Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nhu cầu năng luwọng, PROTEIN và một axit amin thiết yếu của Ngan pháp nuôi thịt tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.78 KB, 15 trang )


TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


30
NHU CẦU NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU
(LYSINE, METHIONINE) CỦA NGAN PHÁP NUÔI THỊT TRONG ĐIỀU KIỆN
CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
Trần Quốc Việt*, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên và Bùi Thị Hồng
Bộ môn Dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
*Tác giả liên hệ: Trần Quốc Việt – Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn và đồng cỏ
Viện Chăn nuôi – Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.386.126/ 0982.011.584; Fax : (04) 38.389.775: Email:
ABSTRACT
Requirements of energy, proteín and essential amino acids (lysine, methionine) for broiler muscovy ducks
imported from France under intensive feeding condictions.

A total of 675 one-day old broiler crossbred muscovy ducks (R51xR71) was used to determine their
requirements of energy, protein and essential amino acids (lysine, methionine in total and digestible form). The
experiment was done according to a 3 x 3 factorial completely randomized design (with 3 replicates/treatment;
14 females and 11 males/replicate; 42 females and 33 males/treatment). Two experimetal factors were: (i) three
levels of metabolisable energy (ME): medium (2850-2900-3000 kcal/kg); high (2950-3000-3100 kcal/kg) and
low (2750-2800-2900 kcal/kg) coresspongding to 3 levels of crude protein (CP): 20-18-16; 21-19-17 and 19-17-
15% in 3 feeding periods: 0-3; 4-7 and 8-12 weeks of age, respectively; (ii) 3 levels of digestible lysine: medium
(0.95-0.85-0.75%); high (1.00-0.90-0.80%) and low (0.90-0.80-0.70%), respectively. The other essential amino
acids such as methionine, methionine + cystine, threonine and tryptophan were balanced to lysine according to
ideal protein recommended by Baker et al., (1996). The results showed that as level of energy and protein in
diets increased, feed intake of muscovy ducks decreased. The growth rate of birds fed diets high in energy and
protein content was higher than that of those fed low and medium content by 3.06 and 6.47% (P < 0,05),
respectively. Energy, protein and lysine levels in the diets did not affect dressing percentage. In conclusion, the
optimum concentration of ME, CP and digestible lysine in the completed feed of 88% dry mater for broiler


muscovy ducks in 3 feeding periods were 2850; 2900 and 3000 kcal/kg; 20-18-16% and 1,00-0,90-0,80%,
respectively.
Key words: Broiler muscovy ducks, energy, protein and amino acid requirement, groth rate, feed conversion
ratio
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số dòng ngan Pháp được nhập vào nước ta từ nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước (Phùng
Đức Tiến, 2007) và cũng kể từ đó đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phát triển các
dòng ngan Pháp năng suất cao được tiến hành (Trần Công Xuân và cs,2003; Phùng Đức Tiến
và cs, 2003). Tuy nhiên, những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho ngan Pháp nuôi thịt
trong điều kiện chăn nuôi ở nướ
c ta còn rất hạn chế, tản mạn và thường không tính đến quan
hệ tương tác giữa các chất dinh dưỡng và các yếu tố khẩu phần cũng như ảnh hưởng của
những tương tác ấy đến đáp ứng và nhu cầu của đối tượng nghiên cứu. Bởi vậy, các khuyến
cáo từ những nghiên cứu này có tính ứng dụng không cao. Để xây dựng khẩu phần thức ăn
cho ngan nuôi thịt và sinh sản, ng
ười chăn nuôi và sản xuất thức ăn vừa phải sử dụng các
khuyến cáo sẵn có từ các nguồn tài liệu trong nước, vừa phải tham khảo từ các nguồn tài liệu
nước ngoài. Một trong những nguồn tài liệu quan trọng được tham khảo nhiều là cuốn
“Nutrient Requirements of Poultry” (NRC, 1994), nhưng những dữ liệu trong tài liệu này chủ
yếu được tổng kết từ các kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc kinh, đượ
c tiến hành trong những
năm 1980 của thế kỷ trước, không có dữ liệu cho ngan (NRC, 1994). Một nguồn quan trọng
khác là tài liệu hưỡng dẫn chăn nuôi ngan của hãng Grimaud Preres (Grimaud Freres
Selection, 2006), nhưng những khuyến cáo này chỉ thích hợp với điều kiện chăn nuôi của các
nước ôn đới. Tình trạng đó đặt ra một nhu cầu cấp bách là phải có một hướng dẫn cụ thể về

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010


31

yêu cầu các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện
chăn nuôi ở nước ta. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát đáp ứng của ngan Pháp nuôi
thịt đối với các mức năng lượng, protein và một axit amin thiết yếu trong khẩu phần từ đó rút
ra nhu cầu của chúng về các chất dinh dưỡng này làm cơ sở khoa học cho những khuyến cáo,
hướng dẫn người ch
ăn nuôi và các nhà sản xuất thức ăn trong việc xây dựng khẩu phần tối ưu
cho ngan Pháp nuôi thịt phù hợp với điều kiện thức ăn và sinh thái ở nước ta.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Sáu trăm bảy mươi năm (675) ngan Pháp thương phẩm (378 mái và 297 trống) đã được sử
dụng để khảo sát nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin thiết yếu. Ngan thí nghi
ệm
được đeo số cánh từng con, được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng (có chất độn chuồng) kiểu
thông thoáng tự nhiên, thông với ao tắm có lưới quây ngăn thành từng ô.
Khẩu phần thức ăn cho ngan thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: Ngô, sắn, tấm gạo
tẻ, cám mỳ, cám gạo trích ly, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, bột cá, bột thịt xương, dầu
thực vật, premix vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp…vv. Thứ
c ăn cho ngan được
sản xuất dưới dạng viên (đường kính viên 2,5 mm cho giai đoạn trước 3 tuần tuổi (tt); 3,0 mm
cho giai đoạn từ 3 tt đến xuất chuồng).
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hai nhân tố: (i) năng lượng với 3 mức, mức trung bình
(2850-2900-3000 kcal/kg) (theo khuyến cáo của hãng Grimaud Freres) (tương ứng với các
giai đoạn sinh trưởng từ 0-3; 4-7 và 8-12 tt); mức cao (2950-3000-3100 kcal/kg) và mức thấp
(2750-2800-2900 kcal/kg) tương ứng với các giai đ
oạn như trên. Tương ứng với mỗi mức
năng lượng là một mức protein, gồm mức trung bình (20,0-18,0-16,0%) (khuyến cáo của hãng
Grimaud Freres), mức cao (21,0-19,0-17,0%) và mức thấp (19,0-17,0-15,0%) và (ii) lysine
tiêu hóa (TH), gồm 3 mức: mức cao (1,0-0,90-0,80); mức trung bình (0,95-0,85-0,75) và mức
thấp (0,90-0,80-0,70%). Các axit amin thiết yếu quan trọng khác như methionine TH,

methionine + cystine TH, threonine TH và tryptophan TH được cân đối với lysine theo
khuyến cáo hình mẫu protein lý tưởng của Baker và cs (1996). Tổng số (3 x 3) là 9 lô thí
nghiệm, được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nghiên, mỗi lô có 3 lần lặp lạ
i (42
mái và 33 trống/lô).
Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dưỡng
Khẩu phần (KP) thức ăn cho ngan ở các lô được xây dựng bằng phần mềm chuyên dụng Brill
của Mỹ. Trước đó, tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều được lấy mẫu, phân tích xác định
hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu như: ẩm (TCVN-4326-2001), xơ thô (TCVN-4329-
1993), mỡ thô (TCVN-4331-2001), protein thô (TCVN-4328-2001), canxi (TCVN-1526-
1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC). Hàm lượng các axit amin tiêu
hóa của các nguyên li
ệu được tính toán trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa của từng axit amin
theo khuyến cáo của hãng AJINOMOTO cho gia cầm (Ajinomoto Animal Nutrition, 1998).
Gía trị năng lượng trao đổi của các KP thức ăn thí nghiệm được tính toán bằng công thức
được khuyến cáo bởi Ủy ban châu Âu (EU) (Official J. Of European Communities. No
L.130/54; 1986) cho gia cầm:
ME (ME (MJ/kg) = 0,1551 x % protein thô + 0.3431 x %mỡ thô + 0,1669 x %tinh bột +
0,1301 x %đường tổng số

TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


32
Để giảm tối đa sự khác biệt về cơ cấu các loại nguyên liệu và đảm bảo các KP thức ăn ở các lô
thí nghiệm giữ được quan hệ cân bằng như nhau của các axit amin thiết yếu so với lysine, kỹ
thuật phối hợp theo nguyên lý làm loãng (summit-dilution blending technique) của Gous và
Morris (1985) đã được áp dụng. Theo đó, trong mỗi giai đoạn, trước hết có hai cặp KP đã được
xây dựng: Cặp thứ nhất gồm hai KP đậ
m đặc (summit diets) (cho lô 1 và lô 3 thuộc nhóm I) và

cặp thứ 2 gồm hai KP loãng (dilution diet) (cho lô 7 và lô 9 thuộc nhóm III) (Bảng 1).
Bảng 1. Khẩu phần thức ăn cho ngan ở các lô thí nghiệm (%).

t
ừ 0 đ
ế
n 3 tu

n tu

iGĐ từ 4 đ
ế
n 7 tu

n tu

iGĐ
t
ừ 8 đ
ế
n 12 tu

n tu

i
KPĐ KPL KPĐ KPL KPĐ KPL
Lô 1 Lô 3 Lô 7 Lô 9 Lô 1 Lô 3 Lô 7 Lô 9 Lô 1 Lô 3 Lô 7 Lô 9
N
g
ô 13,86 16,78 17,96 18,19 10,79 12,24 11,25 11,67 10,00 10,00 10,00 10,00

T

m
g
ạo tẻ 20,00 20,00 10,00 10,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 14,00
Cám
m

10,00 10,00 18,00 18,00 15,00 15,00 16,50 16,50 12,17 17,00 17,00 17,00
Cám
g
ạo trích l
y
0,00 0,00 9,41 8,71 0,00 0,00 8,00 7,88 0,00 0,00 6,68 7,11
Bột s

n khô 15,00 15,00 15,00 15,00 20,00 20,00 20,00 20,00 25,00 20,82 25,00 25,00
Khô d

u đậu tươn
g
28,51 26,05 18,80 19,58 21,40 20,30 13,90 13,87 19,90 19,08 11,27 11,87
Khô d

u dừa 3,00 3,00 3,00 3,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
Bột cá nhạt 60%
P
r

2,00 2,00 2,00 2,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Bột TX 50% P
r
3,00 3,00 3,00 3,00 5,00 5,00 5,00 5,00 3,20 3,20 3,12 3,20
D

u thực vật 2,12 1,72 0,00 0,00 2,76 2,62 0,00 0,00 4,21 4,69 1,20 1,46
Premix Vi
t
-kh
g
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Choline CLR 60% 0,034 0,05 0,065 0,058 0,074 0,078 0,089 0,09 0,10 0,092 0,10 0,10
L-L
y
sine HCl 0,042 0,00 0,26 0,11 0,15 0,049 0,32 0,20 0,13 0,00 0,34 0,19
DL-Methionine 0,180 0,130 0,25 0,17 0,26 0,19 0,31 0,23 0,22 0,14 0,28 0,20
L-Threonine 0,00 0,00 0,10 0,031 0,051 0,00 0,14 0,074 0,075 0,01 0,18 0,097
L-Tr
yp
to
p
han 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 000 0,009 0,00 0,00 0,00 0,018 0,00
Ch

t ch

n
g
m


c 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10
M
y
cofix Plus* 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
Mu

i ăn 0,054 0,051 0,045 0,044 0,038 0,037 0,03 0,03 0,53 0,58 0,044 0,044
Natri bicarbonat 0,22 0,23 022 0,22 0,27 0,27 0,27 0,27 0,28 0,27 0,28 0,28
Bột đá 0,74 0,74 0,93 0,93 0,57 0,57 0,65 0,65 0,74 0,83 0,87 0,86
Dicanxi
p
h

t
p
hát 0,84 0,86 0,56 0,56 0,24 0,25 0,14 0,14 0,53 0,41 0,40 0,37
Thành
p
h

n dinh d
ư
ỡn
g

ME ** (kcal/kg) 2938 2905 2722 2780 2983 2981 2782 2822 3084 3067 2885 2913
Protein thô
(
%
)

21,00 20,80 19,00 19,00 19,00 18,80 17,00 17,00 17,00 17,00 15,00 15,00
Xơ thô (%) 4,78 4,74 6,00 5,99 5,63 5,62 6,11 6,11 5,40 5,68 6,02 6,09
L
y
sine TS
(
%
)
1,18 1,09 1,18 1,08 1,08 0,97 1,07 0,97 0,96 0,86 0,95 0,85
M+C TS
(
%
)
0,82 0,75 0,84 0,77 0,81 0,73 0,82 0,74 0,72 0,65 0,73 0,65
Lysine TH (%) 1,00 0,90 1,00 0,90 0,90 0,80 0,90 0,80 0,80 0,70 0,80 0,70
M+C TH
(
%
)
0,72 0,65 0,72 0,65 0,70 0,62 0,70 0,62 0,62 0,55 0,62 055
Canxi
(
%
)
1,00 1,00 1,00 1,00 0,90 0,90 0,90 0,90 0,85 0,85 0,85 0,85
Ph

t
p
ho dht

(
%
)
0,45 0,45 0,45 0,45 0,40 0,40 0,40 0,40 0,35 0,35 0,35 0,35
Giá
(
đ/k
g)
6514 6379 5581 5495 6055 5914 5264 5094 6026 5929 5239 5042
Ghi chú: GĐ = giai đoạn; KPĐ = khẩu phần đậm đặc (summit diet); KPL = khẩu phần loãng (dilution diet);
Vit-khg = premix vitamin-khoáng; *Mycofix Plus: chất hấp phụ độc tố nấm mốc; TS: tổng số; TH: tiêu hóa; M =
methionine; C = Cystine; dht: dễ hấp thu; **ME: giá trị ME. Tính được từ phương trình hồi qui.
Để tạo ra khẩu phần ăn cho ngan ở các lô còn lại, chỉ cần trộn hai loại KP đậm đặc và KP
loãng theo tỷ lệ 50/50. Cụ thể: KP ăn cho ngan ở lô 2 được tạo ra bằng cách trộn 50% KP lô 1
với 50% KP lô 3. Tương tự như vậy, KP ăn cho ngan ở lô 8 (50% KP lô 7 + 50% KP lô 9);
KP cho ngan lô 4 (50% KP lô 1 + 50% KP lô 7); KP cho ngan lô 6 (50% KP lô 3 + 50% KP

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010


33
lô 9); KP cho ngan ở lô 5 (50% KP lô 4 + 50% KP lô 6). Thành phần và giá trị dinh dưỡng
của các khẩu phần cho ngan ở các lô 2, 4, 5, 6 và 8 được trình bày ở Bảng 2
Ngan được cho ăn thức ăn và uống nước sạch tự do (thức ăn, nước uống luôn có sẵn trong
máng để ngan có thể ăn bất kỳ khi nào có nhu cầu). Ngan ở tất các ô được nuôi theo chế độ
hỗn hợp trống mái, mật độ nuôi (5 con/m
2
). Chế độ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh và chăm
sóc ở các lô như nhau.
Bảng 2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thức ăn cho ngan ở các lô

Thành
p
h

n và
g
iá trị dinh d
ư
ỡn
g
ME
(
kcal/k
g)

Pr
(
%
)

Xth
(
%
)
LTS
(
%
)
MCT
(

%
)
Lth
(
%
)
MCth
(
%
)
Ca
(
%
)

Pdht
(
%
)

Giá
(
đ/k
g)
Giai đoạn từ 0 đ
ế
n 3 tu

n tu


i
Lô 2 2921 20,9 4,76 1,14 0,79 0,95 0,69 1,00 0,45 6447
Lô 4 2830 20,0 5,16 1,18 0,83 1,00 0,72 1,00 0,45 6048
Lô 5 2836 20,0 5,39 1,13 0,80 0,95 0,69 1,00 0,45 5992
Lô 6 2842 19,34 5,37 1,09 0,76 0,90 0,65 1,00 0,45 5937
Lô 8 2751 19,00 6,00 1,13 0,80 0,95 0,68 1,00 0,45 5538
Giai đoạn từ 4 đ
ế
n 7 tu

n tu

i
Lô 2 2982 18,90 5,64 1,03 0,77 0,85 0,66 0,90 0,40 5984
Lô 4 2882 18,00 5,87 1,08 0,82 0,90 0,70 0,90 0,40 5659
Lô 5 2892 18,00 5,87 1,03 0,78 0,85 0,66 0,90 0,40 5581
Lô 6 2901 17,90 5,78 0,97 0,74 0,80 0,62 0,90 0,40 5504
Lô 8 2802 17,00 6,11 1,02 0,78 0,85 0,66 0,90 0,40 5179
Giai đoạn từ 8 đ
ế
n 12 tu

n tu

i
Lô 2 3076 17,00 5,54 0,91 0,69 0,75 0,58 0,85 0,35 5978
Lô 4 2985 16,00 5,71 0,96 0,73 0,80 0,62 0,85 0,35 5633
Lô 5 2987 16,00 5,78 0,91 0,69 0,75 0,58 0,85 0,35 5559
Lô 6 2990 16,00 5,89 0,86 0,65 0,70 0,55 0,85 0,35 5486
Lô 8 2889 15,00 6,10 0,99 0,69 0,75 0,59 0,85 0,35 5141

ME = giá trị năng lượng trao đổi; Pr = proteín thô; Xth = xơ thô; LTS = lysine tổng số; MCT = methionine +
Cystine tổng số; Lth = lysine tiêu hóa; MCth = methionine + Cystine tiêu hóa; Ca = canxi; Pdht = phốt pho dễ
hấp thu.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
Ngan thí nghiệm được cân vào lúc 1 ngày tuổi và vào các thời điểm chuyển tiếp giữa các giai
đoạn sinh trưởng (3, 7, 10 và 12 tuần tuổi) để khảo sát sự thay đổi khối lượng cơ thể và tốc độ
sinh trưởng. Thức ăn cho vào được cân hàng ngày, thức ăn thừa được được cân hàng tuần để
khảo sát lượng thức ăn ăn vào hàng ngày, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tă
ng trọng. Tình trạng
sức khỏe của ngan được theo dõi hàng ngày, những con chết, nguyên nhân chết, khối lượng
lúc chết được theo dõi, ghi chép để tính toán tỷ lệ nuôi sống.
Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt xẻ của ngan thí nghiệm được đánh giá bằng hai lần mổ khảo sát,
lần thứ nhất vào lúc 10 tuần tuổi, lần thứ hai vào lúc 12 tuần tuổi. Trong mỗi lần khảo sát, mỗi ô
thí nghiệm chọ
n 2 con có khối lượng trung bình (1 trống, 1 mái) tổng số 6 con (3 trống, 3 mái)/lô
để giết mổ, khảo sát một số chỉ tiêu về thành phần và chất lượng thịt (tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ,
tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng, hàm lượng protein và mỡ thịt đùi, thịt ngực).
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu đượ
c xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các
kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE).

TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


34
Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị
trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P nhỏ hơn 0,05.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng

của ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung
Các kết quả khảo sát ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đến
sinh trưởng của ngan Pháp nuôi thịt được trình bày ở các bảng 3 và 4. Các số liệu ở các bảng
3 và 4 cho thấy, ở giai đoạn từ 0 đến 3 tt, đáp ứng về sinh trưởng của ngan Pháp đối với sự
tăng mức năng lượng và protein khẩu phần rất rõ rệt. Khối lượng cơ thể của ngan (bình quân
trống mái) lúc 3 tt ở lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao cao hơn so với
ngan
ở lô được ăn KP có mức năng lượng trung bình 4,2% và thấp 8,95% (P = 0,001). Tương
ứng với khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) (Bảng 4) là 4,34% và 10,2% (P=
0,001).
Kể từ 3 tuần tuổi trở đi, đáp ứng về sinh trưởng của ngan trống và ngan mái không giống nhau
đối với sự tăng mức năng lượng và protein khẩu phần. Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng của
ngan trống tăng khi mức năng lượng và protein c
ủa khẩu phần tăng. Khối lượng lúc 7, 10 và
12 tt của ngan trống ở các lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao luôn cao
hơn so với các lô trung bình và thấp. Tăng trọng bình quân (giai đoạn từ 0-12 tt) của ngan
trống ở các lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao là 57,3 g, cao hơn so với
nhóm trung bình 3,06% và thấp 5,72% (P = 0,001). Đáp ứng của ngan mái rất khác, khối
lượng cơ thể lúc 7, 10 và 12 tt cao nhất được quan sát thấy
ở các lô được ăn khẩu phần có
mức năng lượng và protein thấp. Tăng trọng bình quân (giai đoạn từ 0-12 tt) của ngan mái ở
các lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein thấp là 36,2 g, cao hơn so với nhóm
trung bình 6,47% và cao 5,85% (P = 0,001). Từ những kết quả trên có thể nhận định rằng, xét
về tốc độ sinh trưởng, khẩu phần có mức năng lượng và protein cao tỏ ra thích hợp đối với
ngan trống và ng
ược lại ở ngan mái là khẩu phần có mức năng lượng và protein thấp. Các kết
quả của nghiên cứu này cũng phản ánh đặc điểm sinh trưởng của ngan Pháp. Thứ nhất là có
sự khác biệt rất lớn (từ 49,7 đến 68,5%) về tốc độ sinh trưởng của ngan trống so với ngan mái
(tính trung bình từ 0-12 tt) và đặc điểm thứ hai là cả ngan trống và ngan mái đều tăng trọng rất
nhanh trong giai đoạn từ

0 đến 7 tt. Sau 7 tt tốc độ sinh trưởng tuyệt đối giảm dần và đặc biệt
trong giai đoạn từ 10-12 tt, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối thấp nhất (thấp hơn cả giai đoạn ngan
con từ 0-3 tt).
Hiện nay, rất hiếm tài liệu nghiên cứu liên quan đến nhu cầu năng lượng và protein của ngan.
Ngay cả tài liệu được tham khảo nhiều nhất là cuốn “Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm” do
UBNC Quố
c gia Hoa kỳ (NRC, 1994) xuất bản cũng không có khuyến cáo cho ngan. Scott và
Dean (1991) đã dẫn những kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên ngan cho thấy, tốc độ
sinh trưởng của ngan không khác biệt nhiều giữa các nhóm được ăn khẩu phần có các mức
năng lượng dao động từ 2490 đến 3170 kcal/kg. Mức khuyến cáo của công ty Grimaud Freres
Selection về nhu cầu năng lượng và protein cho ngan Pháp biểu thị bằng kcal/kg và tỷ lệ (%)
trong 1kg thức ăn hỗ
n hợp tương đối rộng (?) (từ mức tối thiểu đến mức tối đa): 2850-2900
kcal/kg; 2900-3100 kcal/kg và 3000-3200 kcal/kg và mức protein thô: 19,0-22%; 17,0-19,0%
và 15,0-18,0% tương ứng với các giai đoạn từ 0-3; 4-7 và 8-12 tt. Theo kết quả này, ở giai
đoạn ngan con (0-3tt) mức năng lượng và protein thích hợp là 2900 kcal/kg và 21%. Các giai
đoạn (4-7; 8-12 tt) mức thích hợp đối với ngan trống là 3000; 3100 kcal/g và 19%; 17%, còn
đối với ngan mái là 2800; 2900 và 17%; 15% tương ứng. Tuy nhiên, những nhận định trên
được đưa ra trên cơ sở xem xét các đáp ứng c
ủa ngan đối với mức năng lượng và protein của
khẩu phần. Nhu cầu năng lượng và protein của ngan Pháp còn tuỳ thuộc vào quan hệ tỷ lệ
năng lượng-protein và năng lượng-axit amin. Khi khảo sát đáp ứng của ngan Pháp về sinh
trưởng đối với các mức axit amin khẩu phần chúng tôi thấy, khối lượng cơ thể và tốc độ.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010


35
Bảng 4. Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và axit amin trong kp đến tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) của ngan Pháp qua các giai đoạn.



Giai đoạn 0-3 tt Giai đoạn 3-7 tt Giai đoạn 7-10 tt Giai đoạn 10-12 tt Giai đoạn 0-12 tt
T M TB T M TB T M TB T M TB T M TB

nh hưởn
g
của các mức năn
g
lượn
g

p
rotein kh

u
p
h

n
Th
21,7
a
18,2
a
19,6
a
84,7 61,5
a
71,2 66,7
a

32,2 46,7 22,6 19,4
a
20,7 54,2
a
36,2
a
43,7
Tb
22,7
b
18,8
b
20,7
b
83,3 58,4
b
70,1 71,9
a
b
31,3 50,4 24,6 13,1
b
18,6 55,6
a
34,2
b
44,2
Cao
23,8
c
19,7

c
21,6
c
85,0 59,2
b
71,3 72,8
b
29,5 49,8 28,1 11,6
b
19,5 57,3
b
34,0
b
45,2
SE
0,17 0,14 0,16 0,67 0,61 0,93 1,56 1,01 1,59 1,90 1,47 1,24 0,43 0,38 0,78
P
0,001 0,001 0,001 0,149 0,001 0,618 0,015 0,142 0,219 0,120 0,001 0,490 0,001 0,001 0,383

nh hưởn
g
của các mức axit amin kh

u
p
h

n
Th
22,5

a
18,8
a
20,5
a
83,4
a
58,7 70,2 67,1
a
28,9
a
46,8 26,2
a
b
12,2 18,9 54,7
a
33,4
a
43,3
Tb
22,1
a
18,6
a
20,1
a
82,9
a
60,7 70,7 69,4
a

31,9
a
b
48,7 21,3
b
14,9 17,9 54,1
a
35,4
b
44,0
Cao
23,5
b
19,4
b
21,2
b
86,5
b
59,8 71,8 74,9
b
32,2
b
51,4 27,7
a
17,0 22,0 58,2
b
35,6
b
45,8

SE
0,17 0,14 0,16 0,67 0,61 0,93 1,56 1,01 1,59 1,90 1,47 1,24 0,43 0,38 0,78
P
0,001 0,001 0,001 0,001 0,063 0,460 0,002 0,040 0,120 0,046 0,059 0,051 0,001 0,001 0,070

nh hưởn
g

t
ươn
g
tác
g
iữa năn
g
lượn
g
-
p
rotein và axit amin kh

u
p
h

n
Th*Th
21,4
ac
17,6

a
19,1
d

85,7
a
b
62,4
a
71,4 63,7 31,0 43,6 25,0
a
b
17,7
a
b
c
20,5
a
b
c
54,2 35,6 42,7
Th*Tb
20,8
a
18,1
a
b
19,3
a
d

82,7
a
62,4
ac
71,7 63,4 32,8 46,9 19,0
a
18,5
ac
18,8
a
b
c
51,8 36,3 43,6
Th*Cao
22,7
b
c
d
18,9
b
c
20,5
a
b
85,5
a
b
59,8
a
b

c
70,5 73,0 33,0 49,6 23,8
a
b
22,0
a
22,7
a
b
c
56,6 36,6 44,8
Tb*Th
22,4
b
c
18,9
b
c
20,7
b
c
81,6
a
55,8
b
68,8 69,3 28,2 49,0 21,3
a
b
7,0
b

14,3
b
c
53,7 31,5 42,8
Tb*Tb
21,9
ac
18,1
a
b
19,7
a
bd
83,3
a
61,0
ac
70,2 72,9 35,0 50,6 18,4
a
10,9
b
c
13,9
b
c
54,7 35,6 43,3
Tb*Cao
23,8
d
19,6

c
21,6
b
c
84,9
a
b
58,5
a
b
c
71,4 73,3 30,7 51,5 34,1
b
21,3
ac
27,5
a
58,4 35,6 46,6
Cao*Th
23,8
d
19,9
c
21,8
c
83,0
a
57,7
b
c

70,2 68,3 27,5 47,6 32,4
a
b
11,7
a
b
c
21,9
a
b
c
56,1 33,1 44,5
Cao*Tb
23,6
bd
19,5
c
21,4
b
c
82,8
a
58,8
a
b
c
70,2 71,8 27,9 48,7 26,5
a
b
15,3

a
b
c
21,0
a
b
c
55,9 34,2 45,2
Cao*Cao
23,9
d
19,8
c
21,6
b
c
89,2
b
61,0
ac
73,5 78,4 33,0 53,0 25,3
a
b
7,8
b
15,7
c
59,7 34,6 46,0
SE
0,29 0,23 0,28 1,16 1,06 1,61 2,70 1,76 2,75 3,28 2,54 2,15 0,74 0,66 1,36

P
0,023 0,003 0,005 0,033 0,004 0,597 0,492 0,095 0,954 0,021 0,002 0,001 0,281 0,054 0,857
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; T = trống; M = mái; tt = tuần tuổi; TB = trung bình.
Các số trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


36
Bảng 3. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến sự biến
đổi khối lượng cơ thể (g) của ngan Pháp qua các giai đoạn sinh trưởng.
Lúc 3 tuần tuổi Lúc 7 tuần tuổi Lúc 10 tuần tuổi Lúc 12 tuần tuổi
T M TB T M TB T M TB T M TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 500
a
428
a
458
a
2869
ab
2150
a
2449 4270
a
2829
a
3433 4596
a

3097
a
3709
Tb 522
b
441
b
479
b
2846
a
2078
b
2442 4361
ab
2735
a
3500 4708
a
2919
b
3762
Cao 545
c
460
c
499
c
2924
b

2117
a
2492 4453
b
2737
a
3541 4855
b
2912
b
3846
SE 3,47 2,82 3,40 18,73 18,25 28,45 41,31 33,11 59,04 36,21 33,19 65,30
P 0,001 0,001 0,001 0,009 0,019 0,404 0,008 0,071 0,423 0,001 0,001 0,330
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 519
a
440
a
476
a
2853
a
2081 2438 4263
a
2690
a
3423 4638
a
2860
a

3686
Tb 510
a
436
a
468
a
2824
a
2135 2444 4288
a
2806
b
3471 4591
a
3019
b
3735
Cao 539
b
453
b
490
b
2962
b
2128 2500 4534
b
2805
b

3580 4931
b
3048
b
3895
SE 3,47 2,82 3,40 18,73 18,25 28,45 41,31 33,11 59,04 36,21 33,19 65,30
P 0,001 0,001 0,001 0,001 0,082 0,240 0,001 0,018 0,153 0,001 0,001 0,058
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 494 416 447 2891 2164 2445 4229 2814 3361 4594 3063 3640
Th*Tb 484 427 452 2799 2169 2452 4131 2861 3446 4398 3107 3683
Th*Cao 523 443 476 2918 2118 2450 4450 2810 3492 4797 3120 3805
Tb*Th 517 442 480 2801 2004 2408 4256 2596 3437 4557 2690 3637
Tb*Tb 504 426 459 2815 2136 2426 4365 2870 3484 4635 3034 3679
Tb*Cao 546 456 499 2922 2093 2491 4462 2740 3578 4931 3033 3969
Cao*Th 545 463 503 2868 2076 2462 4303 2659 3470 4761 2828 3781
Cao*Tb 541 456 495 2858 2101 2455 4367 2688 3483 4741 2917 3843
Cao*Cao 548 461 498 3046 2172 2558 4691 2865 3671 5064 2991 3913
SE 6,01 4,88 5,88 32,42 31,60 49,28 71,50 57,34 102,26 62,64 57,46 113,08
P 0,020 0,004 0,005 0,176 0,032 0,833 0,294 0,023 0,972 0,312 0,047 0,860
Ghi chú: T = trống; M = mái; TB = trung bình; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB =
trung bình.Các số trong cùng một hàng có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
sinh trưởng của ngan tăng khi tăng mức lysine trong khẩu phần, nhưng sự khác biệt rõ rệt hơn
ở ngan trống và giữa hai nhóm ngan được ăn KP có mức axit amin thấp và cao.
Khi khảo sát quan hệ tương tác giữa các mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đối
với sinh trưởng của ngan Pháp chúng tôi thấy, tốc độ sinh trưởng của chúng tăng hay giảm
tương ứng với mức tăng hay giảm hàm lượng năng lượng, protein và axit amin khẩ
u phần (P
= 0.005). Điều đó cho thấy, trong giai đoạn từ 0-3 tt, mức năng lượng trao đổi, protein và
lysine tiêu hóa trong khẩu phần cho tốc độ sinh trưởng tốt nhất là: 2900 kcal/kg; 21% và
1,00%. Trong giai đoạn ngan dò (3-7 tt), có quan hệ tương tác giữa các mức năng lượng,

protein và lysine khẩu phần (ở cả ngan trống và ngan mái; P < 0,05), nhưng xu hướng đáp ứng
không giống như giai đoạn ngan con. Không có quan hệ tương tác giữa mức năng lượng,
protein và lysine khẩu ph
ần đối với tốc độ sinh trưởng của ngan tính trung bình toàn bộ giai
đoạn thí nghiệm (0-12 tt) (P = 0,857). Nhưng tốc độ sinh trưởng cao nhất của cả ngan trống và
mái được quan sát thấy ở lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng, protein trung bình và axit
amin cao (Bảng 4).
Scott và Dean (1991) đã dẫn những kết quả nghiên cứu của Leclercq và Carville, (1976; 1985)
khi tiến hành thí nghiệm trên ngan giai đoạn từ 0-3 tt bằng 5 khẩu phần có cùng mức năng
lượng trao
đổi (2952 kcal/kg) và mức protein dao động từ 17,7 đến 24,5% đã đi đến kết luận,

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010


37
tốc độ sinh trưởng của ngan trống đạt tối đa khi mức protein khẩu phần là 19,3%, ở ngan mái:
17,7% tương ứng. Tuy nhiên, các tác giả không dẫn mức lysine và các axit amin của các khẩu
phần nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa củng cố nhận định của Adeola (2006)
rằng mức năng lượng trong khẩu phần cho thủy cầm không nên vượt quá 3000 kcal/kg, vì trên
mức này không cải thiện được tốc độ sinh trưởng c
ũng như hiệu quả chuyển hoá thức ăn.
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến hiệu quả sử
dụng thức ăn của ngan Pháp nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
Gia cầm, đặc biệt là thuỷ cầm, trong điều kiện được ăn tự do, có khả năng tự điều chỉnh lượng
thức ăn
ăn vào để thoả mãn nhu cầu năng lượng (Scott và Dean, 1991; NRC, 1994; Lesson và
Summers, 2001). Điều đó cũng có nghĩa là khả năng ăn vào của gia cầm tăng khi mức năng
lượng của khẩu phần giảm và ngược lại. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy có đáp ứng
tương tự như vậy ở ngan Pháp. Kết quả khảo sát lượng thức ăn ăn vào, tiêu tốn và chi phí thức

ăn/kg tăng trọng của ngan Pháp nuôi thịt
được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5 cho thấy, lượng thức ăn ăn vào giảm rõ rệt khi mức năng lượng và protein khẩu phần
tăng từ thấp đến trung bình và cao. Đáp ứng của ngan về sức tiêu thụ thức ăn đối với mức
năng lượng và protein khẩu phần rất rõ rệt ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng (P = 0,001). Một
đặc điểm quan trọng về kh
ả năng tiêu thụ thức ăn của ngan được quan sát thấy trong nghiên
cứu này là sức ăn tăng dần từ 0 đến 10 tt. Trong giai đoạn ngan con (0-3 tt), lượng ăn vào bình
quân từ 28,6 đến 31,9 g/con/ngày. Trong giai đoạn 3-7 tt mức này là 165-171 g và ở giai đoạn
7-10 tt: 189,3-206,8g tương ứng. Nhưng đến giai đoạn 10-12 tt sức ăn của ngan giảm rõ rệt,
chỉ bằng 56,4 - 58,5% so với giai đoạn trước đó.
Đáp ứng của ngan Pháp về
khả năng tiêu thụ thức ăn đối với mức axit amin khẩu phần không
rõ rệt như đối với mức năng lượng và protein. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về
lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của ngan ở các lô được ăn khẩu phần có các mức axit amin
cao, trung bình và thấp ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng (P>0,05). Không thấy có quan hệ
tương tác giữa mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần
đối với khả năng tiêu thụ thức
ăn của ngan Pháp nuôi thịt.
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, năng suất cao nhất đôi khi không
đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Vấn đề mà người chăn nuôi quan tâm là lợi nhuận thu được
trên một đơn vị sản phẩm. Để tăng lợi nhuận, cần giảm chi phí thức ăn. Vì lý do đó mà trong
chăn nuôi tồn tại khái niệm “năng su
ất tối ưu” (optimum productivity) - sự kết hợp hài hoà của
năng suất sinh học và hiệu quả kinh tế. Các kết quả của nghiên cứu này (bảng 1 và 2) cho thấy,
khẩu phần có mức năng lượng, protein và axit amin càng cao thì giá 1 kg thức ăn hỗn hợp càng
cao và ngược lại. Các số liệu ở bảng 5 cho thấy, mức tiêu tốn thức ăn ở ngan thuộc nhóm I
(được ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao) thấ
p nhất (từ 2,75 đến 2,89 kg; bình
quân là 3,11 kg), nhưng chi phí thức ăn lại cao nhất (từ 16680 đến 17280 đ/kg tăng trọng; bình

quân: 17050 đ), trong khi đó ở nhóm III, mức tiêu tốn cao hơn (3,02-3,17 kg; bình quân: 3,11)
nhưng chi phí thức ăn lại thấp hơn (15910 đ – 16300 đ/kg; bình quân: 16120 đ). So sánh mức
tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 9 lô thí nghiệm, chúng tối thấy, trong hầu hết các giai đoạn sinh
trưởng (0-3; 3-7; 7-10 và 10-12 tt) tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và chi phí tiền thức ă
n/kg tăng trọng
tối ưu nhất thấy ở lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng, protein trung bình và mức axit
amin cao. Khi so sánh đồng thời sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng (Bảng 4), hiệu quả sử dụng
thức ăn (Bảng 5) chúng tôi thấy, hiệu quả tốt nhất (cả về năng suất sinh học và kinh tế) ở nhóm
ngan được ăn khẩu phần có mức n
ăng lượng, protein trung bình và mức axit amin cao.


TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


38
Bảng 5. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp nuôi thịt.


Thức ăn ăn vào (g/con/ngày) Tiêu tốn (kg/kg tăng trọng) và chi phí thức ăn (1000 đ/kg tăng trọng)
0-3tt

3-7tt

7-10tt

10-12tt

0-10tt


0-12tt

0-3tt 3-7tt 7-10tt 10-12tt 0-10tt 0-12tt
TT CP TT CP TT CP TT CP TT CP TT CP
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th
31,9
a
171,1
a
206,8
a
116,6
a
140,1
a
136,1
a
1,63
a
9,00
a
2,40
a
12,44
a
4,47
a
22,97 5,80 29,77
a

2,90
a
13,14
a
3,11
a
16,12
a
Tb
30,1
b
169,4
a
197,7
b
104,0
b
136,1
b
130,8
b
1,46
b
8,75
b
2,42
a
13,49
b
3,93

b
21,86 6,26 34,74
b
2,76
b
13,52
ab
2,96
b
16,57
ab
Cao
28,6
c
165,0
b
189,3
b
111,0
a
131,3
c
128,0
b
1,33
c
8,54
b
2,32
b

13,86
b
3,84
b
22,93 5,82 34,83
b
2,63
c
13,86
b
2,84
c
17,05
b
SE
0,16 1,00 2,37 1,90 0,94 0,85 0,01 0,068 0,02 0,112 0,13 0,706 0,28 1,493 0,03 0,134 0,03 0,165
P
0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,005 0,000 0,006 0,469 0,420 0,043 0,001 0,005 0,001 0,003
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th
30,5 168,8 198,4 109,6
b
136,2 131,7 1,49
a
8,83
a
2,41 13,24 4,29 23,42 6,08
ab
33,19
a

2,82
a
13,63 3,04
a
16,74
ab
Tb
30,0 168,6 197,4 114,8
a
135,6 132,2 1,50
a
8,93
a
2,39 13,31 4,09 22,67 6,56
a
36,38
a
2,78
ab
13,57 3,01
a
16,83
a
Cao
30,0 168,2 197,9 107,2
b
135,8 131,0 1,42
b
8,55
b

2,34 13,24 3,86 21,67 5,25
b
29,77
a
2,69
b
13,31 2,86
b
16,17
b
SE
0,16 1,00 2,37 1,90 0,94 0,85 0,01 0,068 0,02 0,112 0,13 0,706 0,28 1,493 0,03 0,134 0,03 0,165
P
0,076 0,925 0,956 0,033 0,878 0,576 0,001 0,002 0,121 0,907 0,088 0,241 0,011 0,020 0,007 0,228 0,001 0,023
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th
31,7 170,3 207,7 118,0
abc
140,0 136,2 1,65 9,10 2,38 12,14 4,81 24,28 5,93
abc
29,87
ab
2,95 13,17 3,17 16,14
Th*Tb
32,0 172,3 207,3 118,7
ab
140,7 137,0 1,66 9,19 2,40 12,44 4,44 22,86 6,43
ac
33,08
ab

2,90 13,16 3,14 16,30
Th*Cao
32,0 170,7 205,3 113,0
abc
139,7 135,1 1,56 8,73 2,42 12,75 4,15 21,77 5,03
b
c
26,35
a
2,84 13,09 3,02 15,91
Tb*Th 30,9 169,7 196,0 104,3
ac
136,0 130,7 1,49 8,87 2,47 13,58 3,99 21,92 7,44
a
40,83
b
2,80 13,57 3,06 16,89
Tb*Tb
29,5 169,3 199,3 102,0
c
136,3 130,7 1,50 8,99 2,41 13,47 3,96 22,00 7,36
ac
40,88
b
2,78 13,61 3,02 16,90
Tb*Cao
30,0 169,3 197,7 105,7
ac
136,0 131,0 1,39 8,39 2,37 13,44 3,85 21,67 3,99
b

22,50
a
2,69 13,38 2,81 15,92
Cao*Th
29,1 166,3 191,7 106,3
ac
132,7 128,4 1,34 8,52 2,37 14,01 4,06 24,07 4,87
b
c
28,87
ab
2,72 14,15 2,89 17,18
Cao*Tb
28,6 164,0 185,7 123,7
b
129,7 128,9 1,33 8,60 2,34 14,01 3,87 23,14 5,88
abc
35,18
ab
2,65 13,95 2,88 17,28
Cao*Cao
28,2 164,7 190,7 103,0
ac
131,7 126,8 1,31 8,51 2,24 13,55 3,58 21,58 6,71
ac
40,45
b
2,54 13,46 2,75 16,68
SE
0,28 1,73 4,11 3,30 1,62 1,48 0,02 0,118 0,04 0,194 0,22 1,223 0,48 2,586 0,05 0,233 0,05 0,285


P

0,051 0,805 0,797 0,014 0,782 0,926 0,226 0,228 0,178 0,114 0,834 0,877 0,001 0,001 0,938 0,731 0,796 0,745
Ghi chú: GĐ = Giai đoạn; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; tt= Tuần tuổi; TT = Tiêu tốn thức ăn; CP = Chi phí thức ăn.
Các số trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010


39
Nếu chỉ căn cứ vào động thái của tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, thì những
kết quả của nghiên cứu này cho thấy, kết thúc giai đoạn vỗ béo ở 10 tuần tuổi là kinh tế nhất
vì hai lý do: (i) từ 10 tt trở đi, cả ngan mái và ngan trống tăng trọng rất chậm (chỉ bằng 27,6%
tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn từ 3 đế
n 7 tt) và (ii) trong giai đoạn từ 10 đến 12 tt mức tiêu tốn
và chi phí thức ăn rất cao (từ 4-7,4 kg và 22500-40830 đ/kg tăng trọng). Nếu thời điểm vỗ béo
kết thúc ở 10 tuần tuổi, mức tiêu tốn thức ăn tính chung cho cả giai đoạn chỉ bằng 93% so với
thời điểm lúc 12 tuần tuổi. Tuy nhiên, tuổi giết mổ thích hợp còn phụ thuộc vào năng suất thịt
xẻ của ngan
ở các thời điểm khác nhau.
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến khả năng
sản suất thịt của ngan Pháp trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, việc chọn thời điểm giết mổ thích hợp có một ý nghĩa kinh
tế và kỹ thuật rất quan trọng, quyết định hiệu quả của toàn b
ộ quá trình chăn nuôi. Việc lựa
chọn này dựa trên hai căn cứ: (i) thời điểm mà tốc độ sinh trưởng bắt đầu chậm lại và hiệu quả
chuyển hoá thức ăn thấp, chi phí thức ăn có xu hướng tăng lên và (ii) năng suất thịt của gia
cầm được biểu thị bằng một số chỉ tiêu như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và đặc biệt là m
ức độ

tích luỹ thịt nạc (tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt lườn) và tích luỹ mỡ (tỷ lệ mỡ dưới da, mỡ bụng). Một
trong những giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này là: khi nào là thời điểm giết mổ thích
hợp nhất đối với ngan Pháp?. Để trả lời câu hỏi này, ngan thí nghiệm đã được giết mổ vào 2
thời điể
m (lúc 10 tt và 12 tt). Các kết quả nghiên cứu về năng suất cho thịt của ngan Pháp thí
nghiệm được trình bày ở các bảng 6, 7, 8 và 9.
Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ của ngan Pháp không bị chi phối bởi mức năng
lượng, protein và axit amin khẩu phần. Sự khác biệt về các chỉ tiêu này ở các lô không có ý
nghĩa thống kê. So sánh giữa 2 thời điểm giết mổ (Bảng 9), chúng tôi thấy, tỷ lệ thịt móc hàm
và thị
t xẻ của ngan lúc giết mổ vào 12 tuần tuổi thấp hơn rất rõ rệt so với lúc 10 tt (P < 0,05).
Trong thân thịt của gia cầm nói chung và của thủy cầm nói riêng, nếu tỷ lệ thịt đùi và thịt lườn
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất cho thịt, thì tỷ lệ mỡ bụng đánh giá khả năng tích
lũy mỡ của chúng, tỷ lệ mỡ bụng có tương quan rất chặt vớ
i tỷ lệ mỡ thân thịt (Scott và Dean,
1991). Các kết quả khảo sát các chỉ tiêu này được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7 cho thấy, mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần không ảnh hưởng đến tỷ lệ
thịt đùi, thịt lườn và mỡ bụng ở ngan Pháp, nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ thịt đùi, thịt lườn
theo tuổi và giới tính.
Tỷ lệ thịt đùi có xu hướng giả
m theo tuổi (13,5% ở lúc 10 tt xuống 12,6% ở 12 tt; P = 0,001).
Ngược lại, tỷ lệ thịt lườn tăng theo tuổi (từ 16,0% lên 19,3%; P = 0,000), không có sự khác
biệt về tỷ móc hàm giữa ngan trống và ngan mái, nhưng ngan trống có tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi
cao hơn ngan mái rất rõ rệt, ngược lại, tỷ lệ thịt lườn ở ngan mái cao hơn ngan trống (18,2%
và 17,0%; P < 0,01). Không có sự khác biệt về tỷ lệ mỡ bụng theo tuổi nhưng ngan mái tích
lũy mỡ bụng nhiều hơn ngan trống ở cùng chế độ dinh dưỡng (1,9% so với 1,6%; P = 0,04).
Khi khảo sát quan hệ tương tác giữa tuổi và giới tính đối với tỷ lệ các thành phần thân thịt
chúng tối thấy, ngan trống có tỷ lệ thịt đùi cao hơn ngan mái, nhưng ngan mái lại có tỷ lệ thịt
lườn và mỡ bụng cao hơn ở hai thời điểm giết mổ. Từ các kết quả
trên có thể nhận định, đối

với ngan Pháp, nếu giết mổ lúc 10 tuần tuổi không ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ
và thịt đùi (vì tỷ lệ thịt đùi tăng không nhiều từ 10 đến 12 tt), nhưng để đạt được tỷ lệ thịt lườn
cao nhất kể cả trống và mái nên giết mổ lúc 12 tuần tuổi.

TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


40
6. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu CL thịt xẻ của ngan Pháp nuôi thịt.

Giết mổ lúc 10 tuần tuổi Giết mổ lúc 12 tuần tuổi
Tỷ lệ móc hàm (%) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ móc hàm (%) Tỷ lệ thịt xẻ (%)
T M TB T M TB T M TB T M TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 79,4 79,2 79,3 73,3 73,3 73,3 75,6 76,7 76,5 74,4 70,9 72,9
Tb
79,4 79,3 79,3 73,8 73,8 73,8 79,4 76,6 77,8 73,7 71,2 72,3
Cao
79,5 78,9 79,1 73,9 73,6 73,7 79,8 77,4 78,6 74,2 71,6 72,9
SE
0,46 0,39 0,32 0,37 0,48 0,30 1,92 0,67 0,99 0,61 0,66 0,53
P
0,991 0,735 0,859 0,496 0,751 0,454 0,246 0,633 0,349 0,752 0,774 0,611
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th
80,1 78,5 79,2 74,3 73,0 73,6 76,5 76,9 76,8 74,5 71,3 72,6
Tb
79,3 79,5 79,4 73,5 73,9 73,7 79,5 76,7 78,1 73,9 70,9 72,4
Cao
78,9 79,3 79,1 73,2 73,7 73,5 78,8 77,0 78,0 73,9 71,5 73,1

SE
0,46 0,39 0,32 0,37 0,48 0,30 1,92 0,67 0,99 0,61 0,66 0,53
P

0,225 0,152 0,779 0,119 0,360 0,886 0,582 0,964 0,564 0,758 0,809 0,648
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th
81,2 78,4 79,8 74,7 72,7 73,7 68,5 76,6 73,4 73,9 70,5 71,8
Th*Tb
78,8 79,4 79,1 72,9 73,3 73,1 80,1 76,7 78,4 74,3 70,6 72,5
Th*Cao
78,2 79,9 79,0 72,3 73,8 73,1 78,1 76,7 77,9 74,9 71,5 74,3
Tb*Th
79,2 79,3 79,2 74,0 73,7 73,8 80,7 77,6 78,5 74,7 71,8 72,6
Tb*Tb
79,8 80,1 80,0 73,8 74,2 74,0 78,4 75,9 77,1 72,7 70,3 71,5
Tb*Cao
79,1 78,4 78,8 73,6 73,4 73,5 79,0 76,3 77,7 73,8 71,5 72,6
Cao*Th
79,8 77,7 78,6 74,1 72,6 73,2 80,4 76,5 78,4 75,0 71,5 73,2
Cao*Tb
79,2 79,1 79,2 73,7 74,2 74,0 79,9 77,7 78,8 74,8 71,7 73,2
Cao*Cao
79,3 79,8 79,5 73,8 74,0 73,9 79,2 78,0 78,6 73,0 71,5 72,3
SE
0,80 0,67 0,55 0,64 0,84 0,53 3,31 1,15 1,71 1,05 1,12 0,92
P
0,282 0,220 0,322 0,437 0,821 0,643 0,322 0,587 0,393 0,479 0,868 0,329
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; T= Trống; M = mái TB = Trung bình
Các số trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010


41
Bảng 7. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong KP đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của ngan Pháp nuôi thịt.

Giết mổ lúc 10 tuần tuổi Giết mổ lúc 12 tuần tuổi
Tỷ lệ thịt đùi (%) Tỷ lệ thịt lườn (%) Tỷ lệ mỡ bụng (%) Tỷ lệ thịt đùi (%) Tỷ lệ thịt lườn (%) Tỷ lệ mỡ bụng (%)
T M TB T M TB T M TB T M TB T M TB T M TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 14,5 11,9 13,2 14,0 17,0 15,5 1,5 1,8 1,7 12,6 12,0 12,6 19,8 20,4 19,9
a
1,7 2,3 1,9
Tb
15,1 13,1 14,1 14,3 17,3 15,8 1,6 1,9 1,8 12,7 12,9 12,8 18,9 18,3 18,5
b
1,3 1,8 1,6
Cao
14,7 11,8 13,1 15,2 18,0 16,7 1,7 2,0 1,9 12,3 12,7 12,5 20,0 19,2 19,6
a
1,6 2,0 1,8
SE
0,4 0,5 0,5 0,4 0,6 0,5 0,19 0,24 0,15 0,5 0,6 0,3 0,5 0,5 0,3 0,18 0,22 0,15
P
0,560 0,175 0,268 0,172 0,554 0,299 0,764 0,814 0,564 0,767 0,552 0,784 0,351 0,060 0,016 0,298 0,396 0,424

Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th
14,9 13,0 13,8 14,4 17,0 15,8 1,6 2,0 1,8 12,7 12,9 12,8 19,8 19,2 19,4 1,6 1,8 1,7

Tb
14,9 11,8 13,4 14,3 17,6 16,0 1,6 2,0 1,8 11,8 12,6 12,2 19,8 19,3 19,6 1,5 2,2 1,8
Cao
14,5 12,0 13,2 14,9 17,6 16,3 1,7 1,7 1,7 13,0 12,1 12,9 19,2 19,4 19,1 1,6 2,1 1,7
SE
0,4 0,5 0,4 0,4 0,6 0,5 0,19 0,24 0,15 0,4 0,7 0,3 0,5 0,7 0,3 0,18 0,22 0,15
P

0,705 0,248 0,636 0,521 0,742 0,810 0,858 0,701 0,923 0,152 0,663 0,340 0,633 0,971 0,623 0,881 0,493 0,858

Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th
14,7 12,2 13,4 13,4 17,7 15,5 1,5 2,1 1,8 11,9 12,1 12,0 20,7 20,8 20,7 2,0 1,5 1,7
Th*Tb
14,2 12,1 13,2 14,1 16,9 15,5 1,5 1,8 1,7 11,6 12,4 12,0 19,9 19,6 19,7 1,4 2,7 2,1
Th*Cao
14,5 11,6 13,0 14,7 16,5 15,6 1,6 1,6 1,6 14,2 11,3 13,7 18,9 20,9 19,2 1,7 2,6 1,9
Tb*Th
14,7 14,7 14,7 14,4 15,6 15,0 1,7 1,9 1,8 13,7 13,0 13,2 19,1 17,4 17,9 1,4 2,0 1,8
Tb*Tb
15,8 12,1 14,0 13,7 18,0 15,8 1,6 2,0 1,8 11,8 12,7 12,2 19,2 19,3 19,3 1,4 2,1 1,7
Tb*Cao
14,7 12,4 13,5 14,9 18,3 16,6 1,6 1,8 1,7 12,7 13,2 13,0 18,5 18,3 18,4 1,2 1,4 1,3
Cao*Th
15,2 12,0 13,3 15,3 17,8 16,8 1,6 2,0 1,9 12,6 13,6 13,1 19,7 19,5 19,6 1,4 2,0 1,7
Cao*Tb
14,6 11,3 12,9 15,1 18,0 16,6 1,6 2,2 1,9 12,0 12,7 12,4 20,2 19,1 19,6 1,7 1,7 1,7
Cao*Cao
14,2 12,1 13,2 15,1 18,1 16,6 1,9 1,9 1,9 12,2 11,7 12,0 20,1 19,1 19,6 1,8 2,2 2,0
SE

0,7 0,9 0,8 0,7 1,1 0,9 0,33 0,42 0,25 0,8 1,0 0,6 0,9 0,9 0,6 0,31 0,38 0,25
P
0,724 0,53 0,974 0,752 0,469 0,869 0,979 0,987 0,989 0,259 0,809 0,215 0,812 0,420 0,297 0,668 0,127 0,413
Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; T= Trống; M = mái TB = Trung bình; Các số trong cùng cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau, có ý nghĩa tk (P<0,05)

TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin


42
Bảng 8. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến thành phần hóa học của thịt đùi và thịt lườn của ngan
Pháp nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung (giết mổ lúc 12 tuần tuổi).
Thịt đùi Thịt lườn
Vật chất khô (%) Mỡ thô (%) Protein thô (%) Vật chất khô (%) Mỡ thô (%) Protein thô (%)
Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 25,3 25,9 25,4 0,9 1,3 1,1 20,9 21,3 21,0 24,8 26,3 25,4 1,1 1,9 1,4 21,9 22,4 22,2
Tb
25,3 25,4 25,4 0,9 1,1 1,0 20,8 20,9 20,9 25,1 25,9 25,6 1,0 1,8 1,5 22,8 23,1 22,9
Cao
25,2 25,3 25,2 0,9 1,1 1,0 20,9 21,1 21,0 25,3 26,8 26,0 1,1 1,8 1,5 22,4 23,3 22,9
SE
0,24 0,24 0,19 0,08 0,08 0,06 0,17 0,15 0,14 0,25 0,29 0,25 0,14 0,14 0,13 0,37 0,27 0,23
P
0,919 0,219 0,707 0,912 0,458 0,777 0,92 0,215 0,776 0,385 0,103 0,208 0,749 0,9 0,947 0,234 0,084 0,043
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th
25,6 25,3 25,4 0,8 1,1 1,0 21,3 20,8 21,0 25,3 26,4 26,0 1,0 1,8 1,5 22,6 22,9 22,8
Tb
25,1 25,4 25,3 0,9 1,2 1,0 20,7 20,9 20,8 25,1 26,1 25,6 1,3 1,6 1,5 22,2 22,9 22,6
Cao

25,1 25,9 25,3 1,0 1,2 1,1 20,8 21,6 21,1 24,8 26,5 25,4 1,0 2,1 1,4 22,4 22,9 22,7
SE
0,24 0,24 0,19 0,07 0,08 0,06 0,17 0,15 0,14 0,25 0,29 0,25 0,14 0,14 0,13 0,37 0,27 0,23
P

0,29 0,242 0,893 0,155 0,553 0,522 0,08 0,007 0,328 0,306 0,572 0,29 0,252 0,148 0,963 0,814 0,978 0,808
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th
25,5 25,3 25,4 0,8 1,1 1,0 21,2 20,7
ab
20,9 25,1 26,3 25,8 1,1 1,8 1,5 22,3 22,7 22,6
Th*Tb
25,0 25,8 25,4 0,9 1,4 1,2 20,6 21,2
ab
20,9 24,5 26,0 25,3 1,1 1,7 1,4 21,4 22,5 22,0
Th*Cao
25,4 26,7 25,6 1,0 1,3 1,0 21,0 22,1
b
21,2 24,7 26,6 25,0 1,3 2,2 1,4 22,0 21,8 22,0
Tb*Th
25,3 25,2 25,2 0,8 1,0 0,9 21,0 20,9
ab
20,9 25,2 26,3 26,0 0,8 1,8 1,5 22,9 22,7 22,7
Tb*Tb
26,1 24,9 25,5 1,0 1,2 1,1 21,1 20,0
a
20,5 25,8 25,0 25,4 1,4 1,8 1,6 23,1 22,5 22,8
Tb*Cao
24,6 26,1 25,3 0,8 1,2 1,0 20,4 21,9
b

21,2 24,4 26,5 25,4 0,8 1,8 1,3 22,5 24,0 23,3
Cao*Th
26,0 25,3 25,6 0,8 1,2 1,0 21,5 20,9
ab
21,2 25,5 26,6 26,1 1,0 1,9 1,5 22,6 23,4 23,0
Cao*Tb
24,4 25,6 25,0 0,7 1,0 0,9 20,4 21,4
b
20,9 25,1 27,3 26,2 1,3 1,5 1,4 22,1 23,6 22,9
Cao*Cao
25,2 24,9 25,0 1,2 1,1 1,2 20,9 20,8
ab
20,9 25,2 26,4 25,8 1,1 2,1 1,6 22,5 22,9 22,7
SE
0,41 0,41 0,32 0,13 0,14 0,11 0,29 0,26 0,25 0,43 0,49 0,43 0,23 0,23 0,22 0,63 0,45 0,39
P
0,047 0,137 0,626 0,095 0,561 0,244 0,236 0,001 0,576 0,293 0,139 0,917 0,382 0,721 0,819 0,879 0,067 0,639
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; TB = trung bình.; Các số trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng , protein và một số axit amin


43
Bảng 9. Ảnh hưởng của tuổi và giới tính đến năng suất cho thịt ở ngan Pháp
Các chỉ tiêu Tỷ lệ các thành phần của thân thịt (%)
Móc hàm Thịt xẻ Thịt đùi Thịt lườn Mỡ bụng
Ảnh hưởng của tuổi
Giết mổ lúc 10 tt 79,3
a
73,6

a
13,5
a
16,0
a
1,8
Giết mổ lúc 12 tt 77,7
b
72,7
b
12,6
b
19,3
b
1,8
SE 0,4 0,2 0,2 0,2 0,1
P 0,010 0,002 0,001 0,000 0,970
Ảnh hưởng của giới tính
Ngan trống 79,0 73,9 13,7
a
17,0
a
1,6
a

Ngan mái 78,0 72,4
b
12,4
b
18,2

b
1,9
b

SE 0,4 0,2 0,2 0,2 0,1
P 0,125 0,000 0,000 0,000 0,040
Tương tác giữa tuổi và giới tính
Giết mổ lúc 10 tt-trống 79,4 73,7
a
13,8
a
15,6
a
1,8
ab

Giết mổ lúc 10 tt-mái 79,2 73,5
a
13,1
a
16,3
a
1,8
ab

Giết mổ lúc 12 tt-trống 78,5 74,2
a
13,7
a
18,4

b
1,5
a

Giết mổ lúc 12 tt-mái 76,9 71,2
b
11,6
b
20,2
c
2,0
b

SE 0,6 0,3 0,3 0,3 0,1
P 0,262 0,000 0,007 0,047 0,042
Các số trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần
đến một số thành phần hóa học (vật chất khô, mỡ thô và protein thô) của thịt đùi và thịt lườn
của ngan Pháp được trình bày ở bảng 8. Các số liệu ở bảng 8 cho thấy, hàm lượng vật chất
khô, protein thô, mỡ thô của thịt đùi và thịt lườn ở ngan Pháp không bị ảnh hưởng nhiều bởi
mứ
c năng lượng, protein và axit amin khẩu phần.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:
Nhu cầu năng lượng, protein, một số axit amin thiết của ngan Pháp thương phẩm nuôi hỗn
hợp trống mái trong điều kiện chăn nuôi tập trung được biểu thị bằng hàm lượng và tỷ lệ (%)
trong 1 kg thức ăn h
ỗn hợp có hàm lượng vật chất khô 88% như sau: Năng lượng trao đổi
(kcal/kg): 2850, 2900 và 3000; protein thô (%): 20,0; 18,0 và 16,0; lysine tổng số (%): 1,19;

1,08 và 0,95; methionine tổng số (%): 0,45; 0,41 và 0,38; lysine tiêu hóa (%): 1,00; 0,90 và
0,80; methionine tiêu hóa: 0,37; 0,34 và 0,32; methionine + cystine tiêu hóa: 0,72; 0,68 và
0,62 tương ứng với các giai đoạn ngan con (0-3 tt); ngan dò (4-7 tt) và vỗ béo (8-12 tt). Với
nhu cầu như trên, để đạt được năng suất sinh trưởng và cho thịt cao, cần nuôi ngan Pháp
thương phẩm theo chế độ cho ăn tự do và được cung cấp nước sạch theo nhu cầu. Đối với
ngan Pháp, giết mổ lúc 10 tuần tuổi cho hi
ệu quả kinh tế cao mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ
thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ đùi, nhưng để đạt được tỷ lệ thịt lườn cao hơn, nên giết mổ
lúc 12 tuần tuổi.
Đề nghị
Đề nghị cho được sản xuất thử.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 25-Tháng 8 - 2010


44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adeola (2006). Review of research in duck nutrient utilization. International Journal of Poultry Science 5: p.201-218.
Ajinomoto Animal Nutrition (1998). Apprent ileal digestibility of of crude protein and essential amino acids in
feedstuffs for poultry-1998.
Baker. D. 1996. Ideal protein ratio for broilers. Trích theo David Creswell (2005). (Feeding the broiler chickens.
Part 1: Nutritional requerements of today’s broilers. Asian Poultry Magazine. 5/2005. 18-21 p.
Gous., R M, and T.R. Morris (1985). Evaluation of Diet Dilution Technique for Measuring the Response of
Broiler Chicken to Increasing Concentrations of Lysine. British Poutry Science. 26: 147-161. 1985.
Grimaud Freres Selection (2006). Rearing Guide Roasting Caneding.
Leeson. S., and J. Summers (2001). Nutrition of the chickens. Fourth edition, 2001. University books. PO. Box.
1326. Guelph. Ontario. Canada. N1H 6N8.
NRC (1994). Nutrient Requirements of Poultry. Ninth Revised Edition. National Academy Press. Washington,
D.C. 1994. 42-43 p.

Official J. Of European Communities (1986). Commission Directive 86/174/EEC of 9 April 1986. Fixing the
Method of Calculation for the Energy Value of Compound Poultry Feed. No L.130/54.
Scott and Dean (1991). Nutrition and management of ducks. Cornell University, New York.
Phùng Đức Tiến (2007). Phát triển chăn nuôi ngan ở Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học công
nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường. NXB. Nông nghiệp. 2007. Tr.39-41
Phùng Đức Tiến, Dương Thị Anh Đào, Lê Thị Nga và Vũ Thi Thảo. (2003). Xác định tỷ lệ axit amin (lysine,
methionine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi ngan Phá¸p siêu nặng lấy thịt. Tuyển tập Báo cáo
khoa học củ
a Viên Chăn nuôi năm 2003.
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Dương Thị Anh Đào, Vũ Thị Thảo, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh Hải,
Trần Thị Cương và Phạm Nguyệt Hồng (2003). Nghiên cứu mức protein và năng lượng thích họp nuôi
ngan Pháp siêu nặng lấy thịt. Tuyển tập Báo cáo khoa học của Viện Chăn nuôi năm 2003, tr. 240 -247.


*Người phản biện: GS.TS. Vũ Duy Giảng (ĐHNN HN) ; TS,Hồ Trung Thông (ĐHNL Huế)

Afl
a

10 0
11.0
12.0

13.0
14.0
Thøc ¨

×