Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của đà điểu châu phi với vaccine newcastle và xây dựng sử dụng vaccine để phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.52 KB, 19 trang )



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA ĐÀ ĐIỂU CHÂU PHI VỚI
VACCINE NEWCASTLE VÀ XÂY DỰNG LỊCH SỬ DỤNG VACCINE
ĐỂ PHÒNG BỆNH
Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn
Khắc Thịnh, Nguyễn Thành Công
Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của đà điểu ostrich với virus Newcastle để xây dựng lịch phòng
vaccin cho thấy, sau khi tiêm vaccin Emulsion 4 liều gà cho đà điểu sinh sản sẽ tạo miễn dịch bảo hộ trong 12. Đà
điểu mẹ sau khi tiêm vaccin đến 6 tháng thì thời điểm thích hợp để phòng caccin lần đầu cho đàn con là lúc 21 ngày
tuổi; Đàn mẹ sau khi tiêm vaccin từ 7 tháng trở đi thì thời điểm thích hợp để phòng vaccin cho đàn con lần đầu vào
lúc 1 tuần tuổi. Liều phòng vaccin lasota cho đà điểu con ở lần 1 và 2 là : 3 và 6 liều gà; Liều sử dụng vaccin
Emulsion thích hợp cho đà điểu là 4 liều gà. Ở đà điểu con- dò, sử dụng vaccin lasota 2 lần và vaccin Emulsion 3
lần, sau khi tiêm lần 3 đà điểu sẽ có miễn dịch bảo hộ kéo dài trong 12 tháng. Ở đà điểu ngưỡng kháng thể bảo hộ
với bệnh newcastle là HI > 4log2.
1. Đặt vấn đề
Đà điểu Châu Phi là loài chim nuôi có tiềm năng lớn, sẽ đáp ứng thiết thực cho nhu cầu về
thực phẩm chất lượng cao của con người. Trên thị trường, thịt đà điểu có ưu thế cạnh tranh do
đáp ứng được giá trị dinh dưỡng, hàm lượng cholesteron (60mg/100g) và natri thấp (43
mg/100g), hàm lượng sắt cao (2,3 mg/100g) so với thịt bò và gà, đây là nguồn cung cấp protein
hữu hiệu cho những bệnh nhân huyết áp cao, phụ nữ mang thai và bệnh nhân thiếu máu (Cooper
R., 1999). Gân và mắt của đà điểu còn đang được nghiên cứu cho mục đích y tế và dược phẩm
(Odendaal ,2000). Với những đặc tính ưu việt trên chăn nuôi đà điểu đã được quan tâm phát triển
mạnh và nuôi rộng khắp ở nhiều quốc gia.
Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm. Ở đà điểu bệnh gây rối
loạn thần kinh, hô hấp. Thời gian ủ bệnh 2-15ngày, trung bình 5-6 ngày. Sự bùng phát của bệnh
có thể giết chết 80% số đà điểu nuôi trong vòng 4-6ngày.
Bệnh đã được ghi nhận gây chết 13 trong tổng số 46 đà điểu ở Israel. Các dấu hiệu lâm sàng
chính là rối loạn thần kinh, đầu cổ thõng, di chuển miễn cưỡng và nằm gục đầu xuống đất, liệt,


co giật. Virus được phân lập từ não (Sumberg etal, 1989)[14].
Ở Việt Nam hiện chưa có công bố dịch Newcasstle xảy ra trên đà điểu, tuy nhiên đây là
một bệnh nguy hiểm cần phải phòng ngừa. Biện pháp quyết định để đảm bảo an toàn cho đà điểu
là sử dụng vaccin phòng bệnh, để có cơ sở xác định thời điểm, liều lượng, ngưỡng bảo hộ với
bệnh Newcastle ở đà điểu chúng tôi triển khai đề tài: “Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của đà
điểu Châu Phi với vaccin Newcastle và xây dựng lịch sử dụng vaccin để phòng bệnh”.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu


2.1. Vật liệu
- Vaccin Medivac ND lasota; Vaccin Medivac ND Emulsion của hãng medion –
indonesia.
- Virus Newcastle cường độc: chủng VN91.
- Dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm cần thiết khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: xác định diễn biến kháng thể Newcastle của đà điểu sinh sản
Đà điểu sinh sản sau khi tiêm vaccin 1; 3; 6; 9; 12 tháng, tiến hành kiểm tra hàm lượng
kháng thể Newcastle trong máu bằng phản ứng HI.
n
Kiểm tra hiệu giá HI sau khi tiêm vaccin(tháng)
10
1
3
6
9
12

* Thí nghiệm 2: xác định diễn biến kháng thể thụ động Newcastle ở đà điểu con.
Thu trứng đà điểu sinh sản tại những thời điểm kiểm tra trên, đem ấp sau đó kiểm tra

kháng thể thụ động ở đà điểu con bằng phản ứng HI, theo sơ đồ
n
Kiểm tra hiệu giá HI sau (ngày tuổi)
1
0
1
7
14
21
28
35
….

Trên cơ sở diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động xác định thời điểm thích hợp phòng
vaccin Newcastle lần đầu tiên cho đà điểu con (khi hiệu giá HI <=4log2).
* Thí nghiệm 3: xác định hàm lượng kháng thể Newcastle của đàn đà điểu con khi sử
dụng vaccin với các liều lượng khác nhau (sơ đồ).
Tiêm
vaccin
Nghiệm
thức 1
Nghiệm
thức 1
Nghiệm
thức 1
Ghi chú
Lần 1
2
3
4

Lô 2 theo quy trình Trung quốc
Lần 2
4
6
5
Các số trong 3 lô là số nhân của liều gà
Lần 3
3
4
5







Lần 1, lần 2 sử dụng vaccin medivac ND lasota, từ lần 3 sử dụng vaccin medivac ND
Emulsion
Kiểm tra hiệu giá HI sau 7, 14, 21, 30… ngày sử dụng vaccin lần 1
Kiểm tra hiệu giá HI sau 7, 14, 21, 30, 60… ngày sử dụng vaccin lần 2
Kiểm tra hiệu giá HI sau 14, 21, 30, 60, 90, 120… ngày tiêm vaccin lần3


Dựa trên cơ sở diễn biến hàm lượng kháng thể để tiêm nhắc lại vaccin cho đà điểu con
(khi hàm lượng kháng thể <= 4log2).
*Thí nghiệm 4: xác định ngưỡng kháng thể để bảo hộ cho điểu với bệnh Newcastle
Tiến hành công cường độc trên đà điểu 2,5 tháng với virus cường độc Newcastle chủng
VN91: Nhóm đà điểu thí nghiệm được tiêm phòng vaccin Newcastle, Nhóm đối chứng không
tiêm vaccin Newcastle. Trước và sau khi tiến hành công cường độc tiến hành kiểm tra hàm lượng

kháng thể Newcastle. Theo dõi, triệu chứng, các biểu hiện bất thường khác, tỷ lệ bảo hộ
2.2.2. Phương pháp sử dụng vaccin và lấy mẫu huyết thanh
* Phương pháp sử dụng vaccin:
- Với vaccin Medivac ND lasota, nhỏ vào niêm mạc mũi cho đà điểu con.
- Với vaccin Medivac ND Emulsion: tiêm dưới da cánh đà điểu.
* Phương pháp lấy mẫu huyết thanh
- Với đà điểu sinh sản và đà điểu >1 tháng tuổi, dùng bơm tiêm nhựa lấy máu ở tĩnh mạch
cánh 2ml/con.
- Với đà điểu sơ sinh và đà điểu < 1tháng, lấy máu tim 1ml/con, sau đó chắt huyết thanh
rồi đưa vào bảo quản lạnh.
2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng kháng thể Newcastle
- Dùng phản ứng HI (Haemagglutination Inhibition).
2.2.4. Phương pháp xác định ngưỡng bảo hộ cho đà điểu với bệnh Newcastle
Dùng phương pháp công cường độc: tiêm virus newcastle cường độc chủng VN91 vào
dưới da với liều công 200LD50/1 đà điểu. Theo dõi các biểu hiện triệu trứng lâm sàng và bệnh
tích, khả năng bảo hộ.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel và Minitab 15.1, so sánh theo
phương pháp giá trị bình phương nhỏ nhất LSD.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đáp ứng miễn dịch của đà điểu sinh sản với vaccin newcastle
Đà điểu thuộc lớp chim nhưng có khối lượng rất lớn (110-170kg) vì vậy khi phòng cho
chúng bằng vaccin đặc hiệu cho gà cần phải xác định liều lượng phù hợp để cho đáp ứng miễn
dịch tốt nhất. Để chon lựa liều vaccin thích hợp tiêm cho đà điểu sinh sản. Trên cơ sở quy trình
sử dụng vaccin của cở sở và quy trình của trung quốc chúng tôi đã tiến hành tiêm vaccin cho đà
điểu sinh sản với các liều khác nhau (1;2; 5ml) tương ứng với 2; 4; 10 liều của gà, để kiểm tra
khả năng đáp ứng miễn dịch của đà điểu với vaccin medivac ND Elmusion. Kết quả trình bày ở
bảng 1
Bảng 1. Hiệu giá HI của đà điểu sinh sản sau khi sử dụng vaccin 30 ngày



Lô TN
n
Liều
Liều gà
HI (log2)+mx
Số mẫu
có KT
(%)
HI > 4log2
(%)
Trước khi
tiêm
Sau khi tiêm
30 ngày
I
6
1ml
2 liều
6,5±0,43
8,17
a
±0,31
100
100
II
6
2ml
4 liều
6,5±0,34

10,17
b
±0,31
100
100
III
6
5ml
10 liều
6,5±0,22
10,00
b
±0,52
100
100
(p<0,05)
Kết quả cho thấy sử dụng 2 liều đà điểu có đáp ứng miễn dịch thấp (8,17log2) hơn so với
sử dụng 4; 10 liều(10,17log2 và 10log2)(p<0,05), đà điểu có đáp ứng miễn dịch cao tương đương
nhau. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[ , 30] cho biết, Liều lượng kháng nguyên (vaccin) phải
thích hợp thì kháng thể mới sinh ra nhiều.
Từ kết quả thực nghiệm trên chúng tôi nhận thấy liều vaccin thích hợp sử dụng tiêm cho
đà điểu sinh sản phải tăng lên 2ml/con (4 liều gà) đủ để đà điểu sinh sản có đáp ứng miễn dịch
tốt nhất. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với liều vacccin theo khuyến cáo của Fan Jishan
(2004)[ ]: tiêm 2ml-5ml/con với vaccin nhũ dầu cho đà điểu.
3.2. Diễn biến hàm lượng kháng thể chủ động Newcastle ở đà điểu sinh sản
Để xác định khả năng đáp ứng miễn dịch và diễn biến kháng thể sau khi tiêm vaccin
newcastle cho đà điểu sinh sản vào trước vụ đẻ. Theo dõi trên 10 đà điểu mái sinh sản sau khi
tiêm vaccin medivac ND Emulsion với liều 2ml/con sau 1; 3; 6; 9 ;12 tháng, kết quả thu được
trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Diễn biến kháng thể của đà điểu sinh sản

Trước
và sau
tiêm
(tháng)
Đà điểu TN
n
HI (log2)+mx
HItb
% có
KT
HI >
4log2
4
5
6
7
8
9
10
11
số mẫu
%
0
sinh sảns
10
1
3
3
3





5,8±0,33
10
100
1
sinh sản
10





2
7
1
9,9±0,18
10
100
3
sinh sản
10



1
3
4
2


8,7±0,30
10
100
6
sinh sản
10



3
5
2


7,9±0,23
10
100
8
sinh sản
10


2
6
2



7,0+0,21

10
100
9
sinh sản
10

1
1
4
4



6,5±0,21
10
100
12
sinh sản
10
1
3
2
4




5,6±0,27
10
100


Kết quả cho thấy sau khi tiêm vaccin 1 tháng, 100% đà điểu có kháng thể chống bệnh
Newcastle trong máu với hàm lượng cao; biểu hiện số mẫu huyết thanh có hiệu giá HI từ 9log2-
11log2, hiệu giá HI bình quân đạt 9,9log2. Như vậy 100% số đà điểu theo dõi được bảo hộ với
bệnh ở mức độ cao. Khảo sát hàm lượng kháng thể trên đàn đà điểu sinh sản ở các thời điểm 3;


6; 9; 12 tháng sau khi tiêm vaccin Emulsion chúng tôi thấy lượng kháng thể này giảm dần, hiệu
giá HI bình quân đạt cao nhất 9,9log2 ở thời điểm sau 1 tháng và ở các tháng tương ứng trên là
8,7log2; 7,9log2; 7,0log2; 6,5log2 và 5,6log2. Đặc biệt ở thời điểm sau khi tiêm vaccin 12
tháng hàm lượng kháng thể newcastle trung bình vẫn đạt 5,9 log2 và số mẫu huyết thanh có
hiệu giá HI > 4log2 vẫn đạt 100%. Như vậy ở đà điểu sinh sản vaccin Newcastle chỉ cần tiêm 1
lần đủ để có miễn dịch bảo hộ với bệnh trong vòng 1 năm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu và khuyến cáo của một số tác giả trên thế giới như:
Perelman B., Kuttin, E.S(1988)[ ], Perelman B (2000)[ ], đó là ở đà điểu sinh sản vaccin
Newcastle chỉ cần tiêm 1 lần/năm vào mùa đông.
Diễn biến kháng thể của đà điểu sinh sản
5.80
9.90
8.70
7.90
7.00
6.50
5.60
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00

12.00
tr-íc khi tiªm
1th¸ng
3th¸ng
6th¸ng
8th¸ng
9th¸ng
12th¸ng
tháng
HI (log2)
HI

Đồ thi 1. Diễn biến kháng thể của đà điểu sinh sản
Trên cơ sở thực nghiệm nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của đà điểu sinh sản với vaccin
Newcastle và diễn biến hàm lượng kháng thể chúng tôi đưa ra kết luận. Với đà điểu sinh sản,
vaccin Newcastle cần tiêm 1 lần/năm với liều 2ml/con, đủ để đà điểu có miễn dịch bảo hộ với
bệnh Newcastle.
3.3. Tương quan giữa hàm lượng kháng thể Newcastle ở đà điểu mẹ với kháng thể thụ
động ở đà điểu con
Để có cơ sở khoa học, nhằm kéo dài thời gian miễn dịch bằng kháng thể thụ động hoặc
tạo ra một miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn cho đà điểu con trong giai đoạn đầu của cuộc
sống. Việc xác định mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể có trong cơ thể đà điểu mẹ với
hàm lượng kháng thể thụ động ở đà điểu con cùng với diễn biến của hàm lượng kháng thể thụ
động này, để từ đó xác định thời điểm thích hợp để tác động liều vaccin lần đầu tiên gây miễn
dịch chủ động tốt nhất là việc làm cần thiết. Chúng tôi đã nghiên cứu và thu được kết quả, trình
bày ở bảng 3a.
Thí nghiệm được tiến hành trên đàn đà điểu sinh sản. Sau khi tiêm vaccin medivac ND
Emulsion 2ml/con(liều 4x50PD
50
/con), ở các thời điểm 3; 6; 8;9; 12 tháng, dùng phản ứng HI để



xác định hàm lượng kháng thể. Trứng của chúng đẻ ra trong từng thời điểm trên được đánh dấu,
sau khi ấp nở, khảo sát hàm lượng kháng thể thụ động ở những đà điểu con này vào lúc 1 ngày
tuổi(bảng 3a).
Bảng 3a. Tương quan giữa kháng thể đàn đà điểu mẹ và đàn đà điểu con
Sau khi
tiêm vaccin
(tháng)
Đà điểu mẹ
(n=10)
Đà điểu con
(n=10)
Số mẫu có
kháng thể
HI > 4log2
của đàn mẹ
(và đàn con)
HI(log2)
HI(log2)
(%)
%
3
8,70 ± 0,30
7,5 ± 0,27
100
100 (100)
6
7,90 ± 0,23
6,8 ± 0,33

100
100 (100)
8
7,0+0,21
5,8±0,20
100
100(100)
9
6,5 ± 0,27
5,6 ± 0,24
100
100 (100)
12
5,6 ± 0,27
4,4 ± 0,40
100
100 (80)
Kết quả cho thấy giữa kháng thể đà điểu mẹ và đà điểu con có sự tương quan chặt chẽ.
Hàm lượng kháng thể trên đàn con nở ra từ trứng của đàn mẹ ở các thời điểm khảo sát, hàm
lượng kháng thể biểu hiện bằng hiệu giá HI kiểm tra lúc 1 ngày tuổi cũng giảm dần tương ứng
với sự giảm hàm lượng kháng thể trong huyết thanh của đàn đà điểu mẹ: đà điểu con nở ra từ đàn
mẹ sau khi tiêm vaccin 3 tháng, kiểm tra lúc 1 ngày tuổi thấy hàm lượng kháng thể với hiệu giá
HI bình quân đạt 7,5log2, tương tự, ở thời điểm sau khi tiêm vaccin 6;8;9;12 tháng, kiểm tra trên
các đàn đà điểu con tương ứng, có hiệu giá HI lần lượt là 6,8log2; 5,8log2; 5,6log2 và 4,4log2.
Điều đáng chú ý ở đây là đàn con nở ra từ đàn mẹ sau khi tiêm vaccin 12 tháng có hàm lượng
kháng thể thụ động vẫn đạt 4,4log2 với 80% số mẫu có hiệu giá HI > 4log2 trong 100% mẫu
phát hiện có kháng thể.
Như vậy hàm lượng kháng thể ở đàn con cũng giảm theo với sự giảm của hàm lượng
kháng thể có trong máu đàn mẹ.
So sánh hiệu giá kháng thể giữa đàn mẹ và đàn con cho thấy, đà điểu con có hàm lượng

kháng thể thụ động bằng 76,27-86,21% hàm lượng kháng thể có trong huyết thanh đàn mẹ.
Như vậy hàm lượng kháng thể newcastle trong huyết thanh đà điểu mẹ và hàm lượng
kháng thể thụ động ở đàn con có mối tương quan thuận.
Chúng tôi tiếp tục khảo sát chi tiết trên những đà điểu con nở ra từ đà điểu mẹ có cùng hiệu
giá HI và ở các nhóm đà điểu mẹ có mức HI khác nhau, kết quả (bảng 3b) cho thấy một lần nữa
chứng tỏ có mối tương quan thuận giữa kháng thể chủ động ở đà điểu mẹ với kháng thể thụ động
ở đà điểu con.
Bảng 3b. Tương quan giữa kháng thể đàn đà điểu mẹ và đàn đà điểu con
HI đà
Đà
số
HI log2
HItb
Số mẫu
HI >


điểu mẹ
(log2)
điểu
con
(ngày
tuổi)
mẫu
kiểm
tra
2
3
4
5

6
7
8
9
có KT
(%)
4log2
(%)
9
1
10





5
4
1
7,6±0,22
100
100
8
1
10




2

7
1

6,7±0,21
100
100
7
1
5



2
3



5,6±0,24
100
100
6
1
5


2
3





4,6±0,24
100
100
5
1
5

2
2
1




3,8±0,37
100
60

Nhóm đà điểu mẹ có hàm lượng kháng thể với hiệu giá HI là 9log2; 8log2; 7log2; 6log2;
5log2 thì đàn con có hàm lượng kháng thể thụ động với hiệu giá HI bình quân lần lượt là
7,6log2; 6,7log2; 5,6log2; 4,6log2 với 100% số mẫu có hiệu giá HI > 4log2 và 3,8log2 ở nhóm
đà điểu có hiệu giá HI 5log2 thì chỉ có 60% số mẫu có hiệu giá HI > 4log2. Từ thực nghiệm
chúng tôi nhận thấy khi đà điểu mẹ có HI là 5log2, hàm lượng kháng thể thụ động ở đà điểu con
bình quân đạt thấp chỉ có 3,8log2 và chỉ có 60% số mẫu có hiệu giá HI > 4log2. Theo Bạch
Mạnh Điều và cộng sự (Phùng Đức Tiến, 2004)[ ], hàm lượng kháng thể của đàn đà điểu mẹ có
hiệu giá HI từ 4,72log2-5, 38log2 thì đàn con của chúng có kháng thể thụ động thấp, cho nên cần
có kế hoạch phòng bệnh sớm và phù hợp ngay trong tuần tuổi đầu tiên, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp.
Như vậy hàm lượng kháng thể trong máu đà điểu mẹ và đàn con có mối tương quan thuận,

nếu cơ thể mẹ có mức độ miễn dịch cao, ở con con sẽ tồn tại một lượng kháng thể trong máu cao.
Điều này rất có ý nghĩa trong công tác phòng chống bệnh Newcastle cho đà điểu con, đó là: để
tăng cường khả năng miễn dịch chống bệnh Newcastle ở đà điểu con trước hết phải tăng cường
khả năng miễn dịch của đà điểu mẹ.
Để tìm hiểu sâu về mối tương quan giữa kháng thể đà điểu mẹ (x) và kháng thể thu động ở
đà điểu con 1 ngày tuổi (y). Chúng tôi đã tính hệ số tương quan (r), kết quả cho r =0,922.
Phương trình biểu diễn tương quan là: y= 1,0604x-1,792.
Vì vậy nếu biết được mức độ miễn dịch Newcastle ở đà điểu mẹ có thể biết được mức độ
miễn dịch thụ động ở đàn con. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời điểm dùng
liều vaccin đầu tiên cho đàn đà điểu con.
3.4. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động ở đà điểu con
Hàm lượng kháng thể thụ động ở đàn đà điểu con mới nở và diễn biến của nó có vai trò
quan trọng trong việc xác định được thời điểm sử dụng liều vaccin đầu tiên, để quyết định sử
dụng một lịch trình sử dụng vaccin thích hợp, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn đà điểu, tránh
hiện tượng bị hẫng hụt kháng thể trong 1 khoảng thời gian khi kháng thể thụ động mất đi nhưng
kháng thể bản thân lại chưa có được.
Để theo dõi diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động ở đà điểu con, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát trên 5 đàn đà điểu con nở ra từ đà điểu mẹ ở các thời điểm sau khi tiêm phòng vaccin 3;


6; 8; 9; 12 tháng, thông qua hiệu giá của phản ứng HI chúng tôi kiểm tra hàm lượng kháng thể ở
các thời điểm 1 ngày tuổi và cứ sau 1 tuần kiểm tra hàm lượng kháng thể 1 lần. Trên cơ sở hiệu
giá phản ứng HI xác định thời điểm sử dụng liều vaccin đầu tiên phù hợp khi hiệu giá HI <
4log2. Kết quả trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động ở đà điểu con nở từ trứng đàn mẹ sau khi
tiêm vaccin 3; 6 tháng
Tuổi
(ngày)
Đàn con nở từ
mẹ sau khi tiêm

vaccin 3 tháng
(n=10)
Số mẫu
phát hiện
kháng thể
HI >
4log2

Đàn con nở từ mẹ
sau khi tiêm
vaccin 6 tháng
(n=10)
Số mẫu
phát hiện
kháng thể
HI >
4log2

HI(log2)
%
%
HI(log2)
%
%
1
7,6±0,22
100
100
6,7±0,21
100

100
7
7,0±0,21
100
100
6,2±0,25
100
100
14
6,4±0,31
100
100
5,1±0,23
100
100
21
5,6±0,34
100
100
4,3±0,21
100
90
28
4,5±0,45
100
80
3.2±0.39
100
40
35

3,3±0,50
100
50
2,1±0,46
80
20
42
2,3±0,50
80
30
1,6±0,34
80
0
49
1,4±0,31
80
0
0,7±0,26
50
0
56
0,7±0,21
60
0
0,2± 0,13
20
0
63
-
0

-
-
0
-
Kết quả khảo sát cho thấy, ở 1 ngày tuổi đàn đà điểu con có kháng thể thụ động là cao
nhất, sau đó giảm dần. Thời gian tồn tại của kháng thể thụ động dài hay ngắn phụ thuộc vào
lượng kháng thể mà chúng có lúc ban đầu.
*Đàn đà điểu con nở từ đàn mẹ sau khi tiêm vaccin 3 tháng thấy: ở 1 ngày tuổi hàm lượng
kháng thể thụ động đạt mức cao nhất trong máu, có hiệu giá HI bình quân 7,6log2 và 100% số
mẫu kiểm tra có hiệu giá HI > 4log2. Ở thời điểm 7; 14; 21 ngày tuổi hàm lượng kháng thể thụ
động giảm dần với hiệu giá HI bình quân lần lượt là 7,0log2; 6,4log2 và 5,6log2 với 100% số
mẫu có hiệu giá HI > 4log2. Ở thời điểm 28 ngày tuổi lượng kháng thể thụ động giảm với hiệu
giá HI bình quân 4,5log2 và chỉ có 80% mẫu có hiệu giá HI > 4log2. Ở thời điểm 35; 42; 49; và
56 ngày tuổi thì lượng kháng thể thụ động bình quân đã giảm thấp với hiệu giá HI lần lượt
3,3log2; 2,3log2; 1,4log2 và 0,7log2, số mẫu có hiệu giá HI > 4log2 cũng giảm dần, tương ứng
là: 50%; 30%; 0%; và 0%. Qua khảo sát cũng cho thấy ở nhóm đà điểu này kháng thể thụ động
tồn tại được từ 35-56 ngày.
* Đàn đà điểu con nở từ đàn mẹ sau khi tiêm vaccin Emulsion 6 tháng thấy: ở 1 ngày tuổi
hàm lượng kháng thể thụ động đạt mức cao nhất trong máu, có hiệu giá HI bình quân 6,7log2 và
100% số mẫu kiểm tra có hiệu giá HI > 4log2. Ở thời điểm 7; 14; ngày tuổi hàm lượng kháng thể
thụ động giảm dần với hiệu giá HI bình quân lần lượt là 6,2log2; 5,1log2 với 100% số mẫu có
hiệu giá HI > 4log2. Ở thời điểm 21 ngày tuổi lượng kháng thể thụ động với hiệu giá HI bình


quân 4,3log2 và chỉ có 90% mẫu có hiệu giá HI > 4log2. Ở thời điểm 28; 35; 42; và 49 ngày tuổi
thì lượng kháng thể thụ động bình quân đã giảm thấp với hiệu giá HI lần lượt 3,2log2; 2,1log2;
1,6log2 và 0,7log2, số mẫu có hiệu giá HI > 4log2 cũng giảm dần, tương ứng là: 40%; 20%; 0%;
và 0%.
Diễn biến kháng thể thụ động
7.5

7
6.4
5.6
4.5
2.3
1.4
0.7
0
6.7
6.2
5.1
4.3
2.1
1.6
0.7
0
3.3
3.2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0t 1t 2t 3t 4t 5t 6t 7t 8t 9t
tuần
HI(log2)

A
B

Đồ thị 2. Diễn biến kháng thể thụ động ở đà điểu con
(A: đà điểu 1 ngày tuổi có hiệu giá HI =7,5log2;
B: đà điểu 1 ngày tuổi có hiệu giá HI= 6,7log2)

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: với những đà điểu con nở ra từ đàn đà điểu mẹ sau khi
tiêm vaccin Newcastle đến 6 tháng thì có kháng thể thụ động cao, trên cơ sở diễn biến kháng thể
thụ động thì thời điểm thích hợp để phòng vaccin lần đầu cho những đà điểu con này là lúc 21
ngày tuổi.
Theo một số tác giả trên thế giới như Hubancruck (2002)[ ], Du Zhongliang (2004)[ ], Changyin
Zhang (2004)[ ], đưa ra khuyến cáo sử dụng vaccin lần đầu khác nhau, tuy nhiên các tác giả đều
nhấn mạnh thời điểm phòng vaccin lần đầu cho đà điểu con cần phải dựa vào hàm lượng kháng
thể thụ động ở đàn con mới nở hay trên cơ sở đáp ứng miễn dịch của đàn đà điểu mẹ để lựa chọn
thời điểm phòng vaccin lần đầu thích hợp.
Do đó chúng tôi tiếp tục khảo sát diễn biến kháng thể thụ động trên đàn con nở ra từ đàn
đà điểu mẹ sau khi tiêm vaccin 8; 9; và 12 tháng để xác định thời điểm phòng vaccin lần đầu cho
phù hợp, tránh hiện tượng kháng thể thụ động mất đi nhưng kháng thể chủ động của bản thân có
khả năng bảo hộ lại chưa có được kịp thời mà các nhà kỹ thuật gọi là “Lỗ hổng miễn dịch”. Kết
quả trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Diễn biến kháng thể thụ động ở đàn con nở ra từ trứng đàn mẹ sau khi tiêm vaccin 8; 9
và 12 tháng


Tuổi
(ngày)
Đàn con nở từ
mẹ sau khi tiêm
vaccin 8tháng

(n=10)
HI >
4log2

Đàn con nở từ mẹ
sau khi tiêm
vaccin 9 tháng
(n=5)
HI >
4log2

Đàn con nở từ
mẹ sau khi tiêm
vaccin 12 tháng
(n=5)
HI >
4log2

HI(log2)+mx
%
HI(log2)+mx
%
HI(log2)+mx
%
1
5,8+0,20
100
5,6±0,24
100
4,6±0,24

100
7
4,7+0,21
100
4,6±0,40
100
4,0±0,32
80
14
3,8+0,29
60
3,6±0,40
40
2,8±0,37
20
21
2,9+0,23
20
2,4±0,24
0
1,8±0,20
0
28
1,8+0,20
0
1,2±0,37
0
0,6±0,24
0
35

0,8+0,20
0
0,4±0,24
0
-
0
42
0,3+0,15
0
-
0


49
-
0





Kết quả khảo sát cho thấy, đàn đà điểu con nở ra từ mẹ sau khi tiêm vaccin 8; 9; 12
tháng, ở 1 ngày tuổi hàm lượng kháng thể thụ động đạt mức cao nhất trong máu, có hiệu giá HI
bình quân 4,6log2-5,8log2 và 100% số mẫu kiểm tra có hiệu giá HI > 4log2. Hàm lượng kháng
thể giảm dần, Ở thời điểm 14 ngày tuổi hàm lượng kháng thể thụ động bình quân ở cả 3 đàn thí
nghiệm đã giảm thấp dưới 4log2, hiệu giá HI từ 2,8log2-3,8log2 với 20%-60% số mẫu có hiệu
giá HI > 4log2. Đặc biệt ở đàn con nở từ trứng đà điểu mẹ sau khi tiêm vaccin 12 tháng, có hiệu
giá HI bình quân 4,6log2 và thời gian tồn tại kháng thể ngắn chỉ 28-35 ngày, ở những đà điểu
này nếu thời điểm sử dụng vaccin lần đầu muộn sẽ có một thời gian dài đà điểu có mức kháng
thể thấp không đủ khả năng bảo vệ khi có sự tấn công của virus cường độc. Qua theo dõi diễn

biến kháng thể thụ động chúng tôi nhận thấy những đàn đà điểu này, lịch phòng vaccin thích hợp
ở lần đầu là lúc 7 ngày tuổi.
Diễn biến kháng thể thụ động
5.8
4.7
2.9
1.8
0.8
0.3
0
4.6
4
1.8
0.6
0
3.8
2.8
0
1
2
3
4
5
6
7
0t 1t 2t 3t 4t 5t 6t 7t
tuần
HI(log2)
C
D

E

Đồ thị 3. Diễn biến kháng thể thụ động ở đà điểu con


(C: Đà điểu con 1 ngày tuổi có hiệu giá HI= 5,8log2
D: Đà điểu con 1 ngày tuổi có hiệu giá HI= 5,6log2
E: Đà điểu con 1 ngày tuổi có hiệu giá HI= 4,6log2)

Do đó để đảm bảo an toàn cho đàn đà điểu con, cần xác định được hàm lượng kháng thể
thụ động ban đầu và lấy đó làm căn cứ để xác định thời điểm sử dụng liều vaccin lần đầu tiên.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều ý kiến cũng như khuyến cáo khác nhau về thời điểm sử
dụng vaccin lasota lần đầu cho đà điểu con. Theo Du Zhongliang (2004)[ ], lại khuyến cáo thời
điểm phòng vaccin lasota lần đầu nên thực hiện vào thời điểm 7-8 ngày tuổi. Tuy nhiên tác giả
cũng nhấn mạnh, đà điểu con cần phải được miễn dịch trước khi kháng thể thụ động mất đi,
nhưng ngày nào là thời điểm hợp lý thì cần phải dựa vào kết quả kiểm tra kháng thể thụ động của
con mới nở. Theo Changyin Zhang (2004)[ ], thì những đà điểu con nở ra từ mẹ chưa được tiêm
phòng, vaccin lasota cần được thực hiện ở 1 ngày tuổi. Những đàn mẹ đã được tiêm phòng
vaccin, có miễn dịch tốt thì đàn con nên tiến hành phòng lasota lần 1 vào thời điểm 21ngày tuổi.
ở Israen lại sử dụng vaccin sống với 1 dòng tương tự lasota phòng lần đầu vào giữa ngày tuổi
thứ 30 và 45, tuy nhiên lịch phòng cũng được thay đổi theo điều kiện miễn dịch của đà điểu mẹ
Hubancruck (2002)[ ]. Như vậy các tác giả cũng đều căn cứ trên kết quả kiểm tra hiệu giá kháng
thể thụ động của đà điểu con hay trên cơ sở kiểm tra kháng thể của đà điểu mẹ để đưa ra lịch
trình sử dụng vaccin phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi đưa ra kết luận, ở đà điểu con có hiệu giá HI:
6,7log2-7,5log2 ở 1 ngày tuổi, tương ứng với đàn mẹ sau khi tiêm vaccin đến 6 tháng thì thời
điểm phòng vaccin thích hợp lần đầu là ở thời điểm 21 ngày tuổi. Kết quả của chúng tôi cũng
phù hợp với khuyến cáo của Changyin Zhang (2004)[ ], khi đà điểu mẹ có miễn dịch cao thì thời
điểm thích hợp để phòng lần đầu cho đàn con là lúc 21 ngày tuổi.
Với đàn đà điểu con có hiệu giá HI từ 4,6log2-5,8log2, tương ứng với đàn mẹ sau khi tiêm

vaccin từ 7 tháng thì thời điểm phòng thích hợp lần đầu là lúc 7 ngày tuổi. Kết quả này của
chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu và khuyến cáo của các tác giả Du Zhongliang
(2004)[ ] và của tác giả Bạch Mạnh Điều và cộng sự (Phùng Đức Tiến, 2004)[ ], đã đưa ra
khuyến cáo thời điểm phòng vaccin lasota lần đầu là lúc 7 ngày tuổi.
3.5. Sử dụng vaccin phòng bệnh với các liều lượng khác nhau
Theo Fan Jishan(2004)[ ], khuyến cáo liều vaccin lasota sử dụng lần đầu và lần thứ 2 cho
đà điểu con thích hợp là 3 và 6 liều gà; và vaccin nhũ dầu tiêm 2ml (4 liều gà) ở lần 3 và cũng
liều đó(2ml) tiêm nhắc lại với đà điểu trưởng thành.
Trên cơ sở khuyến cáo đó, chúng tôi tiến hành khảo sát đáp ứng miễn dịch của đà điểu với
vaccin Newcastle với các liều lượng khác nhau để xác định liều lượng và thời điểm phòng nhắc
lại thích hợp đảm bảo an toàn cho đà điểu.
Thí nghiệm được tiến hành trên đàn đà điểu nở ra từ trứng đà điểu mẹ đã tiêm vaccin 6
tháng, có hiệu giá HI bình quân 6,7log2, 100% mẫu có HI >4log2, được chúng tôi phân nhóm và


sử dụng 3 nghiệm thức khác nhau(sử dụng vaccin Newcastle với các liều khác nhau), trên cơ sở
kiểm tra hiệu giá HI < 4log2 để phòng vaccin nhắc lại cho đà điểu con.
Chúng tôi tiến hành sử dụng vaccin Lasota cho đà điểu con lần 1 ở thời điểm 21 ngày tuổi
với các liều khác nhau: 2, 3, 4giọt(tương ứng 2;3;4 liều gà), với phương pháp nhỏ mũi, kiểm tra
hàm lượng kháng thể bằng phản ứng HI (bảng 6).
Bảng 6. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khisử dụng vaccin Lasota lần 1
Sau khi
nhỏ
lasota
(ngày)
NT 1
(2 liều)
(n=8)
HI >
4log2

NT2
(3liều)
(n=8)
HI >
4log2
NT3
(4liều)
(n=8)
HI >
4log2
HI(log2)
%
HI(log2)
%
HI(log2)
%
0
4,25±0,38
87,50
4,25±0,37
62,50
4,25±0,37
75,00
7
4,00±0,50
62,50
4,00±0,42
75,00
3,88±0,35
75,00

14
4,13±0,35
62,50
4,38±0,38
75,00
4,25±0,25
87,50
21
4,13
a
±0,40
62,50

5,38
b
±0,26
100

5,43
b
±0,20
100

28
3,63±0,53
50.00
3,88±0,23
75,00
3,86±0,26
71,43

NT: nghiệm thức. (P<0,05)

Kết quả cho thấy, kháng thể tăng dần sau 2 tuần và đạt đỉnh cao ở thời điểm sau 21 ngày
phòng vaccin, nghiệm thức 2 và 3 (sử dụng 3 và 4 liều) cho đáp ứng miễn dịch cao (5,38log2-
5,43log2) hơn nghiệm thức 1(2 liều) hiệu giá HI bình quân 4,13log2 (p<0,05). Từ kết quả nghiên
cứu chúng tôi thấy, liều sử dụng vaccin lasota thích hợp ở lần đầu cho đà điểu con là 3-4 liều gà,
cho đáp ứng miễn dịch cao nhất sau 21 ngày sử dụng vaccine với 100% mẫu có HI > 4log2; sử
dụng 2 liều chỉ đạt 62,5%. Kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Fan jishan (2004)[ ], sử
dụng vaccin laosota 3 liều gà ở lần đầu tiên. Hiệu giá HI giảm thấp <4log2 sau 4 tuần phòng
vaccin, do vậy sau khi sử dụng vaccine lasota lần 1 được 21 ngày thì cần phòng nhắc lại lasota
lần 2 cho đà điểu con(lúc 42 ngày tuổi).
Trên cơ sở quy trình sử dụng vaccine của trung quốc chúng tôi tiến hành phòng nhắc lại
vaccine lasota lần 2 cho đà điểu con với các liều khác nhau; nghiệm thức 1 sử dụng 4 giọt;
nghiệm thức 2 sử dụng 6 giọt; nghiệm thức 3 sử dụng 5 giọt(mỗi giọt ứng với 1 liều của gà) cũng
với phương pháp nhỏ mũi, kiểm tra diễn biến kháng thể thông qua hiệu giá của phản ứng HI ở
thời điểm 7; 14; 21; 30 ngày sau khi dụng vaccin lần 2
(bảng 7).
Bảng 7. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi sử dụng vaccin Lasota lần 2
Sau khi
tiêm
(ngày)
NT1
(4 liều)
(n=8)
HI >
4log2
NT2
(6liều)
(n=8)
HI >

4log2
NT3
(5liều)
(n=7)
HI >
4log2


HI(log2)
%
HI(log2)
%
HI(log2)
%
0
3,63±0,53
50
3,88±0,23
75
3,71± 0,18
71,43
7
3,75±0,41
50
4,25±0,45
75
4,14±0,34
71,43
14
4,38±0,26

75
4,63±0,38
87,50
4,57±0,48
85,71
21
4,43
a
±0,43
71,43

5,75
b
±0,37
100

5,71
b
±0,36
100

30
3,71±0,42
57,14
3,88±0,35
75
3,86±0,26
71,43
NT: nghiệm thức. (P<0,05)


Kết quả cho thấy sau khi sử dụng vaccine lasota lần 2 cả 3 nghiệm thức 1,2,3 đều cho đáp
ứng miễn dịch cao nhất sau 21 ngày, hiệu giá HI trung bình từ 4,43log2-5,75log2, sau đó hàm
lượng kháng thể giảm xuống còn 3,71log2-3,88log2 ở thời điểm sau 30ngày sử dụng vaccin lần
2. Ở nghiệm thức 2 và 3, sử dụng 5; 6 liều sau 21 ngày phòng cho đáp ứng miễn dịch
cao(5,71log2; 5,75log2) hơn nghiệm thức 1 (sử dụng 4 liều), chỉ đạt 4,43log2 sau 21 ngày phòng
vaccin(p<0,05). Nghiệm thức 2 và 3 có số mẫu đạt hiệu giá HI > 4log2 đạt 100%, cao hơn
nghiệm thức 1, chỉ đạt 71,43%. Nghiệm thức 2 và 3 cho hiệu giá HI bình quân và tỷ lệ bảo hộ là
tương đương nhau ở thời điểm sau 21 ngày phòng(p>0,05). Như vậy từ kết quả nghiên cứu cho
thấy liều vaccine lasota phòng nhắc lại lần 2 cho đáp ứng miễn dịch tốt ở đà điểu con là 5-6 giọt
(5-6liều gà). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy trình sử dụng vaccine ở Trung quốc ,theo
khuyến cáo của Fan jishan, sử dụng 6 liều gà lần 2 cho đà điểu con, nhưng theo kết quả nghiên
cứu của chúng tôi liều vaccin sử dụng lần 2 chỉ cần sử dụng gấp 5liều ở gà(5 giọt) đã đủ cho đáp
ứng miễn dịch tốt tương đương với sử dụng 6 liều. Cũng từ kết quả này trên cơ sở theo dõi diễn
biến kháng thể, chúng tôi nhận thấy sau khi nhỏ vaccin Lasota lần 2 được 21ngày cần tiêm nhắc
lại vaccin ND Imulsion lần 1(lúc đà điểu 63 ngày tuổi) cho đà điểu.
Chúng tôi tiếp tục tiến hành tiêm vaccin medivac ND Emulsion cho đà điểu và theo dõi
đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm: ở đây trên cơ sở khuyến cáo của Fan jishan(2004), tiêm
2ml/con. Chúng tôi sử dụng 3 nghiệm thức: nghiệm thức 1 tiêm 1,5ml; nghiệm thức 2 tiêm 2ml
và nghiệm thức 3 tiêm 2,5 ml, sau đó tiến hành kiểm tra diễn biến hàm lượng kháng thể ở các
thời điểm sau tiêm 14; 21; 30; 60; 90; 120 ngày thông qua phản ứng HI (bảng 8).


Bảng 8. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi tiêm vaccin ND Imultion lần 1
Sau khi
tiêm
(ngày)
NT1
(3 liều)
(n=7)
HI >

4log2
NT2
(4 liều)
(n=8)
HI >
4log2
NT3
(5liều)
(n=7)
HI >
4log2
HI(log2)
%
HI(log2)
%
HI(log2)
%
14
4,29±0,42
71,43
5,75±0,41
100
5,71±0,36
100
21
5,14±0,34
100
6,38±0,26
100
6,43±0,37

100
30
5,43
a
±0,37
100
6,50
b
±0,27
100
6,57
b
±0,2
100
60
4,86±0,40
85,71
5,63±0,42
100
6,0±0,22
100
90
4,00±0,49
71,43
4,75±0,49
100
4,86±0,46
100
120
3,14±0,46

42,86
3,63±0,5
50
3,86±0,5
57,10
NT: nghiệm thức. (P<0,05)

Kết quả cho thấy, sử dụng vacin nhũ dầu tiêm 4- 5 liều cho đáp ứng miễn dịch tương
đương nhau, hiệu giá HI cao nhất 6,50log2-6,57log2 sau 30 ngày tiêm với 100% mẫu có hiệu giá
HI > 4log2, cao hơn lô I sử dụng 3 liều HI chỉ đạt 5,43log2(p<0,05), sau đó kháng thể giảm dần
xuống 4,00log2-4,86log2 ở thời điểm sau 90 ngày tiêm. Tại thời điểm sau khi tiêm 90 ngày,
nghiệm thức 1có số mẫu đạt hiệu giá HI > 4log2 là 71,43% trong khi nghiệm thức 2 và 3 vẫn
đạt 100% mẫu có HI > 4log2. Sau 120 ngày tiêm hiệu giá HI bình quân ở cả 3 nghiệm thức giảm
thấp xuống còn 3,14log2-3,86log2 và chỉ còn 42,86%-57,1% số mẫu có hiệu giá HI > 4log2 ở
thời điểm sau 120 ngày tiêm.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: cũng như đà điểu sinh sản sử
dụng vacci nhũ dầu tiêm 2ml/con(4 liều gà) là đủ để đà điểu có đáp ứng miễn dịch cao nhất sau
30 ngày tiêm. Tuy nhiên ở miễn dịch có khả năng bảo hộ 100% chỉ kéo dài trong 3 tháng. Đây
cũng chính là thời điểm cần tiêm nhắc lại vaccin ND Emulsion lần 2 cho đà dò(lúc 153 ngày
tuổi). Như vậy sau khi tiêm vaccin Emulsion 3 tháng là thời điểm cần tiêm nhắc lại, liều sử dụng
vaccine thích hợp là 2ml(4liều gà).
Để tiếp tục theo dõi độ dài miễn dịch có khả năng bảo hộ cao cho đà điểu chúng tôi tiến
hành tiêm nhắc lại lần 2 vaccin ND Emulsion với liều 2ml/con, theo dõi diễn biến kháng thể
thông qua hiệu giá phản ứng HI tại các thời điểm 14; 21; 30; 60; 90; 120 ngày sau khi tiêm (bảng
9).
Bảng 9. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi tiêm vaccin ND Emulsion lần 2
Sau khi tiêm
(ngày)
n
Liều vaccin

HI > 4log2
2ml (4 liều gà)
HI (log2) + mx
%
14
8
5,63±0,46
100
21
8
6,50±0,26
100
30
8
7,13±0,23
100


60
8
6,75±0,25
100
90
8
6,13±0,40
100
120
8
5,38±0,32
100

150
8
4,50±0,38
87,5
180
8
3,88±0,40
62,5
Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng vaccin nhũ dầu (medivac ND Emulsion) lần 2, chúng tôI
thấy: hàm lượng kháng thể tăng lên sau 14 ngày với hiệu giá HI đạt 5,63log2 với 100 mẫu có HI
> 4log2; kháng thể đạt đỉnh cao sau 30 ngày tiêm 7,1log2, sau đó kháng thể giảm dần, kháng thể
có khả năng bảo hộ kéo dài sau 120 tiêm. ở thời điểm sau 120 ngày tiêm hiệu giá HI vẫn đạt
4,5log2 và số mẫu có HI>4log2 vẫn đạt 87,5%, hiệu giá HI giảm xuống còn 3,88log2 và chỉ có
62,5% số mẫu có hiệu giá HI>4log2. Như vậy từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: sau khi
tiêm vaccin ND Emulsion lần 2 được 5 tháng là thời điểm cần tiêm nhắc lại lần 3 vaccin nhũ
dầu Emulsion cho đà điểu(lúc 303 ngày tuổi).
Chúng tôi tiếp tục tiêm vaccin Emulsion lần 3 và kiểm tra hiệu giá HI sau 21 ngày;
1;3;6;9;12 tháng (bảng 10).
Bảng 10. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi tiêm vaccin ND Emulsion lần 3
Sau khi tiêm
(tháng)
n
Liều vaccin

2ml(4 liều gà)
HI > 4log2
HI(log2)
%
21(ngày)
8

6,13 ±0,35
100,00
1
8
7,63 ±0,42
100,00
3
8
7,13 ±0,44
100,00
6
8
6,13 ±0,35
100,00
9
8
5,25b±0,41
100,00
12
8
4,75±0,25
100,00

Kết quả cho thấy sau khi tiêm vaccin lần 3 được 21 ngày 100% mẫu có hiệu giá HI >4log2,
hàm lượng kháng thể tăng cao, hiệu giá HI bình quân đạt 6,13log2. Hàm lượng kháng thể cũng
đạt cao nhất sau 30 ngày tiêm, hiệu giá HI đạt 7,63log2 và miễn dịch có khả năng bảo hộ kéo dài
tới sau 12 tháng tiêm, với hiệu giá HI bình quân vẫn đạt 4,75log2 với 100% mẫu có hiệu giá
HI> 4log2. Như vậy sau khi tiêm vaccin lần 3 đà điểu có cho đáp ứng miễn dịch cao sau 30 ngày
tiêm và miễn dịch kéo dài có khả năng bảo hộ trong 12 tháng. Kết quả cho thấy đà điểu trưởng
thành có đáp ứng miễn dịch cao, miễn dịch kéo dài hơn ở đà điểu non. Điều này hoàn toàn phù

hợp với quy luật hình thành kháng thể.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, để đảm bảo an toàn với bệnh Newcastle cho đà điểu
từ khi nở tới lúc trưởng thành. Lịch trình sử dụng vaccin phải thực hiện với 2 lần phòng lasota và
3 lần phòng vacccin nhũ dầu ND Emulsion cho đà điểu. Sau khi tiêm lần 3 đà điểu sẽ có đáp ứng
miễn dịch cao, miễn dịch kéo dài có khả năng bảo hộ trong 12 tháng như ở đàn sinh sản.


3.6. Mối tương quan giữa hiệu giá HI và mức độ bảo hộ chống lại virus newcastle cường
độc cho đà điểu
Sử dụng vaccin sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu, tạo ra miễn dịch chủ động
cho đàn đà điểu.
Mức độ bảo hộ với bệnh Nwecastle cho đà điểu sẽ được đánh giá chính xác bằng phương
pháp công cường độc cho đà điểu. Khả năng bảo hộ cho đà điểu trước sự tấn công của virus
cường độc Newcastle có liên quan đến hàm lượng kháng thể trung hòa có trong máu đà điểu.
Hàm lượng kháng thể này được xác định bằng hiệu giá phản ứng HI, vì vậy việc nghiên cứu sự
tương quan giữa hiệu giá HI với mức độ bảo hộ chống virus cường độc Newcastle là rất cần thiết
.
Để xác định ngưỡng kháng thể bảo hộ cho đà điểu với bệnh newcastle, chúng tôi đã tiến
hành thí nghiệm trên đàn đà điểu 2, 5 tháng tuổi, được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm đà điểu được tiêm vaccin sau 30 ngày, lấy máu kiểm tra HI, chia làm 2 lô tương
ứng với các mức hiệu giá HI 4log2 và 6log2.
- Nhóm đối chứng không dùng vaccin, có phản ứng HI âm tính.
Dùng virus cường độc Newcastle chủng VN91 tiêm dưới da cho toàn bộ số đà điểu trên với
liều 200LD50/đà điểu, theo dõi trong thời gian 14 ngày. Những đà điểu còn sống sau khi công
được lấy máu kiểm tra hàm lượng kháng thể bằng phản ứng HI (bảng 11).
Bảng 11. Tương quan giữa hàm lượng kháng thể và mức bảo hộ chống virus Newcastle
cường độc ở đà điểu
Đối tượng

TN

HI
trước
khi
công
n
Kết quả công cường độc
Số đà
điểu chết
Số đà điểu sống
số con
Tỷ lệ
bảo hộ
HI(log2)
Đà điểu phòng vaccin
I
4
3
0
3
100
9,33±0,33
II
6
3
0
3
100
10,00±0,33
Đà điểu đối chứng
III

0
3
3
0
0
0

Kết quả: lô đối chứng gồm những đà điểu không được tiêm vaccin (HI âm tính), sau khi
công 6 ngày, cả 3 đà điểu có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, ỉa phân xanh, có triệu chứng thần kinh đầu
nghẹo và lắc lư, đầu cổ thõng xuống đất, thở khò khè, nằm liệt….sau 4-5 ngày 100% đà điểu
chết, mổ khám đều thấy xuất hiện những bệnh tích đặc trưng: Tim xuất huyết trên bề mặt, gan
sưng xuất huyết, bao tim tích nước, niêm mạc ruột non xuất huyết, não xung huyết. Dạ dày cơ,
dạ dày tuyến có xuất huyết điểm.
Với nhóm đà điểu được tiêm vaccin: ở lô I có hiệu giá HI 4log2, sau 8-9 ngày công thấy có
biểu hiện: mệt mỏi, ăn kém và sau 3 ngày lại trở lại ăn uống bình thường, không có đà điểu chết,
tỷ lệ bảo hộ đạt 100%. ở lô II, những đà điểu có HI =6log2, sau khi công cường độc, đà điểu vẫn
ăn uống hoạt động bình thường, tỷ lệ bảo hộ với bệnh 100%.



Thần kinh,đầu lắc lư Liệt cổ, đầu thõng

Liệt chân, văn cổ
Những đà điểu còn sống sau 14 ngày công, chúng tôi tiến hành lấy máu kiểm tra hiệu giá
HI, kết quả cho thấy: đà điểu có hàm lượng kháng thể với hiệu giá HI đạt từ 9log2-10log2. Như
vậy những đà điểu có kháng thể với hiệu giá HI > 4log2 sau khi bị nhiễm virus newcastle cường
độc có miễn dịch cao với bệnh.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và theo kết luận của trung tâm chẩn đoán thú y TW
thì những đà điểu có hiệu giá HI từ > 4log2 mới có khả năng bảo hộ chống lại virus cường độc
Newcastle.

Như vậy ở đà điểu ngưỡng kháng thể bảo hộ với bệnh Newcastle: HI > 4log2.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Lịch phòng bệnh Newcastle thích hợp cho đà điểu sinh sản là tiêm 1 lần/năm vào trước
vụ đẻ mới 1tháng. Kháng thể đạt cao nhất (9,9log2) sau 30 ngày tiêm vaccin, sau đó giảm dần,
có khả năng bảo hộ bệnh trong 12 tháng.
- Đà điểu mẹ có thể truyền 86,21% kháng thể Newcastle cho đàn con qua lòng đỏ trứng.
Hàm lượng kháng thể ở đà điểu mẹ và hàm lượng kháng thể thụ động ở đàn con có mối tương
quan thuận, với hệ số tương quan r = 0,922 với phương trình y = 1,060x-1,792.
- Liều phòng vaccin medivac ND lasota thích hợp cho đà điểu con ở lần 1 là 3 giọt(gấp 3
liều gà) và lần 2 là 5 giọt(gấp 5 liều gà), bằng phương pháp nhỏ mũi. Với vaccin medivac ND


Emulsion thì liều phòng thích hợp cho đà điểu con cũng như đà điểu sinh sản là 2ml/con (gấp 4
liều gà), bằng phương pháp tiêm dưới da cánh.
- Lịch phòng vaccin Newcastle thích hợp cho đà điểu con đến trưởng thành:
- Với đàn con nở từ trứng đà điểu mẹ sau khi tiêm vaccin đến 6 tháng hoặc có hàm lượng
kháng thể thụ động từ 6,7log2-7,6log2 sử dụng lịch phòng sau:
Ngày tuổi
21
42
63
153
303
Sử dụng
vaccin
Lasota lần 1
Lasota lần 2
Emulsion lần
1

Emulsion lần
2
Emulsion lần
3

- Với đàn con nở từ trứng đà điểu mẹ sau khi tiêm vaccin từ 7 tháng trở đi hoặc có hàm
lượng kháng thể thụ động từ 4,6log2-5,8log2 sử dụng lịch phòng sau:
Ngày tuổi
7
28
49
139
289
Sử dụng
vaccin
Lasota lần 1
Lasota lần 2
Emulsion lần
1
Emulsion lần
2
Emulsion lần
3
- Ở đà điểu ngưỡng kháng thể Newcastle có khả năng bảo hộ bệnh là HI > 4log2. Đà
điểu mắc bệnh Newcastle cũng có những triệu trứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh Newcastle.
4.2. Đề nghị
Hội đồng công nhận kết quả nghiên cứu là tiến bộ kỹ thuật. Cho phổ biến và ứng dụng
vào thực tế sản xuất để phòng bệnh Newcastle trên đà điểu.
Tài liệu tham khảo
1. Changyin Zhang (2004). “Ảnh hưởng tiờu cực của trường hợp trứng ostrich nhiễm bẩn”, Hội nghị quốc tế

Phát triển đà điểu Ostrich ngày 03-05/04/2004(tài liệu dịch), Tây An, Trung Quốc. tr. 257.
2. Du Zhongliang(2004). “Nghiờn cứu cụng nghệ nõng cao tỷ lệ nuụi sống ở ostrich non” Hội nghị quốc tế
Phát triển đà điểu Ostrich ngày 03-05/04/2004(tài liệu dịch), Tây An, Trung Quốc. tr. 244.
3. Fan Jishan (2004). “Phòng chống lây nhiễm và chuyển giao bệnh Newcastle (ND) ở ostrich bằng phương
pháp nâng cao miễn dịch”, Hội nghị quốc tế Phát triển đà điểu Ostrich ngày 03-05/04/2004(tài liệu dịch),
Tây An, Trung Quốc. tr. 225.
4. Nguyễn Thu Hồng (1993). “ Thử nghiệm vaccin Nwecastle V
4-HR
chịu nhiệt phòng bệnh cho gà ở nước ta”,
Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, số 9, tr. 339-341.
5. Trần Thị Lan Hương (2001). Một số yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle của
đàn gà công nghiệp,Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Vĩnh Phước (1978). Giáo trình truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Shanawany M.M và Dingle J., (1999). Kỹ thuật nuôi đà điểu (Trương Tố Trinh dịch)- NXB Hà Nội, 2002
8. Phùng Đức Tiến (2004). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học-công nghệ chăn nuôi đà điểu, chim
câu và cá sấu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Alexander, D.J ., (1991). Newcastle disease and other paramyxovirus infections. In Disease of pouliry,
lowa State University Press, Ames lowa, USA.


10. Cooper R., 1999. Ostrich meat, an important product of the ostrich in dustry: a southern Afican
perspective. World’s Poultry Science Journal, pp. 389-402.
11. Horbanczuk J., SALES J., 1998. Lipid and cholesterol content and fatty acid composition of meat obtained
from ostriches reared on a commercial farm. Animal Science Papers and Reports, pp. 51 - 55.
12. Horbanczuk J. O (2002). The Ostrich – Warsaw, 2002.
13. Odendaall. (2000). The production and export of ostrich meat. National. Department of Agriculture,
National Directorate of Veterinary Services, Private Bag X138. Pretoria, pp. 1-53.
14. Samberg, Y., Hadash, D. U., Perelman, B. and Meroz, M.(1989). 'Newcastle disease in ostriches’ (Struthio
camelus): Field case and experimental infection', Avian Pathology, pp. 221-226



×