Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Áp dụng phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển khu vực Giao Thủy – Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.09 KB, 57 trang )

Luận văn
Áp dụng phương pháp
CBA để đánh giá hiệu quả
của dự án trồng rừng ngập
mặn phòng hộ đê biển khu
vực Giao Thủy – Nam Định


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU....................................................................................................................................0
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................1
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CBA TRONG ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ DỰ ÁN...................................................................................................................3
1.1 Một số vấn đề về hiệu quả.............................................................................................3
1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả............................................................................3
1.1.2 Phân loại hiệu quả..................................................................................................3
1.1.3 Đánh giá hiệu quả đối với một dự án............................................................4
1.2 Phương pháp phân tích CBA......................................................................................5
1.2.1 Lịch sử phương pháp phân tích chi phí lợi ích........................................5
1.2.2 Khái niệm và mục đích thực hiện CBA........................................................6
1.2.2.1 Khái niệm.............................................................................................................6
1.2.2.2 Mục đích CBA...................................................................................................7
1.2.3 Các cấp độ tiến hành CBA..................................................................................7
1.2.4 Các chỉ số thường gặp trong CBA..................................................................8
1.2.4.1 Giá trị PV, FV, NPV.......................................................................................8
1.2.4.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (internal rate of return).........................9
1.2.5 Các bước tiến hành CBA...................................................................................10
1.2.6 Các hạn chế của phương pháp CBA...........................................................13
1.2.6.1 Hạn chế về kỹ thuật.......................................................................................13
1.2.6.2 Tính phù hợp của CBA khi đề cập đến các mục đích ngồi tính
hiệu quả............................................................................................................................................14


1.2.7 Tiểu kết........................................................................................................................14
CHƯƠNGII: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN KHU VỰC GIAO THỦY– NAM ĐỊNH.................15


2.1 Sơ lược về rừng ngập mặn và hệ thống đê biển của khu vực Giao
Thủy – Nam Định....................................................................................................................15
2.1.1. Hệ thống rừng ngập mặn.................................................................................15
2.1.1.1 Khái niệm...........................................................................................................15
2.1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam.........................15
2.1.1.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển .. 18
2.1.1.4 Hiện trạng và quản lý rừng ngập mặn...................................................21
2.1.1.5 Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn Việt Nam. 23
2.1.2 Hệ thống đê biển....................................................................................................23
2.1.2.1 Sự cần thiết phải có hệ thống đê biển....................................................23
2.1.2.2 Hệ thống đê biển khu vực GiaoThủy - Nam Định..........................25
2.2 Giới thiệu về dự án..........................................................................................................26
2.3 Hiện trạng triển khai dự án.......................................................................................26
2.4 Tiểu kết..................................................................................................................................29
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN TRỒNG
RỪNG PHỊNG HỘ ĐÊ BIỂN KHU VỰC..............................................................30
GIAO THỦY-NAM ĐỊNH.................................................................................................30
3.1 Đặc điểm khu vực liên quan đến dự án (huyện Giao Thủy–Nam
Định)................................................................................................................................................30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường...............30
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................30
3.1.1.2. Các tài nguyên................................................................................................32
3.1.2 Dân số..........................................................................................................................34
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.........................................................36
3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế.......................................................................................36

3.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................................................................37
3.1.4 Lĩnh vực văn hóa – xã hội................................................................................39


3.1.5 Lĩnh vực giáo dục.................................................................................................40
3.2 Đánh giá hiệu quả dự án..............................................................................................41
3.2.1 Xác định và đánh giá các chi phí.................................................................41
3.2.2. Xác định và đánh giá các lợi ích..................................................................42
3.2.3 Tính tốn các chỉ tiêu và giải thích kết quả.............................................45
3.2.4 Hạn chế nghiên cứu và phân tích độ nhạy..............................................46
3.2.5 Tiểu kết........................................................................................................................47
3.3 Một số giải pháp kiến nghị.........................................................................................47
KẾT LUẬN.................................................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................49


Danh mục các chữ viết tắt
CBA: Cost benefit analysis
DS: Dân số
KT- XH: Kinh tế xã hội
NN-PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
RNM: Rừng ngập mặn
TL: Tỉ lệ
UBND: Ủy ban nhân dân


Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Bản đồ 2.1: Phân bố rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam.............................15
Bản đồ 2.2: rừng ngập mặn...................................................................................................18
Biểu đồ 2.1: thể hiện diện tích rừng ngập mặn qua các năm..................................22

Bảng 2.1 diện tích rừng các xã của huyện Giao Thuỷ...............................................28
Bản bồ 3.1: Bản đồ khu vực Giao Thủy-Nam Định...................................................30
Bảng 2.2: thực trạng dân số Giao thủy-Nam Định
Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..............................................................................37
Bảng 3.1: Chi phí của dự án trồng rừng ngập mặn phịng hộ đê biển................42
Bảng 3.2: Chi phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai
đoạn 1997 – 2006 (đê biển khơng có rừng phịng hộ)...............................................44
Bảng 3.3: tổng hợp lợi ích, chi phí, NPV của dự án..................................................45
Bảng 3.4: bảng tính NPV........................................................................................................46


A.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế quản lý tài nguyên môi trường, trường đại học kinh tế quốc dân là một
ngành ngiên cứu đã tồn tại hơn hai thập kỷ nhưng nhìn chung vẫn cịn khá mới
mẻ ở Việt Nam. Nhiều người vẫn thắc mắc đại học quốc gia Hà Nội có ngành
mơi trường, đại học xây dựng và nhiều trường khác cũng có ngành mơi trường,
vậy kinh tế mơi trường của trường kinh tế quốc dân có gì khác với các trường
khác? Chuyên ngành kinh tế quản lý môi trường là nghiên cứu vấn đề môi
trường dưới góc độ kinh tế hay là dùng những cơng cụ kinh tế để giải quyết
vấn đề môi trường sao cho hài hòa nhất. Và để mọi người hiểu rõ ràng hơn tơi
muốn giải thích bằng ngay chính đề tài của mình .
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có một vai trò hết sức to lớn: là nơi cung cấp một
lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho con người, là nơi lưu giữ những nguồn gen
cho tương lai, nơi cung cấp thức ăn và chỗ sinh sản cho rất nhiều lồi động vật
có giá trị sinh thái và mơi trường cao (Macnae, 1974). Đồng thời, rừng ngập
mặn cũng là trạm dừng chân và là nơi cư trú của rất nhiều loài chim nước di
cư. Rừng ngập mặn bảo vệ các nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo
vệ đất đai khỏi sự xói mịn bởi sóng và gió (Semesi, 1998).
Tuy nhiên trong những năm qua, do nhiều dịch vụ môi trường mà rừng ngập

mặn cung cấp chưa được xem xét và đánh giá thoả đáng dẫn đến việc quản lý
rừng ngập mặn cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, rừng ngập mặn ngày càng bị
thu hẹp. Thực tế cho thấy rừng ngập mặn cịn có vai trị rất quan trọng trong
việc phòng hộ đê biển. Những hệ thống đê biển có đai rừng phịng hộ đủ rộng
thì những thiệt hại về đê biển là rất thấp. Đánh giá bước đầu về thiệt hại do
bão gây ra trong những năm qua cho thấy, ở những nơi đê biển có rừng ngập
mặn phịng hộ thì hầu như đê biển khơng bị sạt lở và do vậy các chi phí


tu sửa đê biển hàng năm đã giảm đi hàng tỷ đồng. Xét riêng với RNM Giao
Thuỷ trong dịch vụ phòng hộ đê biển đạt gần 2 tỷ đồng/năm.
Để mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này tôi đã chọn đề tài : “Áp
dụng phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng ngập
mặn phòng hộ đê biển khu vực Giao Thủy – Nam Định”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu:
Xác định và đánh giá các lợi ích của dự án.
Xác định và đánh giá các chi phí của dự án.
Xác định các chỉ tiêu PV, NPV để là căn cứ đánh giá hiệu quả dự án trồng
rừng phòng hộ đê biển.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức người dân cũng như của các cấp
chính quyền trong việc trồng và bảo vệ RNM hướng tới phát triển bền vững
2.2. Nhiệm vụ
Tổng quan cơ sở lí luận phương pháp CBA để áp dụng vào đề tài nghiên cứu.
Khái quát thực trạng rừng ngập mặn, hệ thống đê biển khu vực Giao ThủyNam Định và hoạt động trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển.
Ứng dụng phương pháp CBA nhằm đánh giá hiệu quả dự án.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là khu vực huyện Giao Thủy tỉnh
Nam Định.
Về thời gian nghiên cứu: điều tra, thu thập số liệu từ tháng 2/2009 đến tháng

4/2009.
Về giới hạn khoa học: chi phí lợi ích của dự án bao gồm loại có giá trên thị
trường và khơng có giá trên thị trường. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu và
tính tốn các giá trị có giá trên thị trường.


4. Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp CBA: trên cơ sở phân tích các dịng chi phí lợi ích, tính tốn lợi
ích rịng, đánh giá hiệu quả dự án
Phương pháp phòng tránh thiệt hại: là một trong những cách tiếp cận dựa trên
chi phí (Cost-Based Method). Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến
để ước lượng giá trị các dịch vụ môi trường do một hệ sinh thái cung cấp.
Phương pháp thu thập thông tin: được sử dụng để tổng hợp tài liệu
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế môi
trường trong việc xác định, tính tốn các chỉ tiêu đánh giá.
Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel...Các số liệu điều tra sẽ
được tổng hợp và tính tốn bằng các hàm cơ bản trên excel.
5. Cấu trúc đề tài
Gồm có 3 chương
Chương I: Sử dụng phương pháp CBA trong đánh giá hiệu quả dự án Chương
II: Tổng quan về dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển khu vực Giao
Thuỷ - Nam Định
Chương III: Phân tích chi phí lợi ích của dự án trồng rừng trong phòng hộ đê
biển khu vực Giao Thuỷ - Nam Định


CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CBA TRONG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
1.1 Một số vấn đề về hiệu quả

1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các
mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó
trong những điều kiện nhất định.
Cơng thức tính:
Hiệu quả tuyệt đối: E = K – C
Hiệu quả tương đối: E = K/C
Trong đó:
K là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu
C là chi phí bỏ ra
E là hiệu quả
1.1.2 Phân loại hiệu quả
Có nhiều cách để phân loại hiệu quả: hiệu quả tài chính - hiệu quả kinh tế; hiệu
quả trực tiếp - hiệu quả gián tiếp; hiệu quả trước mắt - hiệu quả lâu dài...sau
đây chúng ta xét một số cách phân loại thường được sử dụng 1.1.2.1 Hiệu quả
tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả tài chính cịn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu
quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp.
Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp
nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả KT-XH cịn gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp
được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả KT-XH là


tồn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy những lợi ích và
chi phí được xem xét trong hiệu quả KT-XH xuất phát từ quan điểm toàn bộ
nền KTQD
1.1.2.2 Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một
doanh nghiệp (một đối tượng).

Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng
khác. Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt
các dự án khác.
Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp còn hiệu quả của các dự
án khác là hiệu quả gián tiếp
1.1.2.3 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn mà
người ta phân ra hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian ngắn. Lợi
ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang tính tạm
thời. Việc nhập những thiết bị cũ, cơng nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền có thể mang
lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy.
Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài. Ví dụ
việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể khơng có lợi ích trước mắt nhưng nó tạo ra
một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ nhiều người
mua bảo hiểm hay việc đầu tư vào giáo dục cũng được xem là hiệu quả lâu dài.
1.1.3 Đánh giá hiệu quả đối với một dự án
Đánh giá hiệu quả dự án có hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính thì trong
phân tích cũng phải có phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Sau đây chúng
ta phân biệt hai loại này


Phân tích tài chính là phân tích dựa trên cơ sở lợi ích chi phí cá nhân hay tính
theo quan điểm doanh nghiệp
Phân tích kinh tế phân tích kinh tế khơng chỉ tính tới chi phí lợi ích cá nhân mà
cịn tính cả chi phí lợi ích xã hội tức là phần xã hội phải bù trừ trong hoạt động
kinh tế.
Như vậy xét về bản chất đều giống nhau là đều nhằm đo lường lợi nhuận của
hoạt động kinh doanh, đầu tư... Tuy nhiên phân tích tài chính liên quan đến
dịng tiền có thực: thực sự mất đi, thực sự có được. Phân tích kinh tế khơng

dừng lại ở đó mà cịn tính đến cả chi phí cơ hội (hiệu quả đối với các mục tiêu
khác mà hoạt động kinh doanh có thể đặt ra ). Do đó khi tính hiệu quả dự án
chúng ta phải sử dụng cách phân tích phù hợp.
1.2 Phương pháp phân tích CBA
1.2.1 Lịch sử phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Ý tưởng về đánh giá mang tính chất kinh tế được bắt đầu từ Jules Dupuit, một
kỹ sư người Pháp, sau đó nhà kinh tế người Anh, Alfred Marshall, đã đưa ra
một số khái niệm chính thức đặt nền tảng cho CBA. Tuy nhiên quá trình phát
triển thực tế của CBA là kết quả của Luật Hàng Hải Liên Bang (Federal
Navigation Act) năm 1936. Luật này địi hỏi Đồn Kỹ sư của Mỹ (U.S. Corps
of Engineers) phải tiến hành các dự án nâng cấp hệ thống đường thuỷ khi tổng
lợi ích của một dự án vượt q chi phí của dự án đó. Vì vậy, Đồn Kỹ sư đã
xây dựng những phương pháp có tính chất hệ thống nhằm đánh giá những lợi
ích và chi phí đó. Các kỹ sư này tiến hành cơng việc với sự hỗ trợ của nhóm
các nhà chun môn trong lĩnh vực kinh tế học. Cho đến tận 20 năm sau đó,
vào những năm 1950, các nhà kinh tế đã cố gắng xây dựng một tập hợp những
phương pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt để tính tốn lợi ích, chi phí và quyết định
xem liệu một dự án có đáng để thực hiện hay không?


1.2.2 Khái niệm và mục đích thực hiện CBA
1.2.2.1 Khái niệm
Theo Zerbe, Richard O., Jr., and Allen S. Bellas trong tác phẩm “A Primer for
Benefit-Cost Analysis” Phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phân tích để đi
đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay khơng hay
hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không? Phân tích chi
phí lợi ích cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều
dự án loại trừ lẫn nhau. Một cách đơn giản, CBA là q trình chúng ta tính
tốn giá trị của tất cả các đầu vào và đầu ra của một dự án rồi sau đó lấy hiệu
số của đầu ra trừ đi đầu vào.

Theo Thayer Watkins, khoa Kinh tế học Trường Đại học bang San Jose, trong
tác phẩm “An Introduction to Cost Benefit Analysis” Phân tích chi phí - lợi ích
là ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương đương đối với những lợi ích
và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem chúng có đáng để
đầu tư hay khơng. Các dự án này có thể là xây dựng đập ngăn nước, đường cao
tốc, hay có thể là các chương trình đào tạo và các hệ thống chăm sóc sức
khoẻ...
Như vậy phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp dùng để đánh giá một dự
án hay một chính sách bằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi
phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.
B: lợi ích
C: chi phí
B – C > 0 thực hiện dự án
B – C ≤ 0 không thực hiện dự án
So sánh ∑Bi - ∑i > 0 (i= 0...n) thực hiện dự án
∑Bi - ∑i < 0 (i= 0...n) không thực hiện dự án


So sánh lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra để quyết định có hay khơng thực hiện
một dự án.
1.2.2.2 Mục đích CBA
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với thực tiễn
vấn đề cần lựa chọn và giải quyết, trong đó có những vấn đề thuận và vấn đề
chống, buộc chúng ta phải lựa chọn và giải quyết. Một phương án hiệu quả
giúp chúng ta trong trường hợp này là phương pháp CBA. Mục đích của CBA
là phục vụ cho lựa chọn chính sách để đi đến một quyết định trong các phương
án đưa ra. Các nhà đầu tư và chính phủ sẽ chọn phương án nào là tối ưu xét
trên quan điểm kinh tế.
1.2.3 Các cấp độ tiến hành CBA
Kinh nghiệm thực tiễn các nước phát triển cho thấy đối với một chương trình

dự án hay một chính sách nào đó để thực hiện trong quá trình làm CBA người
ta chia thành 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Exante (Trước khi thực hiện dự án )
Khi bắt đầu hình thành dự án, xây dựng chương trình phải thực hiện CBA. Để
hiểu rõ hơn ta xét ví dụ sau: Dự kiến đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu điện
trầm trọng do đó phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bởi vì theo kinh
nghiệm nhiều nước trên thế giới chỉ có loại nhà máy này mới đảm bảo tính ổn
định lâu dài và khả năng cung ứng điện đủ vận hành nền kinh tế. Vấn đề là khi
thực hiện đặt nhà máy điện ở đâu?
Để lựa chọn đặt vị trí nào buộc chúng ta phải CBA nghĩa là mặc dù phương án
chưa thực thi thì các nhà phân tích kinh tế đã phải thực hiện CBA để tư vấn
cho chính phủ.
Giai đoạn 2: Imediares (trong quá trình thực hiện dự án)
Khi dự án đã đi vào xây dựng người ta cũng phải CBA. Vì q trình phân tích
này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ sở để


điều chỉnh những phương án đã đưa ra ban đầu, điều chỉnh những phân tích
trước khi tiến hành dự án để phù hợp với thực tiễn đang vận hành.
Ví dụ như thủy điện Bản Vẽ đang thực hiện, có những phát sinh trước khi thực
hiện chưa có như: lở núi. 18 mạng người chết, hư hỏng máy móc, chậm tiến
độ.
Giai đoạn 3: expost (sau khi kết thúc dự án)
Sau khi kết thúc dự án người ta vẫn tiếp tục làm CBA. Việc thực hiện CBA
thuận lợi hơn bởi đã có tiền đề. Mọi chi phí lợi ích trong q trình vận hành dự
án đã bộc lộ , cả những vấn đề phân tích 2 giai đoạn trước Exante và Imediares
Ví dụ nếu hiện nay chúng ta là CBA nhà máy thủy điện Hịa Bình chắc chắn
những vấn đề trước đây trong phân tích Exante và Imediares chưa có : như xói
lở ở hạ lưu buộc chính phủ phải bỏ chi phí kè lại; hay các trạm bơm bỏ thêm
chi phí nối ống bơm khi mực nước hạ xuống...

Qua 3 nội dung trên cho thấy thực hiện CBA phải tiến hành liện tục từ trước
trong và khi thực hiện dự án, có vậy mới khắc phục được những khiếm khuyết
khi thực hiện dự án.
1.2.4 Các chỉ số thường gặp trong CBA
1.2.4.1 Giá trị PV, FV, NPV

Trong đó:
PV (Present value): Giá trị hiện tại của khoản thu trong tương lai.
FVn ( Future value): Giá trị khoản thu tại thời điểm cuối năm thứ n trong
tương lai
r: Lãi suất tính theo năm
n: Số năm
NPV (Net present value)


Giá trị hiện tại của lợi ích rịng. Cơng thức tính:

Trong đó:
Bt: lợi ích của năm t
Ct: chi phí của năm t
r: lãi suất
Tất cả các phương án có NPV > 0 tức có lợi rịng, như vậy là đáng mong
muốn. Phương án nào có NPV lớn nhất là đáng mong muốn nhất.
1.2.4.2 BCR (benefit cost ratio)
Tỉ suất lợi ích chi phí là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá
trị hiện tại của chi phí
Cơng thức:

Tỷ suất này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Có thể hiểu là một
đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi ích.

1.2.4.3 Hệ số hồn vốn nội bộ IRR (internal rate of return)
Hệ số hoàn vốn nội bộ k được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện
thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau. Hệ số k tương đương với tỉ lệ chiết
khấu r, có thể xác định bằng cách suy diễn khi thỏa mãn biểu thức sau:
hay


IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi. Giá trị IRR sau khi tính tốn
sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỉ lệ chiết khấu để xem xét mức
độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án
Tỷ lệ hồn vốn nội bộ có một vai trị rất quan trọng trong việc xác định tỉ lệ
chiết khấu r phù hợp cho một dự án hoặc chương trình. Đối với một chương
trình dự án mơi trường có tính dài hạn nó lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Trong nhiều trường hợp, thơng qua việc xác định IRR người ta có thể
suy đoán các chỉ tiêu khác của dự án hoặc chương trình như giá trị NPV; B/C...
1.2.5 Các bước tiến hành CBA
Để thực hiện CBA người ta phải tuân thủ theo trình tự các bước nhất định. Tùy
theo cách phân chia các tác giả có thể đưa ra các bước khác nhau, có những
phương án 4 bước, 5 bước, 8, 9 thậm chí 10 bước.
Theo Zerbe, Richard O., Jr., and Allen S. Bellas trong tác phẩm “A Primer for
Benefit-Cost Analysis tiến hành CBA có 10 bước như sau:
B1: Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
B2: Xác định những phương án thay thế
B3: Đưa ra các giả định
B4: Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế
B5: Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này
B6: Xử lý các tác động khơng được số lượng hóa
B7: Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại
B8: Xác định và lý giải độ bất trắc
B9: So sánh lợi ích và chi phí

B10: Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc
Tuy nhiên trong khuôn khổ chuyên ngành chúng ta nghiên cứu 9 bước sau:
B1: Quyết định chi phí của ai, lợi ích của ai


B2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế
B3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường
B4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình thực hiện dự án
B5: Lượng hóa bằng tiền
B6: Quy đổi các giá trị đồng tiền đã tính tốn
B7: Tính tốn các chỉ tiêu
B8: Phân tích độ nhạy
B9: Đề xuất các phương án
B1: Quyết định chi phí của ai, lợi ích của ai
Cần có nhìn nhận ban đầu trước khi phân tích đối với một dự án hay chương
trình. Đó là ai sẽ được lợi ích ai chịu chi phí khi thực hiện dự án chương trình
đó. Bởi vì từ nhận thức đó sẽ có kết quả cho phân tích.
B2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế
Trong thực tế một dự án có nhiều giải pháp đưa ra, các giải pháp này có thể
thay thế lẫn nhau, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách chọn phương
án nào là tối ưu.
B3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường
Dựa trên các giải pháp thay thế đã có ở bước 2 tiến hành xem xét đánh giá các
ảnh hưởng có thể xảy ra cho từng giải pháp. Đồng thời xem xét những chỉ số
nào phải đưa vào tính tốn, xác định. Bước này có ý nghĩa hết sức quan trọng
liên quan đến sau này
B4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình thực hiện dự án
Theo lý thuyết, thường xây dựng các mơ hình, đường biến thiên của chi phí lợi
ích theo thứ tự qua các năm, do bất cứ dự án nào cũng có một thời hạn nhất
định. Chính sự giới hạn về thời gian giúp xây dựng các mơ hình biến thiên.

Trong thực tiễn, đối với những dự đoán về ảnh hưởng lượng hóa trong suốt
q trình dự án người ta phải thường xuyên cập nhật, sẽ xảy ra qua các năm


để bổ sung cho nguyên lý, lý thuyết đã đề ra. Vì chúng ta phải chính xác hóa
dịng chi phí, lợi ích mà những dự đốn ban đầu có thể chưa chính xác.
B5: Lượng hóa bằng tiền
Trên cơ sở phân tích các yếu tố chỉ tiêu về lượng thực tiễn / tiềm năng quy đổi
ra giá trị bằng tiền. Vấn đề quan trọng là phải xác định được giá sản phẩm một
đơn vị đã lượng giá ở trên. Trong đó có loại cần tính có giá thị trường và có
loại khơng có giá trên thị trường.
Loại có giá trên thị trường có thể xác định giá chính xác, đó là căn cứ đưa vào
tính tốn. Loại khơng có giá thị trường phải xác lập hình thức khác để tính giá
như: giá tham khảo, giá ẩn, giá mờ (shadow price )
Tuy nhiên trong thực tế thực hiện CBA có những vấn đề khó lượng hóa thành
tiền. Trường hợp đó có thể để riêng một tiểu mục để nhà thực hiện chính sách
xem xét. Bản thân những người phân tích cũng khơng tính tốn nổi, nhưng
nhìn nhận lại thấy được. Một số trường hợp khơng xác định được lợi ích nhưng
tính được chi phí nên khơng thể dùng CBA. Ví dụ như sạt lở đất do xây dựng
đường mịn Hồ Chí Minh...
B6: Quy đổi các giá trị đồng tiền đã tính tốn
Sau khi đã xác lập được giá trị tiền tệ, để có kết quả chính xác phải quy đổi các
giá trị đồng tiền đó. Thường quy về năm hiện tại(năm tính tốn)
B7: Tính tốn các chỉ tiêu
Gồm có 3 chỉ tiêu quan trọng NPV; B/C; IRR ngồi ra có một số chỉ tiêu
khác để xem xét mức độ hấp dẫn của dự án như chỉ tiêu thu hồi vốn...
B8: Phân tích độ nhạy
Yếu tố quan trọng đưa vào phân tích r-tỉ lệ chiết khấu, nó phản ánh khả năng
thực thi dự án. Đặc biệt mối quan hệ r- NPV. Nhất là trong bối cảnh có biến
động về giá và điều chỉnh thường xuyên của lãi suất ngân hàng. Nếu không

tiến hành phân tích độ nhạy thì khơng ứng phó kịp với biến động trong tương
lai khi có thay đổi về giá, lãi suất cho vay dẫn đến khả năng thực thi là không


thể. Bởi vì trong thực tế nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng thường
xuyên biến động.
B9: Đề xuất các phương án
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích, tính tốn ở bước 7, kết hợp bước 8, lựa
chọn sắp xếp các dự án. Về nguyên tắc theo thứ tự phương án nào có tính khả
thi cao nhất, lợi rịng lớn nhất thì được ưu tiên sắp xếp đầu, thứ tự tính hấp dẫn
giảm dần. Từ đó người lựa chọn chính sách sẽ quyết định nên thực thi dự án
nào. Bản thân người làm CBA không quyết định.
1.2.6 Các hạn chế của phương pháp CBA
1.2.6.1 Hạn chế về kỹ thuật
Khi thực hiện CBA nguyên tắc phải lượng hóa được tồn bộ giá trị ra tiền tệ,
khi đó mới sử dụng được các tiêu chí như Kaldor-Hicks...Để tính tốn được
các tiêu chí địi hỏi các yếu tố liên quan CBA phải được số hóa, biểu hiện dưới
dạng tiền tệ. Trên thực tế không phải tất cả giá trị đều lượng hóa được, đặc biệt
là vấn đề liên quan đến mơi trường xã hội. Ví dụ như khơng khí trong lành, vẻ
đẹp cảnh quan môi trường...
Để khắc phục hạn chế này người ta thường sử dụng hai phương pháp là
phương pháp CBA định tính và phương pháp phân tích chi phí hiệu quả.
Nguyên tắc của phương pháp CBA định tính là những giá trị lượng hóa được
phải lượng hóa trước tiên. Những giá trị khơng thể lượng hóa người làm CBA
liệt kê ra những mục riêng. Từ đó người làm chính sách có cách nhìn nhận
đánh giá đúng đắn về dự án đang thực hiện. Đối với phương pháp phân tích chi
phí hiệu quả thì thường sử dụng trong trường hợp yếu tố cần đánh giá chỉ
lượng hóa được chi phí mà khơng lượng hóa được lợi ích. Ví dụ như những
vấn đề mang tính xã hội rộng lớn,vượt quá khả năng của người làm CBA...




×