Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương khóa luận thông tin về quan hệ lào việt nam trên trang đối ngoại báo pasaxon điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.7 KB, 13 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quan hệ song phương, đa phương của nước CHDCND Lào hiện nay
Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào luôn kiên định thực hiện
đường lối đối ngoại “kiên định đường lối đối ngoại hịa bình, độc lập, hữu
nghị, hợp tác để phát triển và lấy ngoại giao phòng ngừa là phương hướng
quan trọng. Trên cơ sở đó, Lào tiếp tục triển khai quan hệ hợp tác đa dạng
hóa, đa phương hóa, đa cấp độ quan hệ giữa nhà nước với nhà nước, giữa
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với các chính đảng trên thế giới trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền, đơi bên cùng có lợi; tăng cường tính chủ động
trong việc tổ chức thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các nước đối tác chiến
lược. Trong các mối quan hệ đó, quan hệ Lào-Việt Nam ln được xem là
quan hệ song phương quan trọng nhất mà đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà
nước và đối ngoại nhân dân của nước Lào chú trọng duy trì thực hiện và phát
huy. Để thực hiện được mục tiêu này các cơ quan báo chí, truyền thơng đóng
vai trị vơ cùng quan trọng trong đó báo Pasaxon - Cơ quan ngơn luận của
Đảng NDCM Lào, được xem là kênh thơng tin nhanh chóng, chính xác và có
ảnh hưởng nhất.
Những năm qua thơng tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối
ngoại báo Pasaxon điện tử được thể hiện qua số lượng tin bài, qua các thể loại
báo chí khác nhau cũng như với nội dung thông tin quan hệ đa dạng trên các
lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội đã được tòa soạn, nhà báo, phóng viên
chú trọng thực hiện. Nhờ đó các hoạt động quan hệ giữa Lào-Việt Nam trên
các cấp độ song phương, đa phương đã được thông tin, phân tích, đánh giá
đến với cơng chúng trong và ngồi nước. Từ đó, trang đối ngoại báo Pasaxon
điện tử đã góp phần khơng nhỏ vào việc duy trì, bồi đắp, phát huy mối quan
hệ đặc biệt Lào-Việt Nam để các cơ quan trong hệ thống chính trị, các cơ


2


quan báo chí truyền thơng và nhân dân hai nước đưa quan hệ hai nước ngày
càng khăng khít hơn.
Bên cạnh những thành tựu, trên hoạt động thông tin về quan hệ LàoViệt Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử cũng còn những hạn chế
nhất định như thiếu các thể loại bài phân tích chun sâu, thiếu các thơng tin
về quan hệ Lào-Việt Nam được thực hiện phù hợp với sự phát triển của xu thế
báo chí trong kỷ nguyên số như sử dụng dữ liệu, đồ họa, những thông tin
được chuyển thể qua e-magazine. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân
khách quan và chủ quan về thực trạng tịa soạn, thực trạng chất lượng nhà
báo, phóng viên và những khó khăn do thiếu cơ chế, chính sách. Những vấn
đề này cần được báo Pasaxon điện tử quan tâm, chú trọng giải quyết trong
thời gian tới để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí nói chung cũng như
chất lượng thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối ngoại báo
Pasaxon điện tử nói riêng.
Trong những năm tới, quan hệ Lào-Việt Nam tiếp tục được hai Đảng,
hai Chính phủ và Nhân dân hai nước kế thừa, vun đắp và phát triển trong
bối cảnh mới nhất là CHDCND Lào tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại
đối với Việt Nam được đưa ra trong Đại hội XI của Đảng NDCM Lào là
tiếp tục phát huy “mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp
tác toàn diện” đi vào chiều sâu, phấn đấu đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại tương xứng với quan hệ hợp tác về chính trị và an ninh”. Do
vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, phạm vi tác động của các thông
tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử để
công chúng trong và ngồi nước nắm bắt được các thơng tin chính thống,
hiểu rõ được cũng như góp phần vào vun đắp mối quan hệ đặc biệt hiếm
có trên thế giới này là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề lý
luận và thực tiễn đó, em chọn đề tài: “Thông tin về quan hệ Lào-Việt


3
Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử” để làm Khóa luận nhằm
góp phần làm rõ những vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu đưới những khía cạnh khác nhau cũng như
đã luận giải được những khía cạnh khác nhau. Trong đó, có thể kể đến những
cơng trình nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về báo Pasaxon:
- Đa Von PhomMySit (2004), Vai trò của báo Paxaxon Lào trong sự
nghiệp xây dựng nước Cơng hịa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận văn
Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Báo chí và Tun Truyền.
Luận văn đã có một số đóng góp quan trọng là: (1) Làm rõ được quá trình
hình thành và phát triển của báo Paxaxon Lào và xây dựng đựng cơ sở luận
về vai trò của các cơ quan báo chí trong sự nghiệp xây dựng đất nước; (2)
Chỉ ra những đóng góp to lớn, vai trò tiên phong của báo Paxaxon Lào trong
hệ thống báo chí nói riêng và trong tồn bộ các cơng cụ chính trị của Đảng
NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước CHDCND Lào trong tình hình thế giới đầy biến động và (3)
Đề xuất một số kiến nghị cũng như giải pháp căn bản nhằm tiếp tục phát huy
vai trò của báo Paxaxon Lào nhằm phục vụ hai mục tiêu chiến lược và xây
dựng đất nước theo định hướng XHCN.
-

Aphone Khaophanh (2006), Cơ cấu bộ máy tổ chức của báo

Paxaxon, Khóa luận tốt nghiệp Đại học báo chí, Chuyên ngành Báo in, Học
viện Báo chí và Tun Truyền. Khóa luận đã (1) Phân tích những quan niệm
cũng như đưa ra được cơ sở luận về những yếu tố cấu thành trong cơ cấu tổ
chức của cơ quan báo chí hiện nay; (2) Rút ra những đặc điểm cơ bản về cơ
cấu tổ chức đã được hoàn thiện của báo Paxaxon từ khi hình thành với các tờ



4
báo tiền thân cho đến giai đoạn là một tờ Paxaxon thống nhất như hiện nay tại
nước CHDCND Lào và (3) Phân tích những thế mạnh, những hạn chế về cơ
cấu tổ chức của báo Paxaxon trong thực tiễn vận hành tịa soạn hiện nay từ đó
đưa ra những giải pháp căn bản nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của báo
Paxaxon phục vụ và đáp ứng được yêu cầu thực tế về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ mà cơ quan ngôn luận của Đảng NDCM Lào cần đảm nhiệm cũng
như là kênh thơng tin chính thống các vấn đề quan trọng của đất nước
-

Syvanh Homsayadeth (2012), Thông tin điển hình tiên tiến trong

sự nghiệp đổi mới của Lào trên báo Paxaxon, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã (1) Nêu ra những khái niệm
cơ bản liên quan đến đề tài như quan điểm về điển hình tiên tiến và thơng tin
điển hình tiên tiến trên báo chí. Đồng thời tác giả cũng làm rõ vai trò, yêu cầu
nhiệm vụ của báo chí đối việc thơng tin điển hình tiên tiến; (2) Đá giá thực
trạng thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra về các sản phẩm báo chí hướng đến
nội dung thơng tin điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới của Lào trên
báo Paxaxon nhằm huy động, khuyến khích nhân dân 49 dân tộc cùng học tập
và đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của nước CHDCND Lào và (3) Đưa ra
kiến nghị và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng thơng tin điển
hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới của Lào trên báo Paxaxon trong quá
trình thực hiện mục tiêu mà Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã đề ra và Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ VII mà Chính phủ Lào đã xây dựng.
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon:
-Manolack Liemxaychak (2016), Thông tin về Việt Nam trên báo Pasaxon,
Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khóa luận
đã góp phần (1) Hệ thống hóa cơ sở luận về thơng tin về Việt Nam trên báo

Pasaxon như quan niệm, nội dung và những yếu tố tác động đến q tình
thơng tin về Việt Nam trên báo Pasaxon; (2) Phân tích thực trạng thơng tin về


5
Việt Nam trên báo Pasaxon trong năm 2016 khi Việt Nam tiến hành Đại hội
XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thành tựu trên các lĩnh vực
trọng yếu của Việt Nam và (3) Làm rõ một số giải pháp chính để nâng cao
chất lượng cơng tác thơng tin về Việt Nam trên báo Pasaxon trong những năm
tới tiêu biểu như giải pháp nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ ngoại ngữ,
cơ chế, chính sách đối với nhà báo.
- Sonethi Vongbounkham (2019), Mối quan hệ đối ngoại Lào-Việt trên
báo Paxaxon, Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành Báo in, Học viện Báo chí
và Tun Truyền. Khóa luận đã (1) Phân tích một số khái niệm về mối quan
hệ đối ngoại, cơ sở lý luận về mối quan hệ Lào-Việt trên lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội và các cơ chế hợp tác đa phương; (2) Đánh giá thực
trạng việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền thông tin về mối quan hệ đối
ngoại Lào - Việt Nam trên báo Pasaxon, tác giả đã khảo sát các tin, bài trong
thời gian từ tháng 1/2018-12/2018 với số lượng 131 tin bài có chủ đề, nội
dung liên quan đến đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và (3)
Đưa ra các kiến nghị đối với Báo Paxason, đối với các phóng viên cũng như
đề xuất năm giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng các sản phẩm báo
chí liên quan đến nội dung mối quan hệ đối ngoại Lào-Việt.
Thứ ba, những cơng trình nghiên cứu về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử
Hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến quan hệ Lào-Việt
Nam trên báo Pasaxon điện tử, do vậy đề tài mà tác giả lựa chọn mang tính
cấp thiết cũng như có những khác biệt trong phạm vi nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu



6
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thông tin quan hệ đối
ngoại trên báo mạng điện tử, đề tài phân tích thực trạng thơng tin về quan hệ
Lào-Việt Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thông tin quan hệ đối ngoại
trên báo điện tử;
- Phân tích thực trạng thơng tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối
ngoại báo Pasaxon điện tử;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về quan hệ
Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thông tin về quan hệ Lào-Việt
Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử.
- Phạm vi thời gian: từ 01/03/2021 đến 31/3/2022.
5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở luận


7
Đề tài dựa trên cơ sở luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch
Kaysone Phomvihane, quan điểm của Đảng NDCM Lào về quan hệ Lào-Việt,
chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về báo chí, truyền thông.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học như duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đồng thời đề tài sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đây là phương pháp được tác giả sử dụng
trong đề tài để nghiên cứu lý luận về báo chí, đối ngoại. Đặc biệt phương
pháp này được sử dụng nhiều tại chương một và chương ba.
Phương pháp thống kê: phương pháp này được tác giả sử dụng để thống kê
số lượng các tin, bài liên quan đến quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon
điện tử.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để
phân tích các thơng tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử về số
lượng, thể loại, nội dung. Đồng thời, tổng hợp, phân tích rõ những ưu điểm,
hạn chế về thực trạng thông tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện
tử
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng để so sánh thông
tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử về các biểu hiện cũng như
sự khác biệt, thay đổi giữa các tháng trong năm.
Phương pháp quy nạp-diễn dịch: đây là phương pháp quan trọng để giúp
tác giả triển khai các thơng tin, các nội dung có liên quan đến đề tài ở cả ba
chương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


8
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở luận về thông tin quan hệ đối ngoại
trên báo điện tử qua việc phân tích những khái niệm liên quan đến đề tài, biểu
hiện của thông tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo điện tử và vai trị của việc
thơng tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo điện tử. Cơ sở luận này là khung lý

thuyết quan trọng để tác giả thực hiện khảo sát trong thực tiễn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm rõ những thơng tin khái qt về
báo Pasaxon điện tử, thực trạng thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông
tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử trong thời gian tới. Đồng
thời, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các sinh viên và các nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu đến những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài bao
gồm 3 chương và 8 tiết.


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
THÔNG TIN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm báo mạng điện tử
1.1.2. Khái niệm thông tin
1.1.2. Khái niệm quan hệ
1.1.3. Khái niệm quan hệ Lào – Việt
1.1.4. Khái niệm thông tin quan hệ Lào – Việt Nam trên báo điện tử
1.2. Vai trị của thơng tin quan hệ đối ngoại trên báo điện tử
1.3.1. Thực hiện chức năng thông tin của báo chí
1.3.2. Đóng góp vào việc duy trì, bồi đắp quan hệ hai nước
1.3.3. Góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân trong nước
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin về quan hệ đối ngoại
trên báo mạng điện tử
1.3.1. Tiêu chí về nội dung thơng tin

1.3.2. Tiêu chí về hình thức thơng tin
*Tiểu kết chương 1


10
Chương 2
THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ LÀO-VIỆT NAM
TRÊN TRANG ĐỐI NGOẠI BÁO PASAXON ĐIỆN TỬ
2.1. Khái quát chung về báo Pasaxon điện tử
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo Pasaxon điện tử
2.1.2. Vai trò của báo Pasaxon điện tử
2.1.3. Cấu trúc trang thông tin của báo Pasaxon điện tử
2.2. Khảo sát thực trạng thông tin quan hệ Lào – Việt Nam trên
báo Pasaxon điện tử
1.2.1. Thực trạng nội dung thơng tin
1.2.2. Thực trạng hình thức thông tin
- Về thể loại
- Về dung lượng
-Về ngôn ngữ
-Về thể loại
-Về tần suất
2.3. Đánh giá chung về thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử
2.3.1. Ưu điểm
- Ưu điểm nội dung thơng tin
-Ưu điểm hình thức thông tin
2.3.2. Hạn chế
-Hạn chế nội dung thông tin
-Hạn chế hình thức thơng tin
2.3.3. Ngun nhân

-Ngun nhân thành cơng
-Ngun nhân hạn chế
*Tiểu kết chương 2


11
Chương 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG
TIN VỀ
QUAN HỆ LÀO-VIỆT NAM TRÊN TRANG ĐỐI NGOẠI
BÁO PASAXON ĐIỆN TỬ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Dự báo những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng
thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử giai đoạn
tới
3.1.1. Hoạt động đối ngoại giữa hai nước Lào-Việt Nam
3.1.2. Q trình chuyển đổi số của các tịa soạn báo
3.1.3. Sự tác động của cơng nghệ đến q trình truyền tải thông tin
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Giải pháp về nội dung thơng tin
3.2.2. Giải pháp về hình thức thông tin
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với hai Nhà nước, hai Đảng
3.3.2. Kiến nghị đối với Ban biên tập báo
3.2.1. Nâng cao nhận thức của Tòa soạn, Ban Biên tập, phóng viên báo
Pasaxon điện tử về quan hệ Lào-Việt Nam
3.2.2.Nâng cao năng lực ngoại ngữ của nhà báo, phóng viên
3.2.3. Chú trọng cơng tác bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng, công nghệ của nhà báo, phóng viên
3.2.4. Xây dựng chiến lược truyền thơng về quan hệ Lào-Việt Nam trên
báo Pasaxon điện tử giai đoạn tới

3.2.5. Tăng cường hợp tác giữa báo Pasaxon điện tử và các cơ quan báo
chí trong và ngồi nước
*Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN


12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.

Aphone Kham Phanh (2006), Cơ cấu bộ máy tổ chức của báo Pasaxon,
Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

2.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo
điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời
gian tới, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

3.

Lê Thanh Bình, Phi Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp
luật về báo chí, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

4.

Bun My Phon La Sỷ (2008), Công tác quản lý báo chí ở nước Cộng hịa
Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.


5.

Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) (2010), Tam giác phát triển Việt Nam Lào - Campuchia, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

6.

Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động, Hà
Nội.

7.

Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí-Tập 2, Nxb. Lý
luận Chính trị, Hà Nội.

8.

Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2012), Truyền thơng-Lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9.

Đa Von Phom My Sít (2004), Vai trị của báo Pasaxon Lào trong sự
nghiệp xây dựng nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tun
truyền.

10. Đỗ Thị Thu Hằng (2010), PR-Cơng cụ phát triển báo chí, Nxb. Trẻ.
11. Trương Duy Hồ - Nguyễn Hào Hùng (2007), 45 năm hợp tác về ngoại
giao giữa Việt Nam và Lào, Nxb Quốc gia.



13
12. Dương Minh Huệ (2011), “Hợp tác đào tạo cán bộ - một biểu hiện nổi
bật của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam
Á, số 6 (135).
13. Lê Thị Thanh Huyền (2013), Tổ chức thông tin đối ngoại trên các báo
mạng điện tử của thông tấn xã Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ báo chí học,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
14. Bùi Anh Tuấn, Tạ Mạnh Thắng (2021), “Nâng cao chất lượng hợp tác
giáo dục đại học Lào - Việt giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Cộng sản, số
3, Hà Nội.
15. Manolack Liemxaychak (2016), Thơng tin về việt nam trên báo
Pasaxon, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
16. Dương Xn Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, Nxb.
Thông tin và truyền thông.
17. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa.
Tài liệu tham khảo tiếng Lào (đã dịch)
18.

Báo Nhân dân (2021), Báo cáo tổng kết Báo Nhân dân năm 2020, Viêng
chăn.

19. Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch (2014), Luật Báo chí năm 2017, Nxb
Quốc gia, Viêng Chăn.
20. Quốc hội nước CHDCND Lào (2015), Hiến pháp Lào, Nxb Quốc gia,
Viêng Chăn.

PHỤ LỤC




×