Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản và ứng dụng một số hormone hướng sinh dục nâng cao năng suất sinh sản trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.41 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢNVÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ HORMONE HƯỚNG
SINH DỤC NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA
NUÔI TẠI BA VÌ-HÀ NỘI
Trần Thị Loan, Đặng Thị Dương, Khuất Thị Thu Hà,
Nguyễn Yên Thịnh, Phùng Quang Trường.
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng Cỏ Ba Vì
TÓM TẮT
Khả năng sinh sản của một bò sữa giảm được thể hiện các chỉ tiêu sinh sản giảm,
giảm sản lượng sữa cũng như số bê con được sinh ra trong một đời bò cái giảm. Áp dụng một
số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò là điều cần thiết. Trong đó sử dụng
hormne hướng sinh dục là một trong những biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của đàn
bò, đặc biệt là đối với bệnh liên quan đến buồng trứng. Bò sau khi được can thiệp bằng
hormne, theo dõi động dục và phối giống cho bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, hiệu
quả thu được: tỷ lệ bò động dục từ 82,35 – 100% và tỷ lệ bò có chửa sau hai lần phối 66,67 –
85,71%. Nâng cao khả năng sin sản của đàn bò đồng nghĩa là nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi bò sữa.
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi bò sữa để đạt hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi hiệu quả sinh sản phải
cao. Khả năng sinh sản của đàn bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bên cạnh yếu tố con
giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phải nói đến yếu tố kỹ thuật như: theo dõi
động dục, phối giống đúng thời điểm hay là các biện pháp can thiệp các trường hợp chậm
sinh và bệnh viêm nhiễm đường sinh dục chưa tốt đã trực tiếp hay gián tiếp làm giảm khả
năng sinh sản của đàn bò sữa. Việc rút ngắn tuổi động dục lần đầu, rút ngắn khoảng cách
giữa các lứa đẻ, tăng số con được sinh ra đồng nghĩa với tăng sản lượng sữa trong một đời
con cái. Ngoài ý nghĩa kinh tế, tăng khả năng sinh sản cũng có nghĩa tăng nhanh số lượng
đàn giống.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá khả năng sinh sản
và ứng dụng một số Hormone hướng sinh dục nâng cao năng suất sinh sản trên đàn bò
lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội".
2. Vật liệu và phương pháp
2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài được thực hiện trên đàn bò lai hướng sữa (Holstein x Laisind) có 75% máu bò
sữa Hà Lan trở lên.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Sử dụng một số chế phẩm hormone hướng sinh dục: oestrogene, PGF2α
(Prostaglandine), GnRH (Gonadotropin Realesing Hormone), CIDR (Controlled Internal
Drug Realise).
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu tại các hộ chăn nuôi bò lai hướng sữa trên địa bàn huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội thông
qua các chỉ tiêu sinh sản: tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau
khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
- Ứng dụng một số chế phẩm hormone hướng sinh dục điều trị bệnh thiểu năng buồng
trứng, bệnh thể vàng tồn lưu và bệnh u nang nang trứng nhằm nâng cao năng suất sinh sản
của đàn bò lai hướng sữa.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản
Đánh giá các chỉ tiêu sinh sản bằng phương pháp ghi chép trực tiếp thông qua sổ sách
giống và điều tra trực tiếp tại các hộ chăn nuôi.
- Tuổi phối lần đầu: tuổi phối giống lần đầu được tính từ khi con vật sinh ra tới khi
được phối giống lần đầu (thời gian tính bằng tháng).
- Tuổi đẻ lứa đầu: tuổi đẻ lứa đầu được tính từ khi con vật sinh ra đến khi đẻ lứa đầu
tiên (thời gian tính bằng tháng).
- Thời gian động dục lại sau khi đẻ được tính từ khi con vật đẻ cho đến lần động dục
đầu tiên sau đó (thời gian tính bằng ngày).
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là khoảng thời gian từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo
(thời gian được tính bằng ngày hoặc tháng).
2.5.2. Phương pháp sử dụng một số chế phẩm hormone nâng cao khả năng sinh sản của

đàn bò sữa
- Phương pháp xác định bệnh ở buồng trứng, xác định bò có chửa bằng phương pháp
khám thông qua trực tràng.
- Phát hiện động dục bằng phương pháp theo dõi trực tiếp, phối giống cho những bò
động dục ở chu kỳ đầu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tiếp tục theo dõi động dục và
phối giống cho bò ở chu kỳ sau, tỷ lệ thụ thai được tính ở cả 2 chu kỳ.
- Phương pháp điều trị:
+ Bệnh thể vàng tồn lưu: thụt 50-100ml Iodine 0,5-1% và tiêm 25mg PGF2α, theo dõi
động dục và phối giống.
+ Bệnh thiểu năng buồng trứng và bệnh u nang nang trứng theo 2 phác đồ:
Phác đồ 1
:
0 7 9 10 ngày






Phác đồ 2
:
0 11 12 13 14 ngày






2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần

mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Cơ cấu đàn bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì đến tháng 5 năm 2011.
Ba vì là một vùng đất khá thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa, bò được nuôi tại các
nông hộ với qui mô từ 3-5 con trong điều kiện nuôi nhốt hoàn toàn. Đàn bò tập trung chủ yếu
là bò lai HF (Holstein Friesian) với tỷ lệ máu bò sữa là 75% trở lên, được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1. Cơ cấu đàn bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội đến tháng 5
năm 2011
TT

Địa bàn
Tổng
đàn

(con)

Tỷ lệ
(%)
Số
hộ
nuôi

(hộ)

Bò sinh sản Bò hậu bị
Tổng

sinh
sản
(con)


Tỷ lệ
(%)
Số b
ò
vắt
sữa

(con)

Tỷ lệ
(%)
Số

cạn
sữa
(con)

Tỷ lệ
(%)
Số
lượng

(con)

Tỷ lệ
(%)
I Tổng số 4.826

100 1.199


4.082

84,58

3.056

63,32

1.026

21,26

744 15,42

1 Tản Lĩnh

2.148

44,51

440 1.829

85,15

1.372

63,87

457 21,28


319 14,85

2 Vân Hòa

1.347

27,91

409 1.164

86,41

872 64,74

292 21,68

183 13,59

3 Yên Bài 976 20,22

243 840 86,07

630 64,55

210 21,52

136 13,93

Rút

CIDR


Đặt CIDR
Tiêm
PGF


Tiêm 5mg
oestradiol
benzoat


Theo dõi
động dục và
phối giống
Tiêm GnRH
Tiêm PGF


Theo dõi
động dục và
phối giống
4
Các địa
bàn còn
lại của
huyện
355 7,36 107 249 70,14


182 51,27

67 18,87

106 29,86


Qua bảng 1 cho thấy đàn bò sữa của huyện tập trung chủ yếu ở 3 xã Tản Lĩnh, Vân
Hòa và Yên Bài. Trong đó nhiều nhất là ở xã Tản Lĩnh 2.148 con, chiếm tỷ lệ là 44,51%, tiếp
theo là ở xã Vân Hoà và Yên Bài. Đàn bò sinh sản/đàn bò hậu bị của toàn huyện là 4.082/744
chiếm 84,58%/15,42%.
3.2. Kết quả điều tra về khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì, Hà
Nội
Khả năng sinh sản của quần thể bò trước hết phụ thuộc vào yếu tố di truyền (giống),
thứ đến là yếu tố môi trường như chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, chế độ chính sách, khí hậu
thời tiết và yếu tố kỹ thuật như: theo dõi động dục, phối giống đúng thời điểm , khả năng
sinh sản của chúng được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa
đầu, thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ,
3.2.1. Tuổi phối giống lần đầu
Mức độ dinh dưỡng thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Sự còi
cọc thường đi kèm với sự chậm thành thục tính dục. Khối lượng cơ thể của trâu bò lớn, vì thế
phải đạt được một số tích lũy nhất định về khối lượng mới xảy ra động dục lần đầu Nguyễn
Trọng Tiến (1991). Qua điều tra về tuổi phối giống lần đầu kết quả được trình bầy ở bảng 2.
Kết quả cho thấy, trung bình tuổi phối giống lần đầu ở 2 nhóm bò không có sự sai khác rõ
rệt, ở nhóm F
2
là 24,06 ± 0,94 tháng và ở nhóm F
3
là 24,48 ± 1,04 tháng, khi điều tra trên
104 bò cái. Tuổi phối giống lần đầu của đàn bò lai đã được rút ngắn hơn so với kết quả

nghiên cứu của các tác giả những năm trước đây Tăng Xuân Lưu (1999), Khuất Văn Dũng
(2005). Nhưng vẫn còn cao hơn so với nhóm bò lai được nuôi dưỡng trong điều kiện dinh
dưỡng tốt Nguyễn Kim Ninh (1994).
Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò sữa ở huyện Ba Vì, Hà Nội


Nhóm bò


Các chỉ tiêu sinh sản
F2 F3
n
(con)

X ± m
x

Min-max

n
(con)


X ± m
x

Min-max
Tuổi phối giống lần đầu
(tháng)
86 24,06±0,94 13,2-36,4


104 24,48±1,04 13,4-37,7
Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)

103 33,61±0,98 23,8-45 123 33,93±1,11
23,96-46,2


Thời gian động dục lại
sau khi đẻ (ngày)
102 102,13±4,46

32-296 111 118,11±4,52

33-304

Khoảng cách giữa hai
lứa đẻ (ngày)
96 432,2 ±7,16

309-582

108 441,01±7,86

307-592


3.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc ngoài yếu tố giống còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng Lê Viết Ly và cộng sự (1997). Tuổi phối giống lần đầu cao kéo theo

tuổi đẻ lứa đầu cao, kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy tuổi đẻ lứa
đầu ở nhóm F
2
là 33,61± 0,98 tháng, ở nhóm F
3
là 33,93 ± 1,11 tháng. So với những nghiên
cứu của các tác giả những năm trước đây thì tuổi đẻ lứa đầu đã được rút ngắn Tăng Xuân
Lưu (1999), Trịnh Quang Phong (1996). Nhưng so với đàn bò lai hướng sữa nuôi tại thành
phố Hồ Chí Minh trong điều kiện nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào thì vẫn
còn cao hơn Nguyễn Quốc Đạt và cs (1998).
3.2.3. Thời gian động dục lại sau khi đẻ
Thời gian xuất hiện động dục lại sau khi đẻ là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới
khoảng cách giữa hai lứa đẻ và năng suất sinh sản của đàn bò. Sau khi đẻ thì tử cung cần
phải được hồi phục cả về mặt thực thể và sinh lý, buồng trứng phải trở lại hoạt động chu kỳ
bình thường thì bò cái mới có thể tiếp tục mang thai. Các quá trình xảy ra trong giai đoạn sau
khi đẻ chịu sự chi phối của một loạt yếu tố, chủ yếu là quá trình tiết sữa và điều kiện dinh
dưỡng, ngoài ra còn ảnh hưởng của giống, tuổi, mùa vụ và ảnh hưởng từ con đực Nguyễn
Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004).
Khi điều tra chúng tôi thấy, thời gian động dục lại sau khi đẻ có chiều hướng tăng lên
từ lứa đẻ 2 trở đi ở cả 2 nhóm bò lai và kết quả được thể hiện ở bảng 2. Ở nhóm bò lai F
2
thời
gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 102,13 ± 4,46 ngày và nhóm bò nhóm F
3
thời gian
động dục lại muộn hơn là 15,98 ngày. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Minh Hoàn và cộng sự (1994); Tăng Xuân Lưu (1999).
3.2.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản, ở bò 1 năm 1 lứa là
khoảng cách lý tưởng, khoảng cách lứa đẻ dài ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản

phẩm, tới tổng sản lượng sữa và số bê con được sinh ra trong 1 đời bò mẹ. Khoảng cách lứa
đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm sinh vật của giống, thời gian động
dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống, vắt sữa và cạn sữa,… Khoảng cách lứa đẻ ở 2 nhóm
bò F
2
, F
3
nuôi tại Ba Vì là 432,21 ngày và F
3
441,01 ngày.
3.3. Sử dụng một số chế phẩm hormone nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa
Dựa trên kết quả điều tra thực tế về năng suất sinh sản của đàn bò lai hướng sữa nuôi
tại Ba Vì còn thấp, biểu hiện: tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu còn cao; khoảng
cách hai lứa đẻ và thời gian động dục lại sau khi đẻ còn kéo dài đã hạn chế sức sinh sản và
khả năng sản suất sữa, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kinh tế trong ngành chăn
nuôi bò sữa. Để góp phần nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cái lai hướng sữa tại Ba Vì
chúng tôi đã tiến hành sử dụng một số chế phẩm hormone điều trị bệnh liên quan đến buồng
trứng ở đàn bò sữa.
3.3.1. Kết quả sử dụng prostaglandine trên bò chậm động dục do thể vàng tồn lưu
Trong chu kỳ sinh dục bình thường, thể vàng tồn tại từ ngày thứ 5 -17 của chu kỳ, nếu
bò được phối giống có chửa thì thể vàng tồn tại đến gần thời kỳ đẻ thì thoái hoá; nếu bò
không có chửa thể vàng sẽ thoái hoá đi để hình thành một chu kỳ mới nhờ vào
Prostaglandine tiết ra từ nội mạc tử cung. Nếu vì một lý do nào đó, lượng hormone này
không được tiết đủ để phân giải thể vàng thì thể vàng trên buồng trứng của bò vẫn được tồn
tại và liên tục tiết progesterone, gây ức chế tuyến yên tiết FSH và LH, làm cho bao noãn
không phát triển, trứng không chín, vì vậy không thể thiết lập được chu kỳ động dục mới nên
bò cái không động dục được.
Bảng 3. Kết quả điều trị bệnh thể vàng tồn lưu
Giống
Số

con
điều
trị
Bò động dục Bò phối chửa
Số bò
động dục
(con)
Tỷ lệ bò
động dục
(%)
Thời gian động dục
Số bò có
chửa
(con)
Tỷ lệ
bò có
chửa
(%)

X ± m
x

Min-max

F2 7 6 85,71 65,33 ± 7,35

46 - 96 4 66,67
F3 18 16 88,89 64,75 ± 4,17

45 - 98 11 68,75

Trung bình

25 22 88,00 64,9 ± 3,54 45 - 98 15 68,18

Iodine 0,5-1% thụt vào tử cung của bò trong các trường hợp chu kỳ động dục bình
thường và trong trường hợp thể vàng tồn lưu có thể rút ngắn khoảng cách chu kỳ động dục
lại Nakahara và cộng sự (1967). Để làm thoái hoá thể vàng tồn lưu, thụt Iodine 0,5-1% vào
tử cung kết hợp tiêm prostaglandine tự nhiên cho 25 bò cái kết quả thu được ở bảng 3, trong
25 bò được tiến hành điều trị đã có 22 con động dục đạt 88,0 %, ở nhóm F
2
là 85,71% và ở
nhóm F
3
là 88,89%, thời gian động dục tập trung vào 64,9 ± 3,54 giờ. Tỷ lệ phối giống có
chửa của 2 nhóm bò không có sự sai khác nhiều, ở nhóm F
2
là 66,67% và 68,75% ở nhóm F
3
.
Kết quả này phù hợp với Khuất Văn Dũng (2005), cao hơn trên đàn trâu nuôi ở các tỉnh phía
bắc Nguyễn Văn Thanh (1999).
3.3.2. Kết quả sử dụng dụng cụ đặt âm đạo CIDR (Controlled Internal Drug Release) và
tiêm GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) với bò bị thiểu năng buồng trứng
Bệnh thiểu năng và teo buồng trứng là do kế phát của viêm tử cung, viêm ống dẫn
trứng, nuôi dưỡng chăm sóc kém, bị khai thác và làm việc quá sức. Tuyến giáp cũng vai trò
khá quan trọng, một số nghiên cứu cho thấy khi tuyến giáp bị xơ cứng do mô liên kết tăng
sinh, thay thế các mô tuyến do vậy hàm lượng các hormone tuyến giáp và I
2
(Iode) không
liên kết, T3 (Triiodthyronin) trong huyết thanh của những con bò này rất thấp so với mức

bình thường Salem và Cs (1979); Schmidt và Cs (1963).
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thiểu năng và teo buồng trứng là chu kỳ sinh dục của
gia súc bị rối loạn: động dục không rõ, chu kỳ sinh dục kéo dài, động dục nhưng không
phóng noãn. Khi kiểm tra trực tràng thì vị trí, hình dáng và tính đàn hồi của buồng trứng
không thay đổi, nhưng không có noãn bào phát triển và thể vàng, có trường hợp trên một
buồng trứng có vết tích của thể vàng. Nếu buồng trứng bị teo thì thể tích buồng trứng nhỏ lại
Settergreen (1986). Đối với bò cái sinh sản có thể trạng không quá gầy, sau khi đẻ chậm
động dục và bò cái tơ đã đến tuổi sinh sản mà chưa động dục, khi khám buồng trứng thông
qua trực tràng thấy buồng trứng kích thước nhỏ và nhẵn (đối với bò tơ) còn đối với bò sinh
sản trứng có kích thước gần như là bình thường với các nang trứng nhỏ. Chúng tôi chia làm 2
lô, 1 lô sử dụng dụng cụ đặt âm đạo CIDR và 1 lô sử dụng GnRH, kết quả thu được ở
bảng 4.
Bảng 4. Kết quả điều trị bệnh chậm động dục
TT

Phác đồ điều
trị
Số con
điều trị

Số bò
động
dục
(con)

Tỷ lệ

động
dục
(%)

Thời gian động dục
Số bò

chửa
(con)

Tỷ lệ
bò có
chửa
(%)

X ± m
x

Min-max

1 GnRH, PGF

17 14 82,35 70,31±4,71

48-98 12 85,71
2
CIDR, PGF

,
Oestrogene
19 18 94,74 66,67±3,78

48-102 12 66,67


Trong lô 1, 17 bò cái tiêm GnRH có 14 bò động dục chiếm tỷ lệ là 82,35% và thời
gian động dục sau khi tiêm mũi tiêm cuối cùng là 70,31 ± 4,71 giờ, tỷ lệ bò có chửa sau 2 lần
phối là 85,71%. Trong khi đó lô 2 sử dụng CIDR đặt cho 19 bò, có tỷ lệ bò động dục cao hơn
là 12,39% (94,74/82,35), thời gian bò động dục sau khi rút vòng đến sớm hơn là 66,67 ± 3,78
giờ nhưng tỷ lệ thụ thai sau hai lần phối lại thấp hơn 66,67%. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Hoàng Kim Giao và cs (1997).
3.3.3. Kết quả sử dụng dụng cụ đặt âm đạo CIDR (Controlled Internal Drug Release) và
tiêm GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) với bò bị u nang nang trứng
Trong quá trình hình thành, phát triển của noãn bào, các tế bào thượng bì của noãn
bào dần bị thoái hoá và biến đổi, các tổ chức liên kết của noãn bào tăng sinh, màng noãn dày
lên, noãn bào không vỡ ra được, tế bào trứng bị chết, dịch noãn bào chứa đầy trong bao noãn.
Nguyên nhân là do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc kém, chế độ khai thác không phù hợp
Youssef (1997) hay là kết quả của sự rối loạn cơ nang thần kinh và hormone trong cơ thể,
đặc biệt là những sai lệch về chế tiết Gonadotropin khi chức năng sinh lý của tuyến yên bị rối
loạn dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động chu kỳ sinh dục. Noãn bào phát triển chưa thành
thục hoàn toàn, không phóng noãn, không teo lại, tồn tại lâu ngày dưới dạng u nang. Ngoài
ra bệnh còn có thể bị kế phát từ sát nhau, sảy thai, viêm ống dẫn trứng, do động dục nhiều
lần mà không phối được giống hay trong quá trình hình thành và phát triển của noãn bào, gia
súc gặp phải điều kiện khí hậu, nhiệt độ của môi trường thay đổi quá đột ngột Deas D. W. et
al (1979); Gordon. I (1988).
Khi gia súc bị u nang nang trứng, hoạt động sinh dục có độ hưng phấn rất cao, không
theo một quy luật nhất định, con vật có biểu hiện trạng thái động dục mạnh và liên tục hay
còn gọi là chứng cuồng dục, khám qua trực tràng có thể phát hiện trên một hoặc hai buồng
trứng có một hay nhiều u nang, kích cỡ to nhỏ khác nhau từ 2 – 8 mm, có thể có từ 1 – 5 cái.
Những u nang này nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Thành u nang mỏng, khi xoa nhẹ có cảm
giác mềm, bên trong tích đầy dịch. Những trường hợp trên một buồng trứng có nhiều u nang
nhỏ thì bề mặt buồng trứng trở nên sần sùi Bierschwal và Cs (1980).
Bảng 5. Kết quả điều trị bệnh u nang nang trứng
TT


Phác đồ điều
trị
Số
con
điều
trị
Số bò
động
dục
(con)
Tỷ lệ

động
dục
(%)
Thời gian động dục
Số bò

chửa
(con)

Tỷ lệ
bò có
chửa
(%)

X ± m
x

Min-max


1 GnRH, PGF

5 5 100 66 ± 6,49 49 - 84 4 80,00
2
CIDR, PGF

,
Oestrogene
6 5 83,33

66,4 ± 6,39 49 - 85 4 80,00

Qua theo dõi và khám trực tiếp chúng tôi xác định được 11 trường hợp bò bị u nang
nang trứng và dùng 2 phác đồ điều trị, kết quả được thể hiện ở bảng 5. Trong 11 bò điều trị
có 5 bò sử dụng phác đồ dùng GnRH có 100% bò động dục và 4 bò có chửa với 2 lần phối,
thời gian bò động dục trung bình là 66 ± 6.49 giờ. Trong khi đó 6 bò còn lại sử dụng phác đồ
2 chỉ có 5 bò động dục chiếm 83,88%, số bò này thời gian động dục cũng không sự sai khác
rõ rệt với nhóm bò dùng phác đồ 1 và tỷ lệ bò có chửa là 80%. Kết quả này phù hợp với
Tăng Xuân Lưu và Phan Văn Kiểm (2003).
4. Kết luận
Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò
Dựa trên kết quả điều tra, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: tuổi phối giống lần,
tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai không có sự sai khác giữa các nhóm bò, nhưng vẫn còn cao,
tương ứng ở nhóm F
2
: 24,06 và 33.61 tháng, nhóm F
3
: 24,48 và 33,93 tháng. Thời gian động
dục lại sau khi đẻ và khoảng cách lứa đẻ còn kéo dài, ở nhóm F

2
: 102,13 và 432,21 ngày,
nhóm F
3
: 118,11 và 441,01 ngày.
Sử dụng một số chế phẩm hormone nâng cao khả năng sinh sản
Khi sử dụng một số chế phẩm hormone điều trị một số bệnh liên quan đến buồng
trứng của bò, kết quả thu được khá cao:
Bệnh thể vàng tồn lưu đã có 88% bò động dục và đạt tỷ lệ thụ thai là 68,18%.
Bệnh thiểu năng buồng trứng sử dụng phác đồ tiêm GnRH hiệu quả hơn dụng cụ
CIDR đặt âm đạo, tỷ lệ động dục và chửa sau 2 lần phối tương ứng là 82,35/94,74% và
85,71/66,67%.
Bệnh u nang nang trứng sử dụng phác đồ tiêm GnRH hiệu quả hơn dụng cụ CIDR đặt
âm đạo, tỷ lệ động dục tương ứng là 83,33 % và 100 %, tỷ lệ thụ thai 80 % ở cả hai phác đồ.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình (1998). Khả năng sản
xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Laisind) trong điều kiện chăn nuôi trang
trại ở thành phố Hồ Chi Minh (1980). Báo cáo khoa học-Viện Chăn nuôi 1998. Tr.16-18.
2. Khuất Văn Dũng (2005). “Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản,
ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản
trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì,
Hà Tây”. Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò.
NXB nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Hoàn và cs (1997). Một số đặc điểm sinh sản của nhóm bò lai hướng sữa
nuôi tại hợp tác xã Thanh Lộc Đàn – Thành phố Đà Nẵng.
5. Tăng Xuân Lưu (1999). Đánh giá một số đặc điểm sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại
Ba Vì - Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng, Luận văn thạc sỹ
Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
6. Tăng Xuân Lưu, Phan Văn Kiểm, Trần Thị Loan, Ngô Đình Tân (2003). Ứng dụng kết

quả định lượng progesterone kết hợp chẩn đoán lâm sàng để điều trị pha thể vàng kéo dài,
động dục không rõ ở bò sữa, viện Chăn nuôi.
7. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Võ Văn Sự, Trịnh Quang Phong (1992). Phân
tích hiện trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ở các quy mô hộ gia đình tại công ty
sữa Thảo Nguyên. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996 – 1997.
8. Nguyễn Kim Ninh (1994). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò
lai F
1
Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp,
viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
9. Trịnh Quang Phong (1996). Ngiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng
chậm sinh ở bò cái Hà - ấn và bò cái lai Sind góp phần nâng cao tỷ lệ đẻ cho đàn bò -
Luận án thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Thanh (1999). “Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục cái thường
gặp ở đàn trâu các tỉnh phía bắc Việt Nạm”, Luận án TS NN,
11. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Văn Ban (1991). Giáo trình
chăn nuôi bò, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng cho học
viên ngành chăn nuôi), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Bierschwal B. J., R.G. Elmore, E. M. Brown, Youngquist (USA) (1980). Pathology of the
ovary and ovary Disorders and the influence of ovarian abnormalities on the
endometrium including theapentical aspesct cow. In 9
th
International Congress on Animal
Reproduction and Artificial Insemination – Spain – Madrid Publication.
14. Deas D. W., D. R. Melrose, H. C. B. reed, M. Vandeplassche and K. H. Pidduc (1979).
Fertility anf in Domestic Animal. 3th edit Bailliere Tindall – London.
15. Gordon. I (1983). Cotrol breeding in farm animal. Induction of twin births. Perganon
Press Great Britian. P 123 – 145.
16. Nakahara, T., Domeki, K., Inui, S. & Yamauchi, M. (1967). Effects of intrauterine

infusion of iodine solution on the estrous cycle of the cow. Jap. J. Anim. Reprod. 13,57.
17. Salem. J. A and F. A. Soliman (1979). Intranmuscular injection orion dextran in Egyptian
buffaloes and its effect on milk production and some hematological properties. Assuit
Vet. Med. J. 313 – 323.
18. Schmidt. K., E. L. Sawaf and H. Gharib (1963). Some studies on diagnosis in herd
problems with regard to pregnancy and infertility in buffaloes. Egypt. Vet. Med. J. 9: 113
– 156.
19. Settergreen. I (1986). Cause of infertility in femal reproduction system. Technical
Management A. I. Programmes. Sweish University of Agricutural Sciences. Uppsala
Sweden.


×