Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khả năng sản xuất của con lai giữa vịt SM và vịt đốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.4 KB, 13 trang )



KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CON LAI GIỮA VỊT SM VÀ VỊT ĐỐM
Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy,
1
Hoàng Văn Tiệu, Vương Thị Lan Anh,
Đặng Thị Vui, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa,
Đồng Thị Quyên
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên;
1
Viện Chăn Nuôi
Tóm tắt
Vịt SM (T) được nhập vào Việt Nam từ hang Chery Valley của Vương quốc Anh, vịt Đốm (P) là giống vịt
nội của Việt Nam có nguồn gốc ở Lạng Sơn, khi lai xuôi và ngược thu được con lai TP và PT.
Con lai nuôi sinh sản có tuổi đẻ 159 - 161 ngày tuổi, con lai có ưu thế lai về năng suất trứng đến 42 tuần đẻ
là 23,8% và 22,9% tương ứng ở cặp lai TP và PT, đến 52 tuần đẻ ưu thế lai về khối lượng trứng của vịt lai TP và PT
là 17,7% và 16,9%.
Con lai nuôi thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 95,0 - 100,0% con lai thể hiện ưu thế lai về sức sống,
con lai có ưu thế lai dương về khối lượng cơ thể so với vịt SM và vịt Đốm, con lai nuôi ngoài sản xuất có khả năng
sản xuất tốt. Vịt lai có khả năng thích nghi và sản xuất tốt trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu của nước ta.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua công tác giống thủy cầm đã đạt được nhiều tiến bộ, công tác chọn
lọc dòng giống mới, đặc biệt là công tác lai tạo giữa các giống, các dòng với nhau để tận dụng ưu
thế lai của con lai nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Giống vịt siêu thịt SM đã được phát triển ở nước ta từ những năm 90 của thế kỷ trước nó
đã mở ra niềm năng phát triển cho ngành chăn nuôi thủy cầm của nước ta với năng suất và khả
năng sản xuất trứng cao, theo Hoàng Thị Lan và cs (2007) cho biết: vịt SM thế hệ thứ 5 có tỷ lệ
nuôi sống ở dòng trống và dòng mái đều cao (98,1 và 98,7%), khối lượng cơ thể của vịt khi vào
đẻ ở dòng trống 2938g, dòng mái đạt 2558g, năng suất trứng dòng trống là 174,83 quả/mái/40
tuần đẻ và dòng mái năng suất trứng là 183,5 quả/mái/40 tuần đẻ.
Vịt Đốm (con Pất Lài) là một giống vịt nội có nguồn gốc ở Lạng Sơn, vịt có sức chống


chịu với điều kiện ngoại cảnh, chịu kham khổ tốt, có chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên với
khối lượng nhỏ 2100 - 2200 ở con mái và 2200 - 2300 ở con đực lúc vào đẻ, đối với vịt nuôi thịt
khối lượng lúc 70 ngày tuổi là 1500 - 1800 g/con (Nguyễn Đức Trọng, 2005).
Xuất phát từ những thực tế trong công tác lai tạo và thực tiễn sản xuất, việc khảo sát con
lai giữa vịt SM và vịt Đốm là cần thiết với mục đích:
- Có được vịt lai phát huy được những đặc điểm quý của vịt Đốm và nâng cao khả năng
cho thịt của giống vịt này.
- Có con giống phù hợp với thị hiếu để cung cấp cho người chăn nuôi một số tỉnh miền
núi.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu


Thí nghiệm tiến hành theo dõi khả năng sinh sản và nuôi vỗ béo của con lai giữa vịt SM x
vịt Đốm (TP) và vịt Đốm x vịt SM (PT), có so sánh với đối chứng là vịt SM và vịt Đốm.
2.2. Nôi dung nghiên cứu
- Khả năng sinh sản của con lai giữa vịt SM và vịt Đốm
- Khả năng cho thịt của vịt lai khi nuôi thương phẩm
- Khả năng sản xuất của con lai ngoài sản xuất
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành trên 4 loại, vịt lai giữa SM x Đốm (TP), vịt lai Đốm x SM (PT), vịt
Đốm, vịt SM. Theo dõi khả năng sinh sản và khả năng cho thịt khi nuôi vỗ béo của vịt lai, vịt thí
nghiệm được đeo số cá thể theo dõi từ 1 ngày tuổi. Sơ đồ lai:
Sơ đồ lai giữa vịt SM và vịt Đốm
♂ SM (T) x ♀ Đốm (P) ♂ Đốm (P) x ♀ SM (T)

TP PT
* Thí nghiệm theo dõi khả năng sinh sản của con lai giữa vịt SM và vịt Đốm được lặp lại
3 lần.

- Giai đoạn vịt con:
+ Vịt lai SM x Đốm (TP): 84 con 1 ngày tuổi (60 mái + 24 đực)
+ Vịt lai Đốm x SM (PT): 84 con 1 ngày tuổi (60 mái + 24 đực)
+ Vịt SM: 84 con 1 ngày tuổi (60 mái + 24 đực)
+ Vịt Đốm: 84 con 1 ngày tuổi (60 mái + 24 đực)
- Giai đoạn vịt hậu bị:
+ Vịt lai SM x Đốm (TP): 62 con (50 mái + 12 đực)
+ Vịt lai Đốm x SM (PT): 62 con (50 mái + 12 đực)
+ Vịt SM: 62 con (50 mái + 12 đực)
+ Vịt Đốm: 62 con (50 mái + 12 đực)
- Giai đoạn vịt sinh sản:
+ Vịt lai SM x Đốm (TP): 54 con (45 mái + 9 đực)
+ Vịt lai Đốm x SM (PT): 54 con (45 mái + 9 đực)
+ Vịt SM: 54 con (45 mái + 9 đực)
+ Vịt Đốm: 54 con (45 mái + 9 đực)
* Thí nghiệm theo dõi khả năng cho thịt của vịt nuôi vỗ béo
+ Vịt lai SM x Đốm (TP): 40 con 1 ngày tuổi (20 mái + 20 đực)
+ Vịt lai Đốm x SM (PT): 40 con 1 ngày tuổi (20 mái + 20 đực)
+ Vịt SM: 40 con 1 ngày tuổi (20 mái + 20 đực)
+ Vịt Đốm: 40 con 1 ngày tuổi (20 mái + 20 đực)


2.3.2. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng
Vịt thí nghiệm được nuôi theo quy trình chăn nuôi, thú y của Trung tâm Nghiên cứu Vịt
Đại Xuyên. Vịt nuôi sinh sản được cho ăn hạn chế từ 1 ngày tuổi đến khi vào đẻ cho ăn tự do, vịt
nuôi thương phẩm cho ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến 10 tuần tuổi.
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
ỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi, tuổi đẻ, khối lượng vào đẻ, tỷ lệ đẻ,
năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ và năng suất trứng/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, Ưu
thế lai về năng suất trứng, một số chỉ tiêu chất lượng trứng, Ưu thế lai về khối lượng cơ thể khi

nuôi thương phẩm, một số chỉ tiêu mổ khảo sát, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng của vịt nuôi
thương phẩm
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được tính các giá trị trung bình (Mean), sai số của số trung bình (SE
mean), so sánh tỷ lệ sử dụng so sánh χ
2
, so sánh giá trị trung bình bằng phân tích phương sai một
nhân tố, sử dụng phần mềm Minitab 16.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khả năng sinh sản của vịt lai
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống
Vịt lai giữa vịt SM và vịt Đốm nuôi theo dõi tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 24 tuần
tuổi, kết quả được trình bày tại bảng 1 và biểu đồ 1.
Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt lai nuôi sinh sản ở các tuần tuổi
Tuần tuổi
TP
PT
Đốm
SM
n
TLNS
(%)
n
TLNS
(%)
n
TLNS
(%)
n
TLNS

(%)
0
84
-
84
-
84
-
84
-
1 - 2
83
98,8
84
100,0
84
100,0
82
97,6
3 - 4
83
100,0
84
100,0
83
98,8
82
100,0
5 - 6
83

100,0
84
100,0
83
100,0
81
98,8
7 - 8
83
100,0
82
97,6
83
100,0
81
100,0
9 - 10
62
100,0
62
100,0
62
100,0
62
100,0
11 - 12
62
100,0
62
100,0

60
96,8
61
98,8
13 - 14
61
98,8
62
100,0
60
100,0
61
100,0
15 - 16
61
100,0
62
100,0
60
100,0
61
100,0
17 - 18
61
100,0
62
100,0
60
100,0
61

100,0
19 - 20
61
100,0
62
100,0
60
100,0
61
100,0
21 - 22
61
100,0
61
98,4
60
100,0
61
100,0
23 - 24
61
100,0
61
100,0
60
100,0
61
100,0



TB 0 - 24

97,6

96,4

95,2

95,2


Biểu đồ 1. Biểu diễn tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi (%)
Qua kết quả bảng 1 cho thấy vịt lai có sức sống cao hơn so với vịt thuần, tỷ lệ nuôi sống
của giai đoạn vịt con và giai đoạn vịt hậu bị của con lai là 97,6% ở vịt TP và 96,4% ở vịt PT,
trong khi đó tỷ lệ nuôi sống của vịt Đốm và SM là 95,2%. Theo Phạm Văn Trượng (1995) cho
biết con lai thường có ưu thế lai so với bố mẹ của chúng về tỷ lệ nuôi sống.
Kết quả nghiên cứu trên con lai giữa vịt Cỏ và vịt CV 2000 cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt
98,5% và tỷ lệ nuôi sống này cao hơn so với cả bố và mẹ lai (Doãn Văn Xuân và Nguyễn Đức
Trọng, 2005). Theo Ngô Văn Vĩnh và cs (2009) cho biết con lai giữa ngan R71 và vịt M14, M15
có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 95,0 - 100%. Như vậy qua đây có thể thấy con lai giữa các giống khác
cho thể hiện ưu thế lai rõ rệt về tỷ lệ nuôi sống.
Kết quả bảng 1 còn cho thấy vịt chết chủ yếu ở giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi điều này là do
khả năng thích nghi của vịt với điều kiện môi trường thay đổi môi trường từ máy ấp nở ra ngoài
chưa ổn định.
3.1.2. Khối lượng cơ thể của vịt lai ở các tuần tuổi
Vịt thí nghiệm được cho ăn hạn chế theo tiêu chuẩn giống từ 1 ngày tuổi, mỗi tuần được
cân một lần vào sáng sớm trước khi cho ăn, khối lượng cơ thể được thể hiện ở bảng 2 và đồ thị 1.
Bảng 2. Khối lượng cơ thể của vịt lai ở các tuần tuổi
Tuần
tuổi

TP (n = 84)
PT (n = 84)
Đốm (n = 84)
SM (n = 84)
Mean
SE
Mean
Mean
SE
Mean
Mean
SE
Mean
Mean
SE
Mean
1nt
39,8
b
0,4
53,3
a
0,5
36,2
b
0,7
54,1
a
0,6
1

139,8
c
2,0
172,1
b
2,1
110,0
b
2,2
186,7
a
2,9
4
1029,4
a
13,3
1008,1
a
8,6
583,5
b
6,5
1011,6
a
7,2
8
2023,5
a
22,2
1875,6

b
18,6
1233,5
c
13,4
1965,2
a
30,7


12
2291,9
a
20,0
2079,8
b
46,4
1559,7
c
14,8
2307,3
a
14,5
16
2528,2
b
16,2
2401,6
c
17,6

1720,0
d
12,8
2600,0
a
16,0
20
2648,4
b
63,2
2587,7
b
25,3
1787,5
c
13,9
2949,2
a
15,6
24
2864,5
b
31,4
2785,2
b
26,6
1809,2
c
15,2
3012,3

a
17,2
Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d trên cùng một hàng khác nhau ở mức P<0,05; nt: ngày tuổi

Vịt thí nghiệm được cho ăn hạn chế theo tiêu chuẩn từ 1 ngày tuổi, khối lượng cơ thể của
vịt ở 8 tuần tuổi cao nhất ở vịt TP 2023,5g; tiếp đến là khối lượng của vịt SM 1965,2g; vịt PT có
khối lượng là 1875,6g và thấp nhất là khối lượng của vịt Đốm 1233,5g và khối lượng này có sai
khác ở mức P < 0,05.
Ở 24 tuần tuổi khối lượng cơ thể của vịt SM là cao nhất đạt 3012,3g và thấp nhất là khối
lượng của vịt Đốm 1809,2g sự sai khác ở mức P<0,05, khối lượng của vịt TP, PT đạt trung gian
so với khối lượng của vịt SM và vịt Đốm.

Đồ thị 1. Biểu diễn khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi
3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt lai
Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản của vịt lai được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt lai
Chỉ tiêu
ĐVT
TP
PT
Đốm
SM
Tuổi đẻ
ngày
159
161
154
168
Khối lượng vào đẻ
g/con

2798,4
2703,7
1789,2
3012,3
Tỷ lệ đẻ
%
68,3
67,8
48,4
67,7
Năng suất trứng/42 tuần đẻ
quả
220,3
218,7
142,3
213,5
Năng suất trứng/52 tuần đẻ
quả
248,6
246,9
176,2
246,3
TTTA/10 trứng/42 tuần đẻ
g
3,41
3,45
3,77
3,91
TTTA/10 trứng/52 tuần đẻ
g

3,72
3,78
3,83
4,03
Ưu thế lai về năng suất trứng





Đến 42 tuần đẻ
%
23,8
22,9
-
-


Đến 52 tuần đẻ
%
17,7
16,9
-
-

Kết quả bảng 3 cho thấy vịt TP có tuổi đẻ 159 ngày sớm hơn so với vịt PT 161 ngày và
vịt SM là 168 ngày, muộn hơn so với tuổi đẻ của vịt Đốm (154 ngày), khối lượng vào đẻ của vịt
SM là lớn nhất đạt 3012,3g; tiếp đến là khối lượng của vịt TP là 2798,4g; vịt PT là 2703,7g và
thấp nhất là khối lượng của vịt Đốm 1789,2g.
Qua bảng 3 còn thấy tỷ lệ đẻ của vịt TP là cao nhất đạt 68,3% với năng suất trứng tương

ứng là 220,3 quả/mái/42 tuần đẻ và 248,6 quả/mái/52 tuần đẻ; thấp nhất là tỷ lệ đẻ của vịt Đốm
48,4% năng suất trứng đạt được ở 42 tuần đẻ là 142,3 quả/mái và ở 52 tuần đẻ năng suất trứng
của vịt Đốm là 176,2 quả/mái.
Khi tính toán ưu thế lai về năng suất trứng của vịt lai ở 42 tuần đẻ ưu thế lai của vịt TP là
23,8% và vịt PT là 22,9%; ưu thế lai về năng suất trứng ở 52 tuần đẻ của vịt TP là 17,% và vịt
PT là 16,9%.
3.1.4. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt lai
Để đánh giá chất lượng trứng của vịt lai, trứng được khảo sát vào tuần đẻ thứ 10 khi vịt
đẻ đạt đỉnh cao. Kết quả thế hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt lai
Chỉ tiêu
ĐVT
TP
PT
Vịt Đốm
Vịt SM
Mean
SE
Mean
SE
Mean
SE
Mean
SE
P
g
84,83
0,94
83,99
0,96

74,86
0,81
90,67
0,84
CSHT

1,41
0,01
1,42
0,01
1,41
0,01
1,41
0,01
HU

93,50
1,05
92,18
0,80
94,24
1,05
92,32
0,88
TL lòng đỏ
%
34,14
-
34,11
-

36,25
-
31,47
-
TL l trắng
%
53,23
-
52,92
-
49,64
-
57,42
-
TL vỏ
%
12,63
-
12,97
-
14,11
-
11,11
-
Độ dày vỏ
cm
0,375
0,006
0,372
0,005

0,370
0,005
0,383
0,008

Khối lượng trứng của vịt TP là 84,83g; trứng của vịt PT là 83,99g; của vịt Đốm là 74,86g
và vịt SM khối lượng trứng là 90,67g. Như vậy có thể thấy trứng của vịt TP và PT cao hơn so
với trứng của vịt Đốm, việc lai giữa vịt Đốm và vịt SM đã nâng được khối lượng của vịt lai, năng
suất trứng của vịt lai cao hơn cả năng suất trứng của vịt SM.
Chỉ số hình thái của trứng của vịt thí nghiệm là tương đương nhau 1,41 - 1,42; đơn vị
Haugh đạt từ 92,18 - 94,24 đều đạt tiêu chuẩn của trứng giống. Khi đơn vị Haugh đạt trên 80 là
đủ tiêu chuẩn của trứng giống, nên vịt thí nghiệm trên có đơn vị Haugh đạt tiêu chuẩn trứng
giống.
Trứng vịt SM có nhược điểm tỷ lệ long đỏ thấp, kết quả bảng 4 cũng cho thấy tỷ lệ lòng
đỏ của vịt SM thấp nhất 31,47% và cao nhất là tỷ lệ lòng đỏ ở vịt Đốm 36,25%; đối với vịt lai có
tỷ lệ lòng đỏ trong khoảng trung bình của tỷ lệ lòng đỏ giữa vịt SM và vịt Đốm; độ dày vỏ của


vịt thí nghiệm đạt 0,370 - 0,383 cm. Như vậy, có thể thấy rằng một số chỉ tiêu chất lượng trứng
của con lai là trung gian giữa vịt SM và vịt Đốm.
3.1.5. Một số chỉ tiêu ấp nở của vịt lai
Trứng của vịt lai được theo dõi ấp hàng tuần, kết quả ấp nở thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu ấp nở của vịt lai
Chỉ tiêu
ĐVT
TP
PT
Vịt Đốm
Vịt SM
Số lượng trứng vào ấp

quả
6000
6000
3500
6000
Số lượng trứng có phôi
quả
5660
5629
3212
5614
Tỷ lệ phôi
%
94,33
93,82
91,77
93,57
Số trứng nở thành vịt con
quả
4792
4717
2736
4744
Tỷ lệ nở/trứng vào ấp
%
79,87
78,62
78,17
79,06
Tỷ lệ nở/trứng có phôi

%
84,65
83,79
85,21
84,52

Tỷ lệ phôi cao nhất ở vịt TP là 94,33%; tiếp đến là tỷ lệ phôi của vịt PT đạt 93,82%; ở vịt
SM tỷ lệ phôi là 93,57% và thấp nhất là tỷ lệ phôi của vịt Đốm 91,77%. Tỷ lệ nở/tổng trứng vào
ấp của vịt TP đạt cao nhất 79,87% và thấp nhất ở vịt SM chỉ có 79,06%. Theo Phùng Đức Tiến
(2009) vịt Super Heavy có tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 80,59%, kết quả trên là tương đương cho
giống vịt SM.
Khả năng cho thịt của vịt lai khi nuôi thương phẩm
3.1.6. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của vịt lai giữa vịt SM và vịt Đốm được theo dõi từ 1 ngày tuổi đến 10
tuần tuổi, kết quả thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Tỷ lệ nuôi sống của vịt lai ở các tuần tuổi
Tuần
tuổi
TP
PT
Đốm
SM
n
TLNS
(%)
n
TLNS
(%)
n
TLNS

(%)
n
TLNS
(%)
0
40
-
40
-
40
-
40
-
1
40
100,0
40
100,0
40
100,0
39
97,5
2
40
100,0
40
100,0
39
97,5
39

100,0
3
40
100,0
39
97,5
39
100,0
39
100,0
4
40
100,0
39
100,0
39
100,0
39
100,0
5
40
100,0
39
100,0
39
100,0
39
100,0
6
40

100,0
39
100,0
38
97,4
38
97,4
7
40
100,0
38
97,4
38
100,0
38
100,0
8
38
100,0
36
100,0
36
100,0
36
100,0
9
36
100,0
34
100,0

34
100,0
34
100,0


10
34
100,0
32
100,0
32
100,0
32
100,0
TB

100,0

95,0

95,0

95,0

Tỷ lệ nuôi sống phản ánh sức sống, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường, tỷ lệ
nuôi sống có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của chăn nuôi vịt, đối với con lai TP có tỷ
lệ nuôi sống đạt 100,0% trong 10 tuần tuổi nuôi thương phẩm, các thí nghiệm còn lai đạt tỷ lệ
nuôi sống 95%, đây là tỷ lệ nuôi sống đạt cao. Theo Hoàng Thị Lan và cs (2007) cho biết: con lai
4 dòng của vịt SM có tỷ lệ nuôi sống đạt 95,0 - 100% và con lai thể hiện ưu thế lai về sức sống.

Phùng Đức Tiến và cs (2009) con lai giữa vịt SM với vịt M3 và Super Heavy có tỷ lệ nuôi sống
đạt từ 96,00 - 98,00% và có ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống từ 0,71 - 1,03%.
3.1.7. Khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi
Hàng tuần vịt lai được cân cố định vào một ngày trong tuần và sáng sớm, kết quả khối
lượng cơ thể được thể hiện ở bảng 7 và đồ thị 2.
Qua bảng 7 cho thấy khối lượng cơ thể của vịt lai nuôi thương phẩm nằm trong khoảng
khối lượng của vịt SM và vịt Đốm, khối lượng cơ thể của vịt SM ở 7 tuần tuổi đạt 2928,4g; tiếp
đến là khối lượng của vịt PT đạt 226,5g; vịt TP khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi là 2258,9g và thấp
nhất ở vịt Đốm 1420,6g.
Bảng 7. Khối lượng cơ thể của vịt lai ở các tuần tuổi (g/con)
Tuần
tuổi
TP (n = 40)
PT (n = 40)
Đốm (n = 40)
SM (n = 40)
Mean
SE
Mean
Mean
SE
Mean
Mean
SE
Mean
Mean
SE
Mean
1nt
39,7

b
0,4
55,5
a
0,7
41,0
b
0,5
57,3
a
0,8
1
125,6
c
2,2
142,3
b
2,1
113,2
d
2,4
171,3
a
2,7
2
336,5
b
6,6
361,7
b

7,1
277,9
d
6,7
404,6
a
5,5
3
619,8
b
11,4
623,6
b
21,5
453,7
c
10,1
780,1
a
9,5
4
1062,6
b
12,2
1054,7
b
15,9
726,7
c
11,6

1310,3
a
14,2
5
1495,1
b
9,7
1482,7
b
16,5
981,7
c
14,5
1941,7
a
15,3
6
1986,8
b
29,5
1941,1
b
36,6
1287,7
c
19,9
2484,2
a
37,9
7

2258,9
b
30,3
2266,5
b
39,7
1420,6
c
16,1
2928,4
a
38,6
8
2463,7
b
31,6
2430,6
b
44,2
1617,2
c
18,3
3175,9
a
44,9
9
2630,7
b
36,1
2593,2

b
43,5
1717,3
c
21,2
3329,4
a
39,6
10
2749,4
b
44,6
2690,9
b
48,2
1776,9
c
23,5
3487,5
a
43,3
Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d trên cùng một hàng khác nhau ở mức P<0,05; nt: ngày tuổi

Kết quả bảng 7 còn chỉ ra với con lai TP bố là vịt SM và mẹ là vịt Đốm có khối lượng sơ
sinh, 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi luôn nhỏ hơn con lai PT (bố là vịt Đốm và mẹ là vịt SM) nhưng
giai đoạn sau vịt lai TP có khối lượng lớn hơn vịt PT, điều này rất có ý nghĩa trong việc sử dụng


bố và mẹ lai, vịt Đốm khả năng tiêu thụ sản phẩm rất khó nên khi ghép đực SM vào tạo con lai
TP sẽ cho giá trị cao hơn so với vịt Đốm thuần, kết quả được thể hiện rõ hơn qua đồ thị 2.


Đồ thị 2. Biểu diễn khối lượng vịt lai nuôi thương phẩm ở các tuần tuổi (g/con)
3.1.8. Ưu thế lai về khối lượng cơ thể của vịt nuôi thương phẩm
Kết quả ưu thế lai về khối lượng cơ thể của vịt lai nuôi thương phẩm so với vịt thuần thể
hiện ở bảng 8.
Vịt TP ở tuần tuổi 1 và 2 có ưu thế lai âm về khối lượng cơ thể từ -1,4 đến -11,7%. Ưu
thế lai so với trung bình khối lượng của bố mẹ lai cao nhất ở tuần tuổi thứ 6 đạt 5,3%. Qua kết
quả ưu thế lai trên cũng khẳng định hơn về con lai TP có sức sản xuất cao hơn so với con lai PT.
Bảng 8. Ưu thế lai về khối lượng cơ thể của vịt nuôi thương phẩm
Tuần tuổi
P vịt Đốm
(g)
P vịt SM
(g)
Vịt lai TP
Vịt lai PT
P (g)
H (%)
P (g)
H (%)
1
113,2
171,3
125,6
-11,7
142,3
0,0
2
277,9
404,6

336,5
-1,4
361,7
6,0
3
453,7
780,1
619,8
0,5
623,6
1,1
4
726,7
1310,3
1062,6
4,3
1054,7
3,6
5
981,7
1941,7
1495,1
2,3
1482,7
1,4
6
1287,7
2484,2
1986,8
5,3

1941,1
2,9
7
1420,6
2928,4
2258,9
5,1
2266,5
4,2
8
1617,2
3175,9
2463,7
2,8
2430,6
1,4
9
1717,3
3329,4
2630,7
4,3
2593,2
2,8
10
1776,9
3487,5
2749,4
4,5
2690,9
2,2




3.1.9. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát và tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng của vịt lai
Vịt thí nghiệm được mổ ở các tuần tuổi 7, 8, 9 và 10 mỗi tuần mổ 1 đực và 1 mái, tiêu tốn
thức ăn/kg khối lượng tính ở các tuần tuổi 7, 8, 9 và 10, kết quả thể hiện ở
bảng 9.
Bảng 9. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát và tiêu tốn thức ăn của vịt lai
Chỉ tiêu
ĐVT
TP
PT
Đốm
SM
7 tuần tuổi





n
con
2
2
2
2
P sống
g
2167,5
2200,0

1433,0
2929,5
TL thịt xẻ
%
64,5
64,1
56,3
70,2
TL thịt lườn
%
13,3
12,8
10,9
15,2
TL thịt đùi
%
14,7
14,9
13,5
14,2
ĐD lông cánh
cm
10,1
10,9
9,5
14,7
TTTA/kg P
kg
2,23
2,26

2,27
2,41
8 tuần tuổi





n
con
2
2
2
2
P sống
g
2437,5
2450,0
1635,0
3195,0
TL thịt xẻ
%
67,9
67,4
60,9
72,6
TL thịt lườn
%
15,1
14,9

11,7
15,9
TL thịt đùi
%
13,5
13,7
15,1
12,5
ĐD lông cánh
cm
12,5
13,0
11,8
17,4
TTTA/kg P
kg
2,46
2,48
2,50
2,58
9 tuần tuổi





n
con
2
2

2
2
P sống
g
2624,0
2607,5
1706,5
3354,5
TL thịt xẻ
%
69,5
68,7
65,2
73,1
TL thịt lườn
%
16,3
16,6
12,6
16,1
TL thịt đùi
%
12,8
12,7
14,5
11,9
ĐD lông cánh
cm
16,7
17,0

14,6
19,3
TTTA/kg P
kg
2,73
2,75
2,79
2,70
10 tuần tuổi





n
con
2
2
2
2
P sống
g
2771,5
2703,5
1790,0
3583,5
TL thịt xẻ
%
71,2
70,9

65,9
73,5
TL thịt lườn
%
16,9
16,0
12,9
16,4
TL thịt đùi
%
12,3
11,9
12,4
11,7
ĐD lông cánh
cm
18,7
18,9
16,5
21,2
TTTA/kg P
kg
2,86
2,87
2,9
2,81



Vịt SM có kết quả mổ khảo sát cao, 7 tuần tuổi tỷ lệ thịt xẻ đã đạt 70,2% và tỷ lệ thịt đùi

đạt 15,2% như vậy đối với vịt SM có thể giết thịt tại 7 tuần tuổi như kết quả nghiên cứu trên vịt
SM2 có tuổi giết thịt ở 7 tuần tuổi là thích hợp (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2005). Vịt Đốm tỷ lệ
thịt xẻ thấp đến 10 tuần tuổi mới có 65,9% và tiêu tốn thức ăn là 2,9kg/kg khối lượng, đối với
con lai TP và PT tỷ lệ thịt xẻ của con lai TP đạt 69,5% ở 9 tuần tuổi cao hơn con lai PT 68,7% và
tiêu tốn thức ăn đến tuần tuổi này là 2,73 và 2,75kg/kg khối lượng. Tỷ lệ thịt xẻ ở 10 tuần tuổi
của vịt lai TP là 71,2% và vịt lai PT đạt 70,9% , tiêu tốn thức ăn là 2,86 và 2,87 tương ứng ở vịt
TP và PT.
3.2. Khả năng sản xuất của con lai nuôi ngoài sản xuất
Con lai ngoài sản xuất được nuôi tại 3 tỉnh Hà Giang, Quảng Bình và Lạng Sơn, nuôi
theo dõi sinh sản và khả năng cho thịt, kết quả được trình bày tại bảng 10.
Bảng 10. Khả năng sản xuất của con lai nuôi ngoài sản xuất
Chỉ tiêu
ĐVT
Hà Giang
Quảng Bình
Lạng Sơn
Vịt lai nuôi sinh sản




Tỷ lệ nuôi sống đến 24 tuần tuổi
%
95,00
93,33
98,33
Tuổi đẻ
ngày
160
155

159
P vào đẻ
g/con
2599,32
2590,15
2600,42
Tỷ lệ đẻ
%
67,24
66,92
66,13
Năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ
quả
244,76
243,59
240,71
TTTA/10 quả trứng
kg
3,92
3,93
3,96
Vịt lai nuôi thương phẩm




Tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày
%
97,77
99,71

96,59
P cơ thể 70 ngày
g/con
2579,6
2600,1
2587,4
TTTA/kg P
kg
2,89
2,85
2,92

Kết quả bảng 10 cho thấy vịt lai nuôi sinh sản tại 3 tỉnh có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 93,33 -
98,33%, kết quả tỷ lệ nuôi sống cũng đạt tương đương so với vịt lai nuôi thí nghiệm tại Trung
tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, tuổi đẻ của vịt nuôi tại Quảng Bình có sớm hơn 155 ngày điều
này là do tại Quảng Bình thời tiết nắng nhiều hơn nên vịt phát dục sớm hơn, tuổi đẻ của vịt
nuooit ại Hà Giang và Lạng Sơn là 160 ngày và 159 ngày. Năng suất trứng đạt được của vịt lai là
240,71 - 244,76 quả/mái/52 tuần đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,92 - 3,96 kg.
Đối với vịt nuôi thương phẩm, tỷ lệ nuôi sống cũng đạt cao 96,59 - 99,71% điều này cũng
thể hiện rõ con lai có sức sống tốt với điều kiện Việt Nam, khối lượng cơ thể ở 70 ngày tuổi đạt
2579,6 - 2600,1g/con với tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 2,85 - 2,92kg. Qua kết quả này cho
thấy vịt lai nuôi ngoài sản xuất cho kết quả tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nước ta.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận


4.1.1. Đối với vịt lai nuôi sinh sản
Vịt thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt con và hậu bị đạt cao. Tuổi đẻ của vịt lai
TP (159 ngày) sớm hơn so với vịt PT và vịt SM, năng suất trứng của vịt lai có ưu thế lai dương,
ưu thế lai về năng suất trứng của vịt TP ở 42 tuần đẻ đạt 23,8% và vịt PT là 22,9%; tính đến 52

tuần đẻ ưu thế lai về năng suất trứng của vịt TP là 17,7% và vịt PT là 16,9%.
Trứng của vịt lai có khối lượng bằng trung bình của vịt SM và vịt Đốm, đơn vị Haugh
của trứng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn trứng giống, tỷ lệ phôi của vịt TP là cao nhất 94,33% và tỷ lệ
nở/tổng trứng vào ấp đạt cao nhất 79,87%.
4.1.2. Đối với vịt lai nuôi thương phẩm
Tỷ lệ nuôi sống của vịt lai nuôi đến 10 tuần tuổi đạt cao và con lai TP thể hiện ưu thế lai
về sức sống hơn hẳn, ưu thế lai về khối lượng cơ thể so với vịt Đốm và vịt SM của vịt lai TP đạt
cao hơn vịt lai TP.
Vịt lai thế hiện khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, khả năng
sinh sản và sản xuất thịt đạt cao.
4.2. Đề nghị
Công nhận con lai giữa vịt SM và vịt Đốm là tiến bộ kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột (2007). Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt
CV Super M thế hệ thứ 5. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 6, tháng 06/2007. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đức Trọng và Nghiêm Thúy Ngọc (2007).
Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai đơn và lai kép giữa 4 dòng vịt SM. Tạp chí Khoa học Công
nghệ Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi, số 9 - tháng 12/2007. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 19 - 25.
3. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Xuân, Lê
Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng và Vũ Anh Bình (2009). Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông
bà Super Heavy nhập nội. Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm 2008. Hà Nội, tr 156 - 165.
4. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Xuân, Lê
Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng (2009). Nghiên cứu công thức lai giữa vịt Super M với Super M3, Super
Heavy. Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm 2008. Hà Nội, tr 166 - 173.
5. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh (2005). Phát triển giống vịt Đốm
(vịt Nàng, Pất Lài). Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt -
ngan (1980 - 2005). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 119.
6. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Doãn Văn Xuân, Lương Thị Bột & CS (2005). Kết quả nghiên cứu
một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống vịt CV. Super M2 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại

Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan (1980 -
2005). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 15 - 22.
7. Phạm Văn Trượng (1995). Nghiên cứu Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa vịt CV Super M với vịt
Anh Đào Hung, Anh Đào Tiệp nhập nội. Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.


8. Doãn Văn Xuân, Nguyễn Đức Trọng (2005). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh sản của các cặp lai
giữa vịt Cỏ và vịt CV. 2000 Layer. Tóm tắt BC Khoa học Viện Chăn nuôi năm 2004, Hà Nội, tr 95 - 99.
9. Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Văn Duy, Đặng Thị Vui và Nguyễn Thị Thúy
Nghĩa. Xác định cặp lai thích hợp giữa ngan và vịt chuyên thịt trong sản xuất con lai. Báo cáo Khoa học
Viện Chăn nuôi năm 2008, Phần Di truyền giống Vật nuôi, Hà Nội, tr 187 - 194.

×