Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch tại ủy ban nhân dân xã chưhreng, thành phố kon tum, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.72 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

KOUNTHISAK CHANTHAPHONE

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
TẠI UBND XÃ CHƯHRENG - THÀNH PHỐ
KON TUM - TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 05 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
TẠI UBND XÃ CHƯHRENG -THÀNH PHỐ
KON TUM - TỈNH KON TUM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: KOUNTHISAK CHANTHAPHONE

LỚP

: K12LK1


MSSV

: 1817380107068

Kon Tum, tháng 05 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Luật - Sư phạm, Phân hiệu
ĐHĐN tại Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả q thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy chuyên
ngành Luật Kinh tế
Em cũng hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tơi theo đuổi và hồn thành báo cáo
này.
Đặc biệt, em vơ cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh
thần trách nhiệm cùng lịng thương mến của Cơ Trương Thị Hồng Nhung trong suốt
quá trình em thực hiện Báo cáo tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện Báo cáo tốt nghiệp, nhận thấy mình đã cố gắng hết
sức nhưng vì kiến thức vẫn cịn hẹn hẹp nên vẫn cịn nhiều thiếu sót, mong thầy cơ
bổ sung để bài báo cáo được hồn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 1

5. Bố cục đề tài..................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ UBDN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM ............................................................................................................... 3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM ............................................................................................................... 3
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ........ 5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon
Tum .................................................................................................................................. 5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức UBND xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ........ 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘ
TỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH ......................................................... 8
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH ... 8
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hộ tịch..........................................................................................8
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về hộ tịch ..................................................9
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH ................... 14
2.2.1. Thẩm quyền trong việc đăng ký hộ tịch ..........................................................................14
2.2.2. Trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch ........................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 22
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON
TUM, TỈNH KON TUM.................................................................................................. 23
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ
TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON
TUM .................................................................................................................................. 23
3.1.1. Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND xã Chư Hreng ...............................23
3.1.2. Đánh giá chung thực trạng đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn
xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.....................................................................25
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ
KON TUM, TỈNH KON TUM ....................................................................................... 29
3.2.1. Về công tác lãnh đạo quản lý .............................................................................................29
i


3.2.2. Về trang thiết bị và đào tạo cán bộ, công chức .............................................................30
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc ...........................................................................30
3.2.4. Về niêm yết, công khai các quy định về giấy tờ để đăng ký hộ tịch .......................30
3.2.5. Một số kiến nghị khác ..........................................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 33
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
GIẤY XÁC NHẬN CỦA KHOA VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét từ mặt khoa học quản lý Nhà nước về Hộ tịch có vị trí trung tâm của hoạt động
quản lý dân cư. Đây là một lĩnh vực quan trọng của nền hành chính mà mọi quốc gia hiện
nay, khơng phân biệt chế độ chính trị, trinh độ phát triển, đều phải quan tâm. Sự vững mạnh
của một quốc gia liên quan mật thiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân cư nói chung
và quản lý hộ tịch nói riêng. Ở nước ta hiện nay, quản lý Hộ tịch được thực hiện theo Luật
Hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về Hộ tịch.
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều tổ chức thực hiện tốt cơng tác
quản lý Hộ tịch. Vì vậy, quản lý Hộ tịch đã dần đi vào nề nếp, đạt những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc quản lý Hộ tịch vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định: thủ
tục đăng ký còn rờm rà, chưa phù hợp thực tế, trinh độ chuyên môn của một số đội ngũ
công chức làm công tác quản lý Hộ tịch chưa ngang tầm với tình hình đổi mới hiện
nay...Những hạn chế này làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hộ tịch.
Chư Hreng là một xã của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, trong những năm qua
UBND xã Chư Hreng đã có nhiều cổ gắng trong quản lý Nhà nước về hộ tịch. Với sự chỉ
đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, sự phối họp của mặt trận, hội đoàn thể xã quản
lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã từng bước được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chính
xác. Song cũng cịn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài: “Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch tại
UBND xã Chư Hreng – thành phố Kon Tum - tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu, nhằm phục
vụ nhu cầu học tập cũng như làm việc của mình, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum,
tỉnh Kon Tum.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khung lý thuyết và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước về hộ tịch trên địa bàn xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; từ đó các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hộ tịch.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản, quy định pháp luật hiện
hành về quản lý hộ tịch qua thực tiễn hoạt động quản lý hộ trịch tại UBND xã Chư
Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Trong giới hạn bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu trong khơng gian:
Tồn bộ hoạt động quản lý Nhà nước về Hộ tịch trên địa bàn xã Chư Hreng, thành phố
Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Thời gian: Các số liệu, thông tin được sử dụng phân tích trong phần thực trạng chủ
yếu từ năm 2017 đến năm 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy
nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp

1


điều tra, phỏng vấn...
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, nội
dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về UBDN xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản và quy định pháp luật về hộ tịch
Chương 3: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã Chư
Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum và một số giải pháp

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ UBDN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM
Xã Chư Hreng là đơn vị hành chính thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nằm
ở phía Đơng Nam của thành phố Kon Tum, cách trung tâm thành phố 8 km. Phía Bắc giáp:
phường Thống Nhất, phía Nam giáp: xã Hịa Bình và tỉnh Gia Lai, phía Đơng giáp: xã Đăk
Rơ Wa, phía Tây giáp: phường Lê Lợi. Xã nằm ở 107055'59" đến 108000' 13" kinh độ
Đông, vĩ độ Bắc: 14019'00" đến 14020'06".
Qua 05 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND xã và kế hoạch của UBND
thành phố, UBND xã quản lý, điều hành trên cơ sở Luật và các văn bản dưới Luật nhằm
phát triển KT-XH, ổn định QPAN trên địa bàn xã cụ thể như sau:
Về kinh tế:
- Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, thực hiện đạt và vượt các

chỉ tiêu Nghị quyết Đảng ủy, HĐND xã và kế hoạch của UBND thành phố. Phát huy nội
lực từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH; Thu nhập bình quân đầu người năm 2020
đạt 40 triệu/người/năm (tăng 8 trieu/người/năm so với năm 2016).
- Vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, đem
lại giá trị kinh tế cao. Cây hàng năm sản xuất với diện tích 465ha tập trung chủ yếu là cây
sắn, cây lúa nước đảm bảo lương thực trên địa bàn. Cây lâu năm phân bổ ở các vùng đồi
núi trọc, bạc màu với diện tích 585ha (tăng 130 ha so với năm 2016) chủ yếu là cây cao
su, cà phê và cây lâu năm khác cho năng xuất cao, đảm bảo đời sống cho nhân dân;
- Chăn nuôi chưa tập trung, rải rác ở từng hộ gia đình, nhân dân chủ yếu ni bị vỗ
béo, heo siêu nạc...để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế; số lượng đàn gia súc 3.000
con (tăng 1.000 con so với năm 2016), gia cầm 14.000 con (tăng 2.000 con so với năm
2016). Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai chặt chẽ,
thường xuyên, đã ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời dịch LMLM ở trâu, bò.
- Về lâm nghiệp: Thực trạng trong những năm qua và hiện nay trên địa bàn xã diện
tích cây rừng; Chủ yếu là rừng cao su, bời lời.
- Công nghiệp chưa phát triển, tiểu thủ cơng nghiệp và thương mại-dịch vụ có phát
triển nhưng chưa mạnh.
- Cơ sở hạ tầng: Trong năm 2020, vận động nhân dân phát huy nội lực tu sửa hệ thống
giao thông nông thôn, đường nội đồng, đường đi sản xuất đảm bảo cho việc đi lại lưu thông,
dọn vệ sinh các khu công cộng nhân dịp ra quân đầu năm và các ngày Lễ, Tết.
- Công tác quản lý, sử dụng đất đai được quan tâm, thực hiện công tác quản lý, quy
hoạch sử dụng đất đúng quy định của pháp luật. Tập trung xét duyệt hồ sơ đất đai để đề
nghị cấp đổi, cấp mới giấy CN.QSDĐ cho các tổ chức và hộ dân theo chủ trương của tỉnh
Kon Tum.

3


- Tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới đạt chuẩn 14/19 tiêu chí,
đạt tỷ lệ 73.6%. (tăng 02 tiêu chí so với năm 2016).

- Cơng tác thu chi ngân sách thực hiện đúng theo Luật ngân sách Nhà nước. Nguồn
thu ngân sách rất hạn hẹp, chủ yếu là trợ cấp ngân sách cấp trên.
Về văn hoá - xã hội:
- Về đào tạo nguồn nhân lực: Trong 05 năm qua có 05 cán bộ học chun mơn (00
ĐH luật, 05 ĐH.QLNN, 00 TC Quân sự; công an); 07 cán bộ học LLCT (05 TC chính trị,
02 SC Chính trị); 00 cán bộ học bổ túc văn hóa.
- Chỉ đạo phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ trẻ từ
5-14 tuổi ra lớp đạt 100%. Cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên đảm bảo cho
công tác giảng dạy. Trung tâm học tập cộng đồng duy trì họat động thường xuyên; công
tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm chú trọng. Khoa học-kỹ thuật được ứng dụng
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong nông nghiệp từng bước ứng dụng kỹ
thuật vào sản xuất, chăn nuôi đạt nhiều kết quả.
- Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, Trạm y tế có biên chế bác
sĩ, mạng lưới y tế, cộng tác viên y tế thôn (làng) hoạt động đảm bảo; vận động nhân dân
ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, trong 05 năm qua (2016-2020) trên địa bàn xã
khơng có dịch bệnh xảy ra. Qn triệt và thực hiện nghiêm biện pháp phịng chống dịch
Covid-19 trong tình hình mới; Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân và chương trình DS-KHHGĐ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 4.61% (giảm 1.51% so với
năm 2016) và tỷ lệ sinh con thứ 3 là 31.5% (tăng 10.5 % so với năm 2016), tăng cường
công tác chăm sóc bà mẹ - trẻ em.
- Hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao ngày một phát triển, duy trì hoạt động
của 02 đội cồng chiêng, múa xoang tại các làng ĐB.DTTS. Lãnh đạo tổ chức thành công
Đại hội TDTT lần thứ IV của xã. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa” từng bước đi vào chiều sâu, tác động tích cực vào đời sống chính trị - xã hội trên địa
bàn, tồn xã có 731/762hộ đạt gia đình văn hố (tăng 262 hộ so với năm 2016), 5/5 khu
dân cư đạt khu dân cư văn hố; duy trì 00 làng văn hố mơi trường (thơn…..). Tập trung
tun truyền, tổ chức, tham gia các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính
trị của đất nước, mừng Đảng, mừng Xn Canh Tý 2020. Truyền thơng về tình hình dịch
bệnh Covid-19.
- Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có cơng, người

cao tuổi và các dối tượng Bảo trợ xã hội, chính sách bảo hiểm y tế cho nhân dân. Phong
trào đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong nhân
dân, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng q các gia đình chính sách trong dịp lễ, tết; quan tâm
chăm sóc cho các đối tượng BTXH.
- Quan tâm công tác giảm nghèo, tổng số hộ nghèo đầu năm 2020 là 43 hộ, 183
khẩu, chiếm 5.33%/26,88% (giảm 21.55% so với năm 2016). Cơng tác cứu đói và hỗ trợ
cho các hộ nghèo thực hiện hàng năm, các đồn thể tín chấp với Ngân hàng cho các hộ khó

4


khăn vay vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi kết hợp với các chương trình giảm nghèo bền
vững, từng bước nâng cao đời sống cho hộ nghèo.
- Trong 05 năm (2016-2020) công tác đào tạo nghề cho lao động được các cấp, các
ngành quan tâm, phối hợp mở 5 lớp dạy nghề cho 175 học viên; đa số lao động qua đào
tạo có việc làm.
- Lãnh đạo cơng tác dân tộc, tơn giáo đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Quan tâm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo quy định
của pháp luật, vận động các tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện quyền và nghĩa vụ công
dân, sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia phát triển KT-XH-QPAN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ môi trường, nhất là
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; xác định công tác bảo vệ môi trường là
yêu cầu quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, cộng đồng doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn và nhân dân toàn xã hướng tới
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững…
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ CHƯ HRENG, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum

Theo quy định tại Điều 8, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì UBND xã
chư Hreng là Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên.
Theo quy định tại Điều 35, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, UBND xã
Chư Hreng có quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản
1, 2 và 4 Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền
cho Ủy ban nhân dân xã.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức UBND xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Về số lượng, cơ cấu: Căn cứ Điều 34, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015,
ngày 29/6/2015; UBND xã Chư Hreng được cơ cấu 02 đồng chí (01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ
tịch). Về trình độ văn hóa: THPT 02 đ/c; lý luận chính trị: Trung cấp 02 đ/c; trình độ chun
mơn: Đại học 02 đồng chí. Nhìn chung về số lượng đảm bảo 02 UV. UBND theo quy định.
- Chất lượng thành viên UBND ngày một được nâng lên, có phẩm chất đạo đức, chấp
hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và quy chế làm việc của cơ quan.
5


Thơng tin lãnh đạo đơn vị:
1. Đồng chí: Ca Rơ Chinh.
- Chức danh: Bí thư Đảng ủy
- Điện thoại: 0978.113.460.
- Email:
2. Ông : Đào Văn Chinh

- Chức vụ : Phó Bí thư.
Điện thoại: 0905.281.299
Email:
- Hoặc :
3. Ơng: Trần Quảng Đại
- Chức vụ: Phó Bí thư.
- Số điện thoại: 0603.954.646
- Số điện thoại di động: 0905.389.973.
- Email:
4. Ông: Nguyễn Thanh Nghị.
- Chức vụ: Phó Chủ tịch.
- Số điện thoại: 0603.700.057.
- Số điện thoại di động: 0905.387.857.
- Email:
5. Ơng: Cao Trọng Hồn.
- Chức vụ: Phó Chủ tịch.
6. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền
- Chức vụ Phó Chủ tịch UBND,
- Điện thoại: 0382739505;
- Email:

6


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để quá trình thực tập mang lại hiệu quả cao, bản thân cần phải có một sự chuẩn bị tốt
về kiến thức, ý thức và cơ sở thực tập, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những khó
khăn, đặc biệt là bản thân cần tự nổ lực phát huy khả năng bản thân hơn nữa. Tại Ủy ban
nhân dân Xã Chư Hreng cùng với sự hỗ trợ tận tình về mọi mặt của cán bộ hướng dẫn thực
tập nói riêng và tồn thể cơ quan nói chung, bản thân đã tiến bộ từng ngày. Công việc thực

tế tại cơ quan có nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật, từ đó có cơ hội vận dụng được
những kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì cơ quan đơn vị phụ trách quản lý tại địa bàn Xã
Chư Hreng với số lượng dân cư đông, khối lượng cơng việc nhiều nên gặp khó khăn trong
q trình xử lý hồ sơ, nhưng nhờ có sự giúp đỡ và phối hợp của cán bộ chuyên môn nên
công việc vẫn được hoàn thành đúng tiến độ. Bản thân đã tạo được mối quan hệ tốt với
mọi người tại cơ quan thực tập, thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường làm việc,
thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng
đào tạo và uy tín của trường, đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh
nghiệm.

7


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hộ tịch
a. Khái niệm về hộ tịch
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi
sinh ra đến khi chết. Đó là các sự kiện: sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận
cha, mẹ, con, thay đối họ tên, chữ đệm, ngày, thảng, năm sinh; xác định lại dân tộc; xác
định lại giới tỉnh, đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các sự việc sinh, tử, kết
hôn, nhận nuôi con nuôi; ly hôn; xác định lại cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch; mất tích;
mất năng lực hành vi dân sự; hủy việc kết hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên; những sự kiện khác do pháp luật quy định.
Giá trị pháp lý của giấy tờ Hộ tịch: giấy tờ Hộ tịch do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về Hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận
sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi
hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới

tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh
của người đó.
Với mỗi vấn đề Hộ tịch thì có giấy tờ về vấn đề đó, gọi là vấn đề Hộ tịch. Đó là cơ
sở pháp lý chứng minh các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh từ sự kiện hộ tịch.
Do tính chất quan trọng của các giấy tờ về hộ tịch nên pháp luật cần có quy định rất chặt
chẽ, cụ thể các nguyên tắc, thủ tục trình tự đăng ký và cấp các loại giấy tờ về hộ tịch. Giấy
khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc cùa mỗi một cá nhân. Do vậy, tất cả các loại giấy tờ về hộ
tịch đều phải thống nhất với giấy khai sinh của cá nhân người đó. Chính vì vậy, đăng ký
hộ tịch là hành vi bắt buộc không chỉ đối với công dân mà còn đối với cả các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Việc đăng ký kết hơn; nhận cha, mẹ, con; ni con ni có yếu tố
nước ngồi được thực hiện theo Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hơn nhân và gia đình về quan hệ hơn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.
Trong quản lý Nhà nước về hộ tịch, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện
những hoạt động như: ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật về hộ tịch; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về hộ tịch; ban hành quản lý
hướng dẫn việc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch; tổ chức tuyên truyền phổ biến,
vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; tổ chức việc đăng ký
hộ tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch.
b. Khái niệm về đăng ký hộ tịch
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào số
hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi

8


ích họp pháp của cả nhân, thực hiện quản lý về dân cư (theo khoản 2, Điều 2, Luật Hộ tịch
2014).
Đăng ký hộ tịch tại Việt Nam là việc công dân, người nước ngoài làm các thủ tục về
đăng ký hộ tịch tại các cơ quan nhà nước ở Việt Nam. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

tại Việt Nam sẽ xác nhận các sự kiện: sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha,
mẹ, con, thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại
dân tộc. Các cơ quan này cũng sẽ ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con, thay
đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi...
Việc đăng ký và quản lý hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên
của chính quyền các cấp, nhằm không chỉ theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch,
trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, xây dựng các
chính sách về kinh tế, xã hội, dân số, kế hoạch hóa gia đình (các mảng lĩnh vực về dân sự)
mà thậm chí cịn phục vụ cho mục đích về an ninh quốc phịng. Chính vì vậy, quy định bắt
buộc những người buộc thực hiện đăng ký hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch
theo quy định.
Thủ tục đăng ký hộ tịch là một loạt thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà
nước đối với hoạt động tư pháp, bởi vậy, có thể hiểu thủ tục đăng ký hộ tịch là cách thức,
trình tự luật định mà các cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch và cá nhân, tổ chức có
yêu cầu đăng ký hộ tịch phải tuân thủ khi thực hiện về đăng ký một sự kiện hộ tịch. Thủ
tục đăng ký hộ tịch được quy định chặt chẽ bởi các quy phạm pháp luật thủ tục hành chính.
c. Đặc điểm của hộ tịch
Từ những quan niệm trên về hộ tịch có thể rút ra những đặc điểm chủ yếu của hộ tịch
như sau:
Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người, bởi vì,
mỗi người chỉ có một thời điểm sinh ra, một thời điểm chết đi.
Các dấu hiệu về cha đẻ, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính là những dấu hiệu giúp người ta
phân biệt từng cá nhân con người. Do đó, đây là các giá trị nhân thân gắn với một con
người cụ thể từ khi sinh ra đến chết đi.
Thứ hai, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển đổi cho người khác.
Đặc điểm này là hệ quả của đặc điểm thứ nhất. Do đó, thực hiện các sự kiện hộ tịch
phải do trực tiếp cá nhân người đó thực hiện, trừ trường họp pháp luật có quy định khác
(như: khai sinh có thể do bố, mẹ đi đăng ký khai sinh; khai tử do người thân của người chết
đăng ký khai tử).
Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện thân nhân khơng lượng hóa được thành tiền. Chính

vì vậy, hộ tịch khơng phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên thị trường.
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về hộ tịch
Ở nước ta, việc đăng ký và quản lý hộ tịch có lịch sử lâu đời từ thời phong kiến nhà
Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo. Tuy nhiên, việc quản lý hộ tịch được thực hiện
một cách đầy đủ, khoa học chỉ được bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc. Điểm nổi bật trong hệ
9


thống đăng ký và quản lý hộ tịch của thời kỳ pháp thuộc là có một đội ngũ hưởng chức
chuyên làm công tác hộ tịch, gọi là hộ lại. Hộ lại là người nắm giữ sổ sách Hộ tịch và trực
tiếp đăng ký các việc hộ tịch trong địa bàn cấp xã do mình phụ trách. Vì việc quản lý hộ
tịch đòi hỏi phải nắm rất kỹ từng người dân, từng gia đình nên chức danh hộ lại được bổ
nhiệm suốt đời (trừ khi bị truất chức do vi phạm), thậm chí chỉ được khuyến khích “cha
truyền con nối”. Điểm nổi bật thứ hai trong quản lý Hộ tịch thời Pháp thuộc là có hệ thống
sổ sách Hộ tịch (gọi là “sổ bộ”) đầy đủ, khoa học và được bảo quản rất cẩn thận. Hiện nay,
một số sổ sách Hộ tịch thời Pháp thuộc vẫn còn được lưu giữ tại các thành phố: Hà Nội,
Hải Phịng, Thành Phố Hồ Chí Minh, cần Thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn được
Nhà nước ta tiếp tục duy trì và phát triển. Theo tinh thần của sắc lệnh số 47/SL ngày
10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các thể lệ đăng ký Hộ tịch đã được quy định
trong Bộ Dân Luật giản yếu được áp dụng ở Nam kỳ, Hoàng Việt Hộ luật được áp dụng ở
Trung kỳ và Dân Luật ở Bắc kỳ vẫn được tiếp tục áp dụng.
Ngày 08/5/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 764/TTg kèm theo
Bản Điều lệ Hộ tịch. Ngày 16/01/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/CP,
kèm theo Bản Điều lệ đăng ký Hộ tịch thay thế Bản Điều lệ được ban hành kèm theo Nghị
định số 764/TTg. Theo quy định tại hai bản Điều lệ nói trên, thì Bộ Nội vụ ( nay là Bộ
Công an) là cơ quan được Hội đồng Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, tổ chức
quản lý hộ tịch, việc đăng ký hộ tịch do ủy ban hành chính xã, thị trấn, thị xã, khu phố phụ
trách.
Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hộ tịch được chuyển giao từ Bộ Nội

vụ sang Bộ Tư pháp và ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị định số 219/HĐBT ngày
20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); từ thời điểm này, Bộ Tư pháp
được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước.
Các cơ sở pháp lý làm căn cứ cho Nhà nước đăng ký và quản lý hộ tịch hiện nay tại
Việt Nam bao gồm:
Các quy định của Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Hơn nhân và Gia
đình năm 2014.
Các văn bản trên tuy không phải là những vãn bản quy định trục tiếp về đăng ký và
quản lý Hộ tịch nhưng quy định về quyền nhân thân của cá nhân và những quy định mang
tính nguyên tắc trong lĩnh vực hộ tịch, trên cơ sở đó việc đăng ký và quản lý Hộ tịch chính
là nhằm cơng nhận và bảo đảm thực hiện các quyền về hộ tịch của cá nhân. Giải quyết
được những vướng mắc về hộ tịch. Chính vì vậy, những văn bản đó cũng được xem xét
theo góc độ quản lý Hộ tịch, cụ thể là:
Quy định của Hiến pháp năm 2013 tại Chương II về quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân cụ thể tại Điều 14, Điều 15... Các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 tại mục
2 Chương II về quyền nhân thân bao gồm các quy định về: quyền có họ tên (Điều 26);
quyền thay đổi họ (Điều 27); quyền thay đổi tên (Điều 28); quyền xác định lại dân tộc
(Điều 29); quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30); quyền đối với quốc tịch (Điều 31);
10


quyền xác định lại giới tính (Điều 36); các quy định tại Mục 4, Chương 2 về giám hộ... Các
quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm các quy định về đăng ký kết
hôn (Điều 8, Điều 9); Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con (Điều 69, Điều 70); Xác định
cha, mẹ, con (Điều 88, Điều 89, Điều 90. Điều 91), quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngồi quy định tại Chương VIII. Những quy định của Nghị định 126/2014/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện
pháp thi hành của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 có yếu tổ nước ngồi. Luật Hộ tịch
số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định
thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Thông tư số
04/2016/TT-BTP ban hành ngày 03/03/2016 quy định một số hoạt động thống kê của ngành
Tư pháp.
a. Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý Hộ tịch của Nhà nước được hiểu là toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu của cơng tác quản
lý Hộ tịch là xác định rõ ràng, đầy đủ nhân thân và những sự kiện thay đổi của mỗi người
dân, thu thập đầy đủ các thông tin về dân số để phục vụ cho cơng tác thống kê có căn cứ
xây dựng các chương trình, kế hoạch của nhà nước; tổ chức bộ máy đăng ký hộ tịch gọn
nhẹ, hoạt động nhịp nhàng, trơi chảy, có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc xin giấy chứng nhận về hộ tịch.
b. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hộ tịch
Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý
nhà nước về hộ tịch:
(1) Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
(2) Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực,
khách quan và chính xác; trường hợp khơng đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định
của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ
lý do. Đối với những việc Hộ tịch mà Luật không quy định thời gian giải quyết thì được
giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được
ngay thì kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại
một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của luật.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm
trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì uỷ
ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch
cho cá nhân có trách nhiệm thơng báo việc đăng ký hộ tịch đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi
cá nhân đó thường trú.
Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy
đủ vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.


11


Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác
định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin
đầu vào của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
Những nguyên tắc trên đảm bảo cho việc đăng ký, quản lý hộ tịch được chính xác,
đầy đủ, kịp thời, đáp úng nhu cầu thực tế của người dân.
c. Chủ thể thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch
Chương VI, Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch.
- Chủ thể có trách nhiệm quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay bao gồm:
+ Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an); ủy
ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
- Chủ thể có trách nhiệm đăng ký hộ tịch ở nước ta hiện nay gồm:
+ Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và cơ quan chuyên môn giúp
việc cho ủy ban nhân dân về vấn đề này (Sở Tư pháp, Phịng Tư pháp); Cơng chức làm
công tác hộ tịch.
Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân xã, thị trấn
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hộ tịch, ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn (sau
đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã;
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về Hộ
tịch; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Tổng hợp tình
hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện) theo định kỳ 6 tháng và hằng năm;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các

nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định trên đây (trừ trường họp giải quyết tố cáo).
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ
tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm
tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương
mình, thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Tư pháp – Hộ tịch
Công chức Tư pháp - Hộ tịch là công chức cấp xã, giúp úy ban nhân dân cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường,
thị trấn có đơng dân cư, số lượng cơng việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chun trách
làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác, phải có đủ các tiêu
chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, cơng chức và
có thêm các tiêu chuẩn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên; được bồi dường nghiệp
vụ về công tác hộ tịch; chữ viết rõ ràng.

12


Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức Tư pháp
- Hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chức cấp xã. Công
chức Tư pháp - Hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi của
cán bộ, công chức mà pháp luật quy định với công chức cấp xã.Nhiệm vụ của công chức
Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch:
Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã xem
xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch. Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng
ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong
tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải có lịch định kỳ
đến tận nhà dân để đăng ký nhũng sự kiện hộ tịch đã phát sinh. Chịu trách nhiệm trước ủy
ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn
mà không được đăng ký. Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của
Bộ Tư pháp; Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để ủy ban nhân dân

cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hằng năm;
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về
hộ tịch; Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải
bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.
Những việc công chức Tư pháp - Hộ tịch không được làm:Cửa quyền, hách dịch, sách
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch, nhận hối
lộ. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ
tịch; Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định tại Điều 74 Luật Hộ tịch 2014 khi
đăng ký hộ tịch; làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch.
d. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch
Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch chủ yếu như sau: (i) Ban hành hoặc trình cơ
quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; (ii) Xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động hộ tịch; phổ biến, giáo dục
pháp luật về hộ tịch; (iii) Thực hiện đăng ký hộ tịch; (iv) Quản lý hệ thống tổ chức và hoạt
động của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hộ tịch; (v)Đào tạo, bồi dường, hướng dẫn
nghiệp vụ về hộ tịch; (vi) Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động hộ tịch; (vii) Hợp tác quốc tế về hộ tịch; (viii)Thống kê
nhà nước về hộ tịch; (ix) Tổng kết hoạt động hộ tịch; (x)Báo cáo cơ quan nhà nước cấp
trên về hoạt động hộ tịch.
e. Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý nhà nước về hộ tịch có vai trị quan trọng, khơng những liên quan đến nhân
thân của con người mà cịn liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phịng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý hộ tịch cịn có ý nghĩa đối với công dân là đảm bảo
quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân. Việc quản lý nhà nước về hộ tịch đã tạo cơ sở pháp
13



lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (như quyền đối với họ tên, quyền
thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn... đã được
ghi nhận trong Bộ luật Dân sự). Thông qua việc đăng ký khai sinh (khởi đầu việc đăng ký
sự kiện hộ tịch của mỗi cá nhân) đã bảo đảm quyền được khai sinh, một rong những quyền
quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố của Công ước của Liên Hợp quốc về quyền
trẻ em: trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra
đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình là ai
và được chính cha mẹ mình chăm sóc tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của
Việt Nam cũng khẳng định, trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Tuy nhiên,
quyền được khai sinh khơng phải là quyền riêng có của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá
nhân nào theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì việc đảm bảo quyền đăng ký Hộ tịch cũng
đồng nghĩa với việc đảm bảo quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
2.2.1. Thẩm quyền trong việc đăng ký hộ tịch
Cụ thể quy định tại Điều 7, Luật Hộ tịch 2014
- Thẩm quyền đăng ký các việc hộ tịch trong nước của ủy ban nhân dân cấp xã bao
gồm: Đăng ký khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; giám hộ (bao gồm cả đăng ký chấm
dứt, thay đổi giám hộ); thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông
tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; ghi vào số hộ tịch việc thay đổi hộ
tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như: thay đổi quốc tịch;
xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; ni con ni, chấm dứt việc ni con nuôi;
ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên
bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự; xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác và đăng ký khai sinh, kết
hôn, khai tử có yếu tố nước ngồi ở khu vực biên giới); đăng ký khai tử.
- Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch:
+ Việc khai sinh được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha
hoặc người mẹ.
+ Việc kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong
hai bên nam, nữ.

+ Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con.
+ Việc giám hộ được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ hoặc
người được giám hộ cư trú.
+ Việc chấm dứt giám hộ được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đãng ký
việc giám hộ trước đây
+ Việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung thông tin hộ tịch
được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư
trú của cá nhân.

14


+ Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân thực hiện việc ghi vào
sổ việc thay đổi hộ tịch khi nhận được thông báo của Tịa án, cơ quan nhà nước có thấm
quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký
khai tử; trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc
đăng ký khai tử.
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú trong Luật hộ tịch được xác định là nơi
thường trú, tạm trú hoặc nơi cá nhân đang sinh sống.
2.2.2. Trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch
a. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh
* Căn cứ Điều 16 và Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 thì trình tự, thủ tục đăng kỷ khai sinh
đổi với trường hợp đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện như sau:
- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho
cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn bản cứa người
làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu khơng có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan
về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ

bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang
thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh
đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch; cập
nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định
danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sô hộ
tịch. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai
sinh.
*Căn cứ theo Nghị định Ỉ23/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho một số
trường hợp đặc biệt.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi (Căn cứ Điều 14, Nghị định 123/2015/NĐCP):
+ Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho ủy
ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bở rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế
thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thơng báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng
cơng an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; uỷ ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dường theo quy định
pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng
như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ,
tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản
15


phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và
đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân
hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
+ Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, ủy ban nhân dân cấp xã

tiến hành niêm yết tại trụ sở ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
+ Hết thời hạn niêm yết, nếu khơng có thơng tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, ủy ban nhân
dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tố chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành
đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời ni dưỡng trẻ có trách
nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại
Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Neu
khơng có cơ sở đế xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng
phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của tré để xác định năm sinh;
nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của
trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và
Sổ hộ tịch để trống; trong sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ (Căn cứ Điều 15, Nghị
định 123/2015/NĐ-CP ):
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho
trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
+ Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán,
quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về
cha trong sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
+ Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo
quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc
nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định
tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
+ Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm
thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong
Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
+ Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được
cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong số
hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ (Căn cứ Điều 16, Nghị định

123/2015/NĐ-CP ):
+ Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16
của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ
mang thai hộ.
16


+ Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của
Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4
của Nghị định này.
b. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 Đối với trường hợp đăng ký kết
hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được
thực hiện như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng
ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hơn.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi
việc kết hôn vào sồ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào số hộ tịch. Hai bên nam, nữ
cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hơn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải
quyết khơng q 05 ngày làm việc.
c. Trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ
* Trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ cử đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử cho
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (Điều 20 Luật hộ tịch 2014).
- Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và
văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kê từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản

1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì cơng chức tư pháp - hộ tịch
ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
* Trình tự, thủ tục đăng ký giảm hộ đương nhiên (Điều 21 Luật hộ tịch 2014):
- Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và
giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho
cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương
nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy
đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì cơng chức tư pháp - hộ tịch, công chức làm công
tác hộ tịch ghi vào số hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sô hộ tịch, báo cáo
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
* Trình tự, thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ (Điều 22 Luật hộ tịch 2014):
- Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ
theo mầu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân
sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy
việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp
17


- hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào số hộ tịch, cùng
người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
* Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ (Điều 23 Luật hộ tịch 2014): Trường hợp
yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự và có người khác đủ
điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó
và đăng ký giám hộ mới theo quy định của Luật Hộ tịch.
d. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong

nước (Điều 25 Luật hộ tịch 2014):
- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng
cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký
nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Theo điều 11 Thơng tư số 15/TT-BTP thì chứng
cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gom các giấy tờ tài liệu sau:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở
trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp khơng có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng,
vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của
cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha,
mẹ làm chứng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kê từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy
việc nhận cha, mẹ, con là đúng và khơng có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi
vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào sổ hộ tịch và báo cáo Chù
tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày
làm việc.
e. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
* Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch (Điều 28 Luật Hộ tịch 2014):
- Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định
và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản
1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của
pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi vào số hộ tịch,
cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào sổ hộ tịch và báo cáo Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận
kết hôn thì cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy
khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm khơng q 03 ngày

làm việc.
18


- Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch
trước đây thì ủy ban nhân dân cấp xã phải thơng báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích
lục hộ tịch đến uỷ ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì ủy ban nhân dân
cấp xã phải thơng báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao
để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào sổ hộ tịch.
* Thủ tục bổ sung hộ tịch (Điều 29 Luật hộ tịch 2014):
- Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan
cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Ngay sau khi nhận đù giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu
bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương
ứng trong sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hơn thì cơng
chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung
bổ sung.
f. Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử
Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (Điều
34 Luật hộ tịch 2014):
Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thơng tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử.
g. Trình tự, thủ tục đăng ký lại khai tử, kết hôn, khai tử
* Thủ tục đăng ký lại khai sinh (Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP).
- Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã
đăng ký khai sinh nhưng người đó khơng lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

+ Bản sao tồn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác
trong đó có các thơng tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức,
người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngồi các giấy tờ theo quy định tại Điểm
a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc
những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm
sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ
quan, đơn vị đang quản lý.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch kiếm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của
pháp luật thì cơng chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy
định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã không phải
là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì cơng chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch ủy
19


ban nhân dân có văn bản đề nghị uỷ ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm
tra, xác minh về việc lưu giữ số hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, ủy ban nhân
dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn
bản về việc cịn lưu giữ hoặc khơng lưu giữ được sổ hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc
không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ,
chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại
khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
- Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì
nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về
cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.
- Trường hợp người u câu khơng có bản sao Giây khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ
cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ

sơ, giấy tờ khơng thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định
theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên;
riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang cơng tác trong lực lượng vũ trang
thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy
định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
- Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết hồ sơ, giấy tờ, tài liệu là cơ sở để đăng ký lại khai
sinh theo quy định tại Điều này.
*Thủ tục đăng ký lại kết hôn (Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP):
- Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai theo mẫu quy định;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu khơng có bản sao Giấy
chứng nhận kết hơn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thơng tin liên quan đến
nội dung đăng ký kết hôn.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác,
đúng quy định pháp luật thì cơng chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hơn như
trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại uỷ ban nhân dân cấp xã không phải là nơi
đã đăng ký kết hôn trước đây thì cơng chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân
dân có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh
về việc lưu giữ sồ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, ủy ban nhân
dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản
về việc cịn lưu giữ hoặc khơng lưu giữ được số hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc
khơng cịn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính
20


×