Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành lợn thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.98 KB, 12 trang )



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH LỢN THỊT
Đinh Xuân Tùng, Hàn Anh Tuấn, Đỗ Văn Đức, Nguyễn Đăng Thanh,
Trần Phùng Thanh Thủy, Nguyễn Thị Loan, Đỗ Thu Nguyệt
Bộ môn Kinh tế - Môi trường và Hệ thống Chăn nuôi
Tóm tắt
Phân tích kinh tế và mô hình hồi qui đa biến được áp dụng để tính giá thành và các yếu tố đóng góp vào giá
thành trong chăn nuôi lợn vỗ béo, theo hệ thống chăn nuôi và các vùng khác nhau ở Việt Nam dựa trên 825 trang
trại đại diện được lựa chọn ngẫu nhiên từ 38 xã thuộc 18 huyện của 8 tỉnh Bắc, Trung, và Nam. Các kết quả cho
thấy giá thành chăn nuôi lợn vỗ béo trung bình của ba miền dao động từ 28,72 nghìn VND một kg lợn hơi cho hệ
thống chăn nuôi nông hộ nhỏ đến 26,34 nghìn VND một kg lợn hơi trong hệ thống chăn nuôi trang trại thương
phẩm.
Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến giá thành. Ở hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ, 7 trên 12
yếu tố điều tra có tác động một cách có ý nghĩa đến giá thành chăn nuôi lợn, đó là: tổng thu nhập trong năm của
nông hộ, tổng số lượng lợn vỗ béo được nuôi trong một năm, giống lợn, tiếp cận đến các dịch vụ thú y, tiếp cận với
các dịch vụ tín dụng, chế biến thức ăn sẵn có từ trang trại, và yếu tố vùng. Trong khi đó, các trang trại nuôi lợn
thương phẩm, 6 trên 12 yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa đến giá thành, bao gồm mật độ lợn tính trên diện tích mái
che cho mỗi lợn, tổng thu nhập của trang trại, qui mô đàn tại thời điểm điều tra, tổng số lợn vỗ béo nuôi trong năm,
giống lợn, và tiếp cận với dịch vụ thú y.
Căn cứ vào các phát hiện chính của nghiên cứu, một số gợi ý chính sách được đề xuất.
1. Đặt vấn đề
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong vòng 15 năm qua (1993-2007), giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi tăng với tốc độ trung bình 6,3%/năm. Tốc độ này lớn hơn tốc độ tăng trưởng
của ngành trồng trọt (5,0%) và điều này dẫn tới sự thay đổi tương đối về sự đóng góp của ngành
chăn nuôi đối với tổng giá trị của ngành nông nghiệp (tăng từ 21,3% năm 1993 lên 24,4% năm
2007) . Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng trung bình về sản lượng thịt ở nước ta cơ bản đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu như năm 1995, nước ta đứng thứ 14 trên thế giới về sản
lượng thịt lợn hơi, thì hiện nay nước ta đã vươn lên đứng hàng thứ (Tùng, 2008). Một trong các
yếu tố tác động đến sự tăng trưởng này là do có sự tăng cầu về các sản phẩm chăn nuôi nói chung
và thịt lợn nói riêng. Tiếp theo là do tăng năng suất và một số các yếu tố khác như chính sách, .v.v.


Tuy nhiên, nhìn chung thì quy mô chăn nuôi ở nước ta còn rất nhỏ, hầu hết các cơ sở chăn nuôi
lợn mới dừng ở quy mô nhỏ hộ gia đình.
Trong môi trường tự do hoá thương mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt
ra là liệu chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng sẽ có khả năng cạnh tranh với thị
trường thế giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hoá nguồn thu nhập
trong nông nghiệp hay không? Liệu chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình có khả năng cạnh
tranh với các loại hình chăn nuôi khác và với các sản phẩm nhập nội để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng đối với các sản phẩm chăn nuôi hay không ? Giải pháp chính sách cụ thể
nào cần phải ban hành nhằm tạo điều kiện cho quá trình đa dạng hoá nguồn thu nhập thông
qua chăn nuôi ?


Thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi của nước ta nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng là làm sao duy trì được sự tăng trưởng, để đảm bảo được nhu cầu trong nước và một phần cho
xuất khẩu. Làm thế nào có sự chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi một cách hợp lý, phù hợp với sự phát
triển kinh tế của đất nước
1
, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường?.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Hiện nước ta đang thực hiện
chương trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT) và tổ chức WTO, vấn đề
hiệu quả là một vấn đề thời sự của tất cả các ngành kinh tế, trong đó có chăn nuôi.
Mục tiêu của nghiên cứu là: (i) Xác định giá thành trong chăn nuôi lợn theo các phương thức
chăn nuôi và các vùng sản xuất; (ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành trong chăn nuôi lợn
và Đề xuất các giải pháp cụ thể để hạn chế các cản trở ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
lợn ở nước ta.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn thịt ở các cơ sở chăn nuôi
lợn trên cả nước (3 miền Bắc-Trung-Nam).
2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 38 xã thuộc 16 huyện của 8 tỉnh đại diện
cho 3 miền Bắc - Trung - Nam, tại 825 cơ sở chăn nuôi lợn.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất – kinh doanh của các cơ sở
chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2007-2009.
- Phạm vi về nội dung: Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm và cơ sở nghiên cứu
Các cơ sở chăn nuôi lợn được chọn theo phương pháp phân tầng - hệ thống - ngẫu nhiên;
bao gồm các cơ sở chăn nuôi lợn đại diện cho các phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi lợn nông
hộ quy mô nhỏ và chăn nuôi lợn trang trại ở 3 miền trong cả nước.
(i) Chăn nuôi lợn nông hộ quy mô nhỏ: Là hộ chăn nuôi lợn thịt, lợn nái hay cả lợn thịt và lợn
nái, có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ <99 con lợn thịt hay từ <20 lợn nái. Các hộ này được chọn
một cách ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi lợn trong xã. Danh sách này được Ban Chăn
Nuôi - Thú y xã xác lập trước khi cuộc điều tra chính thức bắt đầu. Trưởng các đoàn điều tra căn cứ
vào danh sách các hộ chăn nuôi, lựa chọn các hộ theo phương pháp hệ thống ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh
chọn 90 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.


1
Theo mô hình phát triển của Gillespies và một số tác giả khác, sự phát triển của ngành chăn nuôi của các nước chia
làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bắt đầu ứng dụng các TBKT, hình thức chăn nuôi tận dụng và bán hàng hoá chiếm đa
số. Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển chăn nuôi hàng hoá (dịch chuyển địa bàn sản xuất. Giai đoạn 3: Phát triển công
nghiệp chăn nuôi.Giai đoạn 4: Liên kết theo chiều dọc: (sản xuất-chế biến-tiêu thụ).



(ii) Chăn nuôi lợn trang trại: Các trang trại được lựa chọn theo tiêu chí trong thông tư liên
tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê: Chăn
nuôi lợn nái từ 20 con trở lên hoặc chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên 100 con trở lên. Căn cứ vào
danh sách các trang trại được công nhận của xã, huyện và các trang trại cũng được lựa chọn một cách

ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh lựa chọn ít nhất 10 trang trại nuôi lợn.
Để triển khai công tác điều tra khảo sát, việc chọn mẫu được triển khai theo các bước sau
đây:
Bước 1: Dựa trên sự phân bổ đàn lợn và ý kiến chuyên gia lựa chọn 8 tỉnh cho nghiên cứu
là: Thái Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Dương, Trà Vinh và Hậu Giang.
Bước 2: Chọn 2 huyện đại diện cho mỗi tỉnh dựa trên số liệu phân bổ đàn lợn giữa các huyện
trong tỉnh kết hợp với ý kiến chuyên gia các sở nông nghiệp và PTNT sau khi chủ nhiệm đề tài trình
bày mục tiêu và nội dung nghiên cứu: 16 huyện đã được lựa chọn.
Bước 3: Chọn xã đại diện cho mỗi huyện theo phương pháp chuyên gia. Có 38 xã được
chọn dưới sự tư vấn của phòng nông nghiệp/trạm thú y huyện.
Bước 4: Chọn cơ sở chăn nuôi tham gia điều tra; Số mẫu điều tra là 825 cơ sở chăn nuôi lợn,
trong đó có 92 trang trại (chiếm 11% tổng số mẫu nghiên cứu).
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
Số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được lấy từ
cuộc điều tra 825 cơ sở chăn nuôi lợn đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Thông tin thu thập từ các cơ sở chăn nuôi dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi
bao gồm các biểu mẫu và nội dung phù hợp với mục tiêu cần đạt được. Thông tin thu thập từ mỗi
cơ sở sẽ được ghi chép vào 2 bộ câu hỏi:
Bộ câu hỏi thứ nhất: Thông tin cơ bản của cơ sở điều tra (điều tra lần 1). Gồm các chỉ
tiêu chính sau đây: Thông tin về chủ cơ sở sản xuất, diện tích đất, số lượng lao động, tình hình
trồng trọt (đầu vào - đầu ra), tình hình chăn nuôi trâu, bò và gia cầm (đầu vào-đầu ra), nguồn thu
nhập.
Bộ câu hỏi thứ hai: Thông tin về chi phí đầu vào, đầu ra và các thông tin liên
quan đến hoạt động chăn nuôi lợn (điều tra lần 2 có hẹn trước). Gồm các chỉ tiêu chính sau
đây: Số lượng lợn, cơ cấu đàn, chu chuyển đàn lợn trong năm, một số chỉ tiêu kỹ thuật trong
chăn nuôi lợn, chi phí đầu vào trong năm, thu nhập đầu ra trong năm, tình hình tiêu thụ sản
phẩm, tình hình tiếp cận với các loại hình dịch vụ.
Bộ câu hỏi được thử nghiệm để kiểm tra tính hợp lý trong các chỉ tiêu cần thu thập
trước khi triển khai điều tra chính thức.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Về phân tích số liệu, đề tài này sẽ áp dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế-xã hội
bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Các chỉ tiêu: trung bình cộng, max, min và


độ lệch chuẩn. Sử dụng các số liệu điều tra phỏng vấn để mô tả quy mô chăn nuôi, cơ cấu đàn
theo giống, độ tuổi, mức chi phí trung bình, hiệu quả trung bình. Phân tích năng suất nuôi thịt,
năng suất sinh sản của các giống lợn theo phương thức chăn nuôi và theo các vùng sinh thái.
Đánh giá hiệu quả chăn nuôi và tổ chức sản xuất.
- Phương pháp phân tích kinh tế
Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi lợn. Hiệu quả kinh tế
được tính toán bằng chỉ tiêu giá thành thịt lợn hơi.
Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, mô hình hàm hồi quy đa biến
đã được áp dụng. Trong các mô hình này, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng cơ sở sản xuất dùng
làm biến phụ thuộc, biến này được giả thiết là chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: Nhóm vốn
hiện vật - physical capital (quy mô đàn lợn, diện tích khu chăn nuôi); Nhóm vốn tài chính -
Financial capital (tổng thu nhập của cơ sở chăn nuôi); nhóm các yếu tố tiếp cận các dịch vụ (dịch
vụ khuyến nông, dịch vụ thý y, dịch vụ tín dụng) và nhóm các yếu tố kỹ thuật (giống/thức ăn).
Mô hình có dạng:
Y
i
= f(X
ij
) + e
i
(1)
Trong đó:
Y
i

là hiệu quả kinh tế của cơ sở i
X
ij
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Y
i
Các yếu tố bao gồm: Diện tích chuồng nuôi/con (X
1
); Tổng thu nhập/hộ/năm (X
2
); Quy
mô đàn tại thời điểm điều tra (X
3
); Tổng số lợn thịt xuất chuồng trong năm (X
4
); Giống lợn (X
5
);
Tiếp cận dịch vụ khuyến nông (X
6
); Tiếp cận dịch vụ thú y chữa bệnh (X
7
); Đàn lợn có tiêm
phòng (X
8
); Tiếp cận dịch vụ tín dụng (X
9
); Tự trộn thức ăn (X
10
); Kiểu chuồng nuôi (X
11

) và
Vùng/miền (X
12
).
3. KÕt qu¶ nghiªn cøu
3.1. Quy mô và năng suất đàn lợn thịt
Bảng 1. Quy mô đàn lợn phân theo vùng và phương thức chăn nuôi
Chỉ tiêu
ĐVT
Chăn nuôi
Hộ gia đình
(n=733)
Chăn nuôi
Trang trại
(n=92)
X
Max
Min
X
Max
Min
Miền Bắc
Qui mô nuôi lợn nái
Con/cơ sở
2,36
15
1
44,59
135
8

Qui mô nuôi lợn thịt
Con/cơ sở/lứa
18,00
78
1
198,83
900
29
Tổng lợn thịt trong năm
Con/cơ sở/năm
56,63
578
1
664,65
2900
70
Miền
Trung
Qui mô nuôi lợn nái
Con/cơ sở
2,84
10
1
12,46
30
2
Qui mô nuôi lợn thịt
Con/cơ sở/lứa
18,78
85

2
77,00
320
10
Tổng lợn thịt trong năm
Con/cơ sở/năm
52,57
286
2
456,13
3290
40
Mi
ền
Na
m
Qui mô nuôi lợn nái
Con/cơ sở
3,29
12
1
72,24
636
5


Qui mô nuôi lợn thịt
Con/cơ sở/lứa
17,51
338

1
317,76
1650
35
Tổng lợn thịt trong năm
Con/cơ sở/năm
52,93
403
2
1181,78
6700
20
Trung
bình
Qui mô nuôi lợn nái
Con/cơ sở
2,81
15
1
53,26
636
2
Qui mô nuôi lợn thịt
Con/cơ sở/lứa
18,03
338
1
242,76
1650
10

Tổng lợn thịt trong năm
Con/cơ sở/năm
54,28
578
1
911,44
6700
20
Quy mô chăn nuôi lợn rất khác nhau giữa các phương thức chăn nuôi. Quy mô đàn lợn
thịt trung bình ở phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình tại thời điểm điều tra là 18,0
con/hộ, tổng đàn lợn thịt nuôi được trong năm là 54,28 con/hộ/năm, như vậy trung bình mỗi
năm các hộ nuôi được xấp xỉ 3 lứa. Một điều đáng lưu ý là không có sự khác nhau giữa các
miền về quy mô đàn lợn thịt ở phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình. Tuy nhiên, có
sự khác nhau về quy mô giữa các miền đối với phương thức chăn nuôi trang trại.
Các cơ sở chăn nuôi theo phương thức trang trại có quy mô đàn lợn thịt cao gấp 16,8 lần so với
phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình. Trung bình các trang trại chăn nuôi lợn ở miền Nam
có quy mô đàn lớn nhất (242 con), tiếp theo là miền Bắc (198 con) và thấp nhất là ở miền Trung (77
con). Một trong những nguyên nhân dẫn đến quy mô đang lợn thịt của các trang trại ở vùng miền
Trung không đáp ứng được tiêu chí trang trại chăn nuôi tại thời điểm điều tra là do hầu hết các trang
trại ở đây đều nuôi theo hệ thống kết hợp (lợn nái-lợn con-lợn thịt). Quy mô đàn lợn nái nuôi ở trang
trại vùng miền Trung thấp nhất là 2 con, nhưng ở trang trại này lại nuôi đến 300 lợn thịt. Cũng ở vùng
này, quy mô đàn lợn thịt thấp nhất nuôi ở trang trại là 10 con, nhưng ở trang trại này lại nuôi 24 con lại
nái sinh sản.
Bảng 2. Năng suất chăn nuôi lợn thịt phân theo giống, vùng và phương thức nuôi (x±sd)
Giống/phương thức/vùng
ĐVT
Lợn lai
Lợn ngoại
Hộ GĐ
Trang trại

Hộ GĐ
Trang trại
Miền Bắc
n
Cơ sở
211
11
3
14
Tuổi nuôi thịt
Ngày
56,25±17,99
55,18±22,94
45,00±15,00
46,00±18,56
Khối lượng lúc nuôi
Kg/con
14,34±8,33
14,61±6,72
14,00±6,06
15,50±8,37
Thời gian nuôi
Ngày
113,69±20,13
109,32±31,35
110,00±8,66
103,43±11,28
Khối lượng xuất chuồng
Kg/con
77,89±12,70

81,64±9,32
90,17±8,84
93,43±5,50
Tăng trọng bình quân
Kg/ngày
0,57±0,11
0,65±0,18
0,69±0,03
0,76±0,09
Miền Trung
n
Cơ sở
155
14

3
Tuổi nuôi thịt
Ngày
46,82±9,67
47,21±7,12
-
48,00±10,82
Khối lượng lúc nuôi
Kg/con
10,84±2,58
11,41±1,74
-
14,33±5,51
Thời gian nuôi
Ngày

107,43±19,08
104,43±11,91
-
106,67±2,89
Khối lượng xuất chuồng
Kg/con
71,43±11,54
75,86±7,75
-
90,00±8,66
Tăng trọng bình quân
Kg/ngày
0,57±0,08
0,62±0,06
-
0,71±0,03
Miền Nam


n
Cơ sở
153
18
46
25
Tuổi nuôi thịt
Ngày
53,76±17,71
58,78±14,03
46,78±14,05

55,72±11,40
Khối lượng lúc nuôi
Kg/con
16,68±6,35
18,36±3,96
14,646,05
20,10±5,28
Thời gian nuôi
Ngày
114,24±20,61
102,56±11,85
113,24±11,77
99,00±7,07
Khối lượng xuất chuồng
Kg/con
92,79±7,13
92,17±5,83
94,89±6,01
96,32±4,26
Tăng trọng bình quân
Kg/ngày
0,68±0,10
0,73±0,09
0,71±0,05
0,77±0,05
Trung bình
n
Cơ sở
519
43

49
42
Tuổi nuôi thịt
Ngày
52,70±16,33
54,09±15,69
46,67±13,95
51,93±14,59
Khối lượng lúc nuôi
Kg/con
13,99±6,87
15,14±5,21
14,60±5,99
18,15±6,77
Thời gian nuôi
Ngày
111,98±20,15
104,90±18,50
113,04±11,56
101,02±8,76
Khối lượng xuất chuồng
Kg/con
80,35±13,85
84,16±10,25
94,60±6,19
94,90±5,25
Tăng trọng bình quân
Kg/ngày
0,60±0,11
0,67±0,12

0,71±0,05
0,76±0,07
Ở miền Bắc, khối lượng xuất chuồng bình quân đối với lợn lai là 78,1 kg/con và đối với
lợn ngoại là 92,9 kg/con. Tính chung cho cả 3 miền lợn lai có khối lượng xuất bán trung bình là
80,64 kg/con và 94,74 kg/con đối với lợn ngoại, tương ứng với tăng trong bình quân là 0,61
kg/ngày đối với lợn lai và 0,73 kg/ngày đối với lợn ngoại. Nếu so với khối lượng xuất chuồng
lợn thịt bình quân toàn quốc là 73,2 kg/con của TCTK (2006) thì sau 4 năm, khối lượng xuất
chuồng trung bình đối với lợn thịt ở nước ta đã tăng hơn 14 kg/con. Nhìn chung ở cả hai phương
thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và trang trại, các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại có năng suất
cao hơn các cơ sở chăn nuôi lợn lai. Điều này được giải thích bởi hai yếu tố: Thứ nhất, trong điều
kiện đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi, con lợn ngoại cho năng suất cao hơn con lợn lai
(điều này cũng giải thích tại sao với cùng giống lợn ngoại các trang trại lại đạt năng suất cao hơn
các hộ gia đình). Thứ hai các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại có sự đầu tư cao hơn các cơ sở chăn nuôi
lợn lai. Thực tế điều tra cho thấy con lợn ngoại tuy có năng suất cao hơn con lợn lai nhưng đòi
hỏi sự đầu tư chăm sóc và trình độ kỹ thuật cao do kém thích nghi hơn. Những cơ sở chăn nuôi
giống lợn ngoại đều có trình độ kỹ thuật và đầu tư kinh tế hơn hẳn các cơ sở chăn nuôi lợn lai do
vậy đạt năng suất cao hơn.
3.2. Giá thành và các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành
Giá thành lợn hơi được tính toán dựa trên số liệu đầu vào và đầu ra trong chăn nuôi lợn
thịt, hay nói cách khác, tổng chi phí đầu vào của tất cả các lứa lợn trong năm chia cho tổng khối
lượng thịt hơi sản xuất ra trong năm. Kết quả ở bảng 3 cho thấy giá thành và cơ cấu giá thành thịt
lợn hơi xuất chuồng ở hai phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và chăn nuôi trang trại
ở ba miền Bắc-Trung-Nam.
Giá thành lợn hơi trung bình ở ba miền là 28,72 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với phương
thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và 26,34 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với phương thức
chăn nuôi trang trại. Kết quả này thấp hơn so với các trang trại của công ty CP-Việt Nam năm
2008. Theo tạp chí “Kiến thức chăn nuôi, số 1, năm 2009”, giá thành thịt lợn của một số trại của
công ty CP-Việt Nam năm 2008 là 29.350 đồng/kg với tỷ lệ đẻ là 85%. Tuy nhiên, cũng cần



nhấn mạnh rằng, lợn thịt hơi của các trại CP có giá bán luôn cao hơn lợn thịt F2 nuôi ở các trang
trại trung bình trong năm là 18-20%.
So sánh giá thành sản xuất trong chăn nuôi lợn giữa các nước chỉ mang tính tương đối, vì
các nước vẫn còn có các chính sách hỗ trợ khác nhau. Ví dụ ở một số nước có ngành chăn nuôi
lợn phát triển, Nhà nước vẫn còn có các chính sách hỗ trợ gián tiếp. Theo ấn bản điện tử của báo
Time ngày 21/8/2009, Chính phủ Hoa Kỳ đã trợ cấp hơn 50 tỉ đôla vào ngành trồng ngô của
nước này trong 10 năm qua. Trợ cấp nông nghiệp gián tiếp này đã góp phần tạo ra một ưu thế về
giá cho ngành chăn nuôi của Hoa Kỳ khi so sánh với một số nước khác.


Kết quả bảng 3 cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành lợn hơi là: chi phí
thức ăn, chi phí con giống, chi phí lao động, chi phí khấu hao chuồng trại và chi phí thú y. Trong
cơ cấu giá thành, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (46-60%), tiếp theo là chi phí con giống (28-
45%). Chi phí lao động trung bình chiếm tỷ lệ 12% đối chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình và chỉ chiếm
có 4,4% cơ cấu giá thành đối với chăn nuôi trang trại. Như vậy chăn nuôi lợn ở Việt Nam vẫn có
lợi thế về lao động so với một số nước khác trên thế giới. So sánh với nghiên cứu của Wang
(2008) cho thấy giá thành lợn thịt xuất chuồng ở Trung quốc năm 2007 là 8,3 Nhân Dân Tệ/kg
lợn hơi, trong đó chi phí thức ăn chiếm 43,25%, chi phí con giống và lao động chiếm tương ứng
là 24,43% và 21,92%.
3.3. Các yếu tố làm ảnh hưởng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
Như đã đề cập ở phần phương pháp, biến phụ thuộc trong mô hình này là giá thành lợn
hơi xuất chuồng, đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật trong chăn nuôi
lợn. Các biến độc lập trong mô hình này được trình bày ở bảng 4:
Bảng 4. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt
Yếu tố ảnh hưởng
Hộ gia đình
Trang trại
Hệ số
P
Hệ số

P
Hằng số
5,01050
0,000
-4,0012
0,000
Diện tích chuồng nuôi/con (X
1
)
0,00798
0,595
0,14059
0,039
Tổng thu nhập/hộ/năm (X
2
)
-0,19317
0,000
0,91514
0,000
Quy mô đàn tại thời điểm điều tra (X
3
)
0,01622
0,318
0,31804
0,001
Tổng số lợn thịt/năm (X
4
)

-0,11072
0,002
-1,2678
0,000
Giống lợn (X5)
0,09854
0,017
0,3155
0,007
Tiếp cận khuyến nông (X
6
)
0,02917
0,167
-0,0954
0,367
Tiếp cận thú y chữa bệnh (X
7
)
-0,05703
0,012
0,2209
0,095
Tiêm phòng dịch (X
8
)
-0,04449
0,119
-0,2709
0,057

Tiếp cận tín dụng (X
9
)
0,05066
0,027
0,1201
0,263
Tự phối trộn TA (X
10
)
-0,01541
0,027
0,0898
0,497
Kiểu chuồng (X
11
)
0,09327
0,215
-
-
Vùng miền (X
12
)
-0,19186
0,000
0,1577
0,205
Nguồn: Kết quả chạy mô hình dựa trên cơ sở dữ liệu chăn nuôi lợn thịt, 2008-2009


Kết quả mô hình cho thấy trong số 12 yếu tố được nghiên cứu trong mô hình, có sự ảnh
hưởng của các yếu tố khác nhau đến hiệu quả kinh tế (Bảng 4).
Hàm hồi quy đối với hộ gia đình:
Y = 5,01 + 0,0080 X1 - 0,193 X2 + 0,0162 X3 - 0,111 X4 + 0,0985 X5 + 0,0292 X6


- 0,0570 X7-0,0445 X8+0,0507 X9-0,0154 X10 + 0,0933 X11 - 0,192 X12 - 0,166 R1
Hàm hồi quy đối với trang trại:
Y = - 4,00 + 0,141 X1 + 0,915 X2 + 0,318 X3 - 1,27 X4 + 0,315 X5 - 0,095 X6 + 0,221 X7 -
0,271 X8 + 0,120 X9 + 0,090 X10 + 0,158 X12 + 0,207 R1
Ở phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình, trong số 12 yếu tố, có đến 7 yếu tố
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến giá thành thịt lợn hơi xuất chuồng đó là: Thu nhập/hộ/năm;
Tổng số lợn nuôi trong năm; Giống lợn; Tiếp cận thú y chữa bệnh; Vay vốn tín dụng; Tự phối
trộn thức ăn và Yếu tố vùng miền. Trong khi đó ở phương thức chăn nuôi trang trại có 6/12 yếu
tố, đó là: Diện tích chuồng nuôi/con; Tổng thu nhập/cơ sở/năm; Quy mô đàn tại thời điểm điều
tra; Tổng số lợn thịt/năm; Giống lợn và Tiêm phòng dịch.
Yếu tố “Tổng thu nhập/hộ/năm” ảnh hưởng ngược chiều với giá thành ở phương thức chăn
nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình, có nghĩa là khi các hộ có thu nhập cao, chủ động được nguồn vốn thì
có giá thành giảm, có thể do không phải chịu lãi suất vốn vay và giảm được chi phí thức ăn (các cơ
sở chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình thiếu vốn thường phải mua thức ăn với giá cao hơn do thanh
toán chậm); trong khi đó ở phương thức chăn nuôi trang trại, các trang trại có tổng thu nhập tăng
lên thì có giá thành cũng tăng lên, điều này thể hiện sự đầu tư trở lại cho chăn nuôi ở phương thức
chăn nuôi trang trại là tương đối cao.
Yếu tố “Quy mô đàn tại thời điểm điều tra” không có ý nghĩa thống kê ở phương thức chăn
nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình nhưng có tác động cùng chiều với giá thành ở phương thức chăn nuôi
trang trại. Điều này được giải thích bởi biến động ngược chiều của giá thức ăn (giá ngô và giá cám
trung bình) và giá lợn hơi xuất chuồng ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, khi xét trong một quá trình sản
xuất thì chăn nuôi quy mô trang trại có giá thành sản xuất thấp hơn chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia
đình, nhưng xét tại thời điểm hiện tại khi chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra giảm thì mở rộng quy mô
sản xuất chưa chắc đã mang lại hiệu quả. Kết quả này cũng cho thấy Nhà nước cần phải có những

chính sách bình ổn giá đầu vào và đầu ra để có thể phát huy được lợi thế so sánh chăn nuôi theo
quy mô.
Yếu tố “Tổng số lợn thịt/năm” ảnh hưởng ngược chiều với giá thành, điều đó có nghĩa là
muốn hạ giá thành cả ở phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và phương thức chăn
nuôi trang trại đều phải tăng số lứa nuôi trong năm, đặc biệt ở phương thức chăn nuôi trang trại
khi yếu tố “Quy mô đàn/lứa hiện tại” có ảnh hưởng cùng chiều với giá thành sản phẩm.
Yếu tố “Giống lợn” ở cả 2 phương thức, giống lợn ngoại có ảnh hưởng ngược chiều với
giá thành, có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, khi các cơ sở chăn nuôi giống lợn ngoại thì
sẽ là giảm giá thành sản phẩm.
Yếu tố “Tiếp cận dịch vụ thú y chữa bệnh” có ảnh hưởng ngược chiều với giá thành, có
nghĩa là khi các cơ sở tiếp cận với dịch vụ thú y chữa bệnh thì làm cho giá thành lợn hơi giảm so
với các cơ sở không tiếp cận. Trong khi đó ở phương thức chăn nuôi trang trại, yếu tố này không
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến giá thành lợn hơi xuất chuồng, vì hầu hết các trang trại đều
chủ động khâu chữa trị khi lợn có bệnh.


Yếu tố “Tiếp cận tín dụng” ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với chăn nuôi quy mô nhỏ
hộ gia đình, cho thấy tiếp cận tín dụng đầu tư cho chăn nuôi lợn ở các cơ sở này còn kém hiệu
quả.
Yếu tố “Tiêm phòng dịch” có ý nghĩa rất quan trọng, nó đã có tác động làm giảm giá thành lợn
hơi ở các trang trại, vì chăn nuôi quy mô lớn, yếu tố phòng dịch cực kỳ quan trọng.
Một điều lý thú là yếu tố “Tự phối trộn thức ăn” đã ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến
giá thành lợn hơi xuất chuồng ở phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình. Kết quả
nghiên cứu này có thể sử dụng làm thông tin tham khảo cho việc hoạch định chính sách làm
giảm giá thành lợn thịt hơi xuất chuồng đồng thời tăng tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn
của nước ta trong xu thế hội nhập. Ví dụ, khi người chăn nuôi được trang bị kiến thức về dinh
dưỡng và chăm sóc lợn, biết cách phối trộn thức ăn một cách hợp lý sẽ giảm giá thành thức ăn.
Kết quả mô hình cho thấy, nếu người chăn nuôi tự trộn thức ăn thì sẽ làm giảm giá thành thịt
lợn hơi xuất chuồng xuống 1,5%. Từ sự tác động của yếu tố con giống cho thấy Nhà nước cần
có chính sách tăng cường đầu tư cho nghiên cứu các giống lợn thịt một cách hợp lý, phù hợp

với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam; thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm giống ở các vùng
nhằm cung cấp các con giống tốt phù hợp với điều kiện từng vùng.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.1.1. Quy mô và năng suất đàn lợn thịt
- Các cơ sở chăn nuôi theo phương thức trang trại có quy mô đàn lợn thịt cao gấp 16,8
lần so với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình. Trung bình các trang trại chăn nuôi
lợn ở miền Nam có quy mô đàn lớn nhất (242 con), tiếp theo là miền Bắc (198 con) và thấp
nhất là ở miền Trung (77 con).
- Tính chung cho cả 3 miền lợn lai có khối lượng xuất bán trung bình là 80,64 kg/con
và 94,74 kg/con đối với lợn ngoại, tương ứng với tăng trong bình quân là 0,61 kg/ngày đối với
lợn lai và 0,73 kg/ngày đối với lợn ngoại. Ở miền Bắc, năng suất lợn lai nuôi ở phương thức
trang trại luôn cao hơn phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình.
4.1.2. Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng
- Giá thành lợn hơi xuất chuồng trung bình ở 3 miền nghiên cứu là 28,72 nghìn đồng/kg
lợn hơi đối với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và 26,34 nghìn đồng/kg lợn hơi
đối với phương thức chăn nuôi trang trại.
- Phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình có 7/12 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đến giá thành sản xuất lợn hơi xuất chuồng đó là: tổng thu nhập hộ gia đình; tổng số
lợn nuôi trong năm; giống lợn; tiếp cận dịch vụ chữa bệnh; vay vốn tín dụng, tự phối trộn thức
ăn và vùng miền. Trong khi đó ở phương thức chăn nuôi trang trại có 6/12 yếu tố, đó là diện
tích chuồng nuôi/con; Tổng thu nhập/hộ/năm; Quy mô đàn tại thời điểm điều tra; Tổng số lợn
thịt/năm; Giống lợn và Tiêm phòng dịch.


4.2. Một số kiến nghị chính sách
(i) Giải pháp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi
1. Các vấn đề

2. Hậu quả/rủi

ro

3. Các giải pháp khắp phục
- Thức ăn
chiếm tỷ lệ lớn
trong cơ cấu giá
thành.
- Tự trộn thức
ăn làm giảm giá
thành thịt hơi xuất
chuồng.


Giá thức ăn
tăng làm cho
giá thành các
sản phẩm
chăn nuôi
tăng.

- Phổ biến kiếm thức về dinh dưỡng để
người chăn nuôi tự phối trộn được thức ăn
cho lợn.
- Cân đối chính sách thuế nhập khẩu các
nguyên liệu làm thức ăn gia súc, với
khuyến khích mở rộng diện tích các cây
thức ăn như ngô, đậu tương. Hỗ trợ phát
triển và mở rộng cây thức ăn bằng chính
sách khuyến nông, hỗ trợ nghiên cứu phát
triển thông qua việc chọn lọc và đưa vào

sản xuất các giống ngô, đậu tương có năng
suất cao vào sản xuất và có chính sách hợp
lý khuyến khích mở rộng diện tích các cây
trồng này
(ii) Giải pháp khuyến khích chuyển dịch từ phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình
sang phương thức trang trại
1. Các vấn đề

2. Hậu quả/rủi
ro

3. Các giải pháp khắp phục
- Giá thành lợn hơi
xuất chuồng trong
chăn nuôi hộ cao hơn
chăn nuôi trang trại.
- Hiệu quả kinh tế
chăn nuôi trang trại
cao hơn hộ gia đình.
- Tiếp cận tín dụng
và thú ý ảnh hưởng
có ý nghĩa thống kê
đến xu hướng đầu tư
ở phương thức chăn
nuôi hộ gia đình.

Tính cạnh
tranh của
phương thức
chăn nuôi quy

mô nhỏ hộ gia
đình thấp

- Hỗ trợ các lớp tập huấn người chăn
nuôi về việc ghi chép các thông tin liên
quan đến đầu vào và đầu ra trong chăn
nuôi để giám sát chi phí sản xuất, hiểu
được yếu tố tác động lên chi phí sản xuất.
Xử lý thông tin thị trường để xác định
thời điểm xuất chuồng tối ưu (Ví dụ:Thời
gian nuôi lợn tối ưu là khi nào chi phí
cho một kg tăng trọng bằng giá bán 1 kg
lợn hơi nếu khối lượng xuất chuồng cho
phép)
- Khuyến khích chuyển đổi phương thức
sản xuất gia trại thành trang trại thông
qua các chính sách khuyến khích đầu tư,


hỗ trợ dịch vụ khuyến nông, thông tin thị
trường, bảo hiểm vật nuôi, tín dụng.

(iii) Giải pháp về giống
1. Các vấn đề

2. Hậu quả/rủi
ro

3. Các giải pháp khắp phục
- Chi phí con giống

chiếm tỷ lệ cao
trong chăn nuôi lợn
thịt (36%);
- Giống lợn có ảnh
hưởng đến giá thành
lợn thịt.

Giá thành cao,
giảm khả năng
cạnh tranh;
chăn nuôi
không bền
vững.

- Có chương trình bình tuyển, cấp
chứng chỉ và quản lý lý lịch các con
giống tốt nhằm đánh giá bình tuyển
và chọn lọc những con giống tốt vào
đàn giống quốc gia;
- Có cơ chế khuyến khích các cơ sở
giống công bố tiêu chuẩn chất lượng
con giống.

Tài liệu tham khảo
1. Giá thành thịt lợn của một số trại của công ty CP-Việt Nam năm 2008. Tạp chí “Kiến thức chăn nuôi, năm
3, số 1, năm 2009”, Các yếu tố làm ảnh hưởng hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi lợn.
2. TCTK (2006). Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006. Phần II:
Thông tin về sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản.
tabid=408&idmid=4&ItemID=5756
3. Wang, M. (2008). Development of the hog industry and its integration in China. Journal of Animal

Science.

×