Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym α glucosidase từ lá trà hoa vàng ( camellia dormoyana ( pierre ) sealy , theaceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.21 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------

ĐỒN THÀNH LN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ ỨC CHẾ ENZYM
α-GLUCOSIDASE TỪ LÁ TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA DORMOYANA (PIERRE) SEALY., THEACEAE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------



ĐỒN THÀNH LN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ ỨC CHẾ ENZYM
α-GLUCOSIDASE TỪ LÁ TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA DORMOYANA (PIERRE) SEALY., THEACEAE)

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THÀNH TRIẾT

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Đồn Thành Ln

.



.

iii

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC - KHÓA 2020 - 2022
Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa
và ức chế enzym α-glucosidase từ lá Trà hoa vàng
(Camellia dormoyana (Pierre) Sealy., Theaceae)
Học viên thực hiện: Đoàn Thành Luân
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Triết
Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng và phong phú về các loài trà, trong đó có trà hoa vàng
(Yellow camellia), nhiều lồi trà được xác định là loài đặc hữu. Tuy nhiên hiện nay vẫn cịn
rất ít các nghiên cứu về trà hoa vàng. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học hướng
tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase từ lá Trà hoa vàng (Camellia
dormoyana (Pierre) Sealy., Theaceae)” được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin về
thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về
nguồn dược liệu tiềm năng này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Lá loài Camellia sp. được thu hái tại Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên 03/2021. Nghiên cứu
về thực vật học nhằm định danh lồi, các nghiên cứu hóa học, chiết xuất và phân lập các chất
được thực hiện bằng các phương pháp thường quy. Đánh giá hoạt tính trên mơ hình DPPH
và ức chế enzym α-glucosidase. Cấu trúc các chất được xác định bằng phổ MS và NMR.
Kết quả
Đã định danh được đối tượng nghiên cứu là loài Camellia dormoyana. Từ 4 kg bột lá C.
dormoyana bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 96 % và lắc phân bố lỏng-lỏng thu được 5
phân đoạn n-hex (107 g), CHCl3 (37 g), EtOAc (45 g), n-BuOH (60 g) và H2O (296 g). Từ

phân đoạn EtOAc thu được 8 hợp chất: C1 (9,7 mg; acid 3’-O-methyl-3,4methylendioxyellagic 4’-O-β-D-glucopyranosid), C2 (17,2 mg; kaempferol), C3 (20,8 mg;
kaempferol-7-O-α-L-rhamnose), C4 (17,9 mg; acid 3,3’,4-trimethoxyl-ellagic 4’-O-β-Dglucopyranosid), C5 (114,6 mg; acid gallic), C6 (8,7 mg; epicatechin), C7 (107,4 mg;
kaempferol 3-O-β-D glucopyranosid 7-O-α-L-rhamnopyranosid), C8 (3,5 mg; acid-3’methoxyellagic-4-(6’’-galloyl) glucopyranosid). Bằng công cụ tìm kiếm như Scifinder kết
luận C4 lần đầu tiên phân lập trong chi Camellia, C8 tạm thời kiến nghị cấu trúc vì cịn thiếu
dữ liệu trên phổ NMR.
Kết quả thử nghiệm chống oxy hóa mơ hình DPPH và ức chế enzym α-glucosidase cho thấy
C2, C3 và C6 đều thể hiện hoạt tính trên cả 2 mơ hình thử nghiệm, C1 chỉ thể hiện hoạt tính
ức chế enzym α-glucosidase, C5 thể hiện khả năng thu dọn gốc tự do DPPH mạnh nhất. Hợp
chất C4 và C7 thể hiện hoạt tính rất yếu ở cả 2 mơ hình thử nghiệm.

Kết luận
Đã cơng bố các dữ liệu khoa học về thực vật, hóa học và tác dụng sinh học của lá loài C.
dormoyana tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao giá trị loài, ứng dụng
tạo ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

.


.

iv

ABSTRACT
Thesis of Master of Pharmacy – Course: 2020 – 2022
BIOACTIVITY-GUIDED ISOLATION OF ANTIOXIDANT AND αGLUCOSIDASE INHIBITOR ACTIVITIES FROM LEAVE OF YELLOW
CAMELLIA (CAMELLIA DORMOYANA (PIERRE) SEALY., THEACEAE)
Student: Doan Thanh Luan
Instructor: Dr. Nguyen Thanh Triet
Introduction
Vietnam has a diversity and abundance of tea species including yellow camellia, many

species of these are identified as endemic species of the country. However, there is still little
studies on yellow camellia. Therefore, the study on "Bioactivity-guided isolation of
antioxidant and α-glucosidase inhibitor activities from leave of Yellow camellia (Camellia
dormoyana (Pierre) Sealy., Theaceae)" was carried out with the aim to provide the scientific
evidences about phytochemicals and bioactivities for further studies on potential of this
medicinal herb.
Material and methods
The leaves of Camellia sp. was collected in Nam Cat Tien National Park, Dong Nai province.
Botanical studies for species identification, chemical studies, extraction and isolation of
components are done by routine methods. Evaluation of DPPH activity and α-glucosidase
enzyme inhibition. Structures were determined by MS and NMR spectroscopy techniques.
Results
The research object was identified as Camellia dormoyana. Morphological characteristics,
microscopic examination and leaf powder were determined. From 4 kg of C. dormoyana leaf
powder, 5 fractions of n-hex (107 g), CHCl3 (37 g), EtOAc (45 g), n-BuOH (60 g) and H2O
(196 g) were obtained by soaking with ethanol 96 % and liquid-liquid method. C1 (9,7 mg;
acid 3’-O-methyl-3,4-methylendioxyellagic 4’-O-β-D-glucopyranosid), C2 (17,2 mg;
kaempferol), C3 (20,8 mg; kaempferol-7-O-α-L-rhamnose), C4 (17,9 mg; acid 3,3’,4trimethoxyl-ellagic4’-O-β-D-glucopyranosid), C5 (114,6 mg; acid gallic), C6 (8,7 mg;
epicatechin), C7 (107,4 mg; kaempferol 3-O-β-D glucopyranosid 7-O-α-Lrhamnopyranosid), C8 (3,5 mg; acid-3’-methoxy-ellagic-4-(6’’-galloyl) glucopyranosid)
were isolated from EtOAc fraction. C4 was isolated for the first time in the genus Camellia
by the Scifinder, C8 temporarily suggested the structure because of the lack of data on the
NMR spectrum.
The results of the DPPH free radical scavenging and the α-glucosidase enzyme inhibition
test showed that C2, C3 and C6 showed activity on both tests, C1 only inhibited αglucosidase enzyme. C5 showed the strongest DPPH free radical scavenging capacity.
Compounds C4 and C7 showed very weak activity in both assays.
Conclusion
The study provided information on the botanical, chemistry and bioactivities from the leaves
of C. dormoyana. These results suggest further studies to improve the species value and
create health care products in the future.


.


.

v

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
1.2 Gốc tự do và một số mơ hình thử tác dụng chống oxy hóa ................................ 28
1.3 Tổng quan về bệnh Đái tháo đường .................................................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 32
2.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 32
2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 40
3.1 Khảo sát thực vật học loài Camellia sp. .............................................................. 40
3.2 Kiểm tra độ tinh khiết ......................................................................................... 48
3.3 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học trong lá lồi C. dormoyana ........................ 49
3.4 Định lượng polyphenol toàn phần ....................................................................... 50
3.5 Nghiên cứu hóa học............................................................................................. 51
3.6 Thử nghiệm tác dụng sinh học các một số hợp chất phân lập được ................... 87
3.7 Bàn luận .............................................................................................................. 89
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 97
4.1 Kết luận ............................................................................................................... 97

4.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 99
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ............................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC .............................................................................................................PL.1

.


.

vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một số lồi Trà hoa vàng khu vực Lâm Đồng, Đồng Nai ....................... 13
Hình 1.2. Một số cấu tử chính trong tinh dầu Trà hoa vàng .................................... 20
Hình 1.3. Một số hợp chất flavonoid phân lập từ Trà hoa vàng .............................. 16
Hình 1.4. Một số triterpen và dẫn chất glycosid được phân lập trong Trà hoa
vàng

................................................................................................................. 17

Hình 1.5. Một số saponin chi Panax được phân lập từ Trà hoa vàng ..................... 18
Bố trí thí nghiệm thử DPPH cao cồn và cao phân đoạn trên đĩa 96 giếng36
Bố trí thí nghiệm ức chế enzym α-glucosidase trên đĩa 96 giếng ............. 37
Quy trình chiết xuất và phân lập ............................................................... 38
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái thực vật lồi Camellia sp. được thu hái tại Đồng
Nai

................................................................................................................. 41


Hình 3.2. Hình thái và hoa ngồi tự nhiên ................................................................ 42
Hình 3.3. Một số cấu tử trong bột lá Camellia dormoyana ...................................... 48
Hình 3.4. Đặc điểm cấu tạo biểu bì lá của C. dormoyana ........................................ 43
Hình 3.5. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo lá C. dormoyana ............................................... 44
Hình 3.6. Đặc điểm vi phẫu lá C. dormoyana........................................................... 45
Hình 3.7. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo của cuống lá C. dormoyana .............................. 46
Hình 3.8. Đặc điểm vi phẫu cuống lá C. dormoyana ................................................ 46
Hình 3.9. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo thân C. dormoyana ........................................... 47
Hình 3.10. Đặc điểm vi phẫu thân C. dormoyana..................................................... 48
Hình 3.11. Phương trình đường chuẩn acid gallic .................................................... 50
Hình 3.12. Kết quả phân tách các phân đoạn từ cao cồn lá C. dormoyana .............. 51
Hình 3.13. Sắc ký các phân đoạn từ cao cồn lá C. dormoyana................................. 52
Hình 3.14. So sánh hoạt tính các cao chiết trên 2 mơ hình ....................................... 55
Hình 3.15. Kết quả sắc ký phân đoạn EtOAc ........................................................... 56
Hình 3.16. Kết quả phân tách phân đoạn E.3 bằng sắc ký cột .................................. 57
Hình 3.17. Kết quả phân tách phân đoạn E.4 bằng sắc ký cột .................................. 58
Hình 3.18. Kết quả phân tách phân đoạn E.5 bằng sắc ký cột .................................. 59

.


.

vii

Hình 3.19. Kiểm tinh khiết chất phân lập từ phân đoạn E.3 ..................................... 61
Hình 3.20. Kiểm tinh khiết chất phân lập từ phân đoạn E.4 ..................................... 62
Hình 3.21. Kiểm tinh khiết chất phân lập từ phân đoạn E.5 ..................................... 63
Hình 3.22. Kiểm tinh khiết chất phân lập từ phân đoạn E.6 ..................................... 64
Hình 3.23. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn EtOAc.................................. 64

Hình 3.24. Kết quả phân lập các chất từ phân đoạn EtOAc ..................................... 65
Hình 3.25. Cấu trúc và một số tương tác trên phổ MHBC của hợp chất C1 ............ 68
Hình 3.26. Cấu trúc và độ dịch chuyển hóa học của hợp chất C2 ............................ 69
Hình 3.27. Cấu trúc và độ dịch chuyển hóa học của hợp chất C3 ............................ 72
Hình 3.28. Cấu trúc và một số tương tác trên phổ MHBC của hợp chất C4 ............ 75
Hình 3.29. Cấu trúc và độ dịch chuyển hóa học của hợp chất C5 ............................ 76
Hình 3.30. Cấu trúc và độ dịch chuyển hóa học của hợp chất C6 ............................ 78
Hình 3.31. Cấu trúc và độ dịch chuyển hóa học của hợp chất C7 ............................ 81
Hình 3.32. Cấu trúc và một số tương tác trên phổ HMBC của mảnh 1 .................... 83
Hình 3.33. Cấu trúc và một số tương tác trên phổ HMBC của mảnh 2 .................... 85
Hình 3.34. Cấu trúc và một số tương tác trên phổ HMBC của hợp chất C8 ............ 85
Hình 3.35. Hình thái loài được thu hái và sưu tầm từ Lâm Đồng và Bình Phước.... 90
Hình 3.36. Cơ chế cho hydro liên quan khả năng chống oxy hóa của kaempferol .. 94
Hình 3.37. Liên quan cấu trúc và tác dụng ức chế enzym α-glucosidase ................. 96

.


.

viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm một số loài Trà hoa vàng phân bố ở Việt Nam. ........................ 4
Bảng 1.2. Một số Trà hoa vàng phân bố khu vực Lâm Đồng và Đồng Nai ............ 12
Bảng 1.3. Một số hợp chất flavonoid được phân lập từ Trà hoa vàng ..................... 15
Bảng 1.4. Một số chế phẩm từ C. chrysantha .......................................................... 27
Bảng 1.5. Ưu điểm và nhược điểm của một số thử nghiệm hoạt tính chống oxy
hóa


................................................................................................................. 30
Bố trí các mẫu trong thử nghiệm DPPH ................................................... 35
Bố trí các mẫu trong thử nghiệm ức chế enzym α-glucosidase ................ 37

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tinh khiết của lá C. dormoyana .......................................... 49
Bảng 3.2. Kết quả sơ bộ thành phần hóa học trong lá C. dormoyana ...................... 49
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa nồng độ acid gallic và độ hấp thu .......................... 50
Bảng 3.4. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong lá C. dormoyana ....................... 50
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH...... 53
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase .......................... 53
Bảng 3.7. Kết quả sắc ký cột quá tải phân đoạn EtOAc ........................................... 56
Bảng 3.8. Kết quả sắc ký cột quá tải phân đoạn E.3 ................................................. 57
Bảng 3.9. Kết quả sắc ký cột quá tải phân đoạn E.4 ................................................. 58
Bảng 3.10. Kết quả sắc ký cột quá tải phân đoạn E.5 ............................................... 59
Bảng 3.11. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất C1 ........................................................ 65
Bảng 3.12. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C1 và acid 3’-methoxy-3,4methylendioxyellagic 4’-O-β-D-glucopyranosid ...................................................... 67
Bảng 3.13. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C2 và kaempferol ..................... 69
Bảng 3.14. Kết quả so sánh dữ liệu phổ 13C-NMR của C3 và C2 ............................ 70
Bảng 3.15. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C3 và kaempferol-7-O-α-Lrhamnose ................................................................................................................. 71
Bảng 3.16. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất C4 ........................................................ 72
Bảng 3.17. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C4 và acid 3,3’,4trimethoxylellagic 4’-O-β-D-glucopyranosid ........................................................... 74

.


.

ix

Bảng 3.18. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C5 và acid gallic ....................... 76

Bảng 3.19. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C6 và epicatechin ..................... 77
Bảng 3.20. Dữ liệu phổ NMR của C7 ....................................................................... 78
Bảng 3.21. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR của C7 và kaempferol 3-O-β-D
glucopyranosid 7-O-α-L- rhamnopyranosid ............................................................. 80
Bảng 3.22. Dữ liệu phổ NMR của C8 ....................................................................... 81
Bảng 3.23. Kết quả so sánh dữ liệu phổ NMR mảnh 2 và stachyanthusid A
aglycon

................................................................................................................. 84

Bảng 3.24. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất C8 ........................................................ 86
Bảng 3.25. Kết quả thử nghiệm hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH của các chất phân
lập

................................................................................................................. 87

Bảng 3.26. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các chất phân
lập

................................................................................................................. 88

Bảng 3.27. Giá trịnh IC50 của các chất phân lập trên 2 mô hình thử nghiệm ........... 88
Bảng 3.28. Hoạt tính sinh học của các chất phân lập................................................ 98

.


.

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

ABTS

2,2’- azino-bis(3-ethylbenzthiazolin)-6-sulfonic acid

AGEs

Advanced glycation end products

ALT

Alanin Aminotransferase

AST

Aspartat transaminase

COSY

Colleration Spectroscopy

DĐVN

Dược điển Việt Nam


DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization

Tiếng Việt
Sản phẩm glycat hóa bền vững

Phổ tương quan 1H – 1H

Transfer
DMSO

Dimethyl sulfoxid

DNA

Deoxyribonucleic acid

DPP IV

Enzym dipeptidyl peptidase IV
Downfield

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

FRAP

Ferric reducing ability of plasma


HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

HSQC

Heteronuclear Single Bond Correlation

IC50

Half - maximal inhibitory concentration

MDA

Malondialdehyd

MIC

Minimum inhibitory concentrations

MTT

3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-

Giảm chắn


Nồng độ ức chế tối đa một nửa
Nồng độ ức chế tối thiểu

diphenyltetrazolium bromid
TMS

Tetramethylsilan

UV

Ultra - violet

.

Phổ tử ngoại


.

xi

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện, đề tài đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ TS.
Nguyễn Thành Triết, người đã đồng hành và chỉ dẫn cho em. Thầy ln theo dõi
suốt q trình em thực hiện đề tài, cho em nhiều gợi ý giúp em giải quyết được các
vấn đề phát sinh, luôn quan tâm, hỏi han và động viên khích lệ, tạo cho em nhiều
động lực để em có thể hồn thành tốt đề tài được nhận, em cảm ơn Thầy bằng tất cả
sự yêu mến và quý trọng.
Em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS. TS. Trần Hùng, cô PGS. TS. Huỳnh

Ngọc Thụy, thầy TS. Võ Văn Lẹo, cô PGS. TS. Trần Thị Vân Anh, cô TS. Lê Thị Hồng
Vân, thầy TS. Mã Chí Thành trong bộ mơn Dược liệu – Đại học Y Dược Thành Phố
Hồ Chí Minh đã ln đồng hành và giúp đỡ cho em, truyền đạt cho em nhiều kiến
thức, kinh nghiệm thực tiễn, hỗ trợ trang thiết bị để em có thể thực hiện đề tài. Thầy
Cơ luôn động viên và ủng hộ tinh thần, giúp em thêm vững bước trên con đường mình
đã chọn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Trần Duy Hiền, anh Trần Văn Chện, anh Trần
Ngọc Tín, anh Nguyễn Văn Thủy đã hỗ trợ em trong những lúc khó khăn..
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể quý thầy cô Bộ môn dược liệu
trường Đại học Nguyễn Tất Thành luôn hỗ trợ em thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn và Em luôn bên cạnh cổ vũ và động viên, tạo động lực để có thể
hồn thành tốt nhất đề tài.
Con cảm ơn ba mẹ và gia đình ln là chỗ dựa vững chắc, ln ủng hộ và dõi theo
từng bước con trưởng thành.
Xin chân thành cảm ơn!

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Camellia là chi lớn nhất trong họ Trà (Theaceae) với khoảng 119 – 300 loài.
Nhiều loài thuộc chi Camellia có hoa rất đẹp, nhiều màu sắc như trắng, đỏ, hồng,
vàng, … nên đa số các loài trong chi này được dùng làm cảnh, ngoài ra một số loài
dùng để lấy trà và lấy dầu (C. sinensis, C. oleifera)1. Các loài trong chi Camellia được
sử dụng từ khoảng 5000 năm trước (ở Trung Quốc), trong đó các lồi Trà có hoa màu
vàng được sử dụng cách đây khoảng 400 năm như một loại dược phẩm có tác dụng

phịng và chữa bệnh1. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá, hoa và hạt của các lồi Trà
hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, tim mạch, giảm đường huyết, hạ cholesterol, hạ
mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch2,3,4,5. Nhờ nhiều tác dụng quý mà
hiện nay Trà hoa vàng đang được bán với giá cao. Trung Quốc đã có các nghiên cứu,
sử dụng Trà hoa vàng chế biến thành nhiều loại thực phẩm chức năng và sản phẩm
mang lại giá trị kinh tế cao2,3.
Ở Việt Nam hiện có 52 lồi Trà hoa vàng (2019)6 được tìm thấy ở khắp từ Bắc
vào Nam7. Nhiều lồi mới được tìm thấy và được xác định là đặc hữu trong những
năm gần đây như C. ngheanensis8 và C. bidoupensis (năm 2020)9, C. proensis (năm
2021)10, C. quynhii11 và C. thuanana6 (năm 2022). Các lồi Trà hoa vàng có màu
vàng sặc sỡ, kích thước trung bình đến to, hoa đẹp, nhiều lồi nở hoa vào dịp Tết âm
lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các cây Trà hoa vàng dã sinh về trồng làm
cảnh ở sân vườn12. Hiện chúng chỉ được quan tâm đến giá trị cảnh quan mà các giá
trị về sinh học, dược học chưa được quan tâm và khai thác, dù rất đa dạng về loài
nhưng do số lượng khá ít vì đặc điểm phân bố, đặc tính sinh trưởng, nhiều loài Trà
hoa vàng đang nằm trong sách đỏ vì bị đe dọa về số lượng do tình trạng khai thác bừa
bãi sử dụng vào các mục đích khác nhau, đặc biệt là quá trình phát nương làm rẫy đã
tàn phá, thay đổi trạng thái rừng, dẫn đến lồi chỉ cịn phân bố rải rác với số lượng rất
ít3,12. Hiện nay các hoạt động bảo tồn và phát triển Trà hoa vàng bằng các phương
pháp lai ghép, nhân giống ở Việt Nam đang được quan tâm, số lượng Trà hoa vàng
đang dần tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và bổ sung thêm thông
tin về thành phần hóa học và tác dụng của lồi dược liệu quý này12.

.


.

2


Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa
và ức chế enzym α-glucosidase từ lá Trà hoa vàng (Camellia dormoyana (Pierre)
Sealy., Theaceae)” được đề ra nhằm thực hiện các nội dung sau:
-

Mô tả hình thái và so sánh với các tài liệu đã có, nhằm xác định chính xác tên khoa
học lồi Trà hoa vàng được thu hái tại Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên.

-

Chiết xuất và phân lập các chất theo định hướng tác dụng chống oxy hóa và kháng
α-glucosidase.

-

Xác định cấu trúc các chất phân lập được.

-

Thử nghiệm để đánh giá tác dụng của các chất phân lập với cùng tác dụng và mơ
hình đã thử nghiệm trên cao chiết.

Từ đó cung cấp thêm thơng tin về lồi và là tiền đề cho các nghiên cứu, kiểm nghiệm
và dược lý sau này để ứng dụng vào điều trị, nâng cao giá trị dược liệu Trà hoa vàng.

.


.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.1.1 Thực vật học
1.1.1.1 Họ Trà (Theaceae)
Cây thân gỗ hoặc cây bụi, thường xanh, hiếm khi rụng lá, thường là cây lưỡng
tính, hiếm khi đơn tính (chi Eurya) hoặc dị tính (chi Ternstroemia). Lá đơn, mọc so
le, thường có cuống, khơng có lá kèm, gân phụ hình lơng chim, phiến lá dày, cứng,
mép lá thường có răng cưa. Hoa mọc ở nách lá hoặc đầu cành, mọc đơn, đôi khi mọc
thành một cụm hoặc chùm 3 - 10 hoa hoặc nhiều hơn, có hoặc khơng có cuống. Cánh
hoa màu trắng, đỏ hoặc vàng, mẫu 5, hiếm khi nhiều hơn, thường là hoa đều. Lá bắc
thường 2 - 8 lá, hiếm khi nhiều hơn, không rụng hoặc rụng sớm, đôi khi không phân
biệt với lá đài. Lá đài thường 5 - 6, hiếm khi nhiều hơn, không rụng. Bộ nhị gồm từ
1 - 6 nhị rời hoặc dính nhau ở đáy với các nhị bên ngồi thường dính vào cánh hoa,
bao phấn đính gốc hoặc đính lưng, nứt dọc hoặc theo chiều ngang. Bộ nhụy gồm 3 5 lá noãn giống hoặc khác nhau hợp thành bầu trên. Quả nang hoặc quả mọng, khi
chín có thể tách dọc hoặc không, quả mang 1 đến nhiều hạt ở mỗi ơ. Hạt hình cầu,
hình bán nguyệt, hình nêm, hình trứng hoặc hình thận, vỏ hạt cứng, sần sùi hoặc đơi
khi có phần thịt bên ngồi mọng đỏ (chi Anneslea và Ternstroemia), có hoặc khơng
có nội nhũ, phơi lớn hoặc nhỏ, lá mầm dày hoặc mỏng13,14.
Họ Theaceae có khoảng 19 chi và 600 loài phân bố ở các cùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Châu Phi, vùng nhiệt đới Châu Mỹ, Đông Nam Mỹ, Đông Nam Á và các
đảo Thái Bình Dương. Trong đó có 12 chi (2 chi đặc hữu) và 274 loài (204 loài đặc
hữu) phân bố ở Trung Quốc14.
Sự đa dạng loài trong họ Theaceae lớn nhất là ở Trung Quốc và các vùng lân cận
trong khu vực Đơng Nam Á14. Ở Việt Nam có khoảng 11 chi với hơn 100 loài13.
1.1.1.2 Chi Camellia
Là chi lớn nhất trong họ Theaceae. Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, hiếm khi thân gỗ
lớn, chủ yếu là cây thường xanh. Lá nhiều, có cuống, hiếm khi khơng cuống, phiến
lá mỏng, mép lá răng cưa, hiếm khi lá nguyên. Hoa mọc ở nách lá hoặc nhánh phụ,


.


.

4

đơn độc hoặc thành chùm 3 hoa, có cuống hoặc cuống ngắn. Hoa đều, khoảng 5 - 12
cánh màu trắng, đỏ hoặc vàng. Lá bắc từ 2 - 10 lá xếp xoắn ốc, tồn tại hoặc rụng sớm,
phân biệt hoặc không phân biệt với lá đài. Nhị nhiều, gồm 2 - 6 nhị ngồi thường
dính nhau ở đáy và dính vào cánh hoa, nhị phía trong rời, bao phấn đính lưng, có 2
túi bào tử đực, nứt dọc hoặc nứt theo chiều ngang. Bầu trên, 3 - 5 ơ, đính nỗn trung
trụ. Quả nang hình cầu hoặc hình trứng, 3 - 5 ơ, đơi khi tiêu giảm cịn 1 hoặc 2 ô, vỏ
quả chia thành 1 - 5 mảnh, mở từ đỉnh, trụ quả có hoặc khơng. Hạt hình cầu, hình
bán nguyệt hoặc đa giác, vỏ hạt sần sùi, rốn hạt lõm, thịt quả nhiều với hàm lượng
dầu cao, không có nội nhũ15.
Chi Camellia có khoảng từ 120 đến 300 lồi16, phân bố ở Vương quốc Bhutan,
Campuchia, Đơng Bắc Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia,
Myanmar, Nepal, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, riêng Trung Quốc
có khoảng 97 loài với 76 loài đặc hữu14. Ở Việt Nam hiện có 52 lồi Trà hoa vàng
(2019)6 được tìm thấy ở khắp từ Bắc vào Nam7. Nhiều loài mới được tìm thấy và
được xác định là đặc hữu trong những năm gần đây như C. ngheanensis8 và C.
bidoupensis (năm 2020)9, C. proensis (năm 2021)10, C. quynhii11 và C. thuanana6
(năm 2022).
Bảng 1.1. Đặc điểm một số loài Trà hoa vàng phân bố ở Việt Nam.
STT

1


2

Tên loài

Đặc điểm thực vật sơ bộ
Cây thường xanh nhỏ đến trung bình, cao 3 – 7 m, vỏ màu nâu xám,
cành non có lơng tơ. Lá 8 – 12 x 3,5 – 5,5 cm, dày, hình elip đến
rộng, đỉnh tù đến nhọn, mép lá có răng cưa đều, mặt trên màu xanh
Camellia
đậm, mặt dưới màu xanh nhạt, đều nhẵn bóng, cuống lá hơi cong,
bidoupensis
mảnh, màu xanh tím nhạt, dài 0,8 – 1,2 cm. Hoa đơn gồm 5 – 6 cánh
Truong, Luong and màu vàng nhạt, sọc tím ở chân, vịng ngồi gồm 2 – 3 cánh dính ở
Tran
gốc, vịng trong 3 cánh xếp xoắn, đơi khi hoa mọc thành cụm ở nách
lá, đường kính 2-2,5 cm, cuống dài 0,4 – 0,5 cm, nhẵn, màu xanh lục
nhạt hơi vàng. Lá bắc 3 - 4, hình vảy, nhẵn, rụng sớm. Lá đài 5, màu
xanh lục nhạt, nhẵn. Chỉ nhị dài 0,15 – 0,3 cm, dính ở gốc9.
Camellia
Cây bụi hay gỗ nhỏ cao tới 7 m, cành non màu xanh nhạt, sau chuyển
bugiamapensis
qua xám đến nâu, nhẵn, cuống lá hình lưỡi liềm, ngắn và dày, dài 1 –
Orel, Curry, Luu 2 cm. Lá 18 – 29,5 x 12 – 16 cm hình elip đến hình bầu dục, răng
and Q.D.Nguyen
không đều, đỉnh nhọn, mặt trên màu xanh đậm, nhẵn, mặt dưới màu
(Trà Bù Gia Mập) xanh lục, hơi vàng. Hoa đơn gồm 9 – 11 cánh xếp ngẫu nhiên, đôi

.



.

5

3

4

5

6

7

8

khi mọc thành cụm từ 3 – 5 bông, ở đầu cành, cuống hoa ngắn, nhỏ
dài 0,3 – 0,5 cm. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng 50 – 100, chỉ nhị dài 2
– 4 cm, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 5 - 6 ô, nhẵn17.
Cây gỗ nhỏ cao tới 5 m, cành non màu xanh nhạt, sau nâu dần, nhẵn.
Lá 24 – 32,5 x 10 – 13 cm, hình elip tới trái xoan, đôi khi xoan ngược,
đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới lơng thưa thớt, cuống lá hình liềm
Camellia capitata dài 1 – 1,8 cm, lông trắng mịn. Hoa mọc thành cụm khoảng 9 – 14
Orel, Curry and hoa, mỗi hoa 6 cánh xếp thành 2 vòng, mỗi vòng 3 cánh, mọc ở đầu
Luu
cành, khơng có cuống hoa. Lá bắc 8 – 10, có lơng mịn, lá đài 2, vàng
nhạt đến xanh, mép có lơng. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng hơn 100, chỉ
nhị dài 2 – 2,5 cm màu vàng nhạt đến màu kem, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu
3 ơ, vịi nhụy 2 – 2,6 cm, vàng nhạt, nhẵn16,17.
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ cao 2 – 5 m, cành mảnh, nhẵn. Lá 11 – 14 x 4

Camellia
– 5 cm, hình bầu dục, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh lục nhạt,
chrysantha (Hu)
đều nhẵn, cuống lá dài 0,6 – 0,7 cm. Hoa đơn gồm 8 – 10 cánh hoa
Tuyama
mọc ở đầu cành hay nách lá, cuống hoa 0,7 – 1 cm. Lá bắc 5 – 6, rời.
Sym. Camellia
Bộ nhị: Nhiều nhị, xếp 3 – 4 vòng, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 3 – 4 ô,
nitidissima Chi18
nhẵn19,20,21.
Cây gỗ nhỏ cao 3 – 5 m, cành nhẵn. Lá 17,3 – 25,1 x 9,1 – 13 cm,
Camellia
hình bầu dục, đỉnh tù, cuống dài 1,7 - 2,5 cm, nhẵn. Hoa mọc ở đầu
crassiphylla Ninh
cành hoặc nách lá, cuống hoa dài 0,3 – 0,5 cm. Lá bắc 2 – 3, lá đài 5,
and Hakoda
đều có lơng. Bộ nhị: Nhiều nhị, dài 1,6 – 1,7 cm, nhẵn. Bộ nhụy:
(Trà hoa vàng lá dày)
bầu 3 ơ, nhẵn, vịi nhụy 3, rời, dài 1 cm20,22.
Cây nhỏ, cao 2,5 m, cành thưa, màu nâu đỏ khi còn non, già màu
xanh đậm, nhẵn. Lá 10 – 12 x 4 – 6 cm, hình nón, elip đến bầu dục,
đôi khi thuôn nhọn không đối xứng, đỉnh nhọn hoặc tù, mặt trên xanh
đậm, nhẵn, mặt dưới màu xanh lục hơi vàng, cuống lá hơi cong, đôi
Camellia curryana khi xoắn nhẹ, dài 1 cm. Hoa chủ yếu mọc đơn ở đầu cành hoặc nách
Orel and Luu
lá, gồm 6 – 7 cánh hoa xếp thành 2 vòng xoắn, vịng ngồi 3 cánh,
vịng trong 3 - 4 cánh, cuống hoa dài 0,6 – 0,7 cm, có lơng sau rụng
dần. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng 250 – 300, xếp thành vịng, chỉ nhị
vịng ngồi dài 0,4 – 0,5 cm, vịng trong tới 1,4 cm. Bộ nhụy: Bầu 2
– 4 ô, có lơng mịn17.

Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 – 4 m. Lá 40 – 45 x 8 – 11 cm, hình thn
Camellia dalatensis
dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lơng, cuống dài 0,7 – 1,2 cm. Hoa 1
Luong, Tran and
– 3, mỗi hoa gồm 8 – 10 cánh, mọc ở nách lá, cuống hoa dài 2,0 – 2,5
Hakoda
cm. Lá đài 5, màu vàng. Bộ nhị: Nhiều nhị, vịng nhị ngồi hợp với
(Trà hoa vàng Đà
nhau ở gốc, chỉ nhị dài 1,4 – 1,7cm. Bộ nhụy: Bầu 4 – 5 ô, có lơng,
Lạt)
vịi nhụy 4 – 5, có lơng23.
Camellia
Cây gỗ nhỏ, cao 3 – 4 m, cành nhẵn. Lá 16 – 24,5 x 5,5 – 9,5 cm,
dilinhensis Ninh
hình elip hoặc elip thuôn dài, nhẵn, đỉnh nhọn, cuống lá 1 – 1,9 cm,
and V.D.Luong
nhẵn. Hoa đơn hoặc mọc thành cụm 2 – 3 hoa gồm 8 – 9 cánh, nhẵn,

.


.

6

(Trà hoa vàng Di
Linh)

cuống hoa 0,5 – 0,7 cm, nhẵn. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng 350 nhị
xếp thành 4 hoặc 5 vòng, chỉ nhị dài 0,5 – 0,9 cm, nhẵn. Bộ nhụy:

Bầu 3 ơ, vịi nhụy 0,5 cm, lơng mịn24,25.
Cây bụi nhỏ hay vừa cao 2,5 m, cành thưa, xanh khi còn non và nâu
khi trưởng thành. Lá 44 x 14 cm, hình trứng ngược hẹp với gân giữ
nhơ cao ở mặt dưới lá, đỉnh nhọn, mặt trên màu xanh đậm, nhẵn, mặt
dưới xanh nhạt, cuống lá cong, lõm và hơi dẹt, dài 2 cm. Hoa đơn,
gồm 8 cánh xếp thành 2 vịng, vịng ngồi 5 cánh, trong 3 cánh, hoa
mọc ở nách lá, cuống hoa dài 2,5 – 3 cm, xanh đậm, nhẵn. Lá đài 3,
có lơng. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng 300 – 500, chỉ nhị dài 1,5 – 2 cm,
màu vàng. Bộ nhụy: Bầu 5 – 6 ô, vòi nhụy dài 1,5 cm26.
Cây cao 6 – 10 m, cành non nhẵn. Lá 11 – 18 x 5,5 – 8 cm, hình bầu
dục, thn hoặc hình trứng, đầu nhọn, ngắn. Hoa khoảng 12 cánh,
đường kính 5,5 cm. Lá đài 5 – 6. Nhị nhẵn, vòi nhụy 5 – 6 hợp nhất,
nhụy bầu 5 – 6 ô. Quả 5 rảnh lõm sâu, kích thước 2,5 x 3,5 cm. Hạt
kích thước 1,0 x 0,7 – 0,8 cm, gồm 2 – 3 hạt mỗi ô (Sealy 1958)11.
Cây gỗ cao 8 – 10 m, cành non có lơng màu gỉ sắt, sau bóng ánh bạc.
Lá 7 – 13 x 3 – 5,5 cm, thn dài, hay hình trứng ngược, đầu nhọn,
cuống lá dài 0,3 – 0,7 cm. Hoa mọc 1 – 2 ở đầu cành gồm 15 – 19
cánh, lông mềm thưa ở cả 2 mặt, cuống 0,2 – 0,3 cm. Tất cả lá bắc,
lá đài, cánh tràng đều có hình muỗng, lá bắc 2, lá đài 5. Bộ nhị: Nhiều
nhị, đính ở gốc cánh hoa, chỉ nhị dài 1,5 – 2 cm. Bộ nhụy: Bầu 5 – 6
ơ, nhẵn, vịi nhụy 1 dài 3 cm27,19.
Cây bụi cao 2 m, cành nhẵn. Lá 11 – 14 x 4,5–6,4 cm, hình elip, đỉnh
nhọn, cứng, ngắn, phiến lá và cuống lá nhẵn. Hoa đơn mọc đầu cành
gồm 8 – 9 cánh với mặt ngoài có nếp gấp, cuống hoa 0,5 cm, lá bắc
8, nhẵn, lá đài 5, mặt ngồi có nếp gấp. Nhị khơng lông. Bộ nhụy:
Bầu 3 ô, nhẵn31.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ cao 2 – 5 m, cành nhẵn. Lá 10,5 – 15 x
3,8 – 5,8 cm, hình bầu dục, elip thuôn dài hoặc bầu dục thuôn dài,
đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lơng phát triển dọc theo gân
giữa, cuống lá có lơng. Hoa đơn mọc đầu cành gồm 10 – 13 cánh với

mặt bên ngồi có nếp gấp, cuống hoa 0,6 – 0,9 cm, nhẵn. Nhị có lơng.
Bộ nhụy: Bầu 5 ơ, có lơng29.

9

Camellia
dongnaiensis Orel
(Trà hoa vàng
Đồng Nai)

10

Camellia
dormoyana (Pierre)
Sealy
(Trà hoa vàng
Đormoy)

11

Camellia euphlebia
.M.Sealy
(Trà hoa vàng Sơn
Động)

12

Camellia flava
(Pit.) Sealy
Sym. Camellia

cucphuongensis
Ninh and Rosmann
(Trà hoa vàng Cúc
Phương)28

13

Cây bụi hoặc cây gỗ, cành nhỏ, nhẵn, màu nâu nhạt sau chuyển màu
xám nhạt. Lá 7 – 11 x 3,5 – 3,7 cm, hình bầu dục nhọn hoặc hình
ngọn giáo, đỉnh nhọn hơi cong dạng lưỡi liềm, mặt trên xanh đậm,
Camellia fleuryi (A.
mặt dưới xanh nhạt, cuống lá dài 0,7 – 1 cm, nhẵn. Hoa gần như
Chev.) Sealy
không cuống, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, hoa mẫu 5, có lơng tơ
(Trà sốp)
mượt cả 2 mặt. Lá bắc 8 – 9, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lơng màu
vàng. Chỉ nhị dài 1,2 cm, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 3, dài
0,65 cm, nhẵn30.

.


.

7

14

Camellia gilbertii
(A. Chev. ex

Gagnep.) Sealy
(Trà hoa Gilbert)

15

Camellia hakodae
.M.Sealy
(Trà hoa vàng
Hakoda)

16

Camellia hirsuta
Hakoda et Ninh
(Trà hoa vàng
nhiều lông)

17

Camellia impressinervis
Hung T. Chang and S.
Ye Liang
(Trà hoa vàng gân
lõm)

18

Camellia
indochinensis
Merrill

Sym.
Camellia limonia
C.F.Liang and
S.L.Mo
(Trà chanh)1,32

19

Camellia inusitata
Orel, Curry and
Luu
(Trà my cánh dẹt)

.

Cây bụi cao khoảng 2 m, chồi non có lơng mịn. Lá có cuống, cuống
lá dài 0,3 – 0,8 cm, hình elip rộng hoặc thn dài, đỉnh nhọn. Hoa
gồm 4 cánh hình trứng ngược, mọc đầu cành hoặc nách lá, cuống hoa
dài 0,8 – 1 cm. Lá bắc 2 – 3, lá đài 5, mặt trong có lơng rậm, mặt
ngồi nhẵn. Chỉ nhị 0,4 cm, gần như bằng nhau, khơng lơng. Bộ
nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 3, dài 0,12 – 0,25 cm20,22,30.
Cây gỗ nhỏ cao 3 – 4 m, cành nhẵn. Lá 23,5 – 29 x 9 – 11,5 cm, hình
bầu dục, đỉnh nhọn, cuống dài 0,8 – 1,5 cm, nhẵn. Hoa mọc ở đầu
cành hoặc nách lá có 16 – 17 cánh với mặt trong có lơng, cuống dài
1 – 1,2 cm, có lơng. Lá bắc 5 – 6, lá đài 5, có lơng. Bộ nhị: Nhiều
nhị, dài 4 – 4,5 cm, có lơng. Bộ nhụy: Bầu 4 – 5 ơ, khơng lơng, vịi
nhụy 4 – 5, rời, không lông20,22.
Cây gỗ nhỏ, cao 4 – 5 m. Lá 16 – 17,5 x 4,7 – 5,5 cm, phiến lá thn,
dài, chóp lá dài 1,7 – 2 cm, cuống gần tròn, dài 0,4 – 0,8 cm. Hoa
gồm 9 – 12 cánh mọc đơn độc ở đầu cành, cánh hoa có lơng ở mép,

hợp ở gốc, cuống hoa dài 0,5 cm. Lá bắc 8 – 10, hình móng. Lá đài 5
– 6, gần tròn. Nhị dài 2,6 cm, chỉ nhị bên ngồi hợp với nhau, bên
trong rời, có lông. Bộ nhụy: Bầu 3 ô, cao 0,3 cm, lông dày đặc, vịi
nhụy 3, rời, lơng thưa ở phần gốc20,22.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ cao từ 1,5 – 5 m, cành non màu nâu xám,
nhẵn, sau lớn màu nâu tía với lơng màu vàng. Lá 12 – 22 x 3 – 8,5
cm, hình elip hoặc elip thn dài, đỉnh nhọn, mặt dưới màu xanh nhạt
với nhiều lỗ tuyến màu nâu đỏ, mặt trên màu xanh đậm, nhẵn, cuống
lá dài 1 cm, nhẵn. Hoa đơn gồm 11 – 12 cánh, hoa mọc ở nách lá
cuống hoa nhỏ, dài 0,5 cm, nhẵn. Bộ nhị: Nhiều nhị, chỉ nhị dài 2
cm, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 3, dài 2 – 2,3 cm31.
Cây bụi, cao 1 – 4 m, cành non màu nâu vàng, nhẵn. Lá 6 – 10,5 x
2,5 – 4,5 cm, hình elip, trứng ngược hoặc hình trứng thuôn dài, đỉnh
nhọn, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt với nhiều lỗ
tuyến, 2 mặt nhẵn, cuống lá dài 0,5 – 0,8 cm. Hoa đơn có 8 – 9 cánh
màu vàng hay vàng trắng, xếp thành 2 vịng, vịng ngồi 3 – 4 cánh.
Lá bắc 5 – 6, lá đài 5, nhẵn hoặc mặt ngồi có lơng mịn. Bộ nhị:
Nhiều nhị, chỉ nhị dài 0,8 – 1 cm, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 2 – 3 ơ, vịi
nhụy 3, dài 1 cm, nhẵn33.
Cây gỗ nhỏ cao tới 3m, cành non mảnh, màu xanh nhạt, sau đậm dần,
nhẵn. Lá 18 x 3 – 5 cm, hình mũi mác hoặc mũi mác hẹp, mép lá răng
cưa, phân bố không đều, đỉnh nhọn, hơi cong, mặt trên xanh đậm,
nhẵn, mặt dưới xanh nhạt, hơi xỉn màu, cuống lá dài 0,6 – 1 cm, màu
xanh đậm, nhẵn. Hoa chủ yếu mọc đơn, mọc ở thân già hoặc ở đầu
cành, hoa 5 – 6 cánh xếp thành 2 vòng, cuống hoa mảnh, nhẵn, dài
1,1 – 1,8 cm. Lá bắc 1 – 3, lá đài 5 xếp thành 2 vòng. Bộ nhị: Nhiều
nhị (50 – 70), dài 0,7 – 1 cm. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, có lơng mịn, vịi
nhụy 3, dài 0,7 – 0,9 cm34.



.

8

20

Camellia
luteocerata Orel
(Trà hoa vàng trắng)

21

Camellia
luteopallida Luong,
T.Q.T. Nguyen
and Luu
(Trà my vàng tái)

22

Camellia
megasepala Hung
T.Chang and Tran
Ninh (Trà hoa vàng
Ba Bể), (Trà hoa
vàng đài to)

23

Camellia murauchii

Ninh and Hakoda
(Trà hoa vàng
Murô)

24

Camellia
ngheanensis
(Trà hoa vàng
Nghệ An)

25

Camellia
oconoriana
Orel,
Curry and Luu
(Trà hoa O’Conor)

.

Cây bụi nhỏ đến trung bình cao 5 – 6m, cành non màu nâu xám,
chuyển sang nâu khi trưởng thành. Lá 22 – 27,5 x 9 – 11 cm, có sẹo
lồi rõ, hơi vàng đến nâu, hình elip đến elip rộng, răng cưa không đều,
đỉnh nhọn, hẹp, mặt trên xanh đậm, nhẵn, mặt dưới nổi gân không rõ,
cuống lá hình liềm dài 1,5 – 2 cm. Hoa gồm 11 – 13 cánh với 5 cánh
ngoài xếp kiểu xoắn, dễ nhận biết, mọc đầu cành hoặc nách lá, cánh
hoa nhẵn. Bộ nhị: Nhiều nhị, chỉ nhị 1,5 – 2 cm, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu
5 ơ, vịi nhụy dài 1,2 – 1,5 cm17,35.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ cao tới 8 m, cành non màu xanh lá, nhẵn.

Lá 16 – 20 x 5 – 9 cm, hình elip đến hình trứng, lá non màu nâu, đỉnh
nhọn, mặt trên màu xanh lá, nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, khô như
giấy, cuống lá màu xanh, khi non thẳng, cong dần khi già, nhẵn, dài
0,5 – 1 cm. Hoa mọc đơn hoặc cụm 2 hoa, mỗi hoa có 12 – 14 cánh
hoa được xếp thành nhiều vịng, 2 mặt phủ lơng màu nâu. Bộ nhị:
Nhiều nhị, xếp thành 5 – 6 vòng, dài 1,2 – 2 cm. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ,
vịi nhụy dài 1,3 – 1,6 cm, màu vàng nâu, có lông36.
Cây gỗ nhỏ cao 5 – 7 m. Lá 24,5 x 11 cm, hình elip, đỉnh nhọn, mặt
trên màu xanh lục, mặt dưới màu xanh lục nâu, nhiều lông, cuống lá
0,6 – 0,8 cm, có lơng. Hoa có cuống trắng, cuống dài 0,8 cm, có lơng.
Lá bắc 6 – 8, có lơng. Lá đài 7 – 8, hình trứng, mặt trong nhẵn, mặt
ngồi có lơng. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 3, dài 3,5 cm, nhẵn hoặc
có lơng ở gốc. Không thấy nhị và cánh hoa37.
Cây gỗ nhỏ cao 4 – 5 m, cành non màu nâu đậm, nhẵn. Lá 27,3 –
33,5 x 14,9 – 17,1, hình elip hoặc elip thuôn, đỉnh nhọn, mặt trên
màu xanh lá, nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, có lơng, cuống lá dài
0,5 – 0,7 cm, có lơng. Hoa đơn, mọc đầu cành, cuống hoa dài 1 cm.
Lá bắc 7, lá đài 5 đều nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 3, dài 2,3 –
2,5 cm. Không thấy nhị và cánh hoa37.
Cây gỗ nhỏ cao 3 – 8 m, cành non màu tím đến tím xanh dần về đỉnh,
cành và thân già màu xám. Lá 11 – 14 x 4 – 6 cm, hình elip rộng đến
hình trứng rộng, lá non màu tía sau ngả xanh tím, lá già mặt trên màu
xanh đậm, nhẵn, mặt dưới xanh nhạt, lông rất nhỏ phát triển ở gân
giữa, đỉnh nhọn, dài, cuống lá cong dần khi già, màu xanh đậm, dài
0,5 – 0,6 cm. Hoa thường mọc đơn, đôi khi cụm 2 hoa, 12 – 13 cánh
hoa xếp thành 3 vịng, 2 vịng ngồi có lơng, vòng trong cùng nhẵn,
mọc ở nách lá, cuống hoa to, ngắn, 0,3 – 0,5 cm. Lá bắc 2 – 3, lá đài
5 xếp thành 2 vịng, đều có lơng ở 2 mặt. Bộ nhị: Nhiều nhị, xếp
thành 4 – 5 vòng, chỉ nhị dài 2,2 – 2,7 cm, nhẵn. Bộ nhụy: Bầu 3 –
4, vòi nhụy 3 – 4, dài 2,3 – 2,5 cm8.

Cây bụi, có thể cao tới 7,5 m, nhiều nhánh, cành non nhẵn. Lá 30 –
36,5 x 8 – 8,5 cm, hình elip rất hẹp, răng thưa không đều, lá non màu
hồng đến màu hoa cà, đỉnh nhọn, mặt trên màu xanh sáng, nhẵn, mặt
dưới nổi gân không đều, lông thưa, cuống lá dài 2 – 3 cm. Hoa mọc


.

9

26

Camellia petelotii
(Merr.) Sealy
(Trà hoa vàng
Petelot)

27

Camellia phanii
Hakoda et Ninh
(Trà hoa vàng Phan)

Camellia proensis
V.D.Luong,
28
Doudkin and V.H.
Quach

29


Camellia
pukhangensis D.N.
Do, D.V. Luong, S.
T. Hoang and H.T.
Le

30

Camellia quynhii
Luong, Quach and
Hoang

.

đơn hoặc cụm 2 hoa với các cánh hoa được xếp thành 2 vòng, cuống
hoa dài 3 – 4 cm, rộng tới 0,6 cm, Lá bắc nhỏ 1 – 3, lá đài 2, cứng
màu xanh lục vàng. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng 300 – 350 xếp thành
vòng, khơng có lơng, chỉ nhị dài 1,6 – 1,8 cm. Bộ nhụy: Bầu 4 – 5 ơ,
vịi nhụy dài 1,4 – 1,5 cm, có lơng mịn38.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cành nhẵn. Lá 14,5 – 18 x 4,5 – 7,5 cm,
hình thn dài hay rộng, đỉnh nhọn, ngắn, phiến lá và cuống lá nhẵn.
Hoa đơn mọc đầu cành gồm 14 cánh hoa với mặt ngồi phủ lơng mịn,
cuống hoa 1 – 1,2 cm, nhẵn. Mặt ngoài lá bắc và lá đài (5) phủ lông
ngắn mịn. Nhị không lông. Bộ nhụy: Bầu 3 ô, nhẵn22,29.
Cây gỗ nhỏ, cao 4 – 5 m. Lá 14,5 – 16 x 6,8 – 7,7 cm, hình bầu dục,
đỉnh nhọn, cuống dài 1 – 1,2 cm, không lông. Hoa đơn gồm 14 – 19
cánh, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, cánh hoa phủ lông 2 mặt, cuống
hoa dài 1 – 1,5 cm. Lá bắc 5 – 6 hình móng, xếp xoắn, có lơng ở mép.
Lá đài 5, hình vẩy đến gần trịn, mặt trong có lơng mịn. Bộ nhị: Nhiều

nhị, dài 2,5 cm, hợp vịng ngồi tạo thành ống chỉ nhị, nhị trong rời.
Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, khơng lơng. Vịi nhụy 3, rời, không lông20,22.
Cây gỗ nhỏ cao 5 – 6 m, cành nhẵn. Lá 33 – 35 x 7,5 – 8,5 cm, hình
elip thn, đỉnh hơi nhọn, mặt trên và mặt dưới lá nhẵn, cuống lá dài
1 – 2 cm. Hoa đơn hoặc mọc thành cụm 2 – 3 hoa, mỗi hoa gồm 5 –
6 cánh, cuống hoa phân nhánh hoặc không, dài 3 – 5,5 cm, nhẵn. Lá
bắc 2 – 3 màu xanh nhạt, nhẵn. Lá đài 5 màu xanh nhạt với mặt ngồi
có lơng. Bộ nhị: Nhiều nhị, xếp thành 4 – 5 vòng, chỉ nhị dài 0,5 –
0,7 cm, nhị xếp bên trong có lơng dưới đáy. Bộ nhụy: Bầu 4 – 5 ơ,
vịi nhụy xẻ 4 – 5 thùy, dài 1,5 – 1,8 cm, phủ lông dày ở 1/2 đáy10.
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ cao 2 – 8 m, cành nhiều lông. Lá 16 – 24 x 5,5
– 8 cm, hình thn dài, đỉnh rất nhọn, mặt trên có lơng dọc theo gân
lá, mặt dưới và cuống lá nhiều lông. Hoa đơn mọc đầu cành gồm 10
– 13 cánh với mặt ngồi phủ lơng tơ, gần như khơng có cuống. Nhị
có lơng mịn. Bộ nhụy: Bầu 3 – 4 ô phủ lông mịn29.
Cây bụi hoặc thường xanh nhỏ cao 2 – 4 m, cành non màu nâu, lông
mịn thưa, sau nhẵn. Lá 14 – 20 (-22,5) x 9 – 12 cm, hình elip rộng,
phiến lá giống da (coriaceous), khơng lơng, đỉnh tù hoặc đỉnh ngắn
nhọn, mép lá có răng cưa, 7 – 10 gân phụ, mặt trên màu xanh đậm,
mặt dưới xanh nhạt, cuống lá lớn, cong, dài 0,8 – 1,0 cm, không lông.
Hoa màu vàng nhạt, gần như khơng có cuống, mọc đơn mọc đầu
cành, hướng lên (hiếm khi mọc cụm 2 hoa), gồm 12 – 15 cánh màu
vàng nhạt, hình elip đến elip rộng, xếp thành 3 vịng, tiền khai vặn,
vịng ngồi cùng gồm 5 – 6 cánh, cánh hoa hình elip, hơi nhăn, kích
thước 1,0 – 3,7 x 1,7 – 2,7 cm, có lơng cả 2 mặt, vịng thứ 2 gồm 5 –
6 cánh kích thước 4,0 – 4,4 x 2,3 – 2,7 cm, có lơng ở 2 mặt, vịng
trong cùng gồm 2 – 3 cánh hình elip rộng, kích thước 4,1 – 4,5 x 1,7
– 2,0 cm. Lá bắc 2 – 4, mọc đối, hình tam giác kích thước 0,3 – 1,1 x



.

10

31

Camellia rosmannii
Ninh (Trà hoa vàng
Yên Tử)

32

Camellia
tamdaoensis Ninh
et Hakoda (Trà hoa
vàng Tam đảo)

33

Camellia thuanana
T.T. Hoang

34

Camellia
thuongiana Luong,
Anna Le and Lau
(Trà my Thưởng)

.


0,3 – 0,4 cm, có lơng cả 2 mặt. Lá đài 6 – 7, hình vảy hoặc gần trịn,
kích thước 0,5 – 1,2 x 0,5 – 1,5 cm, có lơng 2 mặt. Bộ nhị: Nhiều
nhị, dài 2,5 – 3,2 cm, xếp thành nhiều vịng, các nhị bên ngồi dài 0,9
– 1,2 cm. Bộ nhụy: 3 (-4), hình trứng, có gân, kích thước 0,4 – 0,5 x
0,4 – 0,45 cm, nhẵn, vòi nhụy dài 2,7 – 3,1 cm. Quả nang hình trứng
kích thước 5 – 5,6 x 4,0 – 4,5 cm, 3( – 4) bầu, mỗi bầu có 2 – 6 hạt,
nhiều lông, hạt 1,4 – 1,6 x 0,9 – 1,2 cm, màu nâu sẫm đến đỏ tía11.
Cây bụi cao khoảng 3 m, cành nhẵn. Lá 10,5 – 13,5 x 5 – 5,6 cm,
hình elip, mép lá có khía, cuống lá dài 0,6 – 0,7 cm. Hoa có 15 cánh
hoa, mọc đầu cành hoặc nách lá, cuống ngắn. Lá đài 6, lá bắc 6, xếp
gần tròn. Nhị dài 3 – 3,2 cm. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 2 – 2,2 cm,
nhẵn37.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 2 – 4 m. Lá 14,0 – 15,5 x 5,0 – 7,0 cm,
hình bầu dục thuôn hoặc rộng, đỉnh nhọn, mặt trên xanh đậm, mặt
dưới xanh tía đỏ, 2 mặt nhẵn, cuống dài 0,7 – 0,9 cm, nhẵn. Hoa gồm
10 – 12 cánh, 2 mặt phủ lông, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, cuống
hoa dài 0,5 – 0,7 cm. Lá bắc 5. Lá đài 5, hình móng hay gần trịn, có
lơng ở mặt trong và mép. Bộ nhị: Nhiều nhị, dài 1,5 – 1,7 cm, hợp
vịng ngồi 9 mm, bên trong rời, có lơng ở gốc. Bộ nhụy: 3 – 4 ơ,
khơng lơng. Vịi nhụy 3(4), rời, dài khoảng 2,2 cm, khơng lông20,22.
Cây gỗ nhỏ cao 3 – 5 m, cành non nhỏ, có lơng mịn và dụng hết vào
năm thứ 2. Lá 11 – 17,5 x 3 – 4,5 cm, hình elip hoặc elip thn dài,
đỉnh tù, mép lá có răng cưa nhỏ, nông, mặt trên màu xanh đậm, mặt
dưới màu xanh nhạt với các điểm tuyến rải rác, gân phụ gồm 12 – 15
đôi, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá nhỏ dài 0,3 – 0,5 cm, nhẵn. Hoa hình
trứng, mọc đơn hoặc cụm 2 – 3 bông ở nách lá, hoa gồm 7 – 8 cánh
hoa màu vàng tươi, vịng ngồi 3 cánh kích thước 0,6 – 0,7 x 0,45 –
0,7 cm, khơng có lơng, vịng trong gồm 4 – 5 cánh hoa hình elip hay
hình trứng rộng, kích thước 1,1 – 1,3 x 0,6 – 0,9 cm, hơi gợn sóng,

cuống hoa rất ngắn, dài 0,2 – 0,3 cm, hơi cong. Lá bắc 2 – 3, hình
tam giác kích thước 0,1 – 0,15 x 0,1 – 0,2 cm, nhẵn. Lá đài 4 – 5 xếp
thành từng cặp đối nhau, lõm, chia thành 2 sừng nhỏ 2 bên, bên trong
không lông. Tràng hoa màu vàng lục nhạt. Bộ nhị: Gồm 190 – 200
nhị xếp thành 3 – 4 vòng, màu vàng nhạt, khơng lơng, vịng ngồi
dính với đế hoa khoảng 0,2 – 0,3 cm, chỉ nhị dài 0,4 – 0,8 mm. Bộ
nhụy: Bầu 3, hình trứng kích thước 0,2 – 0,3 x 0,15 – 0,2 cm, có lơng
mịn, vịi nhụy 0,5 – 0,65 cm, nhẵn. Không thấy quả6.
Cây nhỏ cao 3 – 5 m, cành non đỏ sẫm, nhiều lông, cành lớn nhẵn.
Lá 9 – 17 x 4 – 6,5 cm, hình elip rộng hoặc thn, đỉnh nhọn, dài,
khơng lơng, cuống lá 0,8 – 1,1 cm, dài, nhẵn. Hoa đơn hoặc mọc
thành cụm 2 – 4 hoa, mỗi hoa gồm 11 – 13 cánh màu vàng tươi, mọc
ở đầu cạnh hoặc nách lá, cuống hoa dài 0,8 – 1 cm, nhẵn. Lá bắc 3 –


.

11

35

Camellia tienii
Ninh (Hải đường
hoa vàng)

36

Camellia
tonkinensis
(Pit.) Cohen Stuart

(Trà my Ba Vì)

37

Camellia
tuyenquangensis D.
V. Luong, N. N. H.
Le and N. Tran
(Trà vàng Tuyên
Quang)

38

Camellia velutina
V.T. Pham, V.D.
Luong and Aver
(Trà hoa vàng lông
mềm)

39

Camellia
vuquangensis
Luong, Tran and L.
T. Nguyen
(Trà my Vũ Quang)

4, lá đài 5, nhẵn. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng 290 – 340 xếp thành 6 –
7 vòng, chỉ nhị dài 1,3 – 1,4 cm. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy 0,8 –
0,9 cm, nhẵn39.

Cây gỗ nhỏ, cao 2,5 m. Cành và lá non màu tím, khơng lơng. Lá 19,8
– 26 x 7,2 – 11,3 cm, hình thn dài, đỉnh nhọn ngắn, mặt trên láng,
mặt dưới nhiều tuyến màu đen, 2 mặt nhẵn, có cuống gần trịn dài 0,9
– 1,8 cm, khơng lơng. Hoa mọc ở nách lá, gồm 14 cánh, cánh bên
ngoài phủ nhiều lông, cánh trong lông thưa dần, cuống hoa dài 0,9
cm. Lá bắc 5 mọc rải rác. Lá đài 5. Bộ nhị: Nhiều nhị, chỉ nhị dài 3,3
cm, hợp vịng ngồi khoảng 1,8 cm, bên trong rời, không lông. Bộ
nhụy: Bầu 4 – 5 ơ, khơng lơng, vịi nhụy 4(5), rời, không lông20,22.
Cây bụi cao 3 – 5 m, cành nhẵn. Lá 9 – 13,5 x 2,5 – 5,2, hình elip,
đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lơng dọc theo gân giữa gần
đáy lá, cuống lá có lơng ngắn hoặc nhẵn. Hoa đơn mọc đầu cành gồm
9 – 12 cánh, nhẵn, cuống hoa 0,7 cm, nhẵn, lá bắc và lá đài 5, mặt
ngồi có nếp gấp. Nhị có lơng mịn. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, có lơng29.
Cây bụi cao 5 – 6 m, cành màu nâu nhạt, nhẵn. Lá đơn 14 – 18 x 5 –
8 cm, mọc cách, hình nón, thn dài hoặc elip hẹp, đỉnh nhọn, mặt
trên nhẵn, mặt dưới màu xanh vàng, nhẵn, cuống lá dài 1 – 1,5 cm.
Hoa 1 – 2 mọc đầu cành hoặc nách lá, 12 cánh hoa xếp thành 3 vòng,
cuống nhỏ 1 cm. Lá bắc 4 – 5, lá đài 7 đều nhẵn 2 mặt. Bộ nhị: Nhiều
nhị, khoảng 250 xếp thành 4 – 5 vòng, chỉ nhị dài 2,5 – 3 cm, nhẵn.
Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy dài 3 cm, nhẵn16.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ cao 3 – 5 m, cành nhẵn. Lá 15 – 22 x 5 –
11 cm, hình trứng, lõm, đỉnh tù, cuống lá dài 1,2 – 1,6 cm và mảnh,
nhẵn. Hoa gồm 10 – 11 cánh không đều nhau xếp xoắn ốc, hoa mọc
đơn ở đầu cành hoặc nách lá, cuống to hình trụ 1 – 1,3 cm, nhẵn. Lá
bắc 2 – 3 mặt ngồi có nếp gấp, lá đài 5. Bộ nhị: Nhiều nhị, khoảng
300 nhị xếp thành 4 – 5 vòng, chỉ nhị dài 1,5 – 2,5 cm, nhẵn. Bộ
nhụy: Bầu 3 ơ, vịi nhụy dài 2 – 2,5 cm, nhẵn40.
Cây bụi cao 3 – 4 m. Lá 12 – 23 x 4 – 7 cm, hình thn dài, đỉnh
nhọn, dài, cuống lá 0,8 – 1 cm, nhiều lông. Hoa đơn hoặc đơi khoảng
8 – 9 cánh hoa với mặt ngồi có lơng mịn, đường kính hoa 8 – 9,5

cm, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, khơng có cuống hoa. Bộ nhị: Nhiều
nhị, khoảng 290 nhị xếp thành 5(6) vòng, chỉ nhị dài 3,5 – 4,5 cm, có
lơng ở 1/2 đáy. Bộ nhụy: Bầu 3 ơ, vịi 1 – 1,3 cm, có lơng ở 1/2 đáy25.

Một số lồi Trà hoa vàng phân bố ở khu vực tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai được
hình bày trong bảng 1.2

.


.

12

Bảng 1.2. Một số Trà hoa vàng phân bố khu vực Lâm Đồng và Đồng Nai
STT
1
2
3

4

5

6
7
8
9
10


Loài

Tên Việt
Nam

Camellia bidoupensis
Truong, Luong and Tran
Camellia curryana Orel
and Luu
Camellia
dalatensis
Trà
hoa
Luong,
Tran
and
vàng Đà Lạt
Hakoda
Trà
hoa
Camellia
dilinhensis
vàng
Di
Ninh and V.D.Luong
Linh
Trà
hoa
Camellia dongnaiensis
vàng Đồng

Orel
Nai
Trà
hoa
Camellia
dormoyana
vàng
(Pierre) Sealy
dormoy
Camellia inusitata Orel, Trà my cánh
Curry and Luu
dẹt
Camellia
luteocerata Trà
hoa
vàng trắng
Orel
Camellia luteopallida
Trà
hoa
Luong, T.Q.T. Nguyen
vàng tái
and Luu
Camellia
oconoriana Trà
hoa
Orel, Curry and Luu
O’Conor

11


Camellia proensis V.D.
Luong, Doudkin and
V.H. Quach

12

Camellia thuanana T.T.
Hoang

.

Phân bố
Vườn quốc gia Bidoup Núi
Bà9
Cao nguyên không tên, Đà
Lạt, Dãy núi Annamit42

Mức nguy
cấp41
NT
LC

Đà Lạt

CR

Núi Di Linh, độ cao 850 –
900m24


EN

Đầu nguồn sông Đồng Nai26

CR

Đồng Nai, Lâm Đồng27

DD

Vườn quốc gia Bidoup Núi
Bà34

CR

Rừng mưa Lâm Đồng35

VU

Bờ sông Đồng Nai ranh giới
Lâm Đồng, Đăk Nông36
Núi không tên cách Đà Lạt
120 km phía tây nam38
Xã Pro, Huyện Sơn Dương,
Xã Tà Năng, Huyện Đức
Trọng, Lâm Đồng, 800 –
1100 m10
Xã Đa Tốn, Huyện Bảo Lâm,
Lâm Đồng, rừng nguyên sinh,
700 – 850m6


CR


.

13

Camellia bidoupensis

Camellia dilinhensis

Camellia dormoyana

Camellia luteocerata

Camellia inusitata

Camellia proensis

Hình 1.1. Một số loài Trà hoa vàng khu vực Lâm Đồng, Đồng Nai

1.1.1.3 Vị trí phân loại trong bảng hệ thống thực vật
Vị trí của Camellia sp. được sắp xếp trong bảng hệ thống phân loại thực vật của
Takhtajan như sau43:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophita)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Bộ Trà (Theales)
Họ Trà (Theaceae)

Chi Trà (Camellia)
Loài Camellia .
1.1.1.4 Trà hoa vàng Camellia spp.
Tên thường gọi: Trà hoa vàng, kim hoa trà
Tên nước ngoài: Golden tea, the golden camellia, yellow camellia18,44.
1.1.1.5 Sinh thái và phân bố
Trà hoa vàng là lồi ưa bóng râm, thường phân bố thành cụm trong tự nhiên, ở
những khu rừng lá rộng thường xanh có tán che từ 30 – 80 %. Mức độ che phủ ảnh
hưởng đến số lượng và màu sắc của hoa, cây phát triển ở các khu vực có độ che phủ
rừng cao có số lượng hoa ít hơn ở khu vực rừng che phủ thấp, những khu vực nhận
nhiều ánh sáng mặt trời thì hoa có màu vàng đậm hơn3.
Phân bố ở độ cao 100 - 1000 m trên mực nước biển, chủ yếu tập trung ở độ cao
300 – 700 m. Trà hoa vàng mọc ở vùng đất ẩm và có độ ẩm khơng khí cao. Do đó,

.


×