Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập tình huống ôn thi môn Luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.31 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
Câu 1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của
A.............................................................................................................................2
Câu 2. Trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?. . .4
Câu 3. Sau khi chia tay nhau, A nhiều lần gọi điện cho B yêu cầu gặp nhau
nhưng B từ chối. Một lần A chặn đường B và yêu cầu B vào nhà nghỉ với
hắn. B không đồng ý liền bị A đánh đập và giật túi xách của B rồi bỏ đi.
Trong túi xách của B có 500.000 đồng. Hành vi này của A có phạm tội
khơng, nếu có thì là tội gì? Tại sao?....................................................................6
Câu 4. Trường hợp, A dọa đưa video “nhạy cảm” của B lên mạng internet
và yêu cầu B phải gửi vào tài khoản cho hắn 30 triệu đồng. B báo công an và
A bị bắt. Hành vi của A có cấu thành tội phạm khơng? Tội gì? Tại sao?.......7
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................10
CHÚ THÍCH CĂN CỨ PHÁP LÍ CỦA BLHS 2015..........................................11

1


ĐỀ BÀI SỐ 02: A 22 tuổi, mới chấp hành xong hình phạt 02 năm tù về tội
cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171 BLHS) được 06 tháng. B 17 tuổi. Hai người
yêu nhau được khoảng 6 tháng. Trong thời gian yêu nhau, hai người nhiều lần quan
hệ tình dục với nhau. Mỗi lần quan hệ tình dục, A thường dùng điện thoại chụp
ảnh, quay video làm kỷ niệm, B biết nhưng không phản đối. Khi chia tay nhau, B
u cầu A xố bỏ tồn bộ phim, ảnh liên quan đến kỷ niệm của hai người. Khoảng
01 tháng sau ngày chia tay, A hẹn gặp B để nói chuyện. Khi gặp nhau, A địi B cho
quan hệ tình dục, B không đồng ý liền bị A đánh, doạ giết nên B không dám phản
kháng mà để A quan hệ tình dục. Sau đó, B báo cơng an và A bị bắt.
MỞ ĐẦU


Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và
phải chịu hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Mỗi hành vi phạm tội
trong từng trường hợp cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác
nhau. Để làm rõ hơn nữa một số vấn đề được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015
Việt Nam, em xin được chọn và phân tích tình huống cụ thể ở đề bài số 02. Trong
quá trình làm bài có thể có những sai sót, em rất mong các thầy cơ có thể bỏ qua
cho em và em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và sẽ hồn thiện tốt hơn về nhận thức của mình đối với
mơn Luật hình sự Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
Câu 1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A.
A phạm tội hiếp dâm theo Khoản 4 Điều 141 BLHS 2015 vì:
Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 141 BLHS 2015 quy định“Phạm tội đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”

2


Căn cứ lí luận:
a. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường có năng lực
trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo Bộ luật hình sự quy định.
b. Khách thể của tội phạm: Tội hiếp dâm xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của
người khác.
c. Mặt khách quan của tội phạm:
 Hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình
dục khác với nạn nhân trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác.
Nhưng khơng địi hỏi hành vi giao cấu phải đã kết thúc về mặt sinh lí. Hành vi
giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác là trái với ý muốn của nạn nhân.
 Các hành vi trên đây được thực hiện bằng một trong những thủ đoạn sau: Thủ

đoạn dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân
chống lại hành vi của người phạm tội như xơ ngã, vật, giữ, bóp cổ nạn nhân …
Thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực: là thủ đoạn làm ý chí của nạn nhân bị tê liệt không
chống lại hành vi của người phạm tội như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn
nhân. Thủ đoạn lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân. Thủ đoạn
khác là những thủ đoạn (ngoài ba thủ đoạn trên) giúp cho người phạm tội có thể
thực hiện được hành vi của mình.
d. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội
biết hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục của mình là trái ý muốn nạn
nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó bằng một trong những thủ
đoạn nói trên.
Áp dụng trong trường hợp trên:

3


a. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm (A) là người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo Bộ luật hình sự quy định.
 Đối tượng tác động: Nạn nhân là B 17 tuổi, đây là trường hợp nạn nhân từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi. Nên không thuộc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Trong
trường hợp này, không thể là Tội cưỡng dâm vì nạn nhân của tội cưỡng dâm là
người bị lệ thuộc hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách, ở đây B đều
khơng thuộc hai trường hợp trên. Mà ở đây, hành vi A dọa giết B đã làm tê liệt ý
chí phản kháng của B.
b. Mặt khách quan của tội phạm: A đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái với ý
muốn của B. Hành vi đó được thực hiện bằng thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực: Khi
A đòi B cho quan hệ tình dục, B khơng đồng ý liền bị A đánh, doạ giết nên B
không dám phản kháng mà để A quan hệ tình dục.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội (A) là lỗi cố ý trực tiếp. A
biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ

xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi gây ra hậu
quả.
 Như vậy, A phạm tội hiếp dâm theo Điều 141 BLHS 2015. Ở trường hợp này, B 17
tuổi, thuộc trường hợp nạn nhân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Căn cứ Điều 141,
khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A là khoản 4 Điều 141 BLHS 2015.

Câu 2. Trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Trường hợp phạm tội của A trong tình huống nêu trên là tái phạm.
Căn cứ pháp lí:
 Điều 9 BLHS 2015. Phân loại tội phạm

4


 Điều 53 BLHS 2015. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
 Điều 69 BLHS 2015. Xóa án tích
 Điều 70 BLHS 2015. Đương nhiên được xóa án tích
 Khoản 1 Điều 171 BLHS 2015. Tội cướp giật tài sản.
Căn cứ lí luận:
 A từng bị xét xử về tội cướp giật tài sản (Khoản 1 Điều 171). Dựa vào mức cao
nhất của khung hình phạt là 05 năm đối với tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều
171 BLHS 2015 và căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 cho thấy hành vi
phạm tội trước của A là tội phạm nghiêm trọng.
 Vì A đã bị kết án 02 năm tù nên A đương nhiên được xóa án tích sau 02 năm (Điều
69, 70 BLHS 2015). Trong khi A chưa chấp hành xong khoảng thời hạn 02 năm
đó, chưa được xóa án tích mà A lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý như tình
huống trên.
 Hành vi phạm tội trước của A bị kết án tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó,
trường hợp được coi là Tái phạm nguy hiểm nếu như đã bị kết án về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà

lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý. Vì vậy, trường hợp phạm tội của A không được coi là
tái phạm nguy hiểm.
 Theo khoản 1 Điều 53, tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích
mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

5


 Từ những căn cứ đó, áp dụng cho tình huống trên, ta thấy A đã bị kết án tội
phạm nghiêm trọng, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do
cố ý bởi vậy, trường hợp phạm tội của A là tái phạm.
Như vậy, trường hợp phạm tội của A trong tình huống trên là tái phạm.

Câu 3. Sau khi chia tay nhau, A nhiều lần gọi điện cho B yêu cầu gặp nhau
nhưng B từ chối. Một lần A chặn đường B và yêu cầu B vào nhà nghỉ với hắn.
B không đồng ý liền bị A đánh đập và giật túi xách của B rồi bỏ đi. Trong túi
xách của B có 500.000 đồng. Hành vi này của A có phạm tội khơng, nếu có thì
là tội gì? Tại sao?
 Căn cứ pháp lý: Điều 168 BLHS 2015.
Điều 172 BLHS 2015
 Căn cứ thực tiễn:
a. Chủ thể của tội phạm: A là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ
tuổi theo Bộ luật hình sự quy định.
b. Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và
quan hệ nhân thân.

 Xác định tội danh:

TH1: Hành vi của A cấu thành Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015 nếu:
 Mặt chủ quan tội phạm: Nếu trước khi thực hiện hành vi đánh đập B, A đã có mục
đích là nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi của A cấu thành Tội cướp tài sản theo
Điều 168 BLHS 2015. Vì ở tội cướp tài sản, người phạm tội phát sinh ý thức chiếm
đoạt tài sản trước khi có hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
6


hoặc hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể kháng cự
được.
 Mặt khách quan của tội phạm: A đã thực hiện hành vi dùng vũ lực: đánh đập B và
hành vi đó đã làm B bị tê liệt về ý chí, khơng dám kháng cự.
Như vậy, nếu hành vi đánh đập B là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, nói cách
khác, mục đích chiếm đoạt tài sản hình thành từ trước khi A thực hiện hành vi đánh
đập B thì sẽ cấu thành Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.
TH2: Hành vi này của A cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều
172 BLHS 2015 nếu:
 Mặt chủ quan của tội phạm: nếu A sau khi thực hiện hành vi đánh đập B, làm cho
B khơng cịn khả năng bảo vệ tài sản của mình. Lúc đó, A mới nảy sinh ý định
chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172
BLHS 2015. 1
 Mặt khách quan của tội phạm: A có hành vi chiếm đoạt tài sản của B một cách
cơng khai, hành vi này xảy ra trong hồn cảnh người chủ tài sản khơng có điều kiện
ngăn cản. Do A biết B khơng cịn khả năng để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản
đó.
Như vậy, nếu hành vi đánh đập B khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, nói
cách khác, mục đích chiếm đoạt tài sản hình thành sau khi A thực hiện hành vi
đánh đập B thì sẽ cấu thành Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS
2015.


1

Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Diệp (2018), Phương pháp định tội danh với 538 tội danh trong Bộ luật Hình sự năm
2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017, Nxb Lao Động.

7


Câu 4. Trường hợp, A dọa đưa video “nhạy cảm” của B lên mạng internet và
yêu cầu B phải gửi vào tài khoản cho hắn 30 triệu đồng. B báo cơng an và A bị
bắt. Hành vi của A có cấu thành tội phạm khơng? Tội gì? Tại sao?
Hành vi của A cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015 vì:
Căn cứ pháp lí: Điều 170 BLHS 2015.

Căn cứ lí luận:
a. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm
hình sự bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi
của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi
phạm tội.
b. Mặt khách quan của tội phạm :
 Hành vi phạm tội của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định là:
- Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực: là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khoẻ nếu khơng thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
- Hành vi (khác) uy hiếp tinh thần; là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh
dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu
cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Hành vị uy hiếp tinh thần có thể
được thực hiện bằng một số thủ đoạn sau: Đe dọa huỷ hoại tài sản của người bị
đe dọa. Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức của
người bị đe dọa. Đe dọa loan những tin thuộc về đời tư (mà người bị đe dọa
muốn giữ kín)…

Điều luật khơng giới hạn những thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội
cưỡng đoạt tài sản. Bất cứ thủ đoạn nào có thể uy hiếp, khống chế được ý chí
8


của người khác đều được coi là thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội
cưỡng đoạt tài sản.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy
hiếp tinh thần đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội
là mục đích chiếm đoạt tài sản.

 Áp dụng trong trường hợp trên:
a. Chủ thể của tội phạm: A là người năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
theo Bộ luật hình sự quy định.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi phạm tội của A là hành vi uy hiếp tinh
thần của B, được thực hiện bằng thủ đoạn đe dọa loan những tin thuộc về đời tư
cụ thể ở đây là A đã dọa đưa video “nhạy cảm” của B lên mạng internet.
 Trong trường hợp này, không thể là Tội cướp tài sản vì tội cướp tài sản gồm 03
dạng hành vi khách quan sau: hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc; hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng
thể chống cự được. Ở đây, hành vi của A đều không thuộc 03 hành vi trên.
c. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội (A) là lỗi cố ý trực tiếp. A
biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi. Mục đích
phạm tội của A là mục đích chiếm đoạt tài sản.

 Như vậy, hành vi uy hiếp tinh thần B nhằm chiếm đoạt tài sản của A đã cấu thành
tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 BLHS 2015. Khung hình phạt đối với
hành vi phạm tội của A là khoản 1 Điều 170 BLHS 2015.
9



KẾT LUẬN
Qua tình huống trên ta có thể thấy Luật hình sự Việt Nam giữ vị trí quan
trọng trong đấu tranh và phịng chống tội phạm nói chung và một số tội phạm cụ
thể nói riêng. Bởi chỉ có Luật hình sự mới quy định hành vi bị coi là tội phạm và
hình phạt áp dụng đối với người đã gây ra tội phạm đó. Bằng những biện pháp và
phương tiện đặc thù, riêng biệt của mình, Luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội
quan trọng này khỏi sự xâm hại của các hành vi phạm tội. Các chế tài hình sự là
những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất khơng chỉ nhằm
mục đích trừng trị đối với người phạm tội mà còn răn đe, phòng ngừa tội phạm
khác một cách hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
2. Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, (2019), Nghị quyết 06/2019/NQHĐTP, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144,
145, 146, 147 của bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người
dưới 18 tuổi.
3. Nguyễn Ngọc Hịa (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.
10


4. Nguyễn Ngọc Hịa (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm
quyển 1, Nxb.Công an Nhân dân, Hà Nội.
5. Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Diệp (2018), Phương pháp định tội danh với
538 tội danh trong Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017,
Nxb Lao Động.
6. Nguyễn Lệ Thủy (2016), Tội hiếp dâm trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Ánh Sao (2019), Tội cưỡng đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự
2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. Đỗ Văn Chung (2016), Tội cưỡng đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
9. Trần Văn Luyện (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) - Phần các tội phạm, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
10.Nguyễn Ngọc Hịa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được
sửa đổi, bổ sung năm 2017. Phần các tội phạm, Quyển 1, Nxb. Tư Pháp.

CHÚ THÍCH CĂN CỨ PHÁP LÍ CỦA BLHS 2015
Điều 53 BLHS 2015. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

11


a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Điều 69. Xóa án tích
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều
73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng
và người được miễn hình phạt khơng bị coi là có án tích.

Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải
về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã
chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi
hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình
phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình
phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội
mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ,
phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng đã được giảm án.
12


Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm
cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định,
tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định
tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết
vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành
bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại
khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thơng tin
về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư
pháp xác nhận khơng có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc
khoản 3 Điều này.

Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác
làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
13


g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người
khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:
a) Có tổ chức;
14


b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
15


e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng.

16



×