Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Thực trạng bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.27 KB, 0 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TIỂU LUẬN
"Thực trạng bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay"

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
Mã sinh viên: 2173403010539
Mơn: Tài Chính Tiền Tệ
Lớp: L01

Khóa học: 2021-2022


MỤC LỤC

Phần І. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
1. Lời mở đầu ......................................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
Phần ІІ. NỘI DUNG ......................................................................................................... 4
1. Lý thuyết vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 4
a. Khái niệm bảo hiểm xã hội ............................................................................ 4
b. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ........................................................... 4
d. Đầu tư bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội ................................... 6
e. Giới thiệu về bảo hiểm xã hội Việt Nam ...................................................... 6
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 7
3. Giải pháp – Kiến nghị ....................................................................................... 9
Phần ІІІ. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 10




Phần І. MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, con người ln phải đối phó với
những hiểm hoạ khơn lường của thiên nhiên và những tổn thất xảy ra bất ngờ trong quá
trình vận hành, điều khiển phương tiện máy móc, kĩ thuật đo chính của người sáng, chế
tạo. Phịng ngừa rủi ro tai nạn là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, bảo hiểm xã hội đã ra
đời để bảo vệ cuộc sống “Của dân, do dân và vì dân” lý tưởng của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ Nghĩa Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ngày nay, trên thế giới, người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế thị trường
mà khơng có mặt của các đảm bảo của bảo hiểm. Người ta thường ví cuộc sống khơng có
bảo hiểm như “cầu thang khơng có tay vịn”. Bảo hiểm xã hội khơng phải thuật ngữ xa lạ
đối với người dân nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về nó. Bài tiều luận này sẽ
làm rõ các chế độ, quyền lợi và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời liên hệ
thực trạng và nêu lên một số giải pháp về vấn đề bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thể chế các quy định trong Bộ Luật lao động, năm 1995 Chính phủ đã ban hành
Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP, Nghị định số 45/CP quy định cụ
thể về đối tượng tham gia, mức đóng góp, điều kiện để được hưởng, mức hưởng đối với
từng chế độ, đồng thời quy định hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội và giao cho Bảo hiểm
xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, cần tham khảo các tài liệu về tài chính tiền tệ,
các trang web về bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3


Phần ІІ. NỘI DUNG

1. Lý thuyết vấn đề nghiên cứu
a. Khái niệm bảo hiểm xã hội
Theo Luật BHXH 2014: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ BHXH”
b. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo công ước số 102 của Tổ chức lao động quốc tế. Có 9 loại chế độ hưởng:
 Chăm sóc y tế.
 Phụ cấp ốm đau.
 Trợ cấp thất nghiệp.
 Trợ cấp tuổi già.
 Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
 Trợ cấp gia đình.
 Trợ cấp sinh đẻ.
 Trợ cấp khi tàn phế.
 Trợ cấp mất người nuôi dưỡng.
c. Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
 Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngồi ngân sách Nhà nước. Quỹ
BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
+ Người lao động đóng góp.
+ Người sử dụng đóng góp.
4


+ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
+ Các nguồn thu khác (từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu tư vốn
nhàn rỗi).
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu

trên, sở dĩ như vậy bởi các lý do:
- Người lao động đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịu trực tiếp
rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ một
cách chặt chẽ.
- Người sử dụng lao động đóng góp một phần quỹ BHXH cho người lao động một mặt
sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động khi có rủi
ro xảy ra đối với người lao động. Mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng trong mối quan
hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và thợ.
- Nhà nước tham gia đóng góp một phần vào quỹ BHXH trên cương vị của người quản
lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Do mối quan hệ giữa
chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên khơng thể tự giải quyết được. Nhà nước
buộc phải tham gia nhằm điều hồ mọi mâu thuẫn của hai bên thơng qua hệ thống các
chính sách, pháp luật. Khơng chỉ có như vậy nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH
giúp cho hoạt động BHXH được ổn định.
 Chi của bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 3 mục đích sau:
- Chi thực hiện các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH theo các chế độ hưởng
đã quy định: là một nội dung chủ yếu của BHXH, BHXH thực hiện chi các khoản trợ cấp
và chi phí cho người tham gia BHXH trong trường hợp:
5


+ Đối tượng gặp phải biến cố đã quy định trong chế độ BHXH.
+ Người được bảo hiểm là thành viên của BHXH.
+ Phải đóng bảo hiểm đều đặn.
- Tham gia mua bảo hiểm kinh doanh để bù đắp, hạn chế, chia sẻ rủi ro trong quản lý
và sử dụng quỹ với và các lý do như giảm giá đồng tiền, biến động tỷ giá ngoại tệ, tổn thất
trong đầu tư…
- Các khoản chi khác như: chi quản lý, nộp bảo hiểm y tế theo quy định tại điều lệ
BHXH, chi hoa hồng đại lý, trả lệ phí thu, chi BHXH và các khoản chi khác.

d. Đầu tư bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội
Để bảo toàn và phát triển vốn của quý BHXH, quỹ BHXH có thể tham gia đầu tư
tài chính như tín phiếu, trái phiếu kho bạc hoặc các cơng cụ tài chính đem lại các nguồn
thu nhập cố định khác.
Những nguyên tắc cơ bản của quản lý quỹ BHXH là an toàn, sinh lợi và đảm bảo
tính lưu chuyển.
e. Giới thiệu về bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nhìn lại lịch sử BHXH Việt Nam, ở nước ta BHXH đã có từ trước cách mạng tháng
8 – 1945.
- Hiện nay, BHXH bắt buộc đảm bảo 6 chế độ chủ yếu, nhằm hỗ trợ một phần thu
nhập cho người lao động trong khi đang làm việc, khi về hưu và cả khi chết, cụ thể là:
+ Bảo hiểm y tế: là một lĩnh vực quan trọng của hệ thống BHXH nhằm xử lý các
rủi ro ốm đau đối với người tham gia bảo hiểm. Tùy theo đối tượng tham gia BHXH là
bắt buộc hay tự nguyện, quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc hay tự nguyện, được hình thành trên
cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, có sự hỗ trợ của Nhà nước
6


cho người nghèo, các đối tượng chính sách, được sử dụng để chi trả cho các chi phí khám,
chữa bệnh tại các cơ sở y tế mà Bảo hiểm y tế có ký kết hợp đồng khám, chữa bệnh.
+ Chế độ trợ cấp ốm đau: đối với người mắc bệnh thơng thường, thì mức hưởng
tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc.
+ Chế độ trợ cấp thai sản: Theo quy định tại điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm
2014, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng
100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.
+ Chế độ trợ cấp tai nạn – bệnh nghề nghiệp: là khoản trợ cấp chi trả cho người lao
động trong trường hợp bị tai nạn khi đang làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ
làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến

đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động, người lao động sẽ được nhận trợ cấp
một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên hay được nhận trợ cấp hàng
tháng khi bị suy giảm kar năng lao động từ 5% - 30%.
+ Chế độ trợ cấp hưu trí: được chia làm 2 loại: loại lương hưu đầy đủ và loại lương
hưu thấp hơn như về mất sức, về đúng tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20
năm. Độ tuổi nghỉ hưu được quy định đối với lao động nam là 60 và lao động nữ là 55
tuổi.
+ Chế độ trợ cấp tử tuất: Chế độ tử tuất được áp dụng trong trường hợp người lao
động chết. Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

7


Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội, ngành BHXH Việt Nam đã phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ
được giao. Tính đến hết ngày 31/12/2021, số người tham gia BHXH hơn 16,5 triệu người,
tăng 2,1% so với năm 2020, đạt 33,75% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham
gia bảo hiểm thất nghiệp gần 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020, đạt 27,33% lực
lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm y tế hơn 88,8 triệu người, tăng
0,9% so với năm 2020, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội có nhiều sự thay đổi trong mức đóng BHXH của doanh
nghiệp và người lao động ứng với từng giai đoạn. Căn cứ theo quy định Quyết định
595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP,
Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP mức đóng quỹ BHXH của người lao động
và người sử dụng lao động năm 2022 sẽ có sự thay đổi như sau: Đối với NLĐ Việt Nam
và doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam
Doanh nghiệp
BHXH

Thời gian

Hiện nay

BHTN BHYT

Hưu Ốm TNLĐtrí-tử đau- BNN
tuất thai
sản
14%

3%

Từ
01/07/2022 - 14%
hết 30/9/2022
Từ
01/10/2022
trở đi

Người lao động Việt Nam

14%

0%

BHXH

BHTN BHYT


Hưu Ốm TNLĐtrí-tử đau- BNN
tuất thai
sản
0%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

3%

0,5 hoặc
0%
0,3%

3%

8%

-

-


1%

1,5%

3%

0,5 hoặc
1%
0,3%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

8


Như vậy, theo số liệu bảng trên người lao động và người sử dụng lao động có thể
thấy rõ mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN) ứng với từng giai đoạn năm 2022.
3. Giải pháp – Kiến nghị

Nhà nước cần kiến lập, thúc đẩy mơi trường, văn hóa “Làm việc tích cực - Động
lực tích cực” cho người lao động với nhiều chính sách thực tế khả thi, đẩy mạnh và đa
dạng hóa các hình thức làm việc mới nhằm giúp đỡ cho người lao động như: làm việc
ngoài giờ, làm việc ở độ tuổi cao với biên độ và thời gian hợp lý, trợ giúp từ các quỹ xã
hội bù vào tiền cơng làm việc của nhóm người này. Thúc đẩy các biện pháp để tạo công
ăn việc làm cho người dân, đặc biệt cho nhóm dễ bị tổn thương như: người già, phụ nữ
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người lao động nhập cư, bằng các
chính sách lao động tích cực như tạo điều kiện đào tạo lại, đào tạo nghề, nâng cao trình
độ, kỹ năng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người sử dụng lao động thấy được quyền
lợi và trách nhiệm pháp lý, cũng như đểngười lao động hiểu rõ hơn quyền lợi khi tham gia
BHXH.
Cùng với các biện pháp cần thiết để bảo toàn, tăng trưởng quỹ, với hệ thống quản
trị các yếu tố tài chính của Quỹ BHXH như: Tăng giá trị dài hạn, tối đa hóa dịng tiền
nhàn rỗi, quản lý chi phí với các quy trình điều tiết, thiết lập mục tiêu cho toàn bộ người
lao động, các doanh nghiệp, các đối tượng đóng BHXH một cách thực tế với các dữ liệu
khoa học, chính xác, đầy đủ dữ liệu thơng tin. Nên mở rộng các hình thức tham gia của
các đối tác khác như các công ty quản lý quỹ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý,
sinh lợi; đa dạng các hình thức quản trị như tạo ra vài quỹ đầu tư khác nhau, với các mức
lợi nhuận, phúc lợi kèm theo và đánh giá mức độ rủi ro để người lao động, chủ thẻ BHXH
có quyền được lựa chọn theo nguyện vọng, điều kiện thực tế và khả năng đóng góp của
người lao động trong từng thời điểm, từng giai đoạn với điều kiện và thời gian hợp lý.
9


Phần ІІІ. KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước đối với người lao động. BHXH đã trở thành một lĩnh vực quan trọng hàng đầu của
hệ thống an ninh XH ở nước ta. Tuy nhiên ở nước ta, tỷ lệ người tham gia BHXH cịn rất
ít do hiểu biết chưa cao. Qua tiểu luận này, có thể giúp mọi người hiểu biết hơn về các

chế độ, cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội và thấy được thực trạng của
BHXH Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 THS. Đào Lan Phương, THS. Đỗ Thị Thúy Hằng, THS. Hoàng Thị Hảo, THS. Lưu
Thị Thảo (2017). Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Đại học Lâm Nghiệp.
Hà Nội.
 Phạm Ngọc Dũng, PGS.TS Đinh Xuân Hạng (2014). Giáo trình tài chính tiền tệ,
Nxb Tài Chính. Hà Nội.
 Nguyễn Hữu Tài (2011). Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Đaị học Kinh tế
Quốc dân. Hà Nội.

10



×