Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN “Một số biện pháp giúp học tốt cách phát âm trong tiếng Anh cho học sinh lớp 5 năm học 20212022 ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp huyện
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Tây Hịa.
1. Tên sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng nghe và nói cho học sinh lớp 4E
Trường Tiểu học Hòa Mỹ Tây năm học 2019-2020”
2. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Vương Thị Diễm
- Ngày tháng năm sinh: 02 - 06 - 1989
Giới tính: Nữ
- Email:
- Điện thoại: 0855020689
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chun mơn: Cao Đẳng Sư phạm Tiếng Anh
- Học hàm:………………………………; Học vị:………………………
- Cơ quan, đơn vị: Trường Tiểu học Hoà Mỹ Tây
- Địa chỉ: Phước Mỹ – Hồ Bình 1 – Tây Hồ – Phú Yên
3. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có)
- Họ và tên:…………………………………………………………………
- Cơ quan, đơn vị:…………………………………………………………..
- Địa chỉ:……………………………………………………………………
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến):
- Tên chủ đầu tư:……………………………………………………………
- Cơ quan, đơn vị:…………………………………………………………
- Địa chỉ:……………………………………………………………………
5. Các tài liệu kèm theo
5.1. Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
5.2. Quyết định về việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở .
Hoà Mỹ Tây, ngày ….tháng năm ….


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Vương Thị Diễm

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học tốt cách phát âm trong tiếng
Anh cho học sinh lớp 5E Trường Tiểu học Hòa Mỹ Tây năm học 2021-2022 ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực giáo dục: Phát âm và giao tiếp tiếng Anh của học sinh (HS) tiểu
học.
3. Bối cảnh của việc lựa chọn đề tài:
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hơn 20 triệu học sinh,
sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục theo phương thức
dạy học trực tiếp. Chuyển sang dạy học trực tuyến là lựa chọn thích ứng phù hợp
trong bối cảnh hiện nay. Dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm nhưng cũng đặt ra
khơng ít thách thức mà ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang nỗ lực khắc phục,
vượt qua.
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp
(blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và
các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19.
Thay vì "ngồi im chờ hết dịch" như mùa COVID-19 trước, nhiều trường tiểu
học đang linh hoạt áp dụng nhiều giải pháp để triển khai tốt nhất có thể việc dạy trực

tuyến và trực tiếp với lứa tuổi học sinh vốn khó hịa nhập với hình thức dạy học này.
Hòa Mỹ Tây là một xã miền núi khó khăn, thuần nơng. Việc học ngoại ngữ ở
Tiểu học đã được áp dụng từ nhiều năm học trước đến nay. Tuy nhiên, các em học
sinh vẫn còn rất bỡ ngỡ trong việc học ngoại ngữ, chính vì vậy hứng thú học tập
môn ngoại ngữ của các em chỉ được thời gian ngắn trong vài tháng đầu năm học lớp
3. Sau đó các em thấy mơn học khó dần dẫn đến chán học. Đa số học sinh phát âm
và nhấn trọng âm sai do các em bị ảnh hưởng bởi giọng nói vùng miền. Mặc dù giáo
viên đã hướng dẫn cách phát âm và nhấn trọng âm thường xuyên. Thực trạng chung
của học sinh tiểu học khi học phát âm Tiếng Anh:
Phát âm tiếng Anh không chuẩn

2


Phỏng vấn các chun gia tiếng Anh thì có đến 90% trẻ em Việt Nam mắc các lỗi
phát âm cơ bản như: không phát âm âm cuối, không nhấn trọng âm, nhầm lẫn âm,...
Những thói quen này nếu hình thành sẽ rất khó cải thiện về sau bởi những gì trẻ ghi
nhớ trong độ tuổi vàng mang tính bền vững rất cao.
Phát âm tiếng Anh chưa chuẩn là lỗi phổ biến nhất mà học sinh Tiểu học gặp phải
Thực tế, khó khăn này thường đến từ người dạy hoặc mơi trường học tiếng Anh của
trẻ. Vấn đề phát âm sai trong môi trường học đường ở Việt Nam đã không còn là
câu chuyện mới lạ nữa. Chuyện người này phát âm sai và sau đó chỉ lại cho người
khác cùng phát âm như vậy cũng là tình huống rất phổ biến.
Thiếu tự tin khi giao tiếp
Không chỉ là một hệ quả tất yếu từ việc nghe và phát âm tiếng Anh khơng chuẩn,
tâm lí thiếu tự tin cịn là do thiếu mơi trường thực hành tiếng Anh phù hợp. Có thể
thấy rất rõ điều này ở học sinh nông thôn. Các em thường có tâm lý do dự, sợ rằng
những điều mình nói ra khơng đúng, khơng chính xác, khơng ai có thể hiểu những
gì mình nói. Trong khi thái độ tự tin là yếu tố quyết định hơn một nửa sự hịa nhập
thành cơng với một mơn ngoại ngữ.

Chán nản, ghét tiếng Anh
Đây chính là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà học sinh Tiểu học có
thể gặp phải. Một số ít trẻ ngay từ đầu đã khơng có chút nào hứng thú với ngoại
ngữ. Nhưng phần lớn vấn đề này đến từ một quãng thời gian dài gặp khó khăn khi
học tiếng Anh. Khơng thể tiếp thu bài trên lớp, kết quả học tập không tốt kéo dài,
khơng có một chút tiến bộ nào đã hình thành nên tâm lý chán nản, sợ, ghét môn học.
Thiếu tự tin, chán nản, sợ hãi là tâm lí của nhiều học sinh Tiểu học khi học tiếng
Anh
Khó khăn trong việc kiên trì học tiếng Anh
Tiếng Anh cũng như bất kỳ ngơn ngữ nào khác, địi hỏi phải thực sự kiên trì mới có
thể mang lại kết quả tốt. Để giữ được sự kiên trì này, đối với người lớn đã khó, đối
với trẻ em lại càng khó hơn. Bởi đặc điểm lứa tuổi cịn ham vui chơi thì duy trì sự
hứng thú với học ngoại ngữ là một vấn đề gian nan mà nhiều giáo viên Tiếng Anh
phải đối mặt và giải quyết cùng học sinh.
4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Dạy và học Tiếng Anh từ lâu đã rất phổ biến trong nhà trường Việt Nam.
Đặc biệt gần đây với Đề án Ngoại Ngữ Quốc gia 2020, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã
đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

3


quốc dân. Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc nên việc dạy học Tiếng Anh
như thế nào để đạt hiệu quả cao là yêu cầu hết sức bức thiết.
Việc đảm bảo chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở bậc tiểu học là vô cùng
quan trọng và Giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất
lượng giảng dạy, giúp các em có hứng thú với giai đoạn đầu của việc học ngoại
ngữ. Tiếng Anh và Tiếng Việt là hai ngôn ngữ không cùng loại hình và ngữ hệ nên
có sự khác biệt khá lớn. Vì vậy, ở giai đoạn đầu của quá trình học Tiếng Anh, phát
âm chuẩn là rất cần thiết.

Phát âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên
thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên dễ
dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng sẽ làm cho
người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí khơng hiểu ý của người nói.
Xác định được tầm quan trọng đó nên việc dạy và học ngữ âm đã được đưa
vào trong chương trình Tiếng Anh cấp tiểu học. Tuy nhiên đa số học sinh cịn ngỡ
ngàng và gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ghi nhớ các âm đã học, trong khi đó
việc khai thác và sử dụng các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và
học tập ngữ âm của học sinh còn hạn chế.
So với chương trình Tiếng Anh cấp trung học phổ thơng và cấp THCS thì
mơn Tiếng Anh với học sinh tiểu học còn rất mới lạ, đặc biệt là ngữ âm. Mặc dù
trong mỗi Unit đều có dành 1 tiết để dạy ngữ âm. Tuy nhiên thời lượng 35 phút là
quá ít ỏi mà phương pháp giảng dạy còn chưa cụ thể điều đó giải thích tại sao hiệu
quả của việc dạy và học ngữ âm chưa cao.
Từ thực tế những năm tôi trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở các lớp 3, 4, 5
tại Trường tiểu học Hòa Mỹ Tây, ngồi những phương pháp dạy ngữ âm tơi tiếp thu
được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng,
tôi luôn trăn trở tìm tịi cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học
sinh của mình, giúp các em khơng cịn cảm thấy khó khăn, nặng nề khi phát âm
Tiếng Anh.
Từ ý nghĩ trên tơi đã tìm tịi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được kết
quả như mong muốn. Chính vì vậy, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
giúp học tốt cách phát âm trong tiếng Anh cho học sinh lớp 5E Trường Tiểu
4


học Hòa Mỹ Tây năm học 2021-2022 ”. Mong muốn của tôi là cải thiện khả năng
phát âm Tiếng Anh của học sinh và tiến tới để học sinh yêu thích mơn học Tiếng
Anh.
5. Mục đích của giải pháp sáng kiến

Nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt
biết nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát âm và ngữ điệu trong tiếng Anh.
- Hạn chế được cảm giác lo sợ, ngại ngùng trước đám đơng vì sợ phát âm
khơng đúng, đã tự tin thể hiện mình mà khơng để ý đến lời chê của bạn và giúp học
sinh tự tin hơn trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai,
thành thạo từng câu, từng từ.
6. Thời gian bắt đầu thực hiện
Bắt đầu từ tháng 09 năm 2021.
7. Nội dung
7.1 Thuyết minh giải pháp mới
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộc vùng
khó, việc học tiếng Anh rất hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao,
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong q trình giảng dạy, tơi nhận thấy rằng
các em cịn gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm. Phát âm đóng vai trị rất quan
trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Phát âm là nền
tảng cho hai kĩ năng nói và nghe của người học. Phát âm tốt thì người học sẽ tự tin
hơn khi nói và nghe tốt hơn. Phát âm được coi là việc quan trọng đầu tiên, phát âm
được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen phát âm sai, hoặc không nhớ cách
phát âm, đặc biệt với những từ khó phát âm hay từ có nhiều âm tiết. Điều này đã
làm nhiều em thiếu tự tin lúc nói dẫn đến nói tiếng Anh kém lưu lốt và nghe kém
hơn.
Do đọc khơng được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề khơng muốn đọc. Là
giáo viên phụ trách bộ mơn tơi động viên, khuyến khích tạo khơng khí thoải mái và
đặc biệt tơi dùng các hình ảnh, dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh ngộ nghĩnh đưa ra
từ hoặc câu tạo cho học sinh thích thú học tập và thích đọc hơn.
Vậy làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt hơn? Đây là câu hỏi yêu cầu
giáo viên dạy tiếng Anh nói chung và bản thân tơi nói riêng trả lời bằng nhiều
phương pháp khác nhau để giúp học sinh phát âm và luyện phát âm tốt hơn:
7.1.1. Giáo viên thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy:
Đối với đối tượng học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông việc sử

dụng Tiếng Anh trong giờ ngoại ngữ là điều hiển nhiên, vì khi đó vốn từ các em khá
5


đủ để hiểu những điều giáo viên truyền đạt. Nhưng đối với học sinh Tiểu học,
chính vì lo sợ các em học sinh vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của
giáo viên, và điều này làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học
“lười”, “ ngại” nói Tiếng Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm
cho học sinh chưa tự tin khi phát âm Tiếng Anh. Mỗi giáo viên tiếng Anh phải tự ý
thức rằng “Chúng ta là đầu tàu gương mẫu, lứa tuổi thiếu nhi cịn ngây thơ và dễ bắt
chước, thầy cơ phải là tấm gương để học sinh noi theo”, giáo viên phải ln chú ý
phát âm đúng và tạo thói quen cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong lớp học.
* Thực hiện:
- Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câu Tiếng Anh
đơn giản để làm “nóng” khơng khí lớp học, tạo sự hưng phấn trong học tập, ứng xử
nhanh nhẹn trong giao tiếp. Với cách mở đầu tiết dạy này, sẽ làm giảm sự nặng nề
của không lớp học và đây cũng một trong những cách luyện tập kĩ năng nói và phát
âm tiếng Anh một cách đơn giản và tự nhiên nhất.
Ví dụ :
T : Good morning, everybody !
How are you today ?
Ss : Good morning, Ms. Diem !
We’re fine, thank you.
How are you ?
T : I’m fine. Thanks.
- Theo cách dạy truyền thống vào đầu tiết dạy giáo viên thường gọi học sinh kiểm
tra bài cũ, nhưng tôi không làm vậy trong tiết học của tôi. Trước khi trở thành giáo
viên tôi cũng là một học sinh như các bạn nhỏ bây giờ nên tôi hiểu rõ tâm trạng các
em lúc này. Đối với tơi, việc sử dụng các hoạt động trị chơi trước khi bắt đầu tiết
học không những giúp không khí lớp học khơng nặng nề mà cịn làm cho tiết học

trở nên sinh động, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái và hơn nữa tạo sân chơi cho
các em luyện tập khả năng nghe và nói tiếng Anh. Các trị chơi sau có thể làm giàu
và phát triển rất nhiều về tiếng Anh cho học sinh:
+ Bingo: là một trong những trò chơi tiếng anh lớp 4 giúp trẻ luyện kỹ năng
nghe-nhớ từ và phản xạ với từ tốt nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị tấm bìa có kẻ các ơ
vng (số lượng ơ tuỳ thích) và ghi các từ vào đó. Nhiệm vụ của trẻ là lắng nghe
các từ được người quản trị hơ, rồi đánh dấu X hoặc O vào từ đó cho đến khi các
dấu hợp thành một hàng. Sau đó, trẻ phải lặp lại các từ, nêu lên nghĩa của từ chính
xác thì mới giành được chiến thắng.
Ví dụ: Trong các tiết dạy của Unit 3: What day is it?
Và Unit 4: When’s your birthday? (sách Tiếng Anh 4, tập 1). – Để dạy thứ và
tháng dễ hiểu và sinh động hơn, tôi dùng thẻ game Bingo giúp các em vừa chơi vừa
học thông qua đó Khi tham gia Bingo, trẻ sẽ có cảm giác hồi hộp chờ đợi, điều này
giúp kích thích não bộ, tạo thế chủ động lắng nghe và tạo thành thói quen tập trung
cho trẻ giúp việc học tiếng Anh hiệu quả hơn.

6


+ Slap blackboard (đập vào bảng): Giúp học sinh luyện đọc và củng cố kỹ
năng nghe lại từ đã học, cũng như có thể nhận diện mặt chữ. Luyện phản xạ học
sinh luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học, cũng như có thể nhận diện
mặt chữ. Luyện phản xạ nhanh cho các em. Giáo viên cho cả lớp ngồi trật tự tại chỗ,
sau đó giới thiệu tên trị chơi và vẽ một số hình khác nhau lên bảng chẳng hạn như:
hình trịn, hình vng, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình ê lip,….Tiếp
theo, giáo viên ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên. Sau đó, giáo viên
cho học sinh đứng trên bảng trong tư thế chuẩn bị. Giáo viên sẽ đọc lần lượt các từ
mới. Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó.
Ví dụ: Trong các tiết dạy của Unit 5: Can you swim? (sách Tiếng Anh 4,
tập 1).- Để tạo không khí vui nhộn và rèn luyện kỹ năng nghe của học sinh về các từ

vựng hoạt động trong bài, tôi sử dụng game Slap blackboard (đập vào bảng):

Swim

draw

Speak
Englis
h

Sing

Play football
skate

7


+ Challenging ( Thử thách) : Trò chơi này giúp ôn lại các từ theo chủ điểm
đã học và rèn luyện kỹ năng nói . Giáo viên sẽ chia lớp thành hai đội rồi đưa ra chủ
điểm từ. Hai đội sẽ hội ý trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. Đội
nào thách đấu được nhiều số từ hơn thì được quyền nói trước. Nếu nói đủ và đúng
số lượng từ đã thách đấu thì sẽ được 1 điểm. Nếu nói sai 1 từ hay nói ra 1 từ
khơng thuộc chủ điểm đó hoặc nói khơng đủ số lần thách đấu thì sẽ chịu thua
cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia. Cuộc chơi tiếp tục với những chủ đề khác nhau.
Cuộc chơi sẽ dừng lại cho đến khi thời gian ấn định đã hết hay giáo viên đã kiểm tra
xong chủ điểm các từ cần kiểm tra.
Ví dụ: Trong Unit 8: What subjects do you have today?- Tôi đã sử dụng
game nay để luyện kỹ năng nói của học sinh về chủ điểm từ vựng về các mơn học
trong tiếng Anh.

+ Bean bag circle: Trị chơi này giúp học sinh luyện kỹ năng nghe và giao
tiếp hiệu quả tiếng Anh. Học sinh nghe nhạc và chuyền bóng, khi tiếng nhạc ngừng
quả bóng trong tay ai người đó tự đặt một câu theo mẫu đưa ra.

Ví dụ: Mẫu câu đối với học sinh lớp 4 trong Unit 7: What do you like
doing? (sách Tiếng Anh 4, tập 1).
B: What do you like doing?
A:I like swimming, What about you?
B: I like painting a picture…
+ Story completion: ( Hồn thành câu chuyện) Đây là một trị chơi thú vị
để hình thành, kích thích kỹ năng nói mở rộng hiệu quả của học sinh. Ở trò chơi
này, giáo viên sẽ là người bắt đầu kể một câu chuyện, nhưng sau vài câu đầu tiên
giáo viên sẽ dừng lại. Sau đó, mỗi học sinh sẽ được yêu cầu kể tiếp câu chuyện. Mỗi
học sinh sẽ phải kể ít nhất 2 câu. Học sinh có thể thêm vào nhân vật, sự kiện hoặc
các diễn giải khác……
Ví dụ: The story about Mai:
Teacher: Mai is a student. She comes from Vietnam. Her nationality is
Vietnamese.
Student 1 : Her school is Hoa My Tay primary school. She is in class 4E
Student 2 : Today is Thursday. It’s the fifth of October.
Student 3 :………….
+ Picture describing: ( Miêu tả tranh bằng tiếng Anh) Tranh ảnh được sử
dụng hữu ích trong việc dạy từ vựng tiếng Anh. Tuy nhiên, nó cũng là một cơng cũ
tuyệt vời để tổ chức trị chơi. Giáo viên có thể trao cho học sinh một bức tranh và
8


yêu cầu miêu tả bức tranh đó bằng tiếng Anh. Với trị chơi này, học sinh có thể chơi
theo cá nhân hoặc nhóm. Kết quả của trị chơi sẽ được cá nhân hoặc nhóm trình bày
trước lớp học. Hoạt động chơi này giúp học sinh tăng tính sáng tạo và kích thích trí

tưởng tượng trong hoạt động nói tiếng Anh trước đám đơng.
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng chính những tranh ảnh trong sách giáo khoa

- Đó là một trong những trò chơi được áp dụng hiệu quả trong q trình dạy
tiếng Anh của tơi ở lớp học giúp rèn luyện kỹ năng nói và nghe của học sinh.
7.1.3. Giáo viên chú trọng việc rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm và
ngữ điệu trong từ và câu cho học sinh
- Giáo viên luôn chú trọng việc giúp học sinh phát âm đúng, nhấn trọng âm,
hướng dẫn học sinh nói đúng ngữ điệu câu, từ. Tạo cho học sinh thói quen phản xạ
khi trả lời các câu hỏi, rèn luyện các mẫu câu trong các bài học.
- Tùy theo yêu cầu của các bài học cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh
phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ, câu.
* Thực hiện:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh đánh trọng âm và ngữ điệu của từ và câu.
+ Bước 2: Bật băng, đĩa (giáo viên đọc); học sinh lặp lại nhiều lần (3-4 lần).
+ Bước 3: Yêu cầu học sinh đọc theo cặp đơi, nhóm; học sinh đọc cá nhân
trước lớp (giáo viên sửa lỗi); hướng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà.
Ví dụ: áp dụng cách rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu trong
phần Lesson 3 (Phần 1: Listen and repeat) của các bài học (sách Tiếng Anh 4, tập
1).

9


-

Giáo viên phải ln kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho học sinh
thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi vì nếu các em bước đầu
học tiếng Anh mà phát âm không đúng thì sẽ thành tiền đề xấu ảnh hưởng
khơng tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này.


7.1.4. Giáo viên rèn kỹ năng nói cho học sinh bằng hình thức thi nói theo
nhóm đơi, nhóm lớn sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan và tạo tình huống.
- Giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, tư vấn học sinh để tăng cường
cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết
kiệm được thời gian; tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng
một lúc; tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh.
- Giáo viên luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ điệu mới, đoạn hội thoại,
tạo tình huống tương tự giống đoạn hội thoại, mẫu câu mà học sinh đã được học
trong bài…Luyện tập giữa giáo viên-cả lớp; nửa lớp-nửa lớp; Open-pairs (Cặp mởhai học sinh không ngồi gần nhau); close- pairs (Cặp mở- hai học sinh ngồi cạnh
nhau)
- Giáo viên có thể đưa ra các phần thưởng, điểm thưởng để khích lệ động viên
học sinh tạo sự sơi nổi, tạo khơng khí cạnh tranh và sự tích cực của từng cá nhân
học sinh trong khi thực hành nói. Cá nhân, tơi thường sử dụng các con dấu để
thưởng cho các học sinh, cặp hoặc nhóm khi thực hành tốt, các dấu tốt sẽ được tích
lũy đến cuối học kì để nhận được một phần quà của cơ giáo, nhờ đó các em học sinh
rất hứng thú và mạnh dạn trong hoạt động nói của tiết học từ đó đưa đến kết quả các
em u thích và học tập có hiệu quả mơn tiếng Anh.
10


* Thực hiện: Các bước luyện nói cho học sinh:
+ Chuẩn bị nói (Pre-Speaking):

- Giáo viên giới thiệu chủ đề của bài bằng cách đặt câu hỏi với Questionwords (Who, what, where, how, why)
- Giới thiệu kiến thức mới hoặc ôn lại những kiến thức, mẫu câu đã học để
giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.
+ Luyện nói có kiểm sốt (While-Speaking)
- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện
nói.


- Giáo viên đưa ra yêu cầu học sinh các hình thức luyện nói theo cá nhân, cặp,
nhóm dưới sự kiểm sốt của giáo viên.
+ Luyện nói tự do (Post-Speaking)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ, từ vựng hoặc
mẫu câu để áp dụng vào thực tế.
Ghi chú: khích lệ động viên học sinh bằng phần thưởng để tạo sự sơi nổi, tạo
khơng khí cạnh tranh và sự tích cực của từng cá nhân học sinh trong khi thực hành
nói.

- Học sinh thực hành nói theo nhóm, cặp:
Trong giờ học tiếng Anh, giáo viên có thể linh động yêu cầu học sinh thay đổi
cấu trúc vị trí ngồi học của lớp học, hoặc cho phép học sinh di chuyển trong
phạm vi trật tự cho phép để học sinh dễ dàng giao tiếp, thực hành theo nhóm,
cặp. Học sinh sẽ cảm thấy giờ học tiếng Anh khơng gị bó, hứng thú thực hành
và hơn nữa tạo thói quen nói tiếng Anh tự nhiên cho học sinh.
Ví dụ: một tiết thực hành nói tại lớp 4E trường tiểu học Hòa Mỹ Tây:
Unit 7: What do you like doing?
Lesson 1; part 2: point and say.
A: What do you like doing?
B: I like collecting stamps
11


A: What’s your hobby?
B: I like seeing my stamps.

Hình thức luyện tập nói theo nhóm, cặp của học sinh


Học sinh thực hành nói theo tranh
- Học sinh thực hành nói theo nhóm lớn: giáo viên có thể chia lớp thành 3 hoặc 4
nhóm nhỏ, đặt tên các nhóm và sau đó giao nhiệm vụ cho nhóm, trong đó nhóm
trưởng chỉ đạo và theo dõi các thành viên trong nhóm khi thực hành nói, sau đó báo
lại cho giáo viên để giáo viên khen thưởng kịp thời, nhận xét học sinh và luôn chú ý
sửa lỗi phát âm cho các em (Áp dụng thông tư 30 và thông tư 22)
12


Học sinh thực hành theo nhóm

Nhóm trình bày trước lớp

13


Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày nhóm
- Học sinh thực hành nói theo tình huống: giáo viên tạo tình huống theo đoạn
hội thoại đã học trong chương trình, sau đó phân vai cho học sinh; học sinh diễn
theo tình huống trước lớp. Dạng bài thực hành nói này áp dụng trong tất cả các bài
hội thoại trong sách giáo khoa (Lesson 1 part 1/ Lesson 2 part 1).
Tùy theo bài học và ngữ liệu giáo viên tạo ra các tình huống sao cho phù hợp
với chủ đề để học sinh linh hoạt trong thực hành nói.

Ví dụ: Unit 5: Can you swim? Lesson 1
Tình huống trong bài:

14



Giáo viên tạo tình huống thực tế: “ Bạn Mai / Nam/ Phong... đang nói về khả
năng có thể làm một số việc). Các bạn nhỏ muốn diễn tả họ có thể và khơng thể
làm gì. Học sinh đóng vai trước lớp các tình huống giáo viên đưa ra.
Tình huống nêu ra phải thực tế và phù hợp với học sinh; giáo viên chủ động
tạo khơng khí sơi nổi để tất cả học sinh tham gia. Tạo sự giao tiếp, hợp tác tích cực
trong học sinh để các em thực hành giao tiếp có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên cần để
học sinh tự sáng tạo ra các tình huống và các câu hội thoại đơn giản mà các em đã
học để các em dễ dàng hơn trong giao tiếp. Không nên quá áp đặt về các câu theo
khuôn mẫu đã có trong bài học.
Ví dụ: Đoạn hội thoại 1:
Tom: I can skip. What can you do?
You: I can draw a cat but i can’t skate
Đoạn hội thoại 2:
Tony: What can you do?
You: I can swim but i can’t climb the tree. What about you?
Tony: I can draw a picture but i can’t sing.
.......

15


7.1.5. Giáo viên tiến hành rèn kỹ năng nói cho học sinh theo chủ đề bài
học.
Mục đích: giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thuyết trình trước đám đơng; hình
thành thói quen giao tiếp, phản xạ bằng tiếng Anh khi trả lời các câu hỏi; học sinh
biết tự trình bày quan điểm của bản thân trong khi nói về một chủ đề nhất định.
Giảm áp lực thi nói vào cuối học kỳ 1 và cuối học kỳ 2 (giáo viên có thể nhận xét
và chấm điểm cho cá nhân học sinh trong các bài nói mà học sinh trình bày trước
lớp). Tạo tiền đề cho học sinh tham gia cuôc thi “Tài năng nói Tiếng Anh cấp tiểu
học” dành cho học sinh lớp 5.

* Thực hiện:
Bước 1: Giáo viên cho chủ đề cụ thể liên quan đến bài học;
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà; khuyến khích sự sáng tạo
của học sinh; hướng dẫn học sinh làm theo mẫu (đối với học sinh còn chậm trong
giao tiếp).
Bước 3: Sửa lỗi bài viết của học sinh; sửa lỗi phát âm và ngữ điệu; hướng dẫn
cách thức trình bày trước lớp.
Bước 4: Học sinh trình bày trước lớp; giáo viên hỏi các câu hỏi liên quan đến
chủ đề.
Hình thức thi nói: tổ chức thi nói thơng qua các tiết học ôn tập, hoặc tiết sinh
hoạt lớp, sinh hoạt Câu lạc bộ.
Ví dụ: Giáo viên đặt câu hỏi; học sinh viết theo chủ đề ở nhà theo các chủ
điểm sau:
1. Where are you from? What nationality are you?
2. What’s the date today? When’s your birthday?
3. What can you do?
4. Tell about your school.
5. What do you like doing? What’s your hobby?
6. What subjects do you have today? What’s your favourite subject?
7. Tell about activites that you and your friends are doing in the class.
8. Tell about where were you and what did you do yesterday.
....................

- Giáo viên đặt từ 3 đến 5 câu hỏi liên quan đến chủ đề học sinh trình bày sử
dụng: “Where; what; why; How; Is...?; Are...?.....”;
- Tùy vào bài học giáo viên đưa ra một chủ đề phù hợp để học sinh làm ở nhà,
bài tập này nhằm tạo sự sáng tạo của mỗi học sinh và giúp học sinh có những quan

16



điểm riêng về một vấn đề. Đây cũng là một hình thức giúp học sinh thực hành nói
tiếng Anh ở nhà có sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh.
Ví dụ: Unit 8: What subjects do you have today?

- Sau khi học xong bài 8giáo viên đưa ra một chủ đề như sau:
“ Tell about your school, class and subjects”
Bài mẫu:

Hi, my friends. My name is Thanh Truc. I’m 9 years
old. I’m from Vietnam. My school is Hoa My Tay primary
school. It’s in Hoa My Tay village. I’m in class 4E.
I go to school from Mondays to Fridays. I have
many subjects at school: Vietnamese, English, Maths,
Science, Music, Art….My favourite subject is English.
My favourite teacher is Ms Van.
I love my school. How about you?

Các biện pháp nêu trên có mối liên hệ trặt chẽ và cùng một mục đích là rèn kỹ
năng nói cho học sinh. Giáo viên đầu phải tiên phải thiết lập và tạo cho học sinh
nền tảng về phát âm tốt, nói phải có giọng điệu, đặc biệt là tạo thói quen phản xạ
tốt. Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn và tạo cơ hội, không gian để học sinh phát triển
kỹ năng nói theo cặp, nhóm nhằm tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng
bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian; tăng thêm cơ
hộ cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc; tăng cường sự giao tiếp,
trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh dưới sự tư vấn và hướng dẫn của
học sinh. Và cuối cùng trong quá trình phát triển kỹ năng nói là tạo cơ hội cho cá
nhân mỗi học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình, giúp học sinh tự tin,
mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh. Đây là tiền đề quan trọng trong quá
trình học tập tiếng Anh của các em ở những cấp học tiếp theo.

7.1.6. Luyện tập kỹ năng nói là điều kiện tiên quyết phát triển kỹ năng
nghe tiếng Anh của học sinh. Trong quá trình dạy nghe, giáo viên cần đảm bảo
chất lượng tiết dạy nghe, thiết bị âm thanh tốt, giáo viên hướng dẫn chuẩn xác,
phát âm chuẩn., tốc độ đọc phù hợp với trình độ học sinh:
Sau khi luyện nói nhiều, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh hồn thiện kỹ năng
nghe. Bởi vì khi luyện nói sẽ giúp học sinh củng cố và phát triển vốn từ cũng như
cấu trúc ngữ pháp để phát triển, cải thiện kỹ năng nghe. Đối với các bài nghe dài,
giáo viên hướng dẫn các em chỉ cần nghe lấy ý chính hoặc nghe làm theo u cầu
cuả bài học khơng cần hiểu toàn bộ bài nghe.
Giaos viên phải Kế hợp nhuần nhuyễn ba bước trong một tiết dạy kỹ năng
nghe. Việc rèn luyện kỹ năng nghe trong một tiết học nghe được thực hiện qua 3
bước:
17


Pre- listening:
+ Mục đích của phần này là giáo viên phải giới thiệu chủ đề, yêu cầu, khai
thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì, nghe giới cho thiệu giả sử ngữ cảnh trong
bài nghe và cho học sinh phỏng đốn trước đáp án, gợi trí tị mị, tạo hứng thú cho
các hoạt động của bài.
+ Đối với học sinh tiểu học, nhận thức, vốn từ vựng còn hạn chế, vì vậy
trong quá trình dạy nghe giáo viên cần kết hợp, vận dụng tranh minh họa để giúp
học sinh hiểu bài nghe nhanh hơn.
+ Trong phần này, giáo viên có thể sử dụng các bài tập sau:
 True/ False statemens prediction (Dư đoán đúng/ sai)
 Open-prediction (Dự đoán tình huống, nhân vật)
 Ordering ( Sắp xếp
 Prequestion (Đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi)
Ví dụ: Trong bài nghe Unit 7 What do you like doing? Lesson 1Part 3 : Listen and tick.- Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4


+ Bước 1: Trước khi cho học sinh nghe, giáo viên yêu cầu học sinh nói tên
nhân vật trong bức tranh. Sau đó yêu cầu học sinh nói tên các hoạt động của
mỗi nhân vật ở mỗi tranh.
3. Listen and tick:
1. She is Linda
a. cooking b. collecting stamps c. eatting
2. He is Tony
a. reading b. flying kites c. dancing
3. She is Mai
a. swimming b. playing chess c. collecting stamps
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, dùng thủ thuật Open-prediction cho
học sinh đốn đáp án của các tình huống.
Giáo viên giới thiệu yêu cầu của bài nghe: “ Nghe và đánh dấu √ vào đáp án
đúng a, b hoặc c ở mỗi câu” trước khi cho học sinh nghe.
18


While- listening
+ Mục đích của các hoạt động trong bước này là nhằm giúp cho học sinh
thực hành kỹ năng nghe .
+ Giáo viên hướng dẫn nghe và hoàn thành yêu cầu của bài nghe và nếu
hoạt động trong phần pre-listening có prediction thì giáo viên cho học sinh so sánh
với phần prediction với nội dung bài nghe.
Ví dụ: Trong bài nghe Unit 7 What do you like doing? Lesson 1- Part 3 :
Listen and tick.
Sau khi thực hiện pre-listening, giáo viên yêu cầu nghe băng 2 lần và thực
hiện yêu cầu của bài là đánh dấu √ vào đáp án đúng a, b hoặc c ở mỗi câu.
Post- listening:
+ Trong phần này kiểm tra học sinh có hồn thành được yêu cầu của
bài nghe và có hiểu được nội dung bài nghe hay không.

+ Sau khi cho học sinh nghe băng 2 lần giáo viên gọi 1 vài học sinh đọc
đáp án của mình và yêu các em xác nhận đáp án và yêu cầu một số học sinh khác
nhận xét trước khi giáo viê đưa ra đáp án đúng.
Ví dụ: Trong bài nghe Unit 7: What do you like doing? Lesson 1Part 3 : Listen and tick.
Key:
+ Để kết thúc hoạt động nghe này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sử
dụng đáp án của bài nghe để đóng vai luyện tập nói mẫu câu trong bài:
Ví dụ: Đoạn hội thoại ở câu 1:
You : What do you like doing, Linda?
Linda: I like collecting stamps
+ Và để mở rộng phần nghe và tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng
nói song song kỹ năng nghe, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh nói về mình hay về
bạn bằng cách dựa vào một vài thơng tin trong bài nghe và sau đó gọi một vài cặp
trình bày trước lớp.
Tùy theo đặc trưng từng bài nghe, giáo viên có thể tiến hành thực hiện tiến
trình ba bước luyện nghe hiểu cho học sinh, nhưng đặc biệt bước thứ nhất cần được
chú trọng thực hiện vì bước này giúp hình thành và phát triển hứng thú, khả năng
tập trung, biết sử dụng thơng tin suy đốn nội dung sẽ nghe. Chính điều này sẽ có
thói quen chủ động, tự tin hơn trong hoạt động nghe.
7.1.7. Giáo viên cần vận dụng các nhóm kỹ kỹ thuật hiệu quả và phù
hợp để hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh:
a/ Để tạo thói quen tập trung trong quá trình học nghe, giáo viên thường
xuyên yêu cầu học sinh nhắc lại những câu, hoặc thông tin học sinh đã được nghe.
Đối với những học sinh khá giỏi, giáo viên có thể yêu cầu các em trả lời câu hỏi và
diễn đạt theo ý mình.
b/ Giáo viên có thể áp dụng các trò chơi sau để giúp học sinh hứng thú và cải
thiện kỹ năng nghe:
+ Chinese Whisper- Truyền tin: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm xếp thành
hàng và đứng cách xa nhau, khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm là khoảng
1 mét. Giáo viên nói thầm vào tai hai bạn đứng đầu 1 câu hoặc một từ tiếng Anh.

19


Hai học sinh có nhiệm vụ nói thầm vào tai người tiếp theo bên đội của mình, cứ thế
truyền đạt đến người cuối cùng của mỗi đội và người cuối cùng có nhiệm vụ lên
bảng viết lại câu hoặc từ đã nghe, giáo viên và bạn đứng đầu sẽ xác định đội nào ghi
lại từ đúng. Nếu bạn học sinh cuối cùng có thể viết và phát âm lại câu hoặc từ đúng
chính xác thì cả đội sẽ được điểm thường.
+ Simon says- Simon bảo: Giáo viên đứng trước lớp và đóng vai trị Simon.
Giáo viên nói “ Simon says” cùng với tên của bất kỳ một hành động. Ở trị chơi này,
học sinh phải lắng nghe lời nói hoặc từ của giáo viên không làm theo hành động của
giáo viên. Học sinh có nhiệm vụ lắng nghe và diễn tả được hành động theo lời giáo
viên. Em nào diễn tả sai sẽ bị thua cuộc. Với trò chơi này sẽ giúp bé luyện nghe và
phản xạ tiếng Anh tốt hơn.
+ Listen and draw- Nghe và vẽ: Giáo viên có thể sử dụng hoạt động vẽ để
xây dựng kỹ nghe. Giáo viên đóng vai trị là một người kể chuyện và yêu cầu học
sinh lắng nghe cẩn thận. Học sinh sẽ được phát giấy tờ, bút chì và màu vẽ để vẽ lại
những gì giáo viên mơ tả. Hình ảnh nên đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào trình
độ của học sinh. Trò chơi này giúp phát triển khả năng nghe và trí tưởng tượng của
học sinh.
+ Hide and Seek: Kỹ năng có thể được tăng cường hiệu quả bằng trị chơi
này. Giáo viên sẽ cất dấu một món quà tạm gọi là kho báu trong lớp học. Nhiệm vụ
của học sinh là nghe những câu lệnh, hướng dẫn bằng tiếng Anh để truy tìm kho
báu. Nếu học sinh lắng nghe tích cực và tập trung, chúng sẽ dễ dàng tìm ra kho báu.

Tơi đã áp dụng các trị chơi trên vào các hoạt động nghe trên lớp học và nhận
được sự hưởng ứng tích cực đầy hứng thú từ học sinh.
c/ Các bài hát cũng có thể giúp cải thiện kỹ năng nghe bởi vì chúng giúp
người học thực hành nghe các ngữ điệu và nhịp điệu khác nhau. Tiếng Anh có nhịp
điệu nhấn trọng âm, các bài hát có thể giúp thiết lập cảm giác tốt về các nhịp trọng

âm đó. Nhà nghiên cứu Murphey cho rằng âm nhạc có khả năng ghi dấu ấn sâu sắc
vào bộ não của chúng ta, “các bài hát có thể tác động đến cả trí nhớ ngắn và dài
hạn”, do đó là đây là cơng cụ thích hợp để sử dụng trong lớp học ngơn ngữ
(1992).Giáo viên có thể sử dụng các bài hát trong quá trình luyện kỹ năng nghe
tiếng Anh cho học sinh. Vì vậy, các cách phương thức để học tiếng Anh khơng chỉ
qua các trị chơi, giao tiếp …mà còn qua các bài hát ngắn, vui nhằm thẩm thấu tiếng
Anh một cách hiệu quả và nhẹ nhàng.
+ Giáo viên có thể sử dụng các bài hát có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tự
soạn ra các bài học ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu vui thuộc,
dễ hát theo để dạy cho học sinh. Tôi thường soạn ra các bài hát lồng ghép mẫu câu
trong bài trên nền nhạc các bài hát thiếu nhi Việt Nam hoặc các bài hát theo trào lưu
mà học sinh thích.
Ví dụ: Trong Unit 8: What subjects do you have today? Lớp 4- Bài hát
“ What subjects do you have today?”
trên nền bài hát
“ Trường chúng em là trường mầm non”
( What subjects do you have today?
I have Art, Vietnamese and Maths.)2
20



×