Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài kiểm tra Tin Học Ứng Dụng Trong Quản Lý Hành Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.75 KB, 10 trang )

Học Viện Hành Chính
Phạm Văn Vinh
Lớp ks7D
Bài Kiểm Tra
Môn: Tin Học Ứng Dụng Trong Quản Lý Hành Chính
Đề: Giải pháp xây dựng chính phủ điện tử ở nước ta hiện nay

Bài Làm
Chính phủ điện tử đây là một thuật ngữ xuất hiện chưa lâu trên thế
giới cũng như ở việt nam. Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm chính phủ
điện tử tuỳ vào từng góc nhìn của người định nghĩa. Hiện nay những định
nghĩa về chính phủ điện tử thường được nói đến nhiều là:
Chính phủ điện tử là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng
công nghệ thông tin như: mạng diện rộng, internet, các phương tiện di động
để quan hệ với công dân, giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan của
chính phủ.
Chính phủ điện tử là việc cung cấp các thông tin và các dịch vụ chính
phủ qua internet hay các phương tiện điện tử.
Hay có một cách hiểu khác là chính phủ điện tử là chính phủ làm việc
với người dân 24/24 giờ/ ngày, 7/7 ngày/ tuần. người dân có thể thụ hưởng
các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu.
Từ các cách tiếp cận trên ta có thể có cách tiếp cận chung về khái
niệm chính phủ điện tử như sau: Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ
1
thông tin và truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu
lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho
người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước. Hay nói ngắn
gọn, chính phủ điện tử là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung
cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyên
thông.


Hai nhóm công việc chính được đề cập khi nơi đến chính phủ điện tử
là: Các dịch vụ chính phủ trực truyến và tác nghiệp chính phủ.
Việc xây dựng chính phủ điện tử sẽ mang lại một số lợi ích căn bản
sau:
Gia tăng hiệu quả làm việc và nâng năng lực của cán bộ làm việc
trong các cơ quan nhà nước.
Giảm thiểu phí phạm và tránh làm lại cùng một công việc nhiều lần.
Quản lý dữ liệu và thông tin một cách mau chóng, chính sác và hữu
hiệu.
Thu hút đầu tư nước ngoài.
Bớt gánh nặng hành chính cho người dân và cho doanh nghiệp.
Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương mại điện
tử.
Giúp chính phủ và các địa phương hoạch định chính sách có hiệu quả
hơn nhờ khả năng thu thập và phân tích thông tin một cách nhanh chóng.
Tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập vào cộng đồng thế giới.
Giúp chính phủ cới mở và gần với người dân hơn, phục vụ và cung
cấp dịch vụ một cách dễ dàng hơn, đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết của
người dân trong việc sử dụng công nghệ thông tin và mạng Internet để học
hỏi.
2
Từ khái niệm và những tiện ích mà chính phủ điện tử mang lại thì
chính phủ điện tử là một mơ ước của nền dân chủ, của một nhà nước của
dân, do dân, vì dân trong thời đại công nghệ thông tin. Tuy nhiên để xây
dựng thành công chính phủ điện tử đó không phải là công việc dễ dàng. Các
nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
đã đưa ra nhiều kiến nghị cũng như giải pháp nhằm xây dựng thành công
chính phủ điện tử ở việt nam nhưng sau thất bại của đề án 112 công việc xây
dựng chính phủ điện tử vẫn đang ở giai đoạn khởi động bước đầu.
Để xây dựng thành công chính phủ điện tử ở việt nam cần phải thực

đồng bộ các giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức và thay đổ cách nghĩ về chính phủ điện tử.
Trước tiên là nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo từ trung ương
đến địa phương. Đây là công việc có tầm quan trọng vì đây là cấp có vai trò
quyết định. Một khi các cấp lãnh đạo trung ương nhận thức đầy đủ về vai trò
và tác dụng của chính phủ điện tử và có ý kiến chỉ đạo cụ thể về vấn đề này
thì việc xây dựng chương trình kế hoạch phát triển chính phủ điện tử sẽ
thuận lợi hơn.
Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức. Đây là bộ phận trực tiếp
thực hiện các chương trình ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý hành
chính do vậy nhận thức của các bộ, công chức tốt sẽ tạo điều kiện để cán bộ,
công chức nâng cao trình độ chuyên môn nói chung cũng như trình độ tin
học nói riêng, tránh lãng phí tài sản quốc gia khi thực hiện các dự án ứng
dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý hành chính.
Nâng cao nhận thức của người dân, các doanh nhiệp và các tổ chức,
bằng việc tuyên truyền, phổ biến giúp họ hiểu về thế nào là chính phủ điện
tử và những tiện ích mà chính phủ điện tử mang lại, khi đó mức độ nhận
thực của người dân, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ được nâng cao họ sẽ tự
3
giác hơn trong việc học tập cũng như nâng cao trình độ tin học của bản thân
khi đó việc xây dựng chính phủ điện tử sẽ thuận lợi hơn.
2. Hình thành khung pháp lý chung về việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quảng lý hành chính nhà nước.
Đây là việc cần thiết vì xây dựng chính phủ điện tử là một chương
trình quốc gia, sử dụng nguồn lực quốc gia và để thành công thì bắt buộc
phải có sự tham gia của các cơ quan của chính phủ do vậy phải có môt
khung pháp lý chung nhằm định hướng cho các cơ quan của chính phủ xây
dựng và thực hiện đồng bộ. Cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai các ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông không đầy đủ dẫn đến tình trạng
lúng túng, không rõ phương hướng phát triển, nhiều hệ thống thông tin sau

khi được tin học hoá xong lại không được sử dụng vì không đồng bộ với các
quy chế, quy trình làm việc hiện hành.
Ở nước ta với nghị định 64/2007/ND-CP và chỉ thị 43/2008/QĐ-TTg
cùng với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước và sự hưỡng dẫn đôn
đốc của các cơ quan quản lý chuyên ngành việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong các cơ quan nhà nước đã bắt đầu đạt được một số thành công.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ta có thể thấy việc triển khai chính phủ
điện tử chưa xác định rõ ràng cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm trong
việc chỉ đạo theo một chương trình thống nhất. Hiện nay, Văn phòng chính
phủ, bộ bưu chính viễn thông và một số cơ quan khác cùng tham gia triển
khai. Việc có nhiều cơ quan tham gia triển khai và quản lý sẽ làm mọi việc
trở nên phức tạp đôi khi không thồng nhất khó thực hiện.
Do vậy việc tạo lập khung pháp lý xác định rõ một hoặc hai cơ quan
cùng tham gia thực hiện, điều hành và chịu trách nhiệm về sự thành công và
thất bại của chính phủ điện tử là việc có ý nghĩa quan trọng, một khi đã xác
định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan tiến hành, mọi công việc sẽ được
4
tập trung về đầu mối khi đó sẽ dễ phát hiện được những vướng mắc khi thực
hiện và kịp thời điều chỉnh, đồng thời có thể biết chính sác được tiến độ dự
án.
Xây dựng một đề án tổng thể thật cụ thể về chính phủ điện tử để trình
các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xây
dựng chính phủ điện tử. Bản đề án phải thật chi tiết về các bước đi cũng như
tiến trình thực hiện đề án, thời gian cũng như nguồn nhân vật lực tham gia
vận hành dự án. Các bước xây dựng mô hình chính phủ điện tử phải theo
một quy trình. Đầu tiên phải định nghĩa rõ tầm nhìn về chiến lược, sau đó
phải đưa ra thiết kế. Kế tiếp là phải xây dựng hình mẫu triển khai và sau đó
phải tiếp tục củng cố, cập nhật. Bởi tất cả các công nghệ đều thay đổi theo
thời gian nên sau khi chúng ta kiểm tra phải tiếp tục duy trì nó nhưng bên
cạnh đó cũng phải củng cố và có những thay đổi cần thiết trong quá trình áp

dụng.
Xác định nhiệm vụ rõ ràng, phân công phân cấp và phối hợp thực
hiện giữa trung ương và địa phương một cách đồng bộ, trung ương làm gì và
địa phương phải làm những gì khi xây dựng chính phủ điện tử. Khi trung
ương và địa phương xây dựng xong thì kết hợp lại sẽ thành một chính phủ
điện tử thống nhất từ trung ương đến địa phương. Người dân và doanh
nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công mà không gặp các
trở ngại như khi thực hiện các giao dịch với các cơ quan hành chính.
3. Gắn việc xây dựng chính phủ điện tử với cải cách thủ tục hành
chính.
Hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính
quyền các cấp, giúp người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan
chính phủ được nhanh chóng, thuận tiện, tiếc kiệm và hiệu quả hơn.
5

×