VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
24
NHU CẦU NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU
(LYSINE, METHIONINE) CỦA VỊT CV SUPER-M NUÔI THỊT TỪ 0 - 7 TUẦN
TUỔI TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
Trần Quốc Việt
1
, Ninh Thị Len
1
, Lê Văn Huyên
1
, Trần Thanh Vân
2
Nguyễn Thị Thúy Mỵ
2
và Nguyễn thị Ngân
2
.
1
Bộ môn Dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ - Viện Chăn nuôi.
2
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
*Tác giả liên hệ: Trần Quốc Việt – Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn và đồng cỏ
Viện Chăn nuôi – Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.386.126/ 0982.011.584; Fax : (04) 38.389.775: Email:
ABSTRACT
Requirements of energy, proteín and essential amino acids (lysine, methionine) for broiler CV Super M
ducks from 0 to 7 weeks of age under intensive feeding conditions.
An experiment was conducted with 729 one-day old CV Super M ducks to determine their requirements for
energy, protein and essential amino acids (lysine, methionine in total and digestible form). The experiment
was done according to 3x3 factorial completely randomized block design with 9 treatments (3
replicates/treatment; 14 females and 13 males/replicate; 81 birds/treatment). Two experimental factors are (i)
three levels of dietary metabolisable energy (ME) and crude protein (CP): medium (2850-2950 kcal/kg and
20.0-17.0%); high (2950-3050 kcal/kg and 21.0-18.0%) and low (2750-2850 kcal/kg and 19.0-16.0%) in two
rearing periods: 0-2; and 3-7 weeks of age, respectively; (ii) three levels of digestible lysine: medium (0,95-
0,85%); high (1,0-0,95%) and low (0,90-0,80%), respectively. The other essential amino acids as methionine,
methionine + cysteine; threonine and tryptophan were balanced to lysine according to ideal protein
recommended by Baker (1996). The results showed that, as energy and protein levels in diet increased feed
intake of ducks decreased. Growth rate of birds fed high dietary energy and protein was higher than that in
those fed low and medium levels. Energy, protein and lysine content in diets did not affect dressing carcass
percentage. It can be concluded that the optimum level of ME, CP and digestible lysine in completed feed of
88% dry mater for broiler CV Super M ducks are 2850-2950 kcal/kg; 20.0-17.0% and 1,00-0,90% in feeding
periods of 0-2 and 3-7 weeks of age, respectively.
Key words: Broiler CV super M ducks, energy, protein and amino acid requirement, growth rate
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các giống vịt hướng chuyên dụng thịt (CV Super M nhập từ hãng Cherry Valley,
Star nhập của hãng Grimaud Freres) đang được nuôi rất phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước.
Đến năm 2010, số lượng vịt chuyên thịt xuất chuồng ước đạt 84,2 triệu con/năm (khoảng
0,177 triệu tấn vịt hơi và 0,119 triệu tấn vịt móc hàm) (Dương Xuân Tuyển, 2007). Tuy nhiên,
việc nuôi dưỡng các giống vịt này sao cho đạt năng suất, hiệu quả cao trong điều kiện thức ăn
và sinh thái đa dạng như ở nước ta hiện vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, đồng thời với công tác nhập giống, các công trình
nghiên cứu về thức ăn và chế độ nuôi dưỡng đối với vịt CV Super M cũng được tiến hành
(Nguyễn Công Quốc và cs., 1994; Lương Tất Nhợ và cs., 1995; Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức
Trọng, 2002…vv), nhưng những nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng còn rất hạn chế. Để
xây dựng khẩu phần thức ăn, những người chăn nuôi và sản xuất thức ăn chuyên nghiệp vẫn
phải tham khảo các khuyến cáo của các tài liệu của nước ngoài. Có sự khác biệt lớn trong các
khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho các giống vịt chuyên thịt, năng suất cao. Theo NRC
(1994) yêu cầu mức năng lượng trao đổi, protein thô và lysine trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cho
vịt Bắc kinh giai đoạn 0-2 tt và từ 2-7 tt là: 2900 kcal/kg và 3000 kcal/kg; 220g/kg và
TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin
25
160g/kg; 9,0 g/kg và 6,5g/kg tương ứng. Khuyến cáo của hãng Cherry Valley (2006) về yêu
cầu năng lượng, protein và lysine trong thức ăn hỗn hợp cho vịt CV Super M từ 0-2 tt và từ 2-
7 tt là 3010 kcal/kg; 220g/kg; 11 g/kg và 3010 kcal/kg; 160g/kg và 8g/kg tương ứng (Hoàng
Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ 1993). Các nhà khoa học thuộc Đại học tổng hợp Prudue Hoa kỳ
khi tổng kết các kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc kinh cho thấy, trong giai đoạn khởi động và
sinh trưởng, mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần không nên cao hơn 3000 kcal/kg, vì
trên mức này không cải thiện được tốc độ sinh trưởng cũng như hiệu quả chuyển hoá thức ăn
của vịt Adeola (2006). Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định nhu cầu của vịt CV
Super M nuôi thịt về năng lượng, protein và một số axit amin thiết yếu (lysine, methionine),
góp phần hoàn thiện qui trình chăn nuôi giống vịt này trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở
nước ta hiện nay.
VẬT LIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Bảy trăm hai mươi chín (729) vịt CV Super M2 (351 trống và 378 mái) đã được sử dụng để
khảo sát nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin thiết yếu. Vịt thí nghiệm được nuôi
nền (có chất độn chuồng) trong chuồng thông thoáng tự nhiên. Thời gian nuôi 7 tuần (từ 1 đến
49 ngày tuổi).
Khẩu phần (KP) thức ăn cho vịt thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: Ngô, sắn, cám
mỳ, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, khô dầu cọ, bột cá, bột thịt xương, dầu thực vật, premix
vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp…vv. Thức ăn cho vịt được sản xuất dưới dạng
viên (đường kính viên 2,5 mm cho giai đoạn trước 2 tuần tuổi; 3,0 mm cho giai đoạn từ 2 tt
đến xuất chuồng).
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp thí nghiệm hai nhân tố: (i) năng lượng với 3 mức
[mức trung bình (2850-2950 kcal/kg); mức cao (2950-3050 kcal/kg) và mức thấp (2750-2850
kcal/kg) tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng: 0-2tt và 2 tuần tuổi đến xuất chuồng], tương
ứng với 3 mức protein thô: 20,0-17,0%; 21,0-18,0% và 19,0-16,0% và (ii) lysine tiêu hóa (3
mức: trung bình (0,95-0,85%); mức cao (1,00-0,90%) và mức thấp (0,90 – 0,80%). Các axit
amin thiết yếu quan trọng khác như methionine TH, methionine + cysteine TH, threonine TH
và tryptophan TH được cân đối với lysine theo khuyến cáo về hình mẫu protein lý tưởng của
Baker (1996). Tổng số (3 x 3) 9 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp khối, hoàn toàn
ngẫu nhiên, mỗi lô có 3 lần lặp lại, 27 con/lần lặp lại (14 mái và 13 trống/lần lặp lại), tổng số
81 con/ lô.
Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dưỡng
Khẩu phần (KP) thức ăn cho vịt ở các lô được xây dựng bằng phần mềm chuyên dụng Brill
của Mỹ. Trước đó, tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều được lấy mẫu, phân tích xác định
hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu như : ẩm (TCVN-4326-2001), xơ thô (TCVN-4329-
1993), mỡ thô (TCVN-4331-2001), protein thô (TCVN-4328-2001), canxi (TCVN-1526-
1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC).
Bảng 1. Các khẩu phần đậm đặc và loãng cho vịt CV Super M thí nghiệm (%).
Nguyên liêu Giai đoạn từ 0 đến 2 tt Giai đoạn từ 2 tt đến xuất chuồng
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
26
KP đặc
(summit diets)
KP loãng
(Dilution diets)
KP đặc
(summit diets)
KP loãng
(Dilution diets)
Lô 1 Lô 3 Lô 7 Lô 9 Lô 1 Lô 3 Lô 7 Lô 9
Ngô 33,71
35,61
14,16 14,78
28,15 28,99 25,39 25,65
Cám mỳ 0,00 0,00 35,00 33,79
0,00 0,00 15,00 15,00
Bột sắn khô 20,00
20,00
20,00 20,00
26,00 26,00 26,00 26,00
Khô dầu đậu tương 30,51
29,05
17,02 17,92
30,43 29,86 21,64 21,60
Khô dầu dừa 3,00 3,00 3,00 3,00 5,00 5,00 5,00 5,00
Khô dầu cọ 3,00 3,00 3,00 3,00 2,00 2,00 2,00 2,00
Bột cá nhạt 60% Pr 2,00 2,00 2,00 2,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Bột thịt xương 3,00 3,00 3,00 3,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Dầu thực vật 2,18 1,78 0,00 0,00 4,39 4,35 0,67 0,73
Premix Vit-Khg 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Choline Chloride 60% 0,05 0,07 0,08 0,08 0,09 0,09 0,11 0,11
L-Lysine HCl 0,04 0,00 0,29 0,14 0,094 0,00 0,28 0,15
DL-Methionine 0,18 0,13 0,28 0,20 0,230 0,16 0,30 0,22
L-Threonine 0,00 0,00 0,12 0,04 0,07 0,004 0,16 0,089
L-Tryptophan 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Chất chống mốc 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10
Mycofix Plus 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
Muối ăn 0,04 0,04 0,02 0,02 0,10 0,10 0,092 0,092
Natri bicarbonat 0,27 0,27 0,24 0,24 0,30 0,30 0,300 0,300
Bột đá 0,60 0,61 1,09 1,07 0,84 0,84 1,06 1,05
Dicanxi phốt phát 1,02 1,04 0,30 0,32 1,91 1,91 1,60 1,61
Thành phần dinh dưỡng trong 1kg
Vật chất khô (%) 88,88
88,83
88,10 88,09
88,88 88,83 88,27 88,24
ME tính toán (kcal/kg) 2967 2931 2725 2719 3026 3032 2817 2874
Protein thô (%) 21,00
20,8 19,00 19,00
18,00 18,00 16,00 16,00
Xơ thô (%) 5,03 4,99 7,35 7,29 5,11 5,10 6,13 6,13
Lysine TS (%) 1,18 1,09 1,19 1,09 1,05 0,96 1,04 0,94
Meth+Cyst TS (%) 0,82 0,75 0,84 0,76 0,79 0,71 0,79 0,71
Lysine TH (%) 1,00 0,90 1,00 0,90 0,90 0,80 0,90 0,80
Meth+Cyst TH (%) 0,72 0,65 0,72 0,65 0,70 0,62 0,70 0,62
Canxi (%) 1,00 1,00 1,00 1,00 0,90 0,90 0,90 0,90
Phốt pho dht (%) 0,45 0,45 0,45 0,45 0,40 0,40 0,40 0,40
Giá (đ/kg) 5685 5535 4882 4759 5733 5586 4943 4815
Ghi chú: KP = Khẩu phần; Mycofix Plus: chất hấp phụ độc tố nấm mốc; TS: tổng số; TH: tiêu hóa; Cyst:
Cystine; dht: dễ hấp thu; ME tính toán: giá trị ME tính được từ phương trình hồi qui.
Hàm lượng các axit amin tiêu hóa của các nguyên liệu được tính toán trên cơ sở sử dụng hệ số
tiêu hóa của từng axit amin theo khuyến cáo của hãng AJINOMOTO cho gia cầm (Ajinomoto
Animal Nutrition, 1998). Giá trị năng lượng trao đổi của các KP thức ăn thí nghiệm được tính
toán bằng công thức được khuyến cáo bới Ủy ban châu Âu (EU) (Official J. Of European
Communities. No L.130/54; 1986) cho gia cầm:
ME (ME (MJ/kg) = 0,1551 x % protein thô + 0.3431 x % mỡ thô + 0,1669 x % tinh bột +
0,1301 x % đường tổng số.
TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin
27
Để giảm tối đa sự khác biệt về cơ cấu các loại nguyên liệu và đảm bảo các KP thức ăn ở các
lô thí nghiệm giữ được quan hệ cân bằng như nhau của các axit amin thiết yếu so với lysine,
kỹ thuật phối hợp theo nguyên lý làm loãng (summit-dilution blending technique) của Gous
và Morris (1985) đã được áp dụng. Theo đó, ở mỗi giai đoạn, trước hết hai cặp KP đã được
xây dựng, cặp thứ nhất gồm hai KP đậm đặc (summit diets) (cho lô 1 và lô 3 thuộc nhóm I) và
cặp thứ 2 gồm hai KP loãng (dilution diet) (cho lô 7 và lô 9 thuộc nhóm III) (bảng 1). Sau đó,
để tạo ra khẩu phần ăn cho vịt ở các lô còn lại, chỉ cần trộn hai loại KP đậm đặc và KP loãng
theo tỷ lệ 50/50. Cụ thể: KP ăn cho vịt ở lô 2 được tạo ra bằng cách trộn KP lô 1 với KP lô 3
theo tỷ lệ 50/50. Tương tự như vậy, KP ăn cho vịt ở lô 8 (50% KP lô 7 + 50% KP lô 9); KP
cho vịt ở lô 4 (50% KP lô 1 + 50% KP lô 7); KP cho vịt lô 6 (50% KP lô 3 + 50% KP lô 9);
KP cho vịt ở lô 5 (50% KP lô 4 + 50% KP lô 6). Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các
khẩu phần cho vịt ở các lô 2, 4, 5, 6 và 8 được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thức ăn cho vịt CV Super M ở
các lô 2; 4; 5; 6 và 8.
Giai đoạn từ 0 đến 2 tt Giai đoạn từ 2 tt đến xuất chuồng
Lô 2
Lô 4
Lô 5
Lô 6
Lô 8
Lô 2
Lô 4
Lô 5
Lô 6
Lô 8
Vật chất khô (%) 88,51
88,34
88,33
88,33
88,09
88,86
88,58
88,56
88,54
88,26
ME TT (kcal/kg) 2949
2836
2826
2825
2722
3029
2921
2937
2953
2846
Protein thô (%) 20,90
20,00
20,00
20,00
19,00
18,00
17,00
17,00
17,00
16,00
Xơ thô (%) 5,02
6,19
6,20
6,17
7,36
5,11 5,62 5,62 5,62 6,13
Lysine TS (%) 1,13
1,19
1,13
1,08
1,14
1,01 1,05 1,00 0,95 0,99
Methionine TS(%) 0,47
0,54
0,49
0,43
0,50
0,47 0,52 0,48 0,45 0,50
Meth+Cyst TS(%) 0,79
0,83
0,79
0,76
0,79
0,75 0,79 0,75 0,71 0,75
Lysine TH (%) 0,95
1,00
0,95
0,90
0,95
0,85 0,90 0,85 0,80 0,85
Methionine TH(%) 0,42
0,49
0,42
0,37
0,42
0,38 0,49 0,43 0,38 0,46
Meth+Cyst TH(%) 0,68
0,72
0,68
0,65
0,68
0,66 0,70 0,66 0,62 0,66
Canxi (%) 1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
0,90 0,90 0,90 0,90 0,90
Phốt pho dht (%) 0,45
0,45
0,45
0,45
0,45
0,40 0,40 0,40 0,40 0,40
Giá (đ/kg) 5610
5283
5177
5120
4820
5659
5338
5269
5200
4879
Ghi chú: Meth: methionine; TS: tổng số; TH: tiêu hóa; Cyst: Cysteine; dht: dễ hấp thu; ME TT: giá trị ME tính
được từ phương trình hồi qui
Vịt ở tất cả các lô được uống nước sạch và cho ăn tự do (thức ăn, nước uống luôn có sẵn trong
máng). Vịt ở tất các ô được nuôi theo chế độ hỗn hợp trống mái. Chế độ chăm sóc và vệ sinh
phòng bệnh ở các lô như nhau.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
Vịt thí nghiệm được cân vào lúc 1 ngày tuổi và vào các thời điểm chuyển tiếp giữa các giai
đoạn sinh trưởng (2, 3, 5 và 7 tuần tuổi) để khảo sát sự thay đổi khối lượng cơ thể và tốc độ
sinh trưởng. Thức ăn cho ăn được cân hàng ngày, thức ăn thừa được cân hàng tuần để khảo
sát lượng thức ăn ăn vào hàng ngày, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng.
Tình trạng sức khỏe của vịt được theo dõi hàng ngày, những con chết, nguyên nhân chết, khối
lượng lúc chết được theo dõi, ghi chép để tính toán tỷ lệ nuôi sống. Một số chỉ tiêu về chất
lượng thịt xẻ của vịt thí nghiệm được đánh giá bằng việc mổ khảo sát (vào lúc kết thúc thí
nghiệm -7 tuần tuổi). Để khảo sát, mỗi ô thí nghiệm chọn 2 con có khối lượng trung bình (1
trống, 1 mái) tổng số 6 con (3 trống, 3 mái)/lô để giết mổ, xác định các chỉ tiêu về chất lượng
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
28
thịt (tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng, hàm lượng
protein và mỡ thịt đùi, thịt ngực).
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên
bản 13.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số
chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy
95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau, có ý nghĩa thống kê khi P< 0,05.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến sinh
trưởng của vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần
đến sinh trưởng của vịt CV Super M được trình bày ở các Bảng 3 và 4
Bảng 3. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến sự biến
đổi khối lượng cơ thể (g) của vịt CV Super M qua các giai đoạn sinh trưởng
Lúc 3 tuần tuổi Lúc 5 tuần tuổi Lúc 7 tuần tuổi
Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 1145 1126
a
1134
a
2230 2181
a
2201
a
3106
a
2980
a
3032
a
Tb 1161 1157
b
1159
b
2226 2230
b
2229
ab
3135
ab
3024
ab
3076
ab
Cao 1165 1153
b
1158
b
2271 2244
b
2256
b
3167
b
3058
b
3108
b
SE 8,0 7,2 5,3 16,1 14,2 10,7 12,3 13,5 9,9
P 0,205 0,005 0,001 0,099 0,004 0,002 0,003 0,000 0,000
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 1145 1126
a
1134
a
2230 2181
a
2201
a
3106
a
2980
a
3032
a
Tb 1161 1157
b
1159
b
2226 2230
b
2229
ab
3135
ab
3024
ab
3076
ab
Cao 1165 1153
b
1158
b
2271 2244
b
2256
b
3167
b
3058
b
3108
b
SE 8,0 7,2 5,3 16,1 14,2 10,7 12,3 13,5 9,9
P 0,205 0,005 0,001 0,099 0,004 0,002 0,003 0,000 0,000
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 1145 1135 1139 2206 2176 2187 3104 2974
a
3024
a
Th*Tb 1129 1121 1125 2199 2157 2176 3105 2986
a
3041
ac
Th*cao 1160 1123 1138 2285 2210 2240 3107 2980
a
3031
ac
Tb*Th 1154 1136 1145 2229 2162 2196 3091 2975
a
3033
ac
Tb*Tb 1148 1151 1149 2186 2245 2217 3111 2992
a
3048
ac
Tb*cao 1181 1183 1182 2262 2282 2273 3204 3104
b
3147
b
Cao*Th 1154 1149 1151 2302 2251 2274 3144 3014
ab
3074
ab
Cao*Tb 1158 1132 1144 2265 2210 2235 3160 3059
ab
3105
bc
Cao*cao 1182 1177 1179 2245 2271 2259 3197 3100
b
3145
b
SE 13,7 12,5 9,2 27,6 24,9 18,6 21,2 23,5 17,2
P 0,962 0,110 0,303 0,138 0,098 0,130 0,141 0,045 0,011
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình.Các số trong cùng một cột có
các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả cho thấy, khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng (g/con/ngày) tăng khi mức năng
lượng và protein khẩu phần tăng, nhưng sự khác biệt chỉ rõ rệt giữa nhóm được ăn khẩu phần
có mức năng lượng, protein cao và thấp. Đáp ứng của vịt mái rõ rệt hơn so với vịt trống. Khi
TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin
29
khảo sát tốc độ sinh trưởng trong cả giai đoạn (0-7 tt) ta thấy, khối lượng cơ thể và tốc độ sinh
trưởng tăng khi mức năng lượng và protein khẩu phần tăng (P< 0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt
giữa các nhóm ăn KP có mức năng lượng-protein cao và trung bình không rõ rệt.
Đáp ứng về sinh trưởng của vịt CV Super M đối với mức axit amin khẩu phần cũng có xu
hướng tương tự. Tăng trọng của vịt tăng khi mức axit amin khẩu phần tăng, nhưng sự khác
biệt rõ rệt chỉ quan sát thấy ở nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức axit amin cao và con mái
đáp ứng rõ hơn so với trống. Khi khảo sát tốc độ sinh trưởng của vịt trong các giai đoạn,
chúng tôi thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt tăng dần từ 0 và đạt cao nhất ở giai đoạn từ
3-5 tt. Kể từ ngày thứ 35 ngày tuổi trở đi tốc độ sinh trưởng bắt đầu giảm.
Khi khảo sát quan hệ tương tác giữa năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đối với tốc
độ sinh trưởng của vịt chúng tôi thấy, quan hệ này rõ rệt không đều nhau ở các giai đoạn,
nhưng khi xét chung cho cả giai đoạn (0-7 tt) thì thấy có tương tác rõ rệt (P = 0,011). Kiểu của
tương tác này biểu hiện ở tốc độ sinh trưởng của vịt tăng cùng với sự tăng của mức năng
lượng, protein và axit amin khẩu phần và tốc độ sinh trưởng cao nhất thấy ở lô vịt được ăn
khẩu phần có mức năng lượng-protein trung bình và axit amin cao.
Bảng 4. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến tốc độ
sinh trưởng (g/con/ngày) của vịt CV Super M qua các giai đoạn sinh trưởng.
Giai đoạn 0-3 tt Giai đoạn 3-5 tt Giai đoạn 5-7 tt Giai đoạn 0-7 tt
T M TB T M TB T M TB T M TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 52,0
51,1
a
51,5
a
77,5
75,0
a
76,1
a
62,3 56,5
58,9 62,3
a
59,7
a
60,8
a
Tb 52,7
52,5
b
52,6
b
76,8
76,3
ab
76,6
a
64,8 56,7
60,4 62,9
a
60,6
ab
61,7
b
Cao 52,9
52,3
b
52,6
b
78,9
77,5
b
78,1
b
64,1 58,2
60,9 63,5
b
61,3
b
62,3
b
SE 0,4 0,3 0,3 0,6 0,6 0,4 1,0 1,0 0,8 0,3 0,3 0,2
P 0,225
0,006
0,001
0,069
0,011
0,003
0,259
0,429
0,167
0,004
0,000
0,000
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 52,2
a
51,7
a
52,0
a
77,7
75,7
ab
76,6
a
62,0 56,7
59,0 62,4
a
59,9
a
61,0
a
Tb 52,0
a
51,5
a
51,7
a
77,0
75,5
a
76,2
ab
64,7 57,2
60,7 62,7
a
60,4
a
61,5
a
Cao 53,4
b
52,7
b
53,0
b
78,5
77,6
b
78,0
b
64,4 57,6
60,6 63,6
b
61,4
b
62,3
b
SE 0,4 0,3 0,3 0,7 0,6 0,4 1,1 1,0 0,8 0,3 0,3 0,2
P 0,028
0,021
0,001
0,264
0,013
0,010
0,130
0,788
0,193
0,005
0,000
0,000
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 52,0
51,5
51,7
76,5
75,1 75,6 64,2
ab
57,0
59,8
ab
62,3
59,6
a
60,6
ab
Th*Tb 51,3
50,8
51,0
76,6
74,0 75,2 64,0
ab
57,5
60,6
ab
62,3
59,8
a
61,0
ab
Th*cao 52,7
51,0
51,7
79,5
76,1 77,4 58,7
a
55,0
56,5
a
62,3
59,8
a
60,8
a
Tb*Th 52,4
51,5
51,9
76,9
74,4 75,6 61,6
ab
58,0
59,8
ab
62,0
59,6
a
60,8
ab
Tb*Tb 52,1
52,3
52,2
75,7
76,4 76,1 66,1
ab
53,4
59,3
ab
62,4
60,0
a
61,1
ab
Tb*cao 53,7
53,8
53,8
77,8
78,2 78,0 66,6
ab
58,7
62,1
ab
64,3
62,3
b
63,1
c
Cao*Th
52,3
52,2
52,2
79,8
77,5 78,6 60,1
a
54,9
57,3
a
63,0
60,4
ab
61,6
bc
Cao*Tb
52,6
51,4
51,9
78,6
76,2 77,3 64,0
ab
60,7
62,2
ab
63,4
61,4
ab
62,3
bc
Cao*cao
53,7
53,4
53,6
78,2
78,7 78,5 68,0
b
59,2
63,3
b
64,2
62,1
b
63,1
c
SE 0,7 0,6 0,4 1,1 1,0 0,7 1,8 1,8 1,3 0,4 0,5 0,3
P 0,950
0,129
0,318
0,364
0,382
0,509
0,007
0,020
0,003
0,131
0,048
0,011
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình; T = trống; M = mái Các số
trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Các nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của các giống vịt chuyên thịt không nhiều, trong
khi tiến bộ di truyền của các giống vịt này về tốc độ sinh trưởng ngày càng tăng. Những
khuyến cáo trước đây dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc kinh được thực hiện
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
30
từ những năm 1980 của thế kỷ trước cũng cần phải được xem xét lại. Một nghiên cứu khá
kinh điển về lĩnh vực này của Siregar và cs (1982) trên vịt Bắc kinh khi được ăn KP có cùng
mức năng lượng nhưng khác nhau về mức protein (từ 16% đến 24%) cho thấy, trong giai
đoạn từ 0 đến 56 ngày tuổi, tốc độ sinh trưởng cao nhất thấy ở nhóm vịt được ăn khẩu phần có
18,7% protein trong cả 2 giai đoạn (0-14 và 15-56 ngày tuổi). Các tác giả kết luận: đối với vịt
Bắc kinh, mức protein khẩu phần không nên vượt quá 20% cho giai đoạn vịt con (0-2tt) và
16% cho giai đoạn từ 2-8 tt khi mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần duỳ trì ở 12.5 MJ/kg
(2987 kcal/kg). Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chỉ khảo sát đáp ứng của vịt về sinh
trưởng đối với mức protein thô mà không tính đến tương quan giữa protein và năng lượng
cũng như các axit amin. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tốc độ sinh trưởng tốt
nhất ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 4 cho thấy, vịt được ăn KP có mức năng lượng: 2850-2950 kcal/kg (11,92-12,34
MJ/kg); protein thô: 20%-17%; lysine tiêu hóa: 1,00-0,90%. Như vậy, nhu cầu protein thô
của vịt CV Super M2 ở giai đoạn từ 0-2 tt tương tự khuyến cao của Siregar và cs (1982),
nhưng thấp hơn so với khuyến cáo của NRC (1994) (22%). Tuy nhiên, cả Siregar và cs (1982)
và NRC (1994) cũng không đưa ra khuyến cáo về mức lysine tiêu hóa. Khuyến cáo về yêu cầu
năng lượng trao đổi và protein của vịt CV Super M được đưa ra bởi hãng Cherry Valley cũng
rất cao: (3010 kcal/kg cho cả 2 giai đoạn; và 220-160 g protein thô/kg cho giai đoạn 0-2 và 3-
7 tt) (Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ, 1993).
Hiện nay, hãng Cherry Valley đã tạo ra những dòng vịt thế hệ mới (Super M3), tốc độ sinh
trưởng cao hơn nhiều so với các dòng trước đây, nhưng khuyến cáo của họ về mức năng
lượng đối với vịt Super M3 thấp hơn trước đây (2850 -2900 cho giai đoạn 0-9 ngày tuổi và
10-42 ngày tuổi). Khuyến cáo của họ về mức protein cũng thấp hơn, mức 22% chỉ áp dụng
đối với vịt giai đoạn 0-9 ngày tuổi, 20% cho giai đoạn 10-16 ngày tuổi và 18,5% cho giai
đoạn 17-42 ngày. So với khuyến cáo mới này của hãng Cherry Valley, các kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn vì đó là nhu cầu của vịt Super M2. Tuy nhiên, để có thể rút ra những
kết luận chắc chắn cần khảo sát hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần thịt xẻ của vịt.
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến hiệu quả
sử dụng thức ăn của vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đến hiệu quả sử dụng
thức ăn của vịt CV Super M nuôi thịt được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5 cho thấy, sức tiêu thụ thức ăn của vịt tăng dần theo tuổi. Lượng thức ăn ăn vào trong
giai đoạn 0-2 tt là 56,7 g/con/ngày, trong hai giai đoạn tiếp theo là: 174,8 và 197,0g tương ứng
với các giai đoạn từ 3-5 và từ 5-7 tt. Sức ăn của vịt CV Super M tăng khi mức năng lượng và
protein khẩu phần tăng. Lượng ăn vào hàng ngày của vịt ở các lô được ăn KP có mức năng
lượng và protein cao thấp hơn rất rõ rệt so với nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức năng
lượng và protein thấp. Hiện tượng này thấy ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của vịt (P có giá
trị từ 0,000-0,013). Kiểu đáp ứng này ở vịt trong nghiên cứu này tương tự như của gà trong thí
nghiệm kinh điển của Payne và cs (1967) trên gà broiler khi tăng mức năng lượng khẩu phần
từ 2860 lên 3060; 3250 và 3450 kcal/kg thì lượng thức ăn ăn vào cũng giảm: 127; 118; 112 và
106g/con/ngày tương ứng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, sự khác biệt chỉ rõ rệt giữa hai
nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức năng lượng và protein cao và thấp.
Đáp ứng của vịt CV Super M về lượng thức ăn ăn vào đối với các mức axit amin khẩu phần
không rõ rệt, hay nói cách khác, sức tiêu thụ thức ăn của vịt CV Super M không bị ảnh hưởng
bởi hàm lượng axit amin trong khẩu phần. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của
Siregar và cs (1982) trên vịt Bắc kinh.
TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin
31
Bảng 5. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến hiệu quả
sử dụng thức ăn của vịt CV Super M qua các giai đoạn sinh trưởng.
Thức ăn ăn vào (g/con/ngày)
Tiêu tốn thức ăn (g/g tăng trọng)
0-3 tt 3-5 tt 5-7 tt 0-7 tt 0-3 tt 3-5 tt 5-7 tt 0-7 tt
CPTĂ
(0-7 tt)
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 58
a
179
a
214
a
155
a
1,48
a
2,36
a
3,64
a
2,54
a
12,40
a
Tb 56
b
174
b
189
b
145
b
1,39
b
2,27
b
3,14
b
2,34
b
12,32
a
Cao 56
b
171
b
188
b
143
b
1,39
b
2,19
b
3,09
b
2,29
b
12,98
b
SE 0,6 1,3 2,6 1,7 0,02 0,03 0,08 0,03 0,10
P 0,013 0,002 0,000 0,000 0,001 0,002 0,000 0,000 0,000
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 57 172 200 147 1,44 2,25 3,39 2,41 12,52
Tb 56 177 194 147 1,41 2,33 3,21 2,40 12,58
Cao 57 175 197 148 1,41 2,24 3,27 2,37 12,60
SE 0,6 1,3 2,6 1,7 0,02 0,03 0,08 0,03 0,10
P 0,287 0,061 0,325 0,987 0,351 0,066 0,245 0,515 0,839
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 58 172 223 154 1,48 2,28 3,74 2,54 12,23
Th*Tb 58 184 208 155 1,49 2,44 3,45 2,54 12,37
Th*cao 59 183 211 156 1,48 2,36 3,75 2,56 12,60
Tb*Th 56 173 188 144 1,43 2,28 3,16 2,37 12,30
Tb*Tb 56 174 191 145 1,37 2,29 3,22 2,37 12,43
Tb*cao 57 174 188 145 1,37 2,23 3,03 2,29 12,23
Cao*Th 57 172 188 144 1,41 2,20 3,29 2,33 13,03
Cao*Tb 54 174 183 143 1,35 2,26 2,95 2,29 12,93
Cao*cao 55 167 193 143 1,39 2,13 3,04 2,26 12,97
SE 1,1 2,3 4,4 3,0 0,03 0,05 0,13 0,05 0,16
P 0,493 0,027 0,205 0,989 0,730 0,377 0,368 0,746 0,550
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình; CPTĂ = chi phí thức ăn
(1000 đ/kg tăng trọng).Các số trong cùng một cột có các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5 cũng cho thấy, ngoại trừ giai đoạn từ 3-5 tt, không thấy có quan hệ tương tác giữa mức
năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đối với khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt CV
Super M ở các giai đoạn: 0-2 tt; 5-7 tt và 0-7 tt (P>0,05).
Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của vịt CV Super M giảm dần theo tuổi. Trong giai đoạn vịt con
(0-2 tt) để có được 1 kg tăng trọng cần từ 1,35 đến 1,48 kg thức ăn, nhưng mức tiêu tốn này ở
các giai đoạn sau (3-5 tt và 5-7 tt) là 2,13-2,44 kg và 3,03-3,75 kg tương ứng. Tỷ lệ chuyển
hóa thức ăn tốt nhất thấy ở các lô vịt được ăn KP có mức năng lượng và protein cao, sự sai
khác về mức tiêu tốn thức ăn ở nhóm này so với các nhóm khác là rất rõ rệt (P<0,05) ở tất cả
các giai đoạn sinh trưởng).
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn ở vịt CV Super M
không rõ rệt. Không thấy có sai khác có ý nghĩa thống kê về mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng giữa các nhóm vịt được ăn KP có các mức axit amin khác nhau. Cũng không thấy có
quan hệ tương tác giữa mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đối với tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng (P>0,05), mặc dù xu hướng chung là mức tiêu tốn thức ăn tăng theo sự giảm
của hàm lượng năng lượng, protein và axit amin khẩu phần.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
32
Thông thường, chi phí và tiêu tốn thức ăn có tương quan thuận, nghĩa là tiêu tốn cao thì chi
phí cao, nhưng điều đó chỉ đúng trong trường hợp các khẩu phần có tính chất và đặc điểm như
nhau. Trong nghiên cứu này, xét trên góc độ mức năng lượng và protein khẩu phần thì đúng
như vậy, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng cao nhất thấy ở nhóm vịt được ăn KP có mức
năng lượng và protein cao, nhưng khi xét quan hệ tương tác giữa năng lượng, protein và axit
amin khẩu phần thì thấy rằng, cũng như mức tiêu tốn, không thấy có tương tác kiểu này đối
với chi phí thức ăn. Chi phí thức ăn (tính bình quân cho cả giai đoạn thí nghiệm) thấp nhất
thấy ở lô vịt được ăn khẩu phần có mức năng lượng, protein trung bình và mức axit amin cao.
Liên kết các kết quả về sinh trưởng (Bảng 4) và hiệu quả sử dụng thức ăn (Bảng 5) chúng tôi
thấy, vịt ở lô được ăn khẩu phần có mức năng lượng, protein trung bình (2850-2900) và lysine
tiêu hóa cao (1,00-0,90%) có năng suất sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất.
Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đến một số chỉ tiêu
về năng suất thịt xẻ của vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
Bảng 6ª. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến một số
chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của vịt CV Super M nuôi thịt.
Tỷ lệ móc hàm (%) Tỷ lệ thịt xẻ (%)
Trống Mái TB Trống Mái TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 77,3 77,5 77,4
a
69,7 70,1 69,9
Tb 80,8 80,9 80,8
b
72,6 73,2 72,9
Cao 79,0 77,9 78,7
a
71,4 70,9 71,4
SE 1,3 1,6 0,9 1,2 1,7 0,9
P 0,209 0,284 0,047 0,288 0,366 0,083
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 78,3 78,3 78,3 70,7 71,1 70,9
Tb 79,3 81,1 80,2 71,8 73,4 72,6
Cao 79,5 76,9 78,5 71,2 69,6 70,7
SE 1,3 1,7 0,9 1,2 1,7 0,9
P 0,775 0,201 0,293 0,830 0,285 0,290
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 77,6 77,2 77,4 69,9 69,9 69,9
Th*Tb 76,7 79,2 78,0 69,2 71,6 70,4
Th*cao 77,7 76,1 76,9 69,9 68,8 69,4
Tb*Th 77,9 78,4 78,1 70,5 71,3 70,9
Tb*Tb 82,8 84,5 83,6 75,1 75,8 75,4
Tb*cao 81,6 79,7 80,7 72,3 72,6 72,4
Cao*Th 79,4 79,3 79,3 71,6 72,3 72,0
Cao*Tb 78,3 79,6 79,0 71,1 72,9 72,0
Cao*cao 79,2 75,0 77,8 71,6 67,4 70,2
SE 2,0 3,3 1,6 1,9 3,4 1,6
P 0,679 0,800 0,422 0,766 0,852 0,636
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình. Các số trong cùng một cột có
các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Năng suất và chất lượng thịt xẻ ở gia cầm nói chung và vịt nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào
hàm lượng các chất dinh dưỡng của khẩu phần và chế độ nuôi dưỡng (Siregar và cs., 1982;
Scott và Dean, 1991). Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức năng lượng,
protein và axit amin khẩu phần đến khả năng cho thịt của vịt CV Super M được trình bày ở
các Bảng 6a; 6b;7a; 7b.
TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin
33
Bảng 6b. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến một số
chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của vịt CV Super M nuôi thịt.
Tỷ lệ thịt đùi (%) Tỷ lệ thịt lườn (%) Tỷ lệ mỡ bụng (%)
Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 14,27 15,49 14,88 14,21 13,49 13,85
a
0,60
a
0,89 0,75
a
Tb 13,86 15,00 14,43 13,07 11,87 12,47
b
0,94
ab
1,08 1,01
ab
Cao 13,16 15,39 14,37 13,00 12,46 12,71
b
1,05
b
1,21 1,13
b
SE 0,35 0,68 0,41 0,43 0,47 0,32 0,10 0,11 0,08
P 0,114 0,853 0,648 0,132 0,062 0,009 0,021 0,128 0,003
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 12,90
a
15,36 14,21 13,53 12,16 12,82 0,77 1,00 0,88
Tb 13,81
ab
15,57 14,69 13,50 12,25 12,88 0,87 1,09 0,98
Cao 14,58
b
14,96 14,78 13,25 13,42 13,34 0,96 1,10 1,02
SE 0,35 0,70 0,42 0,43 0,49 0,32 0,10 0,11 0,08
P 0,013 0,815 0,592 0,888 0,141 0,461 0,461 0,743 0,402
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 12,99 15,56 14,28 14,15 12,85 13,50 0,46 0,84 0,65
Th*Tb 14,76 15,11 14,94 14,87 13,41 14,14 0,71 0,69 0,70
Th*cao 15,05 15,81 15,43 13,61 14,22 13,92 0,63 1,14 0,89
Tb*Th 13,47 14,73 14,10 13,44 11,67 12,56 0,94 1,20 1,07
Tb*Tb 13,71 15,33 14,52 12,65 10,85 11,75 0,81 1,10 0,95
Tb*cao 14,41 14,94 14,67 13,12 13,10 13,11 1,07 0,93 1,00
Cao*Th 12,22 15,80 14,27 13,00 11,95 12,40 0,90 0,94 0,93
Cao*Tb 12,95 16,25 14,60 12,99 12,50 12,75 1,09 1,48 1,29
Cao*cao 14,30 14,13 14,24 13,02 12,93 12,99 1,17 1,22 1,19
SE 0,55 1,38 0,73 0,68 0,96 0,56 0,16 0,22 0,13
P 0,696 0,806 0,948 0,809 0,796 0,621 0,845 0,120 0,375
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình. Các số trong cùng một cột có
các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả Bảng 6a; và 6b cho thấy, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt đùi ở vịt CV Super M
giết mổ lúc 49 ngày tuổi không bị ảnh hưởng bởi sự tăng, giảm của mức năng lượng, protein
và axit amin khẩu phần. Không có sự khác biệt đáng kể giữa vịt trống và vịt mái về tỷ lệ thịt
móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, nhưng tỷ lệ thịt đùi ở con mái và tỷ lệ thịt lườn ở vịt trống có xu hướng
cao hơn. Phản ánh rõ rệt ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần là tỷ lệ mỡ
bụng ở vịt. Tỷ lệ mỡ bụng ở vịt mái cao hơn vịt trống và tăng cùng với sự tăng của mức năng
lượng và axit amin khẩu phần. Ngoại trừ tỷ lệ thịt đùi của con trống, tỷ lệ các thành phần thân
thịt của vịt CV Super M không bị ảnh hưởng bởi các mức axit amin khẩu phần (P > 0,05).
Không có quan hệ tương tác giữa mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đối với tỷ
lệ các thành phần thân thịt cũng như tỷ lệ mỡ bụng của vịt CV Super M. Điều đó cho thấy, khi
tăng mức axit khẩu phần từ 9,0 lên 9,5 và 10,0 g/kg ở giai đoạn vịt con (0-2 tt) và từ 8,0 lên
8,5 và 9,0 g/kg ở giai đoạn từ 2-7 tt đã không ảnh hưởng đến các thành phần thân thịt của vịt.
Một số chỉ tiêu về thành phần hóa học của thịt đùi và thịt lườn cả da của vịt CV Super M thí
nghiệm được trình bày ở Bảng 7a và 7b.
Bảng 7a. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến thành
phần hóa học của thịt đùi của vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
34
Vật chất khô (%) Protein (%) Mỡ thô (%)
Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 24,7 25,2 24,9 19,9 20,2 20,1 4,1
a
4,6 4,4
a
Tb 26,0 25,5 25,8 20,1 19,9 20,0 4,9
ab
4,9 4,9
ab
Cao 25,6 25,5 25,6 19,9 20,2 20,0 5,7
b
5,1 5,4
b
SE 0,5 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 0,2 0,4 0,2
P 0,214 0,806 0,163 0,620 0,433 0,901 0,001 0,678 0,006
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 25,9 25,5 25,8 20,1 20,4 20,3 5,1 4,7 4,9
Tb 25,0 25,1 25,1 19,7 19,9 19,8 5,0 4,9 5,0
Cao 25,3 25,5 25,4 20,1 19,9 20,0 4,7 4,9 4,8
SE 0,5 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 0,2 0,4 0,2
P 0,528 0,722 0,325 0,195 0,194 0,062 0,423 0,923 0,911
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 24,5 25,1 24,8 19,9 20,2 20,0 4,0 4,4 4,3
Th*Tb 24,4 24,6 24,5 19,9 20,2 20,0 3,9 4,5 4,2
Th*cao 25,1 25,9 25,5 20,1 20,2 20,2 4,3 4,9 4,6
Tb*Th 27,2 25,3 26,3 20,4 20,4 20,4 5,1 4,5 4,8
Tb*Tb 25,3 25,8 25,5 19,7 20,0 19,8 5,4 5,2 5,3
Tb*cao 25,6 25,4 25,5 20,3 19,2 19,7 4,3 4,9 4,6
Cao*Th 26,0 26,3 26,2 20,1 20,5 20,3 6,3 5,3 5,7
Cao*Tb 25,4 25,1 25,3 19,7 19,5 19,6 5,6 5,1 5,4
Cao*cao 25,3 25,2 25,2 19,9 20,4 20,1 5,4 5,0 5,3
SE 0,8 0,8 0,5 0,3 0,4 0,2 0,4 0,9 0,4
P 0,776 0,426 0,578 0,765 0,142 0,314 0,317 0,945 0,524
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình. Các số trong cùng một cột có
các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Các số liệu trong các Bảng cho thấy, mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần không
ảnh hưởng đến hàm lượng vật chất khô và protein thô của thịt đùi cũng như thịt lườn cả da.
Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Siregar và cs (1982) trên vịt Bắc kinh với 5 mức
năng lượng trao đổi khẩu phần (10,5; 11,5; 12,6; 13,6 và 14,7 MJ/kg) và 4 mức protein (12,0;
16,0; 20;0 và 24,0%) cho thấy, tỷ lệ mỡ và protein toàn thân thịt của vịt giết mổ lúc 8 tuần
tuổi tăng cùng với sự tăng mức năng lượng và protein khẩu phần. Lý do của sự khác biệt này
là khoảng sai biệt giữa các mức năng lượng và protein trong nghiên cứu của Siregard và cs
(1982) đủ rộng để tạo nên những đáp ứng này.
Rất khác so với gà, vịt có khả năng tích lũy mỡ rất cao, chủ yếu là mỡ dưới da và mỡ bụng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tỷ lệ mỡ thịt lườn cả da nhằm đánh giá chính xác
hơn sự khác biệt về tích lũy mỡ giữa các lô được ăn KP có các mức năng lượng, protein và
axit amin khác nhau.
Các số liệu ở Bảng 7a và 7b cũng cho thấy, tỷ lệ mỡ thịt đùi tăng cùng với sự tăng của mức
năng lượng và protein khẩu phần, nhưng hiện tượng này ở con trống rõ rệt hơn so với con
mái. Tỷ lệ mỡ thịt lườn cả da tăng rất rõ khi tăng mức năng lượng và protein khẩu phần. Khi
khảo sát quan hệ tương tác giữa mức năng lượng, protein và axit amin khẩu phần đối với tỷ lệ
mỡ thịt lườn cả da chúng tối thấy không có quan hệ tương tác rõ rệt, mặc dù tỷ lệ mỡ thịt lườn
cả da ở vịt CV Super M tuân theo xu hướng tăng dần cùng với sự tăng của mức năng lượng,
protein và axit amin khẩu phần.
TRẦN QUỐC VIỆT – Nhu cầu năng lượng, protein và một số axit amin
35
Bảng 7b. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần đến thành
phần hóa học của thịt lườn cả da của vịt CV Super M nuôi thịt trong chăn nuôi tập trung.
Vật chất khô (%) Protein (%) Mỡ thô (%)
Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB
Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khẩu phần
Th 32,9 33,2 32,6 19,1 19,2 19,2 13,2
a
13,3
a
13,3
a
Tb 33,5 34,0 33,1 19,5 19,5 19,5 13,9
a
13,4
a
13,7
a
Cao 33,8 33,7 34,3 19,1 19,5 19,2 14,8
b
14,4
b
14,6
b
SE 0,7 1,2 0,8 0,3 0,4 0,2 0,4 0,3 0,3
P 0,616 0,893 0,344 0,520 0,782 0,404 0,030 0,030 0,002
Ảnh hưởng của các mức axit amin khẩu phần
Th 32,8 32,6 32,9 19,2 19,4 19,3 14,1 13,4 13,8
Tb 34,0 34,3 33,8 19,1 19,5 19,3 13,2 13,8 13,5
Cao 33,5 34,0 33,2 19,4 19,3 19,3 14,6 14,0 14,3
SE 0,7 1,2 0,8 0,3 0,4 0,2 0,4 0,3 0,3
P 0,452 0,569 0,767 0,874 0,937 1,000 0,051 0,410 0,083
Ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein và axit amin khẩu phần
Th*Th 32,3 34,1 30,5 19,7 19,7 19,7 12,6 13,5 13,0
Th*Tb 32,8 32,4 33,1 18,4 19,0 18,7 13,6 12,8 13,2
Th*cao 33,6 33,1 34,2 19,3 19,0 19,2 13,6 13,5 13,5
Tb*Th 33,1 33,1 33,0 19,3 19,4 19,3 14,5 13,3 13,9
Tb*Tb 34,4 35,2 33,6 20,1 20,0 20,1 12,9 13,5 13,2
Tb*cao 33,1 33,6 32,6 19,3 19,2 19,2 14,4 13,5 13,9
Cao*Th 33,0 30,6 35,3 18,8 19,1 19,0 15,3 13,4 14,4
Cao*Tb 34,9 35,1 34,6 19,0 19,5 19,2 13,2 14,9 14,1
Cao*cao 33,7 35,4 32,9 19,5 19,8 19,5 15,8 15,0 15,5
SE 1,2 2,4 1,2 0,5 0,9 0,4 0,6 0,6 0,4
P 0,885 0,523 0,330 0,344 0,628 0,101 0,136 0,298 0,604
Ghi chú: Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; Cao = mức cao; TB = trung bình. Các số trong cùng một cột có
các chữ số khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:
Nhu cầu năng lượng, protein, một số axit amin thiết yếu của vịt CV Super M2 thương phẩm
nuôi hỗn hợp trống mái trong điều kiện chăn nuôi tập trung được biểu thị bằng hàm lượng và
tỷ lệ (%) trong 1 kg thức ăn hỗn hợp có hàm lượng vật chất khô 88% như sau: Năng lượng
trao đổi (kcal/kg): 2850 và 2950; protein thô (%): 20,0 và 17,0; lysine tổng số (%): 1,19 và
1,05; methionine tổng số (%): 0,45; và 0,40; lysine tiêu hóa (%): 1,00; và 0,90; methionine
tiêu hóa: 0,37 và 0,34; methionine + cystine tiêu hóa: 0,72 và 0,70 tương ứng với các giai
đoạn vịt con (0-2 tt) và vỗ béo (sau 2 tt cho đến khi xuất chuồng (7 tt).
Với nhu cầu như trên, để đạt được năng suất sinh trưởng và cho thịt cao, thức ăn cần được sản
xuất ở dạng viên, vịt phải được nuôi dưỡng theo chế độ cho ăn tự do và được cung cấp nước
sạch theo nhu cầu.
Đề nghị
Đề nghị cho được sản xuất thử.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adeola. O (2006). Review of research in duck nutrient utilization. International Journal of Poultry Science
5:201-218.
Ajinomoto Animal nutrition (1998). Apprent ileal digestibility of of crude protein and essential amino acids in
feedstuffs for poultry-1998.
Baker. D (1996). Ideal protein ratio for broilers. Trích theo David Creswell. 2005. (Feeding the broiler chickens.
Part 1: Nutritional requerements of today’s broilers. Asian Poultry Magazine. 5/2005. 18-21 p.
Cherry Valley (2006). Super M3 Grand Parent Management Manual. Cherry Valley Farms Limited. Rothwell
Market Rasen Lincolnshire. LN7 6BJ, England.
Gous., R M, and T.R. Morris (1985). Evaluation of Diet Dilution Technique for Measuring the Response of
Broiler Chicken to Increasing Concentrations of Lysine. British Poutry Science. 26: 147-161. 1985.
Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn tiệu, Đặng Thị Dung, Lê Xuân Thọ, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Đức Trọng (1995).
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của vịt CV Super M trong các điều kiện chăn
nuôi ở đồng bằng sông Hồng. Tuyển tập các báo cáo khoa học. Viện Chăn nuôi. 1995. 163-169 tr.
NRC (1994). Nutrient Requirements of Poultry. Ninth Revised Edition. National Academy Press. Washington,
D.C. 1994. 42-43 p.
Official J. Of European Communities (1986). Commission Directive 86/174/EEC of 9 April 1986. Fixing the
Method of Calculation for the Energy Value of Compound Poultry Feed. No L.130/54.
Payne, C.G. (1967). In: Envirromental Control of Poultry Production. Pp 40-54. Ed. T.C. Carter., Publ.
Longmans. London.
Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng (2002). Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein tthích hợp cho vịt CV 2000 layer
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vit Đại xuyên. Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2001, Viện Chăn nuôi.
214-216.
Nguyễn Công Quốc, Dương Xuân Tuyển, Nguyễn văn Diện, Đinh Công Tiến, Nguyễn Ngọc Huân (1994). Xác
định khả năng sinh trưởng và thời điểm giết mổ thích hợp ở vịt CV Super M thuần. Tuyển tập các báo
cáo khoa học. Viện Chăn nuôi. 1994. 234-239 tr.
Scott and Dean (1991). Nutrition and management of ducks. Cornell University, New York.
Siregar., A.P., Cumming., R.B., and D. J. Farrell (1982). The Nutrition of Meat-Ducks. II. The Effects of
Variation in the Energy and Protein Contents of Diets on Biological Performance and Carcass
Characteristics. Aust. J. Agric. 1982. 33. 865-75.
Duong Xuan Tuyen (2007). The Situation of Duck production in Vietnam. International Seminar on Improved
Duck Production of Small-Scale Farmers in ASPAC. September 17-21. 2007. National Institute of
Animal Husbandry. Hanoi. Vietnam. 181-197.
Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ (1993). Nuôi vịt siêu thịt C.V. Super M. NXB. Nông nghiệp. Hà Nội. 1993.
*Người phản biện : TS. Trịnh Xuân Cư ; TS. Hồ Lam Sơn