Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen vasoactive intestinal peptide receptor 1 (cipr1) đối với khả năng sinh trưởng ở gà liên minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 61 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH
GEN VASOACTIVE INTESTINAL PEPTIDE
RECEPTOR 1 (VIPR1) ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG Ở GÀ LIÊN MINH

Hà Nội, 9/2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH
GEN VASOACTIVE INTESTINAL PEPTIDE
RECEPTOR 1 (VIPR1) ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG Ở GÀ LIÊN MINH

Người thực hiện

: Nguyễn Tuấn Dương

Khóa


: 63

Ngành

: Công nghệ sinh học

Người hướng dẫn

: TS. Trần Thị Bình Nguyên

Hà Nội, 9/2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả và số liệu trong khố luận này là hồn tồn trung
thực và là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành khố luận này đều đã
được cảm ơn. Mọi trích dẫn trong khố luận này đều đã được ghi nguồn rõ ràng.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Tuấn Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hồn thành khố luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng của bản thân
tơi cịn nhận được sự hướng dẫn, quan tâm từ cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè
và gia đình.

Nhân dịp hồn thành khố luận, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới TS. Trần Thị Bình Ngun đã dành nhiều cơng sức, thời gian để hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình tơi thực hiện khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học
và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phịng đã cung cấp mẫu thí
nghiệm trong q trính tơi thực hiện khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn Công nghệ Sinh học
Động vật và thầy, cô trong khoa Công nghệ Sinh học – Học viện nông nghiệp Việt Nam
đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong q trình học tập và thực hiện khố luận tại
khoa.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, các anh, các chị và bạn
bè – những người đã luôn ở bên, ủng hộ và giúp đỡ tơi trong suốt khoảng thời gian tơi
thực hiện khố luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Tuấn Dương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
TÓM TẮT.................................................................................................................... viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 2
PHẨN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................... 3
2.1.1. Sơ lược về phân loại gà nhà ............................................................................ 3
2.1.2. Nguồn gốc của gà nhà ..................................................................................... 3
2.2. Thông tin về giống gà Liên Minh ............................................................................. 3
2.3. Sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng ở gia cầm ................................. 5
2.3.1. Khái niệm về sinh trưởng................................................................................ 5
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ........................................................... 6
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng ở gà ................................................ 9
2.4.1. Các chỉ tiêu về kích thước các chiều đo trên cơ thể gà ................................... 9
2.4.2. Các chỉ tiêu về sức sinh trưởng ở gà ............................................................... 9
2.4.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng tích luỹ ........................................................................ 9
2.5. Cơ sở khoa học của mối tương quan giữa đa hình gen VIPR1 và khả năng sinh
trưởng ở gà..................................................................................................................... 10
2.5.1. Thông tin về hệ gen của gà ........................................................................... 10
2.5.2. Thông tin về gen Vasoactive Intestinal Peptide (VIP) và Vasoactive Intestinal
Peptide Receptor (VIPR1)....................................................................................... 14
2.5.3. Tình hình nghiên cứu về đa hình gen liên quan đến các tính trạng sinh trưởng
ở gà .......................................................................................................................... 15
PHẨN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...............................................................20
iii


3.1. Vật liệu ................................................................................................................... 20
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 20

3.1.2. Hố chất ........................................................................................................ 20
3.1.3. Máy móc và thiết bị ...................................................................................... 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 22
3.2.1. Phương pháp tách chiết ADN hệ gen từ máu ............................................... 22
3.2.2. Phương pháp điện di ..................................................................................... 23
3.2.3. Phương pháp PCR – RFLP ........................................................................... 24
3.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................................ 26
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 27
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................29
4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng của gà Liên Minh
....................................................................................................................................... 29
4.1.1. Chỉ tiêu về sức sinh trưởng ........................................................................... 29
4.1.2. Chỉ tiêu về kích thước cơ thể ........................................................................ 34
4.2. Kết quả tách chiết ADN tổng số từ mẫu máu gà Liên Minh .................................. 35
4.3. Phân tích chỉ thị phân tử liên quan đến tính trạng sinh trưởng ở gà Liên Minh .... 36
4.3.1. Khuếch đại các đa hình gen VIPR1 .............................................................. 36
4.3.2. Phân tích đa hình gen VIPR1 bằng kĩ thuật RFLP ........................................ 37
4.4. Phân tích tần số alen/kiểu gen ................................................................................ 37
4.5. Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 đối với các chỉ tiêu sinh trưởng ở
gà Liên Minh ................................................................................................................. 38
4.5.1. Mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 đối với khối lượng cơ thể ở gà trống
Liên Minh ................................................................................................................ 38
4.5.2. Mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 đối với khối lượng cơ thể ở gà mái
Liên Minh ................................................................................................................ 40
4.5.3. Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 đối với kích thước các chiều
đo cơ thể ở gà trống Liên Minh .............................................................................. 41
4.5.4. Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 đối với kích thước các chiều
đo cơ thể ở gà mái Liên Minh ................................................................................. 42
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................43
5.1. Kết luận................................................................................................................... 43

5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ lược về phân loại gà nhà ............................................................................3
Bảng 2.2. Nghiên cứu đa hình gen liên quan tính trạng sinh trưởng ở gà.....................16
Bảng 3.1. Thơng tin mồi sử dụng trong kỹ thuật PCR gen VIPR1 ...............................20
Bảng 3.2. Các hoá chất sử dụng trong nghiên cứu ........................................................20
Bảng 3.3. Thành phần một số hoá chất dùng trong nghiên cứu ....................................21
Bảng 3.4. Một số máy móc và thiết bị dùng trong nghiên cứu ....................................21
Bảng 3.5. Chu kì nhiệt của phản ứng PCR ....................................................................26
Bảng 3.6. Thông tin về enzyme cắt hạn chế được sử dụng ...........................................26
Bảng 4.1. Khối lượng trung bình hàng tuần của gà Liên Minh.....................................29
Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Liên Minh qua các tuần tuổi ...........................32
Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà Liên Minh qua các tuần tuổi .........................33
Bảng 4.4. Kích thước các chỉ số đo cơ thể của gà Liên Minh tại tuần thứ 20 ..............34
Bảng 4.5. Tần số phân bố kiểu gen/alen của đoạn gen mã hoá VIPR1 .........................37
Bảng 4.6. So sánh tần số alen/kiểu gen trong phân tích đa hình gen ở một số giống gà
khác ................................................................................................................................38
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mối tương quan giữa đa hình gen VIPR1 với khối lượng cơ
thể theo từng tuần ở gà trống Liên Minh .......................................................................39
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mối tương quan giữa đa hình gen VIPR1 với khối lượng cơ
thể theo từng tuần ở gà mái Liên Minh .........................................................................40
Bảng 4.9. Kết quả phân tích mối tương quan giữa đa hình gen VIPR1 với kích thước các
chiều đo cơ thể ở gà trống Liên Minh ...........................................................................41
Bảng 4.10. Kết quả phân tích mối tương quan giữa đa hình gen VIPR1 với kích thước
các chiều đo cơ thể ở gà mái Liên Minh .......................................................................42


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ QTL trên NST gà, NST giới tính ♂ (ZZ), ♀ (WZ) ...........................11
Hình 2.2. Bản đồ QTL các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng khối lượng cơ
thể gà..............................................................................................................................12
Hình 2.3. Bản đồ QTL các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng khối lượng cơ
thể ở gà tại 1 ngày tuổi ..................................................................................................13
Hình 2.4. Vị trí gen VIPR1 trên nhiễm sắc thể số 2 ở gà ..............................................14
Hình 3.1. Nguyên lý kĩ thuật PCR .................................................................................25
Hình 3.2. Bộ xương gia cầm..........................................................................................27
Hình 4.1. Hình đại diện sản phẩm điện di ADN hệ gen gà Liên Minh .........................35
Hình 4.2. Hình đại diện sản phẩm PCR đoạn gen VIPR1: 486 bp ................................36
Hình 4.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR/RFPL VIPR1/1715301 ................................37

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

ADN

Deoxyribonucleic acid


Axit đêôxiribônuclêic

Bp

Base pair

Cặp bazơ

BW

Body weight

Khối lượng cơ thể

C

Cytosine Nucleotide

Nuclêôtit Cytosin

Cs

-

Cộng sự

EDTA

Ethylene Diamine Tetraacetic
Acid


-

F

Forward

Mồi xuôi

FAO

Food and Agriculture
Organization

Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp

NST

-

Nhiễm sắc thể

P

Probability value

Giá trị xác suất

PCR


Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi polymerase

Quantitative Trait Loci

Quantitative Trait Loci Cụm gen
tính trạng số lượng
Cơ sở dữ liệu Quantitative Trait
Loci Cụm gen tính trạng số lượng

QTL
QTLdb

Quantitative Trait Loci database

R

Reverse

Mồi ngược

RE

Restriction Enzyme

Enzym cắt hạn chế

RFLP


Restristion Fragment Length
Polymorphisms

Đa hình chiều dài đoạn phân cắt
giới hạn

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

SDS

Sodium Dodecyl Sulfate

-

T

Thymine Nucleotide

Nuclêôtit Thymin

TAE

Tris-acetate-EDTA

-


TE

Tris – Ethylen Diamin Tetra
Acetic

-

tm

Melting Temperature

Nhiệt độ nóng chảy

UV

Ultraviolet

Tia UV

WZ

-

Nhiễm sắc thể ZW

ZZ

-


Nhiễm sắc thể ZZ

vii


TĨM TẮT
Tên khố luận: Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen Vasoactive Intestinal Peptide
Receptor 1 (VIPR1) đối với khả năng sinh trưởng ở gà Liên Minh.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bình Nguyên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Dương
Khoa: Cơng nghệ Sinh học
Lớp: CNSHB

Khố: 63

Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá các chỉ tiêu liện quan đến sinh trưởng ở gà Liên Minh.
- Xác định mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 với tính trạng sinh trưởng ở gà
Liên Minh.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tách chiết ADN hệ gen từ máu.
- Phương pháp điện di.
- Phương pháp PCR – RFPL.
- Phương pháp xác định khối lượng và kích thước các chiều cơ thể của gà.
- Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng.
- Phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
1. Khả năng sinh trưởng
Nuôi đến 20 tuần tuổi, khối lượng của gà trống là 1965,74 g và gà mái là 1661,76
g.

Gà trống đạt tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất là 19,24 g/con/ngày ở giai đoạn
7 – 8 tuần tuổi, gà mái đạt 16,72 g/con/ngày ở giai đoạn 12 – 14 tuần tuổi.
Tốc độ sinh trưởng tương đối tại đạt 49,42 % ở gà trống và 49,30 % ở gà mái vào
giai đoạn tuần tuổi đầu tiên.
2. Kích thước cơ thể
Ở tuần tuổi thứ 20, kích thước các chiều đo như dài thân, dài lườn, dài bàn chân,
dài đùi, dài cẳng chân, sâu ngực và dài cánh của gà trống lần lượt là 22 cm, 15,84 cm,
8,53 cm, 23,69 cm, 12,47 cm, 16,12 cm và 8,41 cm; đối với gà mái chiều dài các kích
thước này lần lượt là 20,47 cm, 14,55 cm, 7,72 cm, 21,05 cm, 11,18 cm, 14,49 cm, 6,99
cm.
viii


3. Kết quả phân tích đa hình gen VIPR1
Xác định được tần số alen và kiểu gen gà Liên Minh tại đa hình gen VIPR1 trong
đó tần số của alen C (0,62) cao hơn tần số của alen T (0,38).
Quan sát được 3 kiểu gen trong quần thể là CC, CT và TT phân bố theo tần số lần
lượt là 0,35, 0,54, 0,11.
Khơng tìm thấy mối liên quan giữa đa hình gen VIPR1 đối với chỉ tiêu về sinh
trưởng và kích thước các chiều đo cơ thể ở gà Liên Minh.

ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực địa lý có tính đa dạng sinh
học cao với bề dày lịch sử hàng ngàn năm và là một trong những cái nôi thuần hoá động
vật với nhiều loại gia súc, gia cầm. Do đó nguồn gen gà bản địa của nước ta rất phong
phú với hàng chục giống gà tốt như gà Đơng Tảo, gà Mía, gà Ri, gà Tàu Vàng, gà

Hồ,…Các giống gia cầm bản địa có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu và chế
độ dinh dưỡng thấp, cho thịt thơm ngon phù hợp với khẩu vị người Việt. Tuy nhiên các
giống trên có đặc điểm chung là năng suất trứng thịt, trứng khá thấp nên chưa thể đáp
ứng được nhu cầu của thị trường.
Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, thu nhập bình qn tăng lên thì số
lượng người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm từ gia cầm có chất lượng
cao nói chung và gà nói riêng ngày càng lớn, đặc biệt là các giống gà quý hiếm. Tuy
nhiên trong thực tế thì các giống gà q hiếm có chất lượng cao thường có năng suất
thấp, giá thành cao nên khó phát triển thành hàng hố. Gà Liên Minh là giống gà quý
của huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phịng. Đây là giống gà có ngoại hình rất đặc
trưng, thân to, có sức đề kháng cao và khả năng chịu đựng đối với điều kiện thức ăn
nghèo dinh dưỡng; thịt gà Liên Minh rất được ưa chuộng vì có hương vị đặc trưng, lớp
da mỏng, giịn, thịt chắc, dai và có vị ngọt. Các sản phẩm chế biến từ thịt gà Liên Minh
là đặc sản tại các nhà hàng, siêu thị và địa điểm ẩm thực. Nhu cầu của thị trường về sản
phẩm từ gà Liên Minh là rất lớn tuy nhiên với quy mô và điều kiện chăn ni hiện tại
thì chỉ đáp ứng được một phần nhỏ của thị trường.
Mục tiêu của ngành chăn nuôi gia cầm hiện đại là tạo ra các dòng gia cầm có năng
suất cao (Kulibaba & Podstreshnyi, 2012), đây ln là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà chăn nuôi. Gen VIPR1 được chứng minh là có vai trị trong suốt q trình sinh sản
và phát triển của động vật có xương sống (Li J. & cs., 2014). Kết quả nghiên cứu gần
đây của Tran Thi Binh Nguyen & cs. (2018) đã chỉ ra rằng có mối liên hệ có ý nghĩa đối
với đa hình nucleotide ở vị trí C1715301T ở gen VIPR1 với số lượng trứng (P<0,05).
Khối lượng cơ thể là một chỉ số quan trọng cho sự thành công trong suốt giai đoạn sản
xuất trứng, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi (International, 2018). Nghiên cứu của Bish
& cs. (1985) chỉ ra rằng gia cầm vừa và nhỏ sản xuất trứng hiệu quả hơn. Nghiên cứu
1


khác cho rằng sự khởi đầu của quá trình tạo trứng có liên quan chặt chẽ với trọng lượng
cơ thể (Brody & cs., 1980; Leeson & Summers, 1979). Vì vậy cần phải có sự chọn lọc

đối với tính trạng sinh trưởng để giúp giảm thiểu sự tăng cân vượt quá trọng lượng sản
xuất trứng ở gà.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào phân tích mối liên quan giữa đa hình C1715301T
ở gen VIPR1 đối với khả năng sinh trưởng trên gà Liên Minh. Để góp phần phục vụ
cơng tác chọn tạo giống, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh
tế cho người chăn nuôi, tôi xin thực hiện đề tài “Đánh giá mối liên quan giữa đa hình
gen Vasoactive Intestinal Peptide Receptor 1 (VIPR1) đối với khả năng sinh trưởng ở
gà Liên Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện được đa hình của gen VIPR1 và xác định được mối liên quan di truyền
giữa gen này đối với khả năng sinh trưởng ở gà Liên Minh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Gà Liên Minh được nuôi tại Trung tâm tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng.
1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Khoá luận được tiến hành từ tháng 2/2022 đến tháng 9/2022.
- Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Công nghệ sinh học Động vật – Khoa công nghệ
Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2


PHẨN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Sơ lược về phân loại gà nhà
Bảng 2.1. Sơ lược về phân loại gà nhà
Giới (Kingdom)

Animal

Động vật


Ngành (Phylum)

Chordata

Có xương sống

Lớp (Class)

Aves

Chim

Bộ (Oder)

Galliormes



Họ (Family)

Fasianidea

Trĩ

Chủng (Kind)

Gallus




Lồi (Species)

Gallus gallus

Gà nhà

2.1.2. Nguồn gốc của gà nhà
Theo giả thiết của Darwin, tổ tiên của các giống gà nhà hiện nay có nguồn gốc từ
gà rừng Gallus banquiva sống ở miền bắc Ấn Độ và bán đảo Đông Dương. Darwin cho
rằng gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng bao gồm 4 chủng khác nhau:
- Gallus sonnerati phân bố ở miền tây và miền nam Ấn Độ
- Gallus lafeyetti phân bố ở Srilanca
- Gallus varius phân bố ở Indonesia
- Gallus banquiva phân bố ở Ấn Độ, bán đảo Đông Dương Philippin
Gà nhà Việt Nam được thuần hoá sớm nhất ở Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn Tây và
được cho là bắt nguồn từ gà rừng Gallus banquiva (Nguyễn Thị Mai & cs., 2009). Qua
thời gian, giống gà hoang dại đầu tiên nhân dân ta đã tạo ra được nhiều giống gà khác
nhau như: Gà Đơng Tảo, gà Hồ, gà Mía, gà Ri, gà Chọi và được phân bố rộng rãi.
2.2. Thông tin về giống gà Liên Minh
Gà Liên Minh là giống gà bản địa, được ni lâu năm có nguồn gốc từ thơn Liên
Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Với địa hình tựa như chiếc
mũ lộn ngược, thơn Liên Minh nằm độc lập trong một thung lũng nhỏ được bao quanh
bởi núi đá vai kề vai như bức tường thành vĩ đại ngăn cách thơn với bên ngồi tạo nên
3


một vùng khí hậu và thổ nhưỡng riêng. Chính địa thế đặc biệt này của thơn Liên Minh
cùng với khí hậu trong lành, ơn hồ đã góp phần tạo nên giống gà quý của thôn: Gà Liên
Minh.

Gà Liên Minh là giống gà địa phương dễ ni, có sức chống chịu bệnh tật tốt, thịt
gà có mùi vị thơm ngon và có giá bán cao. Đây là giống gà quý, được coi là sản phẩm
đặc trưng của đảo Cát Bà và là một trong mười tám đặc sản của Hải Phòng được chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Gà Liên Minh được Viện Chăn nuôi đưa vào
danh mục nghiên cứu, bảo tồn vật nuôi quý hiếm trong chương trình bảo tồn quỹ gen
vật ni Quốc gia năm 2008.
Ngoại hình của gà Liên Minh tương đối đồng nhất và vô cùng đặc trưng không
giống với bất cứ giống gà nào khác: Gà trống trưởng thành có mào cờ rất phát triển, đẹp;
mỏ và da màu vàng, chân cao, thanh tú, nhẹ nhàng; lông ở phần dưới: ngực, bụng và đùi
màu vàng sẫm, riêng phần cổ lưng, cánh có màu đỏ ngơ; chóp đi có màu đen. Gà mái
trưởng thành có mào cờ to vừa phải; mỏ và da màu vàng; lông màu vàng sáng; riêng
phần cổ nhiều con có cườm đen, chót đi màu đen.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Trân Châu, ông Phạm Văn Thoả cho biết tổng đàn
gà toàn xã Trân Châu hơn 8,600 con, trong đó người dân thơn Liên Minh ni hơn 3.500
con. Tuy nhiên, giống gà quý Liên Minh chỉ có ở thơn Liên Minh. Cả thơn có hơn 20
hộ, hộ nào cũng ni gà. Nhà ni ít hơn 10 con, nhiều 200 – 300 con. Thức ăn nuôi gà
chủ yếu được trộn từ ngơ, cám gạo và thóc. Gà Liên Minh vẫn được ấp đẻ tự nhiên, mỗi
lứa gà Liên Minh để khoảng 10 – 12 trứng. Từ khi trứng nở khoảng 8 – 9 tháng là có
thể xuất bán, trọng lượng của gà trống có thể tới 4 – 5 kg, trọng lượng gà mái tới 2 – 2,5
kg. Do điều kiện có nhiều đồi, rừng nương rộng rãi nên gà Liên Minh chủ yếu được nuôi
theo phương thức bán chăn thả, chỉ cần chuồng trại khi trời mưa to hay lên ổ đẻ. Do
được nuôi thả theo phương pháp tự nhiên nên gà Liên Minh có phẩm chất thịt thơm
ngon, lớp mỡ dưới da mỏng, da giòn và dai, thịt săn chắc, ngọt đậm đà mang hương vị
đặc trưng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon nên rất được thị trường ưa chuộng.
Giá của gà Liên Minh gấp 2 – 3 lần giá của gà bình thường, khoảng 200 – 250 nghìn
đồng/kg, đóng góp vào nguồn thu nhập cho các hộ dân thôn Liên Minh.
Gà Liên Minh ngon, rất dễ bán tuy nhiên quy mô chăn ni giống gà này cịn mang
tính chất nhỏ lẻ, tốc độ sinh trưởng chậm cộng với việc chăn nuôi gà Liên Minh theo
hình thức chăn thả tự do làm gà bị lai tạp, tự chọn lọc và việc nhân giống tại mỗi gia
4



đình nên xảy ra hiện tượng cận huyết, khối lượng cơ thể và năng suất sinh sản của đàn
gà giống giảm dần qua các thế hệ, từ đó làm giảm giá trị kinh tế của giống gà này. Bởi
vậy nên hiện tại gà Liên Minh thể chưa đáp ứng được nhu cầu của khu du lịch và người
dân địa phương.
2.3. Sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng ở gia cầm
2.3.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hố và dị hoá, là sự tăng chiều
dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di
truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein.
Tốc độ tích luỹ của các chất và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của
các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể dẫn theo (Trần Định Miên & Nguyễn Kim
Đường, 1992).
Theo (Godfrey & Jaap, 1952) sự di truyền về khối lượng cơ thể ở gia cầm do 15
cặp gen tham gia trong đó có ít nhất một gen sinh trưởng liên kết với giới tính (nằm trên
nhiễm sắc thể X) vì vậy có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa con mái và con trống
trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái từ 24 – 32%. Ở gà, các giống gà hướng
trứng nhẹ hơn các giống gà hướng thịt 2 lần và giống gà kiêm dụng 1,3 – 1,7 lần.
Ở gia cầm sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số lượng, kích
thước của tế bào và thể dịch trong mơ bào ở giai đoạn phát triển của phôi. Trong giai
đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô. Trong một số mô, sinh
trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Giai đoạn này sinh trưởng được
chia làm 2 thời kì; thời kỳ gà con và thời kì gà trưởng thành.
- Thời kỳ gà con:
Thời kì này lượng tế bào tăng nhanh, nên quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh,
một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh như các men tiêu hoá chưa đầy đủ,
khả năng điều tiết thân nhiệt kém gà con dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và ni dưỡng. Vì
vậy thức ăn và nuôi dưỡng trong thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng
của gia cầm. Thời kỳ này cịn diễn ra q trình thay lơng, đây là q trình sinh lý quan

trọng của gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề ni dưỡng đặc
biệt là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin
hạn chế như lizin, methionine, triptophan,…
5


- Thời kì gà trưởng thành:
Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát triển hoàn thiện. Số
lượng thế bào tăng chậm, chủ yếu là q trình phát dục. Q trình tích luỹ chất dinh
dưỡng của gia cầm một phần là để duy trì sự sống, một phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh
trưởng chậm hơn thời kỳ gà con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích
hợp để cho hiệu quả kinh tế cao.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
2.3.2.1. Ảnh hưởng của dòng, giống
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác
nhau. Các giống gia cầm hướng thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gia cầm
hướng trứng và kiêm dụng.
Lerner & Asmundson (1938) đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các giống gà
Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi và kết luận rằng gà Plymouth Rock
sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn 2 – 6 tuần tuổi và sau đó khơng có sự khác nhau.
Nguyễn Mạnh Hùng & cs. (1994) cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các giống
gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 – 700g (1330%). Trần Long & cs. (1996) nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (dòng
V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dịng hồn tồn
khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Theo Godfrey & Jaap (1952), sự di truyền các tính trạng về khối lượng cơ thể do
15 cặp gen tham gia trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm
trên nhiễm sắc thể X) vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con
mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 – 32%. Chambers (1990) cho
biết rằng có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Có
gen ảnh hưởng một vài tính trạng riêng lẻ. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho rằng sự di

truyền tính trạng về khối lượng cơ thể là do tối thiểu 15 cặp gen quy định tốc độ sinh
trưởng của gia cầm.
2.3.2.2. Ảnh hưởng của tính biệt
Tốc độ sinh trưởng của các loại gia cầm phụ thuộc vào giới tính, con trống lớn
nhanh hơn con mái. Theo tài liệu của Chambers (1990), có nhiều gen ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen
6


ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có
gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Một số tác giả khác chỉ ra rằng gà mái có
tốc độ sinh trưởng thấp hơn gà trống khoảng từ 24 – 32%, tác giả kết luận rằng sự sai
khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính)
hoạt động mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính).
2.3.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ mọc lơng
Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lơng nhanh có tốc độ
sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Kushener K.F (1974) cho rằng tốc độ mọc lơng có quan
hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lơng nhanh và đều hơn
ở gà chậm lớn. Theo Siegel. P.S & Dumington E.D (1978) những alen quy định mọc
lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao. Hayes & McCarthy (1976) đã xác định trong
cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng
của hoocmon có tác dụng ngược chiều với gen liên kết với giới tính quy định tốc độ mọc
lơng.
2.3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng (30 ngày tuổi đầu) của gà địi hỏi
mức nhiệt độ phù hợp do cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh. Mức nhiệt quá thấp
sẽ làm gà tụ đống, không sử dụng thức ăn dẫn đến sinh trưởng kém hoặc chết do dẫm
đạp lên nhau. Ngược lại, nếu mức nhiệt quá cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà
uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh
đường tiêu hóa.

Theo Pingel & Jeroch (1980) lúc 1 ngày tuổi nhiệt độ cơ thể gà vào khoảng 41,2
– 41,7ºC, nếu được ni trong điều kiện mơi trường có nhiệt độ 29 nhiệt độ cơ thể giảm
còn 39 - 39,5ºC. Đến 10 ngày tuổi nhiệt độ của gà còn 41ºC, nếu được nuôi trong môi
trường 26ºC nhiệt độ cơ thể giảm cịn 31ºC , ở nhiệt độ mơi trường 12 - 20ºC chỉ sau 2
phút có ảnh hưởng tới nhịp tim và huyết áp, trong 180 phút nhiệt độ cơ thể chỉ còn 15ºC
và gà con sẽ chết. Hệ thống điều tiết nhiệt ở gà con hoàn thiện lúc gà con 4 tuần tuổi,
khi lớp lông vũ đầy đủ thay thế cho lớp lơng tơ. Nếu gà bị lạnh thì gà sẽ sử dụng năng
lượng dự trữ để sưởi ấm cơ thể, nhu cầu năng lượng của gà tăng lên chúng sẽ ăn nhiều
hơn.
2.3.2.5. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
7


Mơi trường chuồng trại ẩm ướt có tác động tiêu cực đến sự sinh trưởng của gia
cầm do lượng khí độc sinh ra nhiều và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh
phát triển. Mặt khác, độ ẩm q thấp hay q cao đều khơng có lợi, bởi vì nhiệt độ thấp
mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược
lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn đến
cảm nóng, ở mọi mơi trường gà con đều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng và phát dục.
2.3.2.6. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới gia cầm, nhất là trong giai đoạn gà mới nở và giai
đoạn gà đẻ nên việc duy trì chế độ chiếu sáng phù hợp là rất cần thiết. Điều kiện ánh
sáng thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt tới khả năng
sinh trưởng.
Theo Bùi Đức Lũng & Lê Hồng Mận (1993) gà Broiler cần được chiếu sáng 23
giờ/ngày khi ni trong nhà kín (mơi trường nhân tạo). Kết quả thí nghiệm 1 – 2 giờ
chiếu sáng sau đó 2 – 4 giờ khơng chiếu sáng cho kết quả tốt – gà lớn nhanh, chi phí
thức ăn giảm. Cũng theo hãng Arbor Acres khuyến cáo: với gà Broiler giết thịt sớm 38
– 42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường độ chiếu sáng

20 lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5 lux.
Với gà Broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày: thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ;
ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ;
ngày 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23 – 24 là 18 giờ; và ngày 25 đến kết thúc là 24 giờ. Cường
độ chiếu sáng ở ngày đầu 20 lux, những ngày sau là 5 lux.
2.3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ nuôi
Mật độ nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng khí độc sinh ra trong chuồng nuôi. Mật độ
nuôi cao làm tăng hàm lượng các khí như NH3, CO2, H2S,… tăng cao, các khí này khi
đi vào cơ thể làm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm bị trúng độc kiềm (Đỗ
Ngọc Hoè, 1995).
Mật độ chuồng nuôi cao cũng dẫn đến hàm lượng vi sinh vật trong chuồng tăng
làm chuồng bụi bẩn nhiều, cùng với hàm lượng vi sinh vật tăng cao trong chất độn
chuồng cùng với nhiệt độ, độ ẩm khơng khí cao là các vectơ lan truyền mầm bệnh.

8


Ngồi ra, mật độ ni ảnh hưởng tới khả năng điều hịa thân nhiệt, vì mật độ ni
làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng ni. Giảm mật độ ni, góp phần
làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn. Với điều kiện khí hậu ở nước ta, khi ni gà nhốt
thì mật độ 10 con/m2 hoặc ít hơn là thích hợp.
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng ở gà
2.4.1. Các chỉ tiêu về kích thước các chiều đo trên cơ thể gà
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho
từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới
hạn kích thước của lồi, cá thể… do tính di truyền quy định. Tính di truyền của kích thước
khơng tn theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel. Kích thước cơ thể ln có
mối tương quan chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến chỉ
tiêu sinh sản như tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích
hợp trong chăn ni gà.

Theo Bùi Hữu Đoàn & cs. (2011), các chỉ tiêu quan trọng về kích thước cơ thể gia
cầm là: Chiều dài thân, chiều dài lườn, vòng ngực, sâu ngực, chiều dài bàn chân, chiều
dài đùi, độ lớn góc ngực,... và cũng theo tác giả trên, việc xác định được các tính trạng
này sẽ giúp người nghiên cứu nắm được đặc điểm, sự giống và khác nhau trong cấu trúc
cơ thể của mỗi cá thể, dòng, giống gia cầm. Khi xác định được mối quan hệ giữa các tính
trạng này với các tính trạng năng suất sẽ giúp các nhà tạo giống định hướng trong việc
chọn lọc và chọn phối thuận lợi hơn.
2.4.2. Các chỉ tiêu về sức sinh trưởng ở gà
2.4.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích luỹ chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn ni
(thường xác định theo tuần tuổi) (Bùi Hữu Đồn & cs., 2011). Trong chăn ni nói
chung và trong chăn ni gia cầm nói riêng thì khối lượng là chỉ tiêu được các nhà chăn
nuôi đặc biệt quan tâm. Khối lượng cơ thể là do nhiều gen quy định, khối lượng cơ thể
qua từng giai đoạn nuôi là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng và phát
triển của gia cầm. Và đây cũng chính là đặc điểm quan trọng phản ánh sức sản xuất thịt
của gà. Khối lượng gà càng cao thì sức sản xuất thịt càng tốt và ngược lại.
Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định khối lượng cơ thể theo từng
9


tuần tuổi, từ đó, vẽ được đồ thị sinh trưởng tích luỹ, đó chính là đường cong sinh trưởng.
Theo tài liệu của Chambers (1990) đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 đặc điểm
chính, gồm 4 pha:
- Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở
- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
- Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành đường cong sinh trưởng
không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn làm rõ về chất lượng, chỉ ra sự sai khác
giữa các dịng, các giống, tính biệt, điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, mơi trường.
2.3.3.2. Chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa
hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra khi tính tốn số liệu thu được từ sinh sản tích
luỹ (Bùi Hữu Đồn & cs., 2011). Chỉ tiêu này được tính bằng g/con/ngày, đồ thị có dạng
Parabol.
2.3.3.3. Chỉ tiêu sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là khối lượng gia cầm tăng lên tương đối của lần cân sau so
với lần cân trước Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường 43 xác định sinh trưởng
tương đối theo từng tuần tuổi, đơn vị tính sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%),
đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hyperbol (Bùi Hữu Đồn & cs., 2011).
2.5. Cơ sở khoa học của mối tương quan giữa đa hình gen VIPR1 và khả năng sinh
trưởng ở gà
2.5.1. Thông tin về hệ gen của gà
Tính đến ngày 24/8/2022, đã có 16,656 QTL được đăng tải trên trang chủ Chicken
QTLdb trong đó có 2,162 QTL liên quan đến tính trạng khối lượng, trong đó có 418
QTL liên quan đến mức tăng trung bình hằng ngày, 380 QTL liên quan đến tính trạng
tăng trọng cơ thể, 185 QTL liên quan đến trọng lượng thân thịt,v..v.

10


Hình 2.1. Bản đồ QTL trên NST gà, NST giới tính ♂ (ZZ), ♀ (WZ)
( />
11


Hình 2.2. Bản đồ QTL các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng khối
lượng cơ thể gà
( />Ghi chú: BW: Khối lượng cơ thể (Body weight). Tất cả các QTL được hiển thị bên phải của nhiễm sắc
thể. Nếu số lượng QTL hiển thị trên nhiễm sắc thể là năm (lấp đầy khoảng trống), có thể có thêm
nhiều QTL liên quan đến đặc điểm sinh sản trên nhiễm sắc thể đó. Các dịng QTL màu đỏ thể hiện sự

liên kết chặt chẽ, các dòng màu xanh gợi ý các bằng chứng thống kê. Nhiễm sắc thể được vẽ chủ yếu
dựa trên bản đồ liên kết của gà Wageningen

12


Hình 2.3. Bản đồ QTL các vùng gen trên NST liên quan đến tính trạng khối
lượng cơ thể ở gà tại 1 ngày tuổi
( />Ghi chú: BW: Khối lượng cơ thể (Body weight). Tất cả các QTL được hiển thị bên phải của nhiễm sắc
thể. Nếu số lượng QTL hiển thị trên nhiễm sắc thể là năm (lấp đầy khoảng trống), có thể có thêm
nhiều QTL liên quan đến đặc điểm sinh sản trên nhiễm sắc thể đó. Các dịng QTL màu đỏ thể hiện sự
liên kết chặt chẽ, các dòng màu xanh gợi ý các bằng chứng thống kê. Nhiễm sắc thể được vẽ chủ yếu
dựa trên bản đồ liên kết của gà Wageningen

13


2.5.2. Thông tin về gen Vasoactive Intestinal Peptide (VIP) và Vasoactive Intestinal
Peptide Receptor (VIPR1)
Vasoactive Intestinal Peptide (VIP) chứa 28 axit amin thuộc nhóm
secretin/glucagons, có gen mã hố hormone VIP nằm trên nhiễm sắc thể số 2. Nó được
biểu hiện trên khắp cơ thể và thực hiện một số hoạt động sinh lý trong hệ tuần hoàn, hệ
miễn dịch, hệ sinh sản và hệ tiêu hoá (Gressens & cs., 1993; Said, 1986).. VIP là yếu tố
giải phóng hocrmone ở chim (Cloues & cs., 1990; El Halawani & cs., 1990; Péczely,
1992) như chim bồ câu cổ khoang và chim bồ câu (Lea & Vowles, 1986), gà tây mái (El
Halawani & cs., 1990; Knapp & cs., 1988; Mauro & cs., 1989; Opel & Proudman, 1988;
Pitts & cs., 1994; Proudman & Opel, 1988), gà mái bantam (Macnamee & cs., 1986;
Talbot & cs., 1991).

Hình 2.4. Vị trí gen VIPR1 trên nhiễm sắc thể số 2 ở gà

/>
VIPR (Vasoactive Intestinal Receptor) là một thụ thể của VIP và được kích hoạt
bởi VIP để sản sinh và giải phóng prolactin (El Halawani & cs., 1990). Ở gà, gen VIPR1
(Vasoactive intestinal peptide receptor) nằm trên p3.2 của nhiễm sắc thể 2 (Kansaku &
cs., 2001), kích thước phân tử 67,906 bp, gồm 13 exon có kích thước từ 45 đến 1,031
bp. Gen VIPR1 biểu hiện ở vùng dưới đồi và tuyến yên nhưng chủ yếu ở tuyến yên và
chỉ biểu hiện sản phẩm ARN thơng tin có liên quan đến thay đổi sinh sản. Các nghiên
cứu trước đây cho thấy VIPR1 có mối liên hệ rất lớn đối với các tính trạng sinh sản như
thời gian ấp trứng, tuổi đẻ trứng, năng suất trứng,.. tuy nhiên lại ít có nghiên cứu về gen
này đối với tính trạng sinh trưởng ở gia cầm,
14


×