Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cẩm nang dành cho tour leader outbound - tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.73 KB, 16 trang )

NGUYễN HồNG HảI – VŨ Sỹ MạNH ĐứC
Quy trình hướng dẫn đoàn đi du lịch nước ngoài
CHƯƠNG TRÌNH:
Bắc kinh – Thượng Hải
Bắc kinh – thượng hải – hàng châu – tô châu
bắc kinh – thừa đức
***************
Các bước chuẩn bị cho việc đi hướng dẫn đoàn Outbound
BƯỚC 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI
1. Họp đoàn:
- Nhận chương trình, danh sách đoàn từ người phụ trách đoàn
- Nhận nội dung họp đoàn từ cán bộ điều hành
- Thông báo đến khách hàng các nội dung cần thiết cho chuyến đi dựa trên những mục
đã được liệt kê ra trong bản họp đoàn đặc biệt chú ý thời gian tập trung để ra sân bay
- Bầu trưởng đoàn.
2. Nhận bàn giao:
- Từ bộ phận điều hành:
+ Confirm của đối tác tại nước ngoài
+ Tiền trả đối tác và các khoản cần chi khác
+ Số xe và số điện thoại của lái xe
- Từ phụ trách đoàn
+ Hộ chiếu, vé máy bay
3. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chuyến đi:
+ Danh sách phân phòng
+ Cờ
+ Dây buộc va ly
+ Mũ
+ Điền thông tin của đoàn khách vào các tờ khai có liên quan đến hành trình.
1
BƯỚC 2: THỰC HIỆN TOUR
I. Đón khách:


- Địa điểm: (Theo điều tour)
- Thời gian: (Theo điều tour), HDV đến trước 15 phút
- Tập hợp khách theo giờ đúng giờ quy định.
- Mời đoàn lên xe điểm danh. Tạo ra một không khí vui vẻ gần gũi để khách hoà mình
vào với tập thể. Giới thiệu về bản thân.
- Thay mặt ban giám đốc và công ty Lữ hành Hanoitourist cám ơn quý khách hàng đã
tham gia chương trình của công ty.
- Phát mũ, thẻ buộc hành lý và hướng dẫn khách ghi tên vào thẻ. Phát cho khách tờ
khai xuất nhập cảnh để khách điền địa chỉ nhà riêng vào mục số 8 và kí tên vào mục 16
II. Quá trình từ điểm tập trung đến sân bay
- Hướng dẫn viên giới thiệu lại sơ qua về thủ tục xuất nhập cảnh, phong tục tập quán,
các điểm tham quan, chênh lệch múi giờ, kinh nghiệm khi đi mua sắm, những gì nên
tránh khi sang nước bạn
III. Tiến hành các thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay Việt Nam
- Khi đến sân bay nhắc nhở khách kiểm tra lại hành lý trước khi xuống xe. Đến quầy
làm thủ tục chuyến bay VN 901 (10:10) để làm thủ tục
- Dặn những khách hàng có hành lý gửi theo máy bay xếp hành lý theo hàng để làm
thủ tục (khách hàng nào mang theo dao, kéo, dao cạo râu thì phải cho vào va ly để gửi
theo máy bay), những khách nào không có hành lý gửi thì có thể ngồi chờ bên ngoài.
Hướng dẫn viên sẽ kẹp vé vào hộ chiếu cho khách để làm thủ tục lấy thẻ Boarding card
và gửi hành lý. Hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn giữ phiếu gửi hành lý cho cả đoàn.
- Sau khi làm thủ tục hàng không xong, Hướng dẫn viên mua thuế sân bay rồi phát cho
khách kèm theo hộ chiếu và thẻ lên máy bay. Thông báo cho khách biết thông tin về
cửa lên máy bay, giờ lên máy bay.
- Thủ tục XNC & Hải quan: Hướng dẫn khách cầm theo hộ chiếu, thẻ Boarding card,
tờ khai xuất nhập cảnh đứng xếp hàng làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi làm thủ tục,
hướng dẫn khách đi vào bên trong làm thủ tục để qua cửa kiểm tra Hải quan & An
ninh.
2
IV. Tới sân bay nước ngoài:

- Hướng dẫn viên đi trước, cầm cờ và tập trung cả đoàn, hướng dẫn làm thủ tục nhập
cảnh. Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, báo cho khách biết số băng chuyền có thể
lấy hành lý. Khách lấy xong hành lý, cần hỏi khách xem đã đủ hành lý chưa, nếu hành
lý bị thất lạc cần phải thông báo ngay. Sau đó Hướng dẫn viên dẫn đoàn ra ngoài sảnh,
hướng dẫn viên nước bạn đón ở ngoài. Cả đoàn đi cùng hướng dẫn viên nước ngoài ra
xe và khởi hành.
V. Phối hợp cùng HDV nước ngoài thực hiện tour
- Đối chiếu lại chương trình với Hướng dẫn viên nước ngoài để nếu có gì chưa đúng
còn kịp thời sửa đổi
- Lên xe nhắc khách về chênh lệch múi giờ giữa 2 nước và đề nghị khách chỉnh lại
đồng hồ. Đồng thời yêu cầu cả đoàn cố gắng thực hiện đúng giờ nhằm tránh làm ảnh
hưởng đến kế hoạch tham quan của cả đoàn.
- Khi đến khách sạn:
+ Nhắc nhở khách một số quy định của khách sạn cũng như các khoản phụ phí nếu
khách sử dụng thêm dịch vụ.
+ Phát danh thiếp khách sạn cho khách cũng như số điện thoại của HDV Trung Quốc
+ Đặt báo thức sáng hôm sau cho đoàn.
+ Thông báo cho khách về gìơ giấc ngày hôm sau, địa điểm ăn sáng. Thông báo cho
khách cách gọi điện thoại giữa các phòng và số điện thoại phòng của mình để khách có
yêu cầu gì thì gọi điện trực tiếp lên phòng cho HDV.
- Chương trình tham quan:
+ Từng ngày theo đúng giờ đã hẹn với khách, tập trung tại phòng ăn để ăn sáng. Sau
khi ăn sáng xong, đoàn lên xe. Hướng dẫn viên thông báo cho khách về lịch trình sẽ
thực hiện của tour trong ngày hôm đó.
- Trong chương trình Bắc Kinh – Thượng Hải và chương trình Bắc Kinh – Thượng Hải
– Hàng Châu – Tô Châu, đoàn di chuyển bằng tàu hoả. Hướng dẫn viên nhận vé và
phân chia khoang, giường nằm rồi thông báo đến từng người. Dẫn đoàn ra ga lên tàu
đúng giờ, luôn luôn kiểm tra quân số, chỉ chỗ lấy nước nóng và khu vực vệ sinh trên
tàu cho khách.
VI. Giới thiệu chung về Trung Quốc và các điểm tham quan trong chương trình:

1. Giới thiệu chung về đất nước Trung Quốc:
3
Trung Quốc nằm giữa châu Á, là nước lớn thứ 3 trên thế giới với diện tích
9.596.960 km
2.
- Dân số: khoảng 1,4 tỷ người
- Ngôn ngữ: Tiếng phổ thông là ngôn ngữ chính. Ngoài ra còn 7 tiếng địa phương lớn:
tiếng miền Bắc, tiếng Quảng Đông, tiếng Hồ Nam, tiếng Phúc Kiến, tiếng Giang Tây,
tiếng Khách, tiếng Ngô (Tô Châu)
- Sắc tộc: Có 56 dân tộc, dân tộc Hán chiếm 91,9 %
- Tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo là tôn giáo chính và các tôn giáo khác
- Thủ đô: Bắc Kinh
- Tiền tệ: Đồng nhân dân tệ (CNY), Trung Quốc không sử dụng đồng đô la Mỹ ngoài
thị trường. Nếu bạn mang theo đô la Mỹ, bạn chỉ có thể đổi tiền tại ngân hàng, khách
sạn hoặc cho HDV; ngoài ra, bạn có thể sử dụng tại các điểm mua sắm trong tour.
- Lịch sử Trung Quốc:
Cội nguồn lịch sử Trung Quốc là lưu vực sông Hoàng Hà (tức vùng Hoa Nam
Trung Quốc ngày nay). Năm 2000 TCN, kỹ thuật nông nghiệp phát triển hình thành
một nhà nước sơ khai là nhà Hạ. Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung
Quốc, trở thành hoàng đế và hình thành nhà nước phong kiến đầu tiên của Trung Quốc.
Sau nhà Tần là các triều đại: Hán năm 206 TCN - 220 SCN; Tần năm 265 - 420, Tuỳ
năm 581 - 618; Đường năm 618 - 907; Tống năm 960 - 1127; Nam Tống năm 1127
-1279; Nguyên năm 1206 - 1368; Minh năm 1368 - 1644; Thanh năm 1616 - 1911.
Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Năm 1997, Hồng Kông
trở về Trung Quốc. Sau những lần tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt.
2. Những điều cần biết khi đến Trung Quốc.
- Khí hậu:
Nhiệt độ trung bình của Trung Quốc tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Lượng
mưa tăng dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Mỗi vùng của Trung Quốc có khí hậu khác

nhau. Do đó trước khi đến Trung Quốc, du khách phải tìm hiểu trước khí hậu nơi mình
sẽ đến.
Lưu ý: vùng cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc có 10 tháng băng giá trong một
năm.
- Quy định hải quan.
4
+ Nhập cảnh: Có thể miễn thuế theo quy định những đồ dùng cá nhân. Hải quan kiểm
tra rất nghiêm ngặt các loại dược phẩm và hành lý của du khách. Tất cả các loại rượu,
dược phẩm, nước hoa, thuốc lá, đồ trang sức phải khai báo với hải quan. Miễn thuế cho
200 điếu thuốc lá, 1,5 lít rượu.
+ Xuất cảnh: Không hạn chế lượng tiền mặt mang theo khi xuất cảnh. Hải quan kiểm
tra hành lý rất nghiêm và chặt chẽ khi xuất cảnh. Những đồ vật phải khai báo như:
hàng hoá, hàng nước ngoài, ngoại tệ, vàng bạc và các loại văn hoá phẩm v
- Giao thông:
+ Đường xe lửa: Khoảng 64.000 km; đường bộ: 1,029 triệu km.
+ Cảng biển chính: Thượng Hải, Quảng Châu.
+ Đường bay: hàng ngày có chuyến bay từ Hà Nội sang Quảng Châu và sang Bắc Kinh
vào các ngày thứ 3, 6 và CN
* Bắc Kinh:
Là thủ đô của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hiện nay không những nó là
trung tâm văn hoá, chính trị , kinh tế, giáo dục của cả nước mà còn là trung tâm thương
mại, thông tin quan trọng của cả nước.
- Diện tích: 6487 km2
- Số dân: 13,82 triệu dân.
- Các điểm tham quan tại Bắc Kinh:
+ Tử Cấm Thành ( Cố cung):
Nằm ngay giữa thành phố Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là nơi cư ngụ của Hoàng
đế Trung Hoa trong suốt gần 500 năm, từ thế kỉ 15 đến đầu thế kỉ 20 và cho đến nay
vẫn còn là biểu tượng sức mạnh của Trung Quốc. Người dân chỉ biết rằng Tử Cấm
Thành được xây dựng vào khoảng năm thứ 4 đến 18 của triều Đại Vua Vĩnh Lạc (nhà

Minh 1420), nhiều cung điện đã được sửa chữa nhưng trên cơ bản vẫn còn nguyên cho
đến ngày nay.
Tử Cấm Thành quay mặt về Hoàng Nam, trải dài trên diện tích 213.000 mét vuông, có
9999,5 gian; người ta nói nếu 1 đứa trẻ sinh ra cho ở hết toàn bộ các gian phòng thì
phải mất 27 năm. Nói như vậy để biết được quy mô hoành tráng của Cố Cung. Cố
Cung
thuộc loại khu phức hợp lớn nhất thế giới so với kiểu kiến trúc cùng loại, nó được bao
quanh bằng tường cao 11 mét, hào sâu và 4 vọng gác ở 4 góc thành, có 4 cổng thành
5
với 3 cửa và 1 cầu treo. Tất cả mọi kiến trúc đều quy tụ chung quanh 3 đại điện: Thái
Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà. Tử Cấm Thành được chia thành ngoại triều và nội triều.
Mọi nghi thức đại lễ đều diễn ra tại ngoại triều của Tử Cấm Thành, ở đây Hoàng đế
ngự trên ngai vàng nghe các triều thần trình tấu và phán quyết vận mệnh của thần dân.
Ngoại triều cũng là nơi cử hành lễ đăng quang của Hoàng đế, cùng với hoàng gia và là
nơi làm việc hàng ngày.
Tại nội triều có điện Hiệp Hoà với 25 chiếc ghế bằng ngọc bích dành cho các đại thần
và một ngai vàng dành cho Hoàng đế ngồi bàn việc nước. Điện Địa Hoà là nơi dành
cho Hoàng Hậu với những bức rèm vải đỏ thêu chữ vàng “song hỷ” treo ở cửa Đông.
Điện Tinh Thiên là thư phòng của Hoàng Đế, nơi vua phê chiếu chỉ và cũng là nơi mà
Từ Hy Thái Hậu đã từng khống chế 2 đời Nhà Thanh lúc mạt vận.
Vườn Thượng Uyển được xây dựng vào năm 1417, trong đó có điện Thọ Hoà vào đời
Từ Hy Thái Hậu – nơi đây được xây dựng thêm 6 toà nhà theo kiểu Tây Phương ở phía
Đông để đối xứng với 6 toà nhà theo kiểu Trung Quốc ở phía Tây. Cổng chính vào
thành là cổng Thái Hoà, kế đến là Trung Môn khi vào ngoại triều, ở giữa là quảng
trường để dàn quân trong những đại nghi lễ. Tử Cấm Thành là nơi cư ngụ của suốt 14
đời Hoàng đế nhà Minh (1368 - 1644) và 10 hoàng đế nhà Thanh (1644 - 1911). Sau
cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi đã từ
nhiệm năm 1912, nhưng cả Hoàng gia nhà Thanh vẫn được phép cư ngụ ở đây, đến
năm 1924 ông cũng bị trục xuất và kể từ năm 1950 Tử Cấm Thành đã trở thành viện
bảo tàng quốc gia. Đây là viện bảo tàng lớn nhất và cũng được canh giữ cẩn mật nhất

thế giới.
Tử Cấm Thành chứa đựng hơn một triệu bảo vật quý hiếm, quà tặng hay triều cống của
các chư hầu của thiên triều trong đó có cả chiếc xe đạp và một chiếc máy hát đĩa mà
các sứ thần phương Tây tặng cho vua nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20. Có rất nhiều tượng
rùa bằng đá quý hay bằng đồng ở Tử Cấm Thành bởi vì rùa là tượng trưng cho tuổi
thọ, trong lúc đó, trên nóc điện luôn được trang trí bằng những con rồng vốn là biểu
tượng của hoàng đế.
+ Vạn Lý Trường Thành:
Đây là một kỳ quan duy nhất của Thế Giới có thể nhìn thấy từ Vệ Tinh bằng mắt
thường. Chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 6700 km. Đoạn Trường Thành mà
ngày nay du khách được tham quan chỉ dài 3741km, đoạn Nam dài 1176km, đoạn Bắc
dài 2265km, Nam Bắc mỗi đoạn có bốn toà địch lâu, Bát lâu phía Bắc cao nhất, cao
888m so với mặt nước biển, là nơi tốt nhất để ngắm nhìn Trường thành từ trên cao.
Theo sử sách ghi lại: thời Chiến Quốc, nơi đây là điểm quan trọng trong chiến lược
quân sự. 1500 năm trước đây, Bắc Nguỵ đã xây dựng Trường Thành ở vùng Bát Đạt
Lĩnh, Trường Thành chúng ta thấy hiện nay là Trường thành được xây dựng lại vào
6
thời nhà Minh với mục đích để tăng cường phòng ngự tại phương Bắc. Trường thành
Bát Đạt Lĩnh tuân thủ theo nguyên tắc xây thành thời Tần “dựa theo thế núi, lấy hiểm
trở chống địch”, bởi vậy Trường Thành phần lớn xây dựng trong núi cao vực sâu, đoạn
Vạn Lý Trường Thành hoành tráng nhất cao 9 m, bình quân là 7-8 m, chân đế rộng
6,5-7,5 m, đỉnh rộng 4,5-5,8 m. Năm 1991, Uỷ ban Di sản thế giới thuộc tổ chức Văn
hoá, khoa học, giáo dục Liên Hiệp Quốc công nhận Trường Thành Bát Đạt Lĩnh là Di
sản văn hoá thế giới.
+ Quảng trường Thiên An Môn:
Bắc Kinh là thành phố đã có mấy ngàn năm lịch sử, các kiến trúc qua các triều đại vẫn
được gìn giữ gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay. Hiện thành phố đã xây dựng đến
vành đai thứ 6, khu trung tâm chính là quảng trường Thiên An Môn. Đây là quảng
trường lớn nhất thế giới, những hoạt động lớn của nhà nước Trung Hoa hay của thành
phố Bắc Kinh đều được diễn ra tại đây. Trước mặt quảng trường là Cố Cung Tử Cấm

Thành, bên phải là bảo tàng lịch sử, bên trái là Đại Lễ Đường, phía đằng sau là lăng
của Mao Chủ Tịch và bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ. Trục đường chính của bắc Kinh
chính là đường Tràng An, đường này dài 48 km, chạy ngang qua quảng trường Thiên
An Môn. Nơi đây năm 1949 Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc bản tuyên ngôn khai
sinh ra nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
+ Di hoà viên:
Đó là cung điện mùa hè của các Vua , Chúa nhà Thanh được xây dựng vào những năm
1600. Nơi đây có một hồ nước lớn được đặt tên là Hồ Côn Minh, nằm ở giữa hồ là một
hòn đảo xinh đẹp. Trước đây nơi này chỉ dành cho Vua, Chúa nghỉ ngơi, hóng mát
Hiện nay Cung điện mùa hè giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Hoa. Ngoài ra
du khách còn được tham quan một quần thể kiến trúc của Di Hoà Viên như: Cung Từ
Hy, Tháp Dâng Hương, Thọ Lão Đường Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng với Trường
lang, đây là hành lang nhân tạo dài nhất thế giới, tổng chiều dài 720m, trên suốt hành
lang có vẽ hơn 4000 bức hoạ, tất cả những bức hoạ đều kể về những anh hùng dân tộc,
các danh thắng và các danh nhân văn hoá nổi tiếng của Trung Quốc.
+ Thiên Đàn:
Thiên Đàn là một di tích kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật vào bậc nhất ở Bắc Kinh
Trung Quốc. Thiên Đàn là thánh địa tế trời của hai triều Minh – Thanh được xây dựng
vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 dưới triều Minh (1420) nằm ở cửa Vĩnh Định của kinh thành
Bắc Kinh, Thiên Đàn có quần thể kiến trúc quy mô, đồ sộ với diện tích hơn 4000 ha.
Thiên Đàn là nơi các “thiên tử” tiến hành lễ tế trời do đó nơi đây trở nên hết sức thiêng
liêng. Điện Kỳ Niên và Viên Khâu là các kiến trúc chủ thể trong quần thể kiến trúc
Thiên Đàn. Viên Khâu là một đài có hình tròn gồm ba tầng được xây bằng đá Hán
7
Bạch Ngọc, xung quanh gò là hai lớp tường bao, tường trong hình tròn, tường ngoài
hình vuông biểu hiện cho trời đất vuông. Giữa bốn mặt của hai bức tường bao đều có
các ô cửa hình ngôi sao bằng đá trắng. Kề sát với Viên Khâu là Hoàng Huyền Vũ, một
tòa điện nhỏ hình tròn lợp ngói lưu ly màu lam. Nơi đây có đặt bài vị Hạo Thiên
Thượng Đế. Cùng với Viên Khâu, điện Kỳ Niên là một công trình kiến trúc nghệ thuật
tinh diệu nhất trong quần thể kiến trúc Thiên Đàn. Mái điện có ba tầng, nóc điện làm

theo kiểu hình chóp truyền thống. Đây là công trình kiến trúc kết cấu bằng gỗ điển
hình của Trung Hoa. Bên trong có 12 cột gỗ to tượng trưng cho 12 tháng và 24 cột gỗ
nhỏ tượng trưng cho 24 giờ và nhiều bài vị cùng các vật tế lễ. Kỳ Niên điện được lấy là
biểu trưng của đài truyền hình Bắc Kinh. Hai bên trục chính của Thiên Đàn là những
hàng cây tùng và trắc bách diệp xanh tốt xum xuê tạo nên một không khí tĩnh mịch
thâm nghiêm cần thiết cho Thiên Đàn.
+ Thập Tam Lăng:
Thập Tam Lăng nhà Minh ở địa phận huyện Xương Bình, phía bắc Bắc Kinh, là lăng
mộ của 13 hoàng đế và Hoàng Hậu nhà Minh, Trung Quốc. Khu Lăng mộ được xây
dựng chạy dọc theo Thiên Thọ Sơn – phần cuối dãy núi Yên Sơn. Toàn bộ diện tích
khu lăng hơn 120 km vuông. Mộ Minh thành tổ – Trường Lăng ở chính giữa, 12 lăng
khác chia ra 2 bên Tả Hữu. Bố cục toàn khu lăng mộ trang nghiêm hài hoà, ngôi vị rõ
ràng. Lịch sử thập tam lăng trải qua hàng trăm năm vẫn giữ được khá hoàn chỉnh các
kiến trúc lăng mộ vua từ xưa của Trung Quốc, có giá trị văn hoá và lịch sử rất cao.
Hiện tại có 4 khu Trường Lăng, Định Lăng, Chiêu Lăng, Thần đạo đều là điểm du lịch
mở của cho du khách vào thăm.
Định Lăng: ở chân núi phía đông núi Đại Cốc, là lăng tẩm hợp táng Minh thần Tông
Chu Dục Quân cùng Hiệu Thuỵ Vương Hoàng hậu, Hiếu Tĩnh Vương Hoàng Hậu.
Minh thần Tông Chu Dục Vương 10 tuổi đã lên ngôi, niên hiệu Vạn Lịch, ở ngôi 48
năm, là hoàng đế tại ngôi lâu nhất triều Minh.
Định Lăng diện tích 18 hecta bắt đầu xây dựng ngày 6/11 năm Vạn Lịch thứ 12 (1584)
hoàn thành vào năm thứ 18 Vạn Lịch, thời gian 6 năm, tốn phí 8 triệu lạng bạc.
10/1955 Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn quyết định khai quật Minh Trường
Lăng. 05/1956 tiến hành đào thử Định lăng. Sau 1 năm thăm dò, phân tích, cuối cùng
đã tìm được cửa vào cung điện ngầm, sâu 27 m trước Bảo Thành, từ đó mở ra của bí
mật cung ngầm Định Lăng. Đây là lăng vua đầu tiên được khai quật với quy mô lớn
sau ngày thành lập nước Trung Hoa mới.
Huyền cung Định lăng gồm 5 toà điện cao to rộng rãi tiền, trung, hậu, tả, hữu liên kết
lại, toàn bộ là cột đá với toà vòm, tổng diện tích 1195 mét vuông, tiền điện sâu 20 m,
rộng 6 m, đỉnh cao 7.2m, trung điện sâu 32m, rộng và cao như tiền điện, hậu điện rộng

30.1m, sâu 9.1m, đỉnh cao 9.5m, điện phối hợp tả hữu, mỗi điện rộng 26m, sâu 7m,
8
đỉnh cao 7.4m. Tiền điện cùng điện tả, hữu không trưng bày gì, trung điện có ngai vàng
bằng đá bạch ngọc đời Hán của Hoàng Đế Vạn Lịch và 2 vị Hoàng hậu. Hậu điện là
nơi đặt quan quách vua và hoàng hậu, gọi là “Hoàng Đường”. Bệ đặt quan tài viền
khảm đá trắng, trên bệ quan tài nạm đá vân hoa, chính giữa là giếng vàng đặt quan
quách hoàng Đế Vạn Lịch, 2 bên tả hữu là quan quách Hoàng hậu Hiếu Thuỵ và Hiếu
Tĩnh, trên quan quách đặt nghi trượng bằng gỗ và các đồ tuỳ táng, chung quanh là các
đồ bằng Ngọc. Ngoài ra còn có 26 chiếc rương gỗ đựng đầy vàng bạc đá quý chôn
theo.
Năm 1982 quốc vụ viện TQ đã xếp Thập Tam Lăng vào khu danh thắng phong cảnh
trọng điểm quốc gia đợt 1. Năm 1991, uỷ ban di sản thế giới thuộc tổ chúc văn hoá ,
khoa học, giáo dục Liên Hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới.
+ Điểm mua sắm tại Bắc Kinh:
Du khách sẽ được mua sắm tại các khu phố sầm uất như: Vương Phủ Tỉnh, hoặc Tây
Đơn.
Ngoài ra quý khách còn được tới những điểm khám bệnh miễn phí nổi tiếng từ lâu đời
như: Nhà thuốc Đồng Nhân Đường. Nơi bán thuốc chữa bỏng và tận mắt được xem các
pha biểu diễn chữa bỏng
* Thành phố Thượng Hải:
Thượng Hải là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc.
Ngày nay nó là một trong những thành phố thương mại lớn nhất của Trung Quốc nằm
bên dòng sông Hoàng Phố thơ mộng. Đến Thượng Hải quý khách được tham quan các
khu phố xây dựng từ thời đất nước Trung Quốc bị liên quân chiếm đóng, nó mang kiến
trúc cổ kính của châu Âu. Quá khứ và hiện tại luôn song hành ở Thượng Hải. Quá khứ là
Nam Phố, hiện tại là Phố Đông. Ranh giới này được xác định bởi con sông Hoàng Phố
như một dải lụa vàng chảy vắt qua thành phố. Nam Phố tập trung rất nhiều Tô giới. Các
Tô giới ở đây mang nét đặc trưng của mỗi nước. Nhiều trang viên thuộc Nam Phố vẫn
giữ nguyên nét kiến trúc cổ. Du khách đến đây dễ dàng hình dung ra một Thượng Hải
của hàng trăm năm về trước. Nếu Nam Phố là Thượng Hải xưa thì Phố Đông là niềm tự

hào của người dân Thượng Hải về một Trung Quốc hiện đại. Đây là đặc khu kinh tế, khu
thương mại hoạt động hiệu quả nhất Trung Quốc. Hiện tại, nhiều ngân hàng của Anh,
Pháp, Mỹ, Đức tập trung khá nhiều ở Phố Đông. Trong thời gian tới, một số ngân hàng
từ Hồng Kông cũng sẽ chuyển đến đây. Các toà nhà cao trên 10 tầng, các trung tâm
thương mại sầm uất đều tập trung ở đây, trong đó có Tháp truyền hình Đông Phương
Minh Châu cao 468m, cao thứ ba thế giới và cao nhất Trung Quốc.
9
Từ Nam Phố, muốn sang phố Đông, du khách đi xuyên qua một đường hầm 3 km dưới
lòng sông Hoàng Phố, hoặc lên cầu Nam Phố dài 7 km. Còn nếu xuôi theo dòng sông,
bạn sẽ tới bến Thượng Hải, điểm dừng đầu tiên của tất cả các tour tại thành phố này.

+ Bến Thượng Hải: là một địa danh gắn liền với nhiều mốc lịch sử Trung Quốc. Đứng
ở đây, bạn có thể thấy được cả 2 bờ Đông và Nam của con sông Hoàng Phố với nét kiến
trúc khác biệt rõ rệt. Dọc bến Thượng hải là kiến truc vạn Quốc còn được lưu giữ lại từ
thời liên quân chiếm đóng và là khu Tô giới của Anh, Pháp khi đó.
Diện tích: 6341 km2.
Số dân: Hơn 13 triệu dân.
+ Tháp truyền hình Minh Châu Đông Phương :
Cao 468 m (Cao nhất Châu á). Đối với Thế giới nó chỉ đứng sau tháp truyền hình
Toronto của Canada cao 553m và tháp truyền hình của Moscow là 535m. Là một trong
những điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Thượng Hải. Từ trên tháp truyền hình
nhìn xuống du khách sẽ được nhìn thấy toàn cảnh thành phố Thượng Hải.
+ Chùa Ngọc Phật:
Một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng nằm ở phía đông bắc của thành phố. Cái điều đặc biệt
của ngôi chùa này là có tượng phật trước rồi mới xây chùa. Theo truyền thuyết lịch sử:
Vua Quang Tự thứ 8 đời nhà Thanh (năm 1882), một vị pháp sư nổi tiếng tên là Huệ
Căn trụ trì trên 1 ngọn núi, trải qua nhiều gian nan khó khăn tu đức đã trở thành 1 trong
4 minh sơn Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc. Ông muốn tới Ấn Độ lễ Phật trên đường
Ông đã đi qua Miến Điện; tại đây Ông phát hiện ra 1 khối đá ngọc rất đẹp, kỹ thuật đúc
ngọc tại đây lại rất tinh xảo. Nhưng Ông không đủ tiền để mua khối đá đó bèn nói lên

nguyện vọng của mình với mọi người. May mắn Ông đã gặp được 1 người Hoa kiều
giàu có tên là Trần Cư Phổ quyên góp 2 vạn lạng bạc, và thông qua sự ân chuẩn của
Quốc Vương, Ông đã phá núi lấy ngọc. Dưới bàn tay khéo léo của pháp sư Huệ Căn,
cuối cùng khối đá đã được điêu khắc thành 5 bức tượng Phật to nhỏ. Lúc đó là năm
Quang Tự 25 đời nhà Thanh, tức năm 1899, Huệ Căn mang 5 bức tượng đó trở về nước,
trên đường phải ghé qua Thượng Hải. Tại đây khi cho 5 bức tượng lên thuyền thì bức
tượng nặng nhất không thể mang đi được, có người đã nói Huệ Căn để lại bức tượng đó
ở Thượng Hải để mọi người thắp hương. Huệ Căn cho rằng Thượng Hải có Pháp duyên,
lưu lại 1 bức để pháp quang phổ chiếu Thượng Hải cũng coi như 1 công đức, vì lúc đấy
không có ngôi chùa nào vừa với pho tượng được nên đã để vào 1 trại lính. Đấy chính là
nơi đầu tiên pho tượng này dừng chân. Dưới sự nỗ lực quyên góp của chúng sinh, năm
1900 thì chùa được xây dựng xong và pháp sư Huệ Căn đã về trụ trì chùa. Đã có một
thời gian dài chùa bị đi vào quên lãng, đó là khi đại cách mạng thắng lợi chua bị quân
đội trưng dụng sửa thành doanh trại.
10
+ Dự Viên:
Vào đời nhà Thanh có 1 ông quan đã cho xây dựng nơi này để báo hiếu mẹ thượng thọ.
Dự Viên có quy mô không lớn lắm nhưng kiến trúc xây dựng rất tinh tế và đẹp: có sơn
có thuỷ. Đặc biệt là những bức tường rồng, tượng trưng của uy quyền phong kiến. Khi
đến thăm khu di tích này, quý khách còn được tham quan khu trung tâm thương mại lớn
của thành phố - đó chính là khu Miếu Thành Hoàng.
*Tô Châu:
Là một thành phố có nền lịch sử lâu đời, với 3 khu danh thắng nổi tiếng như: Cổ Thành,
Thuỷ Hương, Viên Lâm. Nhà thơ Bạch Cư Dị đời nhà Đường sau nhiều năm xa cách Tô
Châu đã có những xúc cảm về Tô Châu như sau: ‘’ Giang Nam đẹp, phong cảnh cũ như
hiện về, nhập xuất giang hoa hồng thắng hoả, xuân đến nước sông xanh như ngọc, có thể
khong nhớ Giang Nam sao”. Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô, phía Đông Bắc của vùng tam
giác bình nguyên Trường Giang, phía Đông giáp Thượng Hải, Nam giáp Triết Giang,
Tây có Thái Hồ, Bắc giáp Trường Giang. Lịch sử của Tô Châu đã có khoảng 6000 –
7000 năm trước. Thành Tô Châu đã có khoảng 2500 năm trước. Tô Châu có 4 mùa rõ

rệt.
Tô Châu nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới không chỉ vì những đồ gốm đất nung,
ngọc trai nước ngọt, lụa tơ tằm mà còn vì những mỹ nữ nghiêng nước nghiêng thành,
Tây Thi – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc đã sinh ra và lớn lên ở đay. Đến Tô
Châu, bạn có thể tận mắt tham quan công xưởng dệt và xem những show trình diễn thời
trang lụa tơ tằm.
* Diện tích: 8488 km2.
* Dân số: 5,71 triệu người.
Thành phố Tô Châu là 1 thành phố của Viên Lâm ở đây tập trung tất cả những nét tinh
hoa kiến trúc của Viên Lâm Giang Nam. Hiện tồn tại 50 Viên Lâm lớn nhỏ trong đó có
những Viên Lâm tồn tại kiến trúc lâu đời của nhà Tống, Nguyên, Minh như: Sư tử lâm,
Lưu Viên
Cho đến hôm nay, hơn 1.500 năm sau những bài thơ của Bạch Cư Dị ( ông làm tri phủ
Tô Châu từ năm 825 ), Tô Châu vẫn thật đáng ngợi ca: chỉ trong phạm vi khu vực phố
cổ thôi đã có đến sáu thắng cảnh được UNESCO xếp hạng di sản thế giới ( trong toàn bộ
chín di sản nhân loại ở Tô Châu). Tô Châu có tới trên 60 hoa viên cực đẹp, mỗi hoa viên
cũng đủ níu chân người cả buổi để không chỉ chiêm ngưỡng các tác phẩm bất tử của
nghệ thuật xây dựng nhà vườn Trung Hoa mà còn lắng nghe, sống lại với ngườig xưa,
trong đó có rất nhiều danh nhân Trung Hoa từng in dấu giày qua những lối đi lát đá
quanh co của các khu vườn đầy kì hoa dị thảo, hay trong những mê cung bằng đá ảo diệu
hoặc từng ngồi vịnh nguyệt đề thơ trong những mái thuỷ tạ cong cong ẩn hiện dưới dáng
liễu ven hồ.
11
Trong đông đảo các danh nhân sinh trưởng hoặc từng sống ở Tô Châu, phải kể đến Hạp
Lư, vua nhà Ngô, người đã ra lệnh cho hai cận thần là Ngũ Tử Tư và Tôn Võ xây dựng
thành Tô Châu, có nàng Tây Thi, một trong tứ đại Mỹ nhân Trung Hoa, có Ngôn Yển –
một trong 10 học trò lớn của Khổng Tử, có 2 anh em Tôn Quyền, Tôn Sách, có Trương
Húc – một trong ba nhà thư pháp Trung Hoa xuất sắc nhất của mọi thời, có thi hào Bạch
Cư Dị và rất nhiều văn nhân, các nhà danh hoạ cổ, cận và hiện đại Nghệ thuật thư pháp
và tranh thuỷ mặc Tô Châu cũng nổi tiếng khắp Trung Hoa.

Tô Châu có lịch sử rất lâu đời: thành phố cổ kính và thơ mộng này được xây dựng từ
thời Xuân Thu dưới triều đại nhà Ngô (năm 514 trước Công nguyên) nhưng chỉ mang
cái tên như hiện nay dưới thời nhà Tuỳ ( năm 589 sau Công Nguyên) và đã trở thành
một thủ đô của công nghiệp và thương mại ở vùng bờ biển phía đông nam Trung Quốc
sau khi con kênh đào nối liền Bắc Kinh với vùng Giang Nam được hoàn tất vào thế kỷ
thứ 9. Chính Bạch Cư Dị khi trấn nhậm Tô Châu đã tiếp tục mở rộng hệ thống kênh đào
để phát triển du lịch. Nhưng một Tô châu đẹp đẽ và quyến rũ như du khách thấy hôm
nay thật ra chỉ là bản sao của chính mình bởi Tô Châu đã từng bị tàn phá, huỷ hoại nhiều
phen khi quân Mông Cổ tràn sang ( thế kỉ 13, 14)
Dù sau đó đô thị này đã có một thời kì phát triển huy hoàng nhất dưới hai triều đại nhà
và nhà Thanh, với hệ thống ngự viên được xây dựng khắp nơi, nhưng lại tiếp tục gặp tai
ương, đó là khi quân nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc đốt phá Tô Châu (năm 1860) và kế
đến là cuộc xâm lăng của quân Nhật (1937). Nhiều ngự viên bị tàn phá trong chiến tranh.
Một số nhà vườn nổi tiếng chỉ bắt đầu khôi phục vào thập niên 1950, và hầu hết chỉ phản
ánh phong cách kiến trúc thời nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng. Song nhờ bàn
tay con người tôn tạo quá khéo léo, quá công phu, các nhà vườn Tô Châu hôm nay vẫn
khiến du khách say lòng như một câu ngạn ngữ Trung Hoa: “ Không có nơi nào dưới
trời này đẹp cho bằng các khu vườn ở vùng hạ lưu sông Trường Giang, thế mà vườn ở
Tô Châu lại đẹp hơn tất cả”.
Đến Tô Châu khi mùa thu đã về, khi lá phong đã có đôi sắc vàng trên cành và trong tiết
thu dịu mát, thật lý tưởng để thưởng ngoạn phong cảnh của đô thị cổ này. Thành phố
không quá chộn rộn xe và người, nhịp sống thật thanh thản, nhẹ nhàng dù dân Tô Châu
được xếp hạng cao về thu nhập theo đầu người tại Trung Quốc (3680 USD/năm). Trên
khắp các phố chính là các panô hình ảnh các nhà vườn đã được UNESCO xếp hạng di
sản. Khu trung tâm không có nhà cao quá 5 tầng. Những con đường xanh bóng cây và
không chỉ có hoa trong ngự viên, hoa còn ken dày trên hè phố.
- Sau khi thưởng ngoạn hoa viên, chắc chắn du khách đến Tô Châu không thể bỏ qua
cái thú ngồi trên thuyền trên các con kênh đào. Chính hệ thống kênh đào này cùng hàng
12
nghìn chiếc cầu đá cổ kính soi bóng trên các dòng kênh khiến người ta gọi Tô Châu là

một “Venice Phương Đông”, bên cạnh một loạt cách xưng tụng khác như “Thủ đô của
Tơ lụa” (lụa Tô Châu đã nổi tiếng tự nghìn xưa và nay là một thương hiệu tầm thế giới),
“cái nôi văn hoá thời Ngô”, “đô thị phong lưu”, “Thế giới nhà vườn”.
Chùa Hàn Sơn Tự:
Được xây dựng từ năm 502 đến năm 519 thì hoàn thành. Lúc đầu chùa có tên là Phổ
Minh Pháp viện, sau này được đổi thành Hàn Sơn Tự (đời nhà Đường). Trong chùa có
treo 1 cái chuông lớn ngoài ra còn có 500 vị La Hán, mỗi vị một vẻ khác nhau, toàn bộ
các bức tượng trên được làm bằng đồng. Ngoài ra trong chùa còn có 1 bài thơ nổi tiếng
của Trương Kế được khắc trên đá:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền
* Hàng Châu:
Hàng Châu – thủ phủ tỉnh Triết Giang, cách Thượng Hải 150 km và có lịch sử văn hoá
lâu đời nổi tiếng trên Thế giới, là 1 trong 7 đại cố đô của Trung Quốc.
Đây cũng là nơi hấp dẫn du khách. Hàng ngàn người nườm nượp tới Hàng Châu để
thưởng thức trà Long Tỉnh, thăm Tây Hồ và miếu Nhạc Phi)
- Diện tích: 16.596 km2
- Dân số: 6,16 triệu đân.
- Về địa hình Hàng Châu chia làm nhiều loại hình như đồi núi chiếm 66%, phân bố
chủ yếu ở phía Tây nam, độ cao mực nước biển không quá 500m. Tổng diện tích bình
nguyên là 26%, phân bố ở khu phía Đông thành phố, độ cao mực nước biển chỉ từ 3 –
10m. Tổng diện tích sông hồ chiếm 8%, vì vậy có câu nói “ thất sơn nhất thuỷ nhị điền”.
Hàng Châu có 4 mùa rõ rệt nhiệt độ trung bình khoảng 16,2 độ C.
Tây Hồ:
Cảnh sắc của Hàng Châu lấy Tây Hồ làm trung tâm, cảnh quan tự nhiên và cảnh quan
nhân văn kết hợp hoà quyện vào nhau. Trăm nghìn năm nay, vẻ đẹp quyếm rũ của Tây
Hồ khiến bao nhân văn tài tử phải xiêu lòng đắm đuối, khiến cho bao du khách trong và
ngoài nước đến đây không muốn rời chân.

Nằm ở trung tâm thành phố , cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn kết hợp hoà
quyện vào nhau. Trước đây Tây hồ vốn là 1 vịnh biển nối liền với sông Tiền Đường, sau
vì đường biển bị cát bồi làm tắc, dần dần trở thành hồ trong đất liền. Tây Hồ nam bắc
dài 3,5 km, đông tây rộng 2,8 km, chu vi hồ 15km, diện tích khoảng 15km2. Đê Tô, đê
Bạch ngăn hồ thành 5 phần Ngoại Hồ, Lý Hồ, Nhạc Hồ, Tây Lý Hồ và Tiểu Nam Hồ.
13
Ngoại Hồ có 3 hòn đảo nhỏ là Tam Đàn ấn Nguyệt, hồ Tâm Đình, Nguyễn Công Đôn.
Trong hồ có 10 cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước là: Tuyết Tàn Đoạn Kiều, Trăng Thu
Bình Hồ, Trăng In Tam Đàn, Song Phong Xuyên Mây, Sen Gió Khúc Viện, Xuân Sớm
Tô Đệ, Hoa Cảng Quan Ngư, Chuông Chiều Nam Bình, Nắng Chiều Lôi Phong, Oanh
Hót Sóng Liễu. Trong dân gian, Tây Hồ có nhiều truyền thuyết, trong đó có truyền
thuyết: Tương truyền xưa kia, Ngọc Long và Kim Phượng nhặt được 1 viên đá Ngọc ở
đảo Tiên sông Ngân, chúng đã mài dũa nhiều năm và viên đá ngọc trở thành 1 viên Minh
Châu xán lạn. Ánh sáng của viên Minh Châu này chiếu tới đâu thì cây cối nơi ấy xanh
tốt quanh năm. Tin này truyền tới thiên cung, Vương mẫu liền sai thiên binh tướng tới
cướp viên Ngọc. Ngọc Long, Kim Phượng đòi lại, Vương Mẫu không nghe. Thế là 2 bên
giằng co kịch liệt, khi giằng nhau Vương Mẫu ngã, hai tay lỏng ra, viên Ngọc rơi xuống
trần gian biến thành Tây Hồ sáng trong rực rỡ, Ngọc Long và Kim Phượng cũng rơi
xuống và biến thành Ngọc Long Sơn và Kim Phượng Sơn, mãi mãi canh giữ Tây Hồ.Về
lịch sử, Tây Hồ có nhiều tên gọi khác nhau, thời Hán được gọi là Hồ Kim Ngưu và Hồ
Minh Thánh. Cũng vì ở gần sông Tiền Đường nên gọi là sông Tiền Đường. Đến đời
Đường gọi là Hồ Thạch Hàm. Đời Bắc Tống nhà thơ Tô Đông Pha ví Tây Hồ với người
đẹp Tây Thi nên còn có tên duyên dáng là: Tây Tử Hồ. Vẻ đẹp của Tây hồ không chỉ có
hồ mà còn có núi. Hồ và núi hoà quyện vào nhau tạo nên 1 vẻ đẹp nên thơ. Tây Hồ gắn
liền với các danh nhân văn hoá lịch sử nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như: Nhạc
Phi, Vu Khiêm, Trương Thương Thuỷ, các nhà cách mạng cuối đời nhà Thanh như: Thu
Cẩn, Tử Tích Lân.
*Thừa Đức: Khu nghỉ mát của bậc đế vương:
Thành phố Thừa Đức được liệt vào một trong những thành phố nổi tiếng về lịch sử văn
hoá Trung Quốc. Phong cảnh nơi đây là một trong thập đại kỳ quan Trung Quốc, có đến

bốn mươi điểm du lịch trọng điểm quốc gia. Năm 1994, khu Sơn trang nghỉ mát và quần
thể các đền miếu xung quanh của thành phố Thừa Đức được tổ chức Di sản văn hoá Thế
giới công nhận là Di sản văn hoá Thế giới.
Tiềm năng du lịch của Thừa Đức dồi dào và rất độc đáo, nơi đây có nhiều điểm là “nhất
Thế giới”: Công viên Hoàng gia lớn nhất Thế giới – Khu nghỉ mát mùa hè, quần thể lăng
miếu Hoàng gia lớn nhất Thế giới – Ngoại Bát Miếu, tượng Phật Quan Âm nghìn tay
nghìn mắt làm bằng gỗ lớn nhất Thế giới, dòng sông ngắn nhất Thế giới – Nhiệt Hà.
Ngoài ra còn có tinh tuý của Vạn Lý Trường Thành – Kim Sơn Lĩnh, thiên hạ đệ nhất kỳ
tùng – Cửu Long Tùng
Phía bắc là rặng núi Thất lão, rừng cây xen lẫn thảo nguyên xanh. ở giữa là rặng núi Yến
Sơn với tận cùng là khu lăng Sơn Khâu, phía nam là mạch núi đông Yến Sơn kéo dài,
vách núi dựng đứng, thâm nghiêm. Sông ngòi có Triều Hà, Lương Hà, Liễu Hà, Lão
Ngưu Hà Dòng nước xanh trong ngọt ngào của Triều Hà và Lương Hà ngừng chảy về
14
Bắc Kinh và Thiên Tân. Thừa Đức có độ cao 200 – 1200m trên mực nước biển, trung
bình là 350m cao nhất là đỉnh Vụ Linh Sơn cao 2118 m . Xung quanh với sông quanh
co, núi nhấp nhô hình muôn vẻ: núi La Hán, núi Thiên Kiều, núi Song Tháp hơn chục
ngọn núi đã trở thành những kì quan nơi đây.
Thừa Đức là thành phố thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, tám huyện trực thuộc là: Thừa Đức,
Long Hoa, Lương Bình, Hưng Long, Bình Tuyền, huyện tự trị Khoan Thành dân tộc
Mãn, huyện tự trị Phong Ninh dân tộc Mãn, huyện Vi Dương. Dân số thành phố là 3,4
triệu người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 1,3 triệu người bao gồm 25 dân tộc như:
Mãn, Mông Cổ, Hồi, Triều Tiên Thừa Đức nằm kề sát Bắc Kinh, Thiên Tân, phía tây là
cửa Trương Gia gần với Liêu Ninh, bắc là Nội Mông, nam là Thái Hoàng Đảo, Đường
Sơn.
Công viên Hoàng gia lớn nhất Thế giới – Sơn trang nghỉ mát: Khu sơn trang nghỉ
mát toạ lạc trên một diện tích 5,64 triệu m2 tường bao dài 10 km, chia thành hai khu lớn:
Khu Cung điện và khu thắng cảnh tự nhiên, phía Tây có núi phía Đông có hồ, núi non
nhấp nhô, tùng bách xanh lá, hoa cỏ tốt tươi, giữa hồ lại đảo lớn đảo nhỏ, cây cối tự
nhiên, chim hót líu lo, hươu nai thành bầy, đan xen với lầu các với kiến trúc cổ ưu nhã,

trật tự thanh thoát. Khang Hy, Càn Long còn dùng thể thơ câu 3 chữ, câu 4 chữ trong
“Tam thập lục cảnh” để vịnh cảnh nơi đây. Công viên nơi đây thể hiện được tinh hoa của
nghệ thuật kiến trúc, thể hiện được cả nét hùng vĩ phương Bắc và nét tú lệ của phương
Nam, trong vườn lại có vườn, cảnh đẹp nhiều lớp, được Khang Hy tán tụng là: “Tự hữu
sơn xuyên khai Bắc cực, thiên nhiên phong cảnh thắng Tây hồ”, có nghĩa là sông núi ở
đây là khởi nguồn của cái đẹp phương Bắc còn phong cảnh thiên nhiên nhiên thì đẹp hơn
cả cảnh Tây Hồ ở Hàng Châu.
VII. TIỄN ĐOÀN:
- Hẹn khách giờ tập trung để ra sân bay (Đúng giờ mà Hướng dẫn viên quy định)
- Làm thủ tục trả phòng cho khách, nếu phòng nào có phụ phí thì nhắc khách thanh
toán.
- Nhắc khách kiểm tra lại hành lý.
- Kiểm tra lại danh sách khách đã lên ôtô.
- Đến sân bay, hướng dẫn viên làm thủ tục lên máy bay cho đoàn như: Kiểm tra hành
lý, vé máy bay, hộ chiếu , cân hàng
- Khi máy bay hạ cánh làm thủ tục checkout cho khách và đưa khách về Hà Nội kết
thúc tour.
15
- Trên đưòng đưa khách về không quên hỏi han về chất lượng của chuyến tour và cám
ơn khách đã quan tâm đến sản phẩm của công ty, giới thiệu cho khách những tuyến
điểm mới và hy vọng sẽ gặp lại nhau ở những tour tiếp theo.
Xe của Công ty Lữ hành Hanoitourist đưa quý khách về Trung tâm thành phố. Trên
đường đi phát tờ phiếu điều tra ý kiến khách hàng cho đại diện từng nhóm. Thu nhận
lại ý kiến của khách hàng.
Cảm ơn quý khách hàng đã tham gia chương trình du lịch của Công ty và mong
được gặp lại quý khách trong những chuyến đi tiếp theo.
16

×