Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Kết quả ngắn hạn điều trị bệnh lý gân cơ trên gai với liệu pháp tiêm hyaluronate

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 121 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN TRÍ CƯỜNG

KẾT QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GÂN CƠ
TRÊN GAI VỚI LIỆU PHÁP TIÊM HYALURONATE

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN TRÍ CƯỜNG

KẾT QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GÂN CƠ


TRÊN GAI VỚI LIỆU PHÁP TIÊM HYALURONATE

NGÀNH: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
MÃ SỐ: 8720104

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NGỌC QUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ,
tham khảo từ các tài liệu liên quan đến đề tài, không có sự đạo văn các tài liệu
đó dưới bất kỳ hình thức nào, các kết quả được trình bày trong luận văn là trung
thực và khách quan.
Tác giả luận văn

Phan Trí Cường

.



.

ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Việt-Anh .......................................................... v
Danh mục bảng................................................................................................. vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................... viii
Danh mục hình ................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và chức năng của chóp xoay .............................. 3
1.2. Bệnh lý chóp xoay.............................................................................. 6
1.3. Bệnh lý gân cơ trên gai. ................................................................... 12
1.4. Phương pháp tiêm HA trong bệnh lý gân cơ trên gai ...................... 18
1.5. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23
2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 23
2.3. Các biến số ....................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 27
2.5. Phương pháp hạn chế sai số ............................................................. 36
2.6. Xử lý số liệu và phân tích ................................................................ 36
2.7. Y đức trong nghiên cứu ................................................................... 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 38
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu..................................................... 38
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước tiêm .................................. 40

3.3. Đánh giá kết quả sau tiêm ................................................................ 46

.


.

iii

3.4. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị ......................... 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 58
4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu..................................................... 58
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước tiêm .................................. 61
4.3. Đánh giá kết quả sau tiêm ................................................................ 68
4.4. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị ......................... 78
4.5. Hạn chế đề tài ................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt

BN

Bệnh nhân

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh
CMS

Constant - Murley Score

DASH

Disabilities of the arm, shoulder and hand

HA

Hyaluronic Acid

MRI

Magnetic Resonance Imaging

VAS

Visual Analogue Scale

.



.

v

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Acid hyaluronic

Hyaluronic acid

Bệnh lý gân

Tendinopathy

Chóp xoay

Rotator cuff

Cộng hưởng từ

Magnetic Eesonance Imaging

Cung cùng-quạ


Coracoacromial arch

Đông cứng khớp vai

Frozen shoulder

Hội chứng bắt chẹn

Impingement syndrome

Hội chứng cung đau

Painful arc syndrome

Khoảng gian chóp xoay

Rotator cuff interval

Nghiệm pháp cung đau

Painful arc test

Thối hóa gân

Tendinosis

Viêm gân

Tendonitis


.


.

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân nhóm tuổi ............................................................................... 38
Bảng 3.2. Hoạt động thể thao .......................................................................... 40
Bảng 3.3. Phân bố tay thuận trong nhóm vai đau ........................................... 41
Bảng 3.4. Bệnh nhân có điều trị trước đây ..................................................... 41
Bảng 3.5. Phương thức điều trị trước đây ....................................................... 42
Bảng 3.6. Mức độ đau theo VAS trước tiêm .................................................. 42
Bảng 3.7. Đặc tính đau .................................................................................... 43
Bảng 3.8. Teo cơ trên gai ................................................................................ 43
Bảng 3.9. Nhóm tầm vận động khớp vai gây đau trước tiêm ......................... 43
Bảng 3.10. Nhóm tầm vận động thụ động khớp vai trước tiêm ..................... 44
Bảng 3.11. DASH trước tiêm .......................................................................... 44
Bảng 3.12. Phân nhóm DASH trước tiêm....................................................... 44
Bảng 3.13. Hình thái mỏm cùng vai ............................................................... 45
Bảng 3.14. Nốt vơi hóa gân cơ trên gai........................................................... 45
Bảng 3.15. Điểm VAS trung bình sau tiêm .................................................... 46
Bảng 3.16. VAS thay đổi sau tiêm .................................................................. 47
Bảng 3.17. VAS thay đổi sau 1 tuần ............................................................... 48
Bảng 3.18. VAS thay đổi sau 2 tuần ............................................................... 48
Bảng 3.19. VAS thay đổi sau 4 tuần ............................................................... 49
Bảng 3.20. VAS thay đổi sau 8 tuần ............................................................... 49
Bảng 3.21. VAS thay đổi sau 12 tuần ............................................................. 50
Bảng 3.22. Tầm vận động gây đau sau tiêm ................................................... 50

Bảng 3.23. Tầm vận động thụ động sau tiêm ................................................. 51
Bảng 3.24. DASH sau tiêm ............................................................................. 52
Bảng 3.25. Phân nhóm DASH sau tiêm .......................................................... 53

.


.

vii

Bảng 3.26. Tương quan tuổi và VAS .............................................................. 54
Bảng 3.27. Tương quan giới tính và VAS ...................................................... 54
Bảng 3.28. Tương quan thời gian khởi phát đau và VAS ............................... 55
Bảng 3.29. Tương quan hình dạng mỏm cùng vai và VAS ............................ 55
Bảng 3.30. Tương quan rách gân cơ trên gai và VAS .................................... 56
Bảng 3.31. Tương quan nốt vơi hóa gân và VAS ........................................... 56
Bảng 3.32. Tương quan một số yếu tố và DASH ........................................... 57
Bảng 4.1. Tuổi trung bình trong một số nghiên cứu ....................................... 58
Bảng 4.2. Thời gian khởi phát đau một số nghiên cứu ................................... 62

.


.

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính......................................................................... 38

Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính theo nhóm tuổi ............................................... 39
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp .................................................................. 39
Biểu đồ 3.4. Môn thể thao ............................................................................... 40
Biểu đồ 3.5. Thời gian khởi phát đau .............................................................. 41
Biểu đồ 3.6. VAS trung bình trước tiêm ......................................................... 42
Biểu đồ 3.7. Vị trí rách gân cơ trên gai ........................................................... 45
Biểu đồ 3.8. Khoảng cách từ nơi rách gân cơ trên gai đến điểm bám tận ...... 46
Biểu đồ 3.9. Diễn tiến VAS trung bình sau tiêm HA ..................................... 47
Biểu đồ 3.10. Tầm vận động gây đau sau tiêm ............................................... 51
Biểu đồ 3.11. Tầm vận động thụ động sau tiêm ............................................. 52
Biểu đồ 3.12. DASH sau tiêm ......................................................................... 53

.


.

ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các cơ vùng chóp xoay ..................................................................... 5
Hình 1.2. Sự thay đổi trong bệnh lý gân ........................................................... 7
Hình 1.3. Nghiệm pháp Jobe ............................................................................. 9
Hình 1.4. Nghiệm pháp cánh tay rơi ................................................................. 9
Hình 1.5. Nghiệm pháp Patte .......................................................................... 10
Hình 1.6. Nghiệm pháp Speed ........................................................................ 11
Hình 1.7. Cơ chế tổn thương gân cơ trên gai. ................................................. 14
Hình 1.8. Nghiệm pháp cung đau ................................................................... 15
Hình 1.9. Hình dạng mỏm cùng vai. ............................................................... 16
Hình 1.10. Vị trí siêu âm gân cơ trên gai ........................................................ 17

Hình 2.1. Acid hyaluronic ............................................................................... 29
Hình 2.2. Dụng cụ ........................................................................................... 30
Hình 2.3. Xác định mỏm cùng vai .................................................................. 31
Hình 2.4. Tiêm HA dưới hướng dẫn siêu âm .................................................. 32
Hình 2.5. Tiêm HA giữa cơ đenta và gân cơ trên gai ..................................... 33
Hình 2.6. Các bài tập khớp vai ........................................................................ 34

.


.

1

MỞ ĐẦU
Bệnh lý gân là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng có triệu chứng đặc trưng
là các cơn đau dai dẳng, khu trú ở gân và làm giảm hay mất chức năng của
chúng. Nguyên nhân thường là do gân chịu động tác quá tải, lặp đi lặp lại nhiều
lần; tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh khởi phát từ một chấn thương. Trước
đây bệnh lý gân thường được gọi là viêm gân vì mọi người cho rằng tình trạng
viêm là trung tâm của quá trình bệnh lý, do đó sử dụng kháng viêm để điều trị
là chủ yếu. Từ những năm 1990 nhiều nghiên cứu mô bệnh học và gen được
thực hiện trên các mẫu gân này cho thấy trong đó có rất ít tế bào viêm, chủ yếu
là mơ thối hố. Điều này giúp mọi người hiểu rõ rằng bệnh lý gân về cơ bản
là một tình trạng thối hóa do sử dụng q mức, khơng phải là một tình trạng
viêm. Thuật ngữ "viêm gân" khơng cịn chính xác và được thay thế bởi thuật
ngữ "bệnh lý gân". Từ đó thuật ngữ "bệnh lý gân" dần trở nên phổ biến
hơn.1,19,28,50
Chóp xoay được tạo bởi phần gân của bốn cơ: cơ trên gai, cơ dưới gai,
cơ dưới vai, cơ tròn bé bám tận ở đầu trên xương cánh tay. Bệnh lý chóp xoay

thường gặp ở khớp vai. Trong đó, bệnh lý gân cơ trên gai là một nguyên nhân
phổ biến gây đau vai do sự tác động của gân cơ trên gai lên mỏm cùng vai khi
nó đi qua giữa mỏm cùng vai và đầu trên xương cánh tay; còn gọi là hội chứng
bắt chẹn dưới mỏm cùng vai. Thương tổn làm cho bệnh nhân đau đớn, hạn chế
vận động chóp xoay, làm yếu trương lực cơ của các cơ quanh khớp và gây ảnh
hưởng rất nhiều đến các hoạt động của người bệnh19,28.
Điều trị bệnh lý gân cơ trên gai có nhiều phương pháp và thường bắt đầu
bằng điều trị bảo tồn; gồm: nghỉ ngơi, sử dụng nẹp hỗ trợ, thay đổi thói quen;
dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu. Phẫu thuật thường được chỉ
định khi thất bại điều trị nội khoa quá 6 tháng hay có biến chứng. Mục đích của

.


.

2

phẫu thuật là cắt lọc mơ xơ, mơ viêm thối hóa, làm mới kích thích lành gân,
đồng thời sửa chữa phục hồi gân rách, đứt 2,33,39 . Tuy có nhiều phương pháp
như thế nhưng điều trị bệnh lý gân vẫn là một thách thức.
Acid hyaluronic (HA) đóng một vai trị quan trọng trong khớp do khả
năng duy trì tương tác chức năng và trao đổi chất giữa màng hoạt dịch, dịch
khớp, sụn và ảnh hưởng gián tiếp đến xương dưới sụn. Tiêm HA vào khớp từ
lâu đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị thoái hoá khớp. Gần đây, nhiều phát
hiện ủng hộ vai trò của HA trong việc giảm lực ma sát của gân, chống dính gân,
giúp tăng sinh tế bào, làm lành mô tổn thương. Một số nghiên cứu đã cho thấy
tiêm HA có hướng dẫn bằng siêu âm ở bệnh nhân bệnh lý gân cơ trên gai có
cải thiện triệu chứng và chức năng so với giả dược cho đến 9 tháng theo dõi.
Ngoài ra, tập vật lý trị liệu kết hợp tiêm HA cho kết quả tốt hơn nhiều so với

chỉ tập vật lý trị liệu đơn thuần vì giúp bệnh nhân trở lại hoạt động sớm hơn và
cần ít các buổi tập hơn 24,32,38,40. Như vậy, tiêm HA điều trị trong bệnh lý gân cơ
trên gai đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy
nhiên ở Việt Nam chúng tơi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về phương pháp điều
trị này. Do đó, để trả lời câu hỏi: “tiêm HA có hiệu quả lâm sàng trong bệnh lý
gân cơ trên gai không?” chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả ngắn hạn điều
trị bệnh lý gân cơ trên gai với liệu pháp tiêm Hyaluronate” .
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị bệnh lý gân cơ trên gai bằng liệu pháp
tiêm hyaluronate về:
1. Hiệu quả giảm đau sau tiêm.
2. Hiệu quả cải thiện chức năng vận động sau tiêm.
3. Tính an tồn của liệu pháp.

.


.

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và chức năng của chóp xoay
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu chóp xoay
Đầu trên xương cánh tay là nơi bám tận của phần gân của 4 cơ gồm: gân
cơ trên gai, gân cơ dưới gai, gân cơ dưới vai, gân cơ tròn bé. Riêng tác giả
Goutallier xem đầu dài gân nhị đầu có 1 đoạn nằm trong chóp xoay và rãnh nhị
đầu cũng thuộc chóp xoay.
- Cơ trên gai có nguyên ủy từ hố trên gai, vịng ra trước ngồi ngay dưới
cung cùng - quạ và bám tận tại mấu động lớn. Cơ trên gai có phần cơ

nằm dưới cơ thang và phần gân được che phủ bởi cơ delta.
- Cơ dưới gai có nguyên ủy ở hố dưới gai, nằm sát gai vai và bám tận tại
mấu động lớn.
- Cơ dưới vai có ngun ủy là tồn bộ hố dưới vai, bờ trong xương bả vai
và bám tận vào mấu động bé.
- Cơ trịn bé có ngun ủy phần giữa của bờ ngoài xương vai, bám tận vào
phần sau dưới mấu động lớn xương cánh tay. 4,6,7
Bề rộng của diện bám tận ở mấu động lớn tính từ trong ra ngồi của gân
trên gai, gân dưới gai, gân tròn bé, gân dưới vai lần lượt là 12.7 mm, 13.4 mm,
11.4 mm, 17.9 mm. 39
Khoảng gian chóp xoay được xác định là vùng tam giác khơng có sự hiện
diện của chóp xoay, có bờ trên là gân trên gai, bờ dưới là gân dưới vai, bờ trong
là mỏm quạ. Đỉnh tam giác là dây chằng ngang cánh tay. Khoảng gian chóp
xoay biến đổi khi có bệnh lý, thường gặp ở những bệnh nhân có tình trạng mất
vững chóp xoay liên quan đến viêm chóp xoay. 39

.


.

4

• Mạch máu
Chóp xoay được cung cấp máu bởi các nhánh xuất phát từ động mạch
trên vai, động mạch mũ cánh tay trước, động mạch mũ cánh tay sau, các nhánh
của động mạch cùng vai - ngực.
Động mạch trên vai và động mạch mũ cánh tay sau thông nối ở phía sau
chóp xoay để cung cấp máu chủ yếu cho gân dưới vai và tròn bé.
Động mạch mũ cánh tay trước đi ở mặt trước chóp xoay và phía trên gân

dưới vai, nối với động mạch mũ cánh tay sau ở phía trên đầu dài gân nhị đầu
cánh tay. Động mạch cánh tay trước cho nhánh lớn đi vòng qua rãnh gian củ,
đi vào chỏm xương cánh tay, đồng thời cung cấp máu cho đầu dài gân nhị đầu
cánh tay. Động mạch cùng vai - ngực cho nhánh cung cấp máu ni phần trước
trên chóp xoay, đặc biệt là gân trên gai, các mạch máu nhỏ thông nối với động
mạch mũ cánh tay.
Động mạch dưới vai và động mạch trên chỏm là nhánh của động mạch
nách cung cấp máu cho phần trước chóp xoay.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự xuất hiện vùng thiểu mạch gần nơi bám
tận của gân trên gai và gân dưới gai, là nơi thường xảy ra bệnh lý gân, vơi hóa
gân và rách chóp xoay.
• Thần kinh
Cơ trên gai được chi phối bởi thần kinh trên vai có nguồn gốc từ rễ C4 C6 đi xuyên hố gai ngay dưới dây chằng ngang vai.
Cơ dưới gai được chi phối bởi thần kinh trên vai.
Cơ tròn bé được chi phối bởi thần kinh nách có nguồn gốc từ rễ C5 - C6
đi ngay ở bờ dưới cơ trịn bé và ra phía sau lỗ tứ giác.
Cơ dưới vai được chi phối bởi thần kinh dưới vai có nguồn gốc từ rễ C5C8.6

.


.

5

Mỏm cùng vai

Xương địn

Cơ trên gai


Nhóm gân
cơ chóp xoay

Xương
cánh tay
Cơ nhị đầu
cánh tay
Cơ dưới vai

Hình 1.1. Các cơ vùng chóp xoay
Nguồn: “Netter Frank H, 2007”. 5
1.1.2. Chức năng của chóp xoay
- Cơ trên gai giúp thực hiện động tác dạng cánh tay
- Cơ dưới gai thực hiện động tác xoay ngồi cánh tay.
- Cơ trịn bé thực hiện động tác xoay ngồi và góp phần dạng cánh tay.
- Cơ dưới vai thực hiện động tác xoay cánh tay vào trong.
Như vậy chức năng chủ yếu của chóp xoay là ép chỏm xương cánh tay
vào ổ chảo, xoay cánh tay, cân bằng lực của các cơ. 4,6,7 Chức năng của chóp
xoay bị giảm do suy yếu hay bị mỏi sẽ dẫn đến mất cân bằng lực của các cơ.
Khi đó chỏm xương cánh tay thường xuyên tác động vào mỏm cùng vai và dây
chằng cùng - quạ góp phần gây nên hội chứng bắt chẹn dưới mỏm cùng vai.

.


.

6


1.2. Bệnh lý chóp xoay
1.2.1. Sinh lý bệnh
1.2.1.1. Tổn thương cấp tính
Viêm chóp xoay thường xảy ra bởi một số ngun nhân chính như viêm
gân hay bao khớp, khi đó có tình trạng viêm cấp tính do các tác động lặp đi lặp
lại nhiều lần như chơi bóng qua đầu hay đưa tay cao qua đầu. Giai đoạn viêm
cấp kéo dài từ vài ngày đến dưới 3 tuần. Sau đó, tổn thương có thể phục hồi
hay tiến triển đến thối hóa.
Giai đoạn cấp của viêm chóp xoay thường xuất hiện những triệu chứng:
bệnh nhân thấy vai xuất hiện tình trạng, đau tại chỗ, đau tăng lên đột ngột, kèm
theo hạn chế tầm vận động của khớp vai do đau. Những cơn đau thường xuất
hiện về đêm hoặc sau những ngày làm việc mệt nhọc vất vả. Đơi khi có thể gây
rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Người bệnh bị viêm chóp xoay có thể có cảm giác
yếu cánh tay, khó thực hiện được các công việc hàng ngày như chải tóc, mặc
quần áo hoặc đưa tay quá đầu.60
1.2.1.2. Tổn thương mạn tính
Sau giai đoạn viêm cấp tính, nếu như sự lành gân thất bại thì sẽ bước
sang giai đoạn gân bị hủy hoại, có sự tăng tổng hợp proteoglycan, gây rối loạn
cấu trúc, phá vỡ chất nền gân. Tổn thương tiếp tục tiến triển qua giai đoạn thối
hóa, lúc này có sự rối loạn trong sắp xếp trật tự các sợi gân, mất đi cấu trúc gân.
Vùng gân tổn thương ghi nhận hiện tượng tăng sinh mạch máu kém chất lượng,
hoại tử tế bào gân, hình thành các nốt thối hóa, vơi hóa và có thể dẫn đến rách
gân, đứt gân.60
Tại nơi bám tận, gân bị giảm tưới máu, giảm phức hợp sụn sợi, giảm chất
lượng gân dẫn đến đứt gân tại nơi bám tận, vùng xương nơi bám tận trở nên
xốp, dễ gãy.

.



.

7

Hình 1.2. Sự thay đổi trong bệnh lý gân
Nguồn: “Evelyn Bass, 2012”. 65
Giai đoạn hủy hoại gân và giai đoạn thối hóa được các tác giả gọi chung
là bệnh lý gân.
1.2.2. Nguyên nhân
Bệnh lý chóp xoay chủ yếu do 2 nhóm nguyên nhân: nội sinh và ngoại
sinh. 61
-

Yếu tố ngoại sinh: chủ yếu do chế độ tập luyện hay lao động nặng, thực
hiện thao tác sai tư thế, dụng cụ khơng phù hợp, loại hình thể thao. 4,61
Các tác giả thấy rằng trước đó đã có những chấn thương vi thể (chủ yếu

ở những người dùng động tác giơ tay cao quá đầu thường xuyên), khi bị một
lực tác động đủ mạnh dẫn đến rách chóp xoay.
-

Yếu tố nội sinh: chủ yếu liên quan vấn đề giới tính, tuổi tác, giảm sự linh
hoạt khớp vai, bất thường giải phẫu của cung cùng - quạ và khoang dưới
mỏm cùng vai, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì.4,61

.


.


8

1.2.3. Chẩn đốn
1.2.3.1. Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân có thể bị chấn thương khớp vai, nhưng đa số các trường hợp
bệnh nhân tự xuất hiện cơn đau vùng vai. Bệnh nhân than đau mặt ngoài khớp
vai lan xuống cánh tay nhưng khơng q khuỷu đơi khi gây chẩn đốn nhầm
với bệnh lý cột sống cổ. Bệnh nhân thường đau nhiều về đêm lúc gần sáng
khiến bệnh nhân mất ngủ. Cơn đau khiến bệnh nhân không thể nằm nghiêng
bên vai bị bệnh. Bệnh nhân có cảm giác yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi
làm việc với cánh tay ở tư thế dạng. 4,7,39
1.2.3.2. Triệu chứng thực thể
Có thể có dấu hiệu teo các cơ chóp xoay nhất là cơ trên gai và dưới gai
ở vùng hố trên gai, dưới gai. Vận động chủ động có thể hạn chế, vận động thụ
động bình thường nếu khơng có tình trạng viêm co rút bao khớp vai đi kèm. Có
điểm đau khi ấn vùng mấu động lớn, mấu động bé xương cánh tay hay đầu dài
gân nhị đầu trong rãnh nhị đầu, tùy thuộc thành phần bị tổn thương 4,7,39
Các nghiệm pháp giúp chẩn đốn bệnh lý chóp xoay:
- Gân cơ trên gai:
Nghiệm pháp Jobe 42: được thực hiện khi cánh tay đưa trước 900 và dạng
600, xoay trong cánh tay để ngón cái chỉ xuống dưới sàn nhà. Bệnh nhân nâng
cánh tay chống lại lực ấn của người khám từ trên xuống. Nếu bệnh nhân đau,
yếu so với vai bên lành là nghiệm pháp dương tính, nghi ngờ tổn thương chóp
xoay. Nghiệm pháp có độ nhạy 44,1% và độ đặc hiệu 89,5%.

.


.


9

Hình 1.3. Nghiệm pháp Jobe
Nguồn: “Miler III RH et al, 2017” 40
+ Nghiệm pháp cánh tay rơi 11,42
Người khám dùng tay dạng thụ động cánh tay bệnh nhân lên tầm cao
nhất có thể, sau đó bỏ tay ra, yêu cầu bệnh nhân tự giữ cánh tay, hạ xuống từ
từ. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân hạ được xuống vị trí 100 0 và sau đó
khơng giữ tay được nữa mà để rơi tự do.

Hình 1.4. Nghiệm pháp cánh tay rơi
Nguồn: “Cleland J et al, 2011”. 17

.



×