Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chọn lọc vịt kiêm dụng PL2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.77 KB, 6 trang )



CHỌN LỌC VỊT KIÊM DỤNG PL2
Nguyễn Đức Trọng,
1
Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Doãn Văn Xuân, Phạm Văn Chung, Lương
Thị Bột, Nguyễn Thị Thúy Nhĩa, Đồng Thị Quyên, Đặng Thị Vui
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên;
1
Viện Chăn Nuôi
Tóm tắt
Vịt PL2 còn gọi là vịt Đốm có màu lông ổn định, tỷ lệ nuôi sống cao trên 86%, khối lượng cơ thể 8 tuần từ
1242g-1335g đối với con mái, và từ 1281g-1355g đối với con đực. Tuổi đẻ của vịt từ 22-23 tuần tuổi, khối lượng
vào đẻ từ 1781g-1856g, năng suất trứng từ 164,62-176,2 quả/mái/52 tuần đẻ, khối lượng trứng là 72,6gam, tỷ lệ
trứng có phôi trên 95%, tỷ lệ nở/phôi trên 87%. Vịt nuôi thương phẩm đến 9 tuần tuổi 1706g, tiêu tốn 2,79 kg/ kg
tăng khối lượng.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với việc nhập nội các giống vịt có năng suất chất lượng cao của Thế giới
thì việc bảo tồn, chọn lọc, nhân thuần các giống vịt nội có nguồn gen quý là hết sức cần thiết. Vịt
Đốm (Pất lài) là giống vịt nội có nguồn gốc từ Lạng Sơn, có nhiều đặc điểm quý đó là khả năng
chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt thơm ngon, thích nghi tốt với vùng Trung du, miền núi,
qua khảo sát giống vịt này có thể sử dụng theo hai hướng thịt và trứng, được nuôi giữ tại huyện
Cao Lộc- Lạng Sơn đồng thời cũng được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Khi mới
được nuôi tại Trung tâm, vịt chưa quen với nuôi nhốt, khả năng sản xuất về thịt và trứng chưa ổn
định. Do đó việc thực hiện đề tài: “Chọn lọc vịt kiêm dụng PL2” là cần thiết. Với mục đích chọn
được một dòng vịt đốm kiêm dụng có màu lông và khối lượng cơ thể ổn định.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
Từ giống vịt đốm được đưa về Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên năm 2003
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ năm 2005 đến 6/2010 tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên


2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu chọn lọc khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản của vịt PL2
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn lọc nhân thuần
+ Nhân thuần mở rộng quần thể nhỏ theo phương pháp giao phối ngẫu nhiên theo nhóm,
sau mỗi thế hệ luân chuyển đực để tránh đồng huyết.
- Chọn lọc vịt mới nở: màu lông vàng phớt xám, mỏ và chân màu vàng hơi xám.
- Chọn lọc vịt ở 8 tuần tuổi: chọn vịt mái Xtb - δ ≤Xi ≤ Xtb + δ, đực chọn Xtb - δ ≤ Xi ≤
Xtb + δ.
- Chọn lọc vịt ở 20 tuần tuổi: Chọn theo ngoại hình cơ thể vững chắc, con mái màu lông
cánh xẻ nhạt, con đực màu lông sẫm giống màu con cò lửa, cả đực và mái đều có hàng lông đen


ở cánh, đầu trắng hoặc có đốm xám đen, cổ trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt hoặc xám nhạt,
đực có lông móc ở đuôi. Ở 20 tuần chọn khối lượng cơ thể đực, mái theo phương pháp bình ổn
Xtb - δ ≤ Xi ≤ Xtb + δ.
Vịt được nuôi nhốt hoàn toàn theo nhóm nhỏ không có nước bơi lội, được nuôi dưỡng
chăm sóc, vệ sinh thú y theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại xuyên.
2.4.2. Chế độ dinh dưỡng cho vịt Đốm (PL2)
Chỉ tiêu
Giai đoạn 1NT-8TT
Giai đoạn 9-20 TT
Giai đoạn>20TT
Protein thô (%)
20
15
17
ME (kcal/kg)
2800-2900
2800-2900

2700

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Đặc điểm ngoại hình, tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi và các thế
hệ, tuổi đẻ, khối lượng vào đẻ, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng/ mái/52 tuần đẻ, TTTĂ/ 1 quả trứng, một
số chỉ tiêu khi nuôi vịt thương phẩm
2.4.4.Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu của vịt được ghi chép qua các thế hệ và được xử lý bằng phương pháp phân tích
phương sai và phần mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm ngoại hình
Bảng 1. Đặc điểm ngoại hình của vịt PL2
Chỉ
tiêu
Màu lông
Đầu, cổ
Thân
hình
Mỏ và chân
Vịt
mới nở
Vàng phớt xám
Không dị tật
nhanh
nhẹn
Vàng hơi
xám
Vịt
trưởng
thành

Con mái màu lông cánh sẻ nhạt,
đực màu sẫm như màu con cò
lửa, đực và mái có hàng lông
đen ở cánh, đực có lông móc
Đầu to vừa
phải,trắng hoặc
có đốm xám
đen, cố hơi dài
vững
chắc,
hình chữ
nhật
Vàng nhạt,
một số xám
nhạt, hoặc
xám xanh

3.2. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của vịt PL2 qua các giai đoạn tuổi ở các thế hệ được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ nuôi sống của vịt PL2
Tuần tuổi
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)



1 NT
220
100
145
100
150
100
1NT - 4
211
95,91
142
97,93
145
96,67
5 - 8
200
94,79
133
93,66
142
97,93
9 - 20
190
95,00
133
100
138
97,17

1NT – 8
200
90,91
133
91,72
142
94,67
1NT - 20
190
86,36
133
91,72
138
92,00
(*NT: ngày tuổi)

Qua bảng 2 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt PL2 đạt cao, trên 90% ở giai đoạn vịt con và
trên 95% giai đoạn hậu bị ở các thế hệ 1 đến thế hệ 3 giai đoạn vịt con là 95% và giai đoạn hậu
bị là 97%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt cỏ là trên 93% (Nguyễn Thị Minh,
2006) và thấp hơn vịt Khaki trên 98% (Lê Thị Phiên, 2006), và cũng thấp hơn vịt CV Super M
thế hệ 6 là 97,5% (Hoàng Thị Lan, 2005).
3.3. Khối lượng cơ thể vịt PL2 qua các giai đoạn tuổi
Theo dõi khối lượng cơ thể vịt Đốm PL2 qua các thế hệ được trình bày qua
bảng 3.
Bảng 3. Khối lượng cơ thể của Vịt PL2 qua các thế hệ
Ttuổi
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Đực

Mái
Đực
Mái
Đực
Mái
1 ngày tuổi
43
42
41
42
44
43
4 tuần
632,6
609,5
654,2
635,8
669,4
653,1
8 tuần
1281,7
1242,1
1320,1
1307,2
1355,4
1335,3
22 tuần
1846,3
1781,6
1842,6

1790,0
1876,4
1856,3
(* NT: ngày tuổi)

Qua bảng 3 cho thấy ở 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể vịt PL2 từ 1281,7g đến 1355,4g đối
với con đực, con mái từ 1242,1g-1335,3g. Đến 22 tuần tuổi khối lượng con đực từ 1842,6g-
1876,4g; đối vớ con mái từ 1781,6g-1856,3g. Vịt mái cỏ có khối lượng ở 8 tuần tuổi là 1028g
(Nguyễn Thị Minh, 2006), mái Khaki 1159g (Lê Thị Phiên, 2006), mái CV Super M dòng T5,
T6 thế hệ 5 ở 8 tuần tuổi là 2023,5g đối với dòng mái (Nguyễn Đức Trọng, 2007), mái vịt Star
76 ở 8 tuần tuổi là 2187g (Nguyễn Đức Trọng, 2007). Như vậy khối lượng vịt đốm PL2 ở 8 tuần
tuổi lớn hơn vịt chuyên trứng và nhỏ hơn vịt chuyên thịt.
3.4. Kết quả về khả năng sinh sản của vịt PL2
Theo dõi tuổi đẻ, khối lượng vào đẻ và năng suất trứng vịt PL2 được trình bày qua bảng
4
Bảng 4. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ vịt Đốm PL2


Chỉ tiêu
ĐVT
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
P vào đẻ
Gam
1781,62
1790,0
1856,32
Tuổi đẻ
tuần

22
22
23
Tỷ lệ đẻ đỉnh cao
tuần
30
32
33
Tỷ lệ đẻ trung bình
%
45,16
46,58
48,4
Năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ
quả/mái
164,63
167,7
176,2
TTTĂ/1 quả
g/quả
529
476
383

Qua bảng 4 cho thấy vịt PL2 có tuổi đẻ từ 22 – 23 tuần tuổi, khối lượng vào đẻ 1781,62-
1856,32g. Vịt Triết Giang có tuổi đẻ là 17 tuần tuổi, khối lượng vào đẻ là 1083g (Nguyễn Đức
Trọng, 2008), vịt khaki có tuổi đẻ là 140 ngày, khối lượng vào đẻ là 1397g (Nguyễn Hồng Vĩ,
2007), tuổi đẻ của vịt chuyên thịt SM là 25 tuần tuổi, khối lượng vào đẻ là 2796,5g đối với dòng
mái, 3076,5 đối với dòng trống (Nguyễn Đức Trọng, 2007). Như vậy tuổi đẻ vịt Đốm PL2 muộn
hơn vịt chuyên trứng, khối lượng vào đẻ lớn hơn vịt chuyên trứng; nhanh và nhỏ hơn vịt chuyên

thịt.
Năng suất trứng của vịt Đốm PL2 qua 3 thế hệ từ 164,63-176,2 quả/mái/52 tuần đẻ. Năng
suất của vịt Đốm PL2 thấp hơn các giống vịt hiện có ở nước ta như vịt Triết Giang là 259,71
quả/mái/52 tuần đẻ (Nguyễn Đức Trọng, 2008), vịt cỏ là là 258 quả/mái/52 tuần đẻ (Nguyễn Thị
Minh và cs, 2007), vịt Khaki là 284,2 quả/mái/52
tuần đẻ.
Tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm PL2 qua các thế hệ là từ 529-383g/quả, vịt chuyên thịt dòng
trống T5 là 401g (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007), cao hơn vịt chuyên trứng Triết Giang là 219g
(Nguyến Đức Trọng và cs, 2007).
3.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng vịt PL2
Kết quả ấp nở trứng vịt Đốm PL2 được trình bày qua bảng 6.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt PL2
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trứng vịt Đốm
Mean
SE
Khối lượng trứng
Gam
72,65
0,18
Chỉ số hình thái

1,38
0,005
Tỷ lệ lòng đỏ
%
35,3
-
Tỷ lệ lòng trắng

%
51,7
-
Đơn vị Haugh

84,6
0,73
Độ dày vỏ
mm
3,48
0,034



Qua bảng 5 cho thấy trứng vịt PL2 có khối lượng 72,65g lớn hơn trứng vịt Triết Giang
62,46 g, trứng vịt cỏ 69,75g, thấp hơn khối lượng trứng SM3SH là 88,59g, trứng vịt Star 76 là
88,15g . Đơn vị Haugh đạt tiêu chuẩn trứng giống là 84,6.
3.6. Một số chỉ tiêu về ấp nở
Theo dõi kết quả ấp nở trứng vịt Đốm được trình bày qua bảng 7.
Qua bảng 6 cho thấy tỷ lệ phôi vịt Đốm PL2 là 95,06%, tỷ lệ nở/phôi là 87,13%. Kết quả
này là tương đương với kết quả nghiên cứu trên vịt Super M có tỷ lệ phôi là 94 – 97,38%, tỷ lệ
nở/phôi là 85,75 – 86,81% (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2005)
Bảng 6. Một số chỉ tiêu ấp nở
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trứng vịt PL2
Số phiên vào ấp

3
Tổng trứng ấp

quả
850
Số trứng có phôi
quả
808
Tỷ lệ trứng có phôi
%
95,06
Số trứng không phôi
quả
42
Tỷ lệ trứng không phôi
%
4,94
Số trứng chết phôi
quả
64
Tỷ lệ trứng chết phôi/tổng trứng
%
7,53
Tỷ lệ nở/phôi
%
87,13
Tỷ lệ nở/tổng số
%
82,82
Tỷ lệ con loại I
%
93,24


3.7. Một số chỉ tiêu vịt PL2 nuôi thương phẩm
Vịt PL2 cho ăn tự do nuôi thương phẩm, cân khối lượng một tuần một lần, mổ khảo sát ở
7, 8, 9, 10 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu về vịt PL2 nuôi thương phẩm
Chỉ tiêu
ĐVT
7 tuần
8 tuần
9 tuần
10 tuần
n

2
2
2
2
P sống
Gam
1433,0
1635,0
1706,5
1790,0
TL thịt xẻ
%
56,3
60,9
65,2
65,9
TL thịt lườn
%

10,9
11,7
12,6
12,9
TL thịt đùi
%
13,5
15,1
14,5
12,4
ĐD lông cánh
Cm
9,5
11,8
14,6
16,5
TTTA/kg P
kg
2,27
2,50
2,79
2,9



Qua bảng 7 cho thấy khối lượng vịt thương phẩm tăng từ 7-10 tuần tuổi đạt 1790g. Kết
quả khảo sát cho thấy ở 9 tuần tuổi vịt PL2 nuôi thương phẩm đạt 1706,5g, các chỉ tiêu về tỷ lệ
thịt lườn, thịt đùi tương đương với tuần 10 và tỷ lệ thịt xẻ cao hơn hẳn tuần 8. Do đó để nuôi
thương phẩm có hiệu quả kinh t nên giết thịt ở 9 tuần tuổi.
4. Kết luận và đề nghị

4.1. Kết luận
Vịt PL2 có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, tỷ lệ nuôi sống đến 56 tuần đạt trên 90%,
đến 20 tuần tuổi trên 86,36%
Sau 3 thế hệ chọn lọc khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đối với vịt nuôi sinh sản ổn định từ
1282-1355g đối với con đực và 1242- 1335g đối với con mái. Vào đẻ 1782 – 1856g
Tuổi đẻ của vịt PL2 là 22 – 23 tuần tuổi, đạt 164,63-176,2 quả/mái/52 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ
bình quân từ 45,16 – 48,4%
Khối lượng trứng 73 gam, đơn vị Haugh là 84,6 đạt tiêu chuẩn trứng giống. Tỷ lệ phôi
95,06%, tỷ lệ nở/phôi là 87,13%
Vịt nuôi thương phẩm có chất lượng thơm ngon, nên giết thịt ở 9 tuần tuổi cho hiệu quả
kinh tế cao nhất
4.2. Đề nghị
Công nhận vịt PL2 là tiến bộ kỹ thuật
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Trọng, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Phiên, Ngô Văn Vĩnh và Lê Xuân Thọ,
2007. Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen giống vịt Đốm (Pấtlài) và giống vịt Bầu Bến tại Trung tâm nghiên
cứu vịt Đại Xuyên. Khoa học công nghệ chăn nuôi số 6, 2007.
2. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh, 2005. Phát triển giống vịt Đốm
(vịt nàng, Pấtlài).Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt –ngan,
1980-2005, trang119.
3. Báo cáo kết quả bảo tồn quỹ gen các giống vịt Đốm và vịt Bầu. Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên
4. Trang web: www.vcn.vnn.vn/ /BC%20TTCN%20Vit%20Dai%20xuyen.doc.
5. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Trần Kim Nhàn. Chọn lọc nâng cao năng suất chất
lượng gà H’Mông. Báo cáo khoa học năm 2007. Viện chăn nuôi.
6. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, 2007. Chọn lọc ổn định năng suất trứng của dòng
vịt cỏ C1. Báo cáo khoa học năm 2007. Viện chăn nuôi.
7. Nguyễn Hồng Vĩ, Lê Thị Phiên, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Thũy Nghĩa, Đồng Thị Quyên. Chọn lọc ổn
định năng suất dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell (K1). Báo cáo khoa học năm 2007. Viện Chăn nuôi.
8. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Thị Minh, Hồ Khắc Oánh. Nghiên cứu khả năng sản suất
của vịt Triết Giang. Báo cáo khoa học năm 2007. Viện chăn nuôi.

9. Nguyễn Đức Trọng, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Văn Duy, Đặng Thị Vui, Phạm Văn Chung, Lương Thị Bột.
Khả năng sản suất của vịt CV Super M3 Heavy (SM3SH) và vịt Star 76. Báo cáo khoa học năm 2007.
Viện Chăn nuôi.

×