Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh. Ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.69 KB, 3 trang )

SĨNG
1. Mở bài
A. Mở bài 1
“Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là chuyện của giời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”
Nỗi nhớ tình yêu từ lâu đã trở thành một suối nguồn
tươi mát tưới tát lên trái tim cho tâm hồn con người
luôn tràn đầy sức sống. Vốn chẳng phải là thứ có thể cắt
nghĩa như Xuân Diệu đã từng nhận xét: tình u tựa như
một cội nguồn bí ấn nó khiến người ta khao khát, say
mê nhưng lại chẳng cho chúng ta một lời lí giải khiến ai
ai cũng thổn thức và trăn trở. Thi sĩ Xuân Quỳnh cũng
không ngoại lệ, với dòng thơ nồng nàn, hồn hậu, giàu
chất suy tư nữ tính, nữ thi sĩ đã diễn tả tình yêu và cung
bậc của người phụ nữ khi yêu thông qua tác phẩm
“Sóng”.
B. Mở bài 2
“Đơi ta u nhau, đợi tới tháng năm lau nở
Đợi mùa nước đổ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Khơng lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy
nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy
nhau khi góa bụa về già”


Lời tiễn dặn người yêu của người dân tộc Thái ở những
câu thơ trên đã khiến ta tha thiết biết bao về tình yêu,
nỗi nhớ. Tình yêu- một chủ đề mà biết bao thi nhân đã


dùng cả trái tim, tâm hồn mình để sống và viết với
những rung cảm mãnh liệt. Thả mình theo lớp sóng xa
kia, ta bắt gặp “Sóng” của Xuân Quỳnh. Ở đó, với cảm
xúc dung dị, đầy nhiệt thành và suy tư sâu lắng, nữ thi sĩ
đã giãi bày những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn
của người phụ nữ khi yêu.
2. Khái quát chung
Xuân Quỳnh- một cô gái mồ côi nghèo khổ, lớn lên trong
thời kì đất nước phải đương đầu với vơ vàn khó khăn
nhưng Xuân Quỳnh chẳng khác nào một cây xương rồng
kiên cường và diệu kỳ trên sa mạc, vắt kiệt sức mình để nở
những bơng hoa q cho cuộc đời. Một trong những bơng
hoa q ấy chính là “Sóng”. Sóng được viết năm 1967
trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình)
và được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Sóng là
bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách Xn Quỳnh.
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở tương đồng, hịa hợp
giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ
nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử
thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Bài thơ
cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh
phúc lớn lao của con người.
3. Đánh giá nghệ thuật


Được mệnh danh là nữ hồng của thơ ca tình yêu, Xuân
Quỳnh đã tìm cho mình một hướng đi riêng, nữ thi sĩ đã
vận dụng thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng
khống và cách gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng,
giọng thơ vừa thiết tha đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi

cùng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ…tất cả đã
diễn tả thành cơng cung bậc cảm xúc của người con gái
trong tình yêu.
4. Kết bài
Thơ ca là thứ nghệ thuật của tâm hồn: “Thơ ca làm cho tất
cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”. Vượt
qua thời gian, qua những thăng trầm của lịch sử, thơ neo
đậu lại tâm hồn con người, sống mãi với cuộc đời với giá
trị vĩnh cửu mà nó đã dâng tặng. Và “Sóng” của nhà thơ
Xuân Quỳnh là một bài thơ như thế. Bài thơ đã đem đến
cho chúng ta một hình tượng đẹp đẽ về tình yêu. Tình yêu
ấy mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
ân nghĩa thủy chung nhưng cũng thật hiện đại: đó là tình
u tự do, chân thành, say đắm và biết hi sinh của người
phụ nữ.



×