Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kiểm tra giữa kỳ môn tội phạm học có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.71 KB, 13 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
ĐỀ
Câu 1: Nạn nhân của tội phạm là gì ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của
tội phạm
Câu 2: Anh/chị hãy lấy ví dụ một vụ án hình sự và phân tích vai trị của nạn nhân
trong cơ chế hành vi phạm tội của vụ án trên?

1


BÀI LÀM
Câu 1: Nạn nhân của tội phạm là gì ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội
phạm ?

1.1.

Nạn nhân của tội phạm là gì?
1.1.1 Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp
Học giả Hans von Hentig, nạn nhân là cá nhân con người; là những người bị hành vi
phạm tội gây thiệt hại đối với các quyền và lợi ích hợp pháp và trên thực tế phải chịu
những tổn hại về vật chất hoặc sức khoẻ, tính mạng, tinh thần 1
Theo quan điểm của Haiz Zipf, nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học là tất cả những
người bị hành vi phạm tội xâm hại, bất kể người phạm tội có bị truy cứu TNHS hay
không bị truy cứu TNHS 2
Quan điểm này cũng đồng quan điểm với Willem Hendrik Nagel: Nạn nhân của tội phạm
là những người bị người phạm tội xâm phạm các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ. 3
Hiệp định khung về địa vị của nạn nhân trong tố tụng hình sự ở châu Âu đã định nghĩa tại
Điều 1: “Nạn nhân được hiểu theo nghĩa là thực thể tự nhiên đã bị xâm phạm gây tổn thất
về thể chất, tinh thần tình cảm hoặc về kinh tế có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi
phạm luật hình sự của một nước thành viên” 4
 Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,


tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi
phạm tội trực tiếp gây ra.
Ví dụ: A và B cãi nhau rồi dẫn đến hai người đánh nhau, A bị B đánh, về nhà bực tức
uống rượu say rồi mang dao găm đến nhà B gọi B ra cổng dùng dao đâm chết B. Trong
tội phạm này, B vừa là đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A, vừa là nạn nhân
của tội giết người.
1.1.2 Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng
Nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm thể nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân bị
hành vi phạm tội xâm hại.

1

Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Vikrinologie-Wissenschaft vom Verbrechensopfer, Tübingen 1975, tr. 10.

Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vom Verbrechensopfer, Sdd., tr. 10.
Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vom Verbrechensopfer, Sdd., tr. 10.
4
Dicu 1 của Framework Decision on the standing of victims in criminal procondings. Nguồn: http://eurlex europa tu
LexUr Serv/Lex UriServ do?
2
3

1


Theo Fritz R. Paasch, nạn nhân của các tội phạm về kinh tế là các thể nhân và các pháp
nhân bị xâm hại các quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận. 5
Theo Hans Joachim Schneider, nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức bị hành vi
phạm tội xâm phạm gây thiệt hại hoặc gây nguy hiểm. 6
Tuyên bố của Liên hợp quốc ban hành ngày 29 tháng 11 năm 1985, Điều 1 Tuyên bố này

xác định: "Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội xâm
phạm, gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tình cảm, kinh tế hoặc những thiệt hại đáng kể
về các quyền cơ bản. 7Khoản 2 Tuyên bố này: “Nạn nhân của tội phạm không chỉ bao
gồm những người trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm hại (nạn nhân trực tiếp) mà còn bao
gồm cả những người thân trong gia đình, những người phụ thuộc vào nạn nhân và cả
những người chịu thiệt hại trong quá trình trợ giúp nạn nhân (nạn nhân gián tiếp). ” Nạn
nhân gián tiếp ở đây chỉ có thể là thể nhân chứ không thể là pháp nhân vì các thiệt hại mà
nạn nhân gián tiếp phải chịu thông thường chỉ là các tổn thất về tinh thần hay sức khoẻ,
trong khi các thiệt hại mà tổ chức, pháp nhân phải chịu chỉ có thể là các thiệt hại về kinh
tế.
Theo Berd-Dieter Meier, người tuy không phải người thân thích của các nạn nhân mà chỉ
là những người chứng kiến việc phạm tội nhưng do hành vi phạm tội rất nghiêm trọng đã
tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí, tình cảm của những người này thì họ cũng
được coi là nạn nhân.8

 Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức đã chịu thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi
phạm tội gây ra
Ví dụ: Vụ thảm sát 6 người chết ở Bình Phước, với phương pháp giết người vơ cùng dã
man đối với gia đình ơng Mỹ đã tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí, tình cảm
của những người thân thích của họ. Những người thân thích là nạn nhân của tội phạm là
những đã chịu thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần, tình cảm do hành vi phạm tội dã man này

5

Xem: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vem Verbrechensler, Sdd., tr. 10.

6

Xem: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vom Verbrechensopfer, Sdd., tr. 11.

Điều 1 của "Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and Abuse of Power". Nguồn:
034.htm
7

8

Xem: Bernd-Dieter Meier, Kriminologie, 2., neubearbeitete Auflage, C.H. Beck München 2005, tr. 199.

2


gây ra. Đó khơng chỉ là nỗi đau, mất mát mà còn là sự ám ảnh khi chứng kiến thân xác
của người thân ra đi nhưng không được lành lặn 9

1.2.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm
Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm giúp :
1.2.1. Ngăn ngừa rủi ro và hạn chế các nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân
của tội phạm.
1.2.2. Giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh
hành vi phạm tội. Trong các tội phạm có nạn nhân, nạn nhân ln giữ vai trò quan
trọng trong cơ chế hành vi phạm tội.
o Trường hợp nạn nhân có lỗi như hành vi mất cảnh giác, vi phạm đạo đức,
thuần phong, mĩ tục… gây gổ, vi phạm pháp luật hay phạm tội là những yếu tố
tác động làm phát sinh hành vi phạm tội. Ví dụ: Ơng H hay bị đau đầu làm cho
tính khí lúc đó nóng nảy. Ở phịng bên cạnh phịng ơng H có thanh niên
Ngũn Văn N có sở thích hát karaoke và mở loa rất to. Nhiều lần đau đầu ơng
H có sang nhắc nhở N mở loa bé lại nhưng N không nghe. Một ngày trở trời,
ông H bị đau đầu rất nặng, N lại hát to liên tục cả ngày. Ơng H sang nhắc nhở,

N đã có hành vi xúc phạm, chửi bới ông H và dùng tay đẩy ơng ra khỏi nhà.
Ơng H vớ lấy con dao ở bàn nhà N đâm N chết tại chỗ. Trong trường hợp này,
nạn nhân là T đã có lỗi dẫn đến việc ông H phát sinh hành vi phạm tội.
o Trường hợp nạn nhân khơng có lỗi nhưng vì nạn nhân ở trong những điều kiện,
hoàn cảnh nhất định nên dễ trở thành nạn nhân của tội phạm. Ví dụ: Vào ngày
26/1/2023, một đối tượng sử dụng vật có hình dạng giống như súng để đe dọa
chủ tiệm vàng T. T. (tọa lạc tại ngã tư đường Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh,
phường 1), cướp đi 1 sợi dây chuyền màu vàng. Ở đây, chủ tiệm vàng T.T đã ở
trong điều kiện thuận lợi và làm công việc có nguy cơ dễ bị tội phạm xâm hại.10
1.2.3. Có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những định hướng cũng như các biện
pháp phòng ngừa.
1.2.4. Giúp cho việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hình sự, chính sách xã hội.

9

"Vụ Sát Hại 6 Người Tại Nhà Riêng Ở Minh Hưng - Chơn Thành (Bình Phước): 1 Bé Gái Sống Sót

". Congan.Binhphuoc.Gov.Vn, 2023, />10

" Dùng Súng Cướp Tiệm Vàng Ở Sóc Trăng Vào Mùng 5 Tết". Báo Điện Tử Tiền Phong, 2023,

/>
3


o Hoàn thiện các văn bản pháp luật để tăng cưởng bảo vệ cũng như trợ giúp nạn
nhân của tội phạm và gia đình họ nhằm đảm bảo sự hợp tác tích cực của họ với
các cơ quan tư pháp hình sự cũng như trợ giúp cho họ sớm ổn định cuộc sống.
o Cho phép xác định phạm vi chính xác những người được coi là nạn nhân của
tội phạm, từ đó có chính sách để phân loại nạn nhân làm căn cứ xây dựng các

chính sách bồi thường và trợ giúp nạn nhân phù hợp.
o Giúp cho việc xác định chính xác các loại thiệt hại mà nạn nhân phải gánh
chịu. Từ đó có thể xây dựng được những định mức phù hợp làm căn cứ định
hướng cho việc bồi thường và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm. Theo nguồn
VOV.VN - Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019
đến tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn
3.600 trẻ là nữ. "Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm,
tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột,
xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại
khác. Khơng chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em mà còn là sự đau
đớn nhức nhối đối với những người bố mẹ, người thân thích khi con mình là bị
xâm hại.11
o Ví dụ: A dùng xe mơ tơ chở B áp sát xe chị D, B ngồi sau giật túi xách của chị
D, sau đó A tăng ga bỏ chạy. Vì sợ bị chị D đuổi kịp nên B tháo mũ bảo hiểm
đang đội trên đầu ném mạnh trúng người chị D làm chị lạc tay lái đâm vào bục
bê tông giao thơng làm vịng xuyến . Chị D được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử
vong. Nhờ việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm có thể xác định các loại
thiệt hại mà nạn nhân là chị D phải gánh chịu: thiệt hại về tài sản, thiệt hại do
tính mạng, sức khỏe bị xâm hại

11

Vov.Vn, 2023, />
4


Câu 2: Anh chị hãy lấy ví dụ một vụ án hình sự và phân tích vai trị của nạn nhân
trong cơ chế hành vi phạm tội của vụ án trên?
2.1. Bản Án: Số 144 Ngày 08/12/2022 Của TAND TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
Nguyễn Đức T - Hiếp Dâm - Phạm Tội Hiếp Dâm (Điều 141 Luật Sửa

Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của BLHS Năm 2015) 12
Bị hại: Chị Lê Thị N, sinh năm 1999; địa chỉ cư trú: Tổ dân phố B, phường T, thành
phố P, tỉnh Hà Nam; vắng mặt.
Bị cáo: Nguyễn Đức T, sinh năm 1995 tại Nam Định; nơi ĐKHKTT: Ngõ 3/7/21
phố T, phường C, thành phố N, tỉnh Nam Định; có mặt
Tóm tắt vụ án:
Khoảng 20 giờ ngày 10/7/2022, Nguyễn Đức T đang ở nhà thì anh Phạm Văn H gọi
điện thoại đến rủ ra quán “Nhắng” ở đầu cầu Châu Giang thuộc phường L, thành phố P.
Khoảng 15 phút sau, T một mình điều khiển xe mơ tơ đi từ chỗ ở ra quán “Nhắng” thì gặp
H, Lê Thị N, Nguyễn Minh Q, Trương Hoàng L, Quách Thị Kim Y, Nguyễn Minh T
đang uống rượu thì T vào ngồi cùng mọi người. Đến khoảng 00 giờ ngày 11/7/2022, T rủ
mọi người đi hát tại quán Karaoke T ở thành phố P. Sau khi đến quán, mọi người được
nhân viên hướng dẫn lên phòng hát số 502 rồi cùng nhau hát karaoke, uống bia. Do say
rượu nên anh H, T, chị N lần lượt nằm trên ghế ngủ, còn những người khác tiếp tục hát
karaoke và uống bia sau đó đi về trước. Trong phòng 502 lúc này chỉ còn T, anh H và chị
N nằm ngủ.
Khoảng gần 02 giờ ngày 11/7/2022, T tỉnh dậy, nhìn trong phịng thấy cịn anh H và
chị N đang nằm trên ghế ngủ. T đến chỗ anh H và chị N lay người gọi dậy để đi về nhưng
chị N và anh H không dậy. T ngồi bên cạnh chị N, thấy chị N đang nằm ngủ trong tư thế
nằm ngửa trên ghế, hai chân mở rộng sang hai bên, T biết chị N đang say rượu, khơng
tỉnh táo nên nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị N. T ngồi sát lại vị trí chị N đang
nằm, dùng tay phải vạch đũng quần đùi và quần lót (có dán băng vệ sinh ở mặt trong) của
chị N đang mặc sang bên phải để lộ âm hộ ra ngoài. T dùng tay phải sờ âm hộ của chị N
khoảng 01 phút để kích thích dương vật của mình, khi dương vật đã cương cứng, T tự tụt
quần đùi và quần lót đang mặc của mình xuống đến đầu gối, tay phải cầm dương vật ấn
vào âm đạo của chị N và thực hiện động tác đưa dương vật ra vào âm đạo nhiều lần, đồng
thời tay trái T luồn vào cổ áo của chị N để sờ, bóp ngực. T thực hiện hành vi giao cấu với
" Bản Án: Số 144 Ngày 08/12/2022 Của TAND TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức T - Hiếp Dâm - Phạm Tội
Hiếp Dâm (Điều 141 Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của BLHS Năm 2015) - Nguyễn Đức T - Hiếp Dâm Tội
Hiếp Dâm ". Congbobanan.Toaan.Gov.Vn, 2023,

12

5


chị N khoảng 2, 3 phút thì chị N tỉnh ngủ, thấy T đang quan hệ tình dục với mình thì chị
N nhổm người ngồi dậy đẩy T ra và quay sang nhìn thấy anh H đang nằm ngủ thì gọi “H
ơi” mấy lần nhưng không thấy anh H trả lời. Lúc này, T dùng tay phải đè vào bả vai ghì
chị N nằm xuống ghế rồi tiếp tục quan hệ tình dục với chị N. Chị N cắn vào bắp tay phải
của T hai phát, T dùng tay phải tát một cái vào cằm chị N rồi tiếp tục quan hệ tình dục với
chị N. Chị N nhổm được người dậy và chửi T, dùng tay đẩy vào người, dùng chân đạp
vào đùi T làm T bị mất đà lùi về phía sau, dương vật của T bị tuột khỏi âm đạo chị N. Chị
N đứng dậy chỉnh lại quần áo rồi đi xuống quầy lễ tân bằng thang máy. Khi xuống tầng 1
thì T nhờ lễ tân gọi xe taxi đi về trước, chị N ngồi lại tại quầy lễ tân.
2.2.

Phân tích vai trị của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội của vụ án
Số 144 Ngày 08/12/2022 Của TAND TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam?
2.2.1 Yếu tố thuộc về cá nhân con người
* Yếu tố tâm lí:
Những hành vi của chị N:
 Đang say rượu, trong trạng thái không tỉnh táo : “T đến chỗ anh H và chị N lay
người gọi dậy để đi về nhưng chị N và anh H không dậy”
 Nằm ngủ trên ghế trong tư thế nằm ngửa, hai chân mở rộng sang hai bên
Những hành vi trên cho thấy chị N mang tâm lí tự tin, quá dễ dãi, thiếu sự đề cao cảnh
giác đối với sự an toàn của bản thân; làm gia tăng đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân
của chị. Và trên thực tế là đã làm phát sinh hành vi phạm tội của T khi T thấy chị N trong
tình trạng khơng có khả năng nhận thức tạm thời đã có hành vi lợi dụng tình trạng đó để
giao cấu với chị N.
Về vật chứng, đồ vật được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Phú Lý thu giữ

gồm: 1 chiếc áo sơ mi dài tay màu kẻ hồng; 1 quần đùi giả váy màu hồng, 1 quần lót nữ
màu đen, 1 áo ngực màu đen, 1 băng vệ sinh đã qua sử dụng. Có thể thấy, vào ngày xảy
ra vụ án, chị N đã mặc quần đùi giả váy. Điều này làm cho chị N dễ bị lợi dụng và trở
thành người bị T thực hiện hành vi giao cấu. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình
trở thành nạn nhân của tội phạm.
 Chính đặc điểm tâm lí này đã đóng vai trị đáng kể trong q trình phát sinh việc phạm
tội, là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành ý định phạm tội, góp phần kích thích hành vi
phạm tội hiếp dâm của T.
* Yếu tố sinh học:
6


Chị N là phụ nữ, đang trong tình trạng say rượu, khơng có khả năng nhận thức tạm thời
được nên đã kích thích, thúc đẩy sự hình thành ý định phạm tội của T. Sau 2, 3 phút T
thực hiện hành vi giao cấu chị N mới tỉnh lại nên rõ ràng rất dễ dàng cho T thực hiện
hành vi giao cấu và dùng vũ lực để tiếp tục hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của chị
N.
Bên cạnh đó cũng có thể coi đây là sự lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của chị N
- giới tính nữ, ln thường có sức yếu hơn nam giới, khó có khả năng chống trả được T.
* Lối sống:
Hành vi uống nhiều rượu, vui chơi giải trí ở quán karaoke vào đêm khuya của chị N đã
làm gia tăng đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Và có thể là lối sống của chị N khá thoải mái, chị chấp nhận đi chơi, uống rượu và đặt
mình vào trạng thái khơng tỉnh táo với những bạn bè thân thiết không quá quen biết thân
thiết vì “những người khác tiếp tục hát karaoke và uống bia sau đó đi về trước” trong khi
thấy chị N đang nằm ngủ, mà thời gian đã rất khuya các bạn của chị khi cùng nhau đi về
lại không kêu chị dậy để cùng về, điều đó đã thể hiện lối sống thiếu cẩn trọng, mất cảnh
giác, làm cho khả năng bảo vệ trước sự xâm hại của hành vi phạm tội giảm đi đáng kể.
2.2.2 Yếu tố khách quan
*Thời gian và địa điểm

Thời gian: Được xác định vào khoảng 2 giờ sáng ngày 11/7/2022. Khi mọi người đã uống
bia và hát xong thì đi về, tại phịng hát chỉ còn T, anh H và chị N nằm trên ghế ngủ. Đây
là khoảng thời gian mà đa số mọi người đều chìm vào giấc ngủ. Anh T đã tận dụng
khoảng thời gian thuận lợi cho quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Địa điểm: Tại phịng hát số 502, quán Karaoke T ở thành phố P. Căn phòng chỉ còn 3
người, qua sự thăm dò của anh T thì anh H và chị N đang say và nằm ngủ “T đến chỗ anh
H và chị N lay người gọi dậy để đi về nhưng chị N và anh H khơng dậy”. Phịng hát là
địa điểm riêng tư, rất ít hoặc khơng có người qua lại nên rất đã kích thích T nảy sinh ý
định phạm tội.
 Rõ ràng, thời gian 2 giờ sáng và ba (3) người với địa điểm tại phòng hát mà chỉ còn
một (1) người tỉnh táo là khoảng thời gian và địa điểm vô cùng thuận lợi cho quá trình
thực hiện hành vi hiếp dâm của T. Thời gian và địa điểm đã đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế hành vi phạm tội của T đối với chị N

7


*Yếu tố nghề nghiệp (bản ản không đề cập đến)
*Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội cũng có vai trị vơ cùng quan trọng trong
cơ chế hành vi phạm tội. Các mối quan hệ xã hội là điều kiện giúp người phạm tội dễ
dàng thực hiện hành vi phạm tội
T với Chị N trong bản án được xác định là mối quan hệ bạn bè quen biết. Nhờ có mối
quan hệ xã hội đã góp phần cho yếu tố vô cùng thuận lợi giúp T dễ dàng tiếp cận với chị
N để thực hiện hành vi giao cấu.
2.3. Kết luận
Đây là trường hợp nạn nhân có lỗi nhỏ là lỗi vơ ý trong việc bảo vệ an tồn của bản thân.
Dù chị N là một người đã trưởng thành nhưng kiến thức để bảo vệ bản thân trước những
nguy cơ bị xâm hại tình dục cịn rất hạn chế. Mặc dù, tại thời điểm 20 giờ chị N đã uống
rượu dẫn đến tinh thần không tỉnh táo nhưng vẫn đi hát đến gần 3 giờ sáng và tự nguyện

uống, rượu bia khiến bản thân bị rơi vào tình trạng say khơng biết gì, dẫn đến việc bị lợi
dụng. Trong trường hợp này, ban đầu có thể T khơng có ý định hiếp dâm nhưng khi đã có
mơi trường thuận lợi thì lại nảy sinh ý đồ đen tối. Rất có thể T sẽ nghĩ chị N là người dễ
dãi hoặc đồng ý với việc quan hệ tình dục và tin rằng nạn nhân sẽ khơng tố giác,…
Vì vậy, vấn đề cấp thiết cần đặt ra hiện nay, ngoài việc các cơ quan có thẩm quyền đã và
đang lên tiếng ứng phó với nạn xâm hại tình dục, điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp
với thực tế và để công lý được thực hiện, kẻ ác sẽ bị trừng trị thích đáng. Việc chị em phụ
nữ phải trang bị cho mình những kiến thức xã hội nhất định để bảo vệ bản thân, không bị
lợi dụng và rơi vào hồn cảnh đau lịng, là nạn nhân của những vụ án xâm hại tình dục là
rất cần thiết.
Các bậc cha mẹ và nhà trường ngoài quan tâm đến việc học hành của con cái, cần giáo
dục một cách toàn diện đầy đủ về giới tính, các biện pháp bảo vệ bản thân, không nên dễ
dàng tin tưởng người mới quen, đi chơi quá khuya và đặc biệt phải giữ mình ln trong
trạng thái tỉnh táo, minh mẫn để khơng tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng 13
Xã hội hiện đại, chúng ta cũng nên có cái nhìn đánh giá một cách toàn diện về phẩm hạnh
của người phụ nữ ở những mặt khác, như: bản chất, cách đối nhân xử thế, tư cách đạo
Vksndtc.Gov.Vn, 2023, />UrlListProcess=22D48E3E00E317DB107E3706F225B1CE22F006B7C704FC8B6894F6ABCA85660A&ItemID=7
888&webP=portal.
13

8


đức, lối sống của một con người… tránh cái nhìn phiến diện thông qua hai chữ ‘trinh
tiết’.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. " Bản Án: Số 144 Ngày 08/12/2022 Của TAND TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
Nguyễn Đức T - Hiếp Dâm - Phạm Tội Hiếp Dâm (Điều 141 Luật Sửa Đổi, Bổ
Sung Một Số Điều Của BLHS Năm 2015) - Nguyễn Đức T - Hiếp Dâm Tội Hiếp

Dâm ". Congbobanan.Toaan.Gov.Vn, 2023,
Accessed 9
May 2023.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2022). Giáo trình Tội phạm học, tái bản lần thứ 6,
có sửa đổi, bổ sung, NXB Cơng An Nhân Dân, Hà Nội.
3. " Dùng Súng Cướp Tiệm Vàng Ở Sóc Trăng Vào Mùng 5 Tết". Báo Điện Tử Tiền
Phong, 2023, Accessed 9 May 2023.
4. Vov.Vn, 2023, Accessed 9 May 2023.
5. Vksndtc.Gov.Vn,
2023,
/>?
UrlListProcess=22D48E3E00E317DB107E3706F225B1CE22F006B7C704FC8B
6894F6ABCA85660A&ItemID=7888&webP=portal. Accessed 9 May 2023.
6. "Vụ Sát Hại 6 Người Tại Nhà Riêng Ở Minh Hưng - Chơn Thành (Bình Phước): 1
Bé
Gái
Sống
Sót
". Congan.Binhphuoc.Gov.Vn,
2023,
Accessed 9
May 2023.
7. Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Vikrinologie-Wissenschaft vom
Verbrechensopfer, Tübingen 1975, tr. 10.
8. Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vom
Verbrechensopfer, Sdd., tr. 10.
9. Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vom
Verbrechensopfer, Sdd., tr. 10.
9



10. Dicu 1 của Framework Decision on the standing of victims in criminal
procondings. Nguồn: http://eurlex europa tu LexUr Serv/Lex UriServ do?
Xem: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vem Verbrechensler,
Sdd., tr. 10.
11. Xem:
Hans
Joachim
Schneider,
Viktimologie-Wissenschaft
vom
Verbrechensopfer, Sdd., tr. 11.
12. Điều 1 của "Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and
Abuse of Power". Nguồn: 034.htm
13. Xem: Bernd-Dieter Meier, Kriminologie, 2., neubearbeitete Auflage, C.H. Beck
München 2005, tr. 199.

10


MỤC LỤC
BÀI LÀM.......................................................................................................................... 1
Câu 1: Nạn nhân của tội phạm là gì ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội
phạm ?............................................................................................................................... 1
1.1.

Nạn nhân của tội phạm là gì?................................................................................1

1.1.1


Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp..........................................1

1.1.2

Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng........................................2

1.2.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm............................................3

Câu 2: Anh/chị hãy lấy ví dụ một vụ án hình sự và phân tích vai trị của nạn nhân
trong cơ chế hành vi phạm tội của vụ án trên?..............................................................5
2.1. Bản Án: Số 144 Ngày 08/12/2022 Của TAND TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
Nguyễn Đức T - Hiếp Dâm - Phạm Tội Hiếp Dâm (Điều 141 Luật Sửa Đổi, Bổ Sung
Một Số Điều Của BLHS Năm 2015) .............................................................................5
2.2. Phân tích vai trị của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội của vụ án Số 144
Ngày 08/12/2022 Của TAND TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam?.............................................6
2.2.1

Yếu tố thuộc về cá nhân con người................................................................6

2.2.2

Yếu tố khách quan..........................................................................................7

2.3.

Kết luận................................................................................................................7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................9


11


12



×