UBND TỈNH YÊN BÁI
SỞ CÔNG THƯƠNG
Số 35 /BC - SCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 21 tháng 7 năm 2008
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP,
KINH DOANH THƯƠNG MẠI THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG,
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ THÁNG 8 NĂM 2008
I/ Thị trường và giá cả.
- Tháng 07/2008, thị trường trong tỉnh không có đột biến về cung- cầu vật
tư, hàng hoá. Giá cả một số mặt hàng vẫn có chiều hướng tăng nhẹ, chỉ số giá
tiêu dùng tăng 1,55% so với tháng trước, tăng 18,31% so với tháng 12 năm
trước và tăng 26,05% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, nhóm hàng lương
thực tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 45,93% so với cùng kỳ, thực phẩm
tăng 2,63% so với tháng trước, tăng 36,76% so với cùng kỳ, đồ uống và thuốc lá
tăng 2,81% so với tháng trước, tăng 28,88% so với cùng kỳ; nhóm nhà ở, điện,
nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,57% so với tháng trước, tăng 23,78%
so với cùng kỳ; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,91% so với tháng trước, tăng
6,9% so với cùng kỳ; nhóm giao thông, bưu chính viễn thông tăng 2,57% so với
tháng trước, tăng 17,68% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá vàng đã tăng trở lại với 2,09% so với tháng trước, tăng
45,88% so với cùng kỳ; chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 1,96% so với tháng trước và
tăng 4,19% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá tiêu dùng chung tại địa bàn khu vực nông thôn tăng 1,55% so
với tháng trước, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2007.
- Với diễn biến mới nhất về việc tăng giá xăng và cho phép các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu điều chỉnh tăng giá dầu trong biên độ sẽ là yếu tố
làm tăng giá các loại vật tư hàng hoá trong thời gian tới.
II/ Tình hình sản xuất công nghiệp .
1. Dự ước kết quả giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng năm
2008:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2008 ước đạt: 177,636 tỷ
đồng, tăng 29,8% so với tháng 6/2008 và tăng 55,6% so với cùng kỳ; trong đó:
Công nghiệp Trung ương ước đạt 64,221 tỷ đồng, tăng 79,4% so với tháng
trước, tăng 114,3% so với tháng cùng kỳ. Công nghiệp địa phương ước đạt
108,869 tỷ đồng, tăng 11,8% so với tháng trước và tăng 33,5% so với tháng
cùng kỳ. Riêng khối công nghiệp do huyện, thị, thành phố quản lý ước đạt
74,165 tỷ đồng, tăng 7,1% so với tháng trước và tăng 46,1% so với tháng cùng
kỳ; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,546 tỷ đồng, tăng 22,1%
so với tháng trước và tăng 46,1% so với cùng kỳ.
- Bảy tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt: 844,603
tỷ đồng (Chưa tính giá trị lưu thông phân phối điện), bằng 46,9% kế hoạch, tăng
24% so với cùng kỳ, trong đó:
* Phân theo thành phần kinh tế:
- Công nghiệp do Trung ương quản lý ước đạt: 227,899 tỷ đồng, bằng
77,3% kế hoạch, tăng 78,2% so với cùng kỳ.
- Công nghiệp do địa phương quản lý ước đạt: 598,917 tỷ đồng, bằng
40,9% kế hoạch, tăng 12,0% so với cùng kỳ; trong đó khối huyện, thị, thành
phố ước đạt 351,199 tỷ đồng, bằng 64,2% kế hoạch, tăng 25,8% so với cùng kỳ.
- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt: 17,787 tỷ đồng, bằng
42,4% kế hoạch, giảm 2,8% so với cùng kỳ.
* Phân theo ngành kinh tế:
- Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ước đạt: 75,750 tỷ đồng, bằng
31,9% kế hoạch, tăng 38,8% so với cùng kỳ.
- Ngành công nghiệp chế biến ước đạt: 683,210 tỷ đồng, bằng 58,5% kế
hoạch, tăng 58,5% so với cùng kỳ.
- Ngành công nghiệp điện nước ước đạt: 85,643 tỷ đồng, bằng 21,7 kế
hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.
* Một số sản phẩm chủ yếu 7 tháng so với kế hoạch và cùng kỳ:
- Quặng sắt ước đạt 35.796 tấn, bằng 17,9% kế hoạch, tăng 126,4%
- Tinh bột sắn đạt: 10.693 tấn, bằng 53,5% kế hoạch, tăng 17,6%.
- Đá vôi hạt ước đạt: 93.351 tấn, bằng 62,1% kế hoạch, tăng 42,2%.
- Đá vôi bột ước đạt: 163.935 tấn, bằng 64,3% kế hoạch, tăng 29,6%.
- Gạch xây ước đạt: 101,039 triệu viên, bằng 67,4% kế hoạch, tăng 30,2%.
- Felspat bột ước đạt: 97.221 tấn, bằng 54% kế hoạch, tăng 22,2%.
- Sứ điện ước đạt: 1.792 tấn, bằng 56,0% kế hoạch, tăng 48,8%.
- Xi măng + Clinker ước đạt: 165.238 tấn, bằng 22,7% kế hoạch, tăng
106,8%.
- Chè chế biến ước đạt: 10.688 tấn, bằng 66,8% kế hoạch, tăng 44,5%.
- Giấy đế ước đạt: 17.170 tấn, bằng 60,2% kế hoạch, tăng 29,4%.
- Giấy in vàng mã ước đạt: 4.794 tấn, bằng 41,7% kế hoạch, giảm 24,1%.
- Điện thương phẩm ước: 171,918 triệu kw/h, bằng 46,5% KH, giảm 16,9%.
* Nhận định, đánh giá chung:
+ Tháng 7, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp nhìn chung ổn định,
các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn
tỉnh vẫn duy trì được tăng trưởng như: Xi măng, felspat bột, đá vôi trắng, sứ
điện, kaolin tinh lọc, gạch xây dựng, chè chế biến, quần áo may sẵn, sản xuất
chè đang vào chính vụ sản lượng tăng so với cùng kỳ.
+ Bảy tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 24%
so với cùng kỳ. Mức tăng chủ yếu là do sản xuất của một số doanh nghiệp khai
thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè tăng. Tuy
nhiên giá trị đạt thấp so với kế hoạch (đạt 46,9% kế hoạch), nguyên nhân chính
do nhà máy Xi măng Yên Bình sản xuất chưa ổn định, sản lượng sản xuất chưa
2
đạt công suất thiết kế; sản lượng giấy vàng mã đạt thấp so với kế hoạch do
Công ty TNHH Đông Thái Dương và Lâm trường Lục Yên tạm ngừng sản xuất.
+ Các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá cả
nguyên, nhiên vật liệu biến động tăng liên tục, phương tiện vận tải tiêu thụ sản
phẩm không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; hệ thống giao thông cầu
đường bộ xuống cấp đã ảnh hưởng đến công tác vận chuyển nguyên liệu và tiêu
thụ sản phẩm (Vận chuyển quặng sắt từ Xuân Giang về Yên Bái, vận chuyển đá
Felspat mỏ Phai Hạ đến nhà máy tại khu công nghiệp phía Nam, vận chuyển
giấy in vàng mã từ Lục Yên đi Hải Phòng ….). Vốn tín dụng gặp khó khăn, đã
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của các doanh nghiệp.
2. Tình hình triển khai các dự án đầu tư công nghiệp:
2.1. Các dự án sản xuất công nghiệp:
Tuy đã có nhiều nỗ lực từ phía các chủ dự án và các cơ quan quản lý nhà
nước, nhưng nhìn chung trong tháng 7, hoạt động đầu tư vẫn chưa ra khỏi tình
trạng khó khăn. Các dự án chậm tiến độ, hoặc dừng thi công vẫn chưa được đẩy
nhanh tiến độ hoặc khởi động trở lại. Chỉ có 01 dự án khởi công mới (Dự án
khai thác chế biến quặng chì - kẽm huyện Yên Bình) và một dự án kết thúc quá
trình đầu tư chuẩn bị đi vào sản xuất (Dự án sản xuất ván ghép thanh 1.200m
3
của doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa). Như vậy 7 tháng đầu năm, trên địa bàn
tỉnh có 29 dự án sản xuất Công nghiệp được tổng hợp theo dõi tiến độ đầu tư,
với tổng vốn đầu tư 1.368,161 tỷ đồng, trong đó khởi công mới 8 dự án, 22 dự
án chuyển tiếp từ 2007.
2.2. Các dự án điện:
a) Các dự án thuỷ điện
- Trong tháng 7 không có dự án khởi công mới, hoặc hoàn thành đi vào
phát điện. Trong16 dự án thuỷ điện đang triển khai xây dựng, tổng vốn đầu tư
4.023,29 tỷ đồng, tổng công suất 194,3 MW, tiến độ đầu tư như sau:
+ Có 03 dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2008, gồm: Thuỷ điện
Nậm Tục, Nậm Đông III-IV, Ngòi Hút I;
+ Có 03 dự án có tiến độ triển khai khá tốt: Thuỷ điện Mường Kim, Hồ
Bốn, Phình Hồ;
+ Có 07 dự án đang triển khai bình thường: Thuỷ điện Bản Hát, Noong
Phai, Đồng Ngãi, Thác Cá, Làng Bằng, Hạnh Phúc, Ngòi Hút II;
+ Có 03 chậm tiến độ so với yêu cầu: Thuỷ điện Văn Chấn, Nậm Tăng,
Nà Hẩu;
- Dự án được UBND tỉnh thoả thuận đang khảo sát lập phương án gồm
09 dự án, trong đó có 03 dự án tiến độ chậm so với yêu cầu là Khao Mang, Thác
Song, Nậm Đông II. Riêng Dự án thuỷ điện Hát Lừu tỉnh đã có quyết đinh thu
hồi.
b) Các dự án đầu tư lưới điện: Dự án năng lượng nông thôn 2 (RE-II),
triển khai tại 37 xã trên 07 huyện của tỉnh Yên Bái bao gồm các huyện: Văn
Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, tổng
3
vốn đầu tư 78,593 tỷ đồng. Dự án xây dựng trạm biến áp 110kv Lục Yên do
Điện lực Yên Bái làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Ngành đang cùng
với các đơn vị thi công đảy nhanh tiến độ.
2.3. Các đề án khuyến công năm 2008:
- Kinh phí khuyến công Quốc gia đợt 2 năm 2008 đã được Bộ Công
Thương phê duyệt tại Quyết định số 2555/QĐ-BCT ngày 29/4/2008 cho 3 đề án
là 320 triệu đồng. Trung tâm KC và TVĐT công nghiệp đã ký Hợp đồng số
100/HĐ-CNĐP ngày 9/5/2008 với Cục Công nghiệp địa để thực hiện 02 đề án
là 270 triệu đồng. Còn 01 đề án của HTX Quế Sơn chưa triển khai được do còn
vướng mắc một số thủ tục.
- Kinh phí khuyến công địa phương: Đã được UBND tỉnh phê duyệt kế
hoạch khuyến công địa phương cho 21 đề án và đơn vị trung tâm KC-TVĐT
công nghiệp Yên Bái, với tổng phi kinh phí là 1 tỷ đồng. Hiện đang hướng dẫn
các đơn vị thụ hưởng kinh phí triển khai theo đúng tiến độ.
III/ hoạt động thương mại dịch vụ.
1. Tổng hợp Xuất - nhập khẩu
a/ Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 1.366,6 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng
ước đạt 7.997,3 ngàn USD/KH 17.000 ngàn USD, bằng 47% kế hoạch năm,
tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì sự tăng trưởng, nhưng vẫn thấp so với
chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số các mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường
nước ngoài như: Chè đen, Quế vỏ khô, tinh bột sắn... nhưng kim ngạch xuất
khẩu trực tiếp của các mặt hàng này vẫn đạt thấp. Bên cạnh một số doanh
nghiệp có kim ngạch tăng so với cùng kỳ như Công ty CP Hapaco Yên Sơn,
Công ty LD cacbonnat YBB, công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản xuất
khẩu... vẫn còn một số doanh nghiệp có kim ngạch đạt thấp so với chỉ tiêu kế
hoạch như Lâm trường Lục Yên, Công ty CP Mông Sơn, Công ty CP xi măng
Yên Bái, Công ty CP khoáng sản Yên Bái... và hầu hết các doanh nghiệp chè
đều chưa có kim ngạch xuất khẩu.
* Kết quả xuất khẩu của một số doanh nghiệp tháng 7 và 7 tháng năm
2008 so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm 2007:
- Công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu đũa gỗ và gỗ gép
thanh ước đạt kim ngạch 73,3 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 497,4 ngàn
USD, bằng 62,2% kế hoạch, tăng 13,6%.
- Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái xuất khẩu giấy vàng mã
ước đạt kim ngạch 334 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 1.037 ngàn USD,
bằng 51,8% kế hoạch, giảm 9,9%.
- Công ty CP Hapaco Yên Sơn xuất khẩu giấy vàng mã ước đạt kim
ngạch 234,6 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 1.298 ngàn USD, bằng 86,5% kế
hoạch, tăng 52,6%.
4
- Công ty liên doanh cacbonnat YBB xuất khẩu đá các loại ước đạt kim
ngạch 320 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 1.825,7 ngàn USD, bằng 52,2% kế
hoạch, tăng 32,2%.
- Công ty CP sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn xuất khẩu sứ điện ước đạt kim
ngạch 74 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 560,2 ngàn USD, bằng 56% kế
hoạch, tăng 34,5%.
- Công ty CP may xuất khẩu Yên Bái ước đạt kim ngạch 150 ngàn USD,
luỹ kế 7 tháng ước đạt 922,7 ngàn USD, bằng 51,2% kế hoạch năm, giảm
13,3%.
- Công ty CP Mông Sơn xuất khẩu đá các loại đạt kim ngạch 60 ngàn
USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 359 ngàn USD, bằng 23,9% kế hoạch, tăng 2,7 lần.
- Công ty TNHH Chè ích Thành xuất khẩu Chè ước đạt kim ngạch 84
ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước đạt 292,7 ngàn USD, tăng 2 lần.
b/ Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 7 ước đạt 150 ngàn USD, luỹ kế 7 tháng ước
đạt 1.670,8 ngàn USD tăng 47,8% so với cùng kì năm 2007, kim ngạch nhập
khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu hàng may mặc gia công xuất khẩu.
2. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội:
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tháng
7 ước đạt 287,64 tỷ đồng, tăng 41,23% so với cùng kỳ, luỹ kế 7 tháng đạt 1.797
tỷ đồng/KH 2.700 tỷ đồng, bằng 66,5% kế hoạch năm, tăng 37,69% so với cùng
kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 146,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
8,17%; các khu vực kinh tế khác đạt 1.650,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,83%.
3. Công tác quản lý thị trường:
- Trong tháng 7/2008, lực lượng quản lý thị trường tỉnh tiếp tục chủ trì,
phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường
các hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh có hiệu quả với các hành
vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại. Kết quả thực hiện tháng 7 và
7 tháng:
+ Số vụ kiểm tra: 126 vụ, luỹ kế 690 vụ.
+ Số vụ xử lý: 108 vụ, luỹ kế 561 vụ.
+ Phạt hành chính: 198.950.000đ, luỹ kế: 977.219.000đ.
+ Bán hàng tịch thu: 190.636.000đ, luỹ kế: 1.979.395.000đ.
+ Thu nộp ngân sách trong tháng: 389.586.000đ, luỹ kế: 2.956.614.000đ
+ Trị giá hàng tồn kho (ước): 821.000.000đ.
IV/ Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Sở Công thương.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy theo mô hình quản lý mới phù hợp với công
tác quản lý nhà nước của ngành công thương và xây dựng chức năng nhiệm vụ
của các phòng, ban chuyên môn. Xây dựng quy chế phục vụ công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của lãnh đạo Sở; kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng thi
tuyển công chức; kiện toàn về tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh.
5