Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chọn lọc và nhân thuần 3 giống gà nhập nội HW, RID và PGI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.83 KB, 10 trang )



CHỌN LỌC VÀ NHÂN THUẦN 3 GIỐNG GÀ NHẬP NỘI HW, RID VÀ PGI
Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn,
1
Hoàng Văn Tiệu,
Trần Kim Nhàn, Nguyễn Thị Thúy
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn Vật nuôi,
1
Viện Chăn Nuôi
Tóm tắt
Ba giống gà có đặc điểm ngoại hình đồng nhẩt ở gà trống và gà mái. Gà HW có màu lông trắng, chân cao,
nhỏ, màu vàng, mào đơn to, tầm vóc cơ thể nhỏ. Gà Rid lông nâu đỏ, chân cao vừa phải, da chân vàng, mào đơn. Gà
Pgi lông nâu nhạt (màu cánh gián), mào nụ, chân cao vừa phải, chân vàng, mỏ vàng. Gà có sức đề kháng cao, nuôi
sống đạt 97,21- 99% (0-19TT). Tiêu thụ thức ăn thấp (0-19TT) từ 6114g-7500g/con.
Gà HW có năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 259,44 quả (đạt 92,65% so với nguyên gốc), tiêu tốn thức
ăn/10 trứng 1,68kg. Gà Rid có năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 211,18 quả (98,22% so nguyên gốc), tiêu tốn
thức ăn cho 10 trứng 2,15kg. Gà Pgi có năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 207,48 quả (92,20% so nguyên gốc),
tiêu tốn thức ăn/10 trứng 2,19kg. Cả ba giống gà đều có tỷ lệ phôi cao và ổn định từ 93,86-95,2%, tỷ lệ nở gà loại
1/trứng ấp đạt 81,87- 83,34%.
1. Đặt vấn đề
Tháng 5/2007 Viện Chăn nuôi đã tiếp nhận 3 giống gà HW, Rid, Pgi mỗi giống 360 quả
trứng và giao cho Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi ấp nở nuôi thử nghiệm. Đây là 3
giống gà hướng trứng có năng suất trứng đạt 230-280 quả/mái/năm, tầm vóc cơ thể vừa phải, tiêu
thụ thức ăn thấp. Mặt khác, nhu cầu về con giống gà hướng trứng cũng như trứng thương phẩm ở
nước ta ngày càng tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần 3 giống gà này để phát
triển nhân nhanh ra sản xuất là cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu:
- Đánh giá khả năng sản xuất của 3 giống gà HW, Rid và Pgi từ đó chọn lọc nhân thuần
và phát triển ra sản xuất.
- Làm nguyên liệu lai với một số giống gà khác tạo tổ hợp lai gà hướng trứng phục vụ
phát triển chăn nuôi.


2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu trên 3 giống gà (HW, Rid và Pgi) từ 1080 quả trứng nhập nội mỗi giống 360
quả và gà Ai cập thuần có nguồn gốc từ Ai cập được nuôi giữ giống gốc tại cơ sở giống thuộc
Viện Chăn nuôi.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai từ tháng 5/2007-8/2010 tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật
nuôi – Viện Chăn nuôi
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và phát triển, sức sống và khả năng chống
chịu bệnh tật, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, chất lượng trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở
của gà HW, Rid và Pgi qua các thế hệ


2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với mỗi giống được áp dụng theo phương pháp nhân giống quần thể, chế độ chăm
sóc, nuôi dưỡng tuân theo quy trình của hãng nhập giống có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
điều kiện Việt Nam.
Bảng 1. Chế độ dinh dưỡng
Chỉ tiêu
Gà con
Gà dò – hậu bị
Gà đẻ
0-3 TT
4-9 TT
10-17 TT
18-19 TT
20-40 TT
41-72 TT
ME( KCalo/kg)

2975
2875
2750
2775
2800
2775
Protein thô (%)
20
18
15,5
16,5
17,0
16,5
Canxi (%)
1,0
0,95
0,90
2,2
3,8
4,0
Photpho(%)tiêu hóa
0,5
0,45
0,45
0,42
0,42
0,40
Methionine (%)
0,54
0,45

0,34
0,38
0,43
0,39
Lizin (%)
1,20
1,00
0,75
0,80
0,85
0,75
Xơ thô (%)
2,0
3,0
5,0
5,0
5,0
5,5

Bảng 2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
Giai đoạn
Mật độ
(con/m
2
)
Tỷ lệ ♂/♀
Chế độ ăn
Chế độ chiếu sáng
Gà con (0-9TT)
10-20

Nuôi
chung
Tự do
24/24h tuần đầu sau đó
giảm dần đến ánh sáng
tự nhiên
Gà dò (10-19TT)
6-10
Tách riêng
Hạn chế
Ánh sáng tự nhiên
Gà sinh sản > 19TT
3-5
1/8-1/10
Theo tỷ lệ đẻ
16h/ngày

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
- Đặc điểm ngoại hình (màu sắc lông, da, mào tích, chân, kích thước các chiều đo cơ thể,
chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu).
- Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ, khối lượng trứng, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng,
lượng thức ăn/con và TTTĂ/10 trứng, tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý thống kê sinh vật học trên máy vi tính bằng chương trình Excel và
Minitab 14 tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn Nuôi.
3. Kết quả và thảo luận
3.1.Quy mô đàn giống qua 4 thế hệ
Bảng 3. Quy mô đàn gà (HW, Rid và Pgi) (con)



Giống gà
Thế hệ
Gà con (0-9 TT)
Gà hậu bị (10-19 TT)
Gà đẻ>19 TT
HW
XP
275
137
117
1
1162
580
518
2
1672
790
590
3
1715
840
609
Rid
XP
238
126
110
1
1022
500

460
2
1720
823
625
3
1635
816
560
Pgi
XP
195
96
83
1
736
412
364
2
1696
820
618
3
1706
806
582

Qua 4 thế hệ chọn lọc nhân thuần mở rộng quần thể các đàn giống, số lượng tăng dần qua
các thế hệ: gà HW thế hệ xuất phát (275 con), thế hệ 3 (1715 con); gà Rid thế hệ xuất phát (238
con), thế hệ 3 (1635 con); gà Pgi thế hệ xuất phát (195 con), thế hệ 3 (1706 con)

3.2. Đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo cơ thể
Đặc điểm ngoại hình: qua 4 thế hệ nhân thuần sinh ra tại Việt Nam 3 giống gà vẫn duy trì
được những đặc điểm ngoại hình đặc trưng của từng giống
- Gà HW lúc 01 ngày tuổi có màu lông trắng ngà đồng nhất, chân vàng. Gà trưởng thành
có lông trắng, da trắng, chân vàng, mào đơn (mào cơ rũ), dáng nhanh nhẹn, đầu nhỏ, cổ thanh,
thiên về gà hướng trứng.
- Gà Rid lúc 01 ngày tuổi có màu lông nâu nhạt đồng nhất, chân vàng, mỏ vàng. Lúc
trưởng thành gà có màu lông đỏ đậm, chân vàng, mào đơn.
- Gà Pgi: lúc 01 ngày tuổi có màu lông nâu đỏ nhạt, chân vàng. Lúc trưởng thành gà có
màu lông nâu nhạt (màu cánh gián), mào nụ, chân vàng, mỏ vàng.
Kích thước một số chiều đo cơ thể:
Khảo sát kích thước các chiều đo cơ thể của gà thời điểm 25 tuần tuổi ở các thế hệ, kết
quả cho thấy giữa các thế hệ không có sự sai khác.
Bảng 4. Kích thước một số chiều đo cơ thể lúc 25 tuần tuổi (cm) (n=30)
Giống gà
Vòng
ngực
Dài lưng
Dài lườn
Dài đùi
Cao chân
Vòng
ống chân
Gà ♂ HW
26,30
20,75
15,35
24,05
8,75
3,80

Gà ♀ HW
22,90
18,05
10,25
14,10
7,50
3,40
Gà ♂Rid
27,40
23,35
17,05
17,60
9,95
4,65
Gà ♀ Rid
25,35
18,90
14,25
13,00
7,95
3,75


Gà ♂ Pgi
30,90
26,35
17,70
19,15
10,10
4,80

Gà ♀Pgi
28,95
21,40
15,10
17,75
7,80
3,70

3.3. Chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu
Bảng 5. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu gà 16 tuần tuổi
Chỉ tiêu
n=30mẫu/giống
Đơn vị tính
Gà HW
Gà Rid
Gà Pgi
Hồng cầu
Triệu/ml
2,490
2,711
2,821
Bạch cầu
Nghìn/ml
26,40
25,66
27,47
Lympocytes
%
51,70
52,90

52,10
Protein tổng số
mg/dl
6,45
6,65
6,60
Albumin
g/l
43,45
44,35
45,34
Globulin
g/l
56,55
56,67
56,65
- α
g/l
27,78
26,92
28,49
- β
g/l
20,84
21,18
21,26
- γ
g/l
7,93
8,26

7,80
Albumin/Globulin
g/l
0,768
0,782
0,80

Số lượng hồng cầu, bạch cầu của gà HW, Rid, Pgi tương tự các giống gà khác. Hàm
lượng Albumin, Globulin đều cao hơn một số giống gà nội (gà Ri, Mía, Hồ). Hàm lượng
Globulin rất cao 56,55-56.67 g/lít. Chỉ số Albumin/Globulin đạt 0,768. Kết quả nghiên cứu này
cũng phù hợp kết quả nghiên cứu trên gà Ác Việt Nam và gà Thái Hòa (Phùng Đức Tiến và cộng
sự, 2007) cho biết gà Ác Thái Hòa có hàm lượng Globulin cao 40,85-48,04 g/lít, hàm lượng
hồng cầu 3,06-2,84 triệu/lít, và kết quả nghiên cứu trên gà sinh sản Kabir, Jiangcun và con lai
của chúng (Lê Thị Nga, 2005), số lượng hồng cầu (20 tuần tuổi) 3,3-3,43 triệu/ml. Số lượng bạch
cầu từ 29,86-31,57 nghìn/ml.
Tóm lại: Máu của 3 giống gà được phân tích động thái một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
máu phù hợp với quy luật sinh học của đàn gà ở trạng thái sinh lý và sức khỏe bình thường. Các
số lượng này đều nằm trong giới hạn bình thường của phẩm giống gia cầm (Trịnh Hữu Bằng,
1995).
3.4. Tỷ lệ nuôi sống
Bảng 6. Tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn (%)
Giống gà
Thế hệ XP
Thế hệ I
Thế hệ II
Thế hệ III
TB
HW






0-9 TT
98,54
98,10
97,48
97,95
98,01
10-19TT
99,20
98,20
99,20
97,97
98,64


Rid





0-9 TT
98,31
97,55
96,63
96,51
97,21
10-19TT

99,90
98,10
99,60
96,44
98,51
Pgi





0-9 TT
97,43
97,14
98,10
96,30
97,27
10-19TT
98,60
99,30
99,50
98,60
99,00

Qua bảng 6 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của 3 giống gà qua 4 thế hệ đạt cao, giai đoạn gà con
(0-9 tuần tuổi) đạt 97,21-98,01%, giai đoạn gà dò, hậu bị đạt 98,51-99,00%. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Lộc và cộng sự (2007) trên gà
Thái Hòa nhập nội có tỷ lệ nuôi sống qua 5 thế hệ (98,41-98,88%).
Điều này cho thấy các giống gà thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi ở nước ta.
3.5. Kết quả chọn lọc gà HW, Rid, Pgi

Bảng 7. Kết quả chọn lọc tại 9 và 19 tuần tuổi
Loại gà
Thế hệ
Đầu con trước khi
chọn lọc
Đầu con sau khi
chọn lọc
Tỷ lệ chọn lọc (%)






HW
XP
134
137
18
99
13,43
72,26
1
572
568
80
500
13,98
88,02
2

832
798
80
510
9,61
63,91
3
835
845
75
534
8,98
63,19
Rid
XP
112
121
17
93
15,17
76,85
1
504
453
59
401
11,70
81,33
2
848

814
85
540
10,02
66,34
3
742
836
68
492
9,12
58,85
Pgi
XP
99
91
10
73
10,10
80,21
1
364
351
47
312
12,91
88,89
2
816
848

80
538
9,80
63,44
3
811
832
66
516
8,13
62,01

Tại thời điểm 9 và 19 tuần tuổi, loại những gà không đủ tiêu chuẩn giống (quá to hoặc
quá nhỏ so với khối lượng trung bình), những gà bị dị tật phát sinh nhằm ổn định khối lượng cơ
thể. Kết quả qua 4 thế hệ, tỷ lệ chọn lọc đối với gà trống từ 8,98-15,17%, gà mái từ 58,85-88,89.
Ở thế hệ thứ nhất, tỷ lệ chọn giống gà mái ở cả 3 giống cao (81,33-88,89%) vì thế hệ này vẫn cần
phải mở rộng quần thể so thế hệ xuất phát. Thế hệ thứ 2 và thứ 3 tỷ lệ chọn giống gà mái thấp
hơn (58,85-66,34%). Kết quả chọn lọc hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2 của Phùng Đức Tiến


và cs (2008) có tỷ lệ chọn gà trống qua 3 thế hệ từ 8,14-10,34%, gà mái từ 57,51-76,42% thì kết quả
của chúng tôi cũng phù hợp.
3.6. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi
Bảng 8. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi (g/con) (n =40)
Loại

Thế hệ
9 tuần tuổi
19 tuần tuổi





X
±mx
X
±mx
X
±mx
X
±mx
HW
XP
616,00 ±18,80
505,60± 15,50
1485,10 ±30,10
1210,00 ±25,10
1
651,00± 21,50
580,30 ±14,80
1516,00± 35,50
1216,00 ±38,80
2
656,10± 17,70
576,00 ±12,40
1487,20± 41,5
1225,00 ±39,10
3
663,00± 14,77
596,80± 12,13

1484,15 ±17,40
1231,40 ±24,29
Rid
XP
700,50± 17,50
600,00± 20,00
1650,60 ±38,50
1400,00 ±31,10
1
740,30 ±17,00
607,80 ±19,00
1705,50± 48,10
1465,50± 41,10
2
938,10± 21,00
791,00± 20,10
1885,60 ±62,2
1470,30 ±49,10
3
915,50 ±19,21
895,21± 11,21
1861,50± 48,00
1479,00 ±31,62
Pgi
XP
816,00± 21,00
700,00 ±18,80
1700,00± 25,60
1450,00± 31,20
1

829,20± 23,00
697,80 ±18,40
1755,00 ±52,10
1510,00± 56,80
2
998,50± 21,00
753,00 ±20,21
1880,30± 52,30
1502,10± 55,10
3
975,40 ±15,45
727,70± 11,02
1887,00 ±28,44
1490,70± 25,23

Khối lượng cơ thể được ổn định, mặt khác đây là 3 giống gà trứng, do vậy mà sau thế hệ
xuất phát khối lượng cơ thể gà mái khá ổn định.
Tại 9 tuần tuổi gà trống HW đạt 616-663g/con, gà trống Rid (710,5-938g/con), gà trống
Pgi (816-998g/con).
Tại thời điểm 19 tuần tuổi gà trống HW đạt 1485-1487g/con, gà Rid (1861,5-1885g/con),
gà Pgi (1880-1887g/con). Gà mái HW (19 TT) đạt 1210-1231 g/con, Rid đạt 1465-1479 g/con,
gà mái Pgi (1450-1510g/con). Nhìn chung cả 3 giống gà tại thế hệ xuất phát và thế hệ 1 đều có
khối lượng cơ thể thấp hơn gốc. Nhưng song thế hệ 2 và 3 thì đạt 96,2-101,6% so nguyên gốc.
3.7. Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn
Bảng 9. Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn hậu bị (g/con)
Thế hệ
Gà HW
Gà Rid
Gà Pgi







Xuất
phát
6781
6001
7196
6564
6904
6584
1
6512
6035
6896
6456
6824
6474
2
6881
6190
8080
7480
8245
7629


3

6798
6230
8015
7400
8200
7540
TB
6743
6114
7546
6975
7543
7056

Qua bảng 9 có nhận xét gà HW có lượng tiêu thụ thức ăn thấp nhất cả ở gà trống, gà mái
(6743-6114 g/con), gà Rid và gà Pgi có lượng thức ăn tiêu thụ (0-19 tuần tuổi) qua 4 thế hệ gần
tương đương nhau (con trống 7546g thức ăn, con mái 6975-7056 g/con). So với Ai cập cùng thời
gian nuôi (0-19 tuần tuổi) thì con trống tiêu thụ (8270g/con), con mái (7790g/con) (Phùng Đức
Tiến và cs, 2004). Gà HA1, HA2 ở con trống (8340-8680 g/con), con mái (7200-7400 g/con)
(Phùng Đức Tiến và cs, 2008). Như vậy cả 3 giống gà hướng trứng này đều có lượng thức ăn tiêu
thụ (0-19 tuần tuổi) là thấp, vì đây là giống gà chuyên trứng.
3.8. Tuổi thành thục sinh dục
Bảng 10. Tuổi thành thục sinh dục (ngày)
Chỉ tiêu
Gà HW
Gà Rid
Gà Pgi
Tuổi đẻ trứng đầu
129
145

148
Tuổi đẻ đạt 5%
139
164
157
Tuổi đẻ đạt 30%
158
186
185
Tuổi đẻ đỉnh cao
196
257
255

Kết quả tại bảng 10 cho thấy qua theo dõi 4 thế hệ chọn lọc nhân thuần gà HW, Rid, Pgi
có tuổi đẻ trứng đầu trung bình 4 thế hệ gà HW sớm nhất (129 ngày tuổi) gà Rid và Pgi đạt
tương đương nhau (145-148 ngày tuổi). Tuổi đẻ đạt 5% ở gà HW sớm nhất (139 ngày ±6), muộn
nhất là gà Rid (164 ngày±3). Do vậy tuổi đẻ đạt đỉnh cao ở gà HW cũng đạt sớm (196ngày±4).
Gà Ai cập đẻ 5% (148,6 ngày) (Phùng Đức Tiến và cs, 2004), gà HA1 và HA2 có tuổi đẻ quả
trứng đầu (120-121 ngày tuổi), đẻ đạt 5% (131-134 ngày tuổi) và đẻ đỉnh cao (204-219 ngày)
(Phùng Đức Tiến và cs, 2008) so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì gà HW đạt kết quả
tương tự gà Rid và gà Pgi có tuổi thành thục muộn hơn.
3.9. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng
Kết quả theo dõi năng suất trứng đến 72 tuần tuổi khả năng đẻ trứng của 3 giống được cải
thiện và tăng nhanh qua từng thế hệ. Tại thế hệ thứ 2 gà HW đạt 259,44 trứng/mái/72 tuần tuổi
(92,65-91,03%). Gà Rid đạt 211,18 quả/mái đạt 91,81 % so gốc và 98,22-100% và đạt 98,8-
96,50% mục tiêu đề ra. TTTA/10 trứng của gà HW là 1,68-1,72 kg, gà Rid (2,15-2,31 kg), gà Pgi
(2,19-2,4 kg). Qua kết quả trên cho thấy việc chọn lọc giống cùng với sự thích ứng dần với môi
trường sống mới của gà và biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt đã phát huy được tiềm năng di
truyền của chúng.

Bảng 11. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng
Loại gà
Chỉ tiêu
ĐVT
Thế hệ


XP
I
II
III
HW
Số mái đầu kỳ
con
99
500
510
534
TLĐ bình quân
%
52,66
64,13
71,27
-
NS trứng/♀/38TT
quả
70,16
84,32
84,40
86,13

NS trứng/♀/72TT
quả
191,71
233,43
259,44
-
TTTA/10 trứng
kg
1,90
1,72
1,68
1,98
Rid
Số mái đầu kỳ
con
93
401
540
492
TLĐ bình quân
%
42,80
47,66
58,01
-
NS trứng/♀/38TT
quả
56,12
62,46
66,20

67,96
NS trứng/♀/72TT
quả
155,79
173,50
211,18
-
TTTA/10 trứng
kg
2,57
2,31
2,15
2,32
Pgi
Số mái đầu kỳ
con
73
312
538
516
TLĐ bình quân
%
40,01
49,92
57,00
-
NS trứng/♀/38TT
quả
50,67
62,69

66,39
67,12
NS trứng/♀/72TT
quả
140,34
174,72
207,48
-
TTTA/10 trứng
kg
2,94
2,40
2,19
2,34

3.10. Chất lượng trứng
Bảng 12. Kết quả khảo sát trứng tuần 38 (n=30)
Chỉ tiêu
ĐVT
Gà HW
Gà Rid
Gà Pgi
X
±mx
X
±mx
X
±mx
Khối lượng trứng
g

59,50± 0,4
57,70±0,8
57,50±0,7
Khối lượng lòng đỏ
g
15,91±0,17
15,47±0,14
15,68±0,15
Tỷ lệ lòng đỏ
%
26,74±0,41
26,81±0,23
27,26±0,15
Chỉ số hình dạng
-
1,34±0,03
1,30±0,01
1,31±0,02
Chỉ số lòng trắng
-
0,09±0,02
0,09±0,03
0,96±0,03
Chỉ số lòng đỏ
-
0,43±0,01
0,45±0,01
0,44±0,01
Độ chịu lực
kg/cm

2

3,57±0,10
3,60±0,004
3,58±0,005
Độ dày vỏ
mm
0,34±0,05
0,36±0,004
0,358±0,005
Đơn vị Haugh
Hu
89,5± 2,10
90,0±0,076
90,19±0,99
Màu vỏ trứng
-
Trắng
Nâu
Nâu

Khảo sát chất lượng trứng tại 38 tuần tuổi, kết quả trung bình 4 thế hệ được thể hiện tại
bảng 12. Các chỉ tiêu chất lượng trứng đều đạt tiêu chuẩn chung của trứng gà.
3.11. Kết quả về tỷ lệ phôi và ấp nở


Kiểm tra chất lượng trứng giống về tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của 3 giống gà qua 4 thế hệ nuôi
thích nghi với tổng số trứng được theo dõi là 45.740 quả. Kết quả thu được tại bảng 13.
Bảng 13. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở
Chỉ tiêu

ĐVT
Gà HW
Gà Rid
Gà Pgi
Tổng số trứng ấp
quả
20815
13023
11902
Số trứng có phôi
quả
19817
12246
11172
Tỷ lệ phôi
%
95,20
94,03
93,86
Số gà con loại 1
Con
17348
10662
9803
Tỷ lệ nở gà loại 1/trứng ấp
%
83,34
81,87
82,36


Qua theo dõi 4 thế hệ cả 3 giống gà đều có tỷ lệ phôi đạt cao và ổn định từ 93,86-95,20%.
Tỷ lệ nở gà con loại 1/trứng ấp đạt 81,87-83,34%.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Ba giống gà có đặc điểm ngoại hình đồng nhất ở gà trống và gà mái
+ Gà HW có màu lông trắng, chân cao, nhỏ, màu vàng, mào đơn to, tầm vóc cơ thể nhỏ.
Gà Rid lông nâu đỏ đậm, chân cao vừa phải, da chân vàng, mào đơn. Gà Pgi lông màu nâu nhạt
(màu cánh gián), mào nụ, chân, mỏ vàng.
+ Gà có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn gà con (0-9 tuần tuổi) đạt 97,21-
98,01%, giai đoạn (10-19 tuần tuổi) đạt 98,51-99,00%
+ Khối lượng cơ thể qua 4 thế hệ khá ổn định, lúc 9 tuần tuổi gà trống HW đạt 650-660g,
con mái đạt 570-600g. Lúc 19 tuần tuổi gà trống đạt 1480-1500g/con, gà mái đạt 1210-
1230g/con. Gà Rid tại 19 tuần tuổi, gà trống đạt 1860-1880g, gà mái đạt 1470-1480g. Gà Pgi
tương tự đạt 1755-1880g ở con trống và 1490-1510g ở con mái. Tiêu thụ thức ăn/con/giai đoạn
(0-19 tuần tuổi) ở gà trống HW là 6743g, gà mái là 6114g, gà Rid và gà Pgi con trống
7500g/con, con mái 7000g/con.
+ Quá trình nhân thuần chọn lọc đã nâng tỷ lệ đẻ của gà HW từ 52,66% thế hệ xuất phát
lên 71,27% ở thế hệ 2 tương ứng năng suất trứng từ 191,71 quả lên 259,44 quả/72 tuần tuổi. Do
vậy tiêu tốn thức ăn/10 trứng giảm từ 1,9kg xuống còn 1,68 kg. Gà Rid nâng được tỷ lệ đẻ từ
42,8% ở thế hệ xuất phát lên 58,01% ở thế hệ 2, tương ứng năng suất trứng tăng từ 155,79 quả
lên 211,18 quả/72 tuần tuổi, giảm tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 2,57 kg xuống 2,15 kg. Gà Pgi
tương tự cũng nâng được tỷ lệ đẻ lên 17% tương ứng 67,14 trứng/mái/72 tuần tuổi (thế hệ 2).
Tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 2,94 kg còn 2,19 kg. Khối lượng trứng tuần 38 đạt từ 57,5-59,5 g/quả, tỷ
lệ lòng đỏ đạt 26,74- 27,26%. 3 giống gà đều có tỷ lệ phôi đạt cao từ 93,86- 95,20%, tỷ lệ nở gà con
loại 1/ trứng ấp đạt 81,87- 83,34%.
4.2. Đề nghị


- Chọn lọc, nâng cao năng suất 3 giống gà HW, Rid, Pgi.
- Sử dụng nguồn gen gà HW, Rid, Pgi lai với một số giống gà khác tạo gà lai chuyên

trứng phục vụ sản xuất.
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Hữu Bằng (1995). Hệ máu, Sinh lý gia súc (Giáo trình Cao học Nông nghiệp), Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr.127-152.
2. Hoàng Văn Lộc và cộng sự (2007). Báo cáo kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản
xuất của gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc, Báo cáo kết quả nghiên cứu về gà Ác Việt Nam và gà Thái
Hòa Trung Quốc, tr.1-20.
3. Lê Thị Nga (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản suất của gà lai hai giống Kabir với
Jiangcun và ba giống Mía x (Kabir x Jiangcun), Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà nội,
tr.70-75.
4. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Thu Hiền,
Đào Thị Bích Loan, Trần Thu Hằng, Nguyễn Trọng Thiện (2008). Kết quả nghiên cứu chọn tạo hai dòng
gà hướng trứng HA1, HA2, Báo cáo Khoa học Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương,
tháng 7/2009, tr.19-25.
5. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền (2004). Kết quả nghiên cứu nhân thuần chọn lọc một số
tính trạng sản xuất của gà Ai cập qua 6 thế hệ , Tuyển tập Công trình nghiên cứu Khoa học Chăn nuôi gà,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr.129-138.
6. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Sợi, Lê Tiến Dũng
(2007). Chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng gà Ác, Thái Hòa, Báo cáo Khoa học Công nghệ năm
2007, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, tháng 7/2008, tr.27-33.

×