1
Tiểu luận
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau một năm hoãn thực hiện việc thu thuế thu nhập chứng khoán, đến nay, khi thị
trường bắt đầu quá trình phục hồi, từ ngày 1/1/2010, các hoạt động đầu tư, kinh doanh
chứng khoán, chuyển nhượng cổ phiếu… sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. NĐT
được lựa chọn một trong hai phương thức nộp thuế, nộp theo thuế suất 20% trên thu
nhập tính thuế cả năm, nộp theo 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Để xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển trên Thế giới như hiện nay
phải mất cả trăm năm, trong khi đó TTCKVN mới chưa được 10 năm. Có thể nói
TTCKVN thời gian qua đã tăng trưởng khá nhanh và đạt được nhiều thành tích, khối
lượng giao dịch tăng, số NĐT tăng, tài khoản giao dịch tăng, nhưng nếu so với các
nước khác thì quy mô TTCKVN vẫn rất khiêm tốn. Hiện nay, số NĐT mở tài khoản
theo chúng tôi thống kê chưa được 1 triệu tài khoản, so với 80 triệu dân, nghĩa là chi
khoản 1%. Con số này còn quá nhỏ bé! Trung Quốc là nước khai trương thị trường
chứng khoán gần 20 năm, gần đây, năm 2008 mới đặt vấn đề thu thuế, khi số lượng tài
khoản giao dịch của họ đạt khoảng 10% dân số. Những nước tư bản phát triển cũng
vậy, họ chỉ đặt vấn đề thu thuế khi số lượng NĐT tham gia thị trường chứng khoán đạt
được tỷ lệ nhất định.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là thuế TNCN đánh vào chứng khoán ở Việt Nam
được đưa ra vào thời điểm này liệu có phải là quá vội vàng, khi thị trường ở nước ta
còn quá non trẻ. Từ thời điểm triển khai dự luật thuế đã có nhiều ý kiến đưa ra trái
chiều nhau. Và nhiều câu hỏi được đặt ra. Chính sách thuế TNCN đánh vào chứng
khoán có thật sự hoàn thiện, mức thu, phương thức thu, thời điểm thu đã hợp lý chưa.
Việc áp dụng chính sách thuế này tác động đến thị trường, đến tâm lý nhà đầu tư như
thế nào? Bên cạnh mặt tích cực thì chính sách thuế còn có những hạn chế ra sao?
3
CHƯƠNG 1 :
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.Tổng quan về thị trường chứng khoán :
1.1. Khái niệm :
Thị trường chứng khoán là thị trường mà nơi đó diễn ra hoạt động giao dịch mua
bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Đây là nơi chắp nối quan hệ cung - cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế
quốc dân và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu
tư (người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư
(người mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau.
Thị trường chứng khoán cũng được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao
dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị
trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát
hành và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được
phát hành ở thị trường sơ cấp.
Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử xuất hiện cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường chứng khoán
cũng qua những bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa dạng, phức tạp
dần theo sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội. Đây là thị trường lưu hành các
loại hàng hóa đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ
chức, quản lý thị trường chứng khoán cũng có sự khác biệt so với các thị trường thông
thường.
Các công cụ đầu tư trên thị trường chứng khoán thường gặp: các cổ phiếu đầu tư,
trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương, các quyền lựa chọn, chứng khoán chính phủ
(tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu chính phủ…)
4
1.2. Tính tất yếu của việc hình thành thị trường chứng khoán :
a. Do yêu cầu của nền kinh tế:
Thị trường chứng khoán chỉ ra đời khi nền kinh tế thị trường đã phát triển ở mức
độ nhất định và đòi hỏi phải hình thành một tổ chức nào đó có khả năng tiếp thêm sức
mạnh cho thị trường - đó là thị trường chứng khoán với việc cung cấp vốn cho nền
kinh tế. Có thể nói nền kinh tế hàng hóa phát triển làm nảy sinh thị trường chứng
khoán và thị trường chứng khoán đến lượt nó lại tiếp thêm nguồn lực để thúc đẩy nền
kinh tế hàng hóa phát triển.
b. Do yêu cầu của nhà nước:
Để hoàn thiện nhiệm vụ của mình nhà nước luôn phải chi tiêu mà nguồn thu chủ
yếu của nhà nước từ thuế thường không trang trải hết các hoạt động của nhà nước, nhà
nước buộc phải vay vốn trong dân cư và các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành kỳ
phiếu. Thị trường chứng khoán ra đời sẽ giúp cho quá trình phát hành này được thuận
lợi hơn.
1.3. Phân loại thị trừơng chứng khoán:
a. Xét theo tiêu chí lưu thông chứng khoán:
Có thể phân ra thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
- Tại thị trường sơ cấp, các chứng khoán lần đầu tiên được bán cho các nhà đầu
tư nên còn được gọi là thị trường phát hành. Điều đó cũng có nghĩa: thông qua thị
trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự được chuyển cho nhà phát hành.
- Thị trường thứ cấp diễn ra các giao dịch chứng khoán chưa được thanh toán. Bộ
phận thị trường này không làm tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế nhưng có thể hoạt
động liên tục, tạo ra khả năng thanh khoản cho chứng khoán đã phát hành. Thị trường
thứ cấp phục vụ cho hai mục đích chính: thúc đẩy sự tạo vốn cho các doanh nghiệp,
chính phủ và tạo ra các công cụ đầu tư có khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư. Thông
qua thị trường thứ cấp, các bên tham gia đều mong muốn đạt tới hiệu ích kinh tế của
mình.
Hai bộ phận thị trường sơ cấp cũng như thứ cấp có mối quan hệ nội tại, mật thiết:
thị trường sơ cấp là sơ sở, tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị
trường sơ cấp thì không có chứng khoán để vận hành thị trường thứ cấp, ngược lại,
nếu không có thị trường thứ cấp sẽ khó khăn trong việc phát hành vì chứng khoán hầu
5
như không có khả năng thanh khoản vì chưa đến hạn thanh toán.
b. Xét theo phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán:
Bao gồm thị trường tập trung và không tập trung:
Thị trường chứng khoán tập trung: diễn ra các hoạt động mua hoặc bán
chứng khoán hoặc tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán được tồn tại
dưới hình thức phổ biến là Sở giao dịch chứng khoán hoặc các sàn giao dịch chứng
khoán. Đây là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ để đấu giá, thương
lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo những nguyên
tắc và quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán đề ra trên cơ sở của luật chứng
khoán.
Thị trường không tập trung (thị trường OTC): là hoạt động giao dịch của
chứng khoán không thông qua Sở giao dịch chứng khoán mà thực hiện bởi các công ty
chứng khoán thành viên rải rác khắp nơi trên đất nước. Phương thức giao dịch thông
qua mạng điện tử và mạng vi tính.
Thị trường chứng khoán tập trung có giá trị như bộ mặt thị trường chứng khoán
quốc gia, các bộ phận thị trường khác thể hiện sự đa dạng của các giao dịch có thể lựa
chọn. Hàng hóa của thị trường tập trung cũng là những hàng hóa có thể đánh giá có
chất lượng hơn so với hàng hóa của thị trường khác do tính có tổ chức của nó. Điều đó
cũng có nghĩa sự an toàn hay rủi ro, cơ hội kiếm lời là khác nhau trong các giao dịch
trên thị trường.
1.4. Các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán:
a. Nhà phát hành:
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán dưới
hình thức phát hành các chứng khoán.
Chính phủ và chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu chính phủ và trái
phiếu địa phương.
- Công ty: phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính như các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ:
phát hành công cụ tài chính như: trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư…
b. Nhà đầu tư chứng khoán:
Những chủ thể có nhu cầu đầu tư bằng cách mua các loại chứng khoán trên thị
6
trường chứng khoán. Loại chủ thể đầu tư này rất đa dạng và đông đảo. Mục đích của
các nhà đầu tư cũng không giống nhau. Thường người ta chia nhà đầu tư thành hai
nhóm cơ bản:
- Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình
thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân
hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
- Nhà đầu tư cá thể: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán
trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời.
Ngoài những chủ thể chủ yếu trên còn có thể có một số đối tượng khác như các
ngân hàng thương mại (tham gia với tư cách là trung gian thanh toán), các đại lý phát
hành chứng khoán…
c. Các công ty chứng khoán:
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thể đảm nhận một
hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.
d. Công ty quản lý quỹ:
Thực hiện quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ
đầu tư để phát hành chứng chỉ quỹ, qua đó hình thành nên các quỹ đầu tư hoạt động
trên thị trường chứng khoán với chức năng kinh doanh chứng khoán và quản lý doanh
mục đầu tư.
e. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán:
- Ủy ban chứng khoán nhà nước: là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích
của nhà đầu tư và đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, có hiệu quả
và phát triển bền vững.
- Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường giao dịch
tập trung và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng
khoán trên Sở giao dịch phù hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng
khoán.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức của các công ty chứng
khoán và các nhà kinh doanh chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích
7
cho các nhà đầu tư.
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ các
chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng
khoán.
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao
dịch chứng khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá
năng lực thanh toán các khoản vốn gốc, lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã
cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
1.5. Các quy định về phí đối với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:
Ngày 26/2/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 27/2010/TT-BTC quy định
mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại
các SGDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), cụ thể :
Tại SGDCK: Phí đăng ký niêm yết lần đầu thu khi chấp thuận niêm yết chứng
khoán và không thu trong trường hợp chuyển đăng ký niêm yết giữa các SGDCK. M ức
phí niêm yết lần đầu là 10 triệu đồng/công ty niêm yết và lần niêm yết bổ sung tiếp
theo là 5 triệu đồng/lần niêm yết bổ sung.
Mức thu phí quản lý niêm yết hàng năm, tổ chức niêm yết có giá trị niêm yết
dưới 100 tỷ đồng là 15 triệu đồng, từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng là 20 triệu
đồng, trên 500 tỷ đồng là 20 triệu đồng + 0,001%/giá trị niêm yết (nhưng không vượt
quá 50 triệu đồng) phí quản lý niêm yết.
Đối với trái phiếu, chứng chỉ quỹ có giá trị niêm yết theo mệnh giá dưới 80 tỷ
đồng có mức thu phí là 15 triệu đồng, giá trị niêm yết từ 200 tỷ đồng trở lên có mức
thu là 20 triệu đồng + 0,001%/giá trị niêm yết nhưng không vượt quá 50 triệu đồng.
Đối với chứng khoán niêm yết: các thành viên giao dịch chứng khoán phải nộp
mức phí giao dịch 0,03%/giá trị giao dịch cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và
0,0075%/giá trị giao dịch cho trái phiếu. Đối với chứng khoán chưa niêm yết: các
thành viên giao dịch chứng khoán phải nộp mức phí giao dịch 0,02%/giá trị giao dịch
đối với cổ phiếu và 0,0075%/giá trị giao dịch cho trái phiếu.
Đối với trái phiếu chính phủ, Phí giao dịch repo trái phiếu kỳ hạn đến 2 tuần là
0,005% giá trị giao dịch, Phí giao dịch mua bán lại (giao dịch repo) trái phiếu kỳ hạn
8
trên 2 tuần là 0,0075%/giá trị giao dịch, Phí giao dịch thông thường (giao dịch
outright) là 0,0075%/giá trị giao dịch.
Đối với phí kết nối trực tuyến, phí kết nối lần đầu là 150 triệu đồng/thành viên,
Phí duy trì định kỳ hàng năm là 50 triệu đồng/thành viên/năm. Phí đấu thầu trái phiếu
Chính phủ là 0,15% tổng giá trị trái phiếu trúng thầu/tổ chức phát hành.
Tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán : Phí quản lý thành viên lưu ký là 40 triệu
đồng/thành viên/năm. Phí đăng ký chứng khoán lần đầu đối với giá trị đăng ký chứng
khoán dưới 80 tỷ đồng là 10 triệu đồng/lần; 15 triệu đồng khi giá trị đăng ký chứng
khoán từ 80 đến dưới 200 tỷ đồng và 20 triệu đồng khi giá trị đăng ký chứng khoán
trên 200 tỷ đồng. Nếu muốn đăng ký bổ sung phải nộp khoản phí 5 triệu đồng cho mỗi
lần bổ sung tiếp theo
Đối tượng nộp phí là các CtyCK, ngân hàng lưu ký, công ty niêm yết và các cá
nhân thực hiện công việc liên quan đến các nghiệp vụ của thị trường giao dịch chứng
khoán. Thông tư này không quy định mức phí các CtyCK thu của NĐT.
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán: hiện mức phí thường được các CTCK áp
dụng từ 0,25%, 0,2%, 0,15% tùy theo giá trị giao dịch và thời điểm giao dịch. Trong
giai đoạn thị trường chứng khoán ảm đạm và sức ép từ cạnh tranh từ các công ty
chứng khoán khác, đã dẫn đến một cuộc chạy đua giảm phí giao dịch giữa các công ty
chứng khoán trên thị trường. Cụ thể, giai đoạn cuối năm 2008, công ty chứng khoán
DNS áp dụng mức phí giao dịch 0.03%(mức mà nhà đầu tư phải nộp cho HOSE,
HASTC theo quy định) cho những khách hàng mở tài khoản. Cũng nằm trong diện
miễn phí, tất cả những khách hàng mở tài khoản mới tại công ty chứng khoán Âu Việt
cho đến hết năm 2008 cũng không phải trả phí giao dịch cho công ty…
2. Nội dung thuế TNCN từ chứng khoán:
2.1. Các văn bản hướng dẫn:
- Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Nghị định của Chính phủ
số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế
TNCN
- Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số
9
100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thuế TNCN
- Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số
100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thuế TNCN
- Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ tài chính Hướng dẫn
miễn thuế TNCN năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của
Quốc hội
2.2. Đối tượng nộp thuế: các nhà đầu tư, kinh doanh trên thị trường chứng khoán
2.3. Cơ sở tính thuế:
2.3.1. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán : Thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.
2.3.2. Thu nhập từ đầu tư vốn:
- Thu nhập từ cổ tức: Cổ tức được chi trả bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc nhận cổ
phiếu thưởng.
- Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá
khác do các tổ chức trong nước phát hành (kể cả các tổ chức nước ngoài được phép
thành lập và hoạt động tại Việt Nam), trừ thu nhập từ lãi trái phiếu do Chính phủ Việt
Nam phát hành.
2.4. Kỳ tính thuế:
2.4.1. Đối với cá nhân cư trú:
- Thu nhập từ đầu tư vốn: kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: kỳ tính thuế theo từng lần chuyển
nhượng hoặc theo năm.
2.4.2. Đối với cá nhân không cư trú: chỉ được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
10
2.5. Thuế suất:
2.5.1. Đối với cơ sở tính thuế là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: nhà đầu
tư có thể lựa chọn một trong hai phương pháp nộp thuế sau:
- Nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế
suất 20% (tính thuế theo năm)
- Nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán
(tính thuế theo từng lần chuyển nhượng)
2.5.2. Đối với cơ sở tính thuế là thu nhập từ đầu tư vốn:
- Áp dụng mức thuế suất 5%.
- Nếu cổ tức được chi trả bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng, khi chuyển
nhượng số cổ phiếu này, thuế suất được áp dụng giống trường hợp cơ sở tính thuế là
thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2.6. Cách tính thuế:
2.6.1. Cách tính thuế đối với cá nhân cư trú:
2.6.1.1. Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán:
a. Nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế
suất 20%:
Nhà đầu tư lựa chọn phương pháp nộp thuế này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải đăng ký phương pháp nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý Công ty
chứng khoán mà nhà đầu tư đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi nhà đầu tư cư
trú, theo mẫu số 15/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TC-BTC
trước ngày 31 tháng 12 của năm trước.
- Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế.
- Thực hiện chế độ kế toán hóa đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế
từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định.
- Việc áp dụng thuế suất 20% tính trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch
trong năm dương lịch.
Thuế TNCN được tính như sau:
Thu
ế
TNCN ph
ả
i n
ộ
p = Thu
nh
ậ
p tính thu
ế
x Thu
ế
su
ấ
t 20%
11
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng (=) giá
bán chứng khoán trừ (-) giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng
khoán.
Mặc dù chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20%
vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng
lần.
Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực
tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá
khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán công bố.
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện
đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá
chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đối với cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán nhưng công ty phát hành cổ phiếu uỷ quyền hay không ủy quyền cho
công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông thì giá chuyển nhượng cổ phiếu làm
căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển
nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu không ghi
giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác
của nội dung kê khai. Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp
đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá
chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế
theo quy định của Luật quản lý thuế.
Giá mua chứng khoán được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán niêm yết: giá mua chứng khoán là giá thực tế mua tại Sở
giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện
đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá
thực tế mua tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá.
12
- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá mua chứng
khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn
vị có chứng khoán tại thời điểm mua. Trường hợp trên hợp đồng không quy định giá
mua hoặc giá mua cao hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời
điểm mua không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá
mua.
Các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán bao gồm:
- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng
- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm
thủ tục chuyển nhượng
- Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và
chứng từ thu của công ty chứng khoán
- Phí uỷ thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác
- Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh
b. Nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán:
Nếu nhà đầu tư không đăng ký nộp thuế TNCN theo thuế suất 20% thì áp dụng
thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
c. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán
được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Sở giao dịch chứng khoán công bố
giá thực hiện.
- Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại
Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao dịch công bố giá thực
hiện.
- Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng
chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 0,1%
13
nhượng chứng khoán thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu
chứng khoán.
2.6.1.2. Thuế TNCN từ đầu tư vốn:
a. Thu nhập từ cổ tức bằng tiền mặt; từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có
giá khác:
Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với
thuế suất là 5%
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập
cho đối tượng nộp thuế.
b. Thu nhập từ nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng:
Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng thì chưa
phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, nhà
đầu tư phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và
thu nhập từ đầu tư vốn.
- Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là
giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (x) với
mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn
(5%). Trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức, cổ phiếu thưởng với giá
thấp hơn mệnh giá thì tính thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị
trường tại thời điểm chuyển nhượng. Nhà đầu tư chuyển nhượng số cổ phiếu có được
từ việc nhận cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng phải tự khai (theo Mẫu số 24/KK-TNCN ban
hành kèm theo Thông tư 62/2009/TT-BTC) và nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu
tư vốn tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.
- Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng
cổ phiếu có được từ nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng là giá thực tế tại thời điểm chuyển
nhượng và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất 5%
14
+ Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng cổ phiếu thấp hơn mệnh giá thì không
phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
+ Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì cá nhân
nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 0,1% trên giá thực chuyển
nhượng hoặc theo mức thuế suất 20% trên chênh lệch giữa giá thực tế chuyển nhượng
với mệnh giá hoặc giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán.
- Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng; nếu nhà đầu tư
có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì phải khai và nộp thuế TNCN đối với cổ tức
nhận bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng ngay. Trường hợp số lượng cổ phiếu
chuyển nhượng lần đầu ít hơn số cổ phiếu nhận thay cổ tức hoặc số cổ phiếu thưởng
thì sẽ tính và nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần chuyển nhượng sau cho tới khi hết số
cổ phiếu đó.
Đối với trường hợp nhà đầu tư được chia cổ tức bằng tiền nhưng không
nhận mà ghi tăng vốn đầu tư cũng áp dụng phương pháp thu thuế TNCN như đối
với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng.
- Sau khi nhận cổ tức bằng tiền và ghi tăng vốn đầu tư, nếu nhà đầu tư rút vốn
khỏi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn thì phải khai và nộp thuế TNCN tương
ứng với phần cổ tức nhận được ngay. Trường hợp giá trị vốn góp được rút khỏi doanh
nghiệp hoặc chuyển nhượng lần đầu ít hơn giá trị cổ tức nhận được thì sẽ kê khai và
nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần rút vốn hoặc chuyển nhượng sau cho tới khi hết.
2.6.2. Cách tính thuế đối với cá nhân không cư trú:
2.6.2.1. Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán:
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú
được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển
nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (x) với thuế suất 0,1%,
không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần
vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là tổng giá trị chuyển nhượng vốn không trừ bất
Thuế TNCN phải nộp = tổng số tiền sau chuyển nhượng x thuế suất 0,1%
15
kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
+ Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực
tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá
khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khoán
+ Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán: giá bán chứng khoán là giá giao dịch thoả thuận theo quy định
của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại ngày chuyển nhượng chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá bán chứng
khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp
đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị
trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá
chuyển nhượng là giá chứng khoán theo điều tra của cơ quan thuế hoặc giá trị chứng
khoán theo sổ sách kế toán của công ty phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm
chuyển nhượng chứng khoán.
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có
hiệu lực hoặc thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu (đối với chứng khoán chưa
niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán
hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện (đối với chứng khoán niêm yết
và chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch).
2.6.2.2. Thuế TNCN từ đầu tư vốn: (giống như trường hợp các nhân cư trú)
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác
định bằng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức,
cá nhân tại Việt Nam nhân (x) với thuế suất 5%.
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá
nhân không cư trú được xác định tương tự như đối thời điểm xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú.
Thuế TNCN phải nộp = số tiền nhận được x thuế suất 5%
16
CHƯƠNG 2 :
TÁC ĐỘNG THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN TRÊN HOẠT ĐỘNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Tác động tiêu cực:
- Đánh thuế thu nhập cá nhân gây khan hiếm nguồn đầu tư và mất cân đối trong
việc phân bổ vốn đầu tư
Nguyên nhân cơ bản là thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán làm giảm lợi nhuận
- giảm tiết kiệm của nhà đầu tư - và làm tăng chi phí vốn đầu tư, dẫn đến giảm lượng
vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi vốn đầu tư bị khan hiếm, vốn đầu tư sẽ chủ yếu tập
trung vào những lĩnh vực an toàn nhất, và tránh xa những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm
như đầu tư cho vùng sâu vùng xa, công nghệ cao…
- Tâm lý chán nản đầu tư và sự rời bỏ thị trường chứng khoán
Thứ nhất, do Luật thuế thu nhập cá nhân chưa hoàn chỉnh, thiếu cơ sở pháp lý,
đặc biệt trong cách tính “thu nhập chuyển nhượng tính theo thuế suất 20%” . Trong khi
đó, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về những khoản chi
phí hợp lý hợp lệ mà nhà đầu tư được sử dụng để xác định thu nhập thuần.
Thứ hai, Hệ luỵ của việc thiếu cơ sở pháp lý cộng với các thủ tục kê khai đăng
ký, cấp mã số thuế nhiêu khê, phức tạp, bộ máy quản lý quá cồng kềnh, khiến các nhà
đầu tư chứng khoán ( cá nhân) phải mất nhiều thời gian cho công tác này ; kê khai nộp
theo cách tính 20%, buộc lòng nhà đầu tư phải chuyển sang cách tính đơn giản nhất
0.1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Điều này gây không ít những bức xúc cho nhà
đầu tư vì một số hoạt động chuyển nhượng bị lỗ vẫn phải tạm nộp 0.1%, nghĩa là nhà
đầu tư có lãi bị giảm lợi nhuận, nhà đầu tư lỗ bị nhà nước lạm thu, chiếm dụng vốn.
Vì thế, với hai hệ quả trên , nhà đầu tư cảm thấy chán nản, và sẽ rời bỏ thị trường
chứng khoán VN, tìm một thị trường chứng khoán khác hấp dẫn hơn.
- Thuế TNCN không mang tính công bằng theo chiều dọc cho nhà đầu tư chứng
khoán.
17
Khi đánh thuế thu nhập trên cổ phiếu thưởng ( lợi tức từ hình thức góp vốn kinh
doanh, đã chịu thuế TNDN ) không thể hiện tính công bằng XH, vi phạm nguyên tắc
đánh thuế hai lần, không thu hút được nhiều nhà đầu tư mới tham gia, đặc biệt là các
nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vốn rất nhạy cảm với thuế. Các nhà đầu tư nước ngoài
có thể sẽ chuyển vốn sang các nước không áp dụng thuế này nếu như mức độ hấp dẫn
của hai thị trường là tương đương.
- Khó xác định được căn cứ tính thúê trên thị trường OTC
Nếu trên hợp đồng bán không ghi giá chuyển nhượng cụ thể hay ghi giá thấp
hơn giá sổ sách kế toán thì giá mua được xác định dựa vào giá bán sổ sách kế toán của
Cty phát hành. Nhưng có rất nhiều cổ phiếu OTC thường chuyển nhượng qua tay, thì
chưa có gì làm căn cứ. Để quản lý thị trường OTC đã khó mà dựa trên những cơ sở đó
để thu thuế sẽ không đảm bảo. Chắc chắn lộ trình thu thuế TNCN với chứng khoán sẽ
không đơn giản. Nếu áp dụng tính thuế, Nhà nước chỉ nhìn trên quan điểm có lãi thì
thu, nếu một NĐT cùng lúc thực hiện hai giao dịch khác nhau, một giao dịch có lãi và
một giao dịch bị lỗ thì có coi NĐT đó có lãi và đánh thuế liệu có hợp lý hay không?
- “ Lãi tính thuế, lỗ có được khấu trừ “
Nhà nước chỉ nhìn trên quan điểm có lãi thì thu, nếu một NĐT cùng lúc thực hiện
hai giao dịch khác nhau, một giao dịch có lãi và một giao dịch bị lỗ thì có coi NĐT đó
có lãi và đánh thuế liệu có hợp lý hay không? Ngay cả các chuyên gia trong ngành
chứng khoán cũng băn khoăn.
- Thuế TNCN làm kém tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán
Về lý thuyết, thuế sẽ làm tăng chi phí vốn, dẫn đến giảm thu nhập từ chứng
khoán; hệ quả là giá trị cổ phiếu giảm và thị trường chứng khoán kém hấp dẫn đi.
Thời gian ban hành các Thông tin về thuế TNCN VN-Index HNX-Index
08/01/2007
-
D
ự
th
ả
o Lu
ậ
t thu
ế
TNCN m
ớ
i v
ớ
i lưu
ý về các khoản đầu tư CK được soạn thảo
825,11 266,57
31/07/2007 - TTCKVN giai đoạn tăng trưởng nóng
– Luật Thuế TNCNCN được trưng cầu
907,95 253,57
21/11/2007 – Thị trường có tin đôn hoãn thuế
TNCNCK
971.49 335,88
07/01/2008 – Chính thức tạm hoãn thuế TNCNCK 887,08 297,59
18
02/01/2009
–
B
ộ
trư
ở
ng V
ũ Văn Ninh kh
ẳ
ng đ
ị
nh
vẫn thu thuế TNCNCK
313,34 104,47
19/06/2009 – Quốc hội thông qua hoãn thuế
TNCNCK đến hết năm
475,22 167,86
31/12/2009
–
Phiên GD cu
ố
i cùng đư
ợ
c hoãn thu
ế
TNCNCK
497,77 168,17
04/01/2010 – Phiên GD đầu tiên triển khai thuế
TNCK
517,05 179,84
Bảng diễn biến thanh khoản thị trường trong 3 tuần từ ngày 4/1 đến ngày
21/1/2010 trên hai sàn
19
Trích từ trang web Cafef.vn
- Thuế TNCN đánh trên hoạt động chứng khoán gây sự mất trắng cho xã hội
Lợi nhuận nhà đầu tư bị giảm, các nguồn thu từ thuế tiêu thụ nội địa giảm mạnh,
doanh nghiệp không được đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh, dẫn đến thu hẹp qui mô
sản xuất hoặc kinh doanh trì trệ, góp phần tạo ra thất nghiệp, nguồn thu thuế từ hoạt
động này và thuế TNDN cũng giảm mạnh,,ảnh hưởng đến tăng trửởng kinh tế quốc
gia. Sự mất trắng xã hội từ việc đánh thuế thu nhập cá nhân vào thị trường chứng
khoán là không nhỏ.Vốn kinh doanh là nguồn thiết yếu để doanh nghiệp hoạt động.
Trong giai đoạn tăng trưởng đột biến 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam tỏ ra là
thị trường đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư giai
đoạn này gặt hái nhiều lợi nhuận, cùng lúc Luật thuế TNCN được trưng cầu, Chính
phủ Việt nam rất nóng vội khí đánh thuế vào thị trường non trẻ như Việt Nam. Đánh
thuế là cần thiết nhưng thời gian bắt đầu đánh thuế và những ưu đãi mà Chính phủ
20
dành cho thị trường này là cần thiết hơn. Cuối cùng, Thị trường Chứng khoán Việt
nam đã bị “mỏi cánh “ ngay sau khi vừa cất cánh và không còn động lực phát triển ,
điều này Chính phủ Việt Nam cần suy ngẫm lại chính sách thuế trong từng giai đạon
phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng sau khủng hoảng như hiện nay.
Như vậy, mong muốn của Chính phủ và hệ quả của chính sách thuế thu nhập với
thị trường chứng khoán lệch pha nhau khá xa, không thể hiện đựợc mong muốn của
Chính phủ.
2. Tác động tích cực:
- Tăng thu cho ngân sách nhà nước
Đánh thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh chứng khoán sẽ góp phần tăng thu cho
ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, việc đánh thuế từ thu
nhập chứng khoán cũng là một công cụ khuyến khích đầu tư dài hạn, qua đó góp phần
tạo ra sự ổn định của thị trường. Bởi lẻ, Các cổ đông càng nắm giữ cổ phần lâu, số tiền
nộp thuế sẽ ít đi.
- Khuyến khích đầu tư chứng khoán dài hạn, góp phần ổn định thị trường
chứng khoán
Việc đánh thuế từ thu nhập chứng khoán cũng là một công cụ khuyến khích đầu
tư dài hạn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định của thị trường. Bởi lẻ, Các cổ đông càng
nắm giữ cổ phần lâu, số tiền nộp thuế sẽ ít đi. Chẳng hạn, nếu thuế suất đánh trên
khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng CK là 20%, các cổ đông của công ty sẽ cân nhắc
kỹ hơn trước khi bán cổ phiếu. Thay vì bán ra để kiếm một khoản lợi nhuận nào đó khi
giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên, những cổ đông này có thể giữ lại để đầu tư lâu
dài. Như vậy, thị trường sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư lâu dài hơn là những nhà đầu cơ.
Ngược lại, những nhà đầu cơ trên thị trường cũng phải cân nhắc thận trọng hơn, trên
cơ sở tính toán giữa mức lãi kỳ vọng, khoản thuế phải nộp và mức độ rủi ro của khoản
đầu tư.
Theo ông Dominic Scriven, giám đốc Công ty tài chính Dragon Capital, bất cứ
quốc gia nào cũng đều chọn lựa các chính sách phù hợp để khuyến khích các loại hình
đầu tư tích lũy cho nền kinh tế, trong đó có việc huy động vốn dài hạn. "Cũng có nhiều
ý kiến lo ngại rằng một khi yếu tố đầu cơ giảm, thị trường sẽ giảm đi sự sôi động của
21
nó. Nhưng tôi cho rằng tính đầu cơ của thị trường vẫn còn một khi các nhà đầu cơ sẽ
chọn lựa các nghiệp vụ mới như mua bán khống ", ông khẳng định.
Đối với các tổ chức và cá nhân NĐT nước ngoài, theo ông D.Scriven, việc đánh
thuế thu nhập từ CK không gây nhiều lo ngại. Bởi lẽ, thời gian qua các định chế đầu tư
nước ngoài tại VN, cũng như NĐT nước ngoài, đều đang chịu thuế suất 0,1% trên giá
trị giao dịch.
Ông D.Scriven cũng khẳng định bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phải chịu
thuế và thu nhập từ kinh doanh CK không phải là một ngoại lệ. "Chúng ta không nên
quá lo lắng về các chính sách thuế. Điều lo lắng là các chính sách này được phổ biến
rộng rãi trước khi áp dụng để tránh gây sốc cho NĐT, nhất là đối với thị trường CK
vốn rất nhạy cảm"
- Tạo sự công bằng theo chiều ngang đối với tấc cả các cá nhân trong xã hội
Sau đợt bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam cuối 2006 và đầu năm
2007 ai cũng nghĩ rằng TTCK đã đạt quy mô đủ lớn và cần thiết để có Luật thuế điều
tiết thị trường. Quả thật, nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn này gặt hái nhiều thành công
khiến cho các đối tượng bị đánh thuế thu nhập cao rất bất bình, vì các khoản thu nhập
từ chứng khoán chưa phải nộp thuế thu nhập. Để tạo sự công bằng xã hội, thuế TNCN
đánh trên hoạt động chứng khoán được trưng cầu và bắt đầu hiệu lực 1/1/2010.
3. Những khuyến nghị:
- Thứ nhất, có thể bỏ luật thuế TNCN đánh trên chứng khoán vì thị trường
Việt Nam còn trẻ và thêm vào đó việc đánh thuế này là bất hợp lý vì đối với các
cổ phiếu thưởng, thu nhập từ lợi tức cổ phần thì xem như họ bị đánh thuế 2 lần.
Nhìn ra bên ngoài, nhiều quốc gia, thị trường lớn trên thế giới đều chưa đánh thuế
thu nhập cá nhân từ chứng khoán, tiêu biểu như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan,
Lucxembourg, Bahamas, Bermuda…
Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, do thị trường chứng khoán là một kênh
rất quan trọng để huy động vốn cho nền kinh tế nên phần lớn các nước, các thị trường
có đánh loại thuế này cũng đều có một thời gian dài miễn thuế để kích thích sự lớn
mạnh của thị trường nhằm thu hút vốn trong và ngoài nước.
Như tại M ỹ, thị trường chứng khoán ra đời năm 1897 nhưng phải đến 16 năm sau
(1913) họ mới đánh thuế chứng khoán. Gần hơn, thị trường Trung Quốc đi trước Việt
22
Nam 10 năm, gần đây mới dự định đánh thuế thu nhập cá nhân chứng khoán nhưng đã
được hoãn lại để hỗ trợ cho thị trường vốn đã giảm rất mạnh từ đầu năm đến nay.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng việc không đánh thuế hoặc giảm
thuế thu nhập cá nhân tài sản (trong đó có chứng khoán) giúp cho nền kinh tế phát
triển hơn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo ra hơn, nhiều việc làm cho xã hội
hơn và ngân sách không những không giảm mà thực tế còn tăng lên trong dài hạn.
Nguyên nhân cơ bản là thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán làm giảm lợi nhuận
- giảm tiết kiệm cho đầu tư - và làm tăng chi phí vốn đầu tư, dẫn đến giảm lượng vốn
đầu tư cho nền kinh tế. Khi vốn đầu tư bị khan hiếm, vốn đầu tư sẽ chủ yếu tập trung
vào những lĩnh vực an toàn nhất, và tránh xa những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm như đầu
tư cho vùng sâu vùng xa, công nghệ cao…
Ngược lại, việc không đánh thuế, hoặc giảm thuế làm cho chi phí vốn giảm,
khuyến khích thu hút vốn đầu tư và làm tổng vốn đầu tư tăng lên. Khi có nhiều vốn
đầu tư một lượng vốn đáng kể sẽ được đổ vào các lĩnh vực mạo hiểm như trên sẽ cải
thiện đời sống của người nghèo, phát triển công nghệ mới – là nhân tố quan trọng của
phát triển nền kinh tế tri thức.
- Thứ 2: Nhà nước cần bổ sung thêm những điều luật một cách công bằng trong
việc thu thuế trên TTCK. Nếu đánh thuế trên thu nhập từ cổ phiếu, trái phiếu công ty,
trái phiếu cổ phần thưởng, tín phiếu kho bạc thì nên đánh thuế luôn cả trái phiếu chính
phủ.
- Thứ 3: Tạm trừ 0.1% giá trị mỗi lần bán chứng khoán vào thuế TNCN là không
hợp lý. Nên tạm trừ 0.1% trên giá trị mỗi lần bán có lãi. Nếu cá nhân không chứng
minh được việc họ bị lỗ trong giao dịch mua bán thì sẽ vẫn phải chịu khoản thuế này.
- Thứ 4: Đối với mức thuế suất M ức thuế suất 20% mà dự thảo luật thuế thu nhập
cá nhân đưa ra là quá cao so với việc kinh doanh chứng khoán (Hiện nay, các nước
phát triển hơn Việt Nam còn có mức thuế thấp hơn rất nhiều để khuyến khích nhà đầu
tư như Ấn Độ 10%, Hàn Quốc 11%, Bồ Đào Nha 10%, Italy 12.5%). Do vậy cơ quan
tính thuế cần đưa ra mức thuế suất hợp lý hơn và cần phải tham khảo ý kiến của
nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Ví dụ: theo mức thuế suất như hiện nay thì cụ thể một nhà đầu tư thu được 5 triệu
từ chuyển nhượng chứng khoán phải chịu một mức thuế suất ngang với một cá nhân
23
tham gia kinh doanh có thu nhập cao ngất ngưỡng. Vì vậy có thể nói dự thảo luật đã
không khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.
- Thứ 5: Căn cứ vào tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán hiện nay, với
mục tiêu thu hút đầu tư từ phía nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao sức hấp dẫn của thị
trường, tạo đà phát triển, kết hợp với việc đánh giá hiệu quả của chính sách thuế này
giai đoạn cuối 2010, Chính phủ nên lùi thời hạn nộp thuế thêm 2-5 năm.
- Thứ 6: Nên xiết chặt công tác quản lý và thu thuế trên thị trường OTC để
tránh thất thu thuế. Cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại và mở rộng không gian
tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư vào TTCK.
24
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế đến thị trường chứng khoán, ta
thấy rằng việc đánh thuế TNCN đối với những nhà đầu tư chứng khoán chỉ là một
trong nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán nhưng nó cũng gây ra nhiều
biến động đáng kể. Nhiều ý kiến cho rằng chính sách thuế đưa ra lúc này có hại nhiều
hơn lợi ích của nó. Có thể làm giảm sự phát triển của nền kinh tế, kìm hãm sự phát
triển của thị trường. Tất cả những điều đó đều là sự suy đoán ở phía trước. Thực chất
việc thắt chặt chính sách thuế TNCN giúp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp
phần thực hiện công bằng xã hội đồng thời thúc đẩy đầu tư dài hạn và hạn chế được
đầu cơ. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, không thể phủ nhận những
hạn chế tồn tại trong chính sách thuế TNCN đối với những nhà đầu tư chứng khoán:
thuế suất theo nhiều nhà đầu tư cho là không phù hợp, việc thu thuế còn nhiều bất cập.
Như vậy việc thu thuế chứng khoán không phải là điều bất hợp lý mà là cách xử lý
trong việc thu thuế. Chẳng hạn có thể giãn mức thuế từ thấp đến mức hợp lý trong một
khoản thời gian để tránh gây ‘sốc’ cho nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật
phải nghiên cứu nhiều hơn nữa nhằm đưa ra một luật thuế làm an lòng các nhà đầu tư
mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Luật thuế đưa ra làm sao để thúc đẩy
được sự phát triển của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây mới thực sự
là vấn đề khó khăn.