Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Liên kết cấu trúc và giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu tỉnh lược trong các tác phẩm của ma văn kháng (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.15 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi tác phẩm văn học được xem là đứa con tinh thần của nhà
văn. Tác phẩm không chỉ phản ảnh đời sống hiện thực mn hình vạn
trạng mà thơng qua đó nhà văn còn bộc lộ quan điểm, thái độ, cách đánh
giá và lí giải cắt nghĩa về cuộc sống. Phong cách của nhà văn cũng sẽ dần
bộc lộ trên chính những địa hạt mà họ khai thác. Vì vậy, đi sâu khám phá
một tác phẩm văn chương để tìm ra phong cách tác giả ta khơng chỉ tìm
hiểu giá trị tư tưởng, hay quan niệm về con người hoặc cách trần thuật
của nhà văn mà ta phải khai thác tác phẩm ấy trên cả phương diện ngôn
ngữ. Bởi, văn chương là nghệ thuật của ngôn từ.
Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật của các nhà
văn vì thế trở thành các đề tài có một sức hút mạnh mẽ với các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ. Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các tác phẩm khơng
chỉ là việc phân tích, miêu tả các từ, các câu, các đoạn văn mà cịn cần
tìm ra mối liên hệ cấu trúc và những giá trị ngữ nghĩa thể hiện ý đồ của
nhà văn. Thơng qua việc tìm hiểu, phân tích cách dùng từ, đặt câu hay
cách thức tổ chức, sắp xếp các đoạn văn trong một văn bản sẽ cho ta
một cái nhìn riêng về phong cách của tác giả ấy.
1.2. Văn học Việt Nam sau năm 1975 được gọi với cái tên là nền văn
học đổi mới. Một trong số tác giả đi tiên phong trong cơng cuộc đổi mới
văn học chính là nhà văn – nhà giáo Ma Văn Kháng. Ma Văn Kháng
không chỉ là người khơi nguồn cho một công cuộc đổi mới mà chính ơng
cũng là người bền bỉ sáng tác để làm sáng tỏ và phong phú thêm hành
trình đổi mới đó. Ma Văn Kháng ln ý thức về sự sáng tạo trong cách
viết. Bởi theo ông nhà văn chính là một trong những nghề nhọc nhằn
nhất. Chỉ riêng về mặt chữ nghĩa đã là công phu học tập một đời: đào
bới, kiếm nhặt, sàng lọc, chọn lựa, nhào nặn, biến hóa, tinh chế, đúc
luyện, gọt tỉa…




2
Vì vậy, tìm hiểu về phong cách viết văn của Ma Văn Kháng, việc
chúng ta nên làm là tìm hiểu cách thức tổ chức ngơn từ của ơng. Trong
đó nổi bật là cách viết câu, tổ chức đoạn văn trong các tác phẩm của ông.
Viết câu văn là một vấn đề thuộc phạm trù cú pháp. Cách viết này
được thể hiện qua các loại câu: câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược… Trong
những câu này, câu tỉnh lược có đặc thù riêng. Nó là câu ngắn, câu
khuyết thiếu nhưng vẫn được hiểu là câu đầy đủ nếu ta thực hiện các thao
tác liên tưởng, phục hồi. Lúc đó, ta sẽ nhận ra giá trị liên kết và giá trị
ngữ nghĩa giữa chúng được thể hiện trong văn bản.
Đây chính là lí do để chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Liên kết
cấu trúc và giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu tỉnh lược trong các tác
phẩm của Ma Văn Kháng”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học để tiếp cận văn bản nghệ thuật
là một hướng đi mới của Việt ngữ học ứng dụng. Trong những năm gần
đây việc tiếp cận và nghiên cứu văn học trên cơ sở vận dụng phương
pháp và thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại, cụ thể là hướng tiếp cận
văn bản văn học, hệ thống cấu trúc, nghệ thuật ngôn từ đã thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Vấn đề liên kết văn bản được chính thức được đặt ra ở Việt Nam bắt
đầu từ cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm
(1985, 1999) – nghiên cứu liên kết văn bản từ quan điểm liên kết thuộc
hệ thống – cấu trúc ngơn ngữ. Ngồi ra, các cơng trình của Diệp Quang
Ban (1998, 2001), Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Phạm Văn Tình
(2002)... cũng đi theo hướng này (với phạm vi và mức độ khác nhau).
Dưới ánh sáng của lí thuyết văn bản hiện đại nói riêng và lí thuyết
ngữ pháp văn bản nói riêng chúng tơi muốn đi sâu vào phân tích ngơn từ

trong các sáng tác của Ma Văn Kháng nói chung mà đặc biệt là ở hiện
tượng câu tỉnh lược nói riêng để tìm ra liên kết cấu trúc và giá trị ngữ
nghĩa ngữ dụng trong kiểu câu này.


3
2.2. Ma Văn Kháng cùng với Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu và một số
nhà văn khác là một trong số những tác giả có sự đóng góp quan trọng
trong cơng cuộc đổi mới văn học. Trên chặng đường sáng tác văn chương
không hề ngắn ngủi với trên 200 truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết, một
vài hồi kí và những ghi chép về con đường sáng tác văn chương của
mình Ma Văn Kháng đã để lại nhiều dấu ấn. Hàng loạt giải thưởng danh
giá mà ông từng nhận như Giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam
năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Giải thưởng
của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện
ngắn Trăng soi sân nhỏ. Giải thưởng Văn học ASEAN. Giải thưởng Nhà
nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001. Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc:
Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Với những
thành công to lớn đó Ma Văn Kháng xứng đáng là một tác giả được bạn
đọc yêu mến và cũng là đối tượng của nhiều cơng trình nghiên cứu phê
bình lớn nhỏ.
Nghiên cứu về Ma Văn Kháng khá nhiều và tập trung khai thác các
vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,cách thức
trần thuật, nghệ thuật tự sự, cảm hứng phê phán… Những vấn đề nghiên
cứu liên quan đến nội dung của truyện ngắn Ma Văn Kháng đã được
nghiên cứu như Đọc sách Xa Phủ (báo Nhân dân số ra ngày 05/10/1970)
của Nguyễn Đại, Ngày đẹp trời – tính dự báo về những tình thế xã hội
(Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987) của Nguyễn Nguyên Thanh, Đọc
Heo may gió lộng (Báo Văn nghệ số 47/1993) của Trần Bảo Hưng, Khi

Nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn (Tạp chí văn học số
9/1999) của Lã Nguyên, Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn cần
mẫn của Nguyễn Ngọc Thiện, Phong cách văn xuôi miền núi của Ma
Văn Kháng (Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 175 tháng 8/2009)
của Phạm Duy Nghĩa… song việc nghiên cứu phong cách tác giả trên lí
thuyết ngơn ngữ học văn bản lại cịn là một hướng đi khá mới mẻ. Gần


4
đây nhất có cơng trình luận án của tác giả Lê Thị Phương Thanh với đề
tài “Thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác của Ma Văn Kháng”.
Như vậy, mặc dù nghiên cứu về Ma Văn Kháng có số lượng nhiều và
các tác giả đã bắt đầu hướng nghiên cứu trên bình diện ngữ pháp song vẫn
cịn rất hạn chế. Vì vậy tìm hiểu về “Liên kết cấu trúc và giá trị ngữ nghĩa
ngữ dụng của câu tỉnh lược trong các sáng tác của Ma Văn Kháng” vẫn là
một hướng đi khá mới mẻ. Chính vì thế, với luận văn của mình chúng tơi
mong muốn góp thêm một cách tiếp cận mới về Ma Văn Kháng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là các tác phẩm của Ma
Văn Kháng ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết với những nội dung cụ
thể sau:
- Làm rõ các nội hàm khái niệm liên quan đến văn bản, liên kết
văn bản và các phép liên kết văn bản để từ đó tiếp cận kiểu câu tỉnh lược
trong sử dụng ngơn ngữ nói chung.
- Khảo sát, thống kê và miêu tả các câu tỉnh lược trong các tác
phẩm của Ma Văn Kháng.
- Tìm ra liên kết cấu trúc của các câu tỉnh lược trong các tác phẩm
của Ma Văn Kháng.
- Khái quát giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các câu tỉnh lược trong
các tác phẩm của Ma Văn Kháng.

- Rút ra phong cách của Ma Văn Kháng trong việc sử dụng câu
tỉnh lược trong sáng tạo văn chương.
Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện khảo sát trên ngữ liệu là các truyện
ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng theo hướng khảo sát xác xuất. Cụ
thể, chúng tôi khảo sát ngữ liệu truyện ngắn trong cuốn “Một chiều giơng
gió” (2010) của Nhà xuất bản Hội nhà văn, “Trăng soi sân nhỏ” (2014)
của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, bao gồm các truyện ngắn cụ thể
sau:
1. Nhiên! Nghệ sĩ múa
2. Nợ đời


5
3. Một chiều giơng gió
4. Mưa đêm
5. Suối mơ
6. Một mình đi trong mưa
7. Thầy Khiển
8. Dấn chân vào chốn hiểm nguy
9. San Cha Chải
10. Người xa lạ
11. Tóc Huyền màu bạc trắng
12. Bồ nông ở biển
13. Trăng soi sân nhỏ
14. Thanh minh, trời trong sáng
15. Những người đàn bà
16. Người đánh trống trường
17. Anh cả tôi, người sung sướng
18. Anh thợ chữa khóa
19. Chọn chồng

Chúng tơi cịn sử dụng ngữ liệu là tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong
vườn” (2007) của Nhà xuất bản Lao động (khảo sát xác xuất từ trang
258 đến 358) và tiểu thuyết “Mưa mùa hạ” (2013) của Nhà xuất bản Văn
học (khảo sát xác suất từ trang 1 đến 100).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính:
- Phương pháp phân tích diễn ngơn: Phân tích các đoạn văn, thống kê
số lượng câu tỉnh lược được sử dụng trong các sáng tác của Ma Văn
Kháng.
- Phương pháp phân tích cú pháp - ngữ nghĩa.
- Phương pháp thống kê phân loại: Đề tài sử dụng phương pháp này
để thu thập câu tỉnh lược có trong sáng tác của Ma Văn Kháng để phân


6
loại chúng vào các nhóm tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị ngữ, tỉnh lược cả
chủ ngữ + vị ngữ.
- Mơ tả phân tích: Chúng tơi sử dụng thủ pháp mơ tả và phân tích để
thấy được sự liên kết ngữ nghĩa của các câu tỉnh lược trong mối liên hệ
với đoạn văn và toàn văn bản.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát sự xuất hiện của các câu tỉnh lược trong các tác phẩm của
Ma Văn Kháng từ đó chỉ ra cấu trúc liên kết giữa các phát ngôn có liên
quan.
- Xác định giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các câu tỉnh lược trong các
tác phẩm của Ma Văn Kháng để xác định phong cách sử dụng ngôn ngữ
của nhà văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: Mở rộng, bổ sung về mặt lí luận của Ngơn ngữ học

văn bản góp phần sáng tỏ thêm các luận điểm lí thuyết trước với nhiều
luận cứ thuyết phục.
- Về mặt thực tiễn:
+ Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
dạy học văn chương trong nhà trường bởi nó đưa đến một hướng tiếp cận
văn bản và một hướng khám phá phong cách tác giả tương đối mới mẻ.
+ Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao việc dạy và học mơn
tiếng Việt trong nhà trường nói chung, việc dạy và học về câu tỉnh lược
nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương được sắp xếp như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2: Liên kết cấu trúc của câu tỉnh lược trong các tác phẩm của
Ma Văn Kháng
Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của câu tỉnh lược trong các
tác phẩm của Ma Văn Kháng


7

Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Văn bản và liên kết. Các khái niệm cơ sở
1.1.1. Văn bản và diễn ngôn
Văn bản là khái niệm cơ sở và sẽ được đề cập nhiều trong luận văn
bởi chúng dùng để chỉ vùng đối tượng đang khảo sát. Điều quan trọng là
sự phân biệt hai khái niệm văn bản và diễn ngôn bởi đây là hai khái niệm
vẫn dễ gây ra sự nhầm lẫn.
Thuật ngữ văn bản lâu nay – đặc biệt là thời kì đầu – thường được
hiểu là các văn bản liên kết chủ yếu mang tính đặc thù của ngôn ngữ viết.

Ngôn ngữ học văn bản đề cập tới các điều kiện ngơn ngữ nội tại góp
phần vào việc thiết lập nên văn bản: sự liên kết, tính mạch lạc và cách
thức tổ chức. Trước đây việc xem xét văn bản thường thoát li khỏi các
bối cảnh giao tiếp bằng lời.
Cịn thuật ngữ diễn ngơn (cịn được dùng là diễn từ, ngôn bản, ngôn
phẩm…) thường được hiểu là một chuỗi phát ngôn được thực hiện trong
giao tiếp bằng lời.
Trong một chừng mực nào đó hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn
được dùng như hai khái niệm tương đồng cơ bản. Chúng tôi cũng cùng
lúc sử dụng cả hai thuật ngữ này trong cơng trình nghiên cứu của mình.
Có điều khi nói diễn ngơn là chúng tơi muốn lưu ý nhiều hơn đến tính
chất hội thoại mà các phát ngơn đó đang được đưa ra miêu tả. Ở đó tính
chất tương tác giữa các nhân vật giao tiếp rõ ràng hơn, các yếu tố đặc thù
của hội thoại được lưu ý nhiều hơn. Điều này cũng có nghĩa là thuật ngữ
văn bản có ngoại diên rộng hơn so với thuật ngữ diễn ngôn.
1.1.2. Liên kết văn bản và các phương tiện liên kết văn bản.
1.1.2.1. Khái niệm liên kết văn bản và các loại liên kết văn bản
Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là những phần
tử. Ngoài các câu – phần tử trong hệ thống văn bản cịn có cấu trúc. Cấu
trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối liên hệ, quan hệ
của nó với những câu xung quanh nói riêng và với tồn văn bản nói
chung. Sự liên kết chính là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy.


8
Văn bản có đặc điểm là các thành tố tham gia liên kết để tạo nên nó
ln ln phải nằm trong một trật tự hình tuyến nghiêm ngặt. Nếu trong
hiện thực cần phản ánh chỉ có hai đối tượng hoặc hai sự kiện có quan hệ
với nhau thì việc tổ chức văn bản sẽ rất đơn giản. Chỉ cần đặt hai đơn vị
ngôn ngữ (từ, câu) ứng với các đối tương, sự kiện đó nằm cạnh nhau.

Bản thân trật tự tuyến tính cũng là một phương tiện làm cho chúng liên
kết lại với nhau. Nhưng nếu như trong văn bản một đối tượng, sự kiện có
quan hệ với hai đối tượng, sự kiện khác nhau trở lên thì bắt đầu trở nên
phức tạp. Trong chuỗi hình tuyến tất yếu sẽ có những yếu tố có liên kết
với nhau nhưng phải nằm cách xa nhau. Đồng thời cũng xuất hiện những
trường hợp yếu tố nằm cạnh nhau mà khơng có liên kết với nhau. Trật tự
tuyến tính khơng cịn đủ khả năng phân biệt ba trường hợp khác nhau
này. Tính liên kết đã giúp cho văn bản giải quyết mâu thuẫn này. Muốn
vậy khơng chỉ cần có một mà nhiều phương thức liên kết khác nhau, với
độ liên kết mạnh yếu khác nhau.
1.1.2.2. Các phương tiện liên kết trong văn bản
Sự liên kết trong văn bản là rất đa đạng do sự phân loại các phát
ngôn cũng đa dạng.
Việc phân loại các phương tiện liên kết văn bản còn liên quan đến
việc phân loại phát ngơn. Bởi có những phương tiện liên kết chung cho
các phát ngơn nhưng cũng có những liên kết đặc trưng của các phát ngôn.
Sự phân loại các phát ngôn rất đa dạng nhưng suy cho cùng mọi sự
đa dạng ở các cấp độ phát ngôn đều có thể quy về ba loại phát ngơn cơ
bản là câu tự nghĩa (CTN), câu hợp nghĩa (CHN) và ngữ trực thuộc
(NTT).
Các phương thức liên kết chung bao gồm: phương thức lặp phép đối,
phép thế đồng nghĩa, Phép liên tưởng, phép tuyến tính. Các phương thức
liên kết hợp nghĩa bao gồm: phép thế đại từ, phép nối lỏng, phép tỉnh
lược yếu. Các phương thức liên kết trực thuộc bao gồm: phép tỉnh lược,
phép nối chặt.
Trong các hình thức liên kết văn bản thì phép tỉnh lược được biết đến
như một phương thức tương đối phổ biến.
1.2. Phép tỉnh lược – một phương tiện liên kết phổ dụng



9
1.2.1. Về khái niệm tỉnh lược
Tỉnh lược là hiện tượng loại bỏ bớt các thành phần trong phạm vi cú
pháp và rộng hơn là văn bản. Chính ở đây các yếu tố ngữ nghĩa và ngữ
dụng đã chi phối phép tỉnh lược. Điều quan trọng là làm sao qua cấu trúc
ngôn ngữ biểu hiện trên bề mặt, chúng ta phải chỉ ra cho được cấu trúc
ngữ nghĩa tiềm ẩn, chi phối và đảm bảo cho sự tồn tại của phép tỉnh lược,
tức là chỉ ra đặc trưng bản chất và cơ chế hoạt động của phép tỉnh lược
trong văn bản.
Phép tỉnh lược văn bản là một dạng rút bớt xảy ra ở các phát ngôn,
là sự lược bỏ lâm thời các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối
liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi ngữ cảnh xác định (ngữ cảnh
cần và đủ) [Theo Phạm Văn Tình, 2002: 32]
1.2.2. Điều kiện để thực hiện phép tỉnh lược
Ngoại trừ các yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa giao tiếp theo chúng tơi
có thể chỉ ra một số điều kiện cho phép thực hiện tỉnh lược trên văn bản
như: 1. Ngữ cảnh giao tiếp; 2. Có mối liên hệ logic ngữ nghĩa; 3. Ý đồ và
chiến lược giao tiếp. Vì vậy để miêu tả và phân tích vai trò cũng như giá
trị biểu hiện của phép tỉnh lược, việc nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược văn
bản phải kết hợp nghiên cứu đồng thời các nhân tố
tạo lập phát ngơn bằng phép tỉnh lược.
Tìm ra mối quan hệ giữa các phát ngôn trong một văn bản là việc cần
thiết để nắm rõ cấu trúc cũng như lớp ngữ nghĩa bên trong của văn bản là
điều mà chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong phạm vi chương 2 của đề tài luận
văn này.
1.3. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và phong cách tác giả
1.3.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, quê quán ở
làng cổ Kim Liên, ngoại thành Hà Nội. Ông từng là giáo viên cấp hai,
dạy môn Văn và là hiệu trưởng trường cấp 3 thị xã Lào Cai nay là

tỉnh Lào Cai. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.
Ma Văn Kháng đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng


10
thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập
truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ.
Truyện ngắn Ma Văn Kháng có diện mạo, hình hài riêng, vì ngay từ
những sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với người đọc trong tư
cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn chương,
nghệ thuật.
Hơn 200 truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết là những thành quả mà ông
để lại cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Và, cho đến bây giờ, khi đã ở
tuổi 80, chung sống với bệnh tim, ông vẫn liên tiếp cho ra đời những tác
phẩm mới. Điều này đã khẳng định sự lao động miệt mài và nghiêm túc
cũng như nguồn năng lượng viết không ngừng nghỉ của nhà văn.
1.3.2. Phong cách của nhà văn Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng, nhà văn từng được mệnh danh là “người khuấy động
văn đàn Việt Nam hiện đại”. Thập kỷ 90 và cho tới những năm đầu thế
kỷ này, Ma Văn Kháng vững bước trên đường đổi mới với những cảm
hứng mới, tâm thế mới và khí thế ngày càng mạnh mẽ. Ma Văn Kháng
trải qua quá trình đổi mới với những nhọc nhằn nhưng can đảm và nhẫn
nại. Nhà văn là một minh chứng cho thái độ chừng mực, ơn hịa mà kiên
cường, khí phách.
Đọc Ma Văn Kháng, thấy xuyên suốt những trang văn một triết luận
đời sống hết sức nhất qn. Triết luận ấy lấy tình người, tính người và sự
hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người và cuộc đời
Truyện ngắn Ma Văn Kháng cịn có khuynh hướng mở rộng các
thành phần mạch trần thuật, hồ văn nói vào văn viết. Dịng trần thuật

của truyện ngắn Ma Văn Kháng là sự kết hợp hài hoà giữa mạch kể và
mạch tả. Người kể chuyện thường xuyên phanh mạch kể, hãm mạch tả,
bắt chúng dừng lại để bình luận, đánh giá, giải thích, hoặc cất lên tiếng
nói trữ tình thâm trầm, sâu lắng. Giọng người kể chuyện lấn lướt giọng
nhân vật hành động, nhưng lời văn trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
không đơn điệu về phương diện phong cách. Nhà văn sử dụng rộng rãi
khẩu ngữ, trước hết là tục ngữ, thành ngữ, đem văn nói hoà trộn vào văn
viết, tạo thành mạch trần thuật đa tạp giọng điệu rất đậm chất tiểu thuyết.


11
Về thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng được coi là một trong những
người có thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới tư duy tiểu thuyết,
tìm hướng đi mới trong sự sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là sự sáng tạo về
ngôn ngữ.
Nghiên cứu về cách tổ chức câu mà đặc biệt là câu tỉnh lược trong
các tác phẩm của Ma Văn Kháng để tìm ra sự liên kết cấu trúc và giá trị
ngữ nghĩa ngữ dụng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về Ma Văn Kháng cũng
như phong cách viết văn của ông.
1.4. Tiểu kết
Văn bản là sự tập hợp một chuỗi các phát ngôn độc lập bằng một sợi
dây liên kết mạnh mẽ. Sự liên kết ấy tạo cho văn bản có được sự hồn
chỉnh về nội dung cũng như hình thức.
Xét ở một góc độ nào đó, tỉnh lược cũng là một phương tiện để liên
kết văn bản. Sự lược bỏ có thể xuất hiện trong các ngữ đoạn ở cấp độ
phát ngôn, diễn ra ngay trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hay giữa
các phát ngơn với nhau trong đoạn, thậm chí tồn tại cả sự tỉnh lược giữa
các văn bản. Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi chỉ xin đi sâu hơn
vào phép tỉnh lược trong phạm vi các phát ngôn với nhau trong một
đoạn văn. Đây được xem như một dạng liên kết văn bản.

Các ngữ đoạn có giá trị là sản phẩm của phép tỉnh lược – tức là từ
các ngữ đoạn đó chúng ta có thể khơi phục một phát ngơn ở dạng đầy đủ
mang tính giả định được gọi là các ngữ trực thuộc. Các dạng biểu hiện
của các ngữ trực thuộc đó trong các văn bản là vô cùng phong phú và đa
dạng. Truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chính là đối tượng,
nhiệm vụ mà chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại cũng như đi sâu
miêu tả trong luận văn này.
Đích cuối cùng của sự miêu tả này là tìm ra cấu trúc nội tại, mối liên
kết và sự biểu hiện ngữ nghĩa, ngữ dụng của các ngữ trực thuộc tỉnh
lược. Từ đó khám phá về phong cách viết văn của Ma Văn Kháng trên
bình diện tổ chức câu cũng như những ý đồ nghệ thuật gửi gắm qua từng
con chữ của nhà văn. Đồng thời củng cố thêm những lí luận ngôn ngữ về
câu tỉnh lược – một phương tiện liên kết phổ dụng.


12

Chương 2: Liên kết cấu trúc của câu tỉnh lược trong các tác
phẩm của Ma Văn Kháng
2.1. Vấn đề liên kết trong văn bản và các phép liên kết hình thức
“Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi các câu được sắp xếp theo
hình tuyến tính và có tổ chức chặt chẽ, trong đó mỗi câu là một đơn vị
liên kết của văn bản. Mỗi đơn vị văn bản tổ hợp gắn bó với nhau tạo
thành một cấu trúc hoàn chỉnh, nhằm thực hiện một ý đồ giao tiếp
chung.” [Diệp Quang Ban, 2002 : 25]
Vì vậy để duy trì được tính mạch lạc trong văn bản các phát ngơn
phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ cả về nội dung và hình
thức. Giữa hai mặt nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt
chẽ: Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các liên kết hình
thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.

Theo Trần Ngọc Thêm có các phương thức liên kết chung cho các
phát ngơn, cũng có các phương thức liên kết riêng cho các phát ngôn tự
nghĩa, phát ngôn hợp nghĩa và cũng có phương thức dành cho ngữ trực
thuộc. Tuy nhiên chúng tôi đặc biệt chú ý vào phép lặp từ vựng và phép
lặp cú pháp bởi đó là một trong những cơ sở quan trọng trong việc tìm ra
mối quan hệ giữa lược ngôn và chủ ngôn, tức là tìm ra sự liên kết về mặt
cấu trúc cho các phát ngôn.
Việc tỉnh lược các thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ làm cho câu văn
trở nên ngắn gọn hơn. Sự tỉnh lược có thể dựa trên nhiều phương thức
liên kết như phép thế, phép logic trật tự tuyến tính nhưng phổ biến hơn cả
là dựa trên phép lặp từ vựng và lặp cú pháp.
Hiện tượng lặp là một hiện tượng phổ biến. Và khi hai hay nhiều
phát ngôn có hiện tượng lặp cú pháp và lặp từ vựng thì ta có hiện tượng
lặp kép. Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện phép tỉnh lược.
2.2. Ngữ trực thuộc tỉnh lược. Câu tỉnh lược
Theo tác giả Phạm Văn Tình “nếu đem cấu trúc Chủ - Vị để áp dụng
khi phân tích các phát ngơn thì chúng ta có thể rút ra một suy luận: câu
trước hết phải có một cấu trúc hồn chỉnh, diễn đạt một nội dung thông


13
báo trọn vẹn. Tuy nhiên có sự tồn tại của rất nhiều phát ngôn chưa đủ tư
cách là câu, bởi vì các cụm từ cấu tạo nên chúng chưa hồn chỉnh về cấu
trúc – đó mới chỉ là những ngữ thậm chí là từ. Song, nhờ có hình thức
hồn chỉnh của một phát ngôn mà chúng được đặc cách hoạt động ngang
hàng với các câu, là đơn vị tham gia liên kết với các câu để tạo nên đoạn
văn, nghĩa là chúng trực thuộc hẳn vào đoạn văn. Chúng phụ thuộc vào
các phát ngơn khác trong đó ít nhất có một phát ngôn độc lập (câu tự
nghĩa). Căn cứ vào những đặc điểm ấy có thể gọi loại phát ngơn này là
những “Ngữ trực thuộc”.

Khi có hiện tượng tỉnh lược một trong hai thành phần chính trong
cấu trúc nịng cốt (Chủ - Vị) thì xuất hiện một ngữ trực thuộc. Hiện
tượng tỉnh lược đó, được các nhà nghiên cứu gọi là phép tỉnh lược mạnh.
Đây là sự tỉnh lược thể hiện ở mức độ cao làm phát ngơn có sự biến đổi
hẳn về chất, mất hẳn tư cách câu bình thường. Qua khảo sát, căn cứ vào
chức năng đảm nhận thành phần câu trong cấu trúc Chủ - Vị, trên cơ sở
đối chiếu ngữ trực thuộc với chủ ngôn mà nó liên kết tác giả Phạm Văn
Tình chia ra ba tiểu loại ngữ trực thuộc:
- Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ
- Ngữ trực thuộc tỉnh lược vị ngữ
- Ngữ trực thuộc cả chủ ngữ + vị ngữ
Các ngữ trực thuộc xuất hiện trong các văn bản với mức độ phân hoá
khác nhau thể hiện ý đồ của người viết cũng như mang lại hiệu quả giao
tiếp nhất định.
2.3. Liên kết cấu trúc của câu tỉnh lược trong các tác phẩm của
Ma Văn Kháng
Qua khảo sát các truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
chúng tơi nhận thấy có một số lượng lớn các câu tỉnh lược. Câu tỉnh lược
ở các tác phẩm cũng rất phong phú và đa dạng đem lại những giá trị liên
kết cấu trúc hiệu quả.


14
2.3.1. Các dạng tỉnh lược xét từ góc độ liên kết cấu trúc
Như trên vừa trình bày, dựa vào cấu trúc Chủ - Vị câu tỉnh lược được
chia làm ba loại. Câu tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng
xuất hiện với số lượng tương đối nhiều. Qua khảo sát 2 tập truyện ngắn
và hai tiểu thuyết (chọn xác suất 100 trang) chúng tôi thu được kết quả
sau:
Bảng 2.1. Thống kê số liệu


STT

I)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
III)
IV)
Tổng

Tên truyện


Một chiều dơng gió
Nhiên, nghệ sĩ múa
Nợ đời
Một chiều dơng gió
Mưa đêm
Suối mơ
Một mình đi trong mưa
Thầy Khiển
Dấn chân vào chốn hiểm nguy
San Cha Chải
Người xa lạ
Trăng soi sân nhỏ
Tóc Huyền màu bạc trắng
Bồ nơng ở biển
Trăng soi sân nhỏ
Thanh minh, trời trong sáng
Những người đàn bà
Người đánh trống trường
Anh cả tôi, người sung sướng
Anh thợ chữa khóa
Chọn chồng
Mùa lá rụng trong vườn
Mưa mùa hạ

Độ phân
bố của
phép tỉnh
lược chủ
ngữ


Độ phân
bố của
phép tỉnh
lược vị
ngữ

235 phiếu
28
27
23
19
23
43
15
25
26
6
288 phiếu
52
36
32
37
33
23
26
29
24
99 phiếu
88 phiếu
710 phiếu


18 phiếu
3
0
2
2
1
3
0
2
5
0
5 phiếu
1
0
2
0
1
1
0
0
0
0
5 phiếu
28 phiếu

Độ phân
bố của
phép tỉnh
lược chủ

ngữ + vị
ngữ.
100 phiếu
8
12
9
7
12
24
2
5
10
11
71 phiếu
8
13
10
13
10
0
18
9
3
28 phiếu
83 phiếu
282 phiếu


15
Bảng 2.2. Tỉ lệ xuất hiện của các dạng biểu hiện của hiện tượng

tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng
STT
1
2
3
Tổng

Các dạng biểu hiện của hiện tượng tỉnh lược Tổng số phiếu - Tỉ
trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng
lệ phần trăm
Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ
710 phiếu - 69,6 %
Ngữ trực thuộc tỉnh lược vị ngữ
28 phiếu - 2,8 %
Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ + vị ngữ
282 phiếu – 27,6%
1020 phiếu - 100 %

Trong ba tiểu loại của câu tỉnh lược thì dạng tỉnh lược chủ ngữ vẫn
chiếm số lượng lớn nhất chiếm tỉ lệ 69,6%. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn
từng tiểu loại câu tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng và
những đặc điểm của chúng.
2.3.1.1. Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ
Ngữ trực thuộc chủ ngữ lại được chia làm ba dạng là:
- Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng thể hiện là một danh từ
hay danh ngữ
- Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng thể hiện là một tính từ
hay tính ngữ
- Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng thể hiện là một động từ
hay động ngữ

Qua khảo sát các tác phẩm của Ma Văn Kháng chúng tôi thu được
bảng biểu sau:
Bảng 2.3. Tỉ lệ xuất hiện của các dạng biểu hiện Ngữ trực thuộc
tỉnh lược chủ ngữ trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng
ST
T
1
2
3
Tổng

Các dạng biểu hiện của Ngữ trực thuộc
tỉnh lược chủ ngữ trong các tác phẩm
của Ma Văn Kháng
Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng biểu
hiện là một động từ hay động ngữ
Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng thể
hiện là một tính từ hay tính ngữ
Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng thể
hiện là một danh từ hay danh ngữ

Tổng số phiếu - Tỉ
lệ phần trăm
581 phiếu – 81,1 %
78 phiếu – 11 %
51 phiếu – 7,2%
710 phiếu - 100 %


16

Qua khảo sát chúng tôi thu được 710 phiếu dạng ngữ trực thuộc tỉnh
lược chủ ngữ, trong đó có 581 phiếu ngữ trực thuộc mà dạng thể hiện là
động từ, chiếm 81,8% còn ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ mà dạng thể
hiện là tính từ và danh từ chỉ chiếm 18,2%. Điều này khẳng định động từ
là vị từ trung tâm của cấu trúc câu, có thể lược bỏ chủ ngữ nhưng luôn
phải giữ lại động từ để câu có thể mang nội dung thơng báo, nêu lên một
sự tình.
2.3.1.2. Ngữ trực thuộc tỉnh lược vị ngữ.
Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần gắn bó hữu cơ tạo nên mối quan
hệ cơ bản, là cấu trúc nòng cốt để tạo nên câu, làm nên một chủ thể thơng
báo. Vậy thì, nếu như chủ ngữ là thành phần bị tỉnh lược với các dạng
biểu hiện đa dạng thì vị ngữ có bị tỉnh lược hay khơng và nếu bị tỉnh lược
thì khả năng, mức độ tỉnh lược của vị ngữ như thế nào. Bởi vì hầu hết các
nhà ngơn ngữ học đều đánh giá chức năng chính yếu của vị ngữ cho nên
thực tế trong giao tiếp tỉnh lược vị ngữ rất ít gặp. Trong khi kiểu tỉnh
lược chủ ngữ chiếm tới 62% thì kiểu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm 3%
[Trần Ngọc Thêm 1999 : 187]. Qua khảo sát các tác phẩm của Ma Văn
Kháng chúng tôi cũng nhận thấy trong khi kiểu tỉnh lược chủ ngữ chiếm
tới 69,6% thì kiểu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm 2,8%. (27,6% còn lại là
của các dạng tỉnh lược khác).
2.3.2.3. Ngữ trực thuộc chủ ngữ + vị ngữ
Câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói đang hành chức do các từ, các ngữ
tạo thành làm nên một nòng cốt Chủ - vị. Việc vắng mặt chủ ngữ hay vị
ngữ cho ta các câu tỉnh lược chủ ngữ hoặc tỉnh lược vị ngữ. Tuy nhiên
qua thực tế khảo sát cho thấy rất nhiều các ngữ trực thuộc sau khi đem
đối chiếu với chủ ngơn chỉ có vai trị một thành phần phụ, tức là ngữ này
hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc Chủ - vị. Dĩ nhiên để phát ngơn đó tồn tại
trên văn bản mà vẫn được người đọc người nghe hiểu đúng thì nó phải
dựa vào những yếu tố được coi là điều kiện quyết định. Trong giao tiếp
đã có lúc người nói đã sử dụng phép tỉnh lược tới mức tối đa mà vẫn đảm

bảo được hiệu quả thông báo cần thiết. Khi này để hiểu đúng phát ngôn


17
tỉnh lược chúng ta cần dựa vào yếu tố hỗ trợ có tính ngoại biên như ngữ
cảnh lâm thời.
Các dạng tỉnh lược chủ - vị bao gồm việc tách câu tạo hàm ý, tỉnh
lược chủ - vị trong câu hỏi với sự nâng cấp các hư từ, tỉnh lược chủ - vị
dựa vào các yếu tố ngoại chỉ và tỉnh lược dạng im lặng ngữ dụng.
Đến đây ta thấy rằng việc lược bỏ các thành phần Chủ - Vị trong các
phát ngơn khơng chỉ là đảm bảo tính liên kết, làm cho các câu văn chặt
chẽ hơn về cấu trúc mà chúng ta thấy rằng sự tỉnh lược còn mang những
giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng tuỳ theo ý đồ giao tiếp mà người nói muốn sử
dụng. Nội dung này sẽ là nhiệm vụ được chúng tôi làm rõ hơn trong
phạm vi chương 3 của đề tài luận văn này.
2.3.2. Giá trị liên kết cấu trúc của câu tỉnh lược
Liên kết là một nội dung quan trọng, chủ yếu của văn bản. Sự liên
kết có thể ở cấp độ các câu văn trong đoạn văn, các đoạn văn với nhau
trong văn bản. Ở đây chúng tơi chỉ xin trình bày ở cấp độ liên kết của các
câu trong đoạn.
Liên kết cấu trúc trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng mà chúng
tôi khảo sát được chia làm ba cấp độ. Đó là liên kết ở cấp độ câu với ngữ
trực thuộc, liên kết ở cấp độ câu với các ngữ trực thuộc và liên kết ở cấp
độ các câu với một ngữ trực thuộc.
2.4. Tiểu kết
Phép tỉnh lược là một dạng liên kết trong văn bản. Việc tỉnh lược dựa
vào nhiều điều kiện như ngữ cảnh giao tiếp, mối liên hệ logic – ngữ
nghĩa và ý đồ cũng như chiến lược giao tiếp.
Bản chất ngữ pháp của một số cấu trúc cú pháp cơ bản là tiền đề để
chỉ ra mối quan hệ nội bộ của mỗi phát ngôn (cấu trúc kết hợp, cấu trúc

nghĩa của phán đoán… ) và chính các cấu trúc đó cũng góp phần tạo nên
mối liên kết chặt chẽ giữa các phát ngôn thông qua phép tỉnh lược. Đặc
thù hội thoại với sự luân phiên lượt lời trên nền tảng các chủ thể tham
thoại cho phép tỉnh lược liên tục mà không xảy ra sự nhầm lẫn sở chỉ và


18
cũng góp phần định vị sở chỉ, giúp cho thơng tin ngữ nghĩa được mạch
lạc.
Sự tương thích về cấu trúc cũng như sự đồng nhất về từ vựng là một
dữ kiện cho phép làm sáng tỏ thêm vấn đề liên quan giữa các phép lặp và
phép tỉnh lược với những hiệu lực giao tiếp khác nhau. Giá trị hồi chỉ của
các lược ngữ có tác dụng giúp phục hồi một cấu trúc giả định nhưng
chính bản thân các ngữ trực thuộc cho phép suy luận các thông tin ngữ
nghĩa được định hướng rõ rệt theo các ý đồ của người nói.
Qua khảo sát và phân loại chúng tơi xác lập được các dạng tỉnh lược
cấu trúc và giá trị liên kết cấu trúc của các phép tỉnh lược trong đoạn văn.
Dưới tiền đề là lí thuyết ngơn ngữ, chúng tơi đã đi sâu phân tích các ngữ
liệu từ truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng để làm sáng rõ hơn
lí thuyết về các dạng tỉnh lược nói chung và đặc điểm trong sử dụng câu
tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng nói riêng.
Đây là chương miêu tả có dung lượng lớn nhất và hàm chứa đầy đủ
các dạng tỉnh lược với những đặc trưng cơ bản của phép tỉnh lược. Đó
cũng là tiền đề quan trọng để chúng tôi tiến hành khảo sát giá trị ngữ
nghĩa và ngữ dụng của các phép tỉnh lược ở chương 3.


19

Chương 3. Giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của câu tỉnh lược

trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng
3.1. Giá trị ngữ nghĩa của câu tỉnh lược
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng muốn xác định lược
tố sẽ có chức năng gì trong câu (nếu được khơi phục) thì phải tìm ra cho
được vị trí của nó ở trong câu trước (chủ ngôn). Như vậy, chúng ta phải
căn cứ vào khá nhiều dữ kiện và những thao tác suy luận bắt buộc phải
thực hiện tuần tự từng bước là: hồi chỉ và liên tưởng ngữ nghĩa, cũng như
các thao tác suy luận ngữ nghĩa để tìm ra ô trống cú pháp và ô trống ngữ
nghĩa.
3.1.1. Hồi chỉ và liên tưởng ngữ nghĩa
Hồi chỉ và liên tưởng ngữ nghĩa là thao tác mà người đọc sẽ dựa vào
bối cảnh giao tiếp, cùng những phát ngôn đầy đủ, tiến hành thao tác suy
luận ngược trở lại để tìm ra thành phần câu đã bị lược bỏ trong cấu trúc giả
định dựa trên các hiện tượng lặp từ, đồng dạng, có một sự tương thích nhất
định về cấu trúc. Đồng thời qua thao tác liên tưởng ngữ nghĩa, người đọc
cũng dễ dàng tìm ra nội dung ngữ nghĩa hàm ẩn của phát ngôn.
3.1.2. Các thao tác suy luận ngữ nghĩa. Ô trống cú pháp. Ô trống
ngữ nghĩa.
Nếu tạm thời tách ra khỏi ngôn cảnh, một phát ngôn được coi là câu
hồn chỉnh là một phát ngơn có đầy đủ kết cấu chủ - vị. Lúc đó phát ngơn
mới thực hiện một cách trọn vẹn một đơn vị giao tiếp có chức năng thông
báo. Tuy nhiên đối với các phát ngôn tỉnh lược, khi nghiên cứu chúng ta
không chỉ dựa vào bề mặt phát ngơn để tìm ra chức năng của ngữ trực
thuộc và khôi phục chúng thành phát ngôn đầy đủ với cấu trúc câu tường
minh mà còn phải dựa vào các thao tác suy luận ngữ nghĩa để tìm ra
dụng ý của sự diễn đạt của người nói thơng qua sự tỉnh lược này.
3.2. Giá trị ngữ dụng của câu tỉnh lược
3.2.1. Tỉnh lược để đảm bảo tính mạch lạc
Như trên đã trình bày, phép tỉnh lược cũng là một phương tiện liên
kết. Và sự tỉnh lược là một loại liên kết ngầm ẩn. Nó là kết quả của sự

lược bỏ một bộ phận của một cấu trúc ngữ pháp trong một phát ngơn hay
một câu, ở đó có sự thể hiện trùng lặp bộ phận đó
Hiện tượng tỉnh lược là một phương tiện liên kết trong văn bản. Nói
chung, hiện tượng tỉnh lược các yếu tố của phát ngôn sẽ mang chức năng
liên kết phát ngôn nếu thỏa mãn hai điều kiện sau:


20
Thứ nhất, yếu tố tỉnh lược cần thiết cho việc hiểu nội dung của phát
ngơn, tách phát ngơn đó ra khỏi văn bản, ta sẽ không hiểu được hết ý
nghĩa của nó. Muốn hiểu hết nghĩa của phát ngơn thì cần khôi phục yếu
tố tỉnh lược.
Thứ hai, việc khôi phục yếu tố tỉnh lược phải dựa vào phát ngôn khác
gần đó vì yếu tố đó có mặt trong phát ngơn ấy.
Nếu đáp ứng được hai điều kiện này thì ta có thể nói đến hiện tượng
tỉnh lược. Cũng như hồi chỉ, tỉnh lược khơng chỉ có tác dụng tiết kiệm, và
có lẽ khơng phải tỉnh lược có mục đích tiết kiệm. Tác dụng chủ yếu của
biện pháp này là thực hiện tính mạch lạc trong câu và trong một tổ hợp
câu. Tác dụng thứ hai của nó là tránh sự lặp lại năng nề của các ngữ đoạn
cùng một sở chỉ. Vì sự lặp lại ấy thường gây hại cho tính mạch lạc của văn
bản: một câu khơng có yếu tố hồi chỉ thì tính độc lập của nó cao hơn…
Phép tỉnh lược là một biện pháp tránh lặp từ vựng, lặp ngữ pháp nên
có thể coi nó như một cách “thay thế bằng zero”. Điều này, đến lượt
mình, có nghĩa là hiện tượng tỉnh lược liên kết chính là biện pháp rút gọn
văn bản tối ưu nhất mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc nòng cốt câu.
3.2.2. Tỉnh lược và hàm ý
Việc lược bỏ đi một số thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ hoặc
thậm chí cả chủ ngữ + vị ngữ không chỉ mang lại giá trị liên kết về mặt
cấu trúc cho các phát ngơn, làm cho một chuỗi phát ngơn có sự gắn kết,
đảm bảo tính mạch lạc, hệ thống mà trong giao tiếp, người nói (người viết)

cịn tỉnh lược để tạo nên những ý nghĩa hàm ẩn, đòi hỏi người nghe (người
đọc) phải biết giải mã thông tin. Người đọc (người nghe) một mặt vừa dựa
trên yếu tố hồi chỉ có trong các phát ngôn tiền đề, một mặt vừa phải dựa
vào những ngữ cảnh lâm thời cả rộng và hẹp để tiếp nhận sự tình và tìm ra
nội dung hàm ẩn mà người viết muốn truyền tải.
Việc tỉnh lược như vậy đã tạo ra hiệu quả giao tiếp nhất định thông
qua việc người viết thay đổi tiêu điểm thông báo muốn nhấn mạnh.
3.2.3. Im lặng - một dạng tỉnh lược ngữ dụng. Im lặng trong tỉnh
lược và im lặng đời thường
Trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta rất hay bắt gặp những tình hng
bỏ trống phát ngơn, tức là người nói tự nhiên im lặng hay một đoạn văn
ngắn bị gián đoạn. Sự im lặng đó theo cách phân loại của chúng tơi là
một dạng tỉnh lược tồn phần. Đó là điều khơng bình thường đối với một
cuộc đối thoại bình thường. Một cuộc đối thoại bình thường thường là
một cuộc đối thoại có người nói lời và người đáp lời. Người trao lời và
đáp lời luân phiên trong các lượt thoại tạo nên sự vận động cơ bản cho
một cuộc thoại.Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, người nói vẫn


21
có thể lâm thời gián đoạn cuộc thoại bằng một sự im lặng mang tính
chuyển tiếp, đó là sự tỉnh lược tồn phần có giá trị giao tiếp.
Im lặng là một trong những dạng tỉnh lược phức tạp, người nghiên
cứu không được chủ quan gán ghép bất cứ ý nghĩa nào cho một hành vi
im lặng nếu chưa có sự đối chiếu nó với các phát ngơn trong mạch diễn
ngơn. Sự im lặng ở đây cũng được xem xét như sự lược bỏ hoàn toàn một
lượt lời lẽ ra cần phải có trong giao tiếp đối đáp.
3.3. Tiểu kết
Ngữ trực thuộc tỉnh lược trong các văn bản và diễn ngôn là vô cùng
phong phú và đa dạng. Đi sâu vào phân tích và miêu tả để tìm ra được

cấu trúc ngầm ẩn, sẽ cho phép người đọc tìm ra ơ trống ngữ nghĩa thông
qua các thao tác hồi chỉ và suy luận ngữ nghĩa. Từ đó giúp người đọc
định hướng rõ rệt các ý đồ sáng tác của nhà văn.
Các nhân tố ngữ dụng đã tham gia tích cực vào việc hình thành các
điều kiện cho phép các phép tỉnh lược trong các hồn cảnh cụ thể: đơn
hố câu đơn hoặc đơn hoá câu ghép 2 thành phần chuyển hoá thành câu
đơn dạng Tr – C – V đặc biệt là tỉnh lược chủ ngữ và vị ngữ cho phép các
tình huống lựa chọn hiển ngơn và ngầm ẩn trong câu hỏi, tận dụng triệt
để các yếu tố thường mang tính đặc thù của ngữ cảnh (ngữ cảnh lâm
thời). Chính điều này đã tạo nên những sắc thái ngữ nghĩa – ngữ dụng rất
đa dạng.
Qua việc tìm hiểu các dạng tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn
Kháng chúng tôi nhận thấy đây cũng là một nét riêng độc đáo góp phần
tạo nên phong cách nhà văn. Phong cách của nhà văn không chỉ thể hiện
qua quan niệm nghệ thuật về con người, qua nghệ thuật trần thuật mà cịn
thể hiện ngay trong chính các tổ chức câu, xây dựng đoạn văn bởi đó
chính là đơn vị cơ sở để ta khảo sát những phương diện sâu sắc và toàn
diện hơn trong phong cách tác giả.
Hiện tượng tỉnh lược trong các sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng
trước hết làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, tránh được những lỗi lặp từ
không cần thiết. Đồng thời, việc tỉnh lược còn cho phép nhà văn thực
hiện những ý đồ giao tiếp của mình với bạn đọc thơng qua suy nghĩ của
nhân vật. Khơng ít lần ta bắt gặp trong các sáng tác Ma Văn Kháng để
cho nhân vật nói lên tiếng nói nội tâm nhưng cũng chính là tiếng lòng của
tác giả đang tranh biện, đang phân trần với cuộc đời. Nghĩa là, phép tỉnh
lược không chỉ là một phương tiện liên kết về mặt cấu trúc mà nó cịn là
một giá trị liên kết ngữ dụng hiệu quả.


22


KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG
1. Hiện tượng tỉnh lược trong phạm vi văn bản (diễn ngôn) là một
hiện tượng khá phổ biến. Nó phản ánh một trong những phương thức cơ
bản của con người ở mọi ngôn ngữ trong quá trình hình thành và tạo
dựng phát ngơn. Đặc biệt nó được sử dụng nhiều trong các bối cảnh giao
tiếp hội thoại, nơi thể hiện rõ rệt nhất những vấn đề cốt lõi, bản chất nhất
của quá trình tương tác lời nói. Phép tỉnh lược mạnh (tỉnh lược một hoặc
hai thành phần nòng cốt câu) mà dạng thể hiện là các ngữ trực thuộc, là
cơ sở quan trọng để tiến hành nghiên cứu vấn đề này trong các phạm vi
lớn hơn câu.
2. Những kết quả miêu tả cho ta thấy sự tỉnh lược được thực hiện ở
các mức độ khác nhau xét trong tổ chức nội bộ của phát ngôn. Việc tỉnh
lược từng bộ phận (Chủ ngữ, vị ngữ hay chủ ngữ + vị ngữ) đòi hỏi những
điều kiện nhất định về dạng thức cấu trúc câu (lặp ngữ pháp và lặp từ
vựng), về sự liên thông ngữ nghĩa và đặc biệt là các yếu tố tình huống
(ngữ cảnh lâm thời). Và mỗi loại tỉnh lược như vậy đến lượt mình lại đòi
hỏi điều kiện riêng biệt và những cách thức biểu hiện khác nhau.
3. Để cho ngữ trực thuộc có cương vị như một câu bình thường (cả
về cấu trúc và ngữ nghĩa), nhất thiết chúng ta phải tiến hành thao tác
phục hồi một cấu trúc thông báo cú pháp mang tính giả định. Muốn làm
như vậy chúng ta tiến hành đồng thời hai công việc là chỉ ra phát ngôn
và bản thân cấu trúc phát ngôn mà ngữ trực thuộc liên kết và chỉ ra cơ
chế liên kết khả dĩ nhất giúp cho ngữ trực thuộc tồn tại trong chuỗi phát
ngôn. Cấu trúc giả định cũng chỉ là một cấu trúc mang tính chất tương
đối nhất là trong các trường hợp tỉnh lược ở mức độ cao vì việc phục hồi
còn phụ thuộc vào các nhân tố ngữ nghĩa ngữ dụng (mà vấn đề này lại rất
khó quan sát).
4. Dù sao cấu trúc giả định cho phép phục hồi tạm thời một cấu trúc
trên nền tảng ngữ trực thuộc hiện hữu, tức là điền vào ô trống cú pháp



23
những thành phần lâm thời vắng mặt. Điều đó cho phép chúng ta rút ra
nhận xét về tính khả phân của các của các thành phần câu cũng như khả
năng đảm nhận các chức vụ cú pháp mà ngữ trực thuộc làm đại diện.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Tiếng Việt khi nghiên cứu giá trị
biểu hiện của ngữ trực thuộc là hư từ hay các từ thường chỉ có khả năng
đảm nhiệm chức năng ngữ pháp
5. Sự tìm hiểu các khía cạnh trong lý thuyết về tỉnh lược nhằm xác
lập cơ sở để nghiên cứu phép tỉnh lược trong các truyện ngắn và tiểu
thuyết cảu tác giả Ma Văn Kháng. Tiến hành khảo sát và miêu tả đặc
điểm cấu trúc của các dạng tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ, chủ ngữ + vị ngữ
để tìm ra cấu trúc ngầm ẩn và giá trị liên kết về mặt cấu trúc cũng như
ngữ nghĩa, ngữ dụng. Sau một q trình nghiên cứu chúng tơi đã rút ra
được một số nhận xét sau:
- Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn đi tiên phong trong
quá trình đổi mới văn học. Đối với ơng, q trình viết văn là q trình
nhào nặn từng con chữ, tìm tịi, khám phá để đào sâu cái bản thể bên
trong tâm hồn. Chính vì vậy ơng ln ý thức về việc chắt lọc, gọt giũa
từng ngôn từ. Việc sử dụng các kiểu câu cũng là một trong những ý đồ
nghệ thuật làm nên phong cách viết văn của tác giả. Vì vậy việc sử dụng
câu tỉnh lược với đầy đủ các dạng biểu hiện của nó cũng là một ý đồ sáng
tạo của nhà văn.
- Quá trình tiến hành khảo sát, thống kê tần số sử dụng cũng như
những đặc điểm của các dạng tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn
Kháng, chúng tôi nhận thấy nhà văn sử dụng các dạng câu tỉnh lược khá
nhiều, đặc biệt là dạng ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ chiếm tới
69,6%. Dạng ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ + vị ngữ cũng được sử
dụng tương đối nhiều, chiếm 27,6% trong đó đặc biệt việc tách tạo hàm ý

hay tỉnh lược dựa vào yếu tố ngoại chỉ được tác giả đặc biệt chú trọng
như một thủ pháp nghệ thuật để tạo ra giá trị liên kết cũng như thực hiện
những ý đồ giao tiếp nhất định.


24
- Hiện tượng tỉnh lược trong các sáng tác của Ma Văn Kháng góp
phần khơng nhỏ vào việc tạo nên giá trị nghệ thuật, làm nên phong cách
tác giả. Ngoài chức năng làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, tránh được
những sự trùng lặp khơng cần thiết thì tỉnh lược còn tạo nên giá trị liện
kết làm tăng hiệu lực thông báo. Đặc biệt, việc tỉnh lược cho phép tác giả
lồng ghép vào mạnh kể, mạch tả những diễn giả, tranh biện, suy luận của
chính mình. Khơng ít lần trong các sáng tác của Ma Văn Kháng ta bắt
gặp nhân vật của ông đang tranh biện với một ai đó, có đơi khi mạch
tranh luận ấy cịn ẩn chìm vào bên trong như một cách đối thoại với một
ai đó, thể hiện những quan niệm, nhân sinh quan của tác giả.
6. Giá trị nghệ thuật của tỉnh lược trong các tác phẩm của Ma Văn
Kháng chắc chắn sẽ còn nhiều điều thú vị cần khám phá và đi sâu nghiên
cứu. Bởi trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ chúng tơi mới chỉ phân
tích, mơ tả trong giới hạn 2 tập truyện ngắn (19 truyện ngắn), 2 tiểu
thuyết theo phương pháp xác suất. So với số lượng tác phẩm đồ sộ gồm
200 truyện ngắn và 9 tiểu thuyết của tác giả Ma Văn Kháng thì đây gần
như mới chỉ là một định hướng cho sự nghiên cứu sâu hơn để tìm ra
phong cách tác giả - một nhà văn đóng vao trị là người đi tiền trạm cho
cơng cuộc đổi mới văn học.
7. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng giải quyết
những vấn đề đặt ra nhưng sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng
tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để luận
văn của chúng tơi được hồn thiện tốt hơn.




×