Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chương trình Phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.99 KB, 34 trang )

CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 1
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH
Phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3146/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006-2010
I- CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2010
1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội đến
năm 2010 đạt 6.360 tỷ đồng, tăng bình quân 16%/ năm.
2. Phấn đấu nâng tỷ trọng thương mại và du lịch đến năm 2010 chiếm
trong GDP toàn tỉnh là 11,56%, chiếm trong khu vực dịch vụ là 30,0%.
3. Kim ngạch xuất khẩu đến 2010 đạt 63 triệu USD, tăng bình quân 15%
năm.
4. Cung ứng mỗi năm 4.000 tấn muối iốt, 1.000 tấn dầu hoả, thuộc hàng
chính sách phục vụ nhân dân vùng đồng bào dân tộc
II- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tình hình kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên
1.1- Tốc độ tăng trưởng GDP
Trong giai đoạn 2006-2010 tình hình kinh tế- xã hội của Thái Nguyên đạt
được một số kết quả cụ thể:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (GDP) theo giá thực tế:
Năm 2006 đạt 8.022.083 triệu đồng, bình quân đầu người đạt 7,12 triệu đồng;
năm 2009 GDP tỉnh Thái Nguyên đạt 16.405.440 triệu đồng; dự ước năm 2010


đạt 19.722.270 triệu đồng.Tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 11,36%, bình quân
cho cả giai đoạn 2006-2010 là 11,11%; GDP bình quân đầu người đến hết năm
2010 đạt 17,4 triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 23,8%. Tuy
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 2
đến năm 2009 mức bình quân đầu người mới bằng 76,44% GDP bình quân
đầu người của cả nước, nhưng Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng cao hơn
7,9% so với cả nước.
Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên trong giai đoạn 2006-2010 tiếp tục chuyển
dịch ổn định theo hướng: Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ - Nông, Lâm nghiệp.
Đến năm 2010 có cơ cấu:
+ Công nghiệp, Xây dựng: 41,60%
+ Dịch vụ: 37,32%
+ Nông, Lâm nghiệp: 21,08%.
Tỷ trọng Thương mại đến năm 2010 chiếm trong GDP toàn tỉnh ước đạt
8,0%, so với mục tiêu đề ra đạt 88,9% (8/9); chiếm trong khu vực dịch vụ là
21,44%, so với mục tiêu đạt 91,62% (21,44/23,40), ( Biểu số: 01 kèm theo).
2- Dịch vụ thương mại
2.1- Tổng mức bán lẻ hàng hoá
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội trên địa
bàn tỉnh năm 2006: đạt 3.980,2 tỷ đồng tăng 11,67% so với năm 2005; đến
2009 đạt: 7.644,3 tỷ đồng, tăng 27,71% so với năm 2008. Dự ước đến hết năm
2010 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội đạt
9.310 tỷ đồng tăng 21,8% so với năm 2009, tăng bình quân cả giai đoạn 21,2%.
Phân theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, năm
2006 chiếm 9,76% đến năm 2010 giảm 2,72%, trong khi đó các thành phần
kinh tế dân doanh tăng tương ứng (năm 2006 chiếm 90,24% đến 2010 chiếm
92,96%). Như vậy nền kinh tế Thái Nguyên đã có những chuyển biến căn bản
sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước chỉ còn nắm ở một số khâu
trọng yếu để điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Xét về ngành kinh tế thì kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng gần 90%

(87,29%) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã
hội trên địa bàn Tỉnh, chứng tỏ nhu cầu có khả năng thanh toán của các tầng
lớp dân cư tăng lên đáng kể, năm 2010 tăng so với 2009 là 22,1%, tính bình
quân cho cả giai đoạn tăng 21,6%.
Sức mua bình quân đầu người đến năm 2010 dự ước là 8,21 triệu đồng
/người/năm, tăng bình quân cả giai đoạn 2006-2010: 20,3%/năm (Biểu số 2).
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 3
2.2- Xuất, nhập khẩu
a- Xuất khẩu
Xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên năm 2006-2010 có tốc độ tăng trưởng cao
nhưng không ổn định. Năm 2006 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 53,1 triệu
USD tăng 50% so với năm 2005, năm 2008 đạt tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh
Thái Nguyên là: 120,1 triệu USD, tăng 85,6% so với năm 2007, đến năm 2009
đạt 66,6 triệu USD, tuy giảm 44,6% so với cùng kỳ nhưng tính cho cả giai
đoạn 2006-2009 tăng bình quân trên 16,0%.
Dự ước năm 2010 kim ngạch xuất khẩu Thái Nguyên đạt 81 triệu USD,
tăng 21,5% so với năm 2009 và tăng bình quân trong cả giai đoạn 2006-2010:
18%, tăng 28,57% so với mục tiêu đề ra đến năm 2010.
Năm 2007 và 2008 giá trị xuất khẩu Thái Nguyên có sự tăng đột biến, một
mặt là có sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu tìm kiếm thị trường, mặt hàng xuất khẩu; mặt khác các doanh
nghiệp giữ vững các thị trường truyền thống, ổn định với các mặt hàng kim
khí …. Đặc biệt, năm 2008 nhà nước có thay đổi cơ chế xuất khẩu đối với mặt
hàng quặng các loại (Thông tư 08/2008/TT-BCT) nên một số doanh nghiệp đã
tập trung đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng quặng các loại tránh để tồn kho ứ
đọng (biểu số 3).
b- Nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu của Thái Nguyên cũng có mức ổn định đáng kể, giá
trị kim ngạch nhập khẩu tăng chậm, đến cuối năm 2009 kim ngạch nhập khẩu
giảm 13,07% so với năm 2008, dự ước năm 2010 kim ngạch nhập khẩu đạt 160

triệu USD, tăng 5,8% so với năm 2009, tăng bình quân cả giai đoạn 3,5%/năm.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhập
khẩu để tạo tài sản cố định theo các dự án đầu tư, hoặc nhập khẩu máy móc
thiết bị nhằm đổi mới công nghệ và nhập khẩu nguyên, vật liệu, phụ tùng thay
thế của máy móc thiết bị trong nước chưa Sản xuất được (Biểu số 4).
2.3- Tổ chức sản xuất, cung ứng và phục vụ mặt hàng chính sách miền núi
Thường xuyên đảm bảo sản xuất kinh doanh phục vụ các mặt hàng chính
sách miền núi, hoàn thành chỉ tiêu về lượng được Nhà nước giao, đảm bảo
chất lượng và giá cả theo quy định của Nhà nước, tổ chức dự trữ các mặt hàng
chiến lược tại các cụm kho thuộc trung tâm các huyện, các cụm xã phòng
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 4
chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
trên địa bàn miền núi vùng cao. Tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản
địa phương khu vực III, vùng đặc biệt khó khăn.
Các doanh nghiệp thương nghiệp đã vượt khó khăn để thực hiện nhiệm vụ,
thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần bình ổn giá cả thị
trường, đặc biệt là trong các dịp ngày lễ, tết nguyên đán…thực hiện đúng
chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
2.4- Tổ chức và phát triển thị trường
- Thị trường Thành phố Thái Nguyên
Cùng với quá trình đô thị hóa, thị trường đô thị ở Thái Nguyên phát triển
khá mạnh. Trong đó thành phố Thái Nguyên – một trong những đô thị, trung
tâm kinh tế văn hóa của Tỉnh và của cả vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Hiện
nay thành phố Thái Nguyên đang giữ vai trò là đầu mối tập trung giao dịch
buôn bán, mở đầu các kênh lưu thông, bán buôn vật tư hàng hóa như sắt thép,
xi măng, xăng dầu, máy móc phụ tùng, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời
là trung tâm phân phối hàng hóa nông, lâm sản, thực phẩm trong tỉnh cũng
như đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị
trường xã hội khu vực thành phố Thái Nguyên năm 2006 đạt 2.960,9 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 74,4%, dự kiến đến năm 2010 đạt 7.080 tỷ đồng chiếm tỷ trọng

76,1% trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị
trường xã hội toàn tỉnh. Tốc động tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2006-
2010 đạt 23,3% cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh 3,2%. Mức bán lẻ
bình quân đầu người năm 2010 đạt 20 triệu đồng /năm.
- Thị trường nông thôn miền núi vùng cao
Thị trường nông thôn miền núi vùng cao của Thái Nguyên rất rộng lớn và
đa dạng, đây là nơi tiêu thụ hàng hóa vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp
tiêu dùng, đồng thời là nguồn cung cấp nông sản thực phẩm cho tiêu dùng ở
đô thị và nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Mức lưu chuyển hàng
hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của khu vực nông thôn miền núi năm 2006
đạt 1.019,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,6%, dự ước năm 2010 đạt 2.230 tỷ đồng
có tỷ trọng 23,9% trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn tỉnh, tốc
độ tăng bình quân cho cả giai đoạn 2006-2010 là 20,6%. Mức lưu chuyển bình
quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng /năm.
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 5
Như vậy thị trường khu vực nông thôn miền núi, vùng cao có tốc độ phát
triển khá, nhưng sức mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của khu vực này
đạt thấp, có sự chênh lệch lớn với khu vực thành phố.
2.5. Sự phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
Với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và quá trình đô thị hóa trên địa bàn
Tỉnh; Để đảm bảo sự phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn
phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại một cách hợp
lý, Sở Công Thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng và trình
phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại giai đoạn 2009 –
2015 có xét đến 2020.
Trong giai đoạn 2006 – 2009 kết cấu hạ tầng thương mại được phát triển
mạnh, cụ thể:
- Phát triển hệ thống Chợ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 135 chợ (trong đó chợ loại 1 là
02 chợ, chợ loại 2 là 07 chợ, còn lại là chợ loại 3). Số chợ trên địa bàn thành

phố, thị xã, thị trấn là 36 chợ, số chợ này hoạt động thường xuyên và thu hút
được đông đảo người tham gia. Số chợ trên địa bàn nông thôn, miền núi (chợ
xã, cụm xã) có 99 chợ. Đa số các chợ này nằm ở địa bàn xã, dân cư thưa thớt,
đời sống người dân ở mức thấp nên chỉ họp chợ theo phiên (mỗi tháng từ 4 – 6
phiên), chưa thu hút được đông người tham gia. Trong tổng số chợ trên địa
bàn, có 15 chợ mới được đầu tư xây dựng (trong đó có chợ Thái xây dựng và
đưa vào hoạt động từ đầu năm 2008, là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc), 16 chợ
được đầu tư cải tạo, nâng cấp, có 01 chợ dự kiến xây dựng thành chợ đầu mối
nông, lâm sản.
Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
là 476.295m
2
, trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là: 108.559m
2
(chiếm 17,5% tổng diện tích chợ trên địa bàn), diện tích chợ được xây dựng bán
kiên cố là 64.762m
2
(chiếm 14,8% tổng diện tích chợ), số còn lại là chợ tạm.
Hàng năm, các chợ trên địa bàn đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục
tỷ đồng.
- Trung tâm Thương mại, Siêu thị
Trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2009 chưa phát triển mạnh (Chưa có loại hình kinh doanh Trung tâm
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 6
Thương mại trên địa bàn). Từ 2007 đến nay bắt đầu hình thành mô hình kinh
doanh siêu thị, nhưng đa số các siêu thị về quy mô chưa đủ tiêu chí so với quy
định của Bộ Công Thương. Tính đến nay toàn tỉnh có trên 10 siêu thị; tổng
diện tích đất xây dựng của các siêu thị trên 7.000m
2
, tổng diện tích sàn kinh

doanh khoảng: 4.640m
2
, doanh thu từ các siêu thị còn rất thấp, bình quân đạt
khoảng 20 tỷ đồng /năm, xấp xỉ 1% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn.
Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều cửa hàng tự chọn kinh doanh
các mặt hàng thiết yếu phục vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng.
Đây cũng là một hình thức thực hiện văn minh thương mại và là khởi đầu cho
các hệ thống siêu thị ra đời và phát triển.
- Trung tâm cụm kho, cụm xã…
Hiện nay, các công ty chuyên kinh doanh quản lý, bố trí hệ thống kho tàng,
cửa hàng theo ngành nghề kinh doanh của công ty. Tập trung tại trung tâm
các huyện, thị xã, thị trấn và các cụm liên xã dự trữ và bán các mặt hàng thiết
yếu, mặt hàng chính sách xã hội phục vụ nhân dân. Đặc biệt là các kho, các
cửa hàng còn thực hiện nhiệm vụ dự trữ: Xăng dầu; dự trữ các mặt hàng
chính sách miền núi phục vụ cho công tác phòng thủ dân sự, phòng chống lụt
bão, giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Thái Nguyên.
2.6- Tổ chức hoạt động thương mại các thành phần kinh tế
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 đã chuyển hình thức sở hữu thành các
công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên…Đặc biệt kinh tế tư nhân
phát triển mạnh, nhất là doanh nghiệp tư nhân.
Dự tính đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 2.500 doanh
nghiệp ngoài Nhà nước và có trên 52.000 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp,
trong đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại có trên 500 doanh nghiệp hạch
toán độc lập và 35.000 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, với tổng vốn đăng
ký kinh doanh trên 4.015 tỷ đồng, doanh thu thuần 26.721 tỷ đồng và sử dụng
trên 40.000 lao động.
2.7- Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại
Đã phối hợp với Tạp chí Thương mại – Bộ Công Thương biên soạn cuốn
sách song ngữ Việt- Anh “Tiềm năng xuất, nhập khẩu Thái Nguyên” nhằm

giới thiệu, quảng bá về tiềm năng xuất nhập khẩu Thái Nguyên trong nước và
nước ngoài.
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 7
Thông qua Cục Xúc tiến Thương mại, chắp nối với tham tán thương mại
các nước làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các doanh
nghiệp nước ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 đã ký kết được 02 bản ghi
nhớ với Hiệp hội Chè Pakisitan về xuất khẩu chè vào thị trường Pakisitan ổn
định trong 5 năm và tổ chức đưa doanh nghiệp Thái Nguyên tham dự thành
công Hội chợ quốc tế ASean lần thứ 2 tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc.
Thực hiện Nghị quyết số 30 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách
nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm
bảo an sinh xã hội. Ngành Công Thương đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
tỉnh tổ chức thành công 08 phiên chợ "Kích cầu tiêu dùng vùng cao" và "Đưa
hàng Việt về nông thôn"…bán hàng giảm giá phục vụ đồng bào các dân tộc
các xã miền núi vùng cao, thuộc 6 huyện trong tỉnh.
Tổ chức các lớp học, lớp tập huấn về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu, phương pháp xây dựng thương hiệu hàng hóa, các hội nghị, hội thảo đối
với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong tỉnh với các đối tác trong
nước và các tham tán thương mại nước ngoài. Tham gia và thực hiện thành
công nhiều hội chợ quốc tế, mang tính chất quốc tế trong tỉnh và trong cả
nước.
Hoàn thành việc xây dựng trang Website của Sở Công Thương Thái
Nguyên, thường xuyên cập nhật thông tin quảng bá giới thiệu và cung cấp
thông tin thị trường, cơ chế chính sách mới về lĩnh vực công thương cho các
doanh nghiệp…
Đánh giá chung:
Các mục tiêu đề ra của chương trình phát triển thương mại giai đoạn
2006-2010 đều đạt và vượt, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ thị trường xã hội đạt 9.310 tỷ đồng vượt 46,38% so với chỉ tiêu đề
ra; xuất nhập khẩu 2010 đạt 81 triệu USD vượt 28,6% so với mục tiêu đề ra

đến năm 2010.
Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ được quy hoạch và tổ chức quản lý
theo quy hoạch. Thị trường phát triển theo hướng ổn định, hàng hóa phong
phú, mua bán thuận lợi, mẫu mã đẹp, nhu cầu có khả năng thanh toán của
nhân dân trên địa bàn tăng nhanh (sức mua tăng bình quân giai đoạn 2006-
2010 tăng 20,3% năm), các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống vật chất
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 8
và tinh thần phát triển nhanh, đúng hướng là động lực thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010.
III- NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Tuy giữ được tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế như tổng mức lưu
chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội, nhưng sức
mua vẫn còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, khu vực, đặc biệt là
khu vực miền núi vùng cao. Kết cấu hạ tầng thương mại phát triển chưa đồng
đều, khu vực nông thôn miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn
vốn đầu tư. Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội khu vực nông
thôn, miền núi chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 24%), các doanh nghiệp chưa có
chiến lược sản xuất kinh doanh cho từng thời kỳ, vẫn mang tư tưởng "dễ làm
khó bỏ" .
2- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại tỉnh Thái
Nguyên đến nay 100% đã chuyển hình thức sở hữu, sau khi cổ phần hoá một
số doanh nghiệp bứt phá và có tốc độ phát triển mạnh, ngược lại có doanh
nghiệp không phát triển mà có xu hướng tụt hậu… Các doanh nghiệp khi cổ
phần hoá Nhà nước không giữ cổ phần chi phối nên các doanh nghiệp ít quan
tâm đến thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với các địa bàn miền núi vùng cao.
3- Thị trường thành phố Thái Nguyên chưa đạt được vị trí trung tâm của cả
vùng và của tỉnh do chậm hình thành trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị,
chưa có những đại lý lớn do những tập đoàn kinh tế mạnh điều hành. Hoạt động
thương mại của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn
kinh doanh thấp, khả năng liên kết và tổ chức thị trường yếu, trình độ quản lý hạn

chế. Công tác phân tích, dự báo thị trường để định hướng sản xuất kinh doanh,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa kịp thời. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng mới được
thành lập, hoạt động còn mang tính hình thức chưa có hiệu quả.
4- Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng chưa ổn định, chưa tương xứng
với tiềm năng của Tỉnh, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người thấp so với
mức bình quân chung cả nước. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu chưa có thương
hiệu, hoặc sử dụng thương hiệu chưa hiệu quả. Chưa quy hoạch được vùng
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu
chủ yếu là xuất thô, dạng nguyên liệu, giá trị xuất khẩu thấp.
5- Công nghiệp chế biến, ngành nghề thủ công mỹ nghệ chưa phát triển.
Thương nhân tuy đông nhưng năng lực và vị thế còn yếu, khả năng cạnh tranh kém
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 9
chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (95%-97% doanh nghiệp nhỏ và vừa), có nhiều
hạn chế về nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, …
6- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ cơ quan quản lý Nhà
nước về thương mại, trình độ, năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ trực
tiếp ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới
của cơ chế thị trường. Cơ chế, chính sách về thu hút đội ngũ tri thức, khoa học, kỹ
thuật còn nhiều hạn chế.
PHẦN THỨ HAI
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
GIAI ĐOẠN 2011-2015
I- QUAN ĐIỂM
Phát triển Thương mại nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nâng cao chất lượng và từng bước hiện đại hóa các loại hình dịch vụ. Tổ chức lại
thị trường nội địa theo hướng văn minh hiện đại, chú trọng thị trường nông thôn
miền núi, vùng cao đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sản xuất và phục vụ dân sinh. Mở
rộng thị trường trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng chủ lực có thế mạnh của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp thương mại và chủ động hội nhập.

II- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẾN
NĂM 2015
1- Một số chỉ tiêu chủ yếu
1.1- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường
xã hội đạt 28.412 tỷ đồng, tăng bình quân cả giai đoạn 25,0%, mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội bình quân đầu người đến năm
2015 là 23,85 triệu đồng, tăng bình quân 23,8% (biểu số 05) .
1.2 - Kim ngạch xuất nhập khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt: 201 triệu USD, tăng bình quân
cả giai đoạn 2011-2015 là 20%, kim ngạch bình quân đầu người: 168,7
USD/người.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu đến 2015: 210 triệu USD, tăng bình quân
5,6%, tăng cao hơn giai đoạn 2006-2009: 2,7% (biểu số 06)
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 10
Nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất và những mỏy múc
thiết bị mới cụng nghệ cao, có trình độ kỹ thuật tiờn tiến phục vụ cho sản xuất
kinh doanh.
1.3- Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối; quản lý
kết cấu hạ tầng thương mại theo quy hoạch, tổ chức các kênh lưu thông hàng
hoá văn minh hiện đại. Tiếp tục thực hiện cung ứng, phục vụ các mặt hàng
chính sách miền núi và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của nông thôn, miền núi
vùng cao sản xuất ra góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn
miền núi vùng cao.
2- Nhiệm vụ chủ yếu phát triển thương mại đến năm 2015
2.1. Phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại
a. Kinh tế Nhà nước
Để có thể tham gia điều tiết một số mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, vật
liệu xây dựng, máy móc cơ khí chế tạo, các mặt hàng chính sách miền núi …
góp phần bình ổn thị trường nên định hướng phát triển thương mại Nhà nước
giai đoạn 2010-2015 với tỷ trọng khoảng 7%, trong tổng mức lưu chuyển bán

lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội.
b- Kinh tế ngoài Nhà nước
Định hướng kinh tế ngoài Nhà nước giai đoạn 2010 – 2015 chiếm tỷ trọng
93% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội
(tương ứng tỷ trọng năm 2009).
c- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Xuất phát từ thực tế, với mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư là đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Khả năng năm 2010 đầu tư
tiếp nhà máy may của Hàn Quốc với công suất 40- 45 triệu sản phẩm/năm, nên
dự kiến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2011-2015,
xuất khẩu tăng bình quân 24% năm, đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 17,5%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, tương ứng với 35 triệu USD.
2.2- Tổ chức phát triển thị trường
a- Tổ chức thị trường nội địa
a.1- Thị trường Thành phố Thái Nguyên (thị trường đô thị)
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 11
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm phát luồng, mở các kênh bán buôn
vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời cũng là trung tâm hội tụ mua
bán hàng nông sản, thực phẩm là vệ tinh cho thị trường cấp độ cao của các đô
thị lớn trực thuộc Trung ương, và cũng là hạt nhân trung tâm cho thị trường
cấp độ thấp từ huyện đến xã do vậy:
- Bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, thị trường ổn định, đảm bảo cân
đối cung cầu về những mặt hàng trọng yếu cho sản xuất và đời sống; có nhiều
mặt hàng mẫu mã, quy cách đẹp chất lượng cao, giá cả phù hợp để cạnh tranh
và tiêu thụ được ở thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh chức năng
tổ chức lưu thông phải tổ chức tốt hoạt động sản xuất, chế biến hàng nông lâm
sản, nâng chất lượng hàng hoá để có thể xuất khẩu.
- Hình thành Trung tâm Thương mại và một số siêu thị, bán buôn, bán lẻ
kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại. Ưu tiên cho việc thiết lập các mối
quan hệ liên kết giữa thị trường Thái Nguyên với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải

Phòng…vì đây là những thị trường có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế,
thương mại của Tỉnh; giúp Thái Nguyên nâng cao vị thế, khả năng tiếp cận
các thị trường khác trong cả nước.
a.2. Thị trường nông thôn, miền núi vùng cao (thuộc địa bàn huyện, xã )
Khuyến khích phát triển đầy đủ mạnh mẽ và đồng bộ các thành phần kinh
tế, dần dần hình thành các cụm kinh tế thương mại, dịch vụ có quy mô và
trình độ khác nhau, thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa thương
nghiệp với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hộ gia đình nông
dân, giải quyết một cách căn bản yêu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm, hàng
hoá tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn nông thôn.
Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chính sách trợ giá,
trợ cước vận chuyển thu mua hàng nông sản thực phẩm và phục vụ tốt mặt
hàng chính sách xã hội cho miền núi, vùng cao trong tỉnh, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia nhận bán hàng đại lý cho các công ty lớn, tổng
công ty…
b- Thị trường nước ngoài
Hiện nay Thái Nguyên đó thiết lập được mối quan hệ bạn hàng với thị
trường các nước truyền thống như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Đông âu,
Asean; tiếp tục thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 12
thị trường, tăng cường xuất khẩu sang các thị trường Châu Mỹ (đặc biệt là
các nước Mỹ la tinh); Châu Phi ( Nam Phi, Ai Cập).
* Ở Thị trường khu vực Châu á và Đông Bắc Á: Trong 5 năm trở lại đây,
kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam tăng với nhiều mặt hàng khác nhau,
trong đó có mặt hàng chè. Thị trường Đông Nam Á kim ngạch xuất khẩu Thái
Nguyên chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Do vậy cần quan tâm đến
thị trường này.
* Ở thị trường Asean: Trong những năm gần đây (2006 – 2009): tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam sang các nước
thành viên Asean đều cao. Tuy nhiên, hàng dệt may mới xuất khẩu vào khối

này tỷ trọng rất thấp. Việt Nam đã là thành viên chính thức của khối Asean
trong mối quan hệ hòa nhập vì lợi ích chung của khu vực và mỗi thành viên
chúng ta sẽ có điều kiện tiêu thụ hàng hóa không những trong khu vực và qua
Asean, Việt Nam còn mở rộng quan hệ với các nước khác. Sản phẩm xuất
khẩu của Thái Nguyên như: Thiếc, quặng, kẽm, vônfram, chè bằng các hình
thức xuất khẩu trực tiếp và ủy thác đó tiêu thụ ở các nước này từ nhiều năm
nay và đang giữ mối quan hệ tốt đẹp.
* Khu vực thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu: Liên Bang Nga
là bạn hàng truyền thống của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản thực phẩm
như: Rau quả tươi, chè, lạc, đậu, hàng công nghệ, thủ công mỹ nghệ... đây
cũng là một trong những thị trường tiềm năng cần khai thác.
* Thị trường EU: Sau khi chúng ta ký hiệp định hợp tác về Thương mại và
đầu tư có nhiều thuận lợi cho ta trong lĩnh vực ngoại thương. Các nước liên
minh Châu Âu như: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan.. đang là bạn hàng lớn của Việt
Nam. Ngoài xuất khẩu các mặt hàng nông sản, công nghệ, hải sản trao đổi
khoa học kỹ thuật, Việt Nam còn xuất khẩu sang khối này hàng may mặc ....
hàng năm với kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong thời gian tới Thái Nguyên cần
khai thác thị trường này xuất khẩu hàng dệt may.
* Đối với thị trường Hoa kỳ: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường này đạt cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta là chè, hàng nông sản,
cà phê, hải sản, hàng may mặc...
* Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ
thị trường, tăng cường tìm kiếm và xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường
CÔNG BÁO/Số 08 + 09/20-02-2011/VBK/QĐ-UBND/13 13
mới như thị trường Châu Mỹ (đặc biệt là các nước Mỹ la tinh); Châu Phi
( Nam Phi, Ai Cập); thị trường Trung đông và Tây Á.
2.3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại
a. Phát triển mạng lưới chợ
Để làm tốt công tác phát triển Chợ trong giai đoạn 2011-2015 cần phải:
Xây dựng chợ theo đúng quy hoạch, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội của từng vùng và nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân; phải chú ý
đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, phải đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011- 2015 là đầu tư, nâng cấp chợ, nhất
là các chợ ở trung tâm huyện lỵ, thị xã và một số chợ thuộc thị trấn, thị tứ;
giảm dần các chợ tạm.
a.1- Đối với chợ đô thị (Bao gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
và các thị trấn huyện).
- Ở thành phố Thái Nguyên (trong nội thị) phát triển chợ đúng quy hoạch
đó được phê duyệt, chuyển dần chợ truyền thống ra xa nội thị và thay vào đó
là các trung tâm thương mại, Siêu thị,…
+ Chợ Thái tiếp tục nâng cấp theo đúng thiết kế đó được phê duyệt (7
tầng) tương xứng với tầm của Trung tâm thương mại thay thế chợ truyền
thống.
+ Cải tạo, nâng cấp chợ Đồng Quang trở thành trung tâm thương mại dịch
vụ ở thành phố của Tỉnh để phục vụ giao lưu Thương mại kể cả trong nước,
có đủ điều kiện phục vụ các hội nghị, hội thảo, diễn đàn Thương mại, mở rộng
hội nhập tiểu vùng, vùng, khu vực v.v…
+ Các chợ khác như Chợ khu Nam cải tạo và nâng cấp trong đó có siêu thị,
kết hợp hài hoà giữa chợ và khu vui chơi giải trí du lịch (tạo thành quần thể
kinh tế, văn hoá, vui chơi giải trí).
+ Chợ đầu mối vùng Việt Bắc, hình thành một quần thể kinh doanh
Thương mại, Dịch vụ… Diện tích trên 10 ha, được xây dựng trên quy mô
thành các khu: Khu văn phòng của ban quản lý, Trung tâm xúc tiến Thương
mại, Khu kinh doanh (trưng bày giới thiệu sản phẩm, siêu thị, khu tổ chức hội
chợ triển lãm, hội thảo, sàn giao dịch…)
- Tại thị xã Sông Công:

×