Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn ngọc anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.22 KB, 77 trang )

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGỌC ANH
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KẾ HOẠCH

3
 !"#$%&'#()
1.2. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP

5


*+, /#)
&, .'012#32 "#$%4
1.3. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH GỖ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH:

7
5637(8
9-:"#;<=>
*?&/@AB
 (%C%=A
1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

12
5!7D"#C.$%A
 27$%A
*EF-D($%A
*?&/@A
1.5 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾ HOẠCH KINH DOANH

13
) F;$%@A
) F;$%C(A
)GHD($%$'#A)
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NGỌC ANH 16
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

16
IJ#&HHKK&:4
*EC.3"#38
 !0(@"#3>

*HH7# B
)*HHK;K6AL
4M%N;;O2$'#"#3&P!N#
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY

25
I3&HOQ3'D$%$'#"#3)
2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CÔNG TY

32
*HHD($%@
*HHD$%C(L
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

45
*?&/@)
5627(A>
 3%67D)L
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC ANH

52
)R-:A)
)5P%S6)
)53QA))
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH 57
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI

57
3.2. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC ANH NĂM 2014


57
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH

58
*K7C.$%3&A)>
<3?&/)B
<3-KKE6Q7D4L
TQ3'D(=&(7$%;O2A4L
)*!/DP#SC#A4
4 J&U-V0Q2W20((0&#C?"#3A4
8#',#K&:;<"#3A4
> 3&3X0N;C;<A4
B ;(-X$(7K(-;C;#K(7# Q7# A4
L*!/$:&#00-A4
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1. KẾT LUẬN

65
2. KIẾN NGHỊ

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
WEBSITE THAM KHẢO 68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KHKD Kế hoạch kinh doanh
KCN Khu công nghiệp
VN Việt Nam
MTV Một thành viên
USD Đô la Mỹ

CNĐKKD Chứng nhận đăng kí kinh doanh
TTH Thừa Thiên Huế
Đ Đồng
SP Sản phẩm
NVL Nguyên vật liệu
TH Thực hiện
KH Kế hoạch
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
BIỂU ĐỒ 1: CHI PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU MUA GỖ GIAI ĐOẠN 2011-2013 49
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 20
BẢNG 2: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 23
BẢNG 3: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 24
BẢNG 4: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2013 28
BẢNG 7: DOANH THU KẾ HOẠCH THEO GIÁ TRỊ CÁC SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2013 29
BẢNG 8: KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 31
BẢNG 10: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN PHẨM THEO NHÓM HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 34
BẢNG11: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DOANH THU THEO NHÓM SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2013 37
BẢNG 12: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2013 38
BẢNG 13: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 42
BẢNG 14: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HẠCH THU MUA GỖ GIAI ĐOẠN 2011-2013 44
BẢNG 15: KẾ HOẠCH SẢN PHẨM CHO TỪNG THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 47
BẢNG 16: MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2013 51
BẢNG17: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM NĂM 2014 57
BẢNG 18: KẾ HOẠCH DOANH THU THEO CÁC NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2014 58
BẢNG 19: KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2014 58
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Môi trường cạnh tranh và hội nhập đặt ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và
thách thức do đó các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hoạt động kinh doanh
của mình. Việc thực hiện kế hoạch kinh doanh không chỉ giúp cho doanh nghiệp hoàn

thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao mà còn tăng cường sự phối hợp giữa các
phòng ban, phát huy năng lực của đội ngủ cán bộ nhân viên, nâng cao hoạt động kinh
doanh của mình từ đó góp phần thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Sau
thời gian nghiên cứu về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh tại công ty TNHH
Ngọc Anh, dựa trên những phân tích và đánh giá về thực trạng công tác thực hiện kế
hoạch kinh doanh, có thể thấy rằng việc thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Anh” là rất
thiết thực và có ý nghĩa.
Nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện những mục tiêu sau:
1. Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công tác kế hoạch trong các doanh
nghiệp.
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH
Ngọc Anh giai đoạn 2011-2013.
3. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh trong thời gian tới.
Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: Thu thập các tài liệu, số liệu từ các
phòng ban của Công ty; các thông tin trên internet, sách báo và các đề tài nghiên cứu
khoa học, luận văn có liên quan.
Sử dụng các phương pháp như phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp
thống kê so sánh đề làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch tại doanh nghiệp tuy đã
đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề về tình
hình thực hiện kinh doanh vẫn ở trong trạng thái bị động, mức độ hoàn thành theo
từng loại kế hoạch còn chưa cao, thậm chí còn chưa đạt. Do đó các giải pháp đưa ra
đều hướng đến cải thiện tình trạng này, việc đề xuất và thực hiện các giải pháp là
điều thực sự cần thiết.
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tạo lập một doanh nghiệp đã khó, việc làm thế nào để doanh nghiệp có thể hoạt
động và phát triển còn khó hơn rất nhiều lần. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến

động, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như môi trường
kinh doanh, cạnh tranh, nguồn vốn, nguồn nhân lực và đặc biệt năng lực quản trị của
doanh nghiệp.
Cùng với xu hướng phát triển toàn cầu, Việt Nam đã thực sự mở cửa và nỗ lực
không ngừng để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Nền kinh tế Việt
Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang
càng phát triển. Bên cạnh những cơ hội thì xu thế toàn cầu hóa cũng đặt ra cho các
doanh nghiệp nhiều thách thức đòi hỏi họ phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh để bắt kịp với sự phát triển của các đối thủ ở các nước trên thế giới. Môi trường
kinh doanh với những biến đổi không ngừng diễn ra một cách liên tục và mạnh mẽ từ
đó làm cho công tác quản lí trở nên khó khăn phức tạp, luôn phải đương đầu với
những rủi ro. Mặc dù thị trường luôn biến đổi khó nắm bắt và dự báo nhưng điều đó
không có nghĩa là doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch mà trái lại doanh nghiệp
luôn phải xây dựng kế hoạch cho mình vì nếu không có kế hoạch thì có nghiã là doanh
nghiệp đang để cho mình thả nổi và bị thị trường chi phối.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài "Phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Anh" làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm:
1. Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công tác kế hoạch trong các doanh
nghiệp.
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH
Ngọc Anh giai đoạn 2011-2013
3. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh trong thời gian tới.
1
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu thứ cấp để tìm hiểu các chỉ tiêu để đánh giá tình hình thực hiện

kế hoạch kinh doanh của công ty từ năm 2011-2013. Số liệu thứ cấp được lấy từ phòng
tổng hợp của công ty.
3.2. Phương pháp so sánh
Dùng để so sánh giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh để từ đó quả từ
đó tìm ra những giải pháp tối ưu giúp công ty ngày càng phát triển.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích về tình hình thực hiện kế hoạch kinh
doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập từ năm 2010- năm 2013
4.2.2. Không gian nghiên cứu:
Tại công ty TNHH Ngọc Anh. Địa chỉ: Đường số 1, KCN Phú Bài, Hương
Thuỷ, TT Huế.
2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
LÍ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của kế hoạch
- Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Theo cách hiểu chung nhất thì kế hoạch là một công cụ quản lí và điều hành
hoạt động của nhà quản lí, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận
dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức
quản lí các đơn vị kinh tế kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản
xuất xã hội. Nó xác định một cách hệ thống những hoạt động của tổ chức mục đích
đạt những mục tiêu với các giải pháp trong một thời kì nhất định. Vì vậy, kế hoạch
ở đây có thể bao trùm ở những quy mô và phạm vi khác nhau. Nó có thể là kế
hoạch trong nền kinh tế nói chung trên phạm vi cả nước, bao trùm lên tất cả các
ngành kinh tế. Hoặc nó có thể là kế hoạch cho từng ngành kinh tế riêng lẻ, kế hoạch
một vùng, địa phương trên phạm vi một vùng lãnh thổ nhất định, và ở cấp độ nhỏ

nhất nó là kế hoạch trong doanh nghiệp.
Vậy kế hoạch trong doanh nghiệp hay là kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp, gọi tắt là kế hoạch kinh doanh là phương thức quản lý của doanh
nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm các hành vi can thiệp của chủ thể doanh nghiệp tới các
hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp.
- Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với
các quy luật thị trường, vì những dấu hiệu thị trường là cơ sở để các doanh nghiệp thực
hiện hành vi sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy vậy, kế hoạch vẫn là cơ chế quản lí
cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp. Lập luận về sự tồn tại và phát triển của kế
hoạch doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường xuất phát từ chính vai trò của nó
trong quản lí doanh nghiệp. Những vai trò chính được thể hiện như sau:
Hướng sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu: Vì lập
kế hoạch chính là công việc dự báo thị trường trong tương lai mà thị trường trong
tương lai thường không chắc chắn, khó nắm bắt, tương lai càng xa thì kết quả dự đoán
càng kém tin cậy. Cho dù ta có thể nắm bắt được tương lai với sự tin cậy cao thì ta vẫn
3
không thể thiếu được công tác kế hoạch để tìm ra những cách tốt nhất để đạt được mục
tiêu của mình, tự chủ trong các hoạt động, tránh bị động với những biến đổi của thị
trường, tránh nhiều rủi ro không đáng có.
Tạo sự thống nhất trong hoạt động: Các bộ phận trong doanh nghệp ngoài việc
thực hiện chức năng của mình ra còn phải quan tâm đến mục tiêu chung của doanh
nghiệp đảm bảo mục tiêu chung được thực hiện theo đúng kế hoạch. Muốn vậy thì
giữa các kế hoạch bộ phận phải có sự tương tác với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực
hiện để từ đó đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện suôn sẻ. Qua
đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tiết kiệm được thời gian và hoạt động có
hiệu quả phù hợp nhất.
Kế hoạch kinh doanh giúp tổ chức ứng phó với sự thay đổi của môi trường: Do
doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường rất linh hoạt, luôn biến đổi vì vậy mà
doanh nghiệp cần có kế hoạch để có thể dự báo được những cơ hội hay thách thức mà

thị trường đem lại. Mặc dù thị trường luôn biến đổi khó nắm bắt và dự báo, những
thay đổi bất ngờ của thị trường có thể làm phá sản những kế hoạch được chuẩn bị công
phu chu đáo nhưng đều đó không có nghĩa là doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch.
Mà trái lại doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế hoạch cho mình vì nếu không có kế
hoạch thì có nghĩa là doanh nghiệp đang để cho mình bị thả nổi và bị thị trường chi
phối.
Kế hoạch chỉ ra phương án tốt nhất, là cơ sở cho chức năng kiểm tra: Kế hoạch
sẽ đưa ra được phương án tối ưu nhất để thực hiện các mục tiêu, làm giảm bớt những
hành động tùy tiện, vô tổ chức và đi chệch mục tiêu. Kế hoạch sẽ giúp cho doanh
nghiệp tránh được những hoạt động manh mún nhỏ lẽ, các quyết định vội vàng thay
thế những điều đó là những hoạt động điều đặn, quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng. Do
thị trường luôn biến đổi cho nên trong quá trình thực hiện kế hoạch không thể thiếu
được khâu kiểm tra giám sát đnáh giá để phát hiện ra những phát sinh bất ngờ tìm ra
nguyên nhân của những phát sinh đó để có những phương án ứng phó phù hợp.
4
1.1.1. Chức năng của kế hoạch trong doanh nghiệp
Với tư cách là một công cụ ra quyết định, kế hoạch trong doanh nghiệp luôn giữ
một vai trò quan trọng trong hệ thống quản lí ở tầm vĩ mô, vai trò đó được thể hiện
trong các chức năng.
 Chức năng ra quyết định: Kế hoạch kinh doanh cho phép ta xây dựng quy
trình ra quyết định và phối hợp các quyết định. Vì nhiều lí do quy mô (sự phức tạp của
tổ chức, các mâu thuẫn nội bộ hoặc sự không ổn định của môi trường trong doanh
nghiệp) có thể khiến quy trình ra quyết định khó được kiểm soát. Vai trò của kế hoạch
ở đây tạo nên một khuôn khổ hợp lí cho việc ra quyết định nếu các quy trình ra quyết
định được xây dựng tương đối độc lập. Chức năng này là một trong những điểm mạnh
của hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp.
 Chức năng giao tiếp: Kế hoạch kinh doanh tạo điều kiện giao tiếp giữa các
thành viên của ban lãnh đạo, cho phép lãnh đạo các bộ phận có thể phối hợp trao đổi
xử lí các thông tin và những vấn đề trong doanh nghiệp để từ đó mà có được những
phương án hoạt động cho bộ phận mình sao cho phù hợp với các phòng ban bộ phận

khác để đảm bảo cho mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng kế hoạch
đề ra.
 Chức năng quyền lực: Khi một bảng kế hoạch được xây dựng hoàn chỉnh phù
hợp với những điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì bảng kế hoạch đó
như là một bảng tuyên bố của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp tới các bộ phận và
các nhân viên trong doanh nghiệp về chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai, trong đó sẽ ghi rõ những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong
thời gian tới. Với những mục tiêu nhiệm vụ được đặt ra trong bảng kế hoạch thì ban
lãnh đạo doanh nghiệp đã khẳng định “ sự thống trị” của họ trong doanh nghiệp
cũng như với các nhân viên. Nhờ có kế hoạch mà các hoạt động trong doanh nghiệp
được quản lí một cách chặt chẽ, hợp lí và từ đó sẽ giúp cho mọi người đều có thể
tham gia đóng góp ý kiến vào bảng kế hoạch.
1.2. Hệ thống kế hoạch của tổ chức trong doanh nghiệp
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp được
phân chia thành những bộ phận khác nhau
1.2.1. Theo góc độ thời gian
5
Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiện chỉ
tiêu đặt ra. Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận cấu thành:
 Kế hoạch dài hạn: là những kế hoạch cho thời kì từ 5 năm trở lên. Nó thường
nhấn mạnh về các ràng buộc tài chính, được xây dựng trên cơ sở ngoại từ suy quá khứ,
để đưa ra những dự báo trong môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp, tổ chức đã
tham gia. Cần lưu ý rằng kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa với kế hoạch chiến lược
vì kế hoạch chiến lược bao trùm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độ thời
gian.
 Kế hoạch trung hạn: Là những kế hoạch cho thời kì từ 1 năm đến 5 năm. Nó
cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra những khoảng thời gian ngắn
hơn.
 Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ,
hành động có thời hạn dưới 1 năm như: kế hoạch quý, tháng…Kế hoạch ngắn hạn bao

gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt
được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
Trong điều kiện ngày nay với những biến đổi nhanh chóng của thị trường và
khoa học công nghệ thì việc phân chia kế hoạch theo thời gian chỉ còn mang tính
tương đối. Khi mà khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng, kỹ thuật sản xuất nhanh
chóng trở nên lạc hậu, chù kì sản xuất ngày càng ngắn thì những kế hoạch từ ba năm
đến năm năm cũng có thể coi là dài hạn. Ba loại kế hoạch ngắn, trung, dài hạn cần
phải được liên kết chặt chẽ với nhau và không được phủ nhận lẫn nhau. Cần coi trọng
vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn, giữa lợi
ích cục bộ trước mắt và lợi ích lâu dài vì nhiều khi quyết định trong ngắn hạn nếu
không được xem xét tới các lợi ích lâu dài trong kế hoạch dài hạn sẽ dẫn tới làm thất
bại mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp
1.2.2. Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch
Chúng ta có thể chia hệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm 2 bộ phận: kế hoạch
chiến lược và kế hoạch chiến thuật( tác nghiệp)
Kế hoạch chiến lược: Các kế hoạch chiến lược được xây dựng bởi những nhà
quản lí cấp cao nhằm xác định những mục tiêu tổng thể, định hướng tương lai của
doanh nghiệp, tổ chức. Kế hoạch chiến lược thường được xây dựng cho khoảng thời
6
gian từ 2, 3 năm trở lên, cũng có một số trường hợp có thể lên tới 10 năm. Do đó, kế
hoạch chiến lược thường là những kế hoạch thể hiện những tầm nhìn xa về vị thế của
doanh nghiệp trong tương lai, nó tác động tới các mảng hoạt động lớn, liên quan tới
toàn bộ tương lai của tổ chức; nó cũng chỉ ra những định hướng lớn cho phép doanh
nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Kế hoạch tác nghiệp: Mục tiêu của các kế hoạch kinh doanh thường hướng tới
đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản lí
nguồn lực có hiệu quả… để thực hiện được những điều đó, kế hoạch chiến lược cần
phải được chi tiết cụ thể hóa thành những kế hoạch hàng năm, hàng quý, hang tháng
và hang tuần, thậm chí cả hàng ngày như kế hoạch nhân sự, kế hoạch tiến độ, kế hoạch
hoạt động kinh doanh…Tất cả các kế hoạch đó được gọi là kế hoạch tác nghiệp- là

công cụ để chuyển các định hướng, mục tiêu của chiến lược thành các chương trình cụ
thể cho từng bộ phận, lĩnh vực của doanh nghiệp. Nhằm mục đích bảo đảm cho mọi
người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ trách nhiệm
của họ liên quan như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đó, tiến hành các hoạt
động như thế nào để đạt được những kết quả theo như dự kiến.
1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh gỗ có ảnh hưởng đến công tác xây dựng
kế hoạch kinh doanh:
1.3.1 Nguồn nguyên liệu
Gỗ được xem là tài nguyên của một quốc gia, là nguyên vật liệu được con người
sử dụng từ lâu đời, là vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
Gỗ là nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho ngành chế biến gỗ, chiếm 60-
70% trong giá thành sản phẩm.
Năm 2011 cũng là năm Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất trên
thế giới với 5,4 triệu tấn dăm xuất khẩu, tương đương khoảng 11 triệu m3 gỗ nguyên
liệu. Bên cạnh đó, với 87 triệu dân và thói quen sử dụng các sản phẩm đồ gỗ, kim
ngạch trên thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa mỗi năm ước tính cũng đạt
khoảng 1 tỉ USD với lượng nguyên liệu đầu vào lên tới hàng triệu m3 gỗ.
7
Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, nhu cầu tiêu dùng gỗ xẻ của Việt Nam vào năm
2020 sẽ tăng lên con số 7 triệu m3, tương đương 15 triệu m3 gỗ tròn; nhu cầu tiêu thụ
ván sợi vào khoảng 1,5 triệu m3, ván ghép thanh khoảng 1 triệu m3 vào năm 2015.
Với tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ hàng năm (giai đoạn 2010 – 2015) khoảng 15
triệu m3, bên cạnh sự đóng góp của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên
trong nước, trước mắt Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng
giảm dần đến năm 2020.
Các loại gỗ mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu hiện nay bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ có
nguồn gốc từ rừng tự nhiên và rừng trồng, gỗ ván ép, giấy và bột giấy. Trong đó, gỗ
nhập khẩu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên được nhập khẩu chủ yếu từ các nước lân cận
như Lào và Campuchia.
1.3.2 Đặc điểm của sản phẩm gỗ

Gỗ được ưu tiên sử dụng trong nội thất nhờ sự thân thiện, mộc mạc mà lại sang
trọng và hiện đại. Tùy công năng sử dụng, gỗ thích hợp với nhiều đồ nội thất khác nhau.
Có rất nhiều loại gỗ thích hợp để thiết kế giường như: chò, sồi, xoan đào. Gỗ
Chò có vỏ màu xám, nứt dọc nhẹ. Thịt vỏ vàng và hơi hồng, vân gỗ to và đẹp. Đây là
loại gỗ tốt, thớ mịn có mùi thơm đặc trưng nên tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn nữa là
loại gỗ này có thể tránh được muỗi và côn trùng, không bị mối mọt phá hoại.
Những năm gần đây kinh tế phát triển, sàn gỗ được sử dụng nhiều trong các ngôi
nhà mới nhằm tạo ra sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Sàn gỗ có thể dễ
dàng kết hợp với các vật dụng khác trong phòng. Gỗ căm xe có màu sắc tự nhiên, đẹp,
phù hợp với nhiều không gian cho sàn nhà. Với màu sắc đa dạng, vân gỗ tự nhiên
thích hợp với nhu cầu của những gia đình có điều kiện. Giáng hương là loại gỗ sang
trọng và quý phái, được các nước châu Âu và châu Á ưa dùng. Loại gỗ này có mùi
thơm, vân đẹp, thớ gỗ nhỏ và rắn chắc nên làm sàn nhà rất đẹp và bền.
Đối với bàn ghế và tủ thích hợp với nhiều loại gỗ như là: xoan đào, sồi Nga, sồi
Mỹ,cao su, Tần Bì (trừ gỗ lim). Các loại gỗ này có độ cong vênh ít, vân gỗ nổi và có
nhiều màu, chịu được nhiệt độ cao, phù hợp trong thiết kế những ngôi nhà hiện đại.
Cửa là phần quan trọng của ngôi nhà. Vật liệu dành cho cửa rất đa dạng, nhưng
thông dụng nhất vẫn là gỗ bởi vẻ đẹp sang trọng mà gỗ mang lại. Các kiến trúc sư
8
thường chọn gỗ trò, lim cho khuôn cửa. Với cửa bên ngoài, như cửa sổ và cửa chính,
vì công năng sử dụng nhiều, lại chịu tác động thường xuyên của mưa nắng, gió nên
yêu cầu độ bền của vật liệu cao.
Gỗ rất đa dạng về sản phẩm, mẫu mã cũng như chất lượng và giá thành. Chính
bởi vậy, gỗ ngày càng được sử dụng nhiều trong mọi gia đình. Tùy vào công năng sử
dụng của đồ nội thất, đặc tính của gỗ trong gia đình.
1.3.3 Thị trường tiêu thụ:
Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch trong tháng 7/2007 đạt trên 81,6 triệu USD, tăng 25,6% so với tháng
7/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này 7
tháng đầu năm đạt 508,3 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm

38,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Các sản phẩm chủ yếu xuất sang thị
trường này vẫn là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như giường gỗ, tủ áo, bàn trang
điểm, kệ đầu giường… Những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội thất của
Việt Nam sang thị trường Mỹ đã gia tăng khá nhanh. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của
Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh là do một số nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng là
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, thuế nhập khẩu đồ
gỗ từ Việt Nam giảm mạnh, trung bình từ 50 – 55% xuống còn 0 – 3%. Ngoài ra, đối
với thị trường Hoa Kỳ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng
sáng tạo và có giá khá cạnh tranh so với một số nước, đứng thứ năm trong số 10 nước
xuất khẩu gỗ lớn nhất vào Hoa Kỳ, sau Trung Quốc, Canada, Mexico và Italia.
Kế đến là Nhật Bản, các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất vào Nhật Bản khá đa
dạng, bao gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp ván sàn, khung tranh, hòm, hộp, đồ
gỗ trang trí… Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỉ trọng lớn (từ 72 – 82% từng năm),
đứng thứ 2, sau Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản.
Đứng thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản là thị trường Anh. Về cơ cấu sản phẩm gỗ xuất
khẩu vào thị trường Anh: xuất khẩu ghế và các bộ phận của ghế chiếm tỷ trọng cao
nhất với kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 11 triệu USD, chiếm 33,7% (trong
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tới thị trường này). Trong đó kim ngạch xuất
khẩu ghế nguyên chiếc chiếm 58%. Đơn giá trung bình của mặt hàng ghế nguyên
9
chiếc xuất khẩu vào thị trường Anh trong tháng 2 đạt 25,9 USD/chiếc – FOB, giảm
5,83 USD/chiếc so với tháng.
Trung Quốc vươn lên đứng thứ 4 với kim ngạch nhập khẩu sản phẩm của Việt
Nam tăng trưởng vượt bậc đạt trên 16 triệu USD trong tháng 7, tăng 60,6% so với
tháng 7/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 88,8
triệu USD, tăng 127% so với cùng kỳ năm 2006. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ xuất khẩu
sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ, ván nguyên liệu, dăm gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ.
Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường khác cũng khá tiềm
năng như kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2007 đạt
48,6 triệu USD, tăng 24,3%; Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc trong năm

2006 đạt 65,7 triệu USD, tăng 32,2% (tăng 16 triệu USD) so với năm 2005.
10
1.3.4 Công nghệ chế biến gỗ:
Quy trình công nghệ sản xuất được hình dung qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
11
Thu mua gỗ vườn trồng từ các doanh nghiệp
Ngâm tẩm, xử lý chống mối mọt
Gia công chạm khảm các chi tiết sản phẩm
Nhập kho công ty
Xử lý bề mặt sản phẩm bằng tay từ giấy nhám và thiết bị
Lắp ráp và bọc nệm (nếu có)
Chế biến ra phôi sản phẩm từ thiết bị máy móc
Xuất gỗ chuyển vào các phân xưởng
Hấp sấy
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Xuất hàng bán cho khách hàng
Đóng gói, nhập kho
Sơn
Công ty thu mua gỗ từ các doanh nghiệp sau đó tiền hành ngâm tẩm, xử lý
chống mối mọt. Tiếp đến Công ty đưa vào hấp sấy và được nhập kho tại Công ty. Khi
các phân xưởng có nhu cầu sử dụng gỗ để làm thì thủ kho xuất cho các phân xưởng
sau đó được cưa xẻ và chế biến ra phôi sản phẩm, công đoạn này được làm bằng máy
móc, các công nhân lành nghề bắt đầu gia công chạm khảm từng chi tiết sản phẩm, sau
khi hoàn thành các chi tiết sản phẩm thì được chuyển sang xử lý bề mặt bằng tay và
thiết bị. Sau quá trình hình thành và xử lý sản phẩm thì được chuyển qua bộ phận sơn
sản phẩm, tiếp theo đó là lắp ráp, bọc nệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói,
tiến hành nhập kho và chờ xuất bán cho khách hàng.
1.4. Các nhân tố tác động đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp

1.4.1 Năng lực của bộ phận kế hoạch:
Năng lực và cơ cấu của bộ phận lập kế hoạch trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới
việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đây là những con người trực tiếp xây dựng, vạch
ra các kế hoạch phát triển của công ty dựa trên những đặc điểm, tình hình của môi
trường bên ngoài cũng như nguồn lực bên trong của doanh nghiệp với những thông tin
thu được. Chính vì vậy, năng lực của cán bộ làm kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến
tính khả thi của bảng kế hoạch. Để doanh nghiệp hoàn thành tốt bảng kế hoạch kinh
doanh thì cán bộ kế hoạch phải thực sự có chuyên môn, có năng lực, có tầm nhìn, dự
báo được tương lai, nắm chắc tình hình cũng như khả năng của doanh nghiệp.
1.4.2 Chất lượng kế hoạch:
Đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng kế hoạch chính là kim chỉ nam để
thực hiện kinh doanh có hiệu quả, nó là một bảng phản ánh chi tiết các chỉ tiêu mà
doanh nghiệp dự kiến đạt được trong năm kế hoạch và các bước thực hiện nhằm đạt
được kế hoạch đề ra. Nên mức độ chính xác và sự ước tính của các chỉ tiêu phải phù
hợp với khả năng của doanh nghiệp. Mỗi sự sai lệch trong bảng kế hoạch sẽ làm doanh
nghiệp đi lệch hướng.Vì vậy, để có được một bảng kế hoạch chất lượng, công ty nên
chú trọng trong việc xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh.
12
1.4.3 Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Đây là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện phải theo đúng kế hoạch đề ra, phải tổ chức phù
hợp, thực hiện có khoa học, hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế
hoạch. Do đó, việc tổ chức, chỉ đạo có ảnh hưởng quan trọng, nếu kế hoạch tốt mà
việc thực hiện không đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cũng khó hoàn thành kế hoạch đề
ra.
1.4.4 Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện kế hoạch kinh
doanh. Khi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch với một thị trường tiêu thụ và số lượng
sản phẩm tiêu thụ nhất định. Dựa vào đây, công ty tiến hành mức chi phí, số lượng lao

động cần thiết, nguyên vật liệu Thị trường tiêu thụ tăng lên hay giảm đi đều ảnh
hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Để có một mức
thị trường tiêu thụ chính xác. Công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách tỉ
mĩ, tìm hiểu những nhu cầu thị hiếu của khách hàng, bên cạnh đó, cần tìm hiểu tình
hình kinh tế trong nước và quốc tế để có cái nhìn tổng thể hơn qua đó có thể dự báo
chính xác hơn về thị trường tiêu thụ trong tương lai.
1.5 Các chỉ tiêu phản ánh kế hoạch kinh doanh
1.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh kế hoạch mục tiêu:
- Doanh thu: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà công ty đưa ra khi lập lế
hoạch sản xuất kinh doanh. Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm
và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm do mình tạo ra và có lãi. Để đạt được chỉ
tiêu này, công ty cần phải có những kế hoạch biện pháp phù hợp như kế hoạch về nguyên
vật liệu, số lượng hàng hóa tiêu thụ. Do đó, thông qua chỉ tiêu doanh thu ta có thể đánh
giá được tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
Công thức tính:
DT= )
Trong đó:
13
DT: là doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch.
Stt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vui cung ứng của từng
loại trong kỳ kế hoạch.
Gt: giá đơn bán đơn vị sản phẩm hoặc cước phí đơn vị.
i: Loại sản phẩm tiêu thu hoặc dịch vụ cung ứng tiêu thụ.
- Lợi nhuận: Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng khi doanh nghiệp đưa ra kế
hoạch mục tiêu cho công ty mình. Là chỉ tiêu phản ánh kết quả của các khoản thu
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và tổng chi phí
đã bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ
tiêu để doanh nghiệp thấy được thực chất của kết quả sản xuất kinh doanh là cao hay
thấp, qua đó có thể thấy được doanh nghiệp có hoàn thành được kế hoạch kinh doanh

đặt ra hay không. Việc này giúp công ty tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng trong
quá trình sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh kế hoạch biện pháp:
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ: Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số sản phẩm tiêu thụ chính là cơ
sở để công ty xác định được doanh thu thực hiện kế hoạch và có thể biết được những
sản phẩm nào đang được thị trường ưa chuộng để từ đó có thể đưa ra một bảng kế
hoạch chính xác hơn vào kỳ sau.
- Lao động: Là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh,
doanh nghiệp cần phải đảm bảo có đủ lượng lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra, lao động cần phải có năng lực và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu sản phẩm
mà công ty giao phó.
- Nguyên vật liệu: Là một chỉ tiêu quan trọng trong yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất sản phẩm.Việc xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu giúp cho công ty có các
biện pháp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại để không xảy ra tình
14
trạng cung cấp thiếu nguyên vật liệu gây ngừng sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây
ứ đọng vốn sản xuất.
- Chi phí: là chỉ tiêu phản ánh các phí tổn hay thiệt hại mà doanh nghiệp phải
gánh chịu, hy sinh khi sản xuất một khối lượng hàng hóa. Lập kế hoạch chi phí giúp
cho doanh nghiệp dự tính được loại chi phí mà doanh nghiệp phải trả, các chi phí phát
sinh để từ đó có các biện pháp giải quyết giúp làm tiết kiệm chi phí để có được lợi thế
cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
1.5.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh:
% thực hiện/ kế hoạch: Là % giá trị thực hiện được so với kế hoạch đặt ra. Nó
dùng để so sánh kết quả thực hiện được so với kế hoạch mà công ty đặt ra để từ đó đưa

ra kết luận về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NGỌC ANH
2.1 Tổng quan về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH NGỌC ANH.
Tên giao dịch quốc tế: NGOC ANH IMPORT AND EXPORT CO., LTD.
Điạ chỉ: Đường số 1, KCN Phú Bài, Hương Thuỷ, TT Huế.
Điện thoại: 054. 3951295
Fax: 054.3852392
Email:
Người đại diện: Ông Lê Việt An - Giám Đốc
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Ngọc Anh là một đơn vị được phát triển trên cơ sở tiền thân là xí
nghiệp mộc mỹ nghệ Nguyên Sa tại 144/8 Điện Biên Phủ - TP Huế. Đơn vị đã được
cấp giấy CNĐKKD số: 47298 do Trọng tài Kinh tế TT Huế cấp ngày 28/09/1992.
Công ty TNHH Ngọc Anh đã được UBND tỉnh TT Huế phê duyệt giấy chứng
nhận ưu đãi số: 2781/ƯĐSĐT-UB ngày 21/10/2002.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
1. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
2. May xuất khẩu.
3. Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá.
4. Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, hàng điện dân dụng, điện tử,
nông lâm sản, sơn các loại, sành sứ, gốm sứ.
5. Kinh doanh vận tải hàng hoá.
16
2.1.2. Tổ chức bộ máy của công ty
2.1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý


Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý công ty
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về toàn bộ tình hình kinh doanh tại đơn vị. Nhiệm vụ của giám đốc là lãnh
đạo, quản lý chung toàn diện công ty và là người trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực quan
trọng của công ty như các chiến lược đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua
khen thưởng, kỷ luật trong toàn công ty. Bên cạnh đó, giám đốc công ty luôn tiếp nhận
thông tin của các phòng ban, của cấp dưới cung cấp và tham mưu để đưa ra các quyết
định cho công ty.
Phó giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản lý công ty, chịu
trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công phụ trách và thay mặt giám
17
Ban Giám
Đốc
Bộ phận
hạch toán
kinh doanh
Bộ phận tổ
chức hành
chính
Phân xưởng
1
Bộ phận
kế toán tài
vụ
Bộ phận kỹ
thuật

Phân xưởng
3
Phân xưởng
4
Phân xưởng
2
đốc điều hành công việc khi giám đốc đi vắng. Khi được ủy quyền thì ký các văn bản
hợp đồng kinh tế tài chính.
Bộ phận tổ chức hành chính: Tổ chức công tác phục vụ hành chính, hội nghị, hội
thảo của công ty, tổ chức quản lý, sắp xếp nhân sự phù hợp với tính chất tổ chức quản
lý sản xuất kinh doanh ở công ty. Bên cạnh đó, bộ phận này còn tham mưu cho giám
đốc trong việc quản lý lao động của công ty như thực hiện các chính sách với người
lao động, lập và thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo
tuyển dụng.
Bộ phận kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tài chính
như: tình hình thu chi, vay nợ, đảm bảo các nguồn thu chi của công ty, đồng thời
theo dõi các chi phí sản xuất, hạch toán và phân tích họat động kinh tế, hạch toán kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Và cung cấp thông tin kế toán cho các cấp quản
lý, các bộ phận có liên quan và các nhà cung cấp nguồn tài chính của công tin.
Bộ phận hạch toán kinh doanh: Bộ phận này có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất
cho công ty, lập các kế hoạch và thực hiện sửa chữa nâng cấp các công trình nhà
xưởng, cơ sở phục vụ cho sản xuất sản phẩm công ty
Bộ phận kỹ thuật: Lập phương án, dự toán thi công kiểm tra giám sát về mặt kỹ
thuật, công trình công nghệ, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định mức
kỹ thuật, công tác chất lượng sản phẩm. Quản lý và điều tiết các máy móc thiết bị của
các phân xưởng ở công ty.
Các phân xưởng: Mỗi phân xưởng sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm, tùy
theo mức độ và quy mô của phân xưởng lớn hay nhỏ.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng:

Công ty thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
1. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
2. May xuất khẩu
3. Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
4. Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, hàng điện dân dụng, điện tử, nông
lâm sản, sơn các loại, sành sứ, gốm sứ.
18

×