Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN RAU MỒNG TƠI CỦA DUNG DỊCH NGÂM LÁ XÀ CỪ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI KHU THỰC HÀNH, THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.29 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
LÊ THỊ NHUNG
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN RAU MỒNG TƠI
CỦA DUNG DỊCH NGÂM LÁ XÀ CỪ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI KHU
THỰC HÀNH, THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Ngành đào tạo: Bảo vệ thực vật

THANH HÓA, NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN RAU MỒNG TƠI
CỦA DUNG DỊCH NGÂM LÁ XÀ CỪ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI KHU
THỰC HÀNH, THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Người thực hiện: Lê Thị Nhung
Lớp: Đại học Bảo vệ thực vật- K16
Khóa: 2013-2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Thị Mai

THANH HÓA, NĂM 2017



1. MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng
trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, tầm
quan trọng của rau trong cuộc sống đã được ông cha ta thừa nhận qua câu ca dao:
“Cơm không rau như đau không thuốc”.
Rau xanh gồm nhiều loại khác nhau trong đó có rau mồng tơi (mùng tơi). Rau
mồng tơi thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae) có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu,
lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa
nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý
để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất
béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng
trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe,
phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt…ngoài ra nước ép từ quả dùng
trị đau mắt. Chính vì vậy rau mồng tơi là loại rau rất được ưa chuộng vào những
ngày nắng nóng. Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt
vụ hè thu, là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác
nhau, nhiệt độ thích hợp 25-30°C.
Nghề trồng rau nói chung và trồng rau mồng tơi nói riêng đã và đang trở
thành một nghề quen thuộc, đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn hộ dân tỉnh
Thanh Hóa. Tuy nhiên nghề trồng rau đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, một
trong những vấn đề đó là sự phát sinh gây hại do sâu bệnh hại gây ra, đặc biệt là các
loài sâu hại làm giảm đáng kể đến năng suất và phẩm chất và hiệu quả sản xuất của
người dân. Để bảo vệ nông sản của mình, người sản xuất đã áp dụng rất nhiều biện
pháp để phòng trừ sâu hại, một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi đem
lại hiệu quả rõ rệt là biện pháp hóa học (trong đó ưu tiên sử dụng các loại thuốc
BVTV có nguồn gốc hóa học). Song bên cạnh mặt tích cực, nó lại bộc lộ nhiều mặt
tiêu cực, đặc biệt làm ra tăng dư lượng thuốc BVTV trên nông sản ảnh hưởng trực


tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, làm ô nhiễm môi trường. Theo thống kê chưa

đầy đủ hiện nay đa số nông dân vùng chuyên canh rau ở tỉnh Thanh Hóa đã và đang
sử dụng hơn 37 loại thuốc trừ sâu và 29 loại thuốc trừ bệnh cho rau với số lần phun
dao động 6-9 lần/ vụ. Trong đó có nhiều loại thuốc có độ độc cao, thời gian phân
hủy lâu... Với phương thức canh tác như trên là nguyên nhân gây nên những hậu
quả nghiêm trọng ngoài khả năng kiểm soát của con người
Trước thực tế trên, để góp phần tạo dựng và thiết lập một nền nông nghiệp
sạch, an toàn , ổn định và bền vững; đồng thời góp phần nâng cao ý thức mọi người
về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc hóa học BVTV, bảo vệ sức
khỏe con người và môi trường sống… đáp ứng nhu cầu rau sạch phục vụ nhu cầu
của người dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu lực phòng
trừ sâu hại trên cây rau mồng tơi của dung dịch ngâm từ lá xà cừ vụ xuân hè năm
2017 tại khu thực hành, thực tập trường đại học Hồng Đức”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Xác định được hiệu lực trừ sâu hại trên rau mồng tơi của dung dịch ngâm lá
cây xà cừ.
- Đánh giá ảnh hưởng của dụng dung dịch ngâm lá cây xà cừ đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây mồng tơi
1.2.1. Yêu cầu
- Điều tra thành phần sâu hại trên cây mồng tơi tại khu thực hành, thực tập
trường Đại học Hồng Đức.
- Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến hiệu lực phòng trừ
một số loài sâu hại trên rau mồng tơi.
- Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây mồng tơi.
- Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến năng suất của cây rau
mồng tơi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học



Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm học liệu cho sinh viên tham
khảo, đồng thời bổ sung thêm dẫn liệu cho việc phòng trừ sâu hại rau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu khi áp dụng vào sản xuất sẽ góp phần đảm bảo năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất rau mồng tơi an toàn, hướng
đến nền nông nghiệp sạch bền vững.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về rau an toàn và tình hình sản xuất rau an toàn tại Thanh Hóa
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sâu hại rau và biện pháp
phòng trừ
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về sâu hại rau và biện pháp phòng trừ
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về sâu hại rau và biện pháp phòng trừ
2.3. Tình hình nghiên cứu về các loại thực vật nói chung và cây xà cừ nói riêng
trong phòng trừ sâu hại
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về các loại thực vật nói chung trong phòng trừ sâu hại
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà cừ trong phòng trừ sâu hại
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu




Cây trồng: cây mồng tơi giống cây lá to CH 101.
Dung dịch ngâm lá xà cừ
Các loài sâu hại trên rau mồng tơi: Sâu xám, Sâu khoang , Sâu xanh

da láng,...
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến hiệu lực phòng trừ

một số loài sâu hại trên cây mồng tơi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây mồng tơi.
- Nghiên cứu ảnh của dung dịch ngâm lá xà cừ đến năng suất của cây mồng
tơi.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


- Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017.
- Địa điểm: tại khu thực hành thực tập trường đại học Hồng Đức.
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.2.1 Phương pháp thí nghiệm
3.3.2.1.1 Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm: nghiên cứu hiệu lực của dung dịch
ngâm lá xà cừ đến hiệu quả phòng trừ một số loài sâu hại trên cây mồng tơi trong
phòng thí nghiệm.


Mô tả phương pháp
Sâu trưởng thành được thu ngoài đồng ruộng vào cao điểm rộ. Thu tối thiểu

30 cá thể trưởng thành cho vào hộp, đậy bằng vải màn, đặt trong phòng nuôi cho
chúng ghép cặp. Dùng tờ giấy bạc làm giá thể cho sâu đẻ trứng. Khi trứng nở lấy
những con nở cùng lúc đến tuổi 2 thì tiến hành thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm với
ít nhất 20 con sâu cùng tuổi 2 ở mỗi thí nghiệm.
Phương pháp xác định hiệu lực trừ sâu của dung dịch ngâm lá cây xà cừ
* Thí nghiệm 1: Phương pháp xác định hiệu lực xua đuổi sâu của dung dịch
ngâm lá xà cừ
Dùng một bình lớn lấy 1kg lá xà cừ đập dập sau đó cho vào ngâm với 5 lít
nước lã ngâm trong 2 ngày, Sau đó lấy 100 ml từ dung dịch ngâm và thêm 500 ml

nước lã cho loãng dung dịch
Lấy 20 lá mồng tơi, dùng bình xịt dung dịch ngâm lá xà cừ đã hòa loãng ở
trên vào 10 lá, 10 lá còn lại xịt nước lã, sau đó để cho ráo nước rồi cho vào lồng
nuôi sâu. Xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 10 lá, theo thứ tự cứ 1 lá xịt dung dịch ngâm
lá xà cừ, 1 lá xịt nước lã. Cuối cùng thả 40 con sâu vào lồng, và quan sát số sâu còn
lại trên số lá sau 1h, 3h, 5h,7h, 9h, 11h .
• Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott.
C–T
E% = ─── × 100
C
Trong đó :
E: là hiệu lực xua đuổi (%)


C: là số sâu sống ở công thức đối chứng
T: là số sâu sống ở công thức xử lí dung dịch ngâm lá xà cừ
* Thí nghiệm 2: Phương pháp xác định hiệu lực tiêu diệt sâu hại
của dung dịch ngâm lá xà cừ.
Lấy 20 lá mồng tơi cho vào hai lồng, mỗi lồng 10 lá, một lồng để phun nước
lã, một lồng để phun dung dịch ngâm lá xà cừ. Trước khi phun 10 phút, thả 20 con
sâu vào mỗi lồng. Sau đó quan sát đếm số sâu sống chết ở mỗi lồng sau 1 ngày;
1,5ngày; 2ngày.


Công thức tính hiệu lực tiêu diệt được tính theo công thức Abbott
Ca – Ta
M (%) = ———— × 100
Ca
Trong đó:
M: Hiệu lực tiêu diệt (%)

Ca: Là số sâu còn sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm
Ta: Là số sâu còn sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm

3.3.2.2 Thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Mỗi thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức 2 lần nhắc lại, được bố trí theo
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh ( RCB)
Công thức 1 : Phun nước lã ( đối chứng)
Công thức 2: Phun dung dịch ngâm lá xà cừ
Diện tích ô thí nghiệm : 10m²/ô
Tổng diện tích các ô thí nghiệm : 40m²
CT I
CT II


CT II
CTI

Phương pháp xác định hiệu lực trừ sâu của dung dịch ngâm lá xà cừ được
tính theo công thức Henderson – Tilton (1955):
Ta × Cb


Hiệu lực (%)

= 1 − ———— × 100
Tb × Ca

Trong đó:
Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau phun
Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun

Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun
Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun
3.3.3.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
- Thời vụ: Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thụ hoạch suốt
vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
Tuy nhiên ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm.
- Giống: Mồng tơi lá to CH 101, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập,
năng suất cao.
- Làm đất; Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 6,0 –
6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng. Làm luống rộng 1 – 1,2m,
rãnh luống rộng 0,2 – 0,3m và cao 25 – 30cm.
- Mật độ, khoảng cách: Trồng cây con khi có 2 – 3 lá thật. Khoảng cách 20×
20cm /1 cây, mật độ 16,5 vạn cây/ha.
- Phân bón
+ Bón lót: phân hữu cơ hoai mục 20 tấn/ha kết hợp 30 kg chế phẩm
Trichoderma, phân vô cơ bón theo công thức: 55N-85P-60K/ha.
+ Bón thúc: sau khi trồng 15 ngày bón 20kg urê/ha, hòa loãng để tưới sau
mỗi lần thu hoạch. Đảm bảo cách ly 7-10 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo hàm
lượng nitrat không vượt quá ngưỡng quy định.

- Chăm sóc và tưới nước


+ Tưới nước: sau trồng tưới 1 lần/ ngày. Sau khi cây bén rễ tưới 2 ngày/lần,
tránh tưới thừa nước khiến cây dễ bị bệnh. Đảm bảo đủ ẩm để cây sinh trưởng phát
triển tốt.
+ Chăm sóc: làm cỏ thường xuyên cho cây tạo độ thông thoáng để hạn chế
sâu bệnh. Vun xới đất để tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng được thuận lợi.

- Thu hoạch: sau trồng 20 ngày là có thể thu hoạch.

3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.
3.3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi
Hiệu lực của dung dịch ngâm lá xà cừ đến một số loài sâu hại trên cây mồng
tơi: dựa vào quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-169:2014/BNNPTNT




Tần suất xuất hiện (%)
Mật độ các loài sâu hại chính
Hiệu lực trừ sâu của loại dung dịch nghiên cứu

Ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây rau mồng tơi.
Động thái ra lá (Số lá /cây)
Chiều cao cây (cm)
Ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến năng suất của cây mồng tơi.
 Năng suất thực thu(kg/ha)
3.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (dựa vào quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia



QCVN 01-169:2014/BNNPTNT)
- Để điều tra tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại và diễn biến các loài
sâu hại chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần, theo đường zich zắc, mỗi
điểm 10 cây, quan sát tỉ mỉ toàn bộ cây, mặt trên, dưới lá, dưới mặt đất,...để phát
hiện sâu hại.
Mức độ phổ biến của các loài sâu hại và thiên địch trên đồng ruộng được
đánh giá bằng chỉ tiêu tần suất bắt gặp:
Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài



*Tần suất bắt gặp (%)=

x 100
Tổng số lần điều tra.

Trong đó: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%);
++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 - 50%);
+ : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%);
- : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%).
Mật độ từng loài sâu hại và thiên địch điều tra trên đồng ruộng được tính theo
công thức:
Tổng số sâu điều tra được (con)
*Mật độ sâu( con/ cây) =
Tổng số cây điều tra (cây)
- Hiệu lực của chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm đồng ruộng được tính
theo công thức Henderson – tilton
* Hiệu lực của chế phẩm = [1- (Ta*Cb/Tb*Ca)]*100
Trong đó:
Ta là mật độ sâu ở công thức thí nghiệm phát hiện sau phun
Tb là mật độ sâu ở công thức thí nghiệm phát hiện trước phun
Ca là mật độ sâu hại ở công thức đối chứng sau phun
Cb là mật độ sâu hại ở công thức đối chứng trước phun.
Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây mồng tơi
- Động thái ra lá: điều tra theo đường zich zắc, mỗi điểm 10 cây. Đếm số lá
trên cây theo phương pháp đánh dấu các cây theo dõi bằng bằng đánh dấu lá bằng
cách chấm sơn lên đầu lá . Khi theo dõi lần sau đếm tiếp lá mới cộng vào.
*Số lá ra = số lá đếm được ở lần sau – số lá đếm được ở lần trước.
 Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Đo từ sát gốc đến mút ngọn.

Chỉ tiêu về năng suất cây mồng tơi
* Năng suất thực thu (kg/ha) = Cân khối lượng thực tế của ô thí
nghiệm khi thu hoạch.
3. 4. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp tính sai số thí nghiệm (CV%), giới hạn sai khác có ý nghĩa
(LSD05) ở mức xác xuất 95% bằng chương trình IRRISTART 4.0


4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiệu lực của dung dịch ngâm lá xà cừ đến phòng trừ một số loài sâu hại chính
trên câymồng tơi.
4.1.1. Thành phần các loài sâu hại chính trên cây mồng tơi
4.1.2. Diễn biến các loài sâu hại mòng tơi qua các kỳ điềutra
4.1.3. Hiệu lực xua đuổi sâu hại của dung dịch ngâm lá xà cừ
4.1.4. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm lá xà cừ
4.1.4.1. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm lá xà cừ trong phòng thí
nghiệm
4.1.4.2. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm lá xà cừ ngoài đồng ruộng
4.2. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây mồng tơi.
4.2.1. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến động thái ra lá
4.2.2. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến động thái tăng trưởng chiều cao

5.

cây
4.3. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm lá xà cừ đến năng suất của cây mồng tơi.
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
STT


Thời gian

Công việc thực hiện

1

22/12/201610/1/2017

2

15/1/201725/1/2017

3

10/2/201730/03/2017

4

01/04/201705,04,2017

Nhận đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tìm hiểu tổng quan tài liệu, đối tượng nghiên cứu.
Hoàn thành đề cương.
Chuẩn bị giống
Làm đất, chuẩn bị phân bón.
Tiến hành trồng cây
Tiến hành các công việc cho việc nghiên cứu.
Chăm sóc cây, theo dõi sâu hại
Theo dõi các chỉ tiêu
Viết báo cáo, xử lý số liệu


5

06/04/201702/06/2017

Trưởng khoa

Hoàn thành khóa luận và bảo vệ khóa luận

Trưởng bộ môn

GV. Hướng dẫn

Sinh viên




×