Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Bai giang tin hoc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 0 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ SỐ .................................................... 1
1.1. Khái niệm bản đồ số ....................................................................................... 1
1.2 Đặc điểm của bản đồ số, một số ứng dụng của bản đồ số trong quản lý đất
đai .......................................................................................................................... 3
1.2.1. Tổ chức dữ liệu bản đồ số ........................................................................... 4
1.1.2. Xuất nhập dữ liệu bản đồ số ........................................................................ 4
1.3 Quy trình thành lập bản đồ số và một số phần mềm thành lập bản đồ số ...... 6
1.3.1 Quy trình thành lập bản đồ số ...................................................................... 6
1.3.1 Một số phần mềm thành lập bản đồ số ở Việt Nam ..................................... 6
1.4. Làm việc với design file ............................................................................... 11
1.4.1. Cấu trúc file (.dgn), khái niệm Level ........................................................ 11
1.4.2. Cấu trúc tập tin DGN ................................................................................ 16
1.4.3 Đối tượng đồ họa (Element)....................................................................... 18
1.4.4 Các thao tác điều khiển trên cửa sổ bản đồ ................................................ 19
1.4.5. Cài đặt font tiếng việt trong MicroStationSE............................................ 21
1.5. Sử dụng các công cụ trong MicroStation ..................................................... 24
1.5.1 Công cụ vẽ điểm ........................................................................................ 27
1.5.2 Công cụ vẽ đường ..................................................................................... 28
1.5.3 Công cụ vẽ cung ........................................................................................ 30
1.5.4 Công cụ vẽ vùng ......................................................................................... 30
1.5.5 Cơng cụ vẽ hình trịn và ellipse ................................................................. 32
1.5.6 Cơng cụ vẽ đối tượng dạng chữ ................................................................ 33
1.5.7 Công cụ copy các đối tượng ...................................................................... 34
1.5.8 Công cụ chỉnh sửa đối tượng .................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỐ ......................................................... 44
2.1. Thành lập bản đồ số từ số hóa bản đồ .......................................................... 44
2.1.1 Quét bản đồ ................................................................................................ 44
i



2.1.2 Nắn bản đồ .................................................................................................. 44
2.1.3. Số hóa bản đồ ............................................................................................ 52
2.2. Thành lập bản đồ số từ số liệu đo đạc .......................................................... 59
2.2.1. Nhập số liệu đo đạc ................................................................................... 59
2.2.2. Nối điểm đo từ số liệu đo đạc.................................................................... 60
2.3. Thành lập bản đồ từ bản đồ nền có sẵn ........................................................ 62
2.3.1 Chuẩn hóa đối tượng trên bản đồ ............................................................... 62
2.3.2. Cập nhật biến động lên bản đồ .................................................................. 70
CHƯƠNG 3: BIÊN TẬP, CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ SỐ .................................... 71
3.1. Sửa lỗi, gán thơng tin thuộc tính ban đâu ..................................................... 71
3.1.1 Tự động tìm, sửa lỗi (MRF CLEAN) ......................................................... 71
3.1.2 Sửa lỗi (MRF FLAG) ................................................................................. 72
3.1.3 Kiểm tra thửa nhỏ ....................................................................................... 72
3.1.4 Xóa Topology ............................................................................................. 73
3.1.5 Tạo vùng (Tạo topology) ............................................................................ 73
3.1.6 Gán thơng tin hồ sơ địa chính ban đầu ....................................................... 75
3.1.7 Gán dữ liệu từ nhãn .................................................................................... 77
3.1.8 Sửa nhãn thửa ............................................................................................ 77
3.1.9 Sửa bảng nhãn thửa ................................................................................... 79
3.4. Bản đồ địa chính ........................................................................................... 81
3.4.1 Đánh số thửa tự động ................................................................................ 81
3.4.2 Tạo bản đồ địa chính .................................................................................. 83
3.4.3 Tạo khung bản đồ địa chính. ...................................................................... 84
3.4.4 Vẽ nhãn thửa từ trường số liệu ................................................................... 87
3.4.5 Biên tập các đối tượng văn hóa kinh tế xã hội trên bản đồ địa chính ........ 90
3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...................................................................... 92
3.4.1. Gán mã loại đất.......................................................................................... 92
3.4.2. Tô màu cho bản đồ hiện trạng ................................................................... 94
ii



3.4.3 Vẽ khung bản đồ ........................................................................................ 95
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.............. 96
4.1 Trích lục hồ sơ thửa đất, biên tập hồ sơ ........................................................ 96
4.2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 98
4.3. Chuyển bản đồ khoanh đất vào TKDesktop (kiểm kê - thống kê đất đai)... 99
4.4. Lưu trữ và in ấn bản đồ số.......................................................................... 101
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 103

iii



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ SỐ
1.1. Khái niệm bản đồ số
Trước đây, bản đồ thường được vẽ bằng tay trên giấy, các thông tin được
thể hiện nhờ các đường nét, màu sắc, hệ thống ký hiệu và các ghi chú.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành điện tử, tin học, địa tin
học, sự phát triển của phần cứng lẫn phần mềm máy tính, các thiết bị đo đạc, ghi
tự động, các loại máy in, và máy vẽ có chất lượng cao khơng ngừng được hồn
thiện. Công nghệ thông tin thực sự đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đất đai. Sự
ra đời của hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống thông tin đất đai (LIS) đã
tạo một bước ngoặt chuyển từ phương thức quản lý thủ công trước đây sang một
phương thức mới, quản lý, xử lý dữ liệu trên máy tính.

Bản đồ mơ hình lập thể
Bản đồ là một thành phần quan trọng, là một trong hai dạng dữ liệu cơ
bản của một GIS. Các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ dựa trên mơ
hình tốn học trong khơng gian 2 chiều hoặc 3 chiều. Bản đồ số có thể được hiểu

như là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ được lưu trữ, xử lý, hiển thị, và
thể hiện hình ảnh bản đồ trên máy tính. Bản đồ số được lưu trữ bằng các File dữ
liệu lưu trong bộ nhớ máy tính, có thể thể hiện hình ảnh bản đồ giống như bản
đồ truyền thống trên màn hình máy tính, có thể thơng qua các thiết bị máy in,
máy vẽ để in ra giấy như bản đồ thông thường.
1


2


1.2 Đặc điểm của bản đồ số, một số ứng dụng của bản đồ số trong quản lý
đất đai
Bản đồ số có một số các đặc điểm sau:
- Mỗi bản đồ số có một cơ sở tốn học bản đồ nhất định như hệ quy chiếu,
hệ toạ độ... Các đối tượng bản đồ được thể hiện thống nhất trong cơ sở tốn học
này.
- Nội dung, mức độ chi tiết thơng tin, độ chính xác của bản đồ số đáp ứng
được hoàn toàn các yêu cầu như bản đồ trên giấy thơng thường, nhưng hình thức
đẹp hơn. Bản đồ số khơng có tỷ lệ như bản đồ thơng thường. Kích thước, diện
tích các đối tượng trên bản đồ số đúng bằng kích thước các đối tượng ngồi thực
địa.
- Khi thành lập bản đồ số, các công đoạn thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu
địi hỏi phải có kỹ thuật và tay nghề cao, tuân theo các quy định chặt chẽ về
phân lớp đối tượng, cấu trúc dữ liệu, tổ chức dữ liệu.... Nếu thành lập bản đồ địa
chính số thì giữ nguyên được độ chính xác của số liệu đo đạc, không chịu ảnh
hưởng của sai số đồ hoạ.
- Nghiên cứu đánh giá địa hình vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.
- Hạn chế lưu trữ bản đồ bằng giấy. Vì vậy chất lượng bản đồ không bị
ảnh hưởng bởi chất liệu lưu trữ. Nếu nhân bản nhiều thì giá thành bản đồ số rẻ

hơn.
- Chỉnh lý, tái bản dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm.
- Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ giấy thơng thường, có thể dễ
dàng thực hiện các công việc như:
+ Các phép đo tính khoảng cách, diện tích, chu vi...
+ Xây dựng các bản đồ theo yêu cầu người sử dụng.
+ Phân tích, xử lý thông tin để tạo ra các bản đồ chuyên đề rất khó thực
hiện bằng tay như: bản đồ 3 chiều, nội suy đường bình độ thành lập bản đồ độ
3


dốc, chồng ghép bản đồ...
+ In bản đồ ra nhiều tỷ lệ khác nhau theo u cầu.
+ Tìm kiếm thơng tin, xem thông tin theo yêu cầu.
+ Ứng dụng công nghệ đa phương tiện, liên kết dữ liệu thông qua hệ
thống mạng cục bộ, diện rộng, toàn cầu.

1.2.1. Tổ chức dữ liệu bản đồ số
Các đối tượng của bản đồ số được tổ chức phân thành các lớp thông tin
(layer, level, theme, table...). Phân lớp thông tin là sự phân loại logic các đối
tượng của bản đồ số dựa trên các tính chất, thuộc tính của các đối tượng bản đồ.
Các đối tượng bản đồ được phân loại trong cùng một lớp là các đối tượng có
chung một số tính chất nào đó. Các tính chất này là các tính chất có tính đặc
trưng cho các đối tượng. Việc phân lớp thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến nhận
biết các loại đối tượng trong bản đồ số.
Mỗi bản đồ có tối đa 63 lớp khác nhau được đánh số từ 1 đến 63 hoặc
được đặt tên riêng. Các lớp trong bản đồ có cùng một hệ toạ độ, cùng tỷ lệ, cùng
hệ số thu phóng. Lớp là một thành phần của bản vẽ, có thể bật (on) hoặc tắt (off)
trên màn hình. Khi tất cả các lớp được bật, ta có một bản đồ hồn chỉnh.
Trong một lớp thơng tin, các đối tượng chỉ thuộc vào một loại đối tượng

hình học duy nhất: điểm (point), đường (polyline), vùng (polygon), hoặc chú
giải, chú thích (text). Các đối tượng trong bản đồ có các thuộc tính: vị trí
(location); lớp (level, layer); màu sắc (color); kiểu đường nét (line style); lực nét
(line weight).

1.1.2. Xuất nhập dữ liệu bản đồ số
Khả năng xuất nhập dữ liệu bản đồ số phụ thuộc vào format dữ liệu
(khuôn dạng dữ liệu
của file bản đồ). Forrmat dữ liệu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc
trao đổi thông tin giữa các người dùng khác nhau trong cùng hệ thống và giữa
4


các hệ thống với nhau.
Format dữ liệu dùng để trao đổi, phân phối thông tin cần phải thoả mãn
các yêu cầu sau:
- Format phải có khả năng biểu diễn đầy đủ các loại đối tượng.
- Format đã được công bố cơng khai (có tính mở).
Thơng thường, dữ liệu bản đồ của các phần mềm khác nhau giao diện với
nhau thông qua một format trung gian. Hiện nay ở nước ta sử dụng các chuẩn
format thông dụng sau:
- Chuẩn format dữ liệu của Viện Nghiên cứu các hệ thống về môi trường
Mỹ
(Environmental Systems Research Institute ESRI USA). ESRI là hãng
xây dựng phần mềm ARC/INFO, ARCVIEW và là một trong những hãng dẫn
đầu về công nghệ GIS.
- Chuẩn format dữ liệu của hãng Integraph. Integraph là một trong những
hãng dần đầu thế giới về các phần mềm ảnh số và công nghệ GIS. Chuẩn của
Integraph là Standard Interchange Format SIF. Format này được phát triển để
trao đổi dữ liệu giữa Intergaph và các hệ thống khác.

Ngoài chuẩn SIF, format DGN cũng trở thành một trong những chuẩn phổ
biến để trao đối dữ liệu hiện nay.
- Chuẩn format dữ liệu của hãng AutoDesk Mỹ. AutoDesk là hãng xây

dựng phần mềm
AutoCAD rất phổ dụng hiện nay. Format dữ liệu DXF của AutoDesk luôn
là format trao đổi của phần lớn các hệ thống GIS hiện nay trên thế giới.
- Chuẩn format dữ liệu của hãng MAPINFO, USA. Format Mapinfo
Interchange Format của MAPINFO là file ASCII, mơ tả các đối tượng dưới
theo mơ hình SPAGHETTI, cho phép lưu dữ liệu đồ hoạ (trong file MIF) và dữ
liệu thuộc tính (MID).
5


1.3 Quy trình thành lập bản đồ số và một số phần mềm thành lập bản đồ số

1.3.1 Quy trình thnh lp bn s
Chọn tỷ lệ bản đồ
Thiết kế kỹ thuật

Tạo tệp chuẩn (seed file)
Phân lớp đối t-ợng

Quét bản đồ
Nắn ảnh quét

Số hoá

Số hoá nội dung
Hoàn thiện dữ liệu


Trình bày, bố cục bản đồ

Kiểm tra, nghiệm thu, l-u trữ,
giao nép s¶n phÈm

1.3.1 Một số phần mềm thành lập bản đồ số ở Việt Nam
1.3.1.1 MicroStation
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường
đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các
6


yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng
khác như Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfflag.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên
nền ảnh, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation cịn cung cấp các công cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ các
phần mềm khác thông qua các tập tin *.dxf, *.dwg
* Các phần mềm chạy trên nền MicroStation:
- Irasb
Irasb là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster dưới dạng các ảnh
đen trắng và được chạy trên nền của MicroStation. Mặc dù dữ liệu của Irasb và
MicroStation được thể hiện trên cùng một màn hình nhưng nó hồn toàn độc lập
với nhau, nghĩa là việc thay đổi dữ liệu của phần này không ảnh hưởng đến dữ
liệu của phần kia.
Ngoài việc sử dụng Irasb để hiển thị các tập tin ảnh bản đồ phục vụ cho
quá trình số hóa trên ảnh, cơng cụ Warp của Irasb được sử dụng để định vị tọa
độ các tập tin ảnh từ tọa độ hàng cột của các pixcel về tọa độ thực của bản đồ.
- Geovec

Geovec là một phần mềm chạy trên nền của MicroStation cung cấp các
cơng cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng. Mỗi một đối
tượng được số hóa bằng Geovec phải được định nghĩa trước các thông số đồ họa
về màu sắc, lớp thơng tin, kiểu đường,.. khi đó đối tượng này được gọi là một
Feature. Mỗi một feature có một tên gọi và mã số riêng. Trong quá trình số hóa
các đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiều trong việc số hóa các đối tượng
dạng đường.
- MSFC
MSFC (MicroStation Feature Collection) Modul cho phép người dùng khai báo
và đặt các đặt tính đồ họa cho các lớp thơng tin khác nhau của bản đồ phục vụ
cho q trình số hóa đặc biệt là số hóa trong Geovec. Ngồi ra MSFC cịn cung
cấp các cơng cụ số hóa bản đồ trên nền MicroStation, MSFC được sư dụng:
+ Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ họa cho đối tượng
+ Quản lý các đối tượng cho quá trình số hóa
+ Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng đường riêng lẻ
- Mrfclean
7


Mrfclean được viết bằng MDL (MicroStation Development Language) và
chạy trên nền MicroStation, Mrfclean dùng để
+ Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do
bằng một ký hiệu (chữ D, X, S)
+ Xóa những đường, những điểm trùng nhau
+ Cắt đường: tách một đường thánh hai đường tại điểm giao với đường
khác
+ Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn Dangle_factor nhân với
tolerance
- Mrfflag
Mrfflag được thiết kế tương hợp với Mrfclean, dùng để tự động hiển thị

lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà Mrfclean đã đánh dấu trước đó và
người dùng sẽ sử dụng các cơng cụ của MicroStation để sửa
- IPLOT
IPLOT gồm có IPLOT Client và IPLOT server được thiết kế riêng cho
việc in ấn các tập tin *.dgn của MicroStation. IPLOT client nhận các yêu cầu in
trực tiếp tại các trạm làm việc, IPLOT server nhận các yêu cầu in qua mạng. Do
vậy máy tính ít nhất phải cài đặt IPLOT client. IPLOT cho phép đặt các thông số
in như lực nét, thứ tự in các đối tượng,…
1.6.2. Mapinfo
Mapinfo là một trong các phần mềm đang được dùng như là một hệ GIS
trong quản lý thông tin bản đồ. Mapinfo cho phép hiển thị, in ấn, tra cứu các
thông tin không gian và phi không gian trong một khu vực địa lý cụ thể nào đó.
- Các thơng tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng. Mỗi bảng
bao gồm một tập hợp các file lưu trữ những thông tin đồ họa và phi đồ họa mà
hệ thống tạo ra.
- Tổ chức của một bảng (Table) trong MapInfo như sau:

8


+ File *.Tab: chứa những thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu của 1 table. File
này được lưu trữ dưới dạng ASCII, khi ta mở 1 table, MapInfo sẽ yêu cầu mở
file này.
+ File *.Dat: chứa những thông tin thuộc tính của những đối tượng đồ họa
mà ta đã hoặc sẽ cập nhật, thêm, bớt... Phần mở rộng của file này có thể là
*.Wks, *.Dbf, *.Xls nếu ta làm việc với file dữ liệu được tạo ra bởi các phần
mềm khác như Lotus 1-2-3, FoxBase, Excel ...
+ File *.Map: Chứa những thông tin lưu trữ những phần tử đồ họa.
+ File *.Id


: Đây là file lưu trữ những chỉ số dùng để liên kết các đối

tượng đồ họa và phi đồ họa.
+ File *.Ind: (có thể có hoặc khơng) File này chỉ có khi có một trường nào
đó trong cơ sở dữ liệu được chỉ số hóa.
1.6.3. Autocad
CAD là chữ viết tắt của Computer – Aided Design hoặc Computer –
Aided Drafting. Do đó phần mềm Cad có nghĩa là phần mềm trợ giúp vẽ và thiết
kế bằng máy tính. Phần mềm Cad đầu tiên là Sketchpad xuất hiện vào năm 1962
được viết bởi Ivan Sutherland thuộc trường kĩ thuật Massachsetts.
Sử dụng phần mềm Cad ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D –
chức năng Drafting), thiết kế mơ hình 3 chiều (3D-chức năng Modeling), tính
tốn kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEA- chức năng Analysis)
Các phần mềm Cad có 3 đặc điểm nổi bật sau:
- Chính xác.
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh).
- Dẽ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác.
AutoCad là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ
kí thuật trong các ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ, … Bản vẽ
nào thực hiện được bằng tay thì có thể vẽ bằng phần mềm AutoCad.
9


AutoCad là một trong các phần mềm thiết kế sử dụng cho máy tính cá
nhân (PC). Hãng AutoDesk, nhà sản xuất AutoCad là một trong năm hãng sản
xuất hàng đầu của thế giới.
Là sinh viên, học phần mềm AutoCad giúp bạn trao đổi các kĩ năng làm
việc cơng nghiệp. Ngồi ra ngày càng nhiều người sử dụng phần mềm AutoCad
hơn các phần mềm thiết kế khác. Nếu bạn học AutoCad là phần mềm thiết kế
đầu tiên thì nó là cơ sở cho bạn tiếp thu các phần mềm CAD vì phương pháp vẽ

và các lệnh trong AutoCad được sử dụng trong các phần mềm này
Ngoài các phần mềm trên chúng ta còn một số các phần mềm khác như:
Arcview, Arcgis…Tùy thuộc vào mục đích thành lập mà ta có thể lựa chọn được
một phần mềm thích hợp.

10


1.4. Làm việc với design file
File dữ liệu của MicroStation gọi là Design file. MicroStation chỉ cho
phép người sử dụng mở và làm việc với một Design file tại một thời điểm; file
này được gọi là Active Design file. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem nội dung của
các Design file khác bằng cách tác động đến các file đó dưới dạng các file tham
khảo (Reference file).
Một Design file trong MicroStation được tạo bằng cách copy một file chuẩn gọi
là Seed file.

1.4.1. Cấu trúc file (.dgn), khái niệm Level
Seed file thực chất là một Design file trắng (không chứa dữ liệu) nhưng
nó chứa đầy đủ các thơng số quy định chế độ làm việc với MicroStation. Để
đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu, phải tạo một
Seed file chứa các tham số về hệ tọa độ, phép chiếu, đơn vị đo,…Sau đó các file
bản đồ có cùng cơ sở tốn học sẽ được tạo dựa trên Seed file này. Mỗi một cơ sở
toán học của bản đồ sẽ có một Seed file riêng.
1.4.1.1. Khởi động chương trình MicroStationSE
Việc khởi động chương trình MicroStation cũng giống như các trương
trình phần mềm khác, nhắp đúp chuột vào biểu tượng của chương trình hoặc
chọn Start – Programs – MicroStation – MicroStation, xuất hiện hộp thoại
MicroStation Manager như sau:


11


Để vào chương trình MicroStation chúng ta thực hiện theo 02 trường hợp
sau:
Trường hợp 1: Mở một tập tin đã có
Chọn đường dẫn đến tập tin, chọn tập tin cần mở, chọn OK để vào
chương trình MicroStation.
Trường hợp 2: Tạo một Design file mới, thực hiện theo các bước sau:
1) Từ File - chọn New - xuất hiện hộp thoại Create Design File

2) Chọn Seed file bằng cách bấm vào nút Select…- xuất hiện hộp thoại
Select Seed File
3) Chọn đường dẫn đến và chọn Seed file - Chọn OK để kết thúc việc chọn
Seed file (C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\seed\vn2d.dgn)
4) Chọn đường dẫn chứa Design file mới, đánh tên Design file vào hộp File
5) Chọn OK để hoàn thành việc tạo Design file mới và vào chương trình
MicroStation
1.4.1.1. Tập tin DGN tham chiếu (Reference file)
a - Mở một tập tin DGN tham chiếu
Lệnh này được dùng khi đã mở một tập tin DGN hiện hành (Active file);
để mở một tập tin DGN tham chiếu thực hiện tho các bước sau:
1) Từ menu File - chọn Reference xuất hiện hộp thoại sau:

12


2) Từ thanh menu Tool của hộp hội thoại Reference - chọn Attach - xuất
hiện hộp hội thoại Attact Reference file:


3) Chọn thư mục chứa tập tin DGN cần mở tham chiếu
4) Chọn tên file cần tham chiếu, xuất hiện hộp thoại:

- Đánh dấu vào ô Display (trong hộp hội thoại) khi muốn hiển thị file
tham khảo đang được chọn.
- Đánh dấu vào ô Snap khi muốn bật chế độ bắt điểm đối với Reference
file.
13


- Đánh dấu vào Locate khi muốn xem thông tin của đối tượng hoặc coppy
đối tượng.
Chú ý: Muốn tham chiếu nhiều tập tin dưới dạng Reference file ta
cũng làm các thao tác như trên.
b - Bật/tắt các lớp trong Reference file
Vào Setting trong hộp hội thoại Reference File - chọn Levels xuất hiện
hội thoại sau:

Tại đây ta muốn bật(tắt) các lớp tùy
ý (Các lớp thể
hiện màu đen là các lớp được bật, các lớp có màu xám là các lớp đã được tắt)
c - Sắp xếp các tập tin tham chiếu trong trường hợp tham chiếu nhiều tập tin:
Vào Setting trong hộp hội thoại Reference File - chọn Update Sequence
xuất hiện hộp thoại sau:

Muốn Sắp xếp ta chỉ cần vào ô Up hoặc Down trong hộp hội thoại.
Chú ý: Mục đích của sự sắp xếp là hiển thị thứ tự của các tập tin DGN
trên tập tin DGN hiện hành.
d - Gộp nhiều tập tin tham chiếu (Reference file) vào tập tin hiện hành (Active
File).

Từ hộp hội thoại Reference file - vào Tool - chọn Merge in to master.
14


Mục đích của việc gộp nhiều tập tin tham chiếu là chuyển tất cả các tập
tin chiếu thành tập tin hiện hành.
e - Đóng một hoặc nhiều tập tin tham chiếu
Cũng ở hộp hội thoại Reference file ta chọn Detach (đóng 1 tập tin)
Detach all (đóng nhiều tập tin).

15


1.4.2. Cấu trúc tập tin DGN
Dữ liệu trong file DGN được tổ chức thành từng lớp dữ liệu. Một Design
file có 63 lớp dữ liệu, các lớp dữ liệu này được quản lý theo mã số từ 1- 63 hay
theo tên do người sử dụng đặt
Các lớp dữ liệu (level) có thể được hiển thị (bật) hoặc khơng hiển thị (tắt)
trên màn hình. Khi tất cả các lớp dữ liệu được bật, màn hình sẽ hiển thị nội dung
đầy đủ của bản vẽ; Ta cũng có thể tắt tất cả các lớp dữ liệu trừ lớp dữ liệu đang
hoạt động (Active level). Lớp dữ liệu hoạt động là lớp dữ liệu các đối tượng sẽ
được vẽ trên đó.
1.4.2.1. Đặt tên cho một lớp dữ liệu
1) Từ thanh Menu của MicroStation chọn Setting - Level – Name, xuất hiện
hộp thoại Level Names như sau:

2) Bấm vào nút Add, xuất hiện hộp thoại Level Name:

Number: mã số lớp dữ liệu
Name: tên của lớp thông tin (nhỏ hơn hoặc bằng 16 ký tự)

Comment: giải thích thêm về tên, có thể có hoặc khơng (nhỏ hơn hoặc
bằng 32 ký tự).
Chọn OK để hoàn thành việc đặt tên cho một lớp dữ liệu
16


1.4.2.2. Bật, tắt lớp dữ liệu
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh on=lớp dữ liệu), sau đó ấn phím Enter để bật các lớp dữ liệu cần hiển thị. Trong
trường hợp muốn bật nhiều lớp dữ liệu cùng lúc thì mã số hoặc tên các lớp dữ
liệu cách nhau bằng dấu “,”.
Muốn tắt các lớp dữ liệu thay “on” bằng “of”
Cách 2: Từ bàn phím nhấn tổ hợp phím Ctrl – E, xuất hiện hộp thoại View
Levels
Các lớp dữ liệu bật là các ô vuông được bôi đen, lớp dữ liệu tắt là các ô vuông
màu xám. Chọn vào một ô vuông bất kỳ để bật/tắt một lớp thông tin.Sau khi
thực hiện xong chọn Apply.

1.4.2.3. Lớp dữ liệu hoạt động (Active)
Lớp dữ liệu hoạt động là lớp dữ liệu mà các đối tượng sẽ được vẽ lên đó,
cách đặt một lớp dữ liệu thành lớp dữ liệu hoạt động thực hiện theo 2 cáck sau:
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh lv=lớp dữ liệu), sau đó ấn phím Enter.
Cách 2: Trên hộp thoại View Levels nhấn đúp chuột vào lớp dữ liệu muốn
chuyển thành lớp dữ liệu hoạt động

17


1.4.3 Đối tượng đồ họa (Element)

1.5.1. Khái niệm
Mỗi một đối tượng đồ họa xây dựng trên Design file được gọi là một đối
tượng đồ họa. Đối tượng đồ họa có thể là một điểm, đường, vùng hoặc chữ chú
thích. Mỗi một đối tượng đồ họa được định nghĩa bởi các thuộc tính sau:
- Level: 1-63
- Color: 1-255
- Line Weight: 1-31
- Line Style: 0-7, custom style
- Fill color: tô màu cho các đối tượng kiểu vùng
1.5.2 Các kiểu đối tượng đồ họa
- Đối tượng dạng điểm
+ Là 1 Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0
+ Là 1 cell (ký hiệu), mỗi một cell được định nghĩa bởi một tên riêng và
được lưu trữ trong một thư viện cell (Cell Library)
- Đối tượng dạng đường
+ Line: đoạn thẳng nối giữa hai điểm
+ LineString: đường gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền nhau (số
đoạn thẳng <100)
+ Chain: là một đường được nối bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau
+ Complex String: số đoạn thẳng tạo nên đường >100
Chú ý: Các đối tượng kiểu Chain, Complex String, MicroStation không
cho phép chèn thêm điểm vào đường.
- Đối tượng dạng vùng
+ Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn
nhất bằng 100.
+ Complex Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của
vùng lớn hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những line hoặc linesting rời
nhau.
- Đối tượng dạng chữ viết:
+ Text: đối tượng đồ họa ở dạng chữ viết

18


+ Text Node: nhiều đối tượng text được nhóm lại thành một dối tượng

1.4.4 Các thao tác điều khiển trên cửa sổ bản đồ
1.4.4.1 Điều khiển màn hình
Các cơng cụ sử dụng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình
được bố trí ở góc dưới bên trái của mỗi một cửa sổ

Update: vẽ lại nỗi dung của cửa sổ màn hình đó
Zoom in: phóng to nội dung
Zoom out: thu nhỏ nội dung
Window area: phóng to nội dung trong một vùng
Fit view: thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn hình
Pan: Dịch chuyển nội dung thao một hướng nhất định
View Previous: quay lại chế độ màn hình lúc trước
View Next: quay lại chế độ màn hình lúc trước khi sử dụng lệnh View
Previous
Chú ý: sử dụng các lệnh điều khiển màn hình khơng làm gián đoạn các
lệnh đang sử dụng trước đó
1.4.4.2. Sử dụng chuột
Khi sử dụng chuột để vẽ các đối tượng ta phải sử dụng thường xuyên một
trong ba phím chuột: Data, Reset, Tentative
- Phím Data (phím trái) được yêu cầu sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Xác định một điểm trên Design file (khi vẽ một đối tượng hoặc chọn đối
tượng)
+ Chấp nhận một thao tác nào đó
- Phím Reset (phím phải) được yêu cầu sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc một lệnh hoặc một thao tác nào đó

19


+ Khi đang thực hiện một thao tác và thực hiện kết hợp với thao tác điều
khiển màn hình, thì một lần bấm phím Reset sẽ kết thúc thao tác điều khiển màn
hình và quay trở lại thao tác ban đầu.
- Phím Tentative được yêu cầu sử dụng trong trường hợp bắt điểm (snap)
1.4.4.3. Chế độ bắt điểm (Snap mode)
Để tăng độ chính xác cho q trình biên tập và số hóa trong những trường
hợp muốn đặt điểm Data vào đúng vị trí cần chọn, phím Tentative sẽ được dùng
để đưa con trỏ vào đúng vị trí trước. Thao tác đó được gọi là bắt điểm (Snap to
Element). Các chế độ cho thao tác bắt điểm gồm:

Nearest:con trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất trên đối tượng
Keypoint: con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất trên đối tượng
Midpoint: con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của đối tượng
Center: con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng
Origin: con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell
Intersection: con trỏ sẽ bắt vào điểm cắt nhau của hai đường giao nhau
* Cách bắt điểm:
Chọn Snap mode bằng một trong hai cách sau:
1) Từ Menu của MicroStation chọn Setting - chọn Snap - chọn một trong
các chế độ bắt điểm:

20


2) Từ Menu của MicroStation chọn Setting - chọn Snap - chọn Button
Bar, xuất hiện thanh Snap Mode, chọn một trong các chế độ bắt điểm
tương ứng với các biểu tượng:


1.4.5. Cài đặt font tiếng việt trong MicroStationSE
Từ thanh Menu của MicroStation chọn Utilities - chọn Install Fonts…xuất hiện hộp thoại Font Installer:

* Mở file font chữ cần chèn:
Để mở file font chữ cần chèn vào thư viện font của MicroStation ta thực
hiện theo các bước sau:
1) Bấm vào phím Open bên hộp Source File, xuất hiện hộp thoại Open
Source File như sau:

21


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×