Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Kết quả thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc sau điều trị phẫu thuật vẹo cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC HÙNG

KẾT QUẢ THĂNG BẰNG CỘT SỐNG
TRÊN MẶT PHẲNG ĐỨNG DỌC SAU ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT VẸO CỘT SỐNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC HÙNG


KẾT QUẢ THĂNG BẰNG CỘT SỐNG
TRÊN MẶT PHẲNG ĐỨNG DỌC SAU ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT VẸO CỘT SỐNG
CHUYÊN NGÀNH: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
MÃ SỐ: CK 62 72 07 25

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BS VÕ VĂN THÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Quốc Hùng, Học viên chuyên khoa cấp 2 khóa 2020 –
2022 Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Chuyên ngành Chấn
thương chỉnh hình xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.BS Võ Văn Thành.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi

nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Quốc Hùng

.


.

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
ANH- VIỆT

Chữ viết tắt

Tiếng việt

Tiếng Anh

HE

Góc duỗi háng

Hip Extension

LL


Ưỡn cột sống thắt lưng

Lumbar Lordosis

PFA

Góc chậu đùi

Pelvic Femoral Angle

PI

Góc tới khung chậu

Pelvic Incidence

PT

Độ nghiêng khung chậu

Pelvic Tilt

SS

Độ dốc xương cùng

Sacral Slope

SVA


Khoảng cách từ đường dây dọi Sagittal Vertical Axis
C7 đến giới hạn sau của xương
cùng 1 trong mặt phẳng đứng dọc

.


.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANHVIỆT..............................................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................5
1.1 Giải phẫu học cột sống:............................................................................5
1.2 Tổng quan bệnh lý vẹo cột sống:.............................................................6
1.2.1 Nguyên nhân:.....................................................................................6
1.2.2 Lâm sàng:...........................................................................................7
1.2.3 Cận lâm sàng:.....................................................................................8
1.2.4 Phân loại vẹo cột sống:....................................................................13
1.2.5 Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống:.....................................................13
1.3 Tổng quan về thăng bằng mặt phẳng đứng dọc của cột sống:...............19

1.3.1 Các chỉ số đo lường cột sống trong mặt phẳng đứng dọc:...............19
1.3.2 Phân độ Roussouly:..........................................................................27
1.3.3 Mối tương quan Góc tới khung chậu (PI) , Độ nghiêng khung chậu
(PT) và Độ dốc xương cùng (SS)43:..........................................................29
1.3.4 Các véc tơ lực trong thăng bằng cột sống46:.....................................30
1.3.5 Cơ chế bù trừ để đạt thăng bằng trên mặt phẳng đứng dọc của cột
sống46:........................................................................................................33

.


.

iv

1.3.6 Tổng quan tài liệu về thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc
...................................................................................................................36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................41
2.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................41
2.2 Phương pháp chọn mẫu..........................................................................41
2.2.1 Tiêu chuẩn nhận vào........................................................................41
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................41
2.2.3 Cỡ mẫu.............................................................................................41
2.3 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu.........................................42
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................42
2.3.2 Phương thức thu thập số liệu...........................................................42
2.3.3 Các biến số nghiên cứu....................................................................42
2.4 Xử lý và phân tích số liệu......................................................................45
2.4.1 Xử lý số liệu.....................................................................................45
2.4.2 Phân tích số liệu...............................................................................45

2.5 Kế hoạch thực hiện.................................................................................45
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................48
3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu.......................................................................48
3.1.1 Giới tính:..........................................................................................48
3.1.2 Tuổi..................................................................................................48
3.1.3 Thời gian theo dõi chót:...................................................................49
3.2 Các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc trước phẫu
thuật:.............................................................................................................49
3.2.1 Ưỡn cột sống thắt lưng (LL):...........................................................49
3.2.2 Góc tới khung chậu (PI):..................................................................50

.


.

v

3.2.3 Mối tương quan Góc tới khung chậu (PI) -Ưỡn cột sống thắt lưng
(LL) (PI-LL):............................................................................................50
3.2.4 Độ nghiêng khung chậu (PT):..........................................................51
3.2.5 Độ dốc xương cùng (SS):.................................................................52
3.2.6 Đường dây dọi C7 (C7 Plumb Line):...............................................52
3.2.7 Khoảng cách từ đường dây dọi C7 đến giới hạn sau của xương cùng
1 trong mặt phẳng đứng dọc (SVA):.........................................................52
3.3 Kết quả sau phẫu thuật và theo dõi lâu dài:...........................................54
3.3.1 Ưỡn cột sống thắt lưng (LL):...........................................................54
3.3.2 Góc tới khung chậu (PI):..................................................................56
3.3.3 Độ nghiêng khung chậu (PT):..........................................................58

3.3.4 Độ dốc xương cùng (SS):.................................................................59
3.3.5 Đường dây dọi C7 (C7):..................................................................61
3.3.6 Khoảng cách từ đường dây dọi C7 đến giới hạn sau của xương cùng
1 trong mặt phẳng đứng dọc (SVA):.........................................................62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................................64
4.1 Về các đặc tính của mẫu tham gia nghiên cứu:......................................64
4.1.1 Về phân bố giới tính:.......................................................................64
4.1.2 Về phân bố tuổi:...............................................................................64
4.1.3 Về phân độ Roussouly:....................................................................65
4.2 Về các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc trước phẫu
thuật:.............................................................................................................66
4.3 Kết quả phẫu thuật:................................................................................68
4.3.1 Về sự thay đổi của các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng
đứng dọc sau phẫu thuật:..........................................................................68
4.3.2 Về sự thay đổi của các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng
đứng dọc tại thời điểm theo dõi chót:.......................................................71

.


.

vi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................1
PHỤ LỤC......................................................................................................................5

.



.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các đường cong sinh lý cột sống.......................................................5
Hình 1.2. EOS 2D thẳng và nghiêng.................................................................9
Hình 1.3. Phương pháp đo góc Cobb..............................................................10
Hình 1.4. Hình ảnh 2D MSCT 640 cắt ngang chân cung................................12
Hình 1.5. Dụng cụ Cotrel-Dubousset và X quang sau mổ nắn chỉnh vẹo bằng
dụng cụ Cotrel-Dubousset...............................................................................15
Hình 1.6. Kỹ thuật mổ nắn chỉnh vẹo cột sống vằng cấu hình tồn ốc chân
cung lối sau......................................................................................................16
Hình 1.7. Kết quả phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba
chiều lối sau cấu hình tồn ốc chân cung của Võ Văn Thành.........................17
Hình 1.8. Các chỉ số Góc tới khung chậu (PI), Độ nghiêng khung chậu (PT)
và Độ dốc xương cùng (SS)............................................................................20
Hình 1.9. Đường dây dọi C7 và chỉ số SVA...................................................23
Hình 1.10. Các chỉ số góc và các mốc vùng cột sống Thắt lưng-Cùng trên mặt
phẳng đứng dọc...............................................................................................26
Hình 1.11. Phân loại đường ưỡn thắt lưng theo Pierre Roussouly..................29
Hình 1.12. Mối tương quan Góc tới khung chậu (PI), Độ nghiêng khung chậu
(PT) và Độ dốc xương cùng (SS)....................................................................30
Hình 1.13. Các véc tơ lực tác động lên cột sống thắt lưng cùng.....................31
Hình 1.14. Tác động của Lực tác động lên cột sống (CF) lên một đơn vị chức
năng cột sống...................................................................................................32
Hình 1.15. Cơ chế bù trừ để đặt thăng bằng cột sống trong một diễn tiến cịng
cột sống...........................................................................................................34
Hình 1.16. thăng bằng trên mặt phẳng đứng dọc............................................37

Hình 2.1. Đo các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc trên
phim XQuang EOS..........................................................................................44

.


.

viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thời gian theo dõi chót...................................................................49
Bảng 3.2. Phân loại số ca theo Ưỡn cột sống thắt lưng (LL) trước mổ..........49
Bảng 3.3. Góc tới khung chậu (PI) trước mổ..................................................50
Bảng 3.4. Mối tương quan PI-LL....................................................................50
Bảng 3.5. Độ nghiêng khung chậu (PT) trước mổ..........................................51
Bảng 3.6. Độ dốc xương cùng (SS) trước mổ.................................................52
Bảng 3.7. Đường dây dọi C7 trước mổ...........................................................52
Bảng 3.8. Khoảng cách từ đường dây dọi C7 đến giới hạn sau của xương cùng
1 trong mặt phẳng đứng dọc (SVA) trước mổ................................................53
Bảng 3.9. Kết quả phẫu thuật Ưỡn cột sống thắt lưng (LL)............................54
Bảng 3.10. Kết quả Ưỡn cột sống thắt lưng (LL) sau phẫu thuật...................56
Bảng 3.11. Kết quả phẫu thuật Góc tới khung chậu (PI)................................56
Bảng 3.12. Kết quả phẫu thuật Độ nghiêng khung chậu (PT)........................58
Bảng 3.13. Kết quả phẫu thuật Độ dốc xương cùng (SS)...............................59
Bảng 3.14. Kết quả thăng bằng cột sống sau phẫu thuật tại thời điểm theo dõi
chót..................................................................................................................62
Bảng 3.15. Kết quả phẫu thuật SVA...............................................................62
Bảng 4.1. So sánh các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc
trước phẫu thuật...............................................................................................66

Bảng 4.2. So sánh kết quả phẫu thuật các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt
phẳng đứng dọc...............................................................................................69

.


.

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ giới tính..............................................................................48
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo độ tuổi...................................................................48
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan PI và LL trước phẫu thuật................................51
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan SVA và PI-LL trước mổ..................................53
Biểu đồ 3.5. Kết quả Ưỡn cột sống thắt lưng (LL) sau phẫu thuật.................55
Biểu đồ 3.6. Kết quả PI-LL trung bình sau mổ...............................................57
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ Kết quả tương xứng PI-LL sau mổ...............................58
Biểu đồ 3.8. Kết quả phẫu thuật Độ nghiêng khung chậu (PT)......................59
Biểu đồ 3.9. Kết quả phẫu thuật Độ dốc xương cùng (SS).............................60
Biểu đồ 3.10. Kết quả phẫu thuật Đường dây dọi C7.....................................61
Biểu đồ 3.11. Kết quả SVA trung bình sau phẫu thuật...................................63
Biểu đồ 3.12. Mối tương quan SVA và PI-LL tại thời điểm theo dõi chót.....63

.


.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẹo cột sống là một dị tật làm cột sống bị biến dạng trong không gian
ba chiều so với giới hạn bình thường, thường được đánh giá theo đường cong
lệch sang bên trong mặt phẳng trán (góc Cobb1)
Có nhiều cách để phân loại vẹo cột sống, theo tuổi, theo nguyên nhân,
theo cấu trúc, theo mức độ vẹo hay các đường cong theo các tác giả như
King-Moe2, Lenke3.
vẹo cột sống có thể từ nhẹ đến rất nặng. Các trường hợp nặng có thể
đưa tới biến dạng lồng ngực, quá mức có thể ảnh hưởng đến chức năng hơ
hấp, tim mạch thậm chí giảm tuổi thọ4.
Ngồi ra, vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, dáng
đi... tạo mặc cảm tâm lý, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Vẹo cột sống nhẹ (góc Cobb dưới 20 độ) được theo dõi đánh giá sự gia
tăng theo thời gian, nhất là ở các bệnh nhân đang tuổi trưởng thành. Chỉ định
phẫu thuật được áp dụng cho các bệnh nhân vẹo cột sống nặng, thường khi
góc Cobb trên 40 độ. Điều trị bảo tồn bằng cách nắn chỉnh bằng phương pháp
mang nẹp thân được áp dụng cho các bệnh nhân có góc Cobb từ 20 đến 40 độ.
Mục tiêu điều trị bảo tồn là ngăn ngừa diễn tiến nặng của đường vẹo,
tránh nguy cơ phẫu thuật.
Mục tiêu điều trị phẫu thuật là nắn chỉnh đường vẹo và còng cột sống,
tái lập sự thăng bằng cột sống, ngăn chặn sự tiến triển nặng thêm của đường
vẹo-còng, phòng ngừa các hậu quả gây ảnh hưởng chức năng hơ hấp, tim
mạch. Ngồi ra còn cải thiện chức năng thẩm mỹ nhằm nâng cao chất lượng
sống cho bệnh nhân.

.


.


2

Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống sẽ giúp sự thăng bằng của tồn bộ
cột sống bệnh nhân, có liên quan trực tiếp đến tư thế, dáng đi cũng như các
bệnh lý về cột sống, và các khớp liên quan sau này.
Các chỉ số thăng bằng toàn bộ hệ thống cột sống sẽ giúp đánh giá kết
quả phẫu thuật trong hai mặt phẳng trán và mặt phẳng đứng dọc. Các tác giả
thường quan tâm đến sự thăng bằng trong mặt phẳng đứng dọc, ảnh hưởng
đến sự thăng bằng và tư thế tốt của bệnh nhân.
Gần đây, sự thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc sau phẫu
thuật vẹo cột sống đã được một số ít tác giả nước ngồi nghiên cứu.
Tại Việt Nam, Hoàng Tiến Bảo đã áp dụng phẫu thuật vẹo cột sống
bằng phương pháp Harrington nắn chỉnh lối sau vào những năm 1976-1978.
Võ Văn Thành 5-7 đã thực hiện nắn chỉnh vẹo trong không gian ba chiều
bằng lối sau với cấu hình tồn ốc chân cung.
Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu áp
dụng các chỉ số thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc đánh giá kết
quả phẫu thuật vẹo cột sống.
Trên cơ sở thực tế đó, tác giả trình bày nghiên cứu “Kết quả thăng
bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc sau điều trị phẫu thuật vẹo cột
sống”.

.


.

3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá sự thay đổi các chỉ số về thăng bằng cột sống trên mặt phẳng
đứng dọc sau phẫu thuật vẹo cột sống.

.


.

4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thăng bằng cột sống trên mặt phẳng đứng dọc của bệnh nhân có thay
đổi sau phẫu thuật khơng? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

.


.

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu học cột sống:
Cột sống cấu tạo bởi 33-35 đốt sống bao gồm 7 đốt sống cổ (C), 12 đốt
sống ngực (N), 5 đốt sống thắt lưng (L), 5 đốt sống hàn thành khối với nhau
tạo thành xương cùng và cuối cùng là 4-6 đốt của xương cụt8.
Đường cong sinh lý:

Hình 1.1 Các đường cong sinh lý cột sống

Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, Bài giảng giải phẫu học, Tập 2. Hình 28.1 – Trang 10.

.


.

6

Cột sống là một xương dài uốn éo từ mặt dưới xương chẩm đến hết
xương cụt. Ở mặt phẳng đứng dọc, cột sống có 4 đoạn cong:
- Đoạn ưỡn cổ.
- Đoạn còng ngực.
- Đoạn ưỡn thắt lưng.
- Đoạn còng cùng cụt.
Đoạn ưỡn của cột sống cổ và thắt lưng có những cơ chế bảo vệ sẵn có
để tránh sự uốn cong sang bên như đáy của lăng trụ ở phía trước, cột sống cổ
và thắt lưng có tính linh hoạt hơn cột sống ngực giúp cho các đoạn cột sống
này trở nên gấp về phía trước, trước khi chúng đạt tới giới hạn bị uốn cong
sang bên. Ngoài ra cột sống cổ và thắt lưng được bảo vệ và trợ giúp của các
cơ cạnh sống rất khỏe. Các đoạn ưỡn của cột sống cổ và thắt lưng nằm ở đầu
trên và đầu dưới của cột sống, trong khi đó cột sống ngực cong lồi ra sau nằm
ở giữa, theo đặc điểm cơ học thì đoạn ở giữa hay bị uốn cong hơn so hai đầu.
Ở mặt phẳng trán, cột sống bình thường gần như thẳng và cân đối hai
bên với một độ cong sang phải rất nhẹ ở cột sống ngực. Lý do cho hiện tượng
này được cho là bởi vị trí của động mạch chủ hoặc việc thuận tay phải9.
1.2 Tổng quan bệnh lý vẹo cột sống:
Vẹo cột sống là một dị tật biến dạng cột sống, đã đặt ra một mối quan
tâm rất lớn từ xưa của ngành Chỉnh Trực-Nhi, nhất là khi dị tật thường xảy ra
nơi các cháu thanh thiếu niên khiến ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc

sống và tương lai các cháu đang trưởng thành và phát triển7.
1.2.1 Nguyên nhân:
1.2.1.1 Bẩm sinh:
Vẹo cột sống bẩm sinh do bất thường hệ xương của cột sống khởi phát
lúc mới sinh. Các bất thường này, đôi khi có thể liên quan đến nhiều tầng cột
sống, là kết quả của sai sót trong sự hình thành hoặc chia tách trong giai đoạn

.


.

7

phát triển cột sống và đa số cũng được phân loại theo những nguyên nhân
này. Do các bất thường xuất hiện ở thời kì phơi thai, các bất thường bẩm sinh
kèm theo ở các cơ quan khác cần được đánh giá cẩn thận10.
1.2.1.2 Thần kinh – cơ:
Các bệnh lý thần kinh, cơ có thể đi kèm với bệnh lý vẹo cột sống. Các
bệnh lý này có thể gồm sốt bại liệt, bệnh teo cơ Duchenne, teo cơ cột sống,
viêm tủy cắt ngang10…
1.2.1.3 Hội chứng:
Vẹo cột sống do hội chứng là bệnh vẹo phát triển như một phần của
một hội chứng. Hội chứng thường liên quan đến vẹo cột sống gồm các hội
chứng rối loạn mô liên kết (hội chứng Marfan, hội chứng Ehler-Danlos), hội
chứng Down10…
1.2.1.4 Vô căn:
Vẹo cột sống vô căn, dù được xem là một chẩn đoán loại trừ, nhưng là
loại vẹo cột sống phổ biến nhất trong các biến dạng cột sống với tần suất 1 - 3
trường hợp trong 100 trẻ em, đồng đều ở cả hai giới (15 – 18 tuổi)10.

1.2.2 Lâm sàng:
Vẹo cột sống thanh thiếu niên thường biểu hiện triệu chứng và dấu hiệu
lâm sàng khơng nghiêm trọng. Tùy theo vị trí đường cong sẽ gây nên sự biến
đổi hình dạng thân mình tương ứng. Đối với vẹo ở Ngực kèm với sự xoay sẽ
gây gù nhô sườn, vẹo Ngực-Thắt lưng và Thắt lưng gây gù nhô Thắt lưng.
Khi hai tay thả lỏng, tay và thân mình phía bên lõm ln có khoảng trống,
trong khi phía đối diện thì tay ép chặt vào thân mình. Sự mất cân xứng của
thân mình cũng có thể được quan sát từ phía trước, có thể thấy sự phát triển
vú không cân đối, với vú bên lõm của đường cong thường nhô cao hơn bên
kia do sự xoắn vặn của thân mình. Hai vai có thể khơng ngang bằng trong

.


.

8

trường hợp đường cong Ngực cao hoặc đường cong Cổ-Ngực, với vai bên lồi
cao hơn bên lõm.
Bệnh nhân vẹo thường không kèm triệu chứng đau, nhưng đối với bệnh
nhân mà góc vẹo khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên, bệnh nhân có thể than
phiền về vấn đề đau lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng 11. Nhưng một số tài liệu
cho rằng đường cong cột sống dường như không liên quan đến vấn đề đau
lưng của bệnh nhân. Đường cong cột sống nhẹ (góc Cobb < 20 0) ít khi chèn
ép các cơ quan, như tim và phổi, hoặc gây khó thở…Tuy nhiên, cần đo chức
năng hơ hấp, thăm khám phổi và tim mạch khi bệnh nhân than thở khó hay
mệt nhất là khi vẹo cột sống ngực nặng (góc Cobb ≥ 400).
1.2.3 Cận lâm sàng:
1.2.3.1 X quang EOS:


.


.

9

Hình 1.2. EOS 2D thẳng và nghiêng.
Nguồn: Tư liệu Võ Văn Thành.
Xquang EOS dựa trên phát minh đầu dò cực mỏng 0,5 mm của Georges
Charpak, được xem như bước đột phá không chỉ tốt đối với bác sĩ mà thật sự
hữu ích đối với bệnh nhân với liều tia X cực thấp và giúp đo đạc các thơng số
chính xác. Thời gian mỗi lần chụp Xquang từ 10-20 giây12.
Đặc biệt, Xquang EOS khảo sát được cấu trúc cột sống của bệnh nhân
ở tư thế đứng thẳng, rất có ý nghĩa trong việc đánh giá thăng bằng cột sống
của bệnh nhân, đây là một ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khảo sát
khác như MSCT hay Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ (tư thế nằm).

.


.

10

Phương pháp đo góc Cobb:

Hình 1.3. Phương pháp đo góc Cobb.
Nguồn: John Cobb (1948)1.

Năm 1948, John Cobb1 đã mô tả một kỹ thuật để đo độ lớn của vẹo cột
sống trên mặt phẳng trán. Trong kỹ thuật này, góc của đường cong vẹo cột
sống được hợp bởi hai đường thẳng vẽ vng góc với bờ trên của đốt sống tận
phía trên và bờ dưới của thân đốt sống tận phía dưới của đường cong, đốt
sống tận là đốt sống bị nghiêng nhất trong đường cong so với đường nằm
ngang. Nếu bờ của thân đốt sống bị che lấp, không cho hình ảnh rõ ràng, các

.


.

11

chân cung có thể được sử dụng thay thế. Về mặt hình ảnh tốn học thì đốt
sống tận phía trên của một đường cong thì sẽ là đốt sống tận phía dưới của
đường cong kế tiếp và ngược lại. Phương pháp này có thể được sử dụng trong
mặt phẳng đứng dọc để mô tả mức độ ưỡn và gù ở các vùng khác nhau của
cột sống. Khi đo chính xác và nhất qn, góc Cobb có thể cung cấp thơng tin
về sự tiến triển của đường cong, hiệu quả của áo chỉnh hỉnh, kết quả của phẫu
thuật, và sự duy trì sự nắn chỉnh đường cong qua thời gian.
1.2.3.2 XQuang cắt lớp đa lát điện toán (Multi-Slide Computerized
Tomography – MSCT):
Chúng tôi áp dụng MSCT 640 để đánh giá tất cả các ca vẹo cột sống,
đặc biệt chú ý kỹ những trường hợp vẹo cột sống nặng và vẹo cột sống bẩm
sinh. Những hình ảnh khảo sát kích thước chân cung theo chiều ngang-dọc, có
hay khơng có sự xơ hóa lịng chân cung hay khơng có chân cung, góc xoay
thân đốt, ước lượng khoảng cách từ mấu khớp trên (nắp phễu theo quan điểm
chân cung hình phễu) đến bờ sau thành trước thân đốt sống, để ước lượng
chiều dài và đường kính ốc chân cung. MSCT 640 tái tạo 2 hay 3 chiều rất

hữu ích trong việc thiết lập cấu hình ốc chân cung, bỏ qua các đốt sống khơng
có chân cung trước phẫu thuật. Việc có kế hoạch tỉ mỉ trước phẫu thuật giúp
cho ta tránh trường hợp bị động khi phẫu thuật, nhất là các trường hợp xơ hóa
lịng chân cung hay khơng có chân cung mà khơng biết trước.

.


.

12

Hình 1.4. Hình ảnh 2D MSCT 640 cắt ngang chân cung.
Nguồn: Tư liệu Võ Văn Thành.
1.2.3.3 Hình ảnh cộng hưởng từ:
Hình ảnh cộng hưởng từ có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh tủy sống
cho bệnh nhân vẹo cột sống nhất là ở trẻ em: dị tật Chiari, rỗng tủy sống, tật
tủy sống đơi... Phải thực hiện hình ảnh cộng hưởng từ cho tất cả trẻ em dưới
11 tuổi có vẹo cột sống trên 200, và đặc biệt là những bệnh nhân có đường
cong ngực bất thường đỉnh bên trái 13, cịng nặng, kèm đau lưng, hoặc có
những dấu hiệu bất thường trong các đánh giá lâm sàng về thần kinh.
Riêng chúng tôi thực hiện cho tất cả các ca vẹo nhằm phát hiện các dị
dạng tủy sống kèm theo (rỗng tủy sống, tủy đôi…). Đặc biệt chú ý đến hình
ảnh cộng hưởng từ vùng Chẩm-Cổ để phát hiện hội chứng Thoát vị hạnh nhân
tiểu não thường đi kèm theo vẹo cột sống hội chứng.
1.2.3.4 Các cận lâm sàng khác:
Ngoài các xét nghiệm nêu trên, các bệnh nhân vẹo cột sống còn cần
làm thêm các xét nghiệm khác khi theo dõi và điều trị như chức năng hô hấp
đặc biệt chú ý FEV1 để theo dõi trước, ngay sau mổ và lâu dài (vì chức năng


.


.

13

hô hấp sau khi mổ luôn luôn bị ảnh hưởng kém đi dù mổ lối sau và nhất là mổ
lối trước vào lồng ngực), chức năng gan, thận… cũng như khám dinh dưỡng.
1.2.4 Phân loại vẹo cột sống:
1.2.4.1 Phân loại theo tuổi:
SRS phân biệt vẹo cột sống vô căn như sau1:
- Nhũ nhi: 0-3 tuổi.
- Nhi đồng: 4-10 tuổi.
- Thiếu niên: 11- 18 tuổi.
- Thành niên: > 18 tuổi.
1.2.4.2 Phân loại theo cấu trúc:
- Vẹo cột sống cấu trúc.
- Vẹo cột sống không cấu trúc.
1.2.4.3 Phân loại theo mức độ vẹo:
Cách chia này ảnh hưởng đến chỉ định điều trị cho bệnh nhân1:
- Vẹo nhẹ: góc Cobb <200.
- Vẹo trung bình: góc Cobb từ 200-400.
- Vẹo nặng: lớn hơn 400.
1.2.5 Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống:
Điều trị phẫu thuật có chỉ định cho các trường hợp vẹo có góc Cobb từ
40 độ trở lên.
Điều trị phẫu thuật nhắm nắn chỉnh, cố định và hàn xương các đường
cong vẹo cột sống vĩnh viễn bằng các dụng cụ cố định cột sống (ốc chân
cung, thanh dọc, thanh ngang, dây cáp…).

- Phẫu thuật lối trước:
Dụng cụ phẫu thuật của Dwyer là hệ thống đầu tiên dành cho lối trước
cho phẫu thuật biến dạng cột sống14. Năm 1976, Zielke cải biên dụng cụ của
Dwyer, gọi là VDS (Ventral Derotation Spondylodesis - dụng cụ chống xoay

.


.

14

cột sống mặt phẳng ngang), được thiết kế để loại bỏ khuyết điểm của dụng cụ
Dwyer15.
Một điểm yếu lớn của dụng cụ VDS là độ bền vững thấp, dẫn đến vài
trường hợp cần mang áo hoặc nẹp bột lâu dài để điều trị. Bung ốc, đặc biệt ở
các tầng phía trên của đường cong và gãy thanh nối đã xuất hiện trong vài báo
cáo. Những biến chứng này liên quan đến đau khớp giả và mất độ nắn chỉnh
sau thời gian theo dõi lâu dài16.
Bệnh nhân vẹo cột sống phẫu thuật điều trị qua lối trước sẽ có biểu hiện
giảm mạnh thể tích phổi khi theo dõi sau mổ17. Phẫu thuật lối vào ngực bụng
và phẫu thuật tạo hình lồng ngực khơng cho thấy sự khác biệt của dung tích
phổi sau mổ. Ở bệnh nhân vẹo cột sống nặng, phẫu thuật một lối sau cho kết
quả nắn chỉnh biến dạng tốt với chức năng hô hấp sau mổ tốt hơn so với lối
trước. Hiện nay, ngay cả những phẫu thuật viên kinh nghiệm hàng đầu về mổ
vẹo cột sống lối trước gần như đã chuyển hoàn toàn sang lối sau cấu hình tồn
ốc chân cung, cho phép nắn chỉnh tốt hơn và ít nguy cơ biến chứng dụng cụ
hơn18.
- Phẫu thuật lối sau:
Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống lối sau đã chuyển xu hướng từ

những dụng cụ đầu tiên của Harrington19 năm 1962 với móc (móc dưới bản
sống, móc trên bản sống, móc chân cung và móc ngang) đến việc cải tiến
bằng cách cột chỉ thép luồn dưới bản sống vào thanh nối hình chữ nhật hay L
cho những trường hợp xương non và mềm của Eduardo Luque 20 năm 1982,
rồi đến ý tưởng về dụng cụ ít xâm lấn, nắn chỉnh vẹo cột sống trong không
gian ba chiều của lần đầu tiên được trình bày bởi Yves Cotrel và Jean
Dubousset21 năm 1983 với dụng cụ CD (Cotrel và Dubousset).

.


×