣợc sửa soạn tốt không những giúp loại trừ đƣợc
các vi khuẩn gây bệnh mà còn tạo cơ sở cho việc bít kín hệ thống ống tủy
theo 3 chiều trong không gian.[6]
Cho đến nay, nhiều dụng cụ dùng trong sửa soạn ống tủy vẫn cịn đƣợc
chế tạo từ thép khơng rỉ. Do đặc tính vật lý của thép khơng rỉ, các dụng cụ này
có độ cứng tăng dần theo kích thƣớc nên khi sửa soạn các ống tủy, đặc biệt là
các ống tủy cong, có khuynh hƣớng làm thẳng ống tủy, dễ dẫn đến những tai
biến nhƣ tạo khấc trong ống tủy, làm rộng lỗ chóp, thủng về phía bên chân
răng, ...
Nhờ những thành tựu của khoa học kĩ thuật và sự hiểu biết rõ hơn về giải
phẫu học của hệ thống ống tủy mà việc chế tạo ra các dụng cụ và vật liệu nội
nha mới đã đạt đƣợc những bƣớc tiến qua đó hạn chế tối đa những sai sót
trong q trình sửa soạn hệ thống ống tủy, giúp cho q trình làm sạch và tạo
dạng đƣợc hồn thành tốt. Một trong những bƣớc tiến nổi bật đó là việc chế
tạo ra các loại dụng cụ nội nha mới làm bằng hợp kim Nickel – Titanium
(Niti). Hợp kim Niti có hai đặc tính ƣu việt là tính dẻo và khả năng phục hồi
hình dạng ban đầu. Tính dẻo giúp các dụng cụ bằng hợp kim Niti không đi


2

thẳng một cách cứng nhắc mà uốn cong theo hình dạng tự nhiên của ống tủy
trong quá trình sửa soạn. Khả năng phục hồi hình dạng ban đầu giúp dụng cụ

không bị biến dạng vĩnh viễn. Hiệu quả của các dụng cụ bằng hợp kim Niti đã
đƣợc chứng minh bằng nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.[11], [17], [25],
[28], [31]
Protaper là hệ thống dụng cụ Niti ra đời từ năm 2001, là bộ dụng cụ đơn
giản, ít cây trâm, các bƣớc thao tác đƣợc rút ngắn và dễ sử dụng. Với độ
thuôn thay đổi dọc theo chiều dài trâm cùng thiết diện cắt hình tam giác lồi,
hệ thống trâm tay Protaper giúp cho các bác sĩ răng hàm mặt tiết kiệm đƣợc
thời gian trong quá trình sửa soạn ống tủy đồng thời tạo đƣợc độ thn thích
hợp cho việc bít kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều trong khơng gian qua đó
nâng cao tỉ lệ thành cơng trong điều trị nội nha.
Mặc dù hệ thống trâm tay Protaper đã đƣợc đƣa vào sử dụng khá lâu bởi
các nha sĩ tổng quát và các chuyên gia nội nha nhƣng hiện nay các nghiên cứu
về hệ thống này vẫn còn hạn chế ở Cần Thơ. Do đó, để góp phần nâng cao
hiểu biết và hiệu quả của việc điều trị nội nha bằng trâm tay Protaper, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả
điều trị nội nha các răng cửa vĩnh viễn bằng dụng cụ Protaper tay tại
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và X quang của các răng cửa vĩnh viễn được
chỉ định điều trị nội nha bằng dụng cụ Protaper tay.
2. Đánh giá kết quả điều trị nội nha các răng cửa vĩnh viễn được điều trị
bằng dụng cụ Protaper tay.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và mô học của tủy răng
1.1.1. Đặc điểm chung về giải phẫu của hệ thống ống tủy
Tủy răng là một khối tổ chức liên kết mạch máu và thần kinh nằm trong

một hốc ở giữa răng gọi là hốc tủy răng. Hình dạng của tủy răng nói chung
tƣơng tự nhƣ hình thể ngồi của răng. Tủy gồm tủy buồng và tủy chân. Tủy
buồng của răng nhiều chân đƣợc giới hạn bởi trần tủy, sàn tủy và các thành
bên. Mỗi chân răng thƣờng có một ống tủy. Tủy chân thông với tổ chức liên
kết quanh chóp răng bởi lỗ chóp răng.

Hình 1.1. Giải phẫu hệ thống ống tủy [24]
Sàn buồng tủy: là ranh giới giữa tủy buồng và tủy chân. Các răng cối lớn
có sàn buồng tuỷ điển hình, các răng cối nhỏ sàn buồng tuỷ thƣờng khơng rõ,
các răng một chân khơng có sàn buồng tuỷ. Trên mặt sàn buồng tủy có miệng
của các ống tủy chính là đƣờng vào của ống tuỷ. Khoảng cách giữa trần và
sàn buồng tuỷ có thể thay đổi theo từng độ tuổi, có thể cách xa hoặc gần sát
nhau. Khi tuổi tăng lên thì trần và sàn buồng tuỷ tiến gần lại với nhau.[6]


4

Ống tủy chân răng: Bắt đầu từ sàn buồng tuỷ và kết thúc ở lỗ chóp răng.
Ống tủy đƣợc thành 3 phần: 1/3 cổ, 1/3 giữa và 1/3 chóp. Theo Weine, hệ
thống ống tủy trong mỗi chân răng đƣợc chia làm 4 dạng khác nhau [24]:

Hình 1.2. Các dạng ống tủy theo Weine [24]
- Dạng I: một ống tủy đi từ buồng tủy tới lỗ chóp răng, có một lỗ chóp.
- Dạng II: hai ống tủy đi từ buồng tủy đến đoạn chóp răng thì hịa làm
một, có một lỗ chóp.
- Dạng III: hai ống tủy đi từ buồng tủy đến lỗ chóp, có hai lỗ chóp.
- Dạng IV: một ống tủy đi từ buồng tủy đến đoạn chóp răng thì chia
thành hai nhánh riêng biệt, có hai lỗ chóp.
Ống tủy phụ và ống tủy bên: Mỗi chân răng thƣờng có một ống tủy, song
ngồi ống tủy chính ra ta cịn có thể thấy nhiều ống tủy phụ, những nhánh phụ

này có thể mở vào vùng chóp răng bởi các lỗ phụ.
Lỗ chóp răng: Sự thắt lại ở chóp là mốc rất quan trọng trong nội nha, có
thể sử dụng để xác định chiều dài làm việc của ống tủy. Một chân răng, thậm
chí một ống tủy, có thể có nhiều lỗ chóp răng.


5

1.1.2. Hình thái tủy răng các răng cửa vĩnh viễn

Hình 1.3. Hình thái giải phẫu
hệ thống ống tủy RCGHT [24]

Hình 1.4. Hình thái giải phẫu
hệ thống ống tủy RCBHT [24]

Răng cửa giữa hàm trên (RCGHT): mọc lúc 7-8 tuổi, chiều dài trung
bình là 23,5mm. Răng cửa bên hàm trên (RCBHT): mọc lúc 8 tuổi, chiều dài
trung bình là 22,0mm. Các răng cửa hàm trên có buồng tủy dẹp theo chiều
ngồi trong, thƣờng có 3 sừng tủy, ứng với 3 thùy; ống tủy có thiết diện hình
tam giác, đáy ở phía ngồi, có một chỗ thắt ở vùng cổ răng.[9]

Hình 1.5. Hình thái giải phẫu
hệ thống ống tủy RCGHD [24]

Hình 1.6. Hình thái giải phẫu
hệ thống ống tủy RCBHD [24]

Răng cửa giữa hàm dƣới (RCGHD): mọc lúc 6-7 tuổi, chiều dài trung
bình là 21,5mm.Răng cửa bên hàm dƣới (RCBHD): mọc lúc 8 tuổi, chiều dài

trung bình là 23,5mm. Các răng cửa dƣới có ống tủy hẹp theo chiều gần xa,
thiết đồ ngang chân răng cho thấy chân răng rất dẹt theo chiều gần xa.[9]


6

1.1.3. Mối liên quan giữa cấu trúc mô học của tủy răng với bệnh lý tủy và
quá trình điều trị tủy
Tủy viêm rất ít khả năng hồi phục, thƣờng nhanh chóng hoại tử tồn bộ
và tiến triển đến bệnh lý chóp răng do cấu trúc mơ học của tủy răng có những
điểm đặc biệt. Thứ nhất, khi q trình viêm diễn ra, hệ thống vi tuần hồn
khơng cung cấp đủ lƣợng máu cho sự hàn gắn mô tủy bệnh. Thứ hai, tủy răng
thiếu các cấu trúc tuần hoàn phụ do các lỗ chóp bên tắc dần theo q trình
calci hóa. Thứ ba, tủy đƣợc giới hạn bởi ngà cứng nên dễ hoại tử vô mạch.[7]
Việc thay thế mô tủy bằng các vật liệu trám bít phải đảm bảo trám bít kín
tới ranh giới xê măng - ngà. Đây là mốc rất khó xác định trên lâm sàng. Do đó
thƣờng phải đo chiều dài chân răng và kết thúc chiều dài làm việc ở cách
điểm tận cùng của chân răng trên phim tia X khoảng 0,5mm đến 1mm.[4]
1.1.4. Chức năng của tủy răng
- Chức năng tạo ngà: tạo ngà phản ứng trong tổn thƣơng mô cứng.
- Chức năng dinh dƣỡng: mô tủy chứa hệ thống mạch máu ni dƣỡng
tồn bộ các thành phần sống của phức hợp ngà-tủy.
- Chức năng thần kinh: dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch.
- Chức năng bảo vệ: đƣợc thực hiện qua quá trình tái tạo ngà răng,
phục hồi mô cứng, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và đáp ứng miễn dịch.
1.2. Phân loại bệnh lý của tủy răng và vùng quanh chóp răng: theo Hiệp
hội Nội nha Hoa Kỳ (2013) [20]
1.2.1. Phân loại bệnh lý tủy
- Tủy bình thƣờng.
- Viêm tủy răng có hồi phục.

- Viêm tủy răng khơng hồi phục có triệu chứng.
- Viêm tủy răng khơng hồi phục khơng triệu chứng.
- Hoại tử tủy răng.


7

1.2.2. Phân loại bệnh lý vùng quanh chóp răng
- Mơ quanh chóp bình thƣờng.
- Viêm quanh chóp (VQC) răng cấp.
- VQC răng mãn.
- Áp xe quanh chóp mãn.
- Áp xe quanh chóp cấp.
- Viêm xƣơng tụ đặc.
1.3. Phƣơng pháp điều trị nội nha
1.3.1. Nguyên tắc điều trị
Nguyên tắc điều trị cơ bản là ‖Tam thức nội nha‖ bao gồm 3 yếu tố [8]:
- Vô trùng trong các bƣớc điều trị nội nha.
- Chuẩn bị cho ống tủy thuận lợi cho việc trám bít kín hệ thống ống
tủy và tuân thủ nguyên tắc cơ sinh học trong làm sạch và tạo hình ống tủy.
- Trám bít kín hệ thống ống tủy đến ranh giới xê măng-ngà của chóp
răng theo 3 chiều trong không gian.
1.3.2. Một số cách xác định chiều dài ống tủy
- Xác định chiều dài của ống tuỷ bằng phim X quang cận chóp [8]: đặt
trâm vào trong ống tủy với chiều dài đã định trƣớc trên phim chẩn đoán. Tiến
hành chụp phim. Khi trâm đi quá hoặc thiếu chiều dài có thể dùng cơng thức:

L1: Chiều dài thực sự của răng (mm).
La: Chiều dài của răng đo trên phim X quang (mm).
L2: Chiều dài thực sự của dụng cụ trên răng (mm).

Lb: Chiều dài của dụng cụ đo trên phim X quang (mm).
- Máy định vị chóp: nên đo nhiều lần nếu máy báo cùng một giá trị thì
đáng tin cậy, sau đó để ngun trâm và chụp phim kiểm tra lại.[8]


8

1.3.3. Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tuỷ
1.3.3.1. Làm sạch hệ thống ống tủy
Loại bỏ những yếu tố cặn bã hữu cơ, vi khuẩn, sản phẩm chuyển hóa của
vi khuẩn, sợi tạo keo, mùn ngà, sợi tủy, tạo ra một khoang vơ khuẩn để tiếp
nhận chất trám bít. Các dung dịch làm sạch hệ thống ống tủy [8]:
- Oxy già (H2O2): hiện tƣợng giải phóng nguyên tử oxy từ dung dịch
oxy già làm tan rã hết các mảnh mô hoại tử, đặc biệt là các tế bào mủ từ mô
tủy, đƣa các thành phần này ra khỏi hệ thống ống tủy.
- Hypochlorit Natri (NaOCl): có tác dụng diệt khuẩn, hịa tan mơ tủy
và collagen, hịa tan thành phần vô cơ của ngà, là chất bơm rửa duy nhất hịa
tan thành phần vơ cơ sống và hoại tử.
- EDTA (Ethylenediamin Tetraacetat): có tác dụng hịa tan lấy đi mơ
canxi, mùn ngà sót lại trong ống tủy, làm trơn thành ống tủy.
- Các chất làm trơn: có tác dụng làm trơn dụng cụ trƣợt trong lòng ống
tủy, rất hiệu quả khi dùng phối hợp với NaOCl.
1.3.3.2. Tạo hình hệ thống ống tủy
Nguyên tắc cơ học: Năm 1974, Schilder đã nêu ra 5 nguyên tắc cơ học
cho việc tạo hình hệ thống ống tủy theo 3 chiều trong không gian [8]:
- Tạo hình ống tủy dạng thn liên tục về phía chóp răng.
- Đƣờng kính nhỏ nhất tại lỗ chóp răng có mốc tham chiếu là điểm
cách chóp răng trên X quang 0,5 – 1 mm. Nguyên tắc này không đƣợc áp
dụng trong trƣờng hợp nội tiêu chóp răng.
- Tạo đƣợc dạng thn với thành khoang tủy trơn nhẵn cho dịng chảy

của gutta percha chịu tác động của lực kháng trở nhỏ nhất. Dạng thuôn liên
tục của khoang tủy phải đƣợc tạo hình theo đƣờng cong tự nhiên của ống tủy.
- Giữ đúng vị trí ngun thủy của lỗ chóp răng.
- Giữ đúng kích thƣớc ngun thủy của lỗ chóp răng.


9

Nguyên tắc sinh học: ngoài 5 nguyên tắc cơ học trên, Schilder còn đƣa
ra 5 nguyên tắc sinh học sau [8]:
- Phần tác động của dụng cụ nội tủy chỉ đƣợc giới hạn trong lòng hệ
thống ống tủy, tránh gây tổn thƣơng mơ quanh chóp răng.
- Tránh đẩy các yếu tố nhƣ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, mô tủy hoại tử
và mùn ngà xuống mơ quanh chóp răng.
- Lấy sạch toàn bộ các thành phần nhiễm khuẩn trong khoang tủy, tái
lập lại cân bằng sinh hóa học cho mơ quanh chóp.
- Hồn tất việc làm sạch và tạo hình mỗi ống tủy cho 1 lần điều trị.
- Tạo khoang tủy đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tủy, đồng thời thấm một
phần dịch rỉ viêm từ mơ quanh chóp.
Dụng cụ và vật liệu tạo hình
- Dụng cụ cầm tay: các loại trâm giũa K, nạo Reamer, giũa H, giũa KFlex, giũa GT, bộ trâm Protaper tay, ...
- Dụng cụ máy: các hệ thống trâm máy, hệ thống siêu âm, ...
Bộ trâm tay Protaper gồm 8 cây: 3 trâm tạo hình (SX, S1, S2) và 5
trâm hồn tất (F1, F2, F3, F4, F5). Các trâm có 3 loại chiều dài để tiện cho
ngƣời sử dụng lựa chọn là 21mm, 25mm và 31mm.

Hình 1.7. Bộ trâm tay Protaper [15]


10


Đặc điểm và tính ƣu việt của trâm Protaper: đƣợc làm bằng hợp kim
Nickel-Titanium, trâm Protaper có các đặc tính cơ bản sau [19]:
- Nhiều độ thuôn từ 2-19% làm tăng độ dẻo và hiệu quả cắt kết hợp
với việc sửa soạn ống tủy bằng phƣơng pháp bƣớc xuống.
+ Độ thn: sự gia tăng đƣờng kính trên 1mm chiều dài. Ví dụ:
dụng cụ có độ thn 2% hay 0,02 nghĩa là đƣờng kính của nó tăng 0,02mm
trên 1mm chiều dài lƣỡi cắt (tính từ đầu tác dụng về phía cán dụng cụ).
+ Các trâm tạo hình SX (màu cam), S1 (màu tím), S2 (màu trắng)
đều có phần cắt dài 14mm. Trong đó, trâm SX có độ thn từ 3,5% đến 19%,
dùng xác định rõ và mở rộng miệng ống tủy; trâm S1có độ thn từ 2-11%,
dùng sửa soạn 1/3 trên của ống tủy; trâm S2 có độ thn từ 4-11,5%, dùng
sửa soạn 1/3 giữa của ống tủy.
+ Các trâm hoàn tất F1 (màu vàng), F2 (màu đỏ), F3 (màu xanh
dƣơng) có phần cắt dài 16mm và độ thn ngƣợc so với các trâm tạo hình
(SX, S1, S2). F1, F2, F3 lần lƣợt có độ thn là 7%, 8%, 9% ở phần đầu trâm
giảm xuống còn 5-5,5% ở phần cuối trâm, dùng sửa soạn 1/3 chóp của ống
tủy. Hiện nay Protaper cịn có thêm 2 trâm hồn tất là F4 (màu đen) và F5
(màu vàng) phục vụ cho việc sửa soạn các ống tủy rộng.

Hình 1.8. Trâm tay Protaper với kích thước đầu tác dụng
và độ thuôn khác nhau [15]


11

- Thiết diện cắt ngang có hình tam giác lồi làm giảm độ tiếp xúc giữa
trâm và ngà răng.
- Đầu hƣớng dẫn biến đổi khơng cắt: có tác dụng hƣớng dẫn trâm tự
tìm đƣờng xun qua các cản trở mơ mà không gây hại cho thành ống tủy.

- Bộ dụng cụ đơn giản mà hiệu quả, các bƣớc thao tác rút ngắn, dễ sử
dụng nhất hiện nay. Chỉ cần ít trâm (thƣờng từ 4 đến 6 trâm) mà vẫn tạo đƣợc
dạng ống tuỷ thn đều.

A

B

C

Hình 1.9. Thiết kế của trâm Protaper [19]
Thiết diện cắt ngang

Góc Helix thay đổi và

Đầu khơng cắt có tác

hình tam giác lồi

có nhiều độ thn

dụng hướng dẫn trâm

Các phƣơng pháp sửa soạn ống tủy[6], [8]: mục tiêu của các phƣơng
pháp này là loại bỏ những chất chứa trong ống tủy và tạo hình ống tủy tạo
điều kiện để tiếp nhận tốt chất trám bít. Có nhiều phƣơng pháp sửa soạn:
Phương pháp tạo hình ngược từ chóp (Stepback):
Gồm hai pha: tạo hình đoạn 1/3 chóp ống tủy trƣớc với những cây trâm
số nhỏ rồi lùi dần với các cây trâm số lớn dần để tạo hình đoạn thân ống tủy.
Nhƣng do sửa soạn phần chóp trƣớc nên có nhiều điểm bất lợi:

- Dễ đẩy các chất cặn bã, vi khuẩn ra khỏi chóp.
- Dễ gây tắc nghẽn ống tủy.
- Mất nhiều thời gian, dụng cụ để sửa soạn ống tủy.



×