Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện việt nam từ nay đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.05 KB, 75 trang )

Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Chương I)
Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực
I) Vai trò của ngành Điện lực
1) Đặc điểm của ngành Điện lực
Khác với nhiều loại hàng hoá của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân
ngành Điện có đặc thù riêng của nó:
Thứ nhất: Sản phẩm của ngành Điện là điện năng (đơn vị:Kwh) sản phẩm này
được sản xuất và phân phối bằng các hình thức đặc biệt đó là thơng qua hệ thống
nguồn điện và luới điện. Quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối,
truyền tải, cung ứng, tiêu thụ (q trình chuyển hố năng lượng điện thành dạng
năng lượng khác) được diễn ra đổng thời trong cùng môt thời gian. Do đó điện
năng là sản phẩm khơng thể tồn kho, tích trữ, cũng khơng có bán thành phẩm,
phế phẩm. Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy
nhiêu.Vì vậy cơng tác xác định cung và cầu điện năng nhằm đảm bảo quá trình
cân đối là rất quan trọng.
Tính đồng thời của q trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ điện đòi hỏi các
khâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ, khoa học có sự phối hợp ăn
khớp trong tồn bộ q trình sản xuất đến tiêu dùng.
Thứ hai: Ngành Điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật cao. Để điều hành quá trình
sản xuất phân phối địi hỏi phải có một hệ thống quản lý tập trung. Để sản xuất
kinh doanh có hiệu qủa, các nhà quản lý kinh doanh điện phải có q trình dự
báo phụ tải để có được phương hướng tối ưu nhất trong việc huy động nguồn
thuỷ điện, nhiệt điện (nhiệt điện than, dầu khí đốt) nhằm khai thác tối đa có hiệu
quả các nguồn năng lượng sơ cấp sẵn có trong thiên nhiên đặc biệt là thuỷ điện.
Thứ ba: Điện là ngành tiêu dùng phân tán đòi hỏi mạng lưới điện trải dọc theo
chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư. Điều này đồng nghĩa với việc hao

Nguyễn Thị Huyền Thanh

1



Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong cơng tác quản lý và tiêu dùng
điện.
Thứ tư: Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác
nhau như công nghệ về nhiệt điện, công nghệ về thủy điện và hạt nhân nhưng
chất lượng điện là đồng nhất.
Thứ năm: Điện là nhóm ngành thuộc ngành cơng nghiệp nặng. Do vậy cũng
như các ngành cơng nghiệp nặng khác, ngành điện địi hỏi nhiều vốn đầu tư, thời
gian xây dựng dài, thời gian vận hành sản xuất thu hồi vốn lâu. Ngoài các chi phí
đầu tư để xây dựng các cơng trình phát điện ra, cịn bao gồm chi phí đẩu tư để
xây dựng hệ thống truyền tải (máy biến áp + cột hệ thống dây dẫn), chi phí về
cơng tơ điện, chi phí về nhân sự…
2) Vai trị của ngành Điện lực
Trong thời đại ngày nay, khi loài người bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên của khoa học công nghệ hiện đại thì nhu cầu về năng lượng nói chung và
năng lượng điện nói riêng ngày càng cao, kinh nghiệm các nước trên thế giới và
trong khu vực cho thấy: ở bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn đầu của q trình
cơng nghiệp hố – hiên đại hố thì tốc độ phát triển của ngành năng lượng nói
chung và ngành Điện nói riêng, bao giờ cũng có mức tăng trưởng nhanh hơn so
với các ngành khác. Vì vậy phải địi hịi ngành Điện lực phải ln đi trước một
bước, làm động lực thúc đầy nền kinh tế - xã hội phát triển một cách mạnh mẽ và
toàn diện. Đúng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã khẳng định:
Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cho thấy, trong bước đầu cơng nghiệp hố xã
hội chủ nghĩa, vai trị của điện năng cực kỳ quan trọng. Nó quyết định nhịp độ
phát triển của toàn bộ nền kinh tế và nâng cao đời sống xã hội.
Mục đích cuối cùng của các chính sách quốc gia suy cho cùng thường nhằm

vào phát triển con người. Không ngừng nâng cao đời sống vầt chất và tinh thần
cho người dân làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện một
Nguyễn Thị Huyền Thanh

2

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
cách nhanh chóng. Những lợi ích cơ bản mà điện mang lại đối với đời sống con
người có thể khái quát như sau:
2.1) Điện với đời sống xã hội
Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của sự phát triển
là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống có chất
lượng tốt hơn. Điện là nhân tố góp phần nâng cao đời sống con người, nâng cao
dân trí và trình độ văn hóa giáo dục. Điện làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội và
trình độ phát triển kinh tế.
Điện năng đã giải phóng con nguời khỏi lao động chân tay, lao động nặng
nhọc và đem lại năng suất lao động cao hơn thông qua máy móc và các cơng cụ
dùng điện. Điện năng mà trong đời sống hàng ngày chúng ta quen gọi là điện, đã
trở thành yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Điện thâm nhập vào
mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, được sử dụng rộng rãi trong các hoạt
động văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và trong đời
sống hàng ngày của mỗi người.
Điện góp phần làm thay đổi nếp sống và các phương tiện sử dụng trong gia
đình. Các dịch vụ gia đình được thay thế và cung ứng tiện lợi hơn nhờ: quạt điện,
bàn là, máy điều hồ nhiệt độ…Điều này mang lại lợi ích cho con người trong
lĩnh vực kinh tế nhờ tiết kiệm thời gian, nhanh hơn, tiện hơn, chất lượng được
bảo đảm hơn và có tác dụng đối với bảo vệ mơi trường sinh thái của con người.

Điện có vai trị khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống
của con ngừời.
Điện năng là loại năng lượng mà mà nhân loại đã dùng để khai thác các
nguồn năng lượng khác phục vụ cho cuộc sống của con người, làm cho cuộc
sống đó ngày càng phong phú đa dạng hơn
Điện góp phần làm tăng phúc lợi của con người thông qua hệ thống chiếu
sáng. Điện giúp con người tiến hành các công việc sản xuất, học tập, vui chơi
Nguyễn Thị Huyền Thanh

3

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
giải trí…. Hệ thống chiếu sáng đô thị và các đường quốc lộ tác động không nhỏ
tới hoạt động của ngành giao thông, vận tải khơng ngừng làm tăng lượng lưu
chuyển hàng hố của các thành phần kình tế. Ngồi ra hệ thống chiếu sáng vào
ban đêm cịn tạo ra một cảnh quan mơi trường trong sáng lành mạnh tác động
gián tiếp tới lĩnh vực an ninh quốc phịng trong việc giữ gìn trật tự an ninh xã
hội.
Điện năng đem lại văn minh cho con người, một nền văn minh tri thức.
Thông qua phát thanh truyền hình, vốn sống, kinh nghiệm sống được trau dồi,
Con người được tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận với nền văn
minh thế giới, nhờ đó con người nắm bắt nhanh hơn những kiến thức khoa học
hiện đại, con người vận dụng chúng vào sản xuất, đời sống. Chất lượng cuộc
sống của con người được nâng cao Đây là tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá trình
độ phát triển của một nước. Trình độ phát triển của ngành điện là một tiêu chí
quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.
2.2) Điện với phát triển kinh tế

2.2.1) Điện với hoạt động sản xuất nông nghiệp
Mảng quan trọng mà điện phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp là mục đích
cấp nước và tứới tiêu. Một khi hệ thống thuỷ lợi vận hành tốt sẽ mang lại lợi ích
kinh tế rất lớn. Giúp mở rộng diện tích canh tác nơng nghiệp trên nhiều ruộng
đất khác nhau mà vẫn đảm bảo có đủ nước tưới. Việc sử dụng điện thay thế dầu
Dizen sẽ bảo đảm cung cấp nước tưới tiêu một cách kịp thời và ổn định góp phẩn
làm tăng năng suất cây trồng và giải pháp bớt sức lao động của người nông dân.
Đặc biệt đối với cây trồng thể hiện tính thời vụ một cách rõ nét thì việc cung cấp
nước phải kịp thời cho đúng thời vụ và cho cả một diện tích rộng, đặc biệt là
trong mùa khơ. Vì vậy sự trợ giúp của Điện trong việc tưới tiêu rất quan trọng.
Ngồi cơng cụ bơm nước tưới tiêu, điện cịn giúp cho các hộ nơng dân
giảm bớt thời gian lao động, thay thế lao động thủ công bằng việc áp dụng hàng
Nguyễn Thị Huyền Thanh

4

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
loạt các loại máy móc cơ khí vừa và nhỏ vào thu hoạch mùa màng và chế biến
sản phẩm. Điều này giúp cho việc tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp
diễn ra kịp thời vụ và góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Trước khi chưa có các loại máy móc các nơng sản chủ yếu đựoc bán hoặc
xuất khẩu thô chưa qua chế biến với giá trị thấp. Ngày nay công tác chế biến và
bảo quản giúp giá trị kinh tế của nông sản và các sản phẩm của nông nghiệp tăng
cao. Vì vậy góp phần nâng cao thu nhập cho tồn xã hội.
Ngồi ra điện cịn tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống nhờ
đưa máy móc sử dụng điện vào làm tăng năng suất lao động: mộc điêu khắc trên
đá…nhờ máy xẻ, cưa, cắt, khoan…góp phần xố đói giảm nghèo ở nơng thơn.

Điện với q trình cơng nghiệp hố nơng thơn:
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn là vấn đề có ý
nghĩa quyết định đến sự thành cơng của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trước hết, đối với khu vực nơng thơn, điện góp phần xố đói, giảm nghèo,
nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hố giáo dục cho người dân nông thôn.
Điện giúp cho người dân nông thôn giảm bớt sự lao động thủ cơng, có điều kiện
áp dụng máy móc vào sản xuất, góp phần làm tăng lợi ích kinh tế đối với nông
sản, tăng năng suất cây trồng, tăng thầm canh gối vụ làm cho hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp ngày càng cao, đây là nhân tố tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế ở mỗi địa phương.
Thứ hai, điện khí hố nơng thơn giúp cho mỗi địa phương, mỗi tỉnh khai
thác tối đa tiềm năng vốn có của mình, giúp đa dạng hố ngành nghề, mở rộng
sản xuất, gia tăng sản phẩm xuất khẩu nâng cao đời sống nhân dân. Điện phát
triển gắn liền với việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, có tác động qua
lại thúc đẩy sự phát triển các vùng lạc hậu. Đối với mỗi địa phương, điện tạo đà
phát triển cho tất cả các ngành nghề truyền thống, các loại hình sản xuất dịch vụ

Nguyễn Thị Huyền Thanh

5

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
đơn lẻ, tạo ra sự kết nối tương trợ nhau trong các loại hình sản xuất trong vùng,
giúp vùng phát triển một cách đồng bộ.
Thứ ba, ngày nay giữa khu vực nông thôn và thành thị ln tồn tại một
dịng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị với kỳ vọng của người nơng
dân về cuộc sống hiện đại, có thu nhâp cao ở thành thị. Nếu những điều kiện trên

được áp ứng ngay tại các làng q thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các khu
vực nông thôn, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Điều này
đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho khu vực thành thị thông
qua việc làm giảm sức ép về thất nghiệp, nhà ở, y tế, giáo dục ở các đơ thị góp
phần ngăn ngừa các tệ nạn xã hội.
Điện góp phần tạo điều kiện phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn:
Điện, đường, trường, trạm là những hạ tầng cơ sở quan trọng đối với phát triển
nơng thơn. Vì vậy để phát triển khu vực nơng thơn ở nước ta thì việc phát triển
điện nơng thôn là hết sức cần thiết trong việc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu
hạ tầng. Nếu như ta xây dựng được đường, trường, trạm thì các thiết bị sử dụng
trong đó nếu như khơng có điện thì sẽ không phát huy hiệu quả.
2.2.2) Điện với phát triển công nghiệp
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ đạo, là ngành xương sống của
nền kinh tế. Việc phát triển cơng nghiệp là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ
phát triển của một đất nước. Công nghiêp cung cấp máy móc thiết bị, ngun vật
liệu cơng cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Ngược lại công nghiệp là nơi
tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất của các ngành khác phát triển. Trước đây
ngành công nghiệp ra đời và phát triển bắt đầu bằng máy hơi nước, động cơ
Dizen và khi điện ra đời dần thay thế các nguồn năng lượng trong cơng nghiệp
góp phần phát triển ngành cơng nghiệp. Vì vậy vai trị của Điện với phát triển
ngành công nghiệp là vô cùng quan trọng. Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư
năm 1990 điện dùng cho sản xuất công nghiệp chiếm 46% tổng điện năng
Nguyễn Thị Huyền Thanh

6

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020

thương phẩm sản xuất ra và đến năm 2000 là 8145 triệu kwh. Điện sử dụng cho
công nghiệp là rất lớn chiếm gần một nửa sản lượng điện thương phẩm sản xuất
ra, điều đó cho thấy điện có vai trị rất to lớn đối với hoạt động sản xuất cơng
nghiệp, nó là nguồn năng lượng chính khơng thể thay thế trong nghành cơng
nghiệp điện giúp cho sản xuất được cải tiến, năng suất lao động không ngừng
đươc gia tăng. Điện cho phép áp dụng nhiều máy móc với kỹ thuật hiện đại vào
sản xuất.
Có thể khẳng định rằng không một ngành công nghiệp, một hoạt động sản
xuất công nghiệp nào là không phải sử dụng điện. Do vậy điện có tẩm quan trọng
hàng đầu quyết định tới kết quả hoạt động của ngành công nghiệp
2.2.) Vai trò của Điện với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Đứng trước những thời cơ thuận lợi và những thử thách mới, hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII của Đảng đã xác định “Thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” và coi “ đây là
nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu thời gian tới” Hội nghị cũng đã
xác định “ Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt
hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giữ vững ổn định chính trị,
xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”.
Cơ cấu kinh tế có thể hiều là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh
tế cùng các mối quan hệ kinh tế chủ yếu định tính và định lượng, ổn định và phát
triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong điều kiện của
một nền sản xuất xã hội trong hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định và trong
khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà
quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại với nội dung của hệ thống kinh
tế.

Nguyễn Thị Huyền Thanh

7


Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần
kinh tế…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển các bộ phận của nền
kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các bộ phận đó và làm thay đổi
mối quan hệ tương quan giữa chúng so với thời điểm trước đó.
Nhìn lại 15 năm đổi mới ta thấy cơ cấu kinh tế đã có một bước chuyển
dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nơng nghiệp tăng khá về giá trị
tuyệt đối song tỷ trọng giảm từ 8,7% xuống còn 25%, tỷ trọng công nghiệp và
xây dựng tăng từ 22,7% lên 4,5%; dịch vụ tăng từ 8,6% lên 40,5% trong GDP.
Để làm được như vậy đóng góp của ngành điện khơng nhỏ. Nhờ có điện trong
nơng nghiệp có thể đưa máy móc vào thực hiện một số khâu: Tưới tiêu, sấy,
đông lạnh…giúp bảo quản tốt nông sản, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản
làm cho giá trị ngành nông nghiệp tăng liên tục ngồi ra cịn giải phóng bớt một
phần lao động nông nghiệp sang hoạt động các ngành khác. Đối với nơng
nghiệp, điện có vai trị vơ cùng quan trọng, tất cả các nhà máy, xí nghiệp đều sử
dụng điện, điện giúp đưa máy móc, cơng nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng năng
xuất lao động, tăng khối lượng và giá trị ngành công nghiệp.
Xét về mặt cơ cấu lãnh thổ có sự tồn tại chênh lệch giữa các vùng phát
triển và khó khăn. Vì vậy cần phải có chính sách hợp lý để các vùng phát triển có
điều kiện bức lên để theo kịp xu thế hội nhập, các vùng khó khăn làm thế nào
phải bớt khó khăn hơn, có nhiều điều kiện hơn để khai thác tiềm năng của vùng.
Để làm được điều đó có một phần đóng góp khơng nhỏ của ngành Điện vì điện
là một trong yếu tố của kết cấu hạ tầng. Ở đâu muốn phát triển phải có hệ thống
kết cấu hạ tầng tốt. Ở các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn điện có vai trị
đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo một sức bật

lớn đối với cả nước và tạo sức lan toả đối với các khu vực xung quanh, tạo điều
kiện khai thác các nguồn nội lực và vốn từ bên ngoài. Đối với các vụng nghèo,
Nguyễn Thị Huyền Thanh

8

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
khó khăn. Nhà nước ta có chương trình 15 đưa điện về tới các vùng sâu, vùng xa
hải đảo, miền núi để nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao trình độ văn hố xã
hội, hiểu biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy điện có
vai trị quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế để giảm bớt chênh
lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị-nông thôn, giữa miền xuôi-miền
ngược.
II) Sự cần thiết phải xây dựng chiến luợc phát triển nghành Điện
Về lý luận cũng như thực tiễn cần khẳng định rằng việc xây dựng chiến lược
phát triển ngành điện là hết sức cần thiết bởi các lý do sau:
- Chiến lược mang tính lâu dài, nó đưa ra mục tiêu tổng quát, to lớn cho sự
phát triển ngành Điện ví như những vấn đề khơng thể thực hiện trong thời gian
ngắn mà phải lâu dài, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng
u cầu của cơng nghiệp hố. Để làm được như vậy ngành Điện cần phải có
chiến lược cho một thời kỳ dài, như thế mới đủ thời gian huy động nguồn lực:
vốn, lao động, công nghệ…cần thiết cho sự phát triển của ngành.
- Do xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, sự phát triển tiến bộ khoa
học khơng ngừng, nó tác động ngày càng sâu sắc tới nền kinh tế của hầu hết các
quốc gia. Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực ASEAN (khu vực kinh tế
sôi động) để phù hợp với xu hướng quốc tế Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hóa. Mà ngành Điện là ngành tiền đề cho phát triển

cơng nghiệp. Vì vậy ngành Điện cần phải có chiến lược dài hạn đưa ra mục tiêu
mang tính định hướng cho phù hợp với xu thế của nền kinh tế. Để thực hiện mục
tiêu đó phải thơng qua kế hoạch 5 năm và cụ thể bằng dự án xây dựng các cơng
trình nguồn và lưới điện, kế hoạch huy động vốn…
- Chỉ có chiến lược ngành mới phản ánh một cách toàn diện sư phát triển các
mục tiêu như: mục tiêu chiến lược về nguồn lưới điện, mục tiêu huy động vốn,
mục tiêu tài chính, mục tiêu về đào tạo nhân sự và tăng thu nhập cán bộ công
Nguyễn Thị Huyền Thanh

9

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
nhân viên của ngành…và các giải pháp về thể chế và chính sách để tạo điều kiện
thuận lợi thực hiện các mục tiêu đặt ra.
- Chiến lược phát triển ngành Điện là một bộ phận cấu thành chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội. Do vậy chiến lược phát triển ngành Điện đưa ra phải phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nếu như ngành Điện khơng có chiến lược
dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng khai thác lãng phí nguồn lực đặc biệt là nhiệt điện
dầu (DO) chi phí rất đắt, hoặc khơng quản lý tốt việc kinh doanh điện sẽ dẫn đến
không thực hiện được lợi ích xã hội từ tiêu thụ điện của các hộ gia đình nghèo…
Như vậy phải có chiến lược lâu dài không chỉ đảm bảo hiêu qủa sản xuất kinh
doanh của ngành Điện mà còn bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội.
III) Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực
1) Khái niệm chiến lược phát triển ngành
1.1) Khái niệm Chiến lược
Dù ở phương Đông hay phương Tây, khái niệm “Chiến lược” đều đã có từ

rất xa xưa. Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật
ngữ quân sự
Theo đà phát triển của đời sống kinh tế-xã hội, ở thời kỳ cận đại, từ chiến
lược dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, các khái niệm chiến lược cách
mạng, chiến lược chính trị nối tiếp nhau ra đời.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây người ta lưu hành
khái niệm chiến lược quốc gia. Chiến lược quốc gia là chiến lược ở trên tầm vĩ
mô, là chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia. Nó khơng những gộp chiến lược
chính trị, kinh tế, chiến lược quân sự thành một khối mà cịn có sự chỉ đạo thực
tế đối với chiến lược của các lĩnh vực. Chiến lược này cịn gọi là đại chiến lược.
Ngày nay, hồ bình và phát triển đã trở thành chủ đề của đời sống kinh tế
thế giới, và do vậy ra dời khái niệm chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược
Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
0

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
phát triển kinh tế-xã hội. Sự xuất hiện của các khái niệm trong lĩnh vực kinh tế
không chỉ là sự vay mượn khái niệm mà bắt nguổn từ sự cần thiết phải phản ánh
thực tiễn khách quan của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường
Như vậy có thể rút ra nhận xét chung: những vấn đề có tính tồn cục
khơng thể thực hiện ngay một lúc được thì chúng là chiến lược. Là vấn đề tồn
cục khơng thể thực hiện ngay một lúc nên nó mang tính chất lâu dài và đều là
những vấn đề quan trọng. Do vậy có thể hiểu, chiến lược là những mưu tính và
quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất tồn cục và lâu dài. Khoa
học nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách

những vấn đề trọng đại và lâu dài gọi là chiến lược học.
1.2) Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
Như trên đã nói, khái niệm chiến lược bắt nguồn từ thuật ngữ quân sự,
thường hay đi liền với những từ như sách lược chung, mưu tính chung, bố trí
hành động chung và đối lập với từ chiến thuật.
Trên thực tế nhìn từ góc độ quản lý, chiến luợc là quyết sách toàn cục của
một phạm vi rộng không gian rộng lớn, trong một thời gian dài. Chiến lược phát
triển chính là sự trù tính của chủ thể đối với tồn cục phát triển của sự vật.
Trên ý nghĩa đó, chiến lược phát triển KTXH là sản phẩm của Nhà Nước
Xã hội chủ nghĩa. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế,
xã hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào
điều kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ
nhất định đưa ra những kế sách chung, có tính tồn cục về sự phát triển kinh tếxã hội trong một thời gian tương đối dài.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là một bộ phận trong hệ thống kế
hoạch hóa xét theo cơng nghệ triển khai kế hoạch, nhằm thực hiện quá trình quản
lý nền kinh tế.

Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
1

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Cần phân biệt các khái niệm có liên quan với từ chiến lược: Chiến lược
phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế tâp trung vào các mặt như: Tăng quy mô,
tăng tốc độ, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế,

người ta quan tâm trước hết đến các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế như: Tổng giá trị
sản xuất, tống sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân hoặc thu nhâp bình quân
theo đầu người. Tuy rằng mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao
mức sống về vật chất và tinh thần, thoả mãn nhu cầu cho con người, nhưng mục
đích này được ẩn chứa trong chiến lược phát triển kinh tế mà không biều hiện rõ
nét. Chiến lược phát triển kinh tế cũng phản ánh mục tiêu biến đổi chất lượng
nền kinh tế, tức sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, kết cấu kỹ thuật.
Chiến lược phát triển xã hội thoát thai từ chiến lược phát triển kinh tế.
Chiến lược phát triển xã hội lấy việc phát triển con người không là mục tiêu ẩn
chứa như trong chiến lược phát triển kinh tế mà biểu hiện trực tiếp qua câu chữ,
định lượng, chỉ tiêu và các bứơc tiến hành, hành động cụ thể. Bằng chiến lược
phát triển xã hội “sự phát triển con người” được thể hiện cụ thể va sinh động.
Chiến lược phát triển xã hội lấy trình độ phát triển kinh tế làm điều kiện tiển đề,
bố trí sắp xếp những thành quả kinh tế được dùng vào nhu cầu phát triển xã hội
trong tái phân phối thu nhập quốc dân…Chiến lược phát triển xã hội trực tiếp đề
xuất các quy hoạch cho các vấn đề làm thế nào để thoả mãn được nhu cầu về các
mặt vật chất, văn hoá tinh thần của toàn thể nhân dân.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội có nguồn gốc từ chiến lược phát
triển kinh tế. Kinh tế không thể phát triển một cách cô lập mà nó phải cùng phát
trỉển với khoa học kỹ thuật, giáo dục, bảo vệ môi trường, định hướng dân số,
văn hoá…Như vậy chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu
phát triển cả lĩnh vực xã hội, đặt ra trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau
cùng các quyết sách, giải pháp nhằm thực hiện được mục tiêu kinh tế-xã hội
Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
2

Kế hoạch 45B



Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
trong đó có thời kỳ dài hạn, trong điều kiện bên trong và bên ngoài nhất định của
một quốc gia, hay một địa phương.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các phân tích đánh giá và
lựa chọn về các căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản (tư tưởng chỉ đạo
và chủ đạo), mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển
chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các giải pháp cơ bản, chủ yếu
là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế-xã hội, các chính
sách về bồi dưỡng, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát
triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược.
Có thể nhận thấy các đặc trưng của chiến lược là:
- Tính lâu dài của chiến lược: Thời hạn của chiến lược được xác định từ
10-15 hoặc 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Chiến lược có tính lâu dài vì chiến lược
định hướng mục tiêu có tính tổng qt và to lớn cho sự đi lên của đất nước.
Những vấn đề trọng đại không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn mà
phải lâu dài. Mục tiêu tổng quát được đề ra trên cơ sở những dự báo dài hạn về
sự phát triển của khoa học và công nghệ mà sự phát triển có tính căn bản của
khoa học cơng nghệ đỏi hỏi phải trải qua thời gian dài. Cần phải có thời gian lâu
dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và
hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, phát triển nguồn lực…Các nhiệm vụ này chỉ
được thực hiện trong một kế hoạch dài hạn hay trong thời kỳ chiến lược.
- Tính tồn diện
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội phản ánh một cách toàn diện mọi mặt
của đời sống kinh tế-xã hội: Từ mục tiêu sản xuất đến đời sống, đời sống vật chất
và đời sống tinh thần, văn hoá, từ phát triển lực lượng sản xuất đến củng cố hoàn
thiện quan hệ sản xuất. Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế là một hệ thống phức tạp,
các bộ phận hợp thành có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khơng thể đạt được mục
tiêu tổng quát nếu không đạt được mục tiêu bộ phận. Hơn nữa sự phát triển của
Nguyễn Thị Huyền Thanh


1
3

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
nền kinh tế về mặt bản chất, đó là sự biến đổi tiến bộ một cách toàn diện, mọi
mặt của đời sống kinh tế-xã hội.
- Tính hệ thống
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là một hệ thống bao gồm nhiều chiến
lựợc bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận: theo phân cấp quản lý, hay theo chức năng
chiến lược. Các chiến lược bộ phận phải phù hợp và phục tùng chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội. Việc thành công các mục tiêu của chiến lược bộ phận là điều
kiện tiền đề để thực hiện mục tiêu tổng quát. Tính hệ thống biểu hiện trong tất cả
các nội dung của chiến lược: quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, chính
sách, thể chế. Đặc trưng tính hệ thống của chiến lược thể hiện tính thống nhất,
tính tồn diện, tính cân đối trong q trình phát triển của nền kinh tế-xã hội.
- Tính chủ thể nhà nước
Chủ thể của chiến lược phát triển kinh tế là nhà nước, mà khơng thể là xí
nghiệp hoặc cá nhân nào đó. Nhà nước có hai chức năng: chức năng giai cấp và
chức năng xã hội. Với chức năng xã hội, thông qua hệ thống thiết chế, tổ chức và
những quy định mang tính nhà nước và pháp quyền, nhà nước quản lý xã hội
trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo ổn định và phát triển, cung cấp cơ sở hạ tầng
kinh tế-xã hội, hoạt động trên một số lĩnh vực để hình thành mơi trường xã hội
cho ổn định và phát triển đất nước và hoạt động đối ngoại. Như vậy vai trò quản
lý kinh tế-xã hội thuộc chức năng xã hội, trong đó hoạch định và tổ chức thực
hiện chiên lược phát triển là một nội dung quan trọng.
1.4) Chiến lược phát triển ngành

Khi nghiên cứu và phát triển đất nước, người ta thường coi nền kinh tế quốc
dân là một tổng thể gồm nhiều ngành khác nhau và mỗi ngành là một bộ phận
của tổng thể đó. Theo logic thì chiến lược phát triển ngành sẽ là bộ phận cấu
thành quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước,

Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
4

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
nó cũng mang những đặc điểm cơ bản như chiến lược phát triển kinh tế xã hội
nhưng ở phạm vi hẹp hơn.
Nó cũng có tầm nhìn dài hạn 10-15 năm hoặc lâu hơn nữa về triển vọng phát
triển ngành. Làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch phát
triển ngành, các kế hoạch phát triển ngành trung hạn, ngắn hạn, là cương lĩnh
thống nhất hành động quản lý ngành, mang tính khách quan và có căn cứ khoa
học.
Chiến lược phát triển ngành đựoc xem là sự hoạch định đường hướng của
Nhà nước trong việc tạo ra thể chế của ngành trong nội bộ nền kinh tế cũng như
thị trường thế giới.
2) Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực
2.1) Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực
Thực trạng phát triển ngành là trình độ phát triển đã đạt được, quan hệ nội
tại của ngành cũng như mối quan hệ của ngành với các ngành khác và của ngành
với nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng chiến lược.
Đánh giá thực trạng phát triển ngành nhằm mục đích xác định rõ điểm

xuất phát trước khi bước vào thời kỳ chiến lược. Đánh giá thực trạng có ý nghĩa
vơ cùng to lớn. Nó khơng những cho phép xác định đúng đắn đích tối đa cần đạt
được mà cịn tạo lập căn cứ để định rõ có bao nhiêu cách đi tới đích, và trong đó
cách nào là tối ưu hiệu quả nhất. Việc đánh giá thực trạng phát triển ngành sai
lệch có thể gây nên sự lệch lạc trong việc xác định đích cần đạt qua thời kỳ chiến
lược theo hai khuynh hướng:
- Đánh giá quá thấp thực trạng sẽ gây nên những lãng phí to lớn cho ngành
và vơ hình dung làm chậm tiến trình đi lên của ngành. Điều quan trọng là khi
nhận thức thực trạng ở mức thấp sẽ kéo theo sự nhận thức các quy luật nội tại
một cách sai lệch, trong khi thực tiễn diễn ra theo một chiều hướng khác. Những

Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
5

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
tính tốn, lập luận về mục tiêu theo đó cũng ở mức thấp. Do vậy có thể theo
đường vịng, lãng phí nguồn lực, làm chậm qúa trình phát triển.
- Đánh giá quá cao thực trạng phát triển. Trong trường hợp này, người lập
chiến lược ngộ nhận về trình độ phát triển cao hơn mức thực tế đạt được, dẫn
đến những lạc quan khơng đáng có trong cách nhìn, trong tư duy và trong lập
luận. Hậu quả tất yếu của khuynh hướng này là xây dựng mục tiêu q cao, tính
khả thi của chiến lược khơng được đảm bảo. Trong trường hợp khi chiến lược
không được thực hiện thành công sẽ gây nhiều hậu qủa nghiêm trọng: nền kinh
tế-xã hội rơi vào khủng hoảng, niềm tin của quần chúng bị giảm sút, tình hình
kinh tế-xã hội diễn ra theo chiều hướng phức tạp, mất ổn định. Khi xây dựng

chiến lược cần tránh hai thực trạng trên.
Thực trạng phát triển của ngành phản ánh qua nhiều nội dung phức tạp
vừa định tính, vừa định lượng. Những nội dung chủ yếu phản ánh thực trạng của
ngành Điện bao gồm:
+ Tình hình sản xuất điện: đánh giá sản lượng điện được sản xuất ra theo
nguồn thuỷ điện, nhiệt điện, nguồn Dizen, nguồn điện tua bin khí.
+ Đánh giá nhu cầu sử dụng điện cho từng ngành của nền kinh tế: Nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Đánh giá sản lượng điện thương phẩm, điện dùng cho công nghiệp và sinh
hoạt. Từ đó đánh giá tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện.
+ Thực trạng về nguồn lực của ngành Điện bao gồm cơ sở vật chất của
ngành: Tình trạng thiết bị, hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển hệ
thống điện, thực trạng về vốn đầu tư cho ngành.
+ Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của ngành trong thời gian qua
Khi đánh giá cần chia giai đoạn thời gian để so sánh, đối chiếu tìm ra nguyên
nhân tăng, giảm, phát triển bình thường hay khơng bình thường.
2.2) Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành Điện lực
Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
6

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Việc đánh giá thực trạng phát triển ngành còn bao gồm cả đánh giá đầy đủ
dự trữ các nguồn lực và khả năng huy động sử dụng chúng vào phát triển ngành
trong thời kỳ chiến lược. Đối với ngành Điện cần phải dự báo khả năng khai thác
nguồn từ than, khí, thuỷ điện ở trong nước và đánh giá lượng than, dầu… có thể

nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Đây là nội dung khá phức tạp, đòi hỏi phải
điều tra và thống kê đầy đủ, đúng đắn dự trữ nguồn lực, điều kiện và khả năng
khai thác.
Đánh giá và dự báo nhu cầu tiêu thụ điện là một vấn đề quan trọng. Nếu
dự báo nhu cấu khơng chính xác xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu sẽ gây lãng
phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, ngược lại cung không đáp ứng cầu sẽ cản trở sụ
phát triển của các ngành khác. Dự báo chính xác nhu cầu tiêu thụ điện năng góp
phần quan trọng trong cơng tác xây dựng chiến lược và quy hoạch khơng chỉ của
ngành Điện mà cịn của ngành năng lượng.
Phân tích xu thế thế giới ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành Điện
Môi trường quốc tế và khu vực là điều kiện bên ngoài của sự phát triển
của mỗi quốc gia. Trong điều kiện ngày nay, điều kiện trong nước cần phải được
xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện quốc tế mới có khả năng phát
triển được và hơn thế nữa là phát triển năng động và có hiệu quả. Mơi trường
quốc tế chứa đựng nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế-xã hội của một nước
cũng như đối với một ngành: Khoa học công nghệ, quan hệ thương mại, thị
trường, đầu tư…đó là những căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chiến lược.
Đặc điểm phát triển của xã hội hiện đại là tiến bộ khoa học-công nghệ
ngày càng ảnh hưởng mãnh mẽ đến đời sống xã hội. Khoa học công nghệ tác
động vào sản xuất trước hết thông qua việc tăng cường trình độ của lực lượng
sản xuất dẫn đến thay đổi quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng thay đổi.
Do vậy khi hoạch định chiến lược phải tính đến tiến bộ khoa học- cơng
nghệ, sự tác động của nó đến hoạt động kinh tế-xã hội và những yêu cầu mới của
Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
7

Kế hoạch 45B



Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
nó. Trong nội dung chiến lược phải thể hiện được những quan niệm mới, tư
tưởng mới, những yêu cầu mới mà cuộc cách mạng khoa học-cơng nghệ sản sinh
ra.
2.) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chiến lược phát
triển ngành Điện lực trong thời gian tới để tranh thủ được điều kiện bên ngồi
cho sự phát triển của ngành. Có điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của ngành,
mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.
Lợi thế chính là yếu tố bên trong, nội lực có thể phát huy cho mục đích
phát triển. Lợi thế bao gồm các điều kiện, nhân tố phát triển vật chất và phi vật
chất. Khi nói đến lợi thế là nói đến tương quan so sánh với nước khác hay phân
tích các nội dung cụ thể như: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học
công nghệ, quản lý…
Cơ hội phát triển là điều kiện thuận lợi bên ngồi. Đó có thể là vị thế của
đất nước trên trường quốc tế, cho phép phát huy lợi thế khai thác tiềm năng.
Tiềm năng phát triển chính là khả năng phát triển về mọi mặt: Tiềm lực
kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng tài chính và tiền tệ, khn khổ
pháp lý, mơi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư hay không,
cơ chế quản lý…
2.) Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành Điện lực
2..1) Quan điểm phát triển ngành Điện lực
Quan điểm phát triển của ngành là những tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo
thể hiện tính định hướng của chiến lược. Các quan điểm này vừa có ý nghĩa chủ
đạo, xây dựng chiến lược, vừa là những tư tưởng linh hồn của bản chiến lược mà
trong từng phần nội dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt. Vì chiến
lược mang một đặc trưng nổi bật là: Tính chủ thể của nhà nước, Nhà nước là chủ
thể xây dựng chiến lược chứ khơng phải doanh nghiệp. Do đó quan điểm cơ bản
của chiến lược được hình thành bởi các yếu tố sau:
Nguyễn Thị Huyền Thanh


1
8

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
- Chế độ chính trị-xã hội và con đường phát triển của đất nước được lựa
chọn có ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm xây dựng chiến lược.
- Hồn cảnh lịch sử và trình đô phát triển ở từng giai đoạn của ngành gắn
với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn.
- Quan điểm thể hiện sự nhận thức cao điều kiện bên trong và bên ngoài
của Nhà nước để lựa chọn bước đi, trọng điểm của chiến lược.
- Phân tích đánh giá dự báo các yếu tố bên trong của nền kinh tế và xã hội,
dự báo bối cảnh quốc tế và khu vực để rút ra cơ hội, khó khăn, thách thức.
2..2) Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành Điện lực
Các mục tiêu phát triển đặt ra các mức phấn đấu được sau một thời kỳ
chiến lược. Mục tiêu của chiến lược bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ
thể, cả mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng, nó phản ánh những biến đổi
quan trọng của ngành. Mục tiêu tổng quát phải tính đến chế độ chính trị-xã hội
và con đường phát triển của đất nước.
Mục tiêu cụ thể của ngành điện bao gồm mục tiêu về phát triển nguồn
điên, mục tiêu về phát triển lưới điện, do đặc điểm của ngành là phải khai thác và
gắn liền với tài nguyên thiên nhiên nên phải tính đến mục tiêu về cơng nghệ và
mơi trường. Với cơ chế tổ chức quản lý của ngành điện như hiện nay thì mục
tiêu quan trọng nữa cần phải tính đến là mục tiêu về sắp xếp, đổi mới cơ chế
quản lý và đào tạo nguồn lực.
2..) Các giải pháp và chính sách phát triển ngành Điện lực
Để thực hiện chiến lược phát triển cần có một hệ thống giải pháp về cơ

chế hoạt động của ngành, tức là những chính sách và thể chế quản lý ngành. Đây
là những giải pháp có ý nghĩa tạo động lực ở trong nước và ngồi nước vào phát
triển ngành. Khơng có giải pháp này thì chiến lược chỉ đơn thuần là những ý
tưởng và nguyện vọng, khơng mang tính khả thi.

Nguyễn Thị Huyền Thanh

1
9

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Cơ chế triển khai thực hiện chiến lược bao gồm rất nhiều công cụ khác
nhau, trong đó hệ thống kế hoạch hóa có vai trị quan trọng. Chiến lược phải cụ
thể hoá thành quy hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong hệ
thống các các chính sách và giải pháp thực hiện chiến lược cần xác định rõ các
giải pháp có tính chất đột phá. Đó là các giải pháp cho phép tập trung giải quyết
những vấn đề then chốt nhất có tác dụng tạo đông lực mới phát huy mọi tiềm
năng của ngành hướng vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược.
Để đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, các chính sách mà ngành điện
phải tính đến là chính sách về sử dụng và khai thác nguồn điện trong nước, chính
sách nhập khẩu điện, liên kết lưới điện và khu vực, chính sách về vốn đầu tư để
phát triển ngành điện. Để tiến hành cải cách ngành Điện cần có các chính sách về
hình thành và phát triển thị trường Điện, chính sách về đổi mới cơ chế quản lý
ngành điện.

Nguyễn Thị Huyền Thanh


2
0

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Chương II)
Đánh giá hiện trạng phát triển ngành Điện lực ở Việt Nam giai đoạn
2001-2005
I) Thực trạng phát triển của ngành Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2005
1) Hiện trang tổ chức ngành Điện
a) Chính Phủ
Thực hiện quyền sở hữu vốn, tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp điện
lực của Nhà Nước, do các doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài ngành Điện lực
nắm giữ cổ phần chi phối.
Ban hành các Nghị định, quy định, quy chế, cơ chế để quản lý các hoạt động
điện lực và sử dụng điện, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Điện Lực, biểu
giá điện bán lẻ và quyết định các chính sách về gía điện.
b) Bộ Công nghiệp
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
- Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển điện lực Quốc Gia trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
- Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật thuộc thẩm quyền của
Bộ trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Tổ chức lập biểu giá điện bán lẻ và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính
sách về giá điện trình Thủ tướng Chính Phủ quyết định
- Quyết định khung giá phát điện, bán bn điện, phí truyền tải-phân phối
điện và phí các dịch vụ phụ
- Quản lý công tác điều tiết hoạt động điện lực và sử dụng điện

- Ban hành các quy định, hướng dẫn để quản lý hoạt động của thị trường điện
lực cạnh tranh
- Tổ chức thanh tra kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, các chế độ, chính sách
và các quy định của pháp luật tại các đơn vị điện lực
Nguyễn Thị Huyền Thanh

2
1

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
- Giải quyết các khiếu nại trong hoạt động điện lực và sử dụng điện…
c) Cục điều tiết điện lực thuộc Bộ Cơng nghiệp có chức năng sau:
- Cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Giúp Bộ Trưởng công nghiệp thực hiện điều tiết các hoạt động của thị
trường điện lực cạnh tranh.
- Tham mưu cho Bộ Trưởng công nghiệp quyết định khung giá phát điện, bán
bn điện, phí truyền tải điện, phân phơi điện và các phí dịch vụ phụ trên thị
trường điện lực cạnh tranh
d) EVN và các đơn vị điện lực ngoài EVN
d.1) Tổng công ty điện lực Việt Nam được thành lập theo quyết định số
562/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổng cơng ty Điện Lực Việt Nam (EVN)
EVN là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành
viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành
kinh doanh điện (bao gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản
xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập
khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.

Hiện nay EVN có 58 đơn vị thành viên, bao gồm:
-

11 đơn vị hạch tốn phụ thuộc.

-

20 cơng ty thành viên hạch tốn độc lập

-

5 công ty cổ phần do EVN giữ cổ phần chi phối

-

3 công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được chuyển

đổi từ các doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp của EVN.
-

6 đơn vị sự nghiệp bao gồm các viện và các trường.

-

13 Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện.

Khối phát điện:

Nguyễn Thị Huyền Thanh


2
2

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Theo lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, từ cuối năm 2004 và đầu
năm 2005, EVN đã thực hiện cổ phần hoá Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sơng
Hinh, chuyển sang mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên Nhiệt điện Cần Thơ và chuyển sang mơ hình cơng ty thành viên hạch toán
độc lập 7 nhà máy phát điện khác (gồm thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Thác Mơ,
thuỷ điện Đa Nhim-Hàm thuận-Đa Mi, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện ng Bí,
nhiệt điện Ninh Bình, nhiệt điện Bà Rịa).
Hiện nay EVN đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều nhà máy điện mới
nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải quốc gia. Khi hoàn thành, tuỳ theo đặc điểm địa
lý, kỹ thuật, EVN sẽ giao các nhà máy này cho các đơn vị thành viên hiện có
quản lý vận hành hoặc thành lập thêm các đơn vị thành viên mới.
Khối truyền tải điện
Khối truyền tải điện bao gồm 4 công ty truyền tải điện 1,2,3 và 4 hạch
toán phụ thuộc EVN, có trách nhiệm quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới
điện truyền tải cấp điện áp 500kv, 220kv và một phần lưới điện 110kv.
Khối điều độ
Để điều hành hoạt động của hệ thống điện quốc gia, EVN đã tổ chức hệ
thống điều độ theo 3 cấp:
- Cấp điều độ quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ hệ
thống điện Quốc gia do trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc đảm nhiệm.
- Cấp điều độ miền: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ hệ thống
điện Quốc gia do các trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Bắc, miền Nam và

miền Trung đảm nhiệm.
- Cấp điều độ phân phối chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ hệ thống
điện miền tương ứng do các trung tâm hoặc phòng điều độ của các công ty điện

Nguyễn Thị Huyền Thanh

2
3

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
lực tỉnh, thành phố độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc các Công Ty điện
lực miền 1,2, và 3 đảm nhiệm.
Khối công ty điện lực
EVN hiện có 10 cơng ty điện lực với chức năng chính là phân phối và kinh
doanh điện năng. Các công ty điện lực là các công ty thành viên hạch toán độc
lập, quản lý lưới điện phân phối đến cấp điện áp 110kv, mua điện đầu nguồn
theo giá bán điện nội bộ của EVN và bán điện cho khách hàng theo giá quy định
của Thủ tướng Chính Phủ.
Khối tư vấn xây dựng điện
Khối tư vấn xây dựng điện của EVN bao gồm Công ty tư vấn xây dựng
điện 1,2,3 và 4 và Viện năng lượng.
Các công ty tư vấn xây dựng điện là các công ty thành viên hạch tốn độc lập, có
chức năng thực hiện cơng tác tư vấn xây dựng các dự án nguồn và lưới điện.
Viện Năng lượng là cơ quan nghiên cứu quy hoạch, phát triển ngành điện
và thực hiện công tác tư vấn chủ yếu ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, được tổ
chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu.
Khối ban quản lý dự án

Các ban quản lý dự án thuỷ điện có Ban Quản lý dự án nhà máy thuỷ điện
Sơn La và các Ban quản lý dự án thủy điện 1,2,3,4,5,6 quản lý các dự án theo địa
bàn và lưu vực các dịng sơng.
Các ban quản lý dự án nhiệt điện bao gồm Ban quản lý dự án nhiệt điện 1
quản lý các dự án nhiệt điện Phả lại 2, nhiệt điện ng Bí mở rộng, Nhiệt điện
Hải Phòng, Quảng Ninh (ký hợp đồng tư vấn quản lý với các công ty cổ phần) và
các dự án nhiệt điện khác do EVN giao. Ban quản lý dự án nhiệt điện 3 quản lý
cụm các dự án nhà máy điện khu vực Phú mỹ và trung tâm nhiệt điện Ơ Mơn.
Các ban quản lý dự án lưới điện Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam làm
nhiệm vụ quản lý dự án các cơng trình lưới điện theo từng miền.
Nguyễn Thị Huyền Thanh

2
4

Kế hoạch 45B


Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam từ nay đến 2020
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Về quản lý vốn và tài sản, EVN được Nhà Nước giao vốn và các nguồn
lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế tự cân đối tài
chính tự vay tự trả.
EVN giao vốn và nguồn lực cho các đơn vị thành viên hạch tốn độc lập
và các cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trên cơ sở vốn và các nguồn lực
được Nhà Nước giao, thực hiện quyền điều động vốn và tài sản phù hợp với
nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị, điều lệ của công ty TNHH 1TV và
phương án vay vốn, sử dụng vốn được hội đồng quản trị phê duyệt.
Các đơn vị đã chuyển thành công ty TNHH 1 TV chịu trách nhiệm quản
lý, khai thác và bảo toàn, phát triển vốn của Nhà Nước do HĐQT của EVN quy

định trong Điều lệ. Các đơn vị đã cổ phần hoá do EVN giữ cổ phần chi phối,
hoặc không chi phối, EVN đều phải cử người đại diện của mình quản lý phần
vốn của Nhà nước tại công ty cổ phần.
EVN quản lý tập trung khấu hao các Nhà máy điện trực thuộc và lưới điện
từ 66 kv trở lên, thực hiện đầu tư theo phân cấp thông qua các ban quản lý dự án
chuyên trách và kiêm nhiệm.
Về quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ, EVN hạch toán tổng hợp, tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các nhà máy điện, EVN thực hiện cơ chế giá hạch toán nội bộ và
bắt đầu triển khai chào giá bán điện theo quy định của thị trường nội bộ EVN.
Đối với các công ty truyền tải điện và các đơn vị phụ trợ, EVN giao kế
hoạch và khoản chi phí thực hiện nhiệm vụ.
Đối với các công ty điện lực, EVN thực hiện kinh doanh bán điện theo giá
quy định của Thủ Tướng Chính Phủ, mua điện đầu nguồn theo giá nội bộ của
EVN do hội đồng quản trị của EVN quy định.

Nguyễn Thị Huyền Thanh

2
5

Kế hoạch 45B


×