Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Khảo sát tình hình tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI DUY MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
KHÁNG SINH TRONG VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI DUY MINH


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
KHÁNG SINH TRONG VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Tất cả số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn đều trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Duy Minh

.



.

TĨM TẮT

Khảo sát tình hình tn thủ phác đồ điều trị kháng sinh trong
viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 2
Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ
em. Vì vậy việc nắm rõ được đặc điểm của bệnh nhân viêm phổi cộng đồng điều trị
nội trú, tình hình sử dụng kháng sinh trong 2 ngày đầu nhập viện sau khi có chẩn
đốn viêm phổi cũng như sự tn thủ phác đồ trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở
bệnh nhân nội trú năm 2019 và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ điều
trị là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang mô tả. Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh
nhi từ sơ sinh đến 15 tuổi được chẩn đoán viêm phổi điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện từ ngày 01/01/2019 tới 31/12/2019.
Kết quả: Kết quả cho thấy có 303 bệnh nhân thỏa mãn điều kiện nghiên cứu. Độ tuổi
mắc viêm phổi cao nhất là trẻ dưới 1 tuổi, với nam nhiều hơn nữ. Điều trị trước khi
nhập viện chiếm 30% số mẫu, thời gian điều trị trung bình là 6,13 ngày. Thời gian
nằm viện trung bình là 12,78 ngày. Đơn trị liệu là lựa chọn ưu tiên trong điều trị ban
đầu (70,9%). Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị về lựa chọn kháng sinh ban đầu là 56,8%,
về kháng sinh thay đổi là 53,8%, về liều điều trị ở bệnh nhân có chức năng thận bình
thường là 89,8%, về liều điều trị ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm gồm 5
trường hợp không được điều chỉnh liều hợp lý và tỷ lệ tuân thủ phác đồ chung là
51,5%. Các yếu tố về giới tính, điều trị trước nhập viện và thời gian điều trị có liên
quan đến sự tuân thủ phác đồ.
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị thấp (51,5%). Bệnh viện cần triển khai
chương trình tập huấn thường xuyên cho bác sĩ điều trị để nhắc lại phác đồ, phối hợp
với dược sĩ lâm sàng để kiểm tra nhắc nhở bác sĩ điều trị tuân thủ phác đồ.

.



.

SUMMARY

Background: Pneumonia is one of the leading causes of death in young children.
Thus, understanding the general characteristics of inpatient community-acquired
pneumonia patients, the situation of antibiotic use in the first 2 days of admission
after pneumonia diagnosis as well as compliance with protocol in the treatment of
community-acquired pneumonia inpatients in 2019 and factors related to adherence
to the treatment regimen is essential to improve the effectiveness of treatment for patients.
Methods: Retrospective, descriptive cross-sectional study. Sampling criteria:
pediatric patients from birth to 15 years old were diagnosed with pneumonia inpatient
treatment at Children's Hospital 2 within 48 hours after admission from January 1st,
2019 to December 31st, 2019.
Results: The results of the study showed that 303 patients met the study conditions.
The age with the highest incidence of pneumonia is children under 1 year old, with
more males than females. Pre-hospital treatment accounted for 30% of the samples,
with a mean duration of 6.13 days. The mean length of hospital stay was 12.78 days.
Monotherapy is still the preferred option (70.9%) for initial treatment. The rate of
adherence to the treatment regimen in terms of initial antibiotic selection was 56.8%,
for changed antibiotics was 53.8%, for treatment dose in patients with normal renal
function was 89.8%, about the therapeutic dose in patients with impaired renal
function including 5 cases without reasonable dose adjustment. The overall adherence
rate was 51.5%. The factors of gender, pre-hospital treatment and duration of
treatment are related to protocol adherence.
Conclusion: The rate of adherence to the treatment regimen was slightly low,
accounting for 51,5%. The hospital needs to have regular training programs to repeat
the regimen, in addition to add necessary policies and measures as well as coordinate

with clinical pharmacists to check and remind the need for compliance protocol for
doctors in the clinical department.

.


.

ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan ...............................................................................................3
1.1. Tổng quan về viêm phổi cộng đồng .................................................................3
1.2. Một số nhóm kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em.............................5
1.3. Phác đồ điều trị viêm phổi .............................................................................11
1.4. Nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng ....20
1.5. Nghiên cứu về tình hình tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh ......................22
1.6. Nghiên cứu về yếu tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh
...............................................................................................................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................23
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................23
2.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................23
2.3. Cỡ mẫu ...........................................................................................................23
2.4. Kỹ thuật lấy mẫu ............................................................................................24
2.5. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................24
2.6. Phương pháp, thu thập số liệu và phân tích kết quả.......................................31
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ .............................................................................................33
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu ....................................................33

3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh ........................................................................39
3.3. Tình hình tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh..............................................42

.


.

iii

3.4. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ .............................................48
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................49
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu ....................................................49
4.2. Tình hình sử dụng kháng sinh ........................................................................54
4.3. Tình hình tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh..............................................56
4.4. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh ..............61
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................65
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................67
Phụ lục .........................................................................................................................5

.


.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AUC

Từ gốc tiếng Anh


Nghĩa tiếng Việt

Area under the curve

Diện tích dưới đường cong của
nồng độ huyết thanh theo thời
gian

CRP

C- reactive protein

Protein phản ứng C

IDSA

Infectious Diseases

Hiệp hội bệnh nhiễm Hoa Kỳ

Society of America
MRSA

Methicillin-resistant

Staphylococcus aureus

Staphylococcus


kháng Methicillin

aureus
MSSA

Methicillin-

Staphylococcus aureus nhạy

susceptible

cảm với Methicillin

Staphylococcus
aureus
MIC

Minimum inhibitory

Nồng độ ức chế tối thiểu

concentration
TB
TM
TMC

Tiêm bắp
Tiêm tĩnh mạch
Tĩnh mạch chậm


VPCĐ

Viêm phổi cộng đồng

WBC

White Blood Cell

Bạch cầu

WHO

World Health

Tổ chức Y tế Thế giới

Organization
PO
𝛴
C3G

Per os

.

Đường uống
Tổng
Cephalosporin thế hệ 3



.

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tác nhân gây viêm phổi theo lứa tuổi ..................................................4
Bảng 1.2. Phân nhóm kháng sinh penicilin và phổ kháng khuẩn ...............................6
Bảng 1.3: Các thế hệ cephalosporin và phổ kháng khuẩn ..........................................6
Bảng 1.4: Kháng sinh carbapenem và phổ kháng khuẩn ............................................7
Bảng 1.5. Các phác đồ điều trị viêm phổi trên thế giới ............................................11
Bảng 1.6. Điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh 16 ......................................................17
Bảng 1.7. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh trong viêm phổi cộng
đồng ...........................................................................................................................20
Bảng 1.8. Tình hình kháng kháng sinh của ba vi khuẩn thường gặp .......................22
Bảng 1.9. Các nghiên cứu về tình hình tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh ..........22
Bảng 1.10. Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ điều trị
kháng sinh .................................................................................................................23
Bảng 2.1. Thông số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân ...................................24
Bảng 2.2. Thơng số về tình hình sử dụng kháng sinh trong 2 ngày đầu nhập viện ..26
Bảng 2.3. Thơng số về tình hình tn thủ phác đồ điều trị kháng sinh ....................26
Bảng 2.4. Liều kháng sinh khuyến cáo ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường ..27
Bảng 2.5. Liều kháng sinh ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm .....................29
Bảng 2.6. Yếu tố khảo sát mối liên quan đến tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh 30
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu .........................................33
Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện ................................35
Bảng 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện .............................36
Bảng 3.4. Đặc điểm xét nghiệm vi sinh ....................................................................37
Bảng 3.5. Kết quả vi khuẩn phân lập được trong nghiên cứu ..................................37
Bảng 3.6. Mức độ nhạy cảm của S. pneumoniae ......................................................38
Bảng 3.7. Cách sử dụng kháng sinh .........................................................................39

Bảng 3.8. Chi tiết các kháng sinh sử dụng trong điều trị ban đầu ............................39

.


.

viii

Bảng 3.9. Kháng sinh đã được điều chỉnh trong 2 ngày đầu nhập viện ...................41
Bảng 3.10. Đặc điểm về tình hình điều trị của bệnh nhân ........................................41
Bảng 3.11. Kết quả tuân thủ lựa chọn kháng sinh điều trị ban đầu ..........................42
Bảng 3.12. Tình hình thay đổi phác đồ điều trị kháng sinh trong cả đợt điều trị .....44
Bảng 3.13. Sự tuân thủ về việc lựa chọn kháng sinh thay đổi..................................44
Bảng 3.14. Sự tuân thủ về liều điều trị của các kháng sinh trên bệnh nhân có chức
năng thận bình thường...............................................................................................45
Bảng 3.15. Các kháng sinh không được tuân thủ liều điều trị trên bệnh nhân có
chức năng thận suy giảm ...........................................................................................46
Bảng 3.16. Kết quả tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh .........................................47
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm của bệnh nhân và việc tuân thủ phác đồ .48
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị và việc tuân thủ phác đồ kháng sinh
...................................................................................................................................50
Bảng 3.19. Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ
phác đồ điều trị kháng sinh .......................................................................................51

.


.


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Số lượng bệnh nhân nhập viện trong các tháng/năm ...........................34

.


.

1

MỞ ĐẦU
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt
ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization - WHO) năm 2019, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đối với
740180 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm 14% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong 1. Ở Việt
Nam, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ em phải nhập viện, trở thành
một trong những bệnh gây gánh nặng cho hệ thống y tế 2. Theo một nghiên cứu của
Kah Kee Tan và cộng sự khảo sát về viêm phổi cộng đồng ở trẻ em nhập viện ở một
số nước Châu Á (2017) 3 thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do viêm phổi cộng đồng ở
Việt Nam là cao nhất ở các nước được khảo sát, với tỷ lệ là 6,1/1000 người mỗi năm
và tỷ lệ bệnh nhân ra viện có biến chứng có tỷ lệ cao với gần 50% các trường hợp.
Với tình trạng kháng thuốc nói chung và đề kháng kháng sinh nói riêng, viêm
phổi đang trở thành một mối lo ngại sức khỏe toàn cầu. Năm 2013, Việt Nam là quốc
gia đầu tiên thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương thơng qua Kế hoạch hành động
quốc gia về kháng thuốc kháng vi sinh vật 4. Tuy nhiên, do xu hướng lạm dụng kháng
sinh; dùng kháng sinh không đúng liều, không đúng thời gian; phối hợp kháng sinh
không hợp lý dẫn đến tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng làm
giảm hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn. Do vậy, việc tuân thủ phác đồ kháng sinh là cần

thiết, là trách nhiệm của mỗi nhân viên y tế. Phác đồ điều trị thường do các bệnh viện
biên soạn dựa trên hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế hoặc các hiệp hội y khoa trên thế
giới, là cơ sở khoa học và mang tính pháp lý cho hoạt động chun mơn của bệnh
viện. Việc tuân thủ phác đồ điều trị giúp đảm bảo hiệu quả trị liệu, tính an tồn, hợp
lý của thuốc và hạn chế tình trạng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn.
Bệnh viện Nhi đồng 2 được thành lập từ ngày 01/6/1978, trực thuộc Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng
1 với 1400 giường bệnh và là một trong 4 bệnh viện nhi hàng đầu tại Việt Nam có
nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho các trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi. Trong tình hình đề
kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng, thách thức lớn trong điều trị bệnh
nhiễm khuẩn là lựa chọn kháng sinh hợp lý để đảm bảo hiệu quả điều trị trên bệnh

.


.

2

nhân, giảm tỷ lệ kháng kháng sinh, bảo tồn được kháng sinh dự trữ. Bệnh viện Nhi
Đồng 2 đã xây dựng phác đồ điều trị viêm phổi đầu tiên vào năm 2004 và cập nhật,
bổ sung mới nhất vào năm 2019 để phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện nay, các nghiên cứu về việc tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh đối với
viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện chuyên khoa nhi nói chung và bệnh viện Nhi đồng
2 nói riêng cịn hạn chế. Do đó, đề tài này tiến hành “Khảo sát tình hình tuân thủ
phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Nhi Đồng
2” trong năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong 2 ngày đầu nhập viện sau khi được
chẩn đoán viêm phổi cộng đồng.
2. Khảo sát sự tuân thủ phác đồ kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng trên

bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2019.
3. Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ kháng sinh trong điều trị
viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2019.

.


.

3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về viêm phổi cộng đồng
1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi là tình trạng tổn thương viêm nhu mơ phổi, có thể lan tỏa cả hai phổi
hoặc tập trung ở một thùy phổi. Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) là một bệnh lý phổ
biến ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi ở ngoài cộng đồng hoặc 58 giờ
đầu tiên sau khi nhập viện 5.
1.1.2. Tình hình dịch tễ
Tỷ lệ mắc VPCĐ được ước tính trên toàn thế giới dao động từ 1,5 đến 14 trường
hợp trên 1000 người mỗi năm, có thể bị ảnh hưởng bởi đặc điểm địa lý, mùa và dân
số tại từng khu vực 6. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF - United Nations
International Children's Emergency Fund) báo cáo tháng 11/2019, viêm phổi là nguyên
nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Cứ mỗi 39 giây có 1 trẻ chết vì viêm phổi.
Đa số ở trẻ dưới 2 tuổi và gần 153.000 trẻ ở tháng đầu đời tử vong do viêm phổi 7. Ở
Việt Nam, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở trẻ em, chiếm 5,4
% số ca nhập viện và gần 50% trẻ xuất viện có kèm biến chứng 3.
1.1.3. Tác nhân gây bệnh
VPCĐ trẻ em có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm, trong đó nguyên
nhân thường gặp nhất là vi khuẩn. Tác nhân gây bệnh chính thay đổi theo tuổi. Vi

khuẩn gây VPCĐ được chia làm 2 nhóm là điển hình và khơng điển hình. Nhóm điển
hình gồm Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis
chiếm 85% trường hợp VPCĐ. Có thể gặp với tần suất thấp là Klebsiella pneumonia,
Staphylococcus aureus ở bệnh nhân bị nhiễm cúm, Pseudomonas aeruginosa ở bệnh
nhân giãn phế quản hoặc xơ nang 8. Nhóm khơng điển hình có thể tìm thấy tại phổi
và ngồi phổi được chia làm 2 nhóm là do vi khuẩn có khả năng truyền nhiễm và
khơng truyền nhiễm. Nhóm truyền nhiễm gây VPCĐ gồm Chlamydophila psittaci,
Coxiella burnetii (bệnh sốt Q), Francisella tularensis (bệnh tularemia). Nhóm khơng
truyền nhiễm gồm Mycoplasma pneumoniae, Legionella và Chlamydia pneumoniae
chiếm khoảng 15% số trường hợp VPCĐ 8.

.


.

4

Bên cạnh đó là VPCĐ do tác nhân virus gây ra. Những virus thường gây viêm
phổi ở trẻ như virus hợp bào hô hấp Respiratory Syncitral virus (RSV), kế đến là các
virus cúm A, B, virus Adeno, virus SARV (serve acute respiratory syndrome). Nhiễm
virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp giữa
viêm phổi do virus và vi khuẩn gây ra. Virus là nguyên nhân chiếm từ 30-67% trường
hợp VPCĐ trên trẻ em và hay gặp ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi. 9
Ở Việt Nam, S. pneumonia là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ trên 5 tuổi, kế
đến là các vi khuẩn khơng điển hình M. pneumoniae, C. pneumoniae, L. pneumoniae
với tỷ lệ gây viêm phổi nặng phải điều trị tích cực ở trẻ dưới 5 tuổi lên tới 45% 10.
Ngoài ra, M. pneumoniae thường xuất hiện ở trẻ từ 5 tuổi trở lên so với trẻ nhỏ. Virus
là tác nhân thường gặp ở viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi và ở trẻ viêm phổi nhập viện.11
Virus gây viêm phổi thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi là: Influenzae virus, RSV. Ngoài

ra, tùy theo lứa tuổi các virus khác bao gồm: Parainfluenzae viruses, Adenoviruses,
Rihinoviruses. Gần đây, C. pneumoniae nổi lên là một nguyên nhân gây viêm phổi
thường gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành 12, tiếp theo là S. pneumonia, H. influenzae
thường gây viêm phổi nặng phải nhập viện và gây tử vong cao ở các nước đang phát
triển. H. influenzae nhóm B (Hib) chiếm 95% trường hợp gây bệnh của chủng
H.influenza

13

. Hiện nay việc tiêm chủng vaccin Hib cũng như vaccin phịng S.

pneumonia góp phần làm giảm tình trạng viêm phổi ở trẻ em, giúp giảm gánh nặng
cho y tế 14,15. Dưới đây là bảng phân loại tác nhân gây viêm phổi theo lứa tuổi.
Bảng 1.1. Các tác nhân gây viêm phổi theo lứa tuổi 16
< 1 tháng Streptococcus B, E. coli, Baccille gr (-), S. pneumoniae, H. influenzae
1-3
Có sốt: RSV, Virus khác, S. pneumoniae, H. influenzae
tháng
Khơng sốt: C. trachomatis, M. pneumoniae, Urea. Urealyticum,
Bordetella pertussis, Cytomegalovirus
3 - 12
RSV, Virus khác, (Parainfluenzae, Influenzae, Adenovirus), C. trachomatis,
tháng
M. pneumoniae, C. pneumoniae, Streptococcus A, S. aureus
2 - 5 tuổi Virus (Parainfluenzae influenzae Adenovirus), S. pneumoniae,
H. influenzae, M. pneumoniae, C. pneumoniae, S. aureus, Streptococcus A
> 5 tuổi
M. pneumoniae, S. pneumoniae, C. pneumoniae,
Virus (Influenzae, Adenovirus, siêu vi hô hấp khác)


.


.

5

1.1.4. Phân loại viêm phổi
Theo WHO, mức độ nặng nhẹ của viêm phổi được phân loại như sau 5:
Viêm phổi (viêm phổi nhẹ):
• Trẻ có các triệu chứng: ho hoặc khó thở nhẹ, sốt, thở nhanh, có thể nghe thấy

ran ẩm hoặc khơng.
• Khơng có triệu chứng của viêm phổi nặng như: rút lõm lồng ngực, phập phồng

cánh mũi, thở rên: ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, tím tái và các dấu hiệu nguy hiểm khác.
Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 2 tháng tuổi tất cả các trường hợp viêm phổi ở lứa
tuổi này đều là nặng phải vào bệnh viện để điều trị và theo dõi.
Viêm phổi nặng:
• Trẻ có các dấu hiệu: ho, thở nhanh hoặc khó thở, rút lõm lồng ngực, phập

phồng cánh mũi, thở rên (trẻ dưới 2 tháng tuổi), có thể có dấu hiệu tím tái nhẹ, có ran
ẩm hoặc khơng, X-quang phổi có thể thấy tổn thương hoặc khơng.
• Khơng có các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi rất nặng (Tím tái nặng, suy

hơ hấp nặng, khơng uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật hoặc hơn mê...).
Viêm phổi rất nặng:
• Trẻ có thể có các triệu chứng của viêm phổi hoặc viêm phổi nặng.
• Có thêm một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây: tím tái nặng, khơng uống


được, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm n, co giật hoặc hơn mê, tình trạng
suy dinh dưỡng nặng.
Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các biến chứng, nghe phổi để phát hiện
ran ẩm nhỏ hạt, tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm, tiếng cọ màng phổi... Và chụp
X quang phổi để phát hiện các tổn thương nặng của viêm phổi và biến chứng như tràn
dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, áp xe phổi... để điều trị kịp thời.
1.2. Một số nhóm kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em
1.2.1. Nhóm β-lactam
β-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong điều trị VPCĐ ở
trẻ em, có thể sử dụng đơn trị hoặc kết hợp với kháng sinh khác. Kháng sinh β-lactam

.


.

6

được lựa chọn tùy theo mức độ nặng của bệnh bao gồm: penicilin, β-lactam/ức chế
β-lactamase hoặc một số cephalosporin thế hệ 1, 2, 3. Cơ chế tác dụng của các
β-lactam là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, vi khuẩn khơng có vách tế bào che
chở sẽ bị thốt dịch và chết 17.
1.2.2. Phân nhóm penicilin
Bảng 1.2. Phân nhóm kháng sinh penicilin và phổ kháng khuẩn
Phân nhóm

Tên thuốc

Phổ kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn kém hơn trên các vi


Penicilin phổ
kháng khuẩn hẹp
đồng thời có tác

Methicilin
Oxacilin

dụng trên tụ cầu

khuẩn nhạy cảm với penicilin G, nhưng do có
khả năng kháng penicilinase nên có tác dụng
trên các chủng tiết penicilinase như S. aureus
và S. epidermidis chưa kháng methicillin.

Penicilin phổ

Ampicilin

Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với

kháng khuẩn

Amoxicilin

penicilin G trên các vi khuẩn Gram âm như H.

trung bình

influenzae, E. coli và Proteus mirabilis. Các

thuốc này không bền vững với enzym
betalactamase nên thường được phối hợp với
các chất ức chế beta-lactamase như acid
clavulanic hay sulbactam.

Các penicilin phổ



tác

dụng

mạnh

trên

các

chủng

kháng khuẩn rộng Carbenicilin

Pseudomonas, Klebsiella và một số chủng vi

đồng thời có tác

Ticarcilin

khuẩn Gram âm khác. Piperacilin giữ được


dụng trên trực

Piperacilin

hoạt tính tương tự ampicilin trên tụ cầu Gram
dương và Listeria monocytogenes.

khuẩn mủ xanh
1.2.3. Phân nhóm cephalosporin

Bảng 1.3: Các thế hệ cephalosporin và phổ kháng khuẩn
Phân nhóm

Tên thuốc

Cephalosporin
thế hệ 1

Cefazolin
Cephalexin

.

Phổ kháng khuẩn
Hoạt tính mạnh trên vi khuẩn Gram dương, hoạt
tính tương đối yếu trên vi khuẩn Gram âm. Phần
lớn cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm với
cephalosporin thế hệ 1 (trừ enterococci, S.
epidermidis và S. aureus kháng methicilin)



.

7

Cefoxitin
Cefuroxim
Ceforanid

Cephalosporin
thế hệ 2

Cefotaxim
Cefditoren
Ceftizoxim
Ceftriaxon
Cefixim

Cephalosporin
thế hệ 3

Cefepim
Cephalosporin
thế hệ 4

Hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm so
với thế hệ 1 (yếu hơn nhiều so với thế hệ 3).
Hoạt tính kém hơn thế hệ 1 trên cầu khuẩn Gram
dương, hoạt tính mạnh trên vi khuẩn họ

Enterobacteriaceae (dù hiện nay các chủng vi
khuẩn thuộc họ này đang gia tăng kháng thuốc
mạnh mẽ do khả năng tiết beta-lactamase). Một
số thuốc như ceftazidim và cefoperazon có hoạt
tính trên P. aeruginosa nhưng lại kém hơn các
thuốc khác trong cùng thế hệ 3 trên các cầu
khuẩn Gram dương.
Phổ tác dụng rộng hơn thế hệ 3, bền hơn với betalactamase [khơng bền với K. pneumoniae
carbapenemase (KPC) nhóm A]. Thuốc có hoạt
tính trên vi khuẩn Gram dương, Gram âm.

1.2.4. Nhóm carbapenem
Bảng 1.4: Kháng sinh carbapenem và phổ kháng khuẩn
Kháng sinh
Imipenem

Phổ tác dụng
Phổ tác dụng rộng trên vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Vi khuẩn nhạy
cảm gồm streptococci (cả phế cầu kháng penicilin), enterococci.
Một vài chủng tụ cầu kháng methicilin có thể nhạy cảm với thuốc,
phần lớn các chủng này đã kháng. Hoạt tính rất mạnh trên
Enterobacteriaceae (trừ các chủng tiết carbapenemase). Tác dụng
được trên phần lớn các chủng Pseudomonas và Acinetobacter.
Meropenem Phổ tác dụng tương tự imipenem, có tác dụng trên một số chủng
Gram âm như P. aeruginosa, kể cả đã kháng imipenem.
Tác dụng không mong muốn của các kháng sinh nhóm beta-lactam 17:
- Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mày đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù
Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là ADR nghiêm trọng
nhất có thể dẫn đến tử vong.
- Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích, khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR

thần kinh trầm trọng (rối loạn tâm thần, nói sảng, co giật, hôn mê), tuy nhiên tai biến
này thường chỉ gặp ở liều rất cao hoặc ở người bệnh suy thận do tích lũy thuốc gây
quá liều.
- Các ADR khác: chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một số
cephalosporin; rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột với kháng sinh phổ rộng.

.


.

8

1.2.5. Kháng sinh nhóm aminoglycosid
Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm gentamicin, neltimicin, tobramycin,
amikacin.
• Phổ kháng khuẩn:
Các kháng sinh nhóm aminoglycosid có phổ kháng khuẩn chủ yếu tập trung trên
trực khuẩn Gram âm, tuy nhiên phổ kháng khuẩn của các thuốc trong nhóm khơng
hồn tồn giống nhau. Tobramycin và gentamycin có hoạt tính tương tự nhau trên
các trực khuẩn Gram âm, nhưng tobramycin có tác dụng mạnh hơn trên P. aeruginosa
và Proteus spp, amikacin và trong một số trường hợp là neltimicin vẫn giữ được hoạt
tính trên các chủng kháng gentamycin vì cấu trúc của các thuốc này khơng phải là cơ
chất của nhiều enzym bất hoạt aminoglycosid 17.
• Tác dụng khơng mong muốn (ADR):
- Giảm thính lực và suy thận là hai loại ADR thường gặp nhất. Cả hai loại ADR
này sẽ trở nên trầm trọng (điếc không hồi phục, hoại tử ống thận hoặc viêm thận mô
kẽ) khi sử dụng ở người bệnh suy thận hoặc dùng đồng thời với thuốc có cùng độc
tính (vancomycin, furosemid…).
- Nhược cơ là ADR có thể gặp khi sử dụng aminoglycosid do tác dụng ức chế

dẫn truyền thần kinh – cơ. ADR này ít gặp nhưng tỷ lệ tăng lên khi sử dụng phối hợp
với thuốc mềm cơ cura. Tác dụng liệt cơ hơ hấp có thể gặp nếu tiêm tĩnh mạch trực
tiếp do tạo nồng độ cao đột ngột trong máu; vì vậy kháng sinh này chỉ được truyền
tĩnh mạch (truyền quãng ngắn) hoặc tiêm bắp. Những ADR thông thường như gây dị
ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.
1.2.6. Kháng sinh nhóm macrolid
Gồm: Erythromycin, clarithromycin, azithromycin…
• Phổ kháng khuẩn
Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi khuẩn
Gram dương và một số vi khuẩn khơng điển hình. Macrolid có hoạt tính trên cầu
khuẩn Gram dương (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn Gram dương. Thuốc khơng có tác

.


.

9

dụng trên phần lớn các chủng trực khuẩn Gram âm đường ruột và chỉ có tác dụng yếu
trên một số chủng vi khuẩn Gram âm khác như H. influenzae và N. meningitidis.
Kháng sinh nhóm macrolid tác dụng tốt trên các vi khuẩn nội bào như Campylobacter
jejuni, M. pneumoniae, Legionella pneumophila, C. trachomatis, Mycobacteria 17.
• Tác dụng khơng mong muốn (ADR):
− ADR thường gặp nhất là các tác dụng trên đường tiêu hố: gây buồn nơn, đau
bụng, tiêu chảy (gặp khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh
mạch). Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật.
Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhưng với tỷ lệ thấp.
− Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc
quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.

1.2.7. Kháng sinh nhóm lincosamid
Gồm 2 thuốc là lincomycin, clindamycin, trong đó lincomycin là kháng sinh tự
nhiên, clindamycin bán tổng hợp từ lincomycin.
• Phổ kháng khuẩn:
Kháng sinh nhóm lincosamid có phổ kháng khuẩn tương tự nhóm macrolid trên
Pneumococci, S. pyogenes, Streptococci viridans. Thuốc có tác dụng trên S. aureus,
nhưng khơng có hiệu quả trên S. aureus kháng methicilin. Thuốc cũng khơng có tác
dụng trên trực khuẩn Gram âm hiếu khí. Khác với macrolid, kháng sinh lincosamid
có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí. Thuốc có tác dụng tương đối tốt
trên C. perfringens nhưng có tác dụng khác nhau trên các chủng Clostridium spp.
khác. Kháng sinh nhóm này chỉ tác dụng yếu hoặc khơng có tác dụng trên các chủng
vi khuẩn khơng điển hình như M. pneumoniae hay Chlamydia spp. 17
• Tác dụng khơng mong muốn (ADR):
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tiêu chảy, trầm trọng hơn do
bùng phát Clostridium difficile gây viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong. Viêm gan,
giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp nhưng hiếm và có thể hồi phục 18.

.


.

10

1.2.8. Kháng sinh nhóm glycopeptid
Vancomycin
Tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram dương hiếu khí và kỵ khí gồm: S. aureus,
S. epidermidis, S. pneumoniae (kể cả chủng đã kháng penicilin), phần lớn các chủng
Actinomyces và Clostridium nhạy cảm với thuốc… 18
Tác dụng không mong muốn (ADR): Rất thường gặp ADR >1/10, là viêm tĩnh

mạch và phản ứng giả dị ứng. Với ADR gây viêm tắc tĩnh mạch, truyền thuốc chậm
và pha loãng đúng cách sẽ giảm bớt đáng kể nguy cơ phản ứng này. Phản ứng giả dị
ứng do vancomycin có khả năng gây độc trực tiếp trên dưỡng bào, dẫn đến giải phóng
ồ ạt histamin, biểu hiện như ban đỏ dữ dội: hội chứng cổ đỏ (red-neck) hay người đỏ
(red-man), hạ huyết áp, đau và co thắt cơ. Thường gặp, 1/10 > ADR >1/100: Ớn lạnh,
sốt do thuốc, giảm bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu trung tính có hồi phục. Ít gặp,
ADR < 1/100: Độc tính trên tai, trên thận, hội chứng Steven Johnson, giảm tiểu cầu,
viêm mạch, viêm đại tràng giả mạc do C. diffcile (đường tiêm); ngồi ra có thể gây
q mẫn như phản ứng phản vệ, sốt, rét run, chóng mặt…18
1.2.9.Kháng sinh nhóm quinolon
Gồm ciprofloxacin (thế hệ 2), moxifloxacin (thế hệ 3), levofloxacin (thế hệ 3)…
• Phổ kháng khuẩn:
Fluoroquinolon thế hệ 2 có phổ kháng khuẩn mở rộng hơn loại 1 trên các vi khuẩn
gây bệnh khơng điển hình. Ciprofloxacin cịn có tác dụng trên P. aeruginosa. Khơng
có tác dụng trên phế cầu và trên các vi khuẩn Gram-dương. Cịn fluoroquinolon thế
hệ 3 có phổ kháng khuẩn trên Enterobacteriaceae, trên các chủng vi khuẩn không điển
hình. Khác với thế hệ 2, kháng sinh thế hệ 3 có tác dụng trên phế cầu và một số chủng
vi khuẩn Gram-dương, vì vậy đơi khi cịn được gọi là các quinolon hơ hấp.
• Tác dụng khơng mong muốn (ADR):
ADR đặc trưng của nhóm là viêm gân, đứt gân Asin; Tỷ lệ gặp tai biến tăng nếu sử
dụng trên người bệnh suy gan và/hoặc suy thận, người cao tuổi hoặc dùng cùng
corticosteroid. Biến dạng sụn tiếp hợp đã gặp trên động vật non, do đó cũng có thể

.


.

11


gặp ở trẻ em tuổi phát triển nhưng rất hiếm. Tác dụng phụ trên thần kinh trung ương,
gây nhức đầu, kích động, co giật, rối loạn tâm thần, hoang tưởng. Các ADR của nhóm
kháng sinh này tương tự các cyclin là tác dụng trên đường tiêu hố, gây buồn nơn,
nơn, đau bụng, ỉa chảy hoặc gây suy gan, suy thận, mẫn cảm với ánh sáng 17.
1.2.10. Kháng sinh nhóm oxazolidinon
Đây là nhóm kháng sinh tổng hợp hóa học, với đại diện là linezolid. Thuốc có
tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương như staphylococci, streptococci, enterococci, cầu
khuẩn Gram-dương kỵ khí, Corynebacterium spp., Listeria monocytogenes. Thuốc
hầu như khơng có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm cả hiếu khí và kỵ khí. Trên lâm
sàng, linezolid thường được chỉ định trong các trường hợp vi khuẩn Gram-dương đã
kháng các thuốc kháng sinh khác như S. pneumoniae kháng penicilin, các chủng
staphylococci kháng methicilin trung gian và kháng vancomycin, enterococci kháng
vancomycin.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Thuốc được dung nạp tốt, có thể gặp một
số tác dụng khơng mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban… Đáng lưu
ý nhất là tác dụng ức chế tủy xương, với các biểu hiện thiếu máu, giảm bạch cầu,
giảm tiểu cầu… Trong đó, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu giảm
xuống mức rất thấp có thể gặp với tỷ lệ tới 2,4% trên các người bệnh sử dụng
linezolid, thường liên quan với độ dài đợt điều trị. Cần giám sát chặt chẽ tác dụng
không mong muốn này 17.
1.3. Phác đồ điều trị viêm phổi
1.3.1.Trên thế giới
Bảng 1.5. Các phác đồ điều trị viêm phổi trên thế giới
Phác đồ
điều trị
WHO
(2014) 9

Viêm phổi
Trẻ thở nhanh không rút lõm lồng ngực

hoặc các dấu hiệu nguy hiểm khác dùng
amoxicilin đường uống. Trẻ 2-59 tháng
có rút lõm lồng ngực dùng amoxicilin
đường uống.

.

Viêm phổi nặng
Trẻ từ 2-59 tháng dùng
ampicilin đường tiêm
hoặc penicilin đường
tiêm kết hợp với
gentamicin đường tiêm.
Thay thế bằng ceftriaxon


.

12

Ưu tiên sử dụng kháng sinh đường uống, kể cả viêm phổi nặng. Lựa
chọn ban đầu: amoxicilin, có thể thay thế bằng amoxicilin/clavulanat,
cefaclor, erythromycin, azithromycin và clarithromycin
- Không đáp ứng với phác đồ ban đầu hoặc nghi ngờ nhiễm M. pneumoniae,
C. pneumoniae hoặc bệnh rất nặng: bổ sung kháng sinh macrolid.
Kháng sinh tiêm chỉ nên sử dụng khi trẻ không thể dung nạp bằng
đường uống, trẻ bị nơn, trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng máu hoặc có biến
chứng viêm phổi. Lựa chọn kháng sinh tiêm: amoxicilin,
amoxicilin/clavulanat, cefuroxim, cefotaxim hoặc ceftriaxon.
Hướng

Đặc điểm
Viêm phổi
Viêm phổi
dẫn thực
bệnh nhân
do vi khuẩn
khơng điển hình
hành lâm
Bệnh nhân đã được Ampicilin
hoặc Azithromycin (kết hợp
sàng của
tiêm phòng H. penicilin G; Với với 1 kháng sinh ßHội bệnh
influenzae type b nhiễm trùng nặng lactam nếu không chắc
nhiễm
và S. pneumoniae. thay
thế
bằng chắn bệnh nhân viêm
trùng nhi
Phế cầu kháng ceftriaxon
hoặc phổi khơng điển hình.
khoa Mỹ
penicilin với tỷ lệ cefotaxim, kết hợp Thay bằng clarithromycin
2011
thấp.
với
vancomycin/ hoặc erythromycin (trẻ >
(IDSA)20
clindamycin
nếu 7 tuổi) hoặc levofloxacin
nghi

ngờ
mắc (trẻ trưởng thành hoặc
MRSA.
không dung nạp macrolid)
Bệnh nhân chưa Ceftriaxon hoặc
tiêm
phòng cefotaxim; Thay thế
H. influenzae type bằng levofloxacin,
b và S. pneumoniae.
kết hợp vancomycin/
Phế cầu kháng clindamycin nếu
penicilin tỷ lệ cao. nghi ngờ mắc MRSA
ß-lactam: penicilin G, ampicilin, ceftriaxon, cefotaxim
Hướng dẫn
sử dụng
kháng sinh
trong điều
trị VPCĐ
trẻ em của
Hội lồng
ngực Anh
2011 (BTS) 19

1.3.2. Tại Việt Nam
Theo tài liệu Phác đồ điều trị Nhi khoa của Bệnh viện Nhi Đồng 1
• Viêm phổi rất nặng
− Lựa chọn đầu tiên là cephalosporin thế hệ 3. Cefotaxim: 200 mg/kg/ngày
TMC chia 3-4 lần, hoặc ceftriaxon với liều 80 mg/kg/ngày - TB hay TM – 1 lần/ngày.
− Thuốc thay thế: cloramphenicol hoặc ampicilin + gentamicin. Sau đó duy trì
bằng đường uống, với tổng thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.


.


.

13

− Nếu nghi ngờ tụ cầu: oxacilin (50 mg/kg TB hay TM mỗi 6-8 giờ) và
gentamicin. Khi trẻ cải thiện, chuyển sang oxacilin uống trong tổng thời gian 3 tuần.
• Viêm phổi nặng
Benzyl penicilin: 50.000 UI/kg TB hay TM mỗi 6 giờ, ít nhất 3 ngày hoặc
ampicilin (TM) hoặc cephalosporin thế hệ 3 (TM). Nếu trẻ không cải thiện sau 48
giờ, hoặc khi trẻ có dấu hiệu xấu đi: chuyển sang cloramphenicol (TM, TB) hoặc
cephalosporin thế hệ 3 (nếu đang dùng benzyl penicilin), khi trẻ cải thiện chuyển sang
amoxicilin uống. Thời gian điều trị từ 7 tới 10 ngày.
• Viêm phổi
− Amoxicilin: 50 mg/kg/ngày chia 2 lần uống. Khi nghi ngờ vi khuẩn kháng
thuốc: 80-90 mg/kg/ngày chia 2 lần uống hoặc cotrimoxazol (4 mg/kg trimethoprim
– 20 mg/ kg sulfamethoxazol) x 2 lần/ngày. Thời gian: ít nhất 5 ngày, nếu cải thiện
(hết thở nhanh, bớt sốt, ăn uống khá hơn): tiếp tục uống kháng sinh đủ 5 ngày, nếu
trẻ không cải thiện (còn thở nhanh, sốt, ăn kém): đổi sang cephalosporin thế hệ 2
(cefaclor, cefuroxim) hoặc amoxicilin/clavulanat.
− Macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin) là kháng sinh thay
thế trong trường hợp dị ứng với beta lactam, kém đáp ứng với điều trị kháng sinh ban
đầu hay nghi ngờ vi khuẩn khơng điển hình 21.
Hướng dẫn điều trị VPCĐ ở trẻ em theo tài liệu Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
của Bộ Y tế (2015)
Viêm phổi trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi
- Ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi, tất cả trường hợp viêm phổi đều là nặng:

+ Benzyl penicilin 50 mg/kg/ngày (TM) chia 4 lần hoặc
+ Ampicilin 100 - 150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamicin 5 - 7,5 mg/kg/ngày
(TB) hoặc (TM) dùng 1 lần trong ngày. Điều trị từ 5 -10 ngày.
- Trường hợp viêm phổi rất nặng: Cefotaxim 100 – 150 mg/kg/ngày (TM) chia
3 - 4 lần trong ngày.
Viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi

.


.

14

- Viêm phổi (không nặng): Kháng sinh uống vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả
kể cả một số trường hợp nặng:
+ Co-trimoxazol 50 mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S. pneumoniae
chưa kháng nhiều với thuốc này.
+ Amoxicilin 45 mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Thời gian dùng kháng sinh
cho trẻ viêm phổi ít nhất là 5 ngày. Nếu khơng đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như
viêm phổi nặng.
Ở những nơi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn S. pneumoniae cao có
thể tăng liều lượng amoxicilin lên 75 – 90 mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày.
+ Trường hợp vi khuẩn H. influenzae và B. catarrhalis tiết betalactamase cao
có thể thay thế bằng amoxicilin/clavulanat.
- Viêm phổi nặng
+ Benzyl penicilin 50 mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4 - 6 lần.
+ Ampicilin 100 - 150 mg/kg/ngày.
Theo dõi sau 2 - 3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị đủ 5 – 10 ngày. Nếu không
đỡ hoặc nặng thêm thì phải điều trị như viêm phổi rất nặng. Trẻ đang được dùng

kháng sinh đường tiêm có thể chuyển sang đường uống khi có bằng chứng bệnh đã
cải thiện nhiều.
- Viêm phổi rất nặng
+ Benzyl penicilin 50 mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4 - 6 lần phối hợp với
gentamicin 5 - 7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
Hoặc cloramphenicol 100 mg/kg/ngày (tối đa 2 g/ngày), dùng từ 5 - 10 ngày.
Theo dõi sau 2 - 3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị 7 - 10 ngày hoặc dùng ampicilin
100 - 150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamicin 5 - 7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM)
dùng 1 lần trong ngày. Nếu không đỡ hãy đổi 2 công thức trên cho nhau hoặc dùng
cefuroxim 75 -150 mg/kg/ ngày (TM) chia 3 lần.
- Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu:

.


×