Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà liên minh dòng trống thế hệ 5 từ mới nở đến 20 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIÊT NAM

KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
GÀ LIÊN MINH DÒNG TRỐNG THẾ HỆ 5 TỪ MỚI
NỞ ĐẾN 20 TUẦN TUỔI

HÀ NỘI - 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIÊT NAM

KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
GÀ LIÊN MINH DÒNG TRỐNG THẾ HỆ 5 TỪ MỚI
NỞ ĐẾN 20 TUẦN TUỔI

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ HUỆ

Lớp

: K62CNTYB


MSV

: 620199

Khoa

: CHĂN NUÔI

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS.BÙI HỮU ĐỒN

Bộ mơn

: CHĂN NI CHUN KHOA

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp
“ Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà liên minh thế hệ 5 từ giai đoạn mới
nở đến 20 tuần tuổi” là trung thực và khơng có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2022
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Huệ


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong trường,
đặc biệt là các thầy, cô ở khoa Chăn Ni. Đến nay tơi đã hồn thành khóa luận
tốt nghiệp, nhân dịp này tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
Bùi Hữu Đoàn - người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trong khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền
đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến chuyên ngành và xã hội. Đó là một
hành trang vững chắc cho tơi trong cuộc sống và công việc sau này.
Tiếp đến, tôi xin trân trọng cảm ơn anh Lê Tuấn Việt đã tận tình giúp đỡ,
định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học trong cơng việc của tơi. Đó
là những góp ý hết sức quý báu , không chỉ trong quá trình thực hiện báo cáo
này mà cịn là kiến thức giúp tôi tiếp bước trong tương lai.
Sau nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
những người đã luôn quan tâm, cổ vũ và động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, rèn luyện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh chị làm việc tại
Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh - những
người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ tơi trong suốt q trình đi thực tập tại đó.
Mong rằng sau này chúng ta sẽ lại có cơ hội gặp mặt và làm việc cùng nhau.
Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2022
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Huệ


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ LIÊN MINH ............................................ 3

2.2.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỰ DI TRUYỀN

CÁC TÍNH TRẠNG ................................................................................. 4

2.2.1. Bản chất di truyền của tính trạng chất lượng ...............................................4
2.2.2

Bản chất di truyền của tính trạng số lượng................................................... 4

2.3.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC TÍNH TRẠNG CỦA GIA CẦM
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG........................................................... 6

2.3.1. Khái niệm sinh trưởng .................................................................................. 6
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng .................................................6
2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm ........................8
2.3.4. Các tính trạng ngoại hình của gia cầm .......................................................11
2.4.

TIÊU TỐN THỨC ĂN ........................................................................... 13

2.5

TÌNH HÌNH CHĂN NI GIA CẦM TRONG VÀ NGỒI NƯỚC .. 14

2.5.1. Tình hình chăn ni gia cầm trên thế giới..................................................14
2.5.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở việt nam ....................................................14

iii



PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 16
3.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 16

3.2.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................ 16

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 16

3.3.1. Nội dung 1: Đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo cơ
thể của gà liên minh thế hệ 5 ......................................................................16
3.3.2. Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà liên minh thế hệ 5 ....16
3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16

3.4.1. Nội dung 1: đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo cơ thể
của gà liên minh thế hệ 5 ............................................................................16
3.4.2. Nội dung 2: đánh giá khả năng sinh trưởng của gà liên minh thế hệ 5 .....17
3.4.3

Lịch tiêm vacxin cho gà .............................................................................19

3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................... 20
3.5.


PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................... 21

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 22
4.1.

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ LIÊN MINH THẾ HỆ 4 ..............22

4.1.1. Đặc điểm ngoại hình của gà liên minh .......................................................22
4.2.

KÍCH THƯỚC MỘT SỐ CHIỀU ĐO CƠ BẢN CỦA GÀ LIÊN
MINH 20 TUẦN TUỔI .............................................................................. 26

4.3.

TỶ LỆ NUÔI SỐNG GÀ LIÊN MINH QUA CÁC TUẦN TUỔI ........ 27

4.4.

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ LIÊN MINH ......................... 30

4.4.1.1 Sinh trưởng tích lũy của gà trống Liên Minh qua các tuần tuổi ................30
4.4.1.2. Sinh trưởng tương đối của gà trống Liên Minh qua các tuần tuổi…31
4.4.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Liên Minh qua các tuần tuổi…… ..... …….34
4.4.2.1 Sinh trưởng tích lũy của gà mái Liên Minh qua các tuần tuổi...................30
4.4.2.2. .... Sinh trưởng tương đối của gà mái Liên Minh qua các tuần tuổi……..41
4.4.2.3. ... Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái Liên Minh qua các tuần tuổi………43

iv



4.5.

THỨC ĂN THU NHẬN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
(FCR) CỦA GÀ LIÊN MINH QUA CÁC TUẦN TUỔI....................... 46

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 47
5.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................. 47

5.2.

ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 53

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chế độ chăm sóc đàn gà ..................................................................... 18
Bảng 3.2. Khung nhiệt sưởi ấm cho gà ............................................................... 18
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn thức ăn trong khẩu phần ăn đối với đàn gà...................... 19
Bảng 3.4. Lịch dùng vắc – xin cho gà ................................................................. 20
Bảng 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà Liên Minh ............................................. 25
Bảng 4.2. Kích thước một số chiều đo (cm) của gà Liên Minh thế hệ 5 20
tuần tuổi (n=30)................................................................................... 26

Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của đàn gà Liên Minh thế hệ 5 dòng trống trong giai
đoạn từ mới nở đến 20 tuần tuổi (n=3) (ĐVT:%) ............................... 28
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà trống Liên Minh dòng trống thế hệ 5
qua các tuần tuổi (n=30) ..................................................................... 32
Bảng 4.6. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà Liên Minh qua các tuần tuổi
(n=30) .................................................................................................. 34
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà mái Liên Minh dòng trống thế hệ 5
qua các tuần tuổi (n=30) ..................................................................... 39
Bảng 4.9. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà mái Liên Minh dòng trống thế
hệ 5 qua các tuần tuổi (n=30; A(g) ±SE) ............................................ 41
Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn của gà từ 1 – 4 tuần tuổi và mức TTTA/kg P ......43
Bảng 4.11. Tiêu tốn thức ăn của gà trống thế hệ 5 từ 5-20 tuần tuổi và mức
TTTA/kg P........................................................................................44
Bảng 4.12. Tiêu tốn thức ăn của gà mái thế hệ 5 từ 5-20 tuần tuổi và mức
TTTA/kg P.........................................................................................45

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Giới thiệu về gà Liên Minh ................................................................... 4
Hình 4.1. Đàn gà liên minh mới nở..................................................................... 22
Hình 4.2. Đàn gà Liên Minh 4 tuần tuổi ............................................................. 23
Hình 4.3: Đàn gà Liên Minh trưởng thành.......................................................... 23
Hình 4.4: Gà trống Liên Minh............................................................................. 24
Hình 4.5: Gà mái Liên Minh ............................................................................... 24
Hình 4.6: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trống Liên Minh thế hệ 5 của
dòng trống từ mới nở đến 20 tuần tuổi ............................................... 31
Hình 4.7: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà trống Liên Minh dòng trống
trong 20 tuần tuổi ................................................................................ 33

Hình 4.8: Đồ thị tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà trống Liên Minh dịng
trống thế hệ 5 trong 20 tuần tuổi ......................................................... 35
Hình 4.9: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà mái Liên Minh thế hệ 5 của
dòng trống từ mới nở đến 20 tuần tuổi ............................................... 37
Hình 4.10: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà mái Liên Minh dòng trống
trong 20 tuần tuổi ................................................................................ 40
Hình 4.11: Đồ thị tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà mái Liên Minh dòng
trống thế hệ 5 trong 20 tuần tuổi ......................................................... 42

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Cs

Cộng sự

G

Gram

N

Số con

VCN


Viện Chăn Nuôi

KgTA

Kilogram thức ăn

KgTT

Kilogram thể trọng

Đv

Đơn vị

Kg

Kilogram

KL

Khối lượng

TĂ TN

Thức ăn thu nhận



Thức ăn


TT TĂ

Tiêu tốn thức ăn

TT

Tuần tuổi

Ss

Sơ sinh

NXB

Nhà xuất bản

viii


Phần I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà Liên Minh là một giống gà nội địa của Việt Nam, đây là giống gà quý
hiếm của người dân thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành
phố Hải Phòng. Đây còn là giống gà có đặc điểm đẹp về ngoại hình và màu sắc
lông, da vàng, hương vị thịt thơm ngon. Gà Liên Minh thích hợp với ni chăn
thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng, khả năng đề kháng rất
cao và rất được thị trường ưa chuộng vì lớp mỡ dưới da mỏng, da giịn, thịt gà

chắc, dai, có vị ngọt, đậm và mùi thơm đặc trưng. Vì thế giống gà này đã trở
thành đặc sản của địa phương và có giá trị kinh tế cao.
Ngày 16 tháng 01 năm 2018, Bộ NN và PTNT đã ban hành thông tư số
01/2018/TT-BNNPTNT, công bố danh mục giống vật ni được sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam, trong đó có giống gà Liên Minh
Khi chăn ni gia cầm, mục tiêu lớn nhất của người chăn nuôi là lấy trứng
và lấy thịt. Tuy nhiên, hai tính trạng sinh sản và tăng trọng ở gia cầm ln có
mối tương quan âm, nghĩa là khi chọn lọc gia cầm có khối lượng lớn để cho
nhiều thịt thì tỷ lệ đẻ của chúng lại giảm đi. Điều đó có nghĩa là khơng thể chọn
lọc đồng thời hai tính trạng này trên cùng một đàn gà mà phải chọn riêng từng
tính trạng trên mỗi dịng. Với định hướng đó, đề tài này chọn tạo ra 2 dịng:
Dịng gà Liên Minh dịng mái (B) có năng suất trứng cao
Dòng gà Liên Minh dòng trống (A) có năng suất thịt cao
Khi ghép phối giữa con trống của dòng B với con mái của dòng A sẽ cho
ra gà thương phẩm thịt.
Với định hướng này, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt
Nam dã tạo ra 2 dòng gà Liên Minh: dòng trống và dòng mái. Trong khn khổ
của một đề tài Khóa luận tốt nghiệp, dưới sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, chúng

1


tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà
liên minh dòng trống thế hệ 5 từ giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi ”
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp một số thông tin cơ bản về đặc điểm ngoại hình và khả năng
sinh trưởng của gà Liên Minh dòng trống thế hệ 5 cho các nhà khoa học và nhà
chăn nuôi để làm cơ sở phát triển giống gà này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đánh giá đặc điểm ngoại hình.
Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà Liên Minh dòng trống thế hệ 5
từ giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi.

2


Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ LIÊN MINH
Gà Liên Minh là một giống gà địa phương dễ nuôi, sức chống chịu bệnh
tật tốt, mùi vị thơm ngon và giá bán cao nhưng khả năng sinh trưởng thấp, năng
suất trứng thấp và tiêu tốn thức ăn cao. Nó được coi là sản phẩm đặc trưng của
đảo Cát Bà và cũng là một trong mười tám đặc sản của Hải Phòng được chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu, đã được chỉ dẫn địa lý.
Là giống gà được phát hiện và đưa vào danh sách bảo tồn từ năm 2008.
Khi mới được phát hiện, tình trạng nguồn gen gà Liên Minh theo tiêu chí đánh
giá của FAO (2007a) ở mức độ đe dọa nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc chăn ni
gà Liên Minh theo hình thức nhỏ lẻ, chăn thả tự do làm gà bị lai tạp; tự chọn lọc
và nhân giống tại mỗi gia đình nên xảy ra hiện tượng cận huyết, khối lượng cơ
thể gà giảm dần qua các thế hệ. Do mới được phát hiện nên có rất ít nghiên cứu
được tiến hành trên giống gà Liên Minh đã đựợc thơng báo.
Thầy Bùi Hữu Đồn và cs., (2016) nghiên cứu trên 30 hộ tại xã Trân Châu,
huyện Cát Hải đã chỉ ra rằng gà Liên Minh nuôi tại hộ theo phương thức chăn thả
đẻ trứng ở 197,5 ngày tuổi tương ứng với khối lượng cơ thể 2,25kg/con, số lượng
trứng 75,6 quả/mái/năm, khối lượng trứng trung bình 49,8g. Tác giả cũng cho biết,
gà Liên Minh sinh sản ở độ tuổi khá cao từ 2-3 năm tuổi - đây cũng là một trong
những lý do làm cho năng suất sinh sản của giống là thấp và khó phát triển rộng rãi
ra sản xuất nếu tiếp tục nuôi theo tập quán truyền thống của địa phương.

Gà Liên minh là một giống gà q, có ngoại hình vơ cùng đặc trưng,
tương đối đồng nhất và rất đẹp, không giống với bất cứ giống gà nào, nhất là gà
thân to khác ở nước ta...Mức độ đồng nhất về màu lông của gà Liên Minh có sự
khác biệt theo vùng điều tra. Gà Liên Minh cũng được Bộ NN – PTNT đưa giống
gà Liên Minh vào vào danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.

3


Gà có ngoại hình to cao chân, rất đặc trưng: con trống nặng trên 4kg, cá
biệt có cá thể nặng gần 5kg, lông màu vàng nhạt và cánh gián, mào đơn; con mái
chủ yếu màu vàng rơm, nặng trên 3kg.

Hình 2.1. Giới thiệu về gà Liên Minh
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỰ DI TRUYỀN
CÁC TÍNH TRẠNG
2.2.1. Bản chất di truyền của tính trạng chất lượng
H.Brandsch và H.Biichel cho biết các tính trạng thuộc về đặc điểm sinh
vật học của gia cầm như: màu sắc lơng, hình dáng cơ thể, màu da chân, màu
mắt, kiểu mào, chất lượng thịt,… Thuộc nhóm tính trạng chất lượng. Khác với
tính trạng về số lượng thì tính trạng chất lượng được quy định bởi ít gen và có
hiệu quả lớn, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Sự di truyền này được
tuân theo quy định của Mendel – quy luật đồng tính, định luật phân ly và định
luật di truyền độc lập của các tính trạng.
2.2.2 Bản chất di truyền của tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng có thể cân, đo , đong, đếm. Giá
trị của chúng được biểu hiện liên tục: tốc độ sinh trưởng, tuổi đẻ lứa đầu, sản
lượng trứng/năm, tỷ lệ ấp nở, độ dày của vỏ trứng,… Các tính trạng này chịu
ảnh hưởng của nhiều gen tại các locus khác nhau và bị ảnh hưởng lớn của mơi
trường.

Theo Trần Đình Miên (1995) phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của
vật ni là các tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng cịn được gọi là tính
4


trạng đo lường như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, tốc độ tăng
trưởng,… tại các thời điểm đo. Quy định quan hệ này biểu hiện như sau:
P=G+E
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen nhỏ quy định. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt thì rất nhỏ nhưng
tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này
gọi là hiện tượng đa gen (poly gene).
Giá trị kiểu gen : G = A + D + I
A (Additive value) : giá trị cộng gộp
D (Dominance value) : ảnh hưởng trội
I (Interaction value) : ảnh hưởng tương tác
Trong đó giá trị cộng gộp hay giá trị giống A là thành phần quan trọng
nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau.
Ảnh hưởng trội D và tương tác I cũng có vai trị quan trọng, các tính trạng số
lượng này cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường E. Như vậy khi
kiểu hình của 1 cá thể được cấu tạo từ 2 sai lệch trở lên thì giá trị của nó được
biểu hiện như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
A (Additive value) là giá trị cộng gộp
D (Dominance value) là ảnh hưởng trội
I (Interaction value) là ảnh hưởng tương tác
Eg là môi trường chung
Es là mơi trường riêng
Qua phân tích ở trên cho thấy năng suất của các giống vật ni nói chung

và gia cầm nói riêng là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và ngoại cảnh
mơi trường sống.
Thêm vào đó sự tác động giữa mơi trường và ngoại cảnh có ảnh hưởng
khác nhau, mỗi lồi động vật có một kiểu gen nhất định có thể biểu thị tốt nhất ở
5


môi trường này nhưng ngược lại ở môi trường kia. Do đó cần phải tạo mơi
trường thích hợp để kiểu gen có thể biểu hiện hết tính di truyền của nó. Chăm
sóc ni dưỡng tạo mơi trường thích hợp để khai thác tốt tiềm năng di truyền
của phẩm chất giống đó.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC TÍNH TRẠNG CỦA GIA CẦM VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.3.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là q trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Sinh trưởng chính là sự tích
luỹ dần các chất, chủ yếu là protein. Tốc độ tích luỹ của các chất và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của
cơ thể .
Trong cơng tác giống gia cầm nói chung và chăn ni gà thịt nói riêng,
việc đánh giá, xác định sinh trưởng của từng các thể, từng giống, dịng là cần
thiết, vì đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cho thịt của dịng,
giống đó. Trong thực tế, đánh giá khả năng sinh trưởng người ta thường đánh
giá các chỉ tiêu chính như kích thước cơ thể, khối lượng cơ thể (sinh trưởng tích
lũy), tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối)
Ở gà căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể, người ta có thể phân biệt
các giai đoạn phát triển như sau:
• Giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ
• Giai đoạn phát triển của phơi trong trứng sau khi đẻ

• Giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục
• Giai đoạn sinh sản
- Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
- Tốc độ sinh trưởng
Là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật (cả ở mức
6


độ tế bào, mơ, cơ quan và tồn bộ cơ thể) theo thời gian.Ví dụ: sự tổng hợp và
tích luỹ chất làm tế bào tăng kích thước,sự phân bào làm tăng số lượng tế bào và
tăng kích thước mơ, kích thước cơ quan làm cho cơ quan và cơ thể lớn lên. Ví
dụ, theo đà sinh trưởng gà con lớn hơn hợp tử, gà trưởng thành lớn hơn gà con.
Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không
giống nhau. Tốc độ sinh trưởng của động vật là chỉ tiêu quan trọng trong nghề
chăn nuôi.
- Sinh trưởng tuyệt đối
Là sự gia tăng về khối lượng sống trung bình một ngày đêm hay sự gia
tăng về khối lượng, kích thước, thể tích trong một khoảng thời gian giữa hai lần
khảo sát. Đồ thị có dạng parabol. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng
g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả
kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối
lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát
(TCVN 2.40 – 77, 1997). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà con
non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Sau giai
đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng cơ thể khơng
tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng thì đây là
do q trình tích lũy mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tuổi

và điều kiện sống ủa con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi con vật ngừng
sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng đều giảm (Lê Huy Liễu và cộng
sự, 2004).
- Đường cong sinh trưởng
Biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc nói chung và gia cầm nói riêng.
Theo Chambers (1990) đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 pha và mỗi pha
có đặc điểm như sau:
• Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.
7


• Điểm uốn đường cong tại điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
• Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
• Pha sinh trưởng tiệm cận giá trị khi gia cầm trưởng thành.
Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể
hiện bằng đồ thị sinh trưởng như tích lũy cũng như cho biết một cách đơn giản
nhất về đường cong sinh trưởng.
2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như loài, giống, giới tính, đặc điểm di truyền của mỗi cá thể, chế độ dinh dưỡng
và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc v.v...
- Ảnh hưởng của dịng, giống
Các dịng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng
khác nhau. Các giống gia cầm hướng thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các
giống gia cầm hướng trứng và kiêm dụng.
Trong những điều kiện mơi trường nhất định thì các kiểu gen khác nhau
sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại cùng một kiểu gen nhưng
trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất khác
nhau. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho rằng sự di truyền tính trạng về khối
lượng cơ thể là do tối thiểu 15 cặp gen quy định tốc độ sinh trưởng của gia cầm.

- Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng sinh trưởng.
Muốn gia phát triển tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng
các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng
và protein, cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin. Nhu
cầu về các chất dinh dưỡng theo nhu cầu riêng của từng loại gà theo tuần tuổi
khác nhau.
Vì vậy, muốn phát huy tốt khả năng sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối
ưu về dinh dưỡng giữa protein, acid amin, năng lượng.

8


- Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của gia
cầm. Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận nhưng gia
cầm uống nước nhiều hơn. Stress nhiệt đã làm thay đổi cả sức chứa lẫn khả năng
tiêu hố các chất dinh dưỡng của gia cầm nói chung và các axit amin nói riêng.
Khi nhiệt độ mơi trường thấp, chúng phải sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Nếu phải sống ở mơi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì sự sinh
nhiệt có thể gấp 3 - 11 lần lúc bình thường. Điều này sẽ làm cho gia cầm tiêu tốn
năng lượng nhiều hơn và như vậy hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ kém hơn.
- Ảnh hưởng của Vitamin
Sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm còn bị ảnh hưởng bởi thành phần
các chất dinh dưỡng có trong khẩu phần, nhất là các chất có hoạt tính sinh học
cao như vitamin.
+ Mối quan hệ giữa Vitamin B12 với Methionine.
Vitamin B12 có trong thành phần coenzim của enzim Methiltransferaza.
Enzym này chuyển homocysteine thành Methionine.
- Độ ẩm và lượng khơng khí mới

Khơng khí trong chuồng nuôi thường xuyên bão hào hơi nước do gà thải
nước ra ngoài trong khi thở, nước bốc hơi từ phân, từ bề mặt của các dụng cụ cung
cấp nước, từ nước rơi vãi và hơi ẩm từ ngoài vào do hệ thống thơng khí kém.
Độ ẩm khơng khí tốt nhất trong chuồng nuôi là 65 - 70%. Về mùa đông
không quá 80%.
Nếu độ ẩm cao mà nhiệt độ cũng cao, gà càng đễ chết vì chống nóng. Nếu
nhiệt độ thấp, gà càng nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là bệnh đường
hô hấp. Nếu độ ẩm thấp, sự bốc hơi nước từ đường hô hấp tăng lên làm cơ thể
dễ bị lạnh. Độ ẩm thấp cịn làm sinh nhiều bụi do đó làm hỏng màng nhầy. Mặt
khác khơng khí khơ làm da khơ, gây bệnh ngứa là một trong những nguyên nhân
làm mổ nhau và ăn lông.

9


Ngồi độ ẩm khơng khí, sự thơng khí chuồng ni ảnh hưởng rõ rệt đến sức
khoẻ và sức sản xuất của đàn gà mái. Sự thơng khí là đẩy khơng khí cũ từ
chuồng ni ra ngồi và thay thế bằng khơng khí mới.
+ Ảnh hưởng của mật độ ni
Mật độ ni có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà. Nếu gà
nuôi với mật độ quá cao sẽ sản sinh ra nhiều khí độc như NH3 , H 2 S, CO 2, … làm
gà thiếu oxy làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của chúng. Mật độ q cao
cịn làm độ ẩm chuồng ni tăng lên, là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh
phát triển và xâm nhập vào cơ thể làm giảm tăng khối lượng. Nhưng ngược lại,
nếu nuôi gà với mật độ quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Như vậy, để gà sinh trưởng và phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao
chúng ta cần nuôi gà với mật độ hợp lý. Mật độ nuôi thay đổi phụ thuộc vào lứa
tuổi và phương thức chăn ni. Tuy nhiên mật độ chuồng ni cịn thay đổi tuỳ
điều kiện khí hậu từng vùng, điều kiện chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi
của mỗi cơ sở.

- Ảnh hưởng của ánh sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai
đoạn đẻ cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm. Thời gian và cường
độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho gà ăn uống, vận động và nghỉ ngơi
tốt làm tăng khả năng sinh trưởng. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2020), Gà con
mới nở đến 3 tuần tuổi, không chiếu sáng 24 tiếng liên tục; cứ 22 tiếng chiếu
sáng thì có 2 tiếng trong bóng tối; từ 4 - 7 ngày tuổi chiếu 21 tiếng + 3 tiếng
trong bóng tối; sáng tối ngắt quãng sẽ giúp gà nghỉ ngơi; đồng bộ các hoạt động
của gà với việc ăn uống; lập thói quen ăn uống và hoạt động một cách tự nhiên
cho gà, sẽ tăng tỷ lệ sống và tăng khối lượng gà; cải thiện phản ứng kháng thể
với việc tiêm vaccine.
Từ 8 - 14 ngày tuổi nên chiếu sáng ngắt quãng: Chế độ 4 + 2 (4 tiếng sáng
+ 2 tiếng tối) xen kẽ nhau.
Sau 2 tuần tuổi, chỉ chiếu 10 tiếng/ngày. Sau 3 tuần, chỉ chiếu 8
10


tiếng/ngày. Khi gà chuẩn bị vào đẻ, tăng mỗi tuần 15 phút/ ngày. Ví dụ, gà
chuyên trứng từ tuần 16 chiếu 8 tiếng 15 phút; tuần 17 chiếu 8 tiếng 30 phút,
tăng lên như vậy cho đến khi đủ 16 tiếng/ngày. Lưu ý thời điểm bổ sung ánh
sáng, tuyệt đối không chiếu sáng bổ sung vào buổi tối và nửa đêm, tức là không
chiếu thêm vào lúc 18 - 20 giờ hàng ngày (để cho gà ngủ, hormone LH (gây
rụng trứng) hoạt động); chỉ chiếu sáng bổ sung sau 2 giờ sáng.
2.3.4. Các tính trạng ngoại hình của gia cầm
Ngoại hình là hình dáng bên ngồi có liên quan đến sức khỏe, cấu tạo, chức
năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và hình dáng
đặc trưng của một giống.
+ Màu sắc da, lơng
Màu sắc lông, da là một trong những chỉ tiêu dùng trong các cơng tác chọn
lọc gia cầm. Thơng thường thì màu sắc của lông đồng nhất là giống thuần, màu

lông không đồng nhất là giống không thuần đã bị pha tạp (không phải giống nào
cũng như vậy). Màu sắc của lơng gia cầm gắn chặt với sự có mặt của những sắc
tố melanin và lipocrom, ở trong lòng, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin
được tạo lên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor, tiền sắc
tố melanin là melarlogen. Sự oxy hóa melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho
ra các màu lông khác nhau, vàng đất, vàng gỉ sắt, hung gỉ sắt, nâu hung, nâu,
đen. Lơng gia cầm có những màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa các tiền
sắc tố trong tế bào lông. Da của gia cầm có rất nhiều màu sắc khác nhau như:
vàng, đen, đỏ,… phụ thuộc vào sắc tố có trong tế bào da. Màu vàng của da gia cầm
được quyết định bởi hàm lượng sắc tố carotenoid, xanthophyll nằm trong lớp mỡ
dưới da, các sắc tố này cịn có tác dụng làm đậm màu của thịt, chúng chỉ được cung
cấp từ thức ăn có carotenoid như ngơ vàng, bột thức ăn xanh, dầu gấc,… Ngồi ra
giống, dịng gia cầm cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
+ Đầu
Cấu tạo bộ xương của đầu được coi là có độ tin cậy nhất trong việc đánh
giá đầu. Đầu thô đều xấu với cả gà trống và gà mái. Gà trống có đầu giống đầu
11


gà mái thì có tính dục kém. Gà mái có đầu giống đầu gà trống sẽ không đạt được
khả năng sản xuất cao nhất, trứng đẻ ra thường khơng có phôi.
+ Mào
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp của gia cầm, có thể dùng để phân biệt
trống, mái. Mào là do gấp nếp của da tạo thành gồm lớp biểu bì và biểu mơ dưới
da, ở giữa chứa nhiều mạch máu (quyết định sắc tố của mào), mảng keo, tế bào
mỡ và các đầu mút thần kinh. Tùy theo hình dạng mào mà có các tên gọi khác
nhau như mào đơn (mào cờ, mào lá), mào hoa hồng, mào hạt đào, mào hạt đậu,
mào nụ, . . . Theo màu sắc, trạng thái sự phát triển của mào, người ta có thể đốn
được sức khỏe, sự phát dục và khả năng sinh sản của gia cầm (Nguyễn Thị Mai,
2009). Kích thước, màu sắc đặc trưng cho từng giống. Các giống gà nhẹ cân,

mào có kích thước trung bình, mào tai mềm và trắng. Các giống gà nặng cân,
mào nhỏ hơn, mào tai mỏng và đỏ. Tích hay cịn gọi là mào dưới, nằm ở dưới
mỏ của gà. Đặc điểm cấu tạo của tích giống với mào.
+ Mỏ
Mỏ là sừng chắc do biểu bì dày lên. Mỏ là một chỉ tiêu quan trọng trong
chọn lọc giống. Màu sắc của nó thường phù hợp với màu sắc của da chân và là
một đặc điểm của giống (Nguyễn Thị Mai, 2009). Mỏ phải chắc và ngắn, mỏ
trên và mỏ dưới phải phù hợp với nhau, Gà có mỏ dài và mảnh khơng có khả
năng sản xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc
này có thể bị nhạt đi vào kỳ cuối đẻ trứng.
+ Mắt
Mắt của gia cầm có rất nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, đen, trắng,
màu mắt gà có được là do sắc tố melanin quyết định.
+ Chân
Chân gia cầm hầu hết là có 4 ngón, rất ít có 5 ngón (như gà Ác). Cổ, bàn và
ngón thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cịn gân và da. Chân thường
có móng và cựa. Cựa có vai trị cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài. Vảy
chân gia cầm có nhiều hàng vảy khác nhau được xếp theo hình chữ nhân, mái
12


ngói, xếp thẳng hàng.
Chân gà phải chắc và khơng được khơ, hai bên to hơn có vảy bóng che
phủ.Gà có chân hình chữ bát, các ngón cong thì khơng nên chọn làm giống.
2.4. TIÊU TỐN THỨC ĂN
Tiêu tốn thức ăn được tính thơng qua lượng TĂ thu nhận của đàn gà sau
q trình theo dõi, là cơng việc được theo dõi thường nhật và tổng hợp lại sau
mỗi tuần. Chỉ tiêu này cơ bản đánh giá được sức khỏe đàn gà và mức độ ổn định
trong đàn. Lượng thức ăn thu nhận đang giảm đột ngột cho biết sức khỏe đàn gà
đang có chiều hướng đi xuống. Các tác động đó có thể do diễn biến thời tiết, gà

mắc bệnh hay do chính chất lượng thức ăn khơng cịn phù hợp với lứa tuổi.
Tiêu tốn thức ăn của gà sẽ được đánh giá căn cứ vào TĂ thu nhận
(g/con/ngày) và kg TĂ/kg tăng khối lượng. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày
phản ánh tình trạng sức khỏe tồn đàn, gà khỏe mạnh sẽ thu nhận thức ăn hàng
ngày nhiều và giảm thức ăn thừa. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của đàn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: kỹ thuật chăm sóc, thành phần dinh dưỡng, yếu tố mơi
trường tác động lớn đến lượng thu nhận thức ăn/ngày. Khi nhiệt độ môi trường
tăng lên sẽ làm giảm thức ăn thu nhận cả đàn, gà có tốc độ tăng trưởng chậm vì
vậy cần làm tăng kg TĂ/kg tăng trọng. Hay chất lượng thức ăn kém cũng làm
giảm khả năng thu nhận thức ăn, ngược lại thức ăn mới sẽ kích thích tính thèm ăn
của gà. Căn cứ vào chỉ tiêu này đánh giá được hiệu quả chăn ni, chỉ tiêu này có
giá trị càng thấp cho thấy chăn ni càng có lãi.
Đối với gia cầm ni thịt, TTTĂ thường tính cho 1kg tăng khối lượng cơ
thể, phụ thuộc vào dịng, giống, tính biệt, độ tuổi,…các giống có tốc độ tăng
trọng nhanh sẽ TTTĂ ít hơn các giống có tốc độ tăng trọng thấp. Những giai
đoạn tuổi đầu tiên TTTĂ thấp hơn so với giai đoạn sau.
TTTĂ của gia cầm còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, chế độ
chăm sóc, ni dưỡng, tình trạng sức khỏe,…Vậy TTTĂ là một chỉ tiêu kinh tế
kĩ thuật quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
13


2.5 TÌNH HÌNH CHĂN NI GIA CẦM TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.5.1. Tình hình chăn ni gia cầm trên thế giới
Ngành chăn ni gia cầm, có vị trí cực kỳ quan trọng về mặt an toàn thực
phẩm và dinh dưỡng, là ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển. Người ta cho rằng các yếu tố như tăng dân số, tăng
mức thu nhập và đơ thị hóa sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành trong
tương lai. Ngành gia cầm, có giá trị thị trường 310,7 tỷ USD vào năm 2020, dự
kiến sẽ tăng lên 322,55 tỷ USD vào năm 2021 và đạt kỷ lục với tốc độ tăng

trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,8%. Thị trường dự kiến đạt 422,97 tỷ đô la
vào năm 2025 với tốc độ CAGR là 7%.
Do sự xuất của nhiều giống gà mới có ưu thế về sản suất nên đã dẫn đến sự
pha tạp và giảm sút nguồn gen gia cầm bản địa. Theo FAO, nguồn gen các giống
vật ni trên tồn thế giới là 7.600 lồi, đã có 190 lồi bị tuyệt chủng trong vịng
15 năm qua và hơn 1.500 lồi đang có nguy cơ tuyệt chủng. FAO cho rằng, tồn
cầu hóa thị trường gia súc, gia cầm là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tính đa
dạng các giống vật ni. Đối với chăn ni gia cầm truyền thống thì sử dụng vật
ni với đa mục đích (cả hàng hóa và dịch vụ), trong khi, đối với chăn ni hiện
đại thì lại phát triển các loại giống chuyên biệt (để tối ưu hóa sản xuất).
Trải qua nhiều thập kỷ, ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp phát triển
đã kéo theo sự giảm sút đáng kể các nguồn gen gia cầm bản địa. Ở châu Phi và
châu Á, do sự lai tạo khơng có kiểm soát giữa các giống nhập khẩu với các
giống địa phương đã làm cho sự pha tạp và suy thoái nguồn gen gia cầm bản địa
ngày càng trầm trọng. Hậu quả là số lượng giống gia cầm địa phương tại nhiều
quốc gia ngày càng giảm sút, làm mất đi sự đa dạng nguồn gen vật ni.
2.5.2. Tình hình chăn ni gia cầm ở việt nam
Năm 2021 khép lại với nhiều thăng trầm cho ngành gia cầm Việt Nam.
Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 là cú sốc lớn về y tế, tác động
lên mọi mặt của nền kinh tế và xã hội. Ngành gia cầm cũng bị ảnh hưởng nặng
nề, khiến tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Ước tính tỷ lệ tăng
14


trưởng về sản lượng của ngành gia cầm năm 2021 chỉ đạt 1,5 - 1,7%, trong khi
giá trị gia tăng được cho là tăng trưởng âm.
Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Chăn ni Gia cầm Việt Nam (VIPA),
bình quân trong năm 2020, tổng đàn gà cả nước sản xuất hàng tháng khoảng 50 60 triệu con/tháng. Trong đó miền Bắc 23 triệu con (gà trắng 6 triệu, gà màu 17
triệu con/tháng), miền Nam 36 triệu/tháng (gà trắng 12 triệu con, gà lông màu
24 triệu con). Ðến quý I, II và III/2021, bình quân đàn gà cả nước giảm xuống

cịn 33 - 35 triệu con/tháng (trong đó miền Bắc còn 13 - 14 triệu con/tháng, miền
Nam còn 17 - 18 triệu con/tháng). Mức sụt giảm mạnh nhất ở khu vực chăn nuôi
nông hộ và gia trại không liên kết. Ðàn vịt cả nước từ 6,5 - 7 triệu con/tháng
năm 2020 xuống cịn bình qn 4,5 - 5 triệu/tháng năm 2021. Sản lượng trứng
40 - 41 triệu quả/ngày năm 2019 xuống cịn bình qn 32 - 33 triệu quả/ngày
trong bình quân 3 quý của năm 2021. Trong 2 tháng 11 và 12, sau khi cả nước
dỡ giãn cách xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, thì
ngành gia cầm bắt đầu có sự tăng trưởng khá hơn cả tổng cung và tổng cầu,
nhưng vẫn thấp hơn so năm 2020.
Về thương mại, do thị trường gia cầm giảm mạnh cả cung và cầu trong 3
quý đầu năm, khiến việc tiêu thụ sản phẩm gia cầm đều gặp rất nhiều khó khăn,
giá bán con giống và gia cầm thịt đều giảm sâu (có thời điểm gà lơng trắng chỉ
còn 7.000 - 8.000 đồng/kg) chỉ trừ mặt hàng trứng là có thời điểm tăng giá mạnh
(tháng 8, 9 tăng lên 2.500 - 3.000 đồng/quả). Tại miền Bắc không có tình trạng
bị tồn đọng lớn gà thịt như ở miền Nam, nhưng mức độ tiêu thụ chậm và giá bán
so với thời điểm trước khi thực hiện giãn cách xã hội đều giảm mạnh. Trong khi
đó, thịt gà đơng lạnh nhập khẩu không ngừng gia tăng trong năm qua càng tạo
áp lực lớn đối với sản xuất và tiêu thụ trong nước. Ước tính sản lượng thịt gà
đơng lạnh nhập khẩu cả năm 2021 khoảng 200.000 - 210.000 tấn.
Cuộc khủng hoảng về COVID-19 và giá TĂCN trong năm 2021 đã vẽ lại
bức tranh tổng thể về cơ cấu thành phần và phương thức chăn nuôi gia cầm ở
nước ta. Theo đó, thành phần và tỷ lệ số hộ, gia trại chăn nuôi đơn lẻ không
tham gia chuỗi liên kết đã bị giảm mạnh và nhường chỗ cho số hộ và trang trại
chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn.
15


×