Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tìm hiểu về con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.94 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tìm hiểu về con đường chi viện của miền Bắc cho
miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
GVHD: NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
Mã lớp học phần: 2262HCMI0131
Nhóm: 01

Hà Nội, tháng 11, 2021
1


MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
1.1. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:...................................4
1.2. Chủ trương hình thành con đường chi viện của Đảng:........................................5
CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG CHI VIỆN CỦA MIỀN BẮC CHO MIỀN NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC:....................................8
2.1. Đường bộ..................................................................................................................8
2.1.1. Q trình hình thành và hồn thiện:................................................................8
2.1.2. Hoạt động...........................................................................................................9
2.2. Đường biển.............................................................................................................11
2.2.1. Q trình hình thành và hồn thiện...............................................................11
2.2.2. Hoạt động.........................................................................................................13
2.3 Đường xăng dầu......................................................................................................14
2.3.1 Quá trình hình thành và hồn thiện................................................................14
2.3.2 Hoạt động..........................................................................................................15


2.4. Đường hàng khơng................................................................................................16
2.4.1. Q trình hình thành và hồn thiện...............................................................16
2.4.2. Hoạt động:........................................................................................................16
2.5.Đường chuyển ngân................................................................................................17
2.5.1. Q trình hình thành và hồn thiện:..............................................................17
2.5.2. Hoạt động.........................................................................................................18
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA CÁC CON ĐƯỜNG CHI VIỆN ĐỐI VỚI CUỘC
KHÁNG CHIẾN:.............................................................................................................20
3.1. Con đường thứ nhất: Đường Hồ Chí Minh trên bộ - đường Trường Sơn:......20
3.2. Con đường thứ hai: Đường xăng dầu:.................................................................21
3.3. Con đường thứ ba: Đường mịn Hồ Chí Minh trên biển:..................................22
3.4. Con đường thứ tư: Đường hàng không:..............................................................22
3.5. Con đường thứ năm: Đường chuyển ngân:.........................................................23
KẾT LUẬN.......................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..............................................................................................25

2


MỞ ĐẦU
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một chiến công vĩ đại nhất
của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Năm tháng trôi qua càng làm nổi bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của nó.
Thắng lợi đó do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết và quan trọng hàng đầu là thắng lợi
của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng
ta, trong đó đặc biệt là việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương lớn
miền Bắc được coi là một bộ phận chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân – nhân
tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Và trong suốt  cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, công tác
chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam giữ vai trị

hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Dân tộc ta đã lập ra kỳ tích trong lịch sử, đó là con đường chi viện
của miền Bắc cho miền Nam. Đây là một kỳ tích có ý nghĩa chiến lược của qn và dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng, là biểu hiện của ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Những đóng góp hiệu quả của
con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, vượt lên những tính tốn
thơng thường về chiến tranh của chính quyền Mỹ - Ngụy, để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý giá cho hơm nay và mai sau. Với lịng biết ơn và sự  tri ân sâu sắc đối với
những hy sinh, đóng góp của các thế hệ cha ơng, nhóm 1 xin chọn nghiên cứu đề tài “Con
đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
1954 - 1975” làm đề tài thảo luận nhằm hiểu rõ hơn vai trị to lớn mang tính lịch sử ấy và
xác định tầm quan trọng của chiến lược này. Qua nghiên cứu đề tài sẽ có được thêm
những bài học quý giá và thêm lòng tự hào dân tộc, yêu Tổ quốc và hết mình nỗ lực trong
thời đại hiện nay để góp phần nhỏ bé trong công cuộc phát triển đất nước giàu đẹp, văn
minh.

3


CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU
NƯỚC VÀ CHỦ TRƯƠNG HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG CHI VIỆN CỦA ĐẢNG:
1.1. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
Sau nhiều năm trường kỳ kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, quân và dân ta đã giành những thắng lợi lớn lao trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, buộc Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ (7/1954) về vấn đề lập lại
hịa bình ở Đơng Dương. Tuy nhiên, với hiệp định này, mục tiêu thống nhất, độc lập vẫn
chưa được thực hiện trên phạm vi cả nước. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền
Bắc, Nam có chế độ chính trị, xã hội khác nhau: Trong khi miền Bắc hồn tồn giải
phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì miền Nam do chính quyền đối

phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu ở miền Bắc sau khi được giải
phóng là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi
và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường
và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế... để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau
chín năm chiến tranh, làm căn cứ địa hậu phương vững chắc cho cả nước. 
Hội nghị lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa II) đã nhận định Mỹ và tay sai đã hất cẳng Pháp ở miền Nam, công khai lập
nhà nước riêng chống phá Hiệp định Giơnevơ, đàn áp phong trào cách mạng. Muốn
chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập
và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh
cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Ở miền Nam, từ năm 1954, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp thống trị miền
Nam Việt Nam, âm mưu xâm lược và biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới, xây dựng
miền Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa;
chia cắt lâu dài và biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở
Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống vùng này. 
Tình hình miền Nam càng trở nên căng thẳng hơn bởi hành động phá hoại Hiệp định
Giơnevơ, cự tuyệt hiệp thương của Mỹ-Diệm. Để thực hiện những âm mưu đó, Mỹ đã sử
dụng nhiều thủ đoạn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, nhất là nhanh chóng thiết lập
bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hịa do Ngơ Đình Diệm làm tổng thống; xây
dựng lực lượng quân đội (ngụy quân) gần nửa  triệu người cùng hàng vạn cảnh sát, công
4


an, mật vụ trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Bộ máy chính quyền,
lực lượng quân đội, cảnh sát đã trở thành công cụ đắc lực nhằm thi hành chính sách thực
dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Địch vừa dụ dỗ, lừa bịp, vừa đàn áp, khủng bố
với nhiều thủ đoạn thâm độc, dã man, ráo riết thi hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, lập
“khu trù mật”, “khu dinh điền” nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu

nước kháng chiến cũ, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định
Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân. Địch khủng bố những người yêu nước và cách mạng
bằng cả súng đạn và máy chém. Cách mạng miền Nam đứng trước thử thách mới phải
trực tiếp đương đầu với Mỹ, một đế quốc có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh, trở thành kẻ
thù chính, kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta và nhân dân Đơng Dương.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời ra nghị quyết chuyển hướng cho cách mạng
miền Nam – Nghị quyết 15. Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương 15 (mở rộng) đã ra nghị
quyết về tình hình cách mạng miền Nam với tinh thần cơ bản là tiếp tục cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị và vũ
trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền về tay nhân dân... Nghị quyết 15 đã vạch rõ phương hướng tiến lên cho cách
mạng miền Nam, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra ngày càng rộng lớn. Đây
chính là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tình hình ở miền Nam.
1.2. Chủ trương hình thành con đường chi viện của Đảng:
Từ sau khi có Nghị quyết 15 của ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959), phong
trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam có bước phát triển mới. Đấu tranh vũ trang
ngày càng lan rộng. Yêu cầu về cán bộ và vũ khí ngày càng lớn. Thực hiện Nghị quyết 15
của Đảng và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Bắc đã mở đường chi viện cách
mạng miền Nam. Đường vận tải trên bộ mang tên đường 559 (theo dãy Trường Sơn), trên
biển mang tên đường 759. Đường vận tải Hồ Chí Minh trên bộ hình thành từ ngày
19/5/1959; đường Hồ Chí Minh trên biển từ ngày 23/10/1961, kéo dài hàng ngàn kilômét
từ Bắc vào Nam cả trên bộ và trên biển. Các tỉnh miền Bắc đã chủ động kết nghĩa với các
tỉnh miền Nam để phối hợp đấu tranh cách mạng vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc.
Bên cạnh đó, nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn
mới là sự kế thừa và phát triển sáng tạo đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt
Nam đã được Đảng đề ra tại Đại hội lần thứ III (1960), gồm các nội dung lớn là:
5



Quyết tâm chiến lược: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân
viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến
tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ
động trên chiến trường; cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến  hành ở miền Nam
vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”, Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam
chí Bắc.
Mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hịa bình thống nhất
nước nhà.
Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng
mạnh; cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở
những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian
tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết
tiến công và liên tục tiến cơng. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự
với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp cơng (qn sự, chính trị và binh
vận), đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn này, đấu tranh quân sự có tác
dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục
xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phịng trong điều kiện có chiến tranh,
tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo
vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để
chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phịng
để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả
nước.
Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống
Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Phải

nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam. Bảo vệ
miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thành quả chung rất
to lớn của nhân dân cả nước ta, là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống
6


Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng
cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt, nhất là về kinh tế và quốc phòng, nhằm đảm bảo
chi viện đắc lực cho miền Nam, đồng thời, vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm
phát huy vai trò đắc lực của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Hai nhiệm vụ trên đây
không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, thì bất
kỳ chúng đặt chân ở đâu trên đất nước Việt Nam, mọi người Việt Nam đều có nghĩa vụ
tiêu diệt chúng. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”.
Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 và lần thứ 12 năm 1965 với nội dung như trên thể
hiện tư tưởng nắm vững, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp
tục tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng của Đảng và quyết tâm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta.
Nêu rõ nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải: "Kịp thời chuyển hướng tư
tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phịng
cho phù hợp với tình hình mới". Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời
xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ mới trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh:  Một là, kịp thời chuyển
hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng
cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh ra
sức tăng cường cơng tác phịng thủ, trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch
địch ném bom, bắn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không quân và hải quân;  Ba là, ra sức
chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền
Nam, hạn chế dịch chuyển "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam thành "chiến tranh cục bộ"
và ngăn chặn địch mở rộng "chiến tranh cục bộ" ra miền Bắc ; Bốn là, phải kịp thời

chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới, đẩy mạnh công tác đấu
tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của
đế quốc Mỹ đối với cách mạng miền Nam và miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

7


8


CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG CHI VIỆN CỦA MIỀN BẮC CHO MIỀN NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC:
2.1. Đường bộ:
2.1.1. Q trình hình thành và hồn thiện:
Bước sang năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển quan
trọng, nhiều căn cứ hình thành ở vùng rừng núi đã tạo nên thế đứng mới của lực lượng
cách mạng miền Nam. Lúc này, yêu cầu về vũ khí, đạn dược của cách mạng miền Nam
đang trở nên hết sức cấp thiết. Đồng thời, để vai trò, tác dụng và sức mạnh của hậu
phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ ở miền Nam, rất cần một hệ thống giao thơng
thơng suốt. Trước u cầu và tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định
xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam.
Tháng 1/1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và khẳng định con
đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là con đường sử dụng bạo lực cách
mạng để giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thực
hiện những nhiệm vụ trên đây, chiến trường miền Nam rất cần sự chi viện về lực lượng,
vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng... với số lượng lớn. Chi viện sức
người, sức của kịp thời trở thành yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của
cách mạng miền Nam và điều đó địi hỏi phải gấp rút mở những tuyến đường huyết mạch
nối liền hậu phương với tiền tuyến. Tuyến đường ấy phải đủ sức đảm nhận, hoàn thành
nhiệm vụ vận tải chiến lược, đáp ứng yêu cầu, tình hình phát triển của chiến trường và

thậm chí phải vượt trước một bước.
Trước tình hình đó, giữa năm 1959, Bộ chính trị đã ra chỉ thị “Tổ chức một con
đường giao thông quân sự đặc biệt mở đường đưa cán bộ, tiếp tế vũ khí và những mặt
hàng cần thiết vào miền Nam, đây là việc làm lớn, có tính chiến lược, liên quan trực tiếp
đến sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”. Sau một thời gian nghiên cứu
và gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân uỷ triệu tập Ban cán sự,
chính thức giao nhiệm vụ cho Đồn mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường
miền Nam, vận chuyển gấp một số hàng quân sự theo yêu cầu của Liên khu 5, tổ chức
đảm bảo cho 500 cán bộ hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng
chủ lực. Với chiến lược bí mật, chủ động tiến cơng, Bộ Chính trị Tổng Qn uỷ u cầu
Đồn tuyệt đối giữ bí mật, khơng để đối phương biết được sự chi viện của miền Bắc đối
với miền Nam, dù chỉ là một hoạt động nhỏ lẻ, đây là vấn đề có tính ngun tắc. Ra đời
tháng 5 năm 1959, Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559.
9


Mạng lưới giao thông quân sự này chạy dọc dãy Trường Sơn, từ miền Bắc qua miền
Trung, hạ Lào và Campuchia để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội
nhân dân Việt Nam. Vào những năm đầu việc vận chuyển hàng chi viện được thực hiện
bằng hình thức đi bộ, gùi thì đơn giản. Tuy giữ bí mật nhưng việc vận chuyển bằng
phương pháp thô sơ này không đạt hiệu quả do quãng đường vận chuyển dài tới 2000km.
Sau 2 năm như vậy, chúng ta đã chuyển sang vận chuyển cơ giới. Hệ thống đường cơ giới
dần được hình thành, ẩn khuất giữa núi rừng Trường Sơn rộng lớn, điều này đã tạo điều
kiện cho các đoàn xe quân sự vận chuyển lượng lớn quân lính, lương thực cùng vũ khí từ
Bắc vào Nam. Cũng từ đây, Mỹ triển khai một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn bằng được
mọi nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào miền Nam, đánh phá hệ thống đường Trường Sơn với
những loại vũ khí hiện đại và mật độ ngày càng cao, đường Trường Sơn trở thành tuyến
lửa - nơi diễn ra các cuộc chiến đấu ác liệt và cam go. Được tăng cường về lực lượng và
phương tiện, bộ đội Trường Sơn nhanh chóng tổ chức lại đội hình, bố trí lại thế trận, điều
chỉnh giới tuyến chiến đấu, hiệp đồng giữa các quân binh chủng. Vì vậy, mặc dù đánh phá

ác liệt nhưng tuyến vận tải chiến lược vẫn không ngừng được xây dựng và mở rộng, vươn
sâu, vươn xa vào các chiến trường, tất cả đều hướng về miền Nam ruột thịt. 
2.1.2. Hoạt động:
Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam với chính phủ Ngơ Đình Diệm, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã giao
nhiệm vụ cho Đoàn 559 mới được thành lập tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ thống
đường Trường Sơn với lực lượng 01 tiểu đoàn giao liên (D301) với 440 người. Đoàn có
nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân, với phương châm “đi khơng dấu,
nấu khơng khói, nói khơng tiếng để đảm bảo bí mật tối đa. Sau đó, Đồn 559 chuyển các
tuyến giao thơng của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn, một năm sau Đoàn 559 đã
đạt được quân số lên đến 6.000 người với 02 trung đoàn 70 và 71. Lúc này miền Bắc đã
đưa được hơn 500 người vào miền Nam, đến năm 1964 con số này đã tăng lên hơn 17000
người. Đặc biệt từ sau năm 1964, đường Trường Sơn như một trận địa bát quái, lan các
chiến trường ở mọi ngả. Các đơn vị bộ đội và thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn - Hồ Chí Minh đã vượt qua muôn ngàn thử thách, gian lao, kiên cường, dũng
cảm chống trả lại cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc của Mỹ - ngụy. Trong thời gian
này, chúng đã ném hơn 3,5 triệu tấn bom đạn xuống đây, nhiều hơn cả số lượng bom đạn
chúng sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2.

10


Đi vào hoạt động Đoàn 559 chọn khe Ho - nằm giữa một thung lũng ở tây nam Vĩnh
Linh là địa điểm xuất phát để tiến vào Trường Sơn “soi đường, lập trạm. Sau một thời
gian, ngày 13-8-1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Sau 8 ngày
đêm vượt qua sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặn nghiêm ngặt của
địch, hàng được bàn giao cho chiến trường Trị Thiên. Đây là dấu mốc có ý nghĩa to lớn
đối với cách mạng Việt Nam, vì mỗi khẩu súng, viên đạn đến với chiến trường là thể hiện
ý Đảng”, “lịng dân”, là tình cảm của Bác Hồ kính yêu, của nhân dân miền Bắc gửi tới
đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt.

Từ năm 1965 – 1968, đây là thời kỳ ngăn chặn sự phá hoại của địch và tiếp tục mở
rộng. Đến tháng 4/1965 quân số của Đoàn 559 đã phát triển lên tới 24.000 người thường
xuyên làm nhiệm vụ vừa chiến đấu ngăn chặn sự phá hoại của địch, vừa mở rộng hệ thống
giao thông để phục vụ chiến trường miền Nam. Theo ước tính của tình báo Mỹ: năm 1961
số qn vào Nam theo đường Trường Sơn là 5.843 người, năm 1962 là 12.765 người ;
năm 1963 là 7.693 người; năm 1694 là 12.424 người và cũng trong năm này khả năng
cung ứng của đường Trường Sơn đạt đến 20 tới 30 tấn mỗi ngày. Đến năm 1966, Mỹ ước
tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người. Mùa
khô năm 1966 - 1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của Đồn 559 từ
“phịng tránh tích cực” sang tiến cơng hợp đồng binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển
ra gần đường, các lực lượng phịng khơng, cơng binh đóng sát đường để dễ hỗ trợ kịp thời
và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công. Nhiều tuyến đường phụ, đường vịng
được mở thêm để đảm bảo thơng đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới
đường đã lên đến 2.959km đường ơ tơ, trong đó có 275km đường chính, 576km đường
vịng và 450km đường vào các vùng kho chứa. Trong năm 1967, để chuẩn bị cho tổng tấn
cơng Mậu Thân 1968, đã có hơn 81.000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ, với
200.000 quân, trong đó có 07 trung đồn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã di chuyển
vào Nam an toàn bằng con đường này. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu thì các lực
lượng vận tải, đảm bảo giao thơng, mở đường và các lực lượng khác hàng chục vạn người
được động viên từ miền Bắc. 
Về vật chất, miền Bắc tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vũ khí, vật chất, phương tiện
kỹ thuật do nước ngoài viện trợ, tổ chức nghiên cứu, cải tiến các vũ khí, thiết bị chiến
đấu. Trong các năm 1965 – 1968 miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất ước
tính gấp 10 lần so với năm 1961 – 1964. Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho
miền Nam, miền Bắc còn tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, con em miền Nam tập
kết, tiếp nhận gần 310000 thương, bệnh binh và hơn 350000 từ tiền tuyến ra hậu phương
11


để chữa trị, học tập, qua đó có thể thấy rằng miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc, là

hậu phương quan trọng cho đồng bào, cho người ra trận, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm
chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là lúc cách mạng miền Nam gặp nhiều khó
khăn và thử thách.
Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, đường Đông và Tây Trường Sơn đã hình
thành một hệ thống liên hồn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật
chất, cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho việc tấn công chiến lược khi thời
cơ đến. Đồng thời tuyến hành lang Đông - Tây Trường Sơn đã hình thành một căn cứ hậu
cần chiến lược, chiến dịch rộng 130.000km2, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền
tuyến lớn miền Nam, là chỗ dựa vững chắc cho các chiến trường. Đây là một trong những
nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho
các chiến trường tại miền Nam, Lào và Campuchia nói chung và chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử tháng 4/1975 nói riêng tồn thắng. Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, Đường
Trường Sơn đã tồn tại gần 6.000 ngày đêm, tuyến vận tải chiến lược lên tới gần 20.000
km, bao gồm 4 hệ thống trục dọc dài 6.810 km, 13 hệ trục ngang dài 4.980 km, 5 hệ thống
đường vượt khẩu dài 700 km, 1 hệ thống đường vòng tránh các trọng điểm dài 4.700 km.
Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn với
quân số khoảng 120.000 người đã làm nên mạng lưới đường liên hồn, nối Đường đông
với Tây Trường Sơn. Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhờ hệ thống đường này mà hành
quân vượt đèo, lội suối, vững bước hành quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”, “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo táo
bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ sốc tới mặt trận giải phóng miền Nam quyết
chiến và toàn thắng” để thực hiện lời dặn của Bác trước lúc đi xa “đánh cho Mỹ cút, đánh
cho ngụy nhào, tiến lên chiến sĩ đồng bào Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn” , với
mục tiêu cao cả là “khơng có gì q hơn độc lập tự do”.
2.2. Đường biển:
2.2.1. Q trình hình thành và hồn thiện:
Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến hậu cần chiến lược trên Biển
Đông, đảm bảo nhiệm vụ vận tải quân sự đặc biệt, do Hải quân nhân dân Việt Nam và
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đơng. Tuyến đường
được chính thức thành lập ngày 23 tháng 10 năm 1961, để vận chuyển tăng cường nguồn

nhân lực và vũ khí từ miền Bắc Việt Nam chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trong
Chiến tranh Việt Nam.
12


Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, Mỹ là nước trực tiếp
giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và là thành viên của Hội nghị
Giơnevơ nhưng lại trắng trợn tuyên bố: “Mỹ không bị nội dung này ràng buộc”, từ đó ráo
riết hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 của Việt Nam làm giới
tuyến quân sự tạm thời, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, biến miền Nam thành
căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới, uy hiếp các nước XHCN.
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II)
họp tại Hà Nội, xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, nghị
quyết xác định con đường giải phóng miền Nam là “con đường cách mạng bạo lực”. Theo
chỉ thị của Bộ Chính trị tháng 5-1959, Tổng Quân ủy Trung ương quyết định thành lập
Phòng Nghiên cứu hoạt động chi viện quân sự cho miền Nam.
Đến tháng 7-1959, Tiểu đoàn 603 được thành lập có nhiệm vụ nghiên cứu tìm phương
thức vận chuyển bằng đường biển chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam; Đầu năm
1960, cùng với phong trào Đồng Khởi Bến Tre, cách mạng của các tỉnh đồng bằng Nam
bộ chuyển mạnh lên thế tiến công và trở thành cao trào Đồng Khởi rộng khắp. Trước tình
hình đó, yêu cầu về vũ khí trang bị, đạn và thuốc chữa bệnh trở thành vấn đề sống còn, để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và phát triển lực lượng của các tỉnh Nam bộ và Nam
Trung bộ. Yêu cầu cấp bách là phải nhanh chóng vận chuyển vũ khí, hàng hóa để chi viện
cho chiến trường Nam bộ., Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo
các tỉnh ven biển ở miền Trung và Nam bộ chủ động chuẩn bị bến, bãi và tổ chức đưa
thuyền vượt biển ra miền Bắc, vừa thăm dò, nắm tình hình địch, nghiên cứu tuyến vận
chuyển trên biển, vừa nhận vũ khí để kịp thời cung cấp cho phong trào đấu tranh cách
mạng ở miền Nam đang phát triển. Từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, 5 thuyền của
địa bàn Nam bộ đã ra tới miền Bắc.

Trong suốt q trình tồn tại, đường Hồ Chí Minh trên biển có 2000 lần tàu thuyền
vượt biển, vận chuyển hàng chục ngàn cán bộ từ Bắc vào Nam và chi viện cho chiến
trường hàng ngàn cán bộ và gần 160 nghìn tấn vũ khí, cập 19 bến bãi thuộc địa bàn 9 tỉnh
miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng Miền Nam,
thống nhất đất nước. 

13


2.2.2. Hoạt động:
Ngày 17/3/1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên do đồng chí Đinh Đạt làm thuyền trưởng,
đồng chí Nguyễn Văn Tiến làm chính trị viên chở 44 tấn vũ khí lên đường đến bến Trà
Vinh an tồn. Chỉ trong 1 năm, Đoàn 759 đã thực hiện 29 chuyến hàng vào Nam Bộ, vận
chuyển 1.430 tấn vũ khí cho chiến trường, đạt hệ số vận chuyển cao.
Từ năm 1962 - 1964, Đoàn 125 đã huy động 17 tàu vỏ sắt, 3 tàu vỏ gỗ, tổ chức 79
chuyến vận chuyển hơn 4.000 tấn vũ khí trang bị và cán bộ trung, cao cấp của Đảng và
Quân đội vào miền Nam. Tàu của Đoàn đã cập bến Bạc Liêu (Cà Mau) 43 lần, Bến Tre
17 lần, Trà Vinh 14 lần, Bà Rịa 2 lần, Phú Yên 2 lần, Bình Định 1 lần. Số vũ khí đã đến
chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Khu 7 đúng lúc, trực tiếp góp phần cùng các
lực lượng vũ trang giành nhiều thắng lợi oanh liệt như chiến thắng Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái
Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã... làm thất bại về căn bản chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy trên chiến trường miền Nam.
Từ tháng 10/1965 đến tháng 3/1968, Đoàn 125 đã tổ chức 37 chuyến vận chuyển,
trong đó có 17 chuyến thành cơng, chở 310 tấn vũ khí cho chiến trường.
Trước thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và tổn thất nặng nề trên
chiến trường miền Nam, ngày 31/3/1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Theo
chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Đoàn 125 tham gia “Chiến dịch Vận chuyển
VT5” (vận chuyển hàng hóa, vũ khí từ Hải Phịng vào Sơng Gianh - Quảng Bình) và từ
đây sẽ được các lực lượng vận chuyển vào chiến trường miền Nam bằng đường bộ. Với
phương châm chỉ đạo: “Chuẩn bị chu đáo, tranh thủ thời cơ, làm nhanh, gọn, liên tục, an

toàn, đi gần bờ, dựa vào dân”, từ ngày 03/11/1968 đến ngày 29/01/1969, vượt qua hàng
rào phong tỏa dày đặc thủy lơi và bom từ trường của Mỹ, Đồn 125 đã huy động 364 lượt
tàu, vận chuyển 21.737 tấn hàng, đạt 217,37% kế hoạch.
Tháng 02/1969, Đoàn 125 tiếp tục “Chiến dịch Vận chuyển VT5”, với 187 chuyến
tàu, vận chuyển 10.889 tấn hàng hóa, vượt chỉ tiêu 1.000 tấn, góp phần chi viện cho chiến
trường, đặc biệt là chiến trường Thừa Thiên - Huế và Mặt trận Khu 5. Tết Nguyên đán
năm 1969, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gửi
tặng lẵng hoa và đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc tết đơn vị.
Giai đoạn 1965 - 1972, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 phải đối mặt với những thử thách
gay go, ác liệt. Trong đội ngũ trung kiên của Đoàn, xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh
anh dũng, nhiều con tàu ra đi khơng trở lại, nhiều đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn yên
14


nghỉ nơi biển cả mênh mông. Con đường vận chuyển trên biển trở thành một kỳ tích,
huyền thoại, góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
Hiệp định Pa-ri được ký kết (năm 1973), thực hiện sự chỉ đạo của Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phịng, Đồn 125 tạm dừng nhiệm vụ vận chuyển, chi viện trực tiếp cho
các chiến trường miền Nam bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đến cuộc Tổng tiến
cơng và nổi dậy Mùa xuân năm 1975, các đội tàu của Đoàn 125 lại tiếp tục vận chuyển
vật chất, cơ động lực lượng phục vụ cho việc giải phóng các tỉnh và các đảo ven biển
miền Nam, đặc biệt đã kịp thời chi viện cho các lực lượng làm nhiệm vụ giải phóng quần
đảo Trường Sa
2.3 Đường xăng dầu:
2.3.1 Quá trình hình thành và hồn thiện:
Khi tuyến đường Hồ Chí Minh chuyển sang vận tải bằng cơ giới thì xăng dầu trở
thành nhu yếu cực kì thiết yếu. Nhưng đó địch đánh phá hết sức ác liệt nên hầu hết các xe
chở xăng đều không thể vượt qua các trọng điểm. Để khắc phục tình trạng này, đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã nghĩ đến việc sử dụng hệ thống ống xăng dầu trên chiến trường nhằm

cung cấp đủ xăng dầu cho miền Nam. 
Trong một lần đại tướng Võ Nguyên Giáp đi làm việc tại Liên Xô, ông đã được Liên
Xô viện trợ cho 2 bộ đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, loại phi 10cm, mỗi bộ dài 100km.
Song, hệ thống đường ống này tuy đưa về Việt Nam nhưng cũng chỉ cất trong kho bởi
chưa biết dùng vào việc gì. Từ khi chiến trường phía Nam có những phát triển sôi động,
một lần họp với các tướng tá, đại tướng gợi ý rằng hiện có 2 bộ đường ống xăng dầu do
Liên Xô viện trợ, đề nghị mọi người suy nghĩ xem có thể sử dụng tại chiến trường hay
không. Hầu hết các tướng tá đều cho rằng làm đường ống dẫn xăng dầu là điều phi thực
tế. Riêng Trung tướng Đinh Đức Thiện thì hưởng ứng ngày, nhận lời và hứa với đại tướng
sẽ tìm hiểu và khẩn trương thực thi.
Ngày 12/4/1968, Tổng cục Hậu cần thành lập một đơn vị đặc biệt mang tên "Công
trường Thủy lợi 01" với 34 cán bộ, chiến sĩ được huấn luyện cấp tốc về kỹ thuật lắp đặt
đường ống. Đến ngày 29/4, đơn vị này được điều vào Nghệ An với mật danh "Cơng
trường 18", có nhiệm vụ xây dựng hệ thống ống dẫn xăng dầu đầu tiên tại tuyến lửa Khu
4. Đường ống dẫn xăng dầu ban đầu dài gần 1400 km, được xây dựng tháng 6/1968 từ
Khe Hó đến Lộc Ninh gồm 46 kho với sức chứa 17050 tấn, 113 trạm bơm đẩy và cấp
15


phát. Bộ đội công binh thi công đường ống xăng dầu. Sau này con đường này được xây
dựng thêm lên tới 5000km để vận chuyển nhiên liệu suốt từ biên giới Việt Trung và các
cảng biển miền Bắc vào đến tận Nam Bộ.
Hệ thống đường ống xăng dầu bắt đầu từ hai ngả thuộc biên giới Việt - Trung là
Lạng Sơn và Quảng Ninh, hai tuyến đường ống cùng dẫn về trạm Nhân Vực, Thường Tín,
Hà Nội. Từ đây có một đường ống chạy thẳng vào miền Trung qua Hà Nam, Ninh Bình,
Thành Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến đây lại chia thành 2 ngả: Một vượt đèo Mụ Giạ sang
Lào vươn tới Hạ Lào, rồi vượt qua biên giới Lào và Campuchia để vào tới Nam Bộ. Ngả
còn lại theo đường Đông Trường Sơn đi tiếp qua Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, qua Tây Nguyên, vượt Kon Tum, xuống Bình Phước. Hai hệ thống Đơng và
Tây Trường Sơn hội tụ tại trạm cuối cùng ở Bù Gia Mập, thuộc tỉnh Phước Long, Đông

Nam Bộ.
Từ đây, xăng dầu được cấp trực tiếp cho các xe tải chở tiếp trên tuyến ngắn từ miền
Đông đến miền Tây. Xăng dầu được chuyển từ Bắc vào Nam đã cung cấp cho hoạt động
trên các chiến trường trong những năm đánh Mỹ, góp phần quan trọng làm nên những
chiến thắng lớn của nước ta.
2.3.2 Hoạt động:
Trên toàn bộ hệ thống chi viện xăng dầu dài 5000km đã có tới 316 trạm bơm đẩy, 101
kho với sức chứa trên 300 nghìn m3. Bộ đội xăng dầu đã phát triển thành 9 trung đoàn
đường ống, 2 trung đồn cơng trình, 1 trung đồn thơng tin, 213 nhà máy cơ khí, 3 tiểu
đồn xe vận tải. Trong vòng 7 năm, tuyến ống này đã vận chuyển 5,5 triệu tấn xăng dầu
cho các chiến trường.
Mạng lưới đường ống dẫn dầu dài hơn 5000km nêu trên là tính từ biên giới phía Bắc
nước ta, bắt đầu từ 2 điểm đầu mối, tiếp nhận thuộc tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn; còn
điểm khởi đầu là từ cảng Phòng Thành và nguồn nhiên liệu từ đó sẽ theo hệ thống đường
ống như những mạch máu chảy vào phía Nam, cung ứng một nguồn vật chất hết sức thiết
yếu cho những chiến dịch, cho từng trận đánh. Trong thời chiến, hệ thống đường ống này
vừa tăng nhanh khối lượng xăng, dầu vận chuyển ra tiền tuyến, vừa giảm được rất nhiều
hy sinh, tổn thất cho những chiến sĩ lái xe và xe tải chở nhiên liệu.
Hệ thống đường ống tùy theo địa hình có đoạn nổi, đoạn chìm, có đoạn vắt qua suối, luồn
dưới dịng sơng…nhưng phần lớn nằm trên địa bàn rừng núi hoang vắng hoặc dân cư thưa
thớt, khí hậu khắc nghiệt. Với hệ thống đường ống đó, theo Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
16


- Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn "Đã thực sự thoả mãn kịp thời cho vận tải, đảm bảo yêu
cầu cơ động cao của các quân và binh chủng với mọi quy mô, mọi thời gian, mọi địa
điểm, phục vụ đắc lực cho các chiến dịch". 
2.4. Đường hàng không:
2.4.1. Quá trình hình thành và hồn thiện:
Có hai con đường vận chuyển hàng không: Con đường quân sự và con đường dân sự. 

Về Con đường quân sự: Không quân Bắc Việt Nam đã thành lập một tập đoàn vận tải đặc
biệt mang tên Đoàn 919. Từ năm 1960, Đoàn 919 đã đảm đương vận chuyển một phần
của tuyến đường Trường Sơn, nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và cũng được đỡ một
đoạn đường bộ dài hàng nghìn kilomet từ miền Bắc vào miền Nam. Sau đó các máy bay
của Trung Đồn 919 đảm nhận cơng việc làm này.  Trước đó, Trung Đoàn đã được thành
lập từ ngày 01/05/1959 với các máy bay do Liên Xô viện trợ kiểu IL-14, Lisunov Li-2,
AN-2. Ban đầu Trung đoàn 919 chỉ phục vụ các chuyến bay của chính phủ. Từ năm 1960,
những máy bay của Trung đoàn 919 bắt đầu tham gia vận tải trên tuyến đường Trường
Sơn.
Con đường hàng khơng, bí mật trong công khai, đi từ Phnom penh, bay qua lãnh thổ
miền Nam Việt Nam, thậm chí là bay qua chính Sài Gịn, tới Hồng Kơng hoặc Quảng
Châu rồi về Hà Nội. Con đường này đã từng vận chuyển hàng ngàn lượt tướng tá của
miền Bắc vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc, vận chuyển hàng triệu đô-la cho
Cơ quan kinh-tài của miền Nam, vận chuyển rất nhiều thứ máy móc, thuốc men và hóa
chất quan trọng, vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ con những chiến sĩ và cán bộ
của miền Nam ra Bắc để học tập và điều dưỡng ... Nhưng phía Mỹ và Chính quyền Sài
Gịn hình như cũng hồn tồn chưa biết gì. Miền Bắc thời kỳ này rất tiết kiệm trong việc
sử dụng đường hàng không đối với lĩnh vực dân dụng. Hầu hết các bộ và học sinh, sinh
viên đi các nước Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu ... đều phải theo đường sắt liên vận.
Nhưng để chi viện cho miền Nam, thì ngành hàng không của miền Bắc dường như không
tiếc sức người sức của. 
2.4.2. Hoạt động:
Điểm xuất phát của những máy bay này là sân bay Cát Bi ở Hải Phòng, sân bay Vinh,
sân bay Đồng Hới. Từ đó, các máy bay chuyển hàng vào Làng Ho, Vitthulu.  Một thời
gian sau, khi đã mở con đường Trường Sơn Tây, thì máy bay của Trung đoàn 919 bay
thắng sang Hạ Lào. Ban đầu do chưa bố trí được sân bay thích hợp nên phải dùng phương
17


pháp thả dù hàng hóa xuống một số địa điểm quy định như Mường Phin, Mường Phalan...

Thậm chí, có những lúc khơng có dù để thả hàng thì các phi công phải dùng phương pháp
hạ thật thấp độ cao rồi thả thẳng hàng xuống mặt đất. Trong 3 năm từ 1960 đến 1962, trên
chiến trường Lào, các máy bay của Trung đồn 919 phối hợp với các phi cơng Liên Xô đã
thực hiện 3.821 chuyến bay, vận chuyển 9.419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227
dù hàng và kiện hàng xuống 20 địa điểm khác nhau trên đất Lào.
Hình thức vận tải hàng khơng dân sự: là hình thức vận chuyển "Cơng khai nhưng lại
tuyệt mật". Đó là con đường vận tải Bắc - Nam dành cho những cấp đặc biệt quan trọng
(cấp tướng, cấp ủy viên Trung ương) hoặc lớp người được ưu tiên (thương binh nặng, phụ
nữ, trẻ em...). Đó chính là tuyến vận tải hàng khơng dân dụng bình thường của Vương
quốc Campuchia (Air Cambodia) bay từ Phnom Penh đi Hà Nội, hoặc từ Phnom Penh đi
Quảng Châu, Hong Kong rồi theo đường sắt hoặc đường hàng khơng.
2.5.Đường chuyển ngân:
2.5.1. Q trình hình thành và hoàn thiện: 
Giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi Mỹ thất bại trong “chiến tranh đặc biệt”, buộc
phải chuyển sang “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và tiến hành mở rộng chiến tranh phá
hoại bằng không quân ở miền Bắc. Khi đó, việc đưa viện trợ vật chất vào miền Nam bằng
cả 2 con đường: đường Trường Sơn và đường trên biển đều khó khăn hơn trước.
Lúc này, đồng chí Phạm Hùng ở cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng
Chính phủ phụ trách vấn đề kinh tài và chi viện cho miền Nam đã trình lên Bộ Chính trị
một quyết định mang ý nghĩa lịch sử, đó là thành lập riêng tại miền Bắc một “Quỹ ngoại
tệ đặc biệt”, lấy từ các nguồn viện trợ quốc tế để chi viện trực tiếp cho chiến trường miền
Nam.
Năm 1965, tại Hà Nội, Phòng B29 (thuộc Cục Ngoại hối - Ngân hàng Ngoại thương)
được thành lập với biên chế 14 cán bộ. Nhiệm vụ của B29 là: Tập trung ngoại tệ viện trợ
và ủng hộ cho miền Nam; bảo đảm chi viện kịp thời cho tiền tuyến. Tại miền Nam,
Thường vụ Trung ương Cục miền Nam (TVT.ƯCMN) cũng bắt đầu chỉ đạo đơn tuyến
một đơn vị mang bí số N.2683. Trưởng ban N.2683 là ơng Nguyễn Văn Phi (Mười Phi)
và Phó trưởng ban là ơng Lữ Minh Châu (Ba Châu). Nhiệm vụ của N.2683 là chuyển tiền
chi viện (từ miền Bắc) tới các đồn qn giải phóng miền Nam; tình báo, nắm tình hình
kinh tế của chính quyền Ngụy Sài Gòn để báo cáo T.ƯCMN. Cán bộ, chiến sĩ N.2683 là

109 người (trong đó có 43 đảng viên).
18


Ngồi ra, tại T.ƯCMN cịn có đơn vị C32 (Ban Ngân khố Tín dụng R) là tổng kho
quỹ tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, chế biến (hối đoái) cấp phát tiền. Một đơn vị khác là
B68 gồm các cán bộ ngân hàng miền Bắc chi viện bổ sung vào chiến trường từ Trị Thiên
vào miền Nam. B68 đã tham gia chiến đấu, chịu nhiều khó khăn gian khổ, chấp nhận hy
sinh xương máu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực kinh tế - tài chính tiền tệ. Ðã có 81 cán bộ trong tổng số 452 cán bộ chi viện của B68 hy sinh trên chiến
trường.
2.5.2. Hoạt động:
Hoạt động của B29 tại miền Bắc phải tuyệt đối bí mật, kịp thời nhanh chóng, chính
xác và phải theo dõi, giám sát được lộ trình của dịng tiền chi viện cho tiền phương. Khâu
vận chuyển tiền ở phạm vi phía Bắc với các nước bạn do B29 phụ trách thường sử dụng
các phương tiện như đường sắt, liên vận quốc tế, các hãng hàng không… và những cán bộ
chuyển ngân hoạt động như khách VIP đi công tác, các lộ trình đều tuyệt mật theo nguyên
tắc đơn tuyến. 
Những cán bộ vận chuyển từ nước ngoài về Hà Nội thường được trang bị hộ chiếu đỏ
(hộ chiếu ngoại giao) mà các cán bộ khi đó gọi vui là “bùa hộ mệnh”, xách cặp
“diplomat”, ngồi ở phòng VIP trước khi lên máy bay. Mỗi chuyến vận chuyển tiền trong
cặp thường có từ vài triệu đơ la Mỹ tiền mặt. Lộ trình, phương tiện như vậy nhưng những
trục trặc, bất trắc xảy ra trên đường khiến cán bộ chuyển và tổ chức nhiều phen hú vía,
thót tim. 
Chuyển tiền vào miền Nam là hành trình tiếp theo bằng nhiều con đường khác
nhau. Trên đường bộ, việc đóng gói và vận chuyển do C100 - đơn vị vận tải của đoàn
559, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng phụ trách. Đến thời điểm hẹn C100 và B29 tiến
hành các thủ tục, giấy tờ giao nhận, đóng thùng đặc chủng chở đi. Tiền được đóng trong
hịm kẽm chống cháy, cho vào thùng gỗ ngụy trang chạy dọc theo đường Trường Sơn vào
các chiến khu. 
“Để đảm bảo bí mật, người vận chuyển khơng biết là đang vận chuyển tiền. Hàng

chục xe như vậy, không biết xe nào để tiền. Chỉ có chỉ huy của đơn vị mới biết, ngay cả
trong B29 cũng chỉ có vài người biết”, ông Châu cho hay (ông Lê Văn Châu nguyên Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên của B29, một nhân chứng hiếm hoi am hiểu
về hoạt động của tổ chức này). Hàng trăm triệu đô la đã được đưa vào chiến trường bằng
đường bộ. Đây là con đường rủi ro vì địch liên tục đánh phá ác liệt. 
19


B29 sau đó có sáng kiến vận chuyển bằng con đường “sang trọng” đó là hàng khơng
Air France của Pháp, quá cảnh sang Campuchia. Tiền được đặt trong “vali ngoại giao”,
nhiều thì đóng vào các thùng ghi ngụy trang như đồ hộp xuất khẩu. Cán bộ B29 bề ngồi
đóng giả cán bộ ngoại giao, bay 3 tiếng đến Phnom Penh, từ đây mất thêm 3 tiếng nữa đi
ô tô biển đỏ ngoại giao của sứ quán chạy đến chiến khu Tây Ninh giao cho cán bộ ở đó.
30 ngày đêm vận chuyển thơng thường bằng đường bộ rút xuống cịn 6 tiếng đồng hồ. 
Sau khi bị "cúp" đường bay, lãnh đạo ngân hàng đã có sáng kiến chuyển phương thức
thanh tốn AM (tiền mặt) sang FM (chuyển khoản). AM và FM được tổ chức theo một
guồng máy rất tinh vi, liên kết giữa hậu phương và tiền tuyến, có mạng lưới trong nước và
quốc tế, vừa vận dụng những nghiệp vụ ngoại hối kinh điển của ngân hàng, vừa kết hợp
những kỹ thuật quân sự, tình báo. 
Phương thức này giúp cho việc vận chuyển tiền từ quỹ đặc biệt ở Hà Nội vào Nam đã
rút từ 30 ngày xuống còn 6 ngày và sau đó chỉ cịn 30 phút. 
“Các mật hiệu AM, FM nhiều khả năng chỉ riêng có trong hoạt động ngân hàng thời
kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Đây là cách làm độc đáo, sáng tạo, rất khó giải mã
mà trên thực tế khơng có giáo trình nghiệp vụ nào dạy”, ông Châu cho biết. 

20




×