Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Thảm Họa Đô Thị - Cứu Trợ Nhân Đạo Sau Thảm Họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.11 KB, 22 trang )

Bộ Xây Dựng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐỀ TÀI : CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA


PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

1. KHÁI NIỆM



Cứu trợ nhân đạo là sự hỗ trợ vật chất hoặc hậu
cần cho mục đích nhân đạo, thường là để đáp
ứng với cuộc khủng hoảng nhân đạo bao gồm cả
thảm họa tự nhiên và thảm họa nhân tạo.



Mục tiêu chính của cứu trợ nhân đạo là để cứu
người, làm giảm bớt đau khổ và duy trì phẩm giá
con người.

Hình 1: Chuyến bay chở 7 tấn hàng cứu trợ của Việt Nam đến
Philippines


PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

2. NGUỒN GỐC
Sự khởi đầu của cứu trợ nhân đạo quốc tế có tổ chức được bắt đầu từ cuối


thế kỷ 19. Một trong những hoạt động cứu trợ đầu tiên để cứu giúp
cho nạn đói ở Trung Quốc phía Bắc 1876 – 1879. Để chống lại nạn đói,
một mạng lưới quốc tế được thành lập để thu hút đóng góp tiền bạc và
vật chất để cứu trợ. Những nỗ lực này thu được 204.000 lượng vàng,bạc (
tương đương với 7-10 triệu USD vào năm 2012). Một chiến dịch đồng
thời đã được đưa ra để đáp ứng với các nạn đói lớn năm 1876-1878 ở Ấn
Độ .Một Quỹ Cứu trợ nạn đói đã được thiết lập trong Vương quốc Anh
và đã thu được 426,000 Bảng trong vịng vài tháng đầu tiên.

Hình 2: Một bức tranh cho thấy sự phân bố của cứu trợ
trong Bellary,Quận Madras . Từ Illustrated London
News(1877)


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

1. THÀNH PHẦN



Tổng số nhân viên cứu trợ nhân đạo trên thế giới khoảng 210.800 người trong năm 2008, bao gồm khoảng 50% từ
các tổ chức phi chính phủ (NGO), 25% từ PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ/TRĂNG LƯỠI LIỀM ĐỎ và 25% từ
hệ thống Liên Hợp Quốc. Số lượng các nhân viên cứu trợ nhân đạo đã tăng khoảng 6% mỗi năm trong 10 năm qua.



Hàng năm vào ngày 19 tháng 8, kỷ niệm Ngày Nhân đạo Thế giới để vinh danh nhân viên cứu trợ, những người đã
thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ.



PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

2. NGUỒN TÀI TRỢ



Viện trợ được tài trợ bởi sự đóng góp từ các cá nhân, các tập đồn, chính phủ và các tổ chức khác nhau.



Trong đó các nước viện trợ nhiều nhất là MỸ, ANH ,THỤY ĐIỂN, NAUY, ÚC, ĐAN MẠCH, NHẬT
BẢN, CANADA….Các hàng cứu trợ chủ yếu là tiền, lương thực, nước sạch, thuốc men, chăn màn, …


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

3. CÁC TỔ CHỨC NHÂN ĐẠO LỚN TRÊN THẾ GIỚI



QUỐC TẾ : OCHA - Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo
UNHCR - Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn
UNICEF - Quỹ Liên hợp quốc của trẻ em
UNRWA - Cứu trợ của Liên Hợp Quốc và Cơ quan Công trình cho người tị nạn Palestine tại Cận Đơng
UNFPA - Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
UNISDR - Chiến lược quốc tế của Liên Hợp Quốc giảm nhẹ thiên tai
ICRC - Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đỏ
IFRC - Liên đoàn Quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ
IOM - Tổ chức Di cư Quốc tế
GFDR - Diễn đàn Toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai

CERF - Quỹ ứng phó khẩn cấp của Liên Hợp Quốc
WFP - Chương trình Lương thực Thế giới.


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

3. CÁC TỔ CHỨC NHÂN ĐẠO LỚN TRÊN THẾ GIỚI



KHU VỰC
ECHO: - Văn phòng Viện trợ Nhân đạo của Ủy ban châu Âu
AHA:- Trung tâm ASEAN điều phối hỗ trợ nhân đạo về quản lý thiên tai



QUỐC GIA
USAID: – cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì
Hội chữ thập đỏ Việt Nam


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

3. CÁC TỔ CHỨC NHÂN ĐẠO LỚN TRÊN THẾ GIỚI



Đôi nét về : ICRC - Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đỏ.
Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế ((viết tắt ICRC) theo tiếng Anh International


Committee of the Red Cross) được thành lập 1863. Đây là tổ chức nhân đạo
lớn nhất và vinh dự nhất trên thế giới, dành được 3 giải thưởng Nobel hịa
bình 1917, 1944 và 1963. ICRC hoạt động ở hơn 80 quốc gia với tổng số
11.000 người làm việc trên toàn thế giới.

Ngân quỹ: 1156 triệu Franc Thụy Sỹ (2010)
173 triệu - chi phí trụ sở
983.2 triệu - chi phí cho các hoạt động


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

4. SỰ CẦN THIẾT CỦA CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO



Sau thảm họa, việc cứu trợ là công việc cấp thiết
nhất. Việc cung cấp nhanh chóng của thực phẩm,
nước, chỗ ở và chăm sóc y tế là rất quan trọng để
giảm bớt thiệt hại và giúp đỡ các nạn nhân sau thảm
họa. Thực tế, việc cứu trợ phải được xác định lâu dài.

Hình 3 : Các thành viên ICRC đưa hàng cứu trợ


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

5. CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO VỀ CÁC MẶT CHÍNH SAU




Thực phẩm : Thực phẩm là điều cần thiết mỗi khi thảm họa xảy ra. Trong mọi trường hợp, sự có mặt của thực phẩm là
để đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng có đầy đủ thức ăn.



Y tế, nước, vệ sinh môi trường: Thiếu nước sạch,vệ sinh môi trường và các dịch vụ y tế là nguyên nhân dễ gây dịch
bệnh có thể bùng phát ngay sau thảm họa. Việc cung cấp chúng trong một thời gian ngắn sẽ giúp người dân có một cuộc
sống tốt hơn, đảm bảo sức khỏe sau thảm họa.


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

5. CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO VỀ CÁC
MẶT CHÍNH SAU



Nơi trú ẩn: Nơi trú ẩn là một yếu tố quyết
định quan trọng cho sự sống còn trong giai
đoạn đầu của một thảm họa. Ngồi sự sống
cịn, chỗ ở cịn cần thiết cho an ninh và an
toàn cá nhân, bảo vệ khỏi tác động của thảm
họa thiên tai, bạo lực và xung đột….

Hình 4: Hộp Shelterbox của Tổ chức từ thiện Shelterbox Anh


PHẦN 2 : HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO


5. CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO VỀ CÁC MẶT CHÍNH SAU



Các mặt hàng phi thực phẩm: Khi mọi người đã mất tất cả mọi thứ trong một thảm họa, họ yêu cầu hàng hố, vật
tư cơ bản , thích hợp để duy trì sức khỏe của họ,đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá nhân của họ. Nó có thể bao gồm quần
áo, chăn, giường, bếp , dụng cụ chứa nước và các sản phẩm vệ sinh.



Tiền : Việc viện trợ tiền cho các nước chịu thảm họa cũng là một trong những công việc cần thiết mà các nước trên
thế giới nên giúp đỡ. Với số tiền trên, chính phủ các nước có thể mua thêm lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ để
phân phát cho người dân, đồng thời góp phần xây dựng lại cơ sở vật chất đã bị tàn phá trong thảm họa.


PHẦN 3 : CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA

1. CỨU TRỢ SAU ĐỘNG ĐẤT - SÓNG THẦN Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG 2004



Các nước ảnh hưởng lớn nhất : Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka



Các quốc gia trên toàn thế giới cung cấp hơn 14 tỷ USD viện trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng, điển hình: chính phủ Úc cung cấp 819,9
triệu USD (bao gồm cả một gói phần mềm 760,6 triệu USD viện trợ cho Indonesia), Đức cung cấp 660 triệu USD, Nhật Bản cung cấp
500 triệu USD, Canada cung cấp 343 triệu USD, Na Uy và Hà Lan cung cấp 183 triệu USD, Hoa Kỳ cung cấp 35 triệu USD ban đầu
(sau tăng lên đến 350 triệu USD), và Ngân hàng Thế giới cung cấp 250 triệu USD. Italy cung cấp 95 triệu USD (sau tăng đến 113 triệu
USD), trong đó 42 triệu USD được tài trợ bởi dân số sử dụng hệ thống tin nhắn SMS




Chương trình Lương thực Thế giới cung cấp viện trợ lương thực cho hơn 1,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi sóng thần.



Việt Nam cũng đã viện trợ cho 4 nước thiệt hại lớn nhất, cụ thể cho Indonesia 150.000 USD, các nước Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka mỗi
nước 100.000 USD


PHẦN 3 : CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA

2. CỨU TRỢ SAU CƠN BÃO KATRINA 2005



Sau thảm họa bão Katrina,các nước trên thê giới cũng tích cực tham gia cứu trợ. Mỹ đã nhận được hàng cứu trợ từ khoảng hơn 40 nước
với tổng trị giá hơn 500 triệu USD.



Ví dụ : Tổng thống Venezuela quyết định cung cấp 1 triệu thùng xăng cho Mỹ và trợ giúp 5 triệu USD. Quatar, các tiểu vương quốc A

rập thống nhất đã quyết định trợ giúp 100 triệu USD. Cuba, Achentina cũng cử chuyên gia, bác sỹ sang hỗ trợ vùng bị thiệt hại...



Nhật Bản cung cấp 200 000 USD cho Hội Chữ thập đỏ Mỹ và số lều bạt, chăn màn, thùng nước và máy phát điện trị giá 300 000 USD.
Australia cung cấp 7,5 triệu USD thông qua Hội Chữ thập đỏ Mỹ.




Hơn 10 Hội Chữ thập đỏ quốc gia trên thế giới (Anh, Canada, Pháp, Đức, Mexico, Đan Mạch...) và các Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đã
đến Mỹ để hỗ trợ đội ngũ tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ Mỹ trong việc cấp phát hàng cứu trợ: thức ăn, nước uống, hỗ trợ về sức
khỏe, tâm lý cho nạn nhân bị thiên tai.


PHẦN 3 : CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA

3. CỨU TRỢ SAU CƠN BÃO NARGIS 2008


Cơn bão Nargis gây thiệt hại cho Myanmar ước tính là 10 tỷ USD. Chính phủ Myanmar
đã kêu gọi cộng đồng quốc hỗ trợ để xây dựng lại những vùng bị tàn phá nặng nề.



Các nước cứu trợ nhiều nhất như: Úc: 23,5 triệu USD, Bangladesh: 20 tấn lương thực và
thuốc men, Ireland : 25 triệu USD, Nhật Bản: 28 triệu yên dưới dạng lều bạt và máy phát
điện (267.000 USD); 10 triệu USD qua Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp
Quốc. Anh : 9,9 triệu USD, Nga: 80 tấn lương thực, máy phát điện, thuốc men, lều bạt,
chăn màn, Đức : 3 triệu USD, Mỹ : 3,25 triệu USD và 6 Máy bay phục vụ cứu hộ. Ấn Độ:
Hơn 178 tấn hàng cứu trợ; lều bạt, lương thực và thuốc men, Malaysia: 4,1 triệu USD,
Việt Nam cũng hỗ trợ 200.000 USD và mốt số quốc gia khác trên thế giới

Hình 5 : Máy bay vận tải chở hàng cứu trợ đến cho Myanmar


PHẦN 3 : CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA


4. CỨU TRỢ SAU ĐỘNG ĐẤT Ở HAITI 2010



Trận động đất kinh hoàng đã làm tàn phá toàn bộ Haiti, đảo quốc
nghèo nhất tại Tây bán cầu.



Liên hợp quốc đã kêu gọi sự cứu trợ từ các nước trên thế giới. Tính
tốn sơ bộ, LHQ, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Ngân hàng Thế
giới (WB) đã giúp đỡ cho Haiti hơn nửa tỉ USD để khắc phục các
hậu quả của động đất. Thêm vào đó là gần 268,5 triệu USD được
chính phủ các nước khác cũng như các cơng ty và tổ chức tư nhân
gửi tới Haiti.

Hình 6: Một cậu bé bị thương được chăm sóc y tế tại một trại
tị nạn


PHẦN 3 : CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA

5. CỨU TRỢ SAU ĐỘNG ĐẤT – SÓNG THẦN Ở NHẬT BẢN
2011



Nhật Bản đã nhận được những thông điệp chia buồn và lời yêu cầu được trợ
giúp từ một loạt các nhà lãnh đạo quốc tế. Có hơn 128 quốc gia và 33 tổ chức

quốc tế đã cung cấp hỗ trợ cho Nhật Bản. Với tổng số tiền đạt 520 tỷ yên.



New Zealand gửi 1 đội cứu hộ và 15 tấn dụng cụ cứu hộ, Anh : 70 nhân viên
cứu hộ và 11 tấn dụng cụ cứu hộ, Việt Nam cũng gửi 200.000USD giúp người
dân khắc phục hậu quả, Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng gửi 50.000 USD. Và
một số quốc gia khác,đa số các nước là gửi đội cứu hộ và thiết bị ý tế đến hỗ
trợ Nhật Bản.

Hình 7: Hỗ trợ từ nước ngồi đến Nhật Bản


PHẦN 3 : CÁC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO SAU THẢM HỌA

6. CỨU TRỢ SAU BÃO HAIYAN 2013



Một chiến dịch cứu trợ quy mô lớn của quốc tế diễn ra
khẩn trương tại Philippines sau bão Haiyan.



Có khoảng 56 quốc gia và 25 tổ chức quốc tế cam kết hỗ
trợ Philippines khắc phục hậu quả của cơn bão. Tính đến
ngày 28 tháng 11 năm 2013, số tiền được hỗ trợ lên đến
414.625 triệu USD, nếu tính cả giá trị hàng hóa, hiện vật thì
lên đến khoảng hơn 18 tỉ USD


Hình 8 : Binh sĩ Mỹ đưa hàng cứu trợ lên trực thăng Osprey để chở đến
cho nạn nhân bão lụt Philippines.


PHẦN 4 : CÁC KHÓ KHĂN GẶP TRONG VIỆC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

* KHĨ KHĂN TRONG CƠNG TÁC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO



Việc cung cấp hàng hóa cứu trợ đến những khu vực xảy ra thảm họa rất khó khăn và nguy hiểm.
Khó khăn trong đi lại hay bị tấn cơng, cướp bóc các đồn xe cứu trợ cho các nạn nhân là các vấn đề
thường xuyên xảy ra. Gần đây nhất là việc đoàn xe cứu trợ của LHQ bị tấn công khi đang vận
chuyển hàng cứu trợ đến thành phố Homs (Syria)


PHẦN 4 : CÁC KHÓ KHĂN GẶP TRONG VIỆC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO



KHÓ KHĂN CỨU TRỢ Ở SYRIA



Theo Tổ chức Lưỡi liềm Đỏ Arab, đạn pháo đã nhằm vào đoàn xe nhân đạo, làm 1 người lái xe bị
thương. Trong khi đó, các phương tiện truyền thơng Syria đưa tin, 4 nhân viên của Tổ chức Lưỡi
liềm đỏ bị thương, đồng thời cáo buộc các lực lượng nổi dậy thực hiện vụ tấn công.




Hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ Syria cho biết tổ chức này đã phải rất "vất vả" mới đưa được các nhân
viên của mình và phái đồn của Liên Hiệp Quốc ra khỏi khu vực.



"Mặc dù đoàn cứu trợ bị tấn cơng, chúng tơi đã hồn thành việc phân phối 250 thùng lương thực,
190 gói dụng cụ vệ sinh cá nhân và thuốc men cho người bệnh", Hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ Syria
thông báo trên Twitter.


PHẦN 4 : CÁC KHÓ KHĂN GẶP TRONG VIỆC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO



KHĨ KHĂN CỨU TRỢ PHILIPINES



Hơm 12/11/2013, binh sỹ Philipines đã hạ gục 2 kẻ vũ trang, sau khi một nhóm phiến qn phục
kích cướp đồn xe vận tải hàng cứu trợ cho các nạn nhân siêu bão Haiyan đang trên đường tới
thành phố Tacloban tại tỉnh Leyte.



Sự việc xảy ra trong bối cảnh lực lượng quân đội Philippines đang được tăng cường triển khai tới
các địa phương bị siêu bão Haiyan tàn phá nghiêm trọng, để tham gia vào các hoạt động cứu trợ, và
trấn áp nạn cướp bóc.




Theo các hãng tin quốc tế, khoảng 15 tay súng thuộc tổ chức phiến loạn Quân đội nhân dân mới đã
phục kích và tấn cơng đồn xe chở hàng cứu trợ. Vụ đụng độ đã xảy ra dữ dội ở thị trấn Matnog
cách Tacloban 240km.


CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG
NGHE !



×