Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.6 KB, 86 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC LAN

KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN KINH
DOANH THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI CỤC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC LAN

KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN KINH
DOANH THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI CỤC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Luật Kinh tế


Mã số ngành: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG KHẢI ÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
TP.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2023
Tác gia luận văn
Trần Ngọc Lan


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh
doanh, thương mại qua thực tiễn tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh”,
tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều thầy, cô, cơ quan, bạn bè.
Với sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ
Lương Khải Ân – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là người đã theo dõi, hướng
dẫn sát sao, giúp tơi có những định hướng, kỹ năng nghiên cứu cần thiết trong q trình
triển khai, hồn thiện đề tài.
Tơi xin gửi lời tri ân tới quý thầy, cô đã trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng

và chuyên sâu trong thời gian học tập vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tơi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Học viên
Trần Ngọc Lan


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
1. Tiêu đề: “Kê biên, xử lý tài sản trong THA kinh doanh, thương mại qua
thực tiễn tại Cục THA dân sự Thành phố Hồ Chí Minh”
2. Tóm tắt:
Những năm gần đây, số vụ việc THA kinh doanh, thương mại ngày càng nhiều,
số tiền phải thi hành chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tiền THADS. Việc tổ chức thi hành
loại án này gặp rất nhiều khó khăn phức tạp, vì người phải THA liên quan đến doanh
nghiệp tài sản phải xử lý cũng hết sức đa dạng, phong phú, mang tính đặc thù, như: giấy
tờ có giá, nhà xưởng, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, vốn góp, cổ phần, cổ
phiếu, các khoản mà doanh nghiệp khác có nghĩa vụ với cơng ty, quyền sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Kê biên, xử lý tài sản trong THA
kinh doanh, thương mại qua thực tiễn tại Cục THA dân sự Thành phố Hồ Chí
Minh” là có những ý nghĩa nhất định.
Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả phân tích q trình áp dụng pháp luật THA để tìm
ra những khó khăn và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp để áp dụng cho phù hợp
với tình hình thực tế.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp
luận, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thơng kê và phường pháp tình huống và
nghiên cứu tình huống tiêu biểu nhằm mục đích đưa ra phân tích, đánh giá một cách

tồn diện việc áp dụng pháp luật THA để tìm ra những hạn chế, vướng mắc, từ đó đưa
ra giải pháp, kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật về THA.
Kết quả nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận văn đã góp phần giải quyết
những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật THA trong thực
tiễn.
3 Từ khóa: Kê biên, xử lý tài sản trong THA kinh doanh, thương mại.


iv

SUMMARY OF THE MASTER'S THESIS

1. Title: "Distraint, property handling in business and commercial judgment
enforcement through practice at the Civil Judgment Enforcement Department of Ho Chi
Minh City"
2. Summary:
In recent years, the number of business and commercial judgment enforcement
cases has increased, the amount of money to be executed accounts for a large proportion
of the total amount of civil judgment enforcement. The organization of the execution
of this type of judgment encounters many difficulties and complications, because the
judgment debtor related to the enterprise, the assets to be handled are also very diverse,
rich and with specific characteristics, such as: papers. have prices, factories, equipment
and machinery, raw materials, land, contributed capital, shares, shares, amounts to
which other enterprises have obligations to the company, and intellectual property
rights. Therefore, the author decided to choose to study the topic "Distraint, asset
handling in business and commercial judgment enforcement through practice at the
Civil Judgment Enforcement Department of Ho Chi Minh City" is meaningful. certain.
Research objective: The author analyzes the process of applying the law on
judgment enforcement to find out the difficulties and limitations, thereby proposing
some solutions to apply in accordance with the actual situation.

Research methods: The author uses methods such as methodology, research,
analysis, synthesis, comparison, statistics, and typical case study method for the purpose
of making analysis. , comprehensively evaluate the application of the law on judgment
enforcement to find out the limitations and obstacles, thereby offering solutions and
recommendations for amendments to improve the law on judgment enforcement.
Research results: the research content of the thesis has contributed to solving
difficulties and problems and improving the effectiveness of the application of the law
on judgment enforcement in practice.
3 Keywords: Distraint, property handling in business and commercial judgment
enforcement.


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

1

BA, QĐ

Bản án, quyết định

2


CHV

Chấp hành viên

3

THADS

Thi hành án dân sự

4

TA

Tịa án

5

QSHTT

Quyền sở hữu trí tuệ

6

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

7


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

THA

Thi hành án

10

THA KD, TM

Thi hành án kinh doanh, thương mại

11

KB, XL

Kê biên, xử lý


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ............................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2

2.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài: ......................................................................... 3
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ..................................................................... 3
3.

Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3

4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Đóng góp của đề tài. .......................................................................................... 5
7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 6
8. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1:................................................................................................................. 10
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............................................................................... 10
1.1. Khái niệm và đặc điểm kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh
doanh, thương mại. ...................................................................................................... 10

1.1.1. Khái niệm kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương
mại ................................................................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm của kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án, kinh doanh
thương mại. ................................................................................................................... 13


viii

1.2. Quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh
doanh, thương mại. ................................................................................. 17
1.2.1. Trình tự kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án trong thi
hành án kinh doanh, thương mại .............................................................................. 18
1.2.2. Thủ tục kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án .......................... 21

1.2.3. Về định giá tài sản kê biên ...................................................................... 22
1.2.4. Về bán tài sản kê biên .............................................................................. 24
1.2.5. Quy định về hủy, giao tài sản, xư lý tài sản bán đấu giá không thành,
trả lại tài sản và nhận tài sản ................................................................................... 26
1.3. Ý nghĩa biện pháp cưỡng chế KB, XL tài sản trong THA KD, TM ........... 29
CHƯƠNG 2:................................................................................................................. 31
PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................. 31
2.1. Pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương
mại. ................................................................................................................................ 31
2.1.1. Quy định chung về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án. ........................................................................................................................ 31
2.1.2. Nguyên tắc khi cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân
sự. .................................................................................................................................. 32
2.1.3. Quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh

doanh, thương mại. ...................................................................................................... 33

2.1.4. Thủ tục kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án………………….33
2.1.5 . Thủ tục xử lý tài sản kê biên của người phải thi hành án………………….40
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luất về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án
kinh doanh, thương mại tại Cục Thi hành án dân sư Thành phố Hờ Chí Minh. .... 46
2.2.1. Tình hình thi hành án kinh doanh, thương mại tại Cục Thi hành án dân
sư TP. Hờ Chí Minh ..................................................................................................... 46


ix

2.2.2. Đánh giá chung về áp dụng pháp luật kê biên, xử lý tài sản trong thi
hành án kinh doanh, thương mại. ............................................................................... 48
2.2.3. Một số vụ việc thi hành án kinh doanh, thương mại điển hình tại Cục
Thi hành án dân sự Thành phố Hờ Chí Minh............................................................ 49
Kết luận chương 2........................................................................................................ 54
CHƯƠNG 3:................................................................................................................. 55
3.1. Những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành án kinh doanh, thương
mại tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hờ Chí Minh. .................................. 55
3.2. Những nguyên nhân ..................................................................................... 64
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện về pháp luật và quan hệ, phối hơp. .............. 65
3.3.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật. .................... 65
3.3.2. Một số giải pháp giải quyết trong công tác quan hệ, phối hợp. .............. 68
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... i


x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Thống kê kết quả THA kinh doanh theo việc tại Cục THA dân sự TP.
Hồ Chí Minh từ năm 2018-2022 – số liệu lấy từ báo cáo tổng kết THADS các năm
................................................................................................................................ 34


xi


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
THADS là hoạt động có tổ chức để làm cho BA, QĐ của TA đã có hiệu lực pháp
luật được tơn trọng và thực hiện trên thực tế nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần giữ vững kỷ cương, phép nước, bảo
đảm tính nghiêm minh của hệ thống quyền lực cơng. THADS có ý nghĩa quan trọng
trong q trình giải quyết vụ án nói riêng và trong hoạt động tư pháp nói chung. Giai
đoạn THA là giai đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của các đương sự, tác động trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong thực tế nên có thể dẫn đến việc đương sự
(người phải THA) né tránh và có thể có hành vi chống đối không thực hiện nghĩa vụ
THA.
BA, QĐ nếu khơng được thực thi thì nó chỉ là những phán quyết trên giấy nên
tính nghiêm minh và sự cơng bằng của pháp luật không hiện hữu trong đời sống cộng
đồng. Do vậy, hoạt động THADS có hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ BA,
QĐ của TA nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn
trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”
THA về KD, TM là một loại việc trong THADS. Những năm gần đây số vụ việc

THA về KD, TM tại Cục THADS TP.HCM ngày càng nhiều, số tiền phải thi hành chiếm
tỷ lệ lớn trong tổng số tiền THADS. Việc tổ chức thi hành loại án này gặp rất nhiều khó
khăn phức tạp, vì người phải THA liên quan đến doanh nghiệp tài sản phải xử lý cũng
hết sức đa dạng, phong phú, mang tính đặc thù, như “ giấy tờ có giá, nhà xưởng, thiết bị
máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, vốn góp, cổ phần, cổ phiếu, các khoản mà doanh
nghiệp khác có nghĩa vụ với công ty (tiền, tài sản do người thứ 3 giữ), QSHTT” .


2

Để thi hành loại án này, ngoài các quy định xử lý chung cho tất cả các loại BA,
QĐ của TA cịn có quy định riêng như:
- Trước khi thực hiện cưỡng chế KB, XL tài sản thì phải áp dụng biện pháp cưỡng
chế khác là “ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngươi
phải THA” (khoản 1 Điều 71 LTHADS) và “ Cơ quan THADS chỉ kê biên tài sản khác
của doanh nghiệp phải THA, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý,
kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc
đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để THA”1
- Việc xác minh tài sản trước khi thực hiện cưỡng chế KB, XL tài sản cũng hết
sức khó khăn bởi mỗi loại hình doanh nghiệp thì việc sở hữu vốn và phạm vi chịu trách
nhiệm về tài sản của doanh nghiệp khác nhau, tài sản góp vốn cũng nhiều loại như “
Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị QSHTT, cơng nghệ, bí
quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam” (Điều 35
Luật Doanh nghiệp hiện hành) và phần vốn góp của từng thành viên.
- Khi bán đấu giá tài sản doanh nghiệp cũng bị hạn chế bởi đối tượng nào được
sở hữu tài sản doanh nghiệp, đối với cổ phiếu đã lên sàn và chưa lên sàn cũng chưa có
quy định cụ thể để xử lý.
Từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài “ Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành
án kinh doanh, thương mại qua thực tiễn tại Cục THA dân sự Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình, với hy vọng có thể đóng góp một

số ý kiến cho q trình hồn thiện khung pháp lý hiện hành về các thủ tục THA kinh
doanh, thường mại trong THADS.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

Khoản 5 Điều 24 NĐ 62


3

2.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về KB, XL tài sản
trong THA KD, TM theo quy định của Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014,
năm 2022 và những quy định pháp luật khác có liên quan.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về KB, XL tài sản trong THA KD, TM
theo quy định của Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, năm 2022 nhưng quy
định pháp luật khác có liên quan, trên cơ sở so sánh việc sửa đổi Luật THADS của các
năm nhằn đúc kết và đưa ra hướng hoàn thiện hơn nữa các quy định trong việc KB, XL
trong THA KD, TM.
Phạm vi không gian: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành
Luật Kinh tế, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về biện pháp cưỡng chế là KB, XL trong
THA KD, TM qua thực tiễn tại Cục THA dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đối vơi BA,
QĐ của TA đã có hiệu lực pháp luật. Luận văn không nghiên cứu THA KD, TM đối với
Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại, Quyết định của Tòa về giải quyết phá
sản.
Phạm vi thời gian: Trọng tâm từ khi Luật THADS 2008 có hiệu lực đến nay.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò điều

chỉnh của pháp luật đối với việc KB, XL tài sản trong THA KD, TM, kết hợp với những
kinh nghiệm thực tế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật ở Việt Nam hiện
nay để đánh giá lại những quy định pháp lý đó có những khó khăn, bất cập gì để đưa ra
một số giải pháp áp dụng cho phù hợp với thực tế.
3.2. Mục tiêu cụ thể: Từ những phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật hiện
hành ở nước ta, có sự so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật, phân tích những
yêu cầu thực tế phát sinh từ việc áp dụng những quy định của pháp luật hiện hành để


4

đánh giá những ưu điểm, hạn chế. Trên cơ sở phân tích những hạn chế và đánh giá, đưa
ra những giải pháp phù hợp thực tiễn áp dụng.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Với đề tài “ Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại qua
thực tiễn tại Cục Thi hanh án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh” để giải quyết cần đặt ra
những câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi nghiên cứu số 1: Những căn cứ KB, XL tài sản trong THA KD, TM là
gi?
Câu hỏi nghiên cứu số 2: Điều kiện, nguyên tắc KB, XL tài sản trong THA KD,
TM được quy định như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu số 3: Những khó khăn, vướng mắc của KB, XL trong THA
KD, TM?
Câu hỏi nghiên cứu số 4: Những quy định nào cần hoàn thiện trong việc KB, XL
THA KD, TM?
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong từng chương tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng các

phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê và một số phương pháp khác để tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề thuộc nội
dung của đề tài. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ các
quy định của pháp luật về KB, XL tài sản trong THA KD, TM. Phương pháp này được
sử dụng trong toàn bộ luận văn.


5

- Phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các
quy định của pháp luật, bất cập, vướng mắc trên thực tiễn, qua đó đề xuất giải pháp hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật THADS đối với KB, XL tài sản trong
THA KD, TM. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận văn, tuy nhiên sử
dụng nhiều nhất tại chương 3.
- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm so sánh pháp
luật THADS hiện hành với pháp luật THADS giai đoạn trước đây, từ đó làm rõ hơn các
vấn đề pháp lý về hoạt động KB, XL tài sản trong THA KD, TM. Phương pháp này
được sử dụng tại chương 1.
- Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thể hiện kết
quả THADS DM, TM đạt được qua các năm. Phương pháp này được tác giả sử dụng tại
Lời mở đầu và chương 2 của luận văn.
- Phường pháp tình huống và nghiên cứu tình huống tiêu biểu: Phường pháp này
để phân tích thực tiễn thi hành các BA, QĐ về KD, TM cụ thể từ đó đánh giá việc áp
dụng pháp luật có phù hợp hay khơng, nếu khơng đưa ra phân tích để áp dụng cho phù
hơp với quy định.
6. Đóng góp của đề tài.
Ý nghĩa khoa học: Luận văn là cơng trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về công
tác THADS đối với biện pháp cưỡng chế KB, XL tài sản trong THA KD, TM. Các kiến
nghị của tác giả nếu được quan tâm, nghiên cứu, tiếp thu sẽ góp phần hồn thiện các

quy định của pháp luật và tháo gỡ hạn chế, tồn tại trong thực tiễn THADS đối với doanh
nghiệp ở nước ta nói chung, tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo luật, đào tạo các chức danh tư pháp và những
người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực THADS.


6

7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua tìm hiểu của tác giả được biết, đến thời điểm hiện nay chưa tìm được nghiên
cứu tương tự, chỉ có nghiên cứu về các biện pháp cưỡng chế THA có các bài viết, giáo
trình, luận án liên quan, cụ thể như sau:
Luận án.
Lê Anh Tuấn (2017). “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành
án dân sự ở Việt Nam” 2. Nội dung của luận án nghiên cứu về pháp luật và thực hiện
pháp luật về cưỡng chế THADS ở Việt Nam, qua đó nêu lên thực trạng và kiến nghị các
giải pháp nhằm nâng cao và đảm bảo thực hiện pháp luật về THADS ở Việt Nam. Tuy
nhiên, nội dung của luận án này chỉ dừng lại ở việc khái quát chung về các biện pháp
cưỡng chế THADS.
- Đặng Đình Quyền (2012). “ Hiệu quả áp dụng pháp luật trong THA dân sự ở
Việt Nam” 3. Luận án đã phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng các quy định luật THADS
ở nước ta, trong đó nêu bật các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
áp dụng luật trong cơng tác THADS. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật THADS, trong đó có những kiến nghị
về hoàn thiện pháp luật về THADS đảm bảo cho áp dụng pháp luật về cưỡng chế
THADS.
Giáo trình, sách chuyên khảo.
Trường Đại học Luật Hà Nội ((2019). “ Giáo trình Luật THA dân sự Việt Nam”
4


. Đây là cuốn giáo trình có tính chun ngành về THADS, được sử dụng để giảng dạy

tại. Nội dung giáo trình đề cập đến những kiến thức cơ bản về pháp luật THADS trên
cơ sở pháp luật hiện hành, phân tích cụ thể mơ hình tổ chức và hoạt động THA dân sự;
các trình tự, thủ tục THADS, có những nội dung liên quan trực tiếp đến những vấn đề

Luận án Tiến sĩ Luật học của Đại học Luật Hà Nội 2017
Lưu tại Thư việc quốc gia Việt nam (mã kho LA12.1011.3).
4
Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2019 (tái bản lần 4).
2

3


7

lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS. Giáo trình đã đưa ra
khái niệm “ Biện pháp cưỡng chế THADS là biện pháp THADS dùng quyền lực của
Nhà nước buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ THA dân sự của họ, do CHV áp
dụng trong trường hợp người phải thi hành có điều kiện thi hành mà không tự nguyện
THA” , đồng thời đưa ra các đặc điểm cơ bản của các biện pháp cưỡng chế THADS;
đối tượng của biện pháp cưỡng chế THA dân sự là tài sản hoặc hành vi của người phải
THA; người phải THA phải chịu chi phí cưỡng chế THADS; nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa
của các biện pháp cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, giáo trình mới tiếp cận phân tích
cưỡng chế THADS dưới góc độ là áp dụng pháp luật mà chưa phân tích, đề cập đến
cưỡng chế THADS với nghĩa là hoạt động thực tế nhằm tổ chức thực hiện các “ quyết
định cưỡng chế” do chủ thể có thẩm quyền ban hành. Tuy vậy, những nội dung của
giáo trình có giá trị tham khảo quan trọng trong việc áp dụng Luật THA trong thực tế.

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(2020). “ Giáo trình Luật Thi hành án dân sự” . Nội dung của giáo trình là nêu những
vấn đề lý luận cũng như làm sáng rõ trình tự KB, XL tài sản kê biên nói chung. Do mục
đích của giáo trình là nhằm hướng đến việc giảng dạy trong các cơ sở đào tạo Luật nên
không đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, cũng như chỉ ra bất cập, vướng mắc và
hướng hoàn thiện. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những vấn đề lý luận mà các cơng trình
trên mang lại, tác giả cần chỉ ra bất cập và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử
lý tài sản, đặc biệt tài sản của doanh nghiệp, cơng ty.
Bài viết tạp chí.
- Bài viết “ Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA dân
sự và một số khuyến nghị” của tác giả Trần Công Thịnh 5. Tác giả bài viết cho rằng
hiệu quả của việc cưỡng chế kê biên tài sản chưa cao do một bộ phận CHV, cơng chức
làm cơng tác THA dân sự có trình độ chun mơn chưa đáp ứng được u cầu của nhiệm
vụ trong tình hình mới; chưa thực sự tích cực, quyết liệt đối với những vụ việc phức tạp,
5

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 254-266


8

khó khăn; ngại khó, ngại va chạm; cơ chế quản lý, hoạt động THA dân sự còn chồng
chéo; sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng chế còn chưa tốt; nhiều
quy định của pháp luật về kê biên tài sản còn chưa chặt chẽ, rõ ràng. Trên cơ sở đó, tác
giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định.
- Bài viết “ Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy định về cưỡng chế
trả giấy tờ” của tác giả Lê Thị Lệ Duyên6. Xuất phát từ người làm thưc tế, tác giả cho
rằng việc cưỡng chế buộc thực hiện hành vi theo quy định trên không mang lại hiệu quả
đương sự không những không thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện hành vi
mà cịn khơng nộp phạt vi phạm hành chính. Thậm chí, quy định về đề nghị truy cứu

trách nhiệm hình sự nêu trên thể hiện sự nghiêm khắc, nhưng thực tế khơng khả thi, vì
hành lang pháp lý để truy cứu hình sự đối với hành vi này chưa được hướng dẫn và chưa
nhận được đồng thuận từ các cơ quan tố tụng. Vì vậy, đến nay mặc dù pháp luật về THA
có quy định chế tài này nhưng cũng chưa có trường hợp nào bị xử lý khi không thực
hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện hành vi của CHV cơ quan THADS. Những
phân tích, kiến nghị của tác giả mặc dù chỉ đề cập đến biện pháp cưỡng chế cụ thể là “
cưỡng chế giao, trả giấy tờ” nhưng có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế THA dân sự nói chung.
Qua nghiên cứu một số cơng trình nêu trên, tác giả rút ra một số nhật xét sau:
- Thứ nhất, thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS có vai trị quan trọng trong
việc đảm bảo thi hành nghiêm BA, QĐ có hiệu lực pháp luật và bảo vệ các quyền cơ
bản của con người, quyền cơng dân. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện
pháp luật về cưỡng chế THADS đã công bố sẽ là nền tảng để tác giả tiếp cận sâu hơn,
toàn diện hơn về biện pháp cưỡng chế KB, XL tài sản trong THA KD, TM hiện nay.
- Thứ hai, thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS dưới góc độ khoa học pháp
lý có thể tiếp cận theo từng biện pháp cưỡng chế “ khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào

6

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 01/2013.


9

thu nhập của người phải THA; KB, XL tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang
do người thứ ba giữ....” hoặc đối tượng cưỡng chế là “ động sản, bất động sản, thực
hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định” hoặc kết hợp cả hai cách tiếp cận.
Bời căn bản, trước khi thực hiện việc KB, XL tài sản của doanh nghiệp cần phải thực
hiện biện pháp cưỡng chế khác (nếu có) đó là “ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi,
xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngươi phải THA” .

- Thứ ba, vẫn còn “ khoảng trống” trong nghiên cứu với đối tượng đặc biệt là
cưỡng chế THADS, cụ thể là: chưa có nghiên cứu đầy đủ, tồn diện, chun sâu, có hệ
thống cả về lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn thực hiện của các biện pháp cưỡng
chế THA.
8. Bố cục của đề tài
Luận văn được thực hiện gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về KB, XL tài sản trong
THA KD, TM; Chương 2: Pháp luật về kiên biên KB, XL tài sản trong THA KD, TM
qua thực tiễn áp dụng tại Cục THA dân sự Thành phố Hồ Chí Minh; Chương 3: Những
hạn chế, khó khăn, vướng mắc, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại.


10

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và đặc điểm kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh
doanh, thương mại.
1.1.1. Khái niệm kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương
mại
Theo “ Từ điển Tiếng Việt” : “ thi hành” được hiểu: “ làm cho thành hiện thực
điều đã được chính thức quyết định” ; “ án” gồm BA, QĐ của TA (những văn bản được
TA ban hành để giải quyết các vấn đề trong các vụ án). Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất
THADS là nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành BA, QĐ của TA.
KD, TM là những tranh chấp về KD, TM và những yêu cầu về KD, TM được quy
định tại Điều 30, Điều 31 Bộ luật TTDS năm 2015, Giải quyết các tranh chấp trong lĩnh
vực thương mại được quy định tại Mục 2 (từ Điều 317 đến Điều 319) Luật Thương mại
năm 2005, nhưng trách chấp và những yêu cầu về KDTM rất đa dạng. Đó có thể là “

tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau có phát sinh lợi nhuận, tranh chấp về QSHTT, chuyển giao công nghệ
giữa cá nhân, tổ chức với nhau có phát sinh lợi nhuận; tranh chấp giữa người chưa phải
là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty,
thành viên công ty, ..”
THA kinh doanh thương mại được thực hiện bởi 03 chủ thể chính: (i) cơ quan
THADS, (ii) người được THA, (iii) người phải THA và các chủ thể có liên quan. Mục
đích của THA là hiện thực hóa quyết định của TA cần phải được thi hành trên thực tế.
Xét về phạm vi: THA kinh doanh thương mại chính là việc hiện thực hóa: “ BA,
QĐ trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại” của TA.


11

THA kinh doanh thương mại bao gồm các hoạt động chính như: “ gửi đơn yêu
cầu THA” , ra “ quyết định THA” , “ tự nguyện THA” , “ thỏa thuận THA” , “ xác minh
điều kiện THA” , “ áp dụng biện pháp cưỡng chế THA” , “ tổ chức cưỡng chế THA” ,
“ thẩm định giá” , “ bán đấu giá” .
Từ phân tích về chủ thể, mục đích, đối tượng THA kinh doanh thương mại có thể
hiểu: THA KD, TM là hoạt động thực thi phán quyết của TA có thẩm quyền liên quan
đến các vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực KD, TM do cơ quan THADS thực hiện theo
một trình tự, thủ tục của Luật THADS quy định để hiện thực hóa các phán quyết về kinh
doanh thương mại vào thực tiễn nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Để BA, QĐ của TA được thực thi trên thực tế, công tác THA đóng vai trị rất
quan trọng, đăc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất,
KD, TM diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, chính vì thế các tranh chấp KD, TM ngày càng
gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động THA kinh doanh
thương mại. Đối với các BA, QĐ thì khơng phải bất kỳ người có nghĩa vụ đều tự nguyện
thực hiện nghĩa vụ của mình, có những trường hợp cịn cố ý chây ì gây khó khăn cản
trở trong việc THA cho nên cịn phải có sự can thiệt của Nhà nước.

Cưỡng chế THA là biện được CHV áp dụng khi người phải THA có tài sản nhưng
khơng chịu thi hành. Luật quy định có sáu biện pháp cưỡng chế được áp dụng, trong đó
biện pháp cưỡng chế phức tạp nhất là KB, XL tài sản cũng là biện pháp được áp dụng
nhiều nhất trong quá trình THA.
“ Cưỡng chế” là “ bắt buộc phải tuân theo bằng sức mạnh quyền lực: tính chất
cưỡng chế của pháp luật” 7; hoặc là “ dùng quyền lực nhà nước bắt buộc người khác
phải tuân theo” 8.
Theo Từ điển Luật học thì “ KB, XL tài sản là biện pháp cưỡng chế nhằm đảm

Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1998), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Nxb Thông tin, tr.499.
8
Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, tr.196
7


12

bảo việc THA. Trong thời gian kê biên, đối tượng bị áp dụng bị hạn chế quyền về tài
sản” 9.
Về mặt thuật ngữ cưỡng chế là “ những biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức
phải thực hiện và phục tùng mệnh lệnh nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
10

.
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cưỡng chế, thực tế thấy rằng cưỡng

chế là việc Nhà nước dùng quyền lực, áp đặt ý chí của mình đối với tổ chức, cá nhân
buộc họ phải thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định theo ý chí của
mình.

Về kê biên tài sản là “ việc ghi lại từng tài sản, cấm việc tẩu tán, phá huỷ để đảm
bảo cho việc xét xử và THA” 11. và “Kê biên được hiểu là tạm thời cấm vận chuyển,
chuyển đổi, định đoạt hoặc dịch chuyển tài sản” 12. Nghĩa là khi tài sản bị kê biên thì
quyền sở hữu bị hạn chế.
Từ sự phân tích các khái niệm cơ sở trên, có thể rút ra khái niệm cưỡng chế, KB,
XL tài sản của người phải THA như sau “ Cưỡng chế KB, XL tài sản của người phải
THA là biện pháp do CHV áp dụng trong trường hợp người phải THA có nghĩa vụ trả
tiền theo BA, QĐ có điều kiện thi hành nhưng khơng tự nguyện thi hành. Tài sản bị kê
biên, xử lý là tài sản của người phải THA (hoặc cũng có thể của người thứ ba giữ của
người phải THA). Người phải THA này có thể là cá nhân hoặc tở chức đã được xác định
cụ thể trong BA, QĐ của toà án được đưa ra để thi hành” .
Như vậy có thể nói KB, XL tài sản trong THA KD, TM là một trong các biện
pháp cưỡng chế THADS do CHV cơ quan THA có thẩm quyền áp dụng nhằm đảm bảo
việc thi hành các bản án KD, TM.

NXB Từ điển Bách Khoa (2006), Từ điển Luật học, Hà Nội, tr.243
Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa (1999), Hà Nội, tr.323
11
Từ điển thuật ngữ pháp lý thông dụng (1999), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
12
Xem: />9

10


13

1.1.2. Đặc điểm của kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án, kinh doanh thương
mại.
Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại có những đặc

điểm chung của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án. Đồng thời,
cũng mang đặc điểm riêng của việc kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh,
thương mại.
Đặc điểm chung của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản:
- Thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh của Nhà nước;
- Được Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không
tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án,
quyết định của Tịa án;
- Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản của người
phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kê biên là tài sản của người phải thi
hành án;
- Người bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản thi hành án ngoài việc phải thực hiện
các nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án mà họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng
chế thi hành án dân sự;
- Biện pháp cưỡng chế được Chấp hành viên quyết định áp dụng có hiệu lực đối
với người phải thi hành án dân sự và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ
những tài sản không được kê biên đã được quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân
sự (THADS).
- Trường hợp người phải thi hành án khơng cịn tài sản nào khác hoặc có tài sản
nhưng khơng đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của


×