Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc dòng lợn VCN01, VCN02, VCN03, VCN04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.52 KB, 7 trang )



KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NẠC CỦA CÁC DÒNG VCN01,
VCN02, VCN03, VCN04 CÓ NGUỒN GỐC PIC
Đinh Hữu Hùng, Lê Thế Tuấn, Nguyễn Thành Chung
Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 4 dòng lợn VCN01, VCN02, VCN03, VCN04 tại Trạm nghiên cứu và nuôi
giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và xác định tỷ lệ nạc của các dòng
trên. Kết quả đạt được về sinh trưởng các dòng VCN01, VCN02, VCN03, VCN04 tương ứng về tăng khối lượng
trong thời gian kiểm tra: 770,51g; 768,27g; 797,10g và 745,70g; tiêu tốn thức ăn trong thời gian kiểm tra: 2,73kg;
2,73kg; 2,60kg và 2,74kg. Kết quả đạt được về tỷ lệ nạc: 59,67%; 58,28%; 58,10% và 62,50%.
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn tập trung hiện nay ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng
trang trại, quy mô đầu lợn, chất lượng con giống. Theo Cục Chăn nuôi năm 2007, số đầu lợn
năm 2006 đạt 26, 8 triệu con, kế hoạch cho đến năm 2010 đạt 32,8 triệu con, đến năm 2015 đạt
36, 9 triệu con.
Để có được đàn lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở mức độ tối đa của
phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
và điều kiện chuồng trại…thì việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc
điểm của mỗi giống, mỗi dòng và đặc biệt việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần
thiết.
Trong chăn nuôi lợn trước khi sử dụng đực và cái giống của các giống cao sản vào
chương trình nhân giống thì nhất thiết phải kiểm tra thành tích của chúng. Đực giống giữ một vị
trí hết sức quan trọng, bởi con đực là một nửa đàn giống, và thông qua những đực giống tốt thì
có thể cải tạo đàn lợn một cách nhanh chóng.
Xuất phát từ đó, chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá khả năng sinh trưởng và xác
định tỷ lệ nạc của các dòng VCN01, VCN02, VCN03, VCN04 có nguồn gốc PIC được nuôi tại
Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp". Nhằm mục tiêu đánh giá khả
năng sinh trưởng của lợn đực, xác định tỷ lệ nạc của lợn đực
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu


2.1. Vật liệu nghiên cứu
Trên 4 dòng lợn đực :
+ VCN01: Là dòng Yorkshire tổng hợp, số lượng 32 con
+ VCN02: Là dòng Landrace tổng hợp, số lượng 47 con
+ VCN03: Là dòng Duroc tổng hợp, số lượng 38 con
+ VCN04: Là dòng Pietrian tổng hợp, số lượng 42 con
2.2. Nội dung nghiên cứu


- Xác định được khả năng tăng khối lượng trong thời gian kiểm tra.
- Xác định được tiêu tốn thức ăn trong thời gian kiểm tra.
- Xác định độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn siêu âm.
- Xác định được tỷ lệ nạc của lợn đực thông qua các chỉ tiêu đo siêu âm.
2.3. Địa điểm
Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp
2.4. Thời gian
Từ tháng 10/2009 đến tháng 06/2010
2.5. Phương pháp nghiên cứu
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng:
+ Khối lượng đưa vào kiểm tra 25 ± 3kg
+ Tuổi bắt đầu đưa vào kiểm tra (ngày)
+ Khối lượng kết thúc là 90 ± 3kg.
+ Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày)
+ Thời gian kiểm tra (TGKT):
TGKT = Tuổi đạt khối lượng kết thúc - Tuổi bắt đầu vào kiểm tra.
+ Tăng khối lượng trong thời gian kiểm tra:
g/ngày kiểm tra =
KL kết thúc kiểm tra – KL bắt đầu kiểm tra
Thời gian kiểm tra
+ Tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng trong thời gian kiểm tra (TTA):

TTA (kg/kg) =
Tổng thức ăn tiêu thụ trong thời gian kiểm tra (kg)
KL tăng trong thời gian kiểm tra (kg)
- Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn và tỷ lệ nạc
+ Phương pháp đo siêu âm: Đo siêu âm độ dày cơ thăn và độ dày mỡ lưng được tiến hành
đo ở điểm P2, đo bằng máy siêu âm Agroscan.
+ Ước tính tỷ lệ nạc.
Ước tính tỷ lệ nạc thông qua độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn bằng phương trình hồi
quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ khuyến cáo (Moyennes et de l'Agriculture, 1999).
Y = 59,902386 - 1,060750 X1 + 0,229324 X2
Trong đó:
Y = Tỷ lệ nạc ước tính của thân thịt (%).
X1 = Độ dày mỡ lưng tính bằng mm.
X2 = Độ dày cơ thăn tính bằng mm.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương trình SAS 9.1 và EXCEL. Các kết quả được
trình bày gồm giá trị trung bình quần thể (Mean) và sai số chuẩn (SD).
3. Kết quả và thảo luận


3.1. Sinh trưởng của lợn đực giống
Kết quả sinh trưởng của 4 dòng lợn đực được trình bày ở bảng 1
3.1.1. Tuổi bắt đầu và kết thúc kiểm tra
Tuổi bắt đầu kiểm tra của VCN01 (76,9 ngày), VCN03 (74,8 ngày), VCN04 (77,5 ngày)
là tương đương nhau không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Đối với VCN02 tuổi bắt đầu kiểm
tra là 81,5 ngày cao nhất trong 4 dòng, sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).


Tương tự như vậy tuổi kết thúc của VCN02 (165,7 ngày) là cao nhất trong 4 dòng sai
khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). VCN03, VCN01 và VCN04 lần lượt có tuổi kết thúc

kiểm tra là 158,7 ngày, 161,8 ngày, 162,5 ngày là tương đương nhau.
3.1.2. Khối lượng bắt đầu và kết thúc kiểm tra
Kết quả cho thấy khối lượng đưa vào kiểm tra của VCN03 (25,54 kg) là nhỏ nhất, còn
VCN02 (27,11 kg) VCN04 (27,60 kg) cao hơn hẳn, có sự sai khác thống kê về khối lượng bắt
đầu kiểm tra giữa VCN03 với VCV02, VCN04 (P<0,05). Ở VCN01 có khối lượng đầu vào là 26,
67 kg thì tương đương với các dòng, không có sự sai khác thống kê (P>0,05).
Khối lượng kết thúc ở VCN03 (91,96 kg) là cao nhất và thấp nhất ở VCN04 (90,29 kg)
có sự sai khác thống kê (P<0,05). Còn VCN02 (91,12 kg), VCN01 (91,39 kg) có khối lượng kết
thúc kiểm tra là tương đương nhau.
3.1.3. Tăng khối lượng trong thời gian kiểm tra
Ở bảng 1 với thời gian kiểm tra là tương đương nhau thì khẳ năng tăng khối lượng bình
quân của VCN03 (797,10 g) là cao nhất so với các dòng khác (P < 0,05), sau đó đến VCN01
(770,51 g), VCN02 (768,27 g) và thấp nhất là VCN04 (745,70 g). Lợn đực VCN03 có tốc độ
tăng khối lượng trong thời gian đánh giá cao nhất trong 4 dòng
Đực VCN03 phát triển tốt nhất trong 4 dòng lợn đực nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển
giống lợn hạt nhân Tam Điệp. Tăng khối lượng trong thời gian kiểm tra của VCN03 là cao nhất,
khối lượng đưa vào kiểm tra thấp nhất nhưng khi kết thúc kiểm tra lại có khối lượng cao nhất.
Kết quả đạt được ở trên của 4 dòng cao hơn so với các nghiên cứu trong nước về tăng
khối lượng trong thời gian kiểm tra như Đinh Văn Chỉnh và và cộng tác viên (1993)[2] cho biết
Đại Bạch là 558,59 g/ngày, Landrace là 531,5 g/ngày; Landrace là 405,3 g/ngày (Nguyễn Quế
Côi và cộng tác viên, 1995[1]). Mặt khác kết quả gần đây của một số tác giả nước ngoài cho thấy
tăng khối lượng của Duroc là 880 g /ngày, Landrace là 850 g /ngày, Yorkshire là 870 g /ngày
(Johnson và cộng tác viên 2002 [9]), Ball và cs (2003)[6] khi nghiên cứu về sinh trưởng của các
giống Landrace, Yorkshire và Duroc cho biết tăng khối lượng tương ứng là 899g/ngày, 858
g/ngày và 894 g /ngày.
Qua các công bố của các tác giả nước ngoài thì các dòng lợn đực ở theo dõi này có mức
tăng khối lượng trong thời gian nuôi kiểm tra còn thấp. Do đó cần có những biện pháp chọn lọc
về giống và cải tiến điều kiện nuôi dưỡng phù hợp để nâng cao tăng khối lượng trong thời gian
kiểm traQ, từ đó sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và qua đó mang lại hiệu quả kinh tế.
3.1.4. Tiêu tốn thức ăn trong thời gian kiểm tra

Mức độ tiêu tốn thức ăn của VCN03 là 2,60 kg/kg, của VCN01, VCN02, VCN03 tương
ứng là 2,72; 2,73; và 2,74 kg/kg. Đực VCN03 có mức độ tiêu tốn thức ăn là thấp nhất, có sự sai
khác thống kê so với các dòng khác (P < 0,05), mức độ tiêu tốn thức ăn kg /kg của VCN01,
VCN02, VCN04 là tương đương nhau, không có sự sai khác thống kê (P > 0,05). Điều này hoàn
toàn phù hợp với tăng khối lượng trong thời gian nuôi kiểm tra của VCN03 (797,10 g/ngày) là
cao nhất, sau đó là VCN01 (770,51 kg/ngày), VCN02 (768,27 kg/ngày) và thấp nhất là VCN04


(745,70 kg/ngày).
Tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng trong thời gian nuôi kiểm tra của 4 dòng trên đều
thấp hơn so với của Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (1993)[2] với 3,4 kg/kg ở Đại Bạch và
3,43 kg/kg ở Landrace. Đối với những công bố của các tác giả nước ngoài, Johnson và cộng tác
viên, 2002[9] cho biết mức độ tiêu tốn thức ăn của Duroc là 2,67 kg/kg; Landrace là 2,65 kg/kg
và Yorkshire là 2,58 kg/kg thì các kết quả của thí nghiệm này đều cao hơn. Như vậy, vấn đề đặt
ra là phải nâng cao mức tăng khối lượng trong thời gian nuôi kiểm tra thông qua chọn lọc giống
đưa vào nuôi kiểm tra nhằm giảm tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng.
3.2. Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn và tỷ lệ nạc của đực giống
3.2.1. Độ dày mỡ lưng
Độ dày mỡ lưng cũng là một tính trạng mang tính di truyền trung gian và có mối tương
quan rất chặt chẽ với tỷ lệ nạc, nó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chọn lọc
và lai tạo giống lợn vì nó ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế.
Qua bảng 2 ta thấy độ dày mỡ lưng siêu âm của VCN04 là 9, 44mm thấp nhất trong các
dòng và VCN02 là 12, 54 mm cao nhất, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả này cho thấy rằng VCN04 là dòng đực, cho tỷ lệ nạc cao nên có độ dày mỡ lưng
thấp hơn so với VCN02 là dòng cái bởi vì độ dày mỡ lưng là một chỉ tiêu có liên quan đến năng
suất sinh sản ở con cái. Còn đối với VCN01 và VCN03 có giá trị tương ứng là 11,02 mm và
12,12 mm, tuy VCN03 là dòng đực nhưng lại có độ dày mỡ lưng cao hơn VCN01.
Ở các tài liệu tham khảo trong nước các tác giả cũng cho thấy độ dày mỡ lưng của lợn là
khác nhau và phụ thuộc và giống và phương pháp đo siêu âm. Lê Thanh Hải (1994)[3] cho biết
lợn Đại Bạch có độ dày mỡ lưng từ 13,50 mm đến 15,76 mm còn với Landrace là 18,13 mm

(Nguyễn Quế Côi và cộng tác viên, 1995)[1], Phan Xuân Hảo (2007)[4], khi nghiên cứu trên lợn
Yorkshire, Landrace có dày mỡ lưng lần lượt là: 23,60; 21,60 mm. Khuynh hướng như vậy cũng
tìm thấy ở các tài liệu nước ngoài, cụ thể như Boulard và cộng tác viên (1986)[7] ở Đại Bạch là
12,20 mm và Landrace 12,70 mm; Chen và cộng tác viên (2002)[8] cho biết Duroc, Yorkshire,
Landrace có độ dày mỡ lưng tương ứng là 16,98; 17,90; và 16, 50 mm.
Trong việc chọn lọc cũng như cải tiến điều kiện nuôi dưỡng cần phải chọn lọc những
dòng đực có độ dày mỡ lưng thấp còn dòng cái thì cần có độ dày mỡ lưng cao hơn và ở trong
một phạm vi nhất định.


3.2.2. Độ dày cơ thăn
Đây cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng và cùng với chỉ tiêu độ dày mỡ lưng được sử
dụng để tính tỷ lệ nạc ở lợn đực. Trên cơ sở đó giúp ta chọn lọc được những cá thể lợn đực có tỷ
lệ nạc cao để đưa vào chương trình nhân giống cũng như tạo ra các con lai có tỷ lệ nạc cao.
Ở bảng 2 ta thấy trong 4 dòng thì VCN04 có độ dày cơ thăn lớn nhất (55,01 mm) và thấp
nhất là VCN03 (48,23 mm) có sự sai khác ở đây (P < 0,05), đứng thứ hai là VCN01 và VCN02
là 50, 96 và 49,96 mm.
3.2.3. Tỷ lệ nạc được đánh giá bằng các chỉ tiêu đo siêu âm
Tỷ lệ nạc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng sản phẩm thịt nên việc nâng cao tỷ lệ
nạc được các nhà khoa học cũng như người chăn nuôi quan tâm.
Qua bảng 2 ta thấy VCN04 có tỷ lệ nạc rất cao là 62,50 %, điều này hoàn toàn phù hợp
với các chỉ tiêu ở trên là có độ dày mỡ lưng thấp và độ dày cơ thăn cao, các sai khác này đều có
ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tiếp theo là đến tỷ lệ nạc của VCN01, VCN02 và VCN03 tương ứng
là 59,67; 58,28; và 58,10 %. Theo Plastow và và cộng tác viên (2005) cho biết các giống thuần
Landrace, Duroc, Pietrian có tỷ lệ nạc xác định bằng máy FOM tương ứng là 57,18; 55,48, 60,40
% thì kết quả của theo dõi này là cao hơn.
Trên thực tế đã được chứng minh lợn thương phẩm 4 giống và 5 giống được tạo ra chủ
yếu từ các dòng VCN01, VCN02, VCN03, VCN04 có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn
thấp và cho tỷ lệ nạc cao. Theo Lê Xuân Trường (2006)[5] cho biết các con lai 4 giống và 5
giống được tạo ra chủ yếu từ 4 dòng lợn trên có tỷ lệ nạc là 58, 79 và 58,13%.

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Qua kết quả thu được trong nghiên cứu này có thể dẫn ra các kết luận sau:
- Khả năng sinh trưởng
Các dòng lợn đực trong theo dõi này có mức tăng khối lượng trong thời gian kiểm tra từ
745, 7g đến 797,1g/ngày.
Dòng VCN03 có mức tăng khối lượng cao nhất.
- Tiêu tốn thức ăn
Mức tiêu tốn thức ăn ở theo dõi này đều dưới 2,8kg/kg tăng khối lượng. Dòng VCN03 có
mức tiêu tốn thức ăn là thấp nhất 2,6kg.
- Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn và tỷ lề nạc
Tỷ lệ nạc của VCN01, VCN02, VCN03 đều dưới 60%, chỉ có dòng VCN04 có tỷ lệ nạc
cao đạt 62,5%.
4.2. Đề nghị
- Cần tiến hành kiểm tra đời sau của các đực giống được chọn lọc sau đánh giá kiểm tra
về các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Sử dụng kết quả của nghiên cứu để phục vụ công tác giống của Trung Tâm nghiên cứu


lợn Thụy Phương.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Văn Thiện, Trần Đức Hán, Nguyễn Văn Lân (1995). Một số đặc điểm di truyền
và chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp
Nhà nước KN 02 - 01, Hà Nội,.
2. Đinh Văn Chỉnh và Trần Xuân Việt, (1993). Kiểm tra thành tích vỗ béo 1 số lợn đực giống tại Trại nhân
giống Phú Lãm Hà Tây. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi thú y (1991 1993), NXB Nông
nghiệp Hà Nội, 20 - 23.3. Phạm Hữu Doanh, 1989- “Khả năng sản xuất của giống lợn ngoại Landrace và
Đại Bạch Bỉ, Nhật và Cuba nuôi tại Viện Chăn Nuôi, Thông tin KHKT Chăn nuôi.
3. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyển và Lê Phạm Hội (1994). Ảnh hưởng của heo đực giống Yorkshire và heo
đực lai chọn lọc qua kiểm tra năng suất cá thể trong sản xuất heo thương phẩm Báo cáo khoa học trên

phần tiểu gia súc.
4. Phan Xuân Hảo, 2007. Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại đời bố mẹ và con lai nuôi thịt”, Đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ.
5. Lê Xuân Trường, 2006. Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 4 giống (402 x C22)
và 5 giống (402 x ca) tại cụm trang trại chăn nuôi lợn ngoại công nghệ cao Bãi Đu, xã Quảng Thành,
Thành phố Thanh Hóa.
6. Ball, R.O., Gibson, J.P., C.A.Aker, K.Nadarajah, B.E.Uttaro and A.Forrtin (2003). Differences among
breeds, breed origins and gender for growth, carcass composition and pork quality".
7. Boulanrd, J; Fleho, J.Y; Laboe, D; Tiran MH Le; Runavot, JP; Le Tiran, MH, (1986). Performance in
1985, Techni Porce, 9, 4, 19 25.
8. P. Chen, T. J. Baas, J. W. Mabry, J. C. M. Dekkers and K. J. Koehler, (2007). Genetic parameters and
trends for lean growth rate and its components in U.S. Yorkshire, Duroc, Hampshire, and Landrace pigs. J
Anim Sci. 80:2062-2070.
9. Z. B. Johnson, J. J. Chewning and R. A, (2002). Nugent, 3rd, Maternal effects on traits measured during
postweaning performance test of swinefrom four breeds. J Anim Sci. 80:1470-1477.
10. Plastow G.S., D.Carrion, M.Gil, J.A.Garcia Regueiro (2005). “Quality pork genes and meal qulity", Meat
sicience, (70), pp. 409 - 421.

×