Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kiến thức thái độ của thân nhân bệnh nhi suyễn tại khoa hô hấp bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.15 KB, 9 trang )

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ HÀNH VI THÂN NHÂN BỆNH NHI SUYỄN
TẠI KHOA HÔ HẤP 2, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2008
Đỗ Thị Thuý Hằng *
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỉ lệ thân nhân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng trong chăm sóc
trẻ bị suyễn tại khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Kết quả: khảo sát 100 trường hợp trẻ bị suyễn nằm viện tại khoa hô hấp 2 bệnh viện nhi
đồng 2 từ tháng 2/2008 đến 8/2008 kết quả thu được: thân nhân bệnh nhi suyễn có kiến
thức đúng 27%, thái độ đúng 95%, thực hành đúng 62.5%
Kết kuận: Suyễn là bệnh mãn tính phổ biến trẻ em, gây nhiều thiệt hại về kinh tế xã hội,
suyễn có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Với kết quả nghiên cứu trên kiến thức của
thân nhân về bệnh suyễn còn hạn chế. Vì vậy cung cấp kiến thức suyễn cho thân nhân
bệnh nhi suyễn là rất cần thiết giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn
SUMMARY
SURVER OF KNOWLEDGE, ATTITUDE AND BEHAVIOUR OF PARENTS OF
CHILDREN PATIENTS AT THE RESPIRATORY WARD 2 OF PEDIATRIC
HOSPITAL 2 IN 2008
Objectives: To confirm the percentage of patients’parents who have knowledge, right
attitude an behaviour about, caring of their children in case their children have asthma
condition
Method: Descriptive cross sectional design
Result: The survey of 100 inpatient from February to August in 2008 cases shows the
result as follows:
The parents, who have right knowledge about asthma condition is 27%
The parents, who have right attitude about asthma condition is 95%
The parents, who have right behaviour about asthma condition is 62.5%
Conclusion:
Asthma is a popular condition in children
Asthma is a disease which has many economical social effects
Asthma can be prevented and controlled


According to be survey’ result, we acknowledge that parents knowledge is limited and
they need to follow in instruction to use the device correctly therefore, to help the
parents of children having the asthma understand is necessary this will help prevent an
control the asthma more effectively
(*) Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2
1
1. Đặt vấn đề
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh suyễn là bệnh mãn tính đường hô hấp
Bệnh suyễn là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu hiện nay, ở nước ta theo Hội Hen Dị
ứng Miễn dịch lâm sàng Việt Nam năm 2005, hơn 5% dân số bị bệnh này.
Theo GINA năm 2007 hiện có khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen
và ước tính đến năm 2025 con số này sẽ tăng thêm 100 triệu người nữa do nếp sống
phương tây và đô thị hoá cộng đồng. Bệnh suyễn đã trở nên phổ biến ở cả trẻ em và
người lớn trên toàn thế giới.
Hen ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống người bệnh như sinh hoạt, học tập,vui
chơi, giải trí trẻ em do phải nhập viện nghỉ học và còn là bệnh gánh nặng kinh tế xã
hội.Theo tác giả NGUYỄN THỊ RỒI gánh nặng kinh tế xã hội của bệnh suyễn ở trẻ nhập
viện tại khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhi Đồng 2 từ tháng 7/2006 đến 6/2007 nghiên cứu trên
1762 trẻ em nhập viện kết quả thu được tổng số ngày nằm viện 10.545 ngày, tổng số
ngày nghỉ học đối với trẻ em 864 ngày, tổng chi phí cho đợt nằm viện 12 tháng qua
822.059.326 đồng, chi phí bình quân cho một đợt điều trị mỗi bệnh nhân là 466.548
đồng
Tổ chức Y Tế Thế Giới ước đoán rằng 15 triệu năm đời sống điều chỉnh theo mức
độ tàn phế đã mất đi mỗi năm vì hen, đại diện cho 1% gánh nặng bệnh tật toàn bộ trên
toàn thế giới.Tử vong hàng năm do hen ước tính khoảng 250.000
Với tiến bộ y học hiện đại bệnh suyễn có thể kiểm soát được.Có nghĩa là ngăn
ngừa được cơn hen và bệnh nhân cảm thấy khoẻ mạnh . Bên cạnh cung cấp kiến thức
bệnh suyễn cho thân nhân, cách nhận biết dấu hiệu lên cơn suyễn, nhận biết các yếu tố
lên cơn hen, cách phòng ngừa các yếu tố gây hen, dùng thuốc đúng cách khi nào dùng

thuốc cắt cơn khi nào dùng thuốc ngừa cơn
Do vậy sự nhận thức của thân nhân bệnh nhi về bệnh suyễn rất quan trọng
Mặt khác tại khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2, qua kinh nghiệm làm việc
chúng tôi nhận thấy: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đủ điều kiện để điều trị cho
những bé bị suyễn nhưng hiểu biết thân nhân về bệnh suyễn còn chưa đúng và tỉ lệ bệnh
nhân nhập viện còn cao
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài tìm hiểu về thái độ kiến thức hành vi thân nhân
bệnh nhi suyễn tại Khoa Hô Hấp 2, Bệnh Viện Nhi Đồng 2 qua đó nhằm đưa ra kế hoạch
hướng dẫn thân nhân về việc chăm sóc trẻ bị suyễn.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Tỉ lệ thân nhân bệnh nhi suyễn có kiến thức, thái độ, hành vi đúng trong chăm sóc trẻ bị
suyễn tại khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008 là bao nhiêu?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
K Xác định tỉ lệ thân nhân bệnh nhi suyễn có kiến thức đúng trong chăm sóc trẻ bị
suyễn tại Khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008
1 Xác định tỉ lệ thân nhân bệnh nhi suyễn có thái độ đúng trong chăm sóc trẻ bị
suyễn tại khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008
1 Xác định tỉ lệ thân nhân bệnh nhi suyễn có thực hành đúng trong chăm sóc trẻ bị
suyễn tại Khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008
2. Tổng quan tài liệu:
1. Định nghĩa
Suyễn là bệnh không lây, có tính chất gia đình, có thể kiểm soát được
2
Suyễn là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí với sự tham gia nhiều tế bào và các yếu
tố tế bào. Tình trạng viêm mãn tính này kết hợp sự tăng phản ứng đường dẫn khí làm
xuất hiện các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho đặc biệt là về ban đêm hay
là sáng sớm tái đi tái lại. Các giai đoạn này thường kết hợp với giới hạn luồng khí với các
đặc tính giới hạn lan toả, hay thay đổi theo thời gian, thường có khả năng hồi phục tự
nhiên hay sau điều trị
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và biểu hiện hen

2.1 Yếu tố chủ thể
Gene
Béo phì: béo phì cũng được chứng minh là một yếu tố gây hen. Vài hoá chất trung gian
như là leptin có thể ảnh hưởng chức năng đường thở và tăng nguy cơ phát bệnh hen
Giới: giới nam là một yếu tố nguy cơ ở trẻ em. Trước tuổi 14, tỷ lệ bệnh hen toàn bộ ở trẻ
trai lớn gần gấp đôi ở trẻ gái
2.2 Yếu tố môi trường
1 Thú nuôi trong nhà như chó mèo
1 Khói thuốc lá, than củi
1 Bụi giường gối hoặc khi quét dọn nhà cửa
1 Một số mùi và thuốc xịt phòng, thuốc diệt côn trùng
1 Phấn hoa
1 Không khí lạnh, thời tiết nóng
1 Một số thức ăn (tôm, cua, cá, thức ăn lên men, đồ uống lạnh như nước đá
1 Tập thể dục, xúc động, căng thẳng
1 Lao động nặng
1 Bệnh đường hô hấp ( cảm, cúm, viêm xoang )
Dấu hiệu chính bệnh suyễn:
1 Ho
1 Khò khè
1 Khó thở
3.Phòng ngừa bệnh hen
3.1 Tránh các yếu tố khởi phát
3.2 Cải thiện môi trường sống
1 Nhà cửa phải sạch sẽ, thoáng khí, có ánh sáng, giảm độ ẩm
1 Giặt giũ, phơi nắng giường chăn mền
1 Tránh hút thuốc lá trong nhà, hạn chế khói bụi, khí độc
1 Giữ thú vật nuôi trong nhà bên ngoài phòng ngủ
1 Hút bụi
3.3 Dùng thuốc điều trị suyễn đúng lời dặn BS

3.4 Kiểmtra sức khoẻ định kỳ
3.5 Nhận biết dấu hiệu nặng đưa trẻ nhập viện ngay
o Khò khè tái phát
o Ho thường xuyên về đêm lúc gần sáng
o Khò khè, khó thở khi trẻ gắng sức hoặc tiếp xúc với chất lạ

3
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu :cắt ngang mô tả
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Khoa Hô Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Thời gian:2/2008 đến 8/2008
3. 3 Đối tượng nghiên cứu:
K Dân số đích: Người chăm sóc trực tiếp bệnh nhi bị suyễn điều trị tại Khoa Hô
Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2
1 Dân số mẫu: Người chăm sóc trực tiếp bệnh nhi bị suyễn điều trị tại Khoa Hô
Hấp 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008
1 Khung mẫu: Danh sách bệnh nhi bị suyễn đang điều trị tại khoa Hô Hấp 2
Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008
1 Cỡ mẫu :100 mẫu
1 Kỹ thuật chọn mẫu : chọn mẫu không xác xuất
1 Tiêu chí chọn vào: Thân nhân có con bị suyễn nhập viện Tại Khoa Hô Hấp 2
Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2008. Thân nhân bệnh nhi suyễn đồng ý cho con
tham gia vào nghiên cứu
1 Tiêu chí loại trừ: Thân nhân của bệnh nhi suyễn bị câm điếc
+Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp thân nhân ngay khi nhập viện
+Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi và bảng kiểm
+Phương pháp kiểm soát sai lệch

Huấn luyện kỹ người quan sát, điều tra viên
+Phương pháp xử lí số liệu:
K Thống kê mô tả phân bố theo tần số, tỉ lệ
1 Sử dụng phần mềm EPIDATA 3.0 để nhập số liêu, phân tích số liệu phần mềm
STATA 8.0
3. Kết quả nghiên cứu
Khảo sát 100 trường hợp
A Thông tin thân nhân và bệnh nhân
1 Phân bố nghề nghiệp: đa phần công nhân nông dân chiếm 39%, cán bộ công chức
18%, nhóm kinh tế tư nhân 21%, nhóm khác 22%. (có phải chăng do đặc điểm khoa
không phải là khoa dịch vụ, bệnh nhi miễn phí dưới 6 tuổi nhiều, điều này có thể làm ảnh
hưởng đến kết quả phân bố nghề nghiệp )
4
18
39
21
22
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Cán Bộ Công Chức
Công nhân, nông dân
Nhóm kinh tế tư nhân
Nhóm khác

2. Phân bố trình độ học vấn : Đa phần học vấn cấp 2 chiếm 37%, cấp1 (13%), cấp 3
(33%), đại học trở lên 17%, không mù chữ
3 Phân bố nhóm tuổi bệnh nhi ở độ tuổi từ 3-8 tuổi 49%, trên 8 tuổi 12%, dưới 3 tuổi
39%
5
0
13
37
33
17
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Mù chữ
Cấp1
Cấp 2
Cấp 3
>= đại học
39
49
12
0
5
10

15
20
25
30
35
40
45
50
d
ướ
i 3tu

i
3-8tu

i
treân 8tu

i
4 Đa số các bé đều được điều trị và theo dõi suyễn tại bệnh viện 89%, điều trị và theo dõi
suyễn tại trung tâm y tế và nơi khác 11%
B Kiến thức
Bảng nhận xét về kiến thức thân nhân
Kiến thức thân nhân Tần số Tỉ lệ Tổng cộng
Bệnh suyễn có lây 15 15%
100%
Bệnh suyễn không lây 65 65%
Không biết bệnh suyễn có lây hay không lây 20 20%
Suyễn có di truyền 72 72%
100%

Suyễn không di truyền 15 15%
Không biết suyễn có di truyền hay không di
truyền
13 13%
Suyễn phòng ngừa được 73 73%
100%
Suyễn không phòng ngừa được 4 4%
Không biết suyễn có phòng ngừa hay không
phòng ngừa
11 11%
Suyễn ảnh hưởng cuộc sống 13 13%
100%
Suyễn không ảnh hưởng cuộc sống 76 76%
Không biết suuyễn có ảnh hưởng hay không
ảnh hưởng cuộc sống
11 11%
Bảng nhận xét kiến thức thân nhân bệnh nhi suyễn nhận biết dấu hiệu gợi ý suyễn
Thân nhân nhận biết dấu hiệu bệnh suyễn Tần số Tỉ lệ
Đúng 80 80%
Sai 20 20%
6
89
4
7
0
20
40
60
80
100

Bệnh viện
Trung tâm y tế
Nơi khác
Bảng nhận xét yếu tố khởi phát cơn suyễn
Thân nhân nhận biết yếu tố khởi phát cơn
suyễn
Tần số Tỉ lệ
Đúng 77 77%
Sai 23 23%
Biểu đồ kiến thức thận nhân bệnh nhi về bệnh suyễn
27% thân nhân có kiến thức đúng về suyễn,73% không hiểu đúng về bệnh suyễn
1 Bệnh không lây
1 Bệnh có di truyền
1 Bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát được
1 Có cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác
1 Thân nhân nhận biết từ 2 yếu tố khởi phát suyễn
1 Thân nhân nhận biết từ hai dấu hiệu suyễn
C Thái độ
95% thân nhân đồng ý để phòng ngừa lên cơn suyễn, chúng ta cần bảo vệ trẻ tránh xa các
yếu tố khởi phát và khi trẻ lên cơn suyễn thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay,
5% thân nhân không đồng ý với ý kiến nêu trên
7
95
5
đồng ý
không đồng ý
27
73
kiến thức thân nhân
bệnh suyễn

đúng
sai
D. Thực hành
A. Khảo sát 6 trường hợp bệnh nhi trên 8 tuổi sử dụng ventoin trực tiếp vào miệng chỉ có
3 trường hợp thực hành đúng chiếm 50%.
Thực hành xịt ventolin Tần số Tỉ lệ
Đúng 3 50%
Sai 3 50%
B. Khảo sát 18 trường hợp thân nhân sử dụng ventolin qua buồng đệm 12 trường hợp
thực hành đúng chiếm 66,67%
Xịt ventolin qua buồng đệm Tần số Tỉ lệ
Đúng 12 66.67%
Sai 6 33,33%

Thực hành xịt thuốc điều trị suyễn
Khảo sát 24 trường hợp bệnh nhi có xịt ventolin chỉ 15 trường hợp thực hành đúng
(62,5%) , 9 trường hợp thực hành chưa đúng (37,5%),
4 Bàn luận
1. Phân bố nghề nghiệp Đa phần công nhân, nông dân 39%, cán bộ công chức 18%,
nhóm kinh tế tư nhân 21%, 22% nhóm khác: (có phải chăng do đặc điểm khoa không
phải là khoa dịch vụ, bệnh nhi miễn phí dưới 6 tuổi nhiều, điều này có thể làm ảnh hưởng
đến kết quả phân bố nghề nghiệp )
2. Trình độ học vấn Đa phần học vấn cấp 2 chiếm 37%, cấp1 (13%), cấp 3 (33%), đại
học trở lên 17%, không mù chữ :
3. Phân bố nhóm tuổi :Dưới 3 tuổi chiếm tỉ lệ 39%, từ 3 tuổi đến 8 tuổi (49%), trên 8
tuổi (12%)
4. Đa số các bé đều được điều trị và theo dõi suyễn tại bệnh viện 89%, còn lại điều trị và
theo dõi suyễn ở trung tâm y tế và nơi khác 11% (điều này có thể do tâm lý thân nhân
thích đến bệnh viện chuyên sâu)
5. Kiến thức : Với định nghĩa bệnh không lây bệnh, có di truyền, bệnh có thể phòng ngừa

và kiểm soát được, số thân nhân nhận biết được 2 yếu tố khởi phát suyễn, và hai dấu hiệu
gợi ý bệnh suyễn chiếm 27%. Điều này cho thấy sự hiểu biết của thân nhân về bệnh
suyễn còn thấp chiếm 73%
8
62.5
37.5
thực hành
đúng
sai
6. Thái độ: Khi đưa ra ý kiến để phòng ngừa lên cơn suyễn, chúng ta cần bảo vệ trẻ tránh
xa các yếu tố khởi phát và khi trẻ lên cơn suyễn thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay
95% thân nhân đồng ý, 5% không đồng ý ý kiến trên. Đa số thân nhân bệnh nhi hiểu biết
đúng đắn về cách phòng ngừa và điều trị suyễn cho con, chỉ một số ít thân nhân chưa
hiểu đúng
7. Thực hành: Khảo sát 6 trường hợp những trẻ trên 8 tuổi tự xịt ventolin trực tiếp vào
miệng chỉ có 3 trường hơp thực hành đúng, còn lại 3 trường hợp không đúng
Khảo sát 18 trường hợp sử dụng ventolin qua buồng đệm có 12 (66.67%) trường hợp
thực hiện đúng, còn lại 6 trường hơp thực hành không đúng (33,33%)
Khảo sát 24 trường hợp bệnh nhi có sử dụng thuốc xịt điều trị suyễn 15 trường hợp sử
dụng đúng (62.5%), 9 trường hợp sử dụng không đúng (37.5%).Điều này có thể thân
nhân chưa quan tâm đúng mức việc hướng dẫn con em mình sử dụng đúng cách thuốc
điều trị suyễn dạng xịt và bản thân những thân nhân bệnh nhi suyễn cũng chưa sử dụng
đúng cách thuốc điều trị hen
5 Kết luận
Tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng 27% , chưa đúng 73%
Tỉ lệ thân nhân có thái độ đúng 95%, không đúng 5%
Tỉ lệ thân nhân có thực hành đúng 62,5%, không đúng 37,5%
Suyễn là một bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em, gây nhiều thiệt hại về kinh tế xã hội,
suyễn là một bệnh có thể phòng ngừa và kiễm soát được với kết quả nghiên cứu trên ta
thấy kiến thức thân nhân hiểu biết về suyễn còn hạn chế, việc xịt thuốc cần phải quan

tâm hơn, vì vậy cung cấp kiến thức suyễn cho thân nhân là rất cần thiết giúp phòng ngừa
và kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Chúng tôi
có những đề nghị sau
1 Vấn đề xịt thuốc cần được nhân viên hướng dẫn kỹ tại khoa và theo dõi trong
quá trình nằm viện
1 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn thân nhân bệnh nhi suyễn
nhận biết và phòng tránh các yếu tố gây cơn hen
1 Phát tài liệu tham khảo cho thân nhân bệnh nhi suyễn khi xuất viện
1 Giáo dục sức khoẻ thân nhân bệnh nhi suyễn thông qua báo đài, tranh ảnh, tivi
1 Cần có kinh phí hoạt động trong chương trình quản lý hen, giúp hạn chế tình
trạng nhập viện và hạn chế sự xuất hiện cơn suyễn nặng.
1 Kế hoạch hành đông cá nhân trong hen : hướng dẫn thân nhân bệnh nhi suyễn
cách sử dụng bảng theo dõi điều trịsuyễn tại nhà sử dụng thuốc ngừa cơn, cắt cơn
Tài liệu tham khảo
1. GINA (2007), www.ginasthma.org
2. HỒ THỊ KIM THOA (2004), khảo sát tần suất suyễn và các bệnh dị ứng ở trẻ em 13-
14 tuổi tãi các trường trung học cơ sở thuộc tphcm,hội nghị khoa học kỹ thuật bvnđ2
3. NGUYỄN THỊ RỒI (2007), gánh nặng kinh tế xã hộicủa bệnh suyễn ở trẻ em nhập
viện tại bệnh viện nhi đồng 2, hội nghị khoa học kỹ thuật bvnđ2
9

×